Sunday, November 16, 2008

IX. LAO ĐỘNG QUỐC NỘI

===



Trước khi đổI mớI, tất cả con ngườI trong chế độ cộng sản đều là những công nhân, nông dân , cán bộ làm việc trong nhà máy, trong hợp tác xã hay trong cơ quan. Ai cũng phải nằm trong bộ máy kìm kẹp của đảng và nhà nước. Không ai đuợc làm ăn cá thể, không ai đuợc sống tự do, muốn làm thì làm, muốn chơi thì chơi. Vì sự bắt buộc này mà ai cũng có việc làm, không lo thất nghiệp. Nhưng kết quả là ai cũng ỷ lại, không tích cực làm việc, năng suất kém, đờI sống ngày càng cùng khổ, trong khi bọn cán bộ ngày càng giàu sang:



Một ngườI làm việc bằng hai,
Để cho cán bộ mua dài sắm xe.
Một ngờI làm việc bằng ba,
Để cho cán bộ mua nhà, mua xe.



Ở các nước tư bản, con ngườI đuợc tự do đi lại, đuơc ra nước ngoài du lịch hay học hành, song trong chế độ cộng sản, con ngườI chẳng khác tù nhân. Không ai đi ra khỏi thôn xóm. Muốn đi, phải xin phép, phải có lý do chính đáng. Mục đích sự cấm đoán này là bắt con ngườI phải làm việc quần quật suốt ngày, không đuợc nghỉ phép, không đuợc đi chơi, nhất là không đuợc bỏ sản xuất để đi buôn! NgườI cộng sản nghĩ rằng những kẻ đi buôn là những thành phần xấu, không chịu lao động, là thành phần tiểu tư sản, ngồi không trục lợI, gây xáo trộn thị trường. Tất cả con ngườI phải là những ngườI thợ, ngườI nông dân là hai thành phần ưu việt, ngườI đi buôn không có chỗ đứng trong xã hộI chủ nghĩa. Việc buôn bán, cung cấp hàng hóa đã có thương nghiệp nhà nước, tư nhân không đuợc phép buôn bán dù là buôn thúng bán mẹt. Chỉ có những bà già mất sức lao động mớI được bán nước chè, nuớc vối hay bán bánh, bán kẹo. Nhưng xã hộI lại có những nhu cầu và những quy luật riêng của nó. Những nông dân thuần túy muôn kiếp là nghèo. Những nông dân có vốn liếng buôn bán hay có tay nghề làm thợ thường là khá. Nhất là những ông thợ mộc, thợ nề thường đuợc các làng xa kêu đi làm nhà, sửa nhà. Muốn đi xa làm thợ, ngườI nông dân phải nộp cho Hợp tác xã một số tiền.




Ban đàu ngườI ta bằt nông dân làm nông nô trong các HTX nhưng không ai chịu làm việc, cộng sản phải đổI qua làm khoán tức là làm rẽ, làm tá điền cho đảng và nhà nước. Phương thức này có lợI cho những gia đình trai tráng mạnh khỏe hay có nhân công đông. Song vấn đề ở chỗ là Đảng và Nhà Nước ấn định số hoa màu là bao nhiêu, và phải nộp cho nhà nước là bao nhiêu. Nhưng đảng thường ấn định hoa màu cao hơn thực tế, và thu tô cao hơn địa chủ. Thí dụ ruộng tốt mỗi mùa 5 tạ lúa nhưng đảng thường hê lên năng suất ' 8 tạ', phần thì tô, phần tiền phân, tiền thuốc trừ sâu, tiền thuê trâu bò, nhân công, thành thừ đa số là lỗ, lám không đủ nộp thuế. Nhiều nông dân mắc nợ nhà nước, bị đảng xiết mất nhà, phải trốn khỏi làng mà đi vào nam!




Thấm thoắt gần 30 năm cộng sản chiếm miền Nam. Dân số Việt Nam năm 1975 là 60 triệu nay hơn 70 triệu. Số ngườI tăng đông đảo và nhanh chóng đó khiến cho một vài nơi không còn đất canh tác, dân chúng phải vào Cao Nguyên hay vào Nam phá núi rừng để ở, lấy củi đun và lấy đất canh tác. Họ gây nên nạn lụL vì núi rừng đã bị phá huỷ quá nhiều. Một hậu quả khác, nạn thất nghiệp tăng nhanh chóng. Nay tư bản đàu tư vào Việt nam, vực nền kinh tế XHCN sống dậy, và đây cũng là một dịp để các tay cộng sản gộc giàu thêm trên nắm xương tàn của nhân dân Vệt Nam.Các tư bản đàu tư vào Việt Nam thưiờng tuyển lựa nhân công bằng hai cách. Một là họ tuyển lấy, hai là họ phải qua trung gian. Đảng cộng sản, hay nói đúng hơn công an nắm việc này. Ngừơi đứng đàu tổ chức này là Charles Đức. Anh là một Việt kiều tại Pháp, nghe nói làm ăn lươn lẹo sao đó, bỏ Pháp về Việt Nam, bắt tay vớI công an từ hồi còn Huỳnh Bá Thành.





Những công nhân muốn làm cho nước ngoài phi chi tiền cho tổ chức này. Họ ăn tiền hai phía: công nhân và ngoại quốc. Tổ chức này có lợI cho đảng vì là một dịp kinh doanh. LợI thứ hai là theo dõi đuợc lý lịch, hành tung của các công nhân. Tất cả công nhân đã đuơc theo dõi lý lịch kỹ càng. Những dân 'nguỵ quân' ngụy quyền' và con em khó mà vào đuợc. Nhất là những binh lính và sĩ quan VNCH nay đã lớn tuổI, dễ dàng bị gạt ra khỏi cuộc tuyển lựa. Chủ nhân ngoại quốc cứ việc chọn, không đuợc đám này, đảng sẽ đưa đám khác vào cho đến khi chủ nhân ngoại quốc chấp thuận. Nói tóm lại, trong cuộc đổI mớI, những ngườI cộng sản vẫn thắng lợI hoàn toàn, đảng có tiền lại đem các đảng viên vào làm việc vớI ngoại quốc, và trong cuộc chạy đua này, con em nhân dân hoàn toàn bất lợi.




Đa số nông dân thì nghèo, làm sao chạy tiền cho Charles Đức và tổ chức công an?Đa số nông dân đã lo lấy thân mình. Trước 1975, dân Sai gon muốn mướn ngườI, cứ việc ra bùng binh Sàigon mà lựa chọn. Nhưng đa số họ là dân khu V, và hầu hết là nằm vùng. Nay sau gần 30 năm 'dướI lá cờ bách chiến bách thắng của đảng', dân nghèo lại nghèo hơn. Nay khắp nước đều có chợ người. Tại bùng binh Sài gòn vẫn có chợ ngườI, cũng là ngườI đồng hương vớI thủ tướng Phạm Văn Đồng . Còn ngoài Bắc thì hầu hết là nông dân Thanh Hóa, Nghệ An hay các vùng lân cận Hà Nội. Họ lập nên các chơ ngườI ở Hà NộI, sẵn sàng làm mọI việc như thợ nề, thợ mộc, gánh hàng. . .Đa số đứng ngồi suốt ngày mà vẫn không ai thuê mướn.





Đảng cộng sản không thể giải quyết việc này vì h ọ đang đếm đô la! Đúng là:
' Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi'!
Muốn đuợc tư do, ấm no, hạnh phúc, nhân dân ta phải vùng lên đập tan xiềng xich cộng sản.Ngày đó sẽ đến vớI dân tộc Việt nam.




====

No comments: