Tuesday, November 4, 2008

NGỤC TRUNG NHẬT KÝ

ĐỖ THÔNG MINH

GIỚI THIỆU
Trước đây, giáo sư Lê Hữu Mục . . . đã lên tiếng rằng bác Hồ " cầm nhầm" tác phẩm Ngục Trung Nhật Ký" của một người Trung Quốc. Nay ông Hồ Thông Minh ở Nhật Bản lại gửi dến Tạp Chí Dân Văn, bài viết về Bác và Ngục Trung Nhật Ký. gồm năm kỳ. Chúng tôi nhận thấy bài của Ông Đỗ Thông Minh rất đầy đủ vỉ ông đã phân tích và phê phán khá rạch ròi. Chúng tôi xin trích một đoạn. Quý vị nào muốn có đầy đủ bài phê bình này, xin gửi thư về:

Ông Lý Trung Tín"Dan Van Tap Chi" tapchidanvan@yahoo.de

Sơn Trung



. . . Ta người ngay thẳng, lòng trong trắng, Lại bị tình nghi là Hán gian;Xử thế từ xưa không phải dễ, Mà nay, xử thế khó khăn hơn.


Có nhiều thể thơ, hầu hết các bài trong tập này thuộc thể “Ngũ ngôn”, “Tứ tuyệt”, “Thất ngôn bát cú”… nhưng đây là bài duy nhất thuộc thể “Thất ngôn thập nhị cú” tác giả viết? Tác giả nếu là người Việt sao lại bị coi là “Hán gian”, tại sao bài 42 Nhai Thượng cũng lập lại chuyện “Hán gian” này!?Theo tác giả Tâm Việt: “Trong bài “Thế lộ nan”, tác giả có đề cập đến từ Việt. Đối với người Quảng: Quảng Đông, Quảng Tây... Tiếng của họ được gọi là “Việt ngữ” (粵語) và đất của họ được gọi là Việt địa, Yue. Việt cũng là đất của Việt Vương Câu Tiễn, Việt địa cựu sơn hà. Tại Trung Quốc, tiếng Quảng Đông còn được gọi là "Việt ngữ" vì hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, nguyên trước là đất của dân tộc Bách Việt (百粵), nên họ gọi hai tỉnh ấy là tỉnh Việt.”.Nhất là Quảng Đông, bảng số xe tỉnh này đều bắt đầu bằng “粵”. Cũng có khi họ dùng越. Họ gọi chung người Việt Nam là người Kinh (京). Bản gốc dùng chữ “Việt” nào, 越 hay 粵?- - -




- -Tiến Sĩ Đinh Thế Dũng ở Melbourne, Úc, biết tiếng Nhật (trong có chữ Hán), tiếng Anh, tiếng Pháp, lại là một nhà thơ, đã góp ý khi đọc bản thảo bài viết này của chúng tôi.Theo thiển ý, anh đưa 3 nhận xét mới cần lưu ý:1- Cần có bản chính gồm đủ mọi bài và bút tự để kiểm chứng.2- Nhận xét về bút tự từng trang, so sánh với bút tự mà Hồ Chí Minh đã viết (chữ Hán, và số) ở những nơi khác.3- Bài Thế Lộ Nan rất đặc biệt: Bài này là bài duy nhất nói rõ tư cách đại biểu Việt Nam, thế nhưng rất lạ vì thể thơ toàn cuốn hình như là thể thơ Trung Hoa (tứ tuyệt là nhiều nhất), và bài này mà ở thất ngôn bát cú thì đúng là thể thơ người Trung Hoa miền Nam (những vùng Quảng Đông & Quảng Tây... rất thích). Thử bỏ đi 4 câu giữa, ý thơ đi xuyên suốt và 1 vần, câu 3 đối câu 4, câu 5 đối câu 6.Kết luận: Nếu đây là bài thơ 8 câu 7 chữ thì chỉnh lắm. Cần phải có bản chính để đối khảo nét chữ.Bài thơ 3 đoạn 4 câu 7 chữ, không chung vần từ đoạn này qua đoạn khác (kiểu Nam Trân dịch) có vẻ lạc lõng vì nó mang tích thơ mới, trong khi gần như toàn bài được chọn đăng lại là thờ Trung Hoa cổ điển.




Trong bài Thế Lộ Nan, đoạn mà tỏ rõ "danh nghĩa" Việt Nam nhất cần phải suy xét thật kỹ, không biết có thêm vào không. Đọc kỹ 4 câu chót, đây là khẩu khí của một người than thở về cách đối xử với đồng bào, hàng xóm, chỗ thân quen (vì vậy mới đem chuyện xử thế, nôm na là ăn ở ngày xưa và ngày nay). Nếu là một ông đại biểu VN thì lại "lãng xẹt" về cả nội dung đến hình thức!Khi Nam Trân dịch thì mất hẳn tính thơ Đường, và tìm cách đưa bài Thế Lộ Nam một hình ảnh khác với hình ảnh của một người than thở là đường đời khó khăn. Hồ Chí Minh không có giọng điệu than thở như vậy, vì trong thơ phải có "thép" mà. Do đó, tôi đồng ý với anh là bài "Thế Lộ Nan" cần phải được đặt lại vấn đề.- - - - -Bài 40, Lạc Liễu Nhất Chích Nha (Rụng mất một chiếc răng), Hồ Chí Minh chưa già làm gì mà rụng răng, hình ảnh nào Hồ Chí Minh sún răng không?Bài 42, Nhai Thượng (Trên đường phố), Hồ Chí Minh là người Việt thì sao bị coi là “Hán Gian”?Nhai ThượngNhai thượng nhân tranh khán Hán gian Hán gian dữ ngã bản vô can Vô can nhưng thị hiềm nghi phạm Sử ngã tâm trung giác điểm hàn.(Nam Trân dịch)





Trên đường phốNgoài phố tranh nhau xem Hán gian, Hán gian, ta vốn thực vô can; Vô can vẫn bị nghi là có, Thực khiến lòng ta lạnh tới gan.Bài 5 Thế Lộ Nam cũng đã đề cập tới chuyện “Hán gian” này.Bài 44, Trưng Binh Gia Quyến (Gia quyến bị bắt lính), nhà Hồ Chí Minh đâu có ai bị trưng binh đâu mà đem tâm tình ấy ra than thở?Trưng Binh Gia QuyếnLang quân nhất khứ bất hồi đầu Sử thiếp khuê trung độc bão sầu Đương cục khả liên dư tịch mịch Thỉnh dư lai tạm trú lao tù.(Nam Trân dịch)Gia quyến người bị bắt línhBiền biệt anh đi không trở lại, Buồng the trơ trọi, thiếp ôm sầu; Quan trên xót nỗi em cô quạnh, Nên lại mời em tạm ở tù.Bài 59, Thụy Bất Trước (Không ngủ được) có câu: “Mộng hồn hoàn nhiễm ngũ tiêm tinh”, nên dịch là “Sao năm cánh nhọn mộng hồn quanh”, tại sao Nam Trân lại dịch là: “Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh?”. Đâu có chữ nào nói tới màu vàng, đây là lối dịch của văn nô, gượng ép kéo bài thơ vào chuyện Việt Nam vì hầu như cả tập thơ quên không nói tới quê hương, dân tộc.Thụy Bất TrướcNhất canh... nhị canh... hựu tam canh,Triển chuyển, bồi hồi, thụy bất thành;Tứ, ngũ canh thì tài hợp nhãn,Mộng hồn hoàn nhiễu ngũ tiêm tinh.(Nam Trân dịch)


Không ngủ đượcMột canh... hai canh... lại ba canh,Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.Theo tác giả Tâm Việt: “Trong bài Thụy Bất Trước, câu "Mộng hồn hoàn nhiễu ngũ tiêm tinh" 夢魂環繞五尖星 (The dream-soul surrounds with five sharp stars), ý của tác giả là bày tỏ giấc mơ may mắn cho mình và thịnh vượng cho tổ quốc mình.



Thật vậy, trong Sấm Trạng Trình, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có câu: “Năm Giáp Tý vẻ khuê đã rạng - Lộ ngũ tinh trinh tượng thái hanh.”. Biểu tượng ngũ tinh là điềm may mắn mưa thuận gió hòa, nhân tình yên ổn.”.Như trong cuốn “Kỷ Niệm 100 Năm Phong Trào Đông Du” của chúng tôi đã trình bày, cờ của Việt Nam Quang Phục Hội do cụ Phan Bội Châu lãnh đạo đã dùng hình ảnh “Ngũ Tinh Liên Châu” (4 chấm tròn trắng tại 4 góc hình chữ nhật và 1 chấm tròn ở giữa lien kết với nhau bằng 2 đường chéo), đó là hiện tượng đặc biệt cứ một chu kỳ 60 năm (một hội) thì cả 5 ngôi sao nổi tiếng Kim, Mộc, Thủy, Hỏa Thổ tuy quay theo qũy đạo khác nhau, tốc độ khác nhau, nhưng cùng đứng về một phía. Theo quan niệm Đông Phương, đó là biểu tượng kỳ diệu và may mắn. Vậy “ngũ tiêm tinh” không phải là “sao 5 cánh” mà là “5 ngôi sao nhọn“.




Bài 61, Thế Nan Hữu Mẫn Tả Báo Cáo (Viết hộ báo cáo cho các bạn tù), Hồ Chí Minh là người Việt đi viết đơn tiếng Hoa cho người Hoa sao lạ vậy?Thân thế của tác giả cũng được biểu lộ, là người có đủ kiến thức về luật pháp để viết các đơn kiện cho các bạn tù, với sách luật có sẵn để tra cứu... "Phụng Thử", "Đẳng Nhân" (là đồng đẳng) trong tư pháp, hành chính vừa mới học, chứ không có nghĩa "thừa lệnh" như dịch giả viết.Thế Nan Hữu Mẫn Tả Báo CáoĐồng chu cộng tế nghĩa nan từ, Thế hữu biên tu báo cáo thư; "Phụng thử", "đẳng nhân" kim thủy học, Đa đa bác đắc cảm ân từ.(Nam Trân dịch)Viết hộ báo cáo cho các bạn tùCùng hội cùng thuyền nên phải giúp, Viết thay báo cáo dám từ nan; "Chiểu theo", "thừa lệnh" (?)nay vừa học, Đã được bao lời bạn cảm ơn.Bài 64, Song Thập Nhất (11-11), Hồ Chí Minh bị quân Tưởng Giới Thạch bắt thì mắc mớ gì nhớ ngày chấm dứt Thế Chiến Thứ 1 (1914-1918), cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật xâm lược của nhân dân Trung Quốc, tính từ ngày 7-7-1937 đến cuối năm 1942 là gần 6 năm và hô hào quân Trung Hoa phản công quân Nhật này…



Bài 74, Ngục Đinh Thiết Ngã Chi Sĩ Đích (Lính ngục đánh cắp mất chiếc gậy của ta), Hồ Chí Minh khoảng 51-52 tuổi thì làm gì đã chống gậy sớm vậy? Ai lại cho phép đem gậy vào trong tù trừ khi người đó quá già yếu, không thể tự đi lại được?Ngục Đinh Thiết Ngã Chi Sĩ ĐíchNhất sinh chính trực hựu kiên cương, Huề thủ đồng hành kỷ tuyết sương; Hận bỉ gian nhân ly ngã lưỡng, Trường giao ngã nhĩ các thê lương.(Nam Trân dịch)Lính ngục đánh cắp mất chiếc gậy của taSuốt đời ngay thẳng lại kiên cường, Dìu dắt nhau đi mấy tuyết sương; Giận kẻ gian kia gây cách biệt, Hai ta dằng dặc nỗi buồn thương.Theo tác giả Tâm Việt: “Chiếc gậy đã là bạn đồng hành của tác giả qua bao nhiêu năm dài. (Huề thủ đồng hành kỷ tuyết sương), chứng tỏ tác giả già yếu từ lâu, mà chiếc gậy này chắc chắn không phải là chiếc gậy thường vì giá trị của nó đi với uy thế của tác giả - đó là sự chính trực và kiên cường của vị quan thanh liêm. (Nhất sinh chính trực hựu kiên cương).”.Đọc lại bài “Thất Cửu” trong cuốn Giáo Trình Chữ Hán của Lê Văn Quán, trang 22, do nhà xuất bản Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp Hà Nội năm 1978 để thấy có chỗ HCM khoe mình khỏe như thế nào.(63 tuổi, nếu tính HCM sinh năm 1890 thì bài này làm năm 1953?)Thất CửuNhân vi ngũ tuần thường thán lao?,Ngã kim thất cửu chinh khang cường,Tụ cung thanh đạm tinh thần sảng,Tố sự thung dung nhật nguyệt trường.(Xuân Thủy dịch)Sáu mươi ba tuổiChưa năm mươi tuổi đã than già,Sáu ba, mình vẫn nghĩ là đương trai,Sống quen thanh đạm nhẹ người,Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung.



Bài 90, Tứ Cá Nguyệt Liễu (Bốn tháng rồi), Hồ Chí Minh đã già đâu mà nói răng rụng mất một chiếc, nhất là tóc bạc thêm mấy phần, tức đã bạc và nay bạc thêm nhiều?Tứ cá nguyệt liễu…Lạc liễu nhất chích nha, Phát bạch liễu hứa đa, Hắc sấu tượng ngã quỷ, Toàn thân thị lại sa.…(Nam Trân dịch)Bốn tháng rồi…Răng rụng mất một chiếc, Tóc bạc thêm mấy phần, Gầy đen như quỷ đói, Ghẻ lở mọc đầy thân.…Bài 98, Mộng Ưu Đãi (Được ưu đãi), qua bạn bè và liên hệ quyền thế, chúng ta có thể biết địa vị chức vụ của tác giả. Trong khi HCM viết thời kỳ này là bị cùm gông, lê lết…Mộng Ưu ĐãiNgật câu phạn thái, thụy câu chiên Hựu cấp linh tiền mãi báo, yên Chủ nhiệm Lương công ưu đãi ngã Ngã tâm cảm khích bất thăng ngôn(Huệ Chi dịch)Được ưu đãiĂn có cơm rau, ngủ có mền Báo xem, thuốc hút: cấp cho tiền Ông Lương chủ nhiệm đãi ta hậu Cảm kích lòng ta, chẳng nói nên.HCM từng kể trong cuốn “Những Mẩu Truyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch” là lần ở tù này bị cùm gông, lê lết cơ mà!? Và không hề có chỗ nào viết là đã từng làm cả tập thơ trong tù Quảng Tây cả.Theo tác giả Tâm Việt: “Tác giả là một viên chức của TH Quốc Dân Đảng nên trong thời gian bị nghi ngờ vẫn được quyền lợi hơn hẳn những người tù bình thường. Ông cũng ca ngợi đưa chi tiết tài đánh giặc từ Hồ Nam, Chiết Giang, Miến Điện đến Vân Nam của tướng bạn và vui mừng khi bạn được thăng chức tướng, bài 109 (Lương Hoa Thịnh Tướng Quân Thăng Nhậm Phó Tư Lệnh).




Khi ở tù, ông cũng được các viên chức đến thăm viếng, bài 102 (Ngũ khoa trưởng, Hoàng khoa viên).Với sự quen biết thân thiết với tướng Lương Hoa Thịnh, ông đã có giọng văn kẻ cả với đàn em đệ tử của vị tướng này, bài 110 (Tặng Tiểu Hầu (Hải)) trong câu "Vô phụ Lương công giáo dục tình". Thêm nữa qua câu "Thượng trung đảng, quốc, hạ trung dân", chúng ta biết tác giả đảng viên đã sống theo câu nói này mà truyền lại cho người nghe là Tiểu Hầu.Vì là bạn thân lâu đời của tướng Lương Hoa Thịnh nên tác giả được cung cấp mọi nhu cầu từ kinh tế đến tư tưởng. Vì biết nhau đã lâu nên các chiến công đánh Nam dẹp Bắc của tướng Lương Hoa Thịnh đều được tác giả ghi nhận và ca ngợi.”.



Bài 91, "Bệnh Trọng" (Ốm nặng). Theo tác giả Tâm Việt: “Tác giả đã ví thân thể mình như là nơi của cuộc chiến như tại đất Việt xưa, nơi Ngô-Việt giao tranh. Thường thường, bị bệnh vì khi bên trong tâm sinh lý không vững chãi thì một cơn gió lạnh hoặc một trận nóng ngắn cũng làm dao động cơ thể thành bệnh nặng. Nột thương ngoại cảm là danh từ thường được dùng để chỉ bệnh chứng như thế nào. Nội thương có thể là nhớ nhà, uất hận, buồn chán, tâm bệnh như tương tư hoặc ăn uống thiếu thốn nên cơ thể suy nhược - còn ngoại cảm là bị thời tiết, nơi ở, môi trường chung quanh ảnh hưởng. Người dịch Nam Trân đã cố ý dịch sai là "Nội thương" đất Việt cảnh lầm than" để đem Việt Nam, vùng Đông Dương ra khích động cảm xúc thù hận chiến đấu.“Nội thương Việt địa cựu sơn hà”, theo nghĩa đen là trong lòng nhớ thương đất Việt (chỉ Quảng Đông - Quảng Tây) núi sông xưa.“Ngoại cảm Hoa thiên tân lãnh nhiệt”, nghĩa là còn bây giờ là Trung Hoa với cái cảm lạnh của khí trời mà thành bệnh.



Ông so sánh quá khứ đất cũ là Việt địa và bây giờ là đất Trung Hoa.”.Bệnh TrọngNgoại cảm Hoa thiên tân lãnh nhiệt,Nội thương Việt địa cựu sơn hà;Ngục trung hại bệnh chân tân khổ,Bản ưng thống khốc khước cuồng ca.(Nam Trân dịch)Ốm nặng"Ngoại cảm" trời Hoa cơn nóng lạnh,"Nội thương" đất Việt cảnh lầm than;Ở tù mắc bệnh càng cay đắng,Đáng khóc mà ta cứ hát tràn!Cũng theo tác giả Tâm Việt: “Việt Nữ Kiếm 越女劍 (Sword of the Yue Maiden) là một câu chuyện của Kim Dung do một người Trung Hoa viết, nếu không hiểu đầu đuôi, mọi người Việt Nam cũng tưởng là câu chuyện nói về các anh thư Việt Nam. Hoặc nói về Tây Thi 西施 gái nước Việt, một người kiếm củi họ Thi, dệt vải ở núi Trữ La, Gia Lãm, thuộc nước Việt cổ - chúng ta lại gom vào mà nhận Tây Thi là gái Việt Nam thì thật là ngu ngơ, đáng chê trách.”.




Bài 102, Ngũ Khoa Trưởng, Hoàng Khoa Viên (Khoa trưởng họ Ngũ, khoa viên họ Hoàng), đây là 2 viên chức Trung Hoa Quốc Dân Đảng, bạn tác giả thực là người Hoa, không thể là bạn Hồ Chí Minh được.Bài 104, Dương Đào Bệnh Trọng (Dương Đào ốm nặng), một người Tàu bạn tác giả bị bệnh, không liên hệ gì Hồ Chí Minh.Bài 108, Độc Tướng Công Huấn Từ (Đọc lời giáo huấn của ông Tưởng), Hồ Chí Minh bị quân Tưởng Giới Thạch bắt, lại là người Cộng Sản, sao lại học lời và ca ngợi Tưởng Giới Thạch?Độc Tưởng Công Huấn TừBách chiết bất hồi, hướng tiền tiến,Cô thần nghiệt tử, nghĩa đương nhiên;Quyết tâm, khổ cán dữ ngạnh cán,Tự hữu thành công đích nhất thiên.(Đỗ Văn Hỷ dịch)



Đọc lời giáo huấn của ông TưởngGian khó không lùi, vẫn tiến lên,Thù nhà nợ nước, nghĩa đương nhiên;Quyết tâm gắng gỏi và kiên nghị,Nhất định thành công sẽ có phen.Theo tác giả Tâm Việt: “Tác giả biết quá khứ thời niên thiếu của lãnh tụ Tưởng Giới Thạch. Trong khi đó ông Hồ và người dịch không biết nên dịch sai câu "Cô thần nghiệt tử, nghĩa đương nhiên" thành "Thù nhà nợ nước, nghĩa đương nhiên". 辜臣孽子: Cô thần nghiệt tử, nghĩa đương nhiên là đứa bé tội nghiệp sinh ra không may mắn nên lẽ đương nhiên phải cố gắng tự thân kiếm sống mà thành công. Không có chữ gia, chữ quốc, chữ thù, mà lại dịch là thù nhà nợ nước là thế nào?”.


Bài 109, Lương Hoa Thịnh Tướng Quân Thăng Nhậm Phó Tư Lệnh (Tướng quân Lương Hoa Thịnh thăng chức phó tư lệnh), làm gì mà khen cả Tướng của Tưởng Giới Thạch?Bài 110, Tặng Tiếu Hầu (Hải) (Tặng chú hầu (Hải)), tác giả khuyên ghi khắc lời dạy “cần kiệm liêm chính” của Lương Khải Siêu, Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Một đảng viên Quốc Tế Cộng Sản suốt đời vì đảng mà sao không thấy chỗ nào nhắc gì tới Mác-Lê hay Cộng Sản cả?.Tặng Tiểu Hầu (Hải)Ấu nhi học dã, tráng nhi hành, Thượng trung đảng, quốc, hạ trung dân; Kiệm cần, dũng cảm hòa liêm chính, Vô phụ Lương công giáo dục tình.(Đỗ Văn Hỷ dịch)Tặng chú hầu (Hải)Bé thì phải học, lớn thì hành, Với dân, đảng, nước, dạ trung thành; Kiệm cần, dũng cảm và liêm chính, Chớ phụ ông Lương dạy dỗ mình.. . .


No comments: