Sunday, January 4, 2009

TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN, * KINH TẾ VIỆT NAM & TRUNG QUỐC




TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM:
KINH TẾ BẤP BÊNH VÀ TỤT DỐC


Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Web: http://vietTUDAN.net/11604/index.html
30.10.2008

Mục đích của chúng tôi khi viết về cuộc Khủng hoảng Tài chánh 1997 của Á châu và nhất là theo rõi cuộc Khủng hoảng Tài chánh hiện nay của Thế giới là để: (i) phân tích tình trạng bấp bênh phát triển Kinh tế tại Việt Nam theo mẫu Trung quốc; (ii) xem hậu quả của của cuộc Khủng hoảng Tài chánh Thế giới hiện nay 2007/08 lên hai nước Cộng sản này như thế nào.



Bối cảnh hệ thống Ngân Hàng
Tại Trung quốc và Việt Nam

Vào những năm 1997, những nước bắt đầu phát triển tại Á châu có một hệ thống Ngân Hàng luộm thuộm, quyết định tài chánh mang tính gia đình hay quyền lực Chính trị. Khi Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF/FMI) lập Plan Bailout cho những nước bị Khung hoảng 1997, IMF đòi buộc những nước này trước tiên là phải chỉnh đốn lại hệ thống Ngân Hàng, đặt Cơ quan kiểm soát độc lập đối với các Ngân Hàng.

Đối với Trung quốc và Việt Nam ngày nay, trong lúc hai nước này ca ngợi độ phát triển Kinh tế cao của họ, thì người ta cũng quan sát thấy tính cách luộm thuộm của hệ thống Ngân Hàng hai nước và những quyết định Tín dụng Ngân Hàng bị ảnh hưởng trầm trọng bởi liên hệ gia đình, phe nhóm băng đảng chính trị.

Tại Trung quốc, Oâng TSANG SHU-KI, Giáo sư Đại học tại Hong Kong, nói về tầm ảnh hưởng của Khủng hoảng Tài chánh cho chính Trung quốc: “... un système bancaire national perchus de mauvais crédits... “(LE MONDE, No.19813, Mercredi 08.10.2008, page 15). (... một hệ thống Ngân Hàng quốc gia có đầy những tín dụng xấu...”. (Trích LE MONDE, số 19813, Thứ Tư ngày 08.10.2008, trang 15).

Tại Việt Nam, chính Nguyễn Tấn Dũng đã phải than lên rằng có những Ngân Hàng đã lấy vốn ngắn hạn để đầu tư cho những dụ án dài hạn.

Ký giả Gia Huy đã viết đãng trong VietNamNet ngày 09.10.2008 như sau:”Bức tranh kinh tế xã hội 2008 có nhiều biến động đã bộc lộ thực tại đời sống ngân hàng từ quản lý vĩ mô đến việc quản trị điều hành, việc thực thi chiến lược quản lý tiền tệ cũng như các kế hoạch kinh doanh và hàng loạt các vấn đề liên quan khác. Chính sách tiền tệ quốc gia và kinh doanh tài chính ngân hàng còn nhiều bất cập. Khi có biến cố thị trường tất cả đều bị động chạy theo. Công cụ và kiểm soát quản trị rủi ro có không ít vấn đề.”

Cái bối cảnh của hệ thống Ngân Hàng tại Việt Nam và Trung quốc cũng có những điểm giống năm 1997 tại những quốc gia bị Khủng hoảng Tài chánh trong vùng như Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương và Nam Hàn mà chính IMF/FMI đòi đỏi phãi cải tổ như một điều kiện được hưởng Plan Bailout của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế.

Một bối cảnh của hệ thống Ngân Hàng/ Tài chánh như vậy tự nó là nguồn Khủng hoảng cho Tài chánh/ Kinh tế cho một nước theo như phân tích của Bà Francoise NICOLAS về cuộc Khủng hoảng Á châu năm 1997.

Và trước cuộc Khủng hoảng Thế giới hiện nay về Ngân Hàng/Tái chánh, hai nước Trung quốc, Việt Nam, với bối cảnh Ngân Hàng/Tài chánh luộm thuộm lúc này, không thể chống đỡ lại tầm ảnh hưởng Tài chánh đang diễn ra trên Thế giới.

Chúng tôi nhìn tầm ảnh hưởng Tài chánh Thế giới dưới ba góc cạnh: (i) về Vốn nước ngoài; (ii) về Giảm sút độ tăng trưởng Kinh tế; (iii) về Xáo trộn xã hội ảnh hưởng lên Chính trị.

Với hạn hẹp của bài viết và với những dữ kiện chưa dồi dào ở bước đầu của tầm ảnh hưởng, chúng tôi chỉ phác họa tổng quát hướng đi của tầm ảnh hưởng. Chúng tôi sẽ viết tiếp tục để khai triển thêm theo với thời gian và theo những dữ kiện từ từ thu lượm.

Aûnh hưởng trực tiếp
Khủng hoảng Tài chánh Thế Giới 2007/08
Lên Trung Cộng và Việt Nam về Vốn nước ngoài

Trung Cộng và Việt Nam chủ trương Chính trị độc tài độc đảng và chế độ Chính trị ấy nắm độc quyền Kinh tế. Ở hai nước, Lao động bị kềm chế ở mức lương thấp. Nhiều những bài báo cáo Quốc tế đã viết về Lao động tại hai nước như một sự khai thác Nhân lực bất chấp Nhân quyền. Tại Trung quốc, nhân công từ những vùng nghèo khổ nội địa kéo về các tỉnh công nghệ ven biển và làm việc cực nhọc như những đàn súc vật. Tại Việt Nam, đồng quê bị bỏ rơi, nông dân về những khu chế xuất công nghệ làm việc trong những điều kiện tồi tệ.

Các Công ty Liên quốc nước ngoài (Le Multinationales Etrangeres), trong chủ trương quản trị Chi tiêu cho xí nghiệp (Gestion des Charges de l’Entreprise) đã tìm đến hai nước này để khai thác nhân công rẻ với sự đồng ý và phụ lực khai thác của một chính thể độc tài độc đảng khóa miệng nhân công.

Vốn nước ngoài đổ vào hai nước này để mở xưởng chế xuất hàng hóa không phải là Vốn Đầu tư lâu dài cho hai nước, mà là Vốn ngắn hạn khai thác nhân lực nhằm sản xuất hàng hóa rẻ mạt xuất khẩu sang những nước đã Kỹ nghệ hóa để bán với giá cao.

Với cuộc Khủng hoảng Tài chánh Thế giới hiện nay, hệ thống Ngân Hàng/Tài chánh tại những nước đã Kỷ nghệ hóa như Mỹ và Liên Aâu rơi vào tình trạng thiếu Vốn. Trong tình trạng này, họ có thể cắt xuống hoạc rút Vốn ra từ Trung quốc cũng như từ Việt Nam. Có những Dự án đã ký kết, nhưng có thể không được giải ngân vì tình trạng thiếu Vốn.

Oâng TSANG SHU-KI, Giáo sư Đại học tại Hong Kong, nói về tầm ảnh hưởng của Khủng hoảng Tài chánh cho vấn đề Vốn ở Trung quốc: “Les investissements étrangers qui se sont déversés sur la Chine depuis son accession à OMC, avaient contribue à solvabiliser un système bancaire national perchus de mauvais crédits... Aujourd’hui, l’accouplement de la Chine à un système financier international piloté par les Etats-Unis est lourd de conséquence...”. (LE MONDE, No.19813, Mercredi 08.10.2008, page 15). (Những đầu tư nước ngoài đã đổ vào Trung quốc từ khi nước này vào WTO, và đã giải quyết việc xoay sở vốn cho một hệ thống Ngân Hàng quốc gia có đầy những tín dụng xấu...Ngày nay, sự lệ thuộc cấu kết của Trung quốc vào hệ thống tài chánh quốc tế dẫn đầu bởi Hoa kỳ mang hậu quả nặng nề...”. (Trích LE MONDE, số 19813, Thứ Tư ngày 08.10.2008, trang 15)

Oâng Jonathan MANTHORPE, Vancouver Sun 13/10/08, đã nhận xét: “Nhưng các vấn đề của các quốc gia đang phát triển còn tuỳ thuộc vào sự phát triển đầu tư và các thị trường trong quỹ đạo kinh tế toàn cầu chuyển động chung quanh Hoa Ky.“ø

Trong THE WALL STREET JOURNAL Europe, ngày 15.10.2008, dưới đầu đề CHINA DRAWS LESS CAPITAL, Ký giả Andrew BATSON đã viết: ”Capital flows into China have slowed sharply and even reversed in recent months, according to official data that show how the financial crisis has disheartened investors and disrupted banks in this fast-growing nation” (page 4) (“Trào lưu Vốn chảy vào Trung quốc đã chậm lại mạnh and ngay cả chảy ngược lại trong những tháng gần đây, theo những dữ kiện cho thấy, cuộc khủng hoảng tài chánh đã làm mất can đảm những nhà đầu tư và đã làm ngưng trệ các ngân hàng trong cái nước đang phát triển mau lẹ này.” (trang 4)

Đối với Trung quốc, tình trạng Vốn nước ngoài đã như vậy, huống chi đối với Việt Nam. Việt Nam còn bị thiếu vốn trầm trọng hơn Trung quốc vì nguồn Vốn nọi địa yếu kém hơn Trung quốc.

Aûnh hưởng trực tiếp
Khủng hoảng Tài chánh Thế Giới 2007/08
Lên Trung Cộng và Việt Nam về Độ Tăng trưởng Kinh tế.

Tại những nước đã Kỹ nghệ hóa, các Chính phủ đang lo ngại tầm ảnh hưởng của Khủng hoảng Tài chánh lan sang Lãnh vực Kinh tế thực làm cho đà Tăng trưởng giảm xuống trong những năm tới.

Ba lý do chính cát nghĩa tầm ảnh hưởng của cuộc Khủng hoảng Tài chánh Thế giới đối với Lãnh vực Kinh tế thực tại Trung quốc và Việt Nam, nghĩa là làm giảm Độ tăng trưởng Kinh tế tại hai nước này:

=> Lý do thứ nhất: Khi nguồn Vốn nước ngoài giảm thiểu và nguồn Vốn nội địa không đủ, thì tất nhiên một số Công ty không trường vốn sẽ bị phá sản. Tại Liên Aâu và Hoa kỳ, những Công ty có nguồn vốn nội địa và những Công ty này đã tạo trong nhiều năm rồi số vốn riêng của họ tích lũy (Cumulation des Fonds propres) để có độc lập về Tài chánh (Autonomie Financìere), nhưng tại những nước mới bắt đầu phát triển, những Công ty lệ thuộc vào Thị trường Tài chánh mang tính cách bấp bênh.

=> Lý do thứ hai: Cuộc Khủng hoảng Tài chánh Thế giới làm cho các nước Liên Aâu, Hoa kỳ và những nước trong vùng Á châu giảm thiểu việc mua hàng mà trước đây Trung quốc và Việt Nam vẫn cung cấp cho họ: những linh kiện cho Kỹ nghệ hay những hàng thường dùng cho dân chúng. Nên lưu ý rằng việc chế xuất hàng hóa từ Trung quốc hay Việt Nam là để cung cấp cho nước ngoài tới 70%. Việc giảm thiểu mua hàng này từ những nước đã Kỹ nghệ hóa tất nhiên làm ngưng trệ Kinh tế Trung quốc và Việt Nam, nghĩa là làm giảm độ Tăng trưởng Kinh tế.

=> Lý do thứ ba: Sau những cuộc Khủng hoảng, những Quốc gia dù có chủ trương Tự do Mậu dịch mấy đi nữa, cũng dễ có khuynh hướng Che chở (Protectionnisme) cho những Công ty quốc gia mình tại nội địa. Tại cuộc họp thượng đỉnh giữa Liên Aâu và Canada, dưới đầu đề A QUEBEC, MR.SARKOZY MET EN GARDE CONTRE LE PROTECTONNISME, Báo LE MONDE ngày Thứ Hai 20.10.2008 đã viết như sau: “Derrìere la crise bancaire, le spectre du protectionnisme qui hanta les années 1930. Avant de rencontrer, Samedi 18 Octobre, le président américain George BUSH dans sa résidence de Camp David, Nicolas SARKOZY, président en exercice de l’Union Européenne (UE), et le président de la Commission, José Manuel BARROSO, ont lancé vendredi, depuis Québec, un appel contre la fermeture des frontìeres.” (Đàng sau cuộc khủng hoảng tài chánh, con quỉ Che Chở (Protectionnisme) đã hiện về trong những năm 1930. Trước khi gặp, Thứ Bảy 18.10, Tổng thống Mỹ George BUSH ở Camp David, Nicolas SARKOZY, Chủ tịch đương nhiệm của Liên Aâu, và Oâng Chủ tịch Uûy Ban Liên Aâu, đồng kêu gọi hôm Thứ Sáu, từ Québec, chống lại việc đóng các biên giới.).

Dù không công khai tuyên bố Che Chở, nhưng các nước áp dụng những Biện Pháp Không giá biểu (Mesures non-tarifaires) để hạn chế nhập khẩu. Trong trường hợp Che Chở, hay những Biện pháp không giá biểu, thì Trung quốc và Việt Nam điều bị thiệt hại vì hai nước này làm việc cho xuất cảng.

Thứ Hai 20.10.2008, Trung quốc công khai cho biết rằng độ tăng trưởng Kinh tế của họ từ 11% xuống tới 9% trong Tam Cá Nguyệt thứ ba của năm nay.

Trong Tờ FINANCIAL TIMES, thứ Hai 20.10.2008, Ký giả Geoff DYER tại Bắc Kinh còn trích lời Oâng HA Jiming, Kinh tế trưởng của China International Capital Corporation ỡ Bắc Kinh, tiên đoán rằng độ tăng trưởng Kinh tế Trung công có thể thụt xuống 7.3% (Ha Jiming, Chief Economist at China International Capital Corporation in Beijing, predicts that growth will fall to 7.3 per cent.)

Tờ THE WALL STREET JOURNAL Europe Thứ Hai 20.10.2008 loan tin về tình trạng một số khá nhiều Công ty tại Trung quốc sẽ phá sản. Đặc biệt tờ báo còn loan tin sự phá sản của Công ty sản xuất đồ chơi với 6’500 nhân công làm việc.

Tờ FINANCIAL TIMES hôm nay Thứ Ba 21.10.2008 cho chạy tít lớn ở trang nhất: CHINA GROWTH SLOWS SHARPLY. Cũng vậy, Tờ THE WALL STREET JOURNAL hôm nay thứ Ba cũng đăng bài dài về sự xuống dốc của Kinh tế Trung Cộng với đầu đề THE WORLD FEELS CHINA’S DECLINING GROWTH.

Việt Nam, cùng một thể chế Chính trị với Trung Cộng, cùng một hệ thống Kinh tế làm việc cho xuất cảng, tất nhiên chịu cùng những hậu quả của cuộc Khủng hoảng Tài chánh như tại Trung quốc. Chính Báo Việt Nam đã loan tin tình trạng phá sản tới 20% các Công ty.

Jonathan Manthorpe, Vancouver Sun 13/10/08, đã viết: “Ông Dũng đã giảm bớt sự ước lượng mức tăng trưởng của tổng sản lượng nội địa trong năm nay xuống còn 7% từ mục tiêu ban đầu là 9%. Nhưng ít nhà kinh tế tin rằng mục tiêu đó thực tế vì mức tăng trưởng chỉ có 6.5% trong 9 tháng đầu năm và triển vọng cho những tháng còn lại thì thậm chí còn tối tăm ảm đạm hơn“.

Aûnh hưởng gián tiếp
Khủng hoảng Tài chánh Thế Giới 2007/08
Lên Trung Cộng và Việt Nam về Xã Hội và Chính trị.

Tình trạng Kinh tế xuống dốc tất nhiên ảnh hưởng tới những vấn đề Xã hội và Chính trị mà hai đảng Cộng sản Trung quốc và Việt Nam phải lo lắng.

Giáo sư TSANG SHU-KI, Giáo sư Đại học tại Hong Kong, nói về tầm ảnh hưởng của Khủng hoảng Tài chánh cho chính Trung quốc: “Les investissements étrangers qui se sont déversés sur la Chine depuis son accession à OMC, avaient contribue à solvabiliser un système bancaire national perchus de mauvais crédits... Aujourd’hui, l’accouplement de la Chine à un système financier international piloté par les Etats-Unis est lourd de conséquence. Si les exportations chinoises reviennent à une croissance à un chiffre, le produit intérieur brut pourrait perdre deux points de croissance... Les autorités craignent des troubles sociaux. (LE MONDE, No.19813, Mercredi 08.10.2008, page 15). (Những đầu tư nước ngoài đã đổ vào Trung quốc từ khi nước này vào WTO, và đã giải quyết việc xoay sở vốn cho một hệ thống Ngân Hàng quốc gia có đầy những tín dụng xấu...Ngày nay, sự lệ thuộc cấu kết của Trung quốc vào hệ thống tài chánh quốc tế dẫn đầu bởi Hoa kỳ mang hậu quả nặng nề... Nếu những xuất cảng của Trung quốc trở về độ tăng có một con số, thì sản xuất nội địa sẽ mất độ tăng... Chính quyền đang lo sợ những xáo trộn xã hội”. (Trích LE MONDE, số 19813, Thứ Tư ngày 08.10.2008, trang 15)

Oâng còn nói thêm rằng những xáo trộn xã hội này gồm việc phải thải nhân công đã bỏ nội địa xa xôi về các thành phố ven biển làm việc. Bây giờ đẩy họ về nội địa nghèo khó không phải là dễ dàng. Tại Việt Nam, nhân công cũng từ thôn quê miền Nam, từ những tỉnh miền Trung nghèo khổ và từ những tỉnh miền Bắc kéo về Thủ đô. Khi họ bị sa thải, làm thế nào đẩy họ tở về nguyên quán.

Để giải quyết vấn đề này, Trung ương đảng CS Trung quốc đã họp kín 4 ngày trong tuần vừa rồi. Ký giả GILLIAN WONG, Associated Press Writer Gillian Wong, Associated Press Writer – Sun Oct 12, 11:20 am ET AP, đã viết: “BEIJING – China's ruling Communist Party on Sunday said it would seek to expand its massive internal market to counter the global economic slowdown that has reduced international demand for Chinese goods. The party, led by President Hu Jintao, released a statement at the end of a four-day meeting of its Central Committee where it also approved a plan aimed at doubling rural incomes by 2020.”(Bắc Kinh—Ban Điều hành đảng Cộng sản Trung quốc nói là Trung quốc tìm cách khai triển thị trường nội địa kếch xù của họ để bù trừ vào việc đình trệ của kinh tế tổng quát đã giảm thiểu việc đặt mua hàng của quốc tế đối với hàng hóa Trung quốc. Đảng, lãnh đạo bởi Chủ tịch HU JINTAO, tuyên bố sau 4 ngày họp của Trung ương đảng rằng đảng đã chấp nhận một chương trình nhằm tăng gấp đôi thu hoạch nông thôn vào khoảng năm 2020.”

Đây là chương trình không dễ thực hiện và rất tốn kém bởi vì trong nội địa Trung quốc, phải mất tối thiểu 20 năm nữa mới có thể có một hệ thống đường sá khả dĩ hỗ trợ cho phát triển kinh tế nông thôn.

Tại Việt Nam, vì quá hồ hởi với việc công nghệ hóa, nên đảng CSVN đã hầu như bỏ quên nông thôn. Đây là điều vô cùng đáng tiếc bởi vì Việt Nam có căn bản địa lý đồng bằng để phát triển mau chóng nông nghiệp.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

No comments: