Monday, February 16, 2009

PHẠM HỒNG SƠN * NGHỊ LUẬN




I. TIỂU SỬ

Phạm Hồng Sơn (sinh năm 1968) là một nhân vật bất đồng chính kiến với chính quyền Việt Nam.Bác sĩ Phạm Hồng Sơn quê quán tại tỉnh Nam Định, Việt Nam, tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Ông đã lập gia đình và có hai con.
Phạm Hồng Sơn đã dịch một bài viết đăng trên website của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam nhan đề "Thế nào là dân chủ" [1]. Ông đã phổ biến bản dịch này bằng cách gởi cho Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, các thân hữu và một số website. Vào 6 tháng 3 năm 2002, Phạm Hồng Sơn công khai gởi bài "Những Tín Hiệu Đáng Mừng Cho Dân Chủ Tại VN" tới ông Nông Đức Mạnh[cần dẫn nguồn], Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, và các cơ quan thông tấn, báo chí[cần dẫn nguồn]. Ông Sơn bị công an bắt giữ vào ngày 27 tháng 3 năm 2002.
Phạm Hồng Sơn cho biết ông đã dịch bài "Thế nào là dân chủ" vì ông "khao khát Tự do, Hòa bình và mưu cầu một cuộc sống đầy đủ trên đất nước Việt Nam." Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam trong bản cáo trạng đã cáo buộc Phạm Hồng Sơn đã quan hệ với các "đối tượng phản động lưu vong tại nước ngoài" để "vu cáo nhà nước về vi phạm nhân quyền". Bản cáo trạng còn nói rằng ông đã có "hoạt động tích cực để thành lập và phát triển lực lượng đa nguyêndân chủ ở Việt Nam" [2].


Trong thời gian 15 tháng tạm giữ trước khi ra tòa, ông Sơn không được phép gặp mặt vợ con. Vụ xử kín diễn ra vào ngày 18 tháng 6 năm 2003. Tại phiên tòa, Phạm Hồng Sơn bị tuyên án 13 năm tù vì tội gián điệp. [3]. Do sự phản đối mạnh mẽ của các tổ chức trên thế giới, vào ngày 26 tháng 8 năm 2003, Toà án Tối cao tại Hà Nội đã mở phiên tòa phúc thẩm xử Phạm Hồng Sơn được giảm án từ 13 năm tù xuống còn 5 năm tù, 3 năm quản chế.



Chính phủ Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, và một số tổ chức nhân quyền quốc tế như tổ chức Ân xá Quốc tếHuman Rights Watch cho rằng ông Sơn là một tù nhân lương tâm và không được xử một cách công bằng trong một toà kín và kêu gọi nhà nước Việt Nam thả tự do cho ông[4][5][6].Cuối tháng 8 năm 2006, Phạm Hồng Sơn được trả tự do nhân đợt ân xá dịp lễ Quốc khánh để về nhà dưỡng bệnh [1]. Ông sẽ phải chịu lệnh quản thúc tại gia trong vòng 3 năm.


[sửa] Chú thích^ a b BBC, Phạm Hồng Sơn đã được trả tự do, 30 tháng 8, 2006^ Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Việt Nam, Bản cáo trạng Phạm Hồng Sơn^ Báo Nhân Dân. "Phạm Hồng Sơn bị phạt 13 năm tù về tội gián điệp", 19 tháng 6, 2003 (nội dung lưu)^ Ân xá Quốc tế, Dr Pham Hong Son - Prisoner of conscience^ Human Rights Watch, INTERNET DISSIDENTS: Pham Hong Son^ BBC, Vietnam frees dissident from jail, 30 tháng 8, 2006[sửa] Liên kết ngoàiThế nào là Dân chủ, Phạm Hồng Sơn dịchPhạm Hồng Sơn, Những tín hiệu đáng mừng cho dân chủ Tại Việt Nam?Phạm Hồng Sơn, Dân Chủ Cho Cuộc SốngBản cáo trạngBài của báo Nhân DânBài của BBC Việt ngữTuyên án kẻ phạm tội gián điệp 13 năm tù6 phạm nhân nước ngoài được đặc xáPhạm Hồng Sơn bị phạt 13 năm tù về tội gián điệpLấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m_H%E1%BB%93ng_S%C6%A1n



II.TÁC PHẨM


1. BAO EPOCH TIMES DANG BÀI CỦA BS PHAM HÔNG SON NHÂN DỊP 30 NAM CUÔC CHIÊN TRUNG CỘNG-VIỆT CỘNG TRÊN VUNG BIÊN GIOI VIÊT HOA

Monday, February 16, 2009 9:19 AM

To:"Liên Hôi Nhân Quyên Viêt Nam - Thuy Si" Kính chuyển bài viết của Bs Phạm Hồng Sơn, cựu tù nhân ngôn luận, đăng trên tờ báo quốc tế Epoch Times:


Nhắc lại cuộc chiến tàn khốc giữa Trung cộng và Việt cộng 30 năm trước đây trên vùng biên giới Việt-Hoa, tố cáo thái độ im lặng của các lãnh tụ Cộng sản Hà Nội và chủ trương của họ dùng bạo lực tìm cách bắt ép đồng bào phải câm nín trước biến cố bi thảm đó đối với dân tộc Việt Nam. Nhưng chủ trương đó đã thất bại và sẽ trở thành một trong những cơ nguy suy vong cho guống máy thống trị phi nhân bản và đối nghịch với tự do dân chủ.Bài báo mặc nhiên phơi bày trước công luận Việt Nam và thế giới bản chất một chế độ độc tài tham nhũng, vong thân, luồn cúi ngoại bang, khinh miệt nhân dân, đã hiến dâng cho các đồng chí lãnh tụ đế quốc bành trướng ở Bắc Kinh một phần máu thịt của tổ quốc Việt Nam. Những kẻ chịu trách nhiệm về sự mất mát lớn lao gây cho đất nước thân yêu của chúng ta, trên lãnh thổ và lãnh hải, sẽ phải trả lời trước công lý lịch sử trong tương lai.

LHNQVN-TS-The Epoch TimesWhy Vietnam Must Remember February 17Danger lies in forgetting a cruel warBy Pham Hông SonFeb 15, 2009Related articles: Opinion > Viewpoints[Vietnamese protesters in Washington, D.C. in June, 2007. (Paul J. Richards/AFP/Getty Images)]Vietnamese protesters in Washington , D.C. in June, 2007. (Paul J. Richards/AFP/Getty Images)HANOI—February 17 marks the 30th anniversary day of the outbreak of the Sino-Vietnamese War.

It was short—just about a month—but so bloody and cruel that tens of thousands of people lost their lives. Many Vietnamese women were raped, many women and children were killed by being hacked to death with axes or forest knives, and nearly all the civilian infrastructure in six border provinces of Vietnam was completely destroyed.As I write this, only a few days remain before this 30th anniversary of this war, but no articles in Vietnam ’s official media recall this event. In several recent years, official media in Vietnam have maintained a timid behavior towards such China-related issues as the secret border agreement in 1999, and islands or landmarks shared or occupied by China .Many activists and bloggers who tried to speak out about China ’s evil have been imprisoned or intimidated. It is clear that the incumbent leaders of Vietnam do not want to commemorate such an event as this war; they are keeping silent and attempting to silence others in the face of China ’s hegemony.


The Dangers of SilenceThree dangers result from that silence.First, a danger occurs inside Vietnam . An essential factor that made up the legitimacy for Communist Party of Vietnam’s sole leadership in the last five decades has been its efforts to defend national sovereignty.Whatever the different opinions may be about the two major struggles in the twentieth century in Vietnam , one with the French and the other with the American-backed regime, the Communist Party of Vietnam (CPV) took the lead and became the winner.In the long history of Vietnam , the nation’s pride lay in never bending before the attacker or invader, especially before the traditional Northern invader. A few Vietnamese leaders in history who went to the Northern neighbor for help against popular uprisings have been condemned severely.[Dr. Pham Hông Son, taken on Oct. 17, 2007, in Hanoi. (Aude Genet/AFP/Getty Images)]Dr. Pham Hông Son, taken on Oct. 17, 2007, in Hanoi . (Aude Genet/AFP/Getty Images)Moreover, the CPV’s strategy in struggling for power was always to find every opportunity to accuse opponents of co-operating with a foreign enemy.

But, ironically, now it is the CPV who has allowed many of Vietnam ’s lands, seas, and islands to be lost into China ’s hand over the last five decades.The CPV must have observed that a simmering indignation exists among people who are aware of these concessions. A veteran soldier who fought in the Sino-Vietnamese war in 1979 recently wrote in the private blog Osin: “What we call a ‘victory’ had to be paid for with blood and human heads. … And 30 years have passed since we advanced furiously straight to the northern border, but islands are still lost and the country is still silent.”The CPV is now trying every effort to hide their concessions to the Northern invader.

The CPV may succeed in silencing people to some extent, but over time, with the support of a sophisticated Internet, the truth will come to every person. And the current silence will become as dangerous as a tight lid on a hot steaming pot.Ambitions of the Chinese RegimeThe second danger is to encourage the Chinese regime’s imperial ambitions. China is vast in geography and great in culture and history. In the far past China was for centuries a superpower. So an ambition to bring back the past image of a superpower for a contemporary China is understandable and natural.But the Chinese Communist Party (CCP), which has held sole rule over China since 1949, took several wrong and disastrous ways to achieve this ambition.


In the Mao era from 1949-1976, China conducted a series of such paranoid policies as the “Anti-rightist campaign”(1957), the “Great Leap Forward” (1958-1960), and the “Cultural Revolution” (1966-1969). These campaigns only brought the death of tens of millions of people and a huge devastation of China ’s ancient culture and natural environment.Deng Xiaoping became Mao’s successor in 1978 and opened up China ’s economy and sought modern technology.


However, China contains within itself the seeds of an insidious disaster, such as Japan in the Meiji era or Germany in the post-WWI period encountered. Germany and Japan , which developed powerful economies by applying scientific knowledge and know-how, were both led by authoritarian politics into a catastrophic attempt at hegemony–World War II.So the silent or compliant behavior of the CPV before China ’s hegemony southward has the effect of urging the CCP to venture further on a wrong and disastrous path.DestabilizingThe third danger is to destabilize the regional and world peace. In the long history of earlier times, war was not a rare phenomenon for the two countries Vietnam and its Northern neighbor. Nearly every dynasty in China carried out at least one invasion into its southern neighbor Vietnam .But Vietnam ’s leaders, together with their people, were always determined to defend its sovereignty and its honor, though the leaders had to conduct a skillful diplomacy toward their giant neighbor after any victories. So for several centuries, the Vietnamese people’s resistant spirit made an indomitable shield for South-East Asia nations against Northern invasion. But now Vietnam ’s contemporary leaders, the CPV, have failed to follow their ancestors’ wisdom and the shield Vietnam historically provided for regional and even world peace is being broken up.



A Way OutIn a time of economic crisis, people may neglect to care about anything other than making money. Thus, a brief war like the Sino-Vietnamese war that broke out 30 years ago may no longer draw much attention. However, the attacker’s desire for hegemony remains fierce and appears stronger.More importantly, the attacker behaves aggressively not just toward the outsider but toward the insider, as democracy activists inside China face suppression. Just as many Chinese are today calling for democracy, so are many Vietnamese. Democracy has proven to be the best solution to settle any dispute or trouble without violence and is the best mechanism to build social harmony and national prosperity in a durable peace.One small step toward bringing democracy to Vietnam and to China is to speak out about the meaning of February 17.Dr. Pham Hông Son in early 2002 translated into Vietnamese the article "What is Democracy?" that was posted on a website of the U.S. embassy in Vietnam . Sentenced to 13 years in prison, he spent 4.5 years in prison and has been under house arrest in Hanoi since his release in August 2006. Author of many on-line essays focusing on political and social subjects of national interest, in 2003 and 2008 he was one of the winners of Human Rights Watch Hellmann/Hammet grants, awarded to writers suffering political persecution.
Last UpdatedFeb 15, 2009




2. THẾ NÀO LÀ DÂN CHỦ ?

Bản dịch của Phạm Hồng Sơn và Thư LêTác giả giữ bản quyền và chịu mọi trách nhiệm về bản dịch-Hà nội 01/2002-Xin kính tặng tất cả những người khao khát Tự do, Hòa bìnhvà mưu cầu một Cuộc sống đầy đủ trên đất nước Việt nam.Chúng tôi xin bày tỏ tấm lòng tri kỷ, tri ân với những người dám thể hiện sự yêu chuộng tự do và dân chủ đã mang lại nhiều gợi mở cho chúng tôi trong cuộc sống.Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Đại sứ quán Hoa kỳ tại Việt nam đã giúp đỡ về tư liệu và thiện chí cho bản dịch này được hoàn thành.


Vài dòng tâm sự:

Những năm gần đây tại Việt nam chúng ta, từ “Dân chủ” đã xuất hiện trở lại trong một số nghị quyết, khẩu hiệu của đảng cộng sản, tuy nhiên vẫn thể hiện một cách dè dặt và trong dân chúng vẫn có gì đó e ngại khi đề cập. Điều này cũng tương tự như trước đây đối với các từ hoặc tập hợp từ “khoán nông nghiệp”, “buôn bán tư nhân”. Trong lĩnh vực kinh doanh hiện nay đã có rất nhiều giáo trình cơ sở về quản trị, giao tiếp, marketing mà phần lớn được soạn hoặc dịch hoặc nguyên bản từ các nước kinh tế tư bản phát triển nhất như Hoa kỳ, Pháp, Nhật bản, Canada,... giúp cho chúng ta tìm hiểu, học hỏi để thực hành kinh doanh thành công. Đó là một điều đáng mừng!



Tuy nhiên, trong lĩnh vực xã hội và chính trị, hầu như chưa có sự trao đổi tương tự. Chúng tôi thiển nghĩ, một đất nước phát triển, phải là một đất nước phát triển cả về kinh tế và tư tưởng cũng như một con người không thể chỉ chú ý đến việc bồi bổ thể lực cơ bắp mà quên đi phát triển tinh thần, trí tuệ. Mà để phát triển tinh thần, trí tuệ thì không có con đường nào khác tốt hơn là để con người đó được tiếp xúc, trao đổi, va chạm với xã hội xung quanh trong đó có các cá thể khác và thiên nhiên rộng lớn.


Trên tinh thần đó, chúng tôi đã cố gắng hoàn thành sớm bản dịch “What is Democracy?” từ trang web của đại sứ quán Hoa kỳ tại Việt nam, với sự nóng lòng của chính bản thân chúng tôi và hy vọng cũng là mong đợi của quí vị, như một kiến thức cơ sở tham khảo cho những người quan tâm tới vấn đề chính trị, xã hội của Việt nam. Mong muốn thì nhiều, nhưng hạn chế về kiến thức chính trị, luật pháp, cũng như ngôn ngữ Việt và Anh của chúng tôi, có thể sẽ dẫn đến một số sai sót ngoài ý muốn hoặc chưa làm vừa lòng quí vị, mong quí vị hết sức thông cảm và chúng tôi mong đón nhận sự chỉ bảo, góp ý.


Cuối cùng, chúng tôi xin chân thành cảm ơn quí vị đã lưu tâm tới bản dịch này và chúc quí vị sức khỏe, hạnh phúc.Hà nội, ngày 04/02/2002Phạm Hồng SơnMọi ý kiến xin gửi về:Phạm Hồng Sơn 72B Thụy Khuê - Tây hồ - Hà nộiĐT: 847 35 83; 0903 21 3776E-mail: sonhqv@hn.vnn.vn

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU
ÐỊNH NGHĨA DÂN CHỦ
CHÍNH PHỦ CỦA DÂN
NGUYÊN TẮC ÐA SỐ VÀ CÁC QUYỀN THIỂU SỐ
XÃ HỘI DÂN CHỦ
CÁC CỘT TRỤ CỦA NỀN DÂN CHỦ
CÁC QUYỀN CON NGƯỜI
CÁC QUYỀN KHÔNG THỂ CHUYỂN NHƯỢNG
NGÔN LUẬN TỰ DO VÀ NIỀM TIN QUYỀN CÔNG DÂN:
QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM
CÁC QUYỀN CON NGƯỜI VÀ CÁC MỤC TIÊU CHÍNH TRỊ
CÁC QUYỀN CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI
NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT PHÁP
SỰ BÌNH ÐẲNG VÀ LUẬT PHÁP
THỰC THI ÐÚNG CÁCH
CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN ÐỂ THỰC THI LUẬT ÐÚNG CÁCH TRONG MỘT THỂ CHẾ DÂN CHỦ
HIẾN PHÁPBẦU CỬ
MẤU CHỐT CỦA BẦU CỬ
THẾ NÀO LÀ BẦU CỬ DÂN CHỦ ?
ÐẠO ÐỨC DÂN CHỦ VÀ PHE ÐỐI LẬP TRUNG THÀNH
VĂN HÓA DÂN CHỦ
MỘT NỀN VĂN HÓA CỦA CÔNG DÂN DÂN CHỦ VÀ GIÁO DỤC
XUNG ÐỘT, THỎA HIỆP,
ÐỒNG THUẬNCHÍNH PHỦ DÂN CHỦ
DÂN CHỦ VÀ QUYỀN LỰC
KIỂM TRA VÀ CÂN BẰNG
THỦ TƯỚNG VÀ TỔNG THỐNG
NHỮNG NGƯỜI ÐẠI DIỆN NGHỊ VIỆN VÀ TỔNG THỐNG
CHÍNH TRỊ, KINH TẾ VÀ ÐA NGUYÊN
SỰ THAM GIA HOẠT ÐỘNG XÃ HỘI
HOẠT ÐỘNG BỎ PHIẾU
CÁC ÐẢNG CHÍNH TRỊ PHẢN ÐỐI
CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN
DÂN CHỦ VÀ KINH TẾ
TIẾNG NÓI
CHÚ THÍCH CỦA NGƯỜI DỊCH


LỜI GIỚI THIỆU


Chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà tiếng gọi cho tự do và dân chủ đang vang lên trên khắp địa cầu. Đông Âu vừa vứt bỏ các chính phủ chuyên chế tồn tại gần nửa thế kỷ và các nước cộng hòa trong khối Xô-viết cũ cũng đang tranh đấu để thay thế chế độ cộng sản tồn tại gần 75 năm bằng một trật tự dân chủ mới- cái mà trước đây có thể họ chưa bao giờ trải qua. Tuy nhiên, bi kịch xảy ra xung quanh các thay đổi đáng kinh ngạc trong hệ thống chính trị tại châu Âu đang phủ một bóng đen lên viễn cảnh tươi sáng mà dân chủ hứa sẽ đem lại - chính sự hứa hẹn này đang liên kết và huy động sức mạnh của mọi người trên khắp thế giới. Nam Mỹ và Bắc Mỹ hiện nay thực sự đang là một bán cầu của dân chủ; châu Phi đang trải qua một kỷ nguyên vô tiền của cải cách dân chủ và các thể chế dân chủ mới và năng động hiện đang bén rễ tại châu Á.


Hiện tượng toàn cầu này đang làm cho những người hoài nghi phải suy nghĩ lại, những người hoài nghi cho rằng dân chủ tự do hiện đại chỉ là một sản phẩm nhân tạo độc nhất của phương Tây và không thể tái tạo thành công được ở các nền văn hóa không phải phương Tây. Trong một thế giới mà dân chủ đã được thực thi ở nhiều dân tộc khác nhau như Nhật bản, Italia và Vênezuêla, các định chế dân chủ có thể lên tiếng một cách chính thức cho các khát vọng mang tính nhân loại toàn cầu về tự do và tự quản.


Làn sóng dâng trào mạnh mẽ vì tự do trong suốt thập kỷ qua đã đảm bảo cho sự thành công tối hậu của nó. Chester E. Finn, Jr.- giáo sư về chính sách giáo dục và cộng đồng thuộc trường đại học Vanderbilt và là giám đốc của Tổ chức giáo dục xuất sắc ( Educational Excellence Network), đã phát biểu trước một nhóm các nhà giáo dục và các thành viên chính phủ tại Managua, Nicaragua:” Con người tự nhiên đã ưa thích tự do hơn áp bức, giả dụ điều đó có thể thực sự được mang lại, thì điều đó không có nghĩa là các hệ thống chính trị dân chủ có thể được xây dựng nên và được duy trì bằng sự mong đợi. Ngược lại, các ý tưởng dân chủ luôn tồn tại nhưng việc thực hiện dân chủ lại lệ thuộc vào rất nhiều yếu tố.”


Ngày nay, các giá trị dân chủ có thể đang được xem lại, nhưng được xem lại theo suốt quá trình lịch sử lâu dài của loài người, từ cuộc cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18 cho tới sự xuất hiện của các chế độ một đảng vào giữa thế kỷ 20, phần lớn các thể chế dân chủ còn ít và tồn tại không lâu. Thực tế này không làm cho chúng ta bi quan hay thất vọng, mà ngược lại đó là sự thách thức chúng ta phải vượt qua. Trong khi các khát vọng tự do là điều tự nhiên bẩm sinh của con người thì việc thực hiện dân chủ lại đòi hỏi phải được giáo dục và huấn luyện.

Liệu bản lề của lịch sử có còn tiếp tục mở các cánh cửa của tự do nữa không? điều này phụ thuộc vào sự quyết tâm cống hiến và sự khôn ngoan tập thể của chính bản thân người dân chứ không dựa trên bất kỳ qui luật nào của lịch sử và chắc chắn cũng không dựa trên lòng nhân từ được mong mỏi từ các nhà lãnh đạo độc đoán.



Khác với một số nhận thức, một xã hội dân chủ lành mạnh không chỉ đơn giản là một đấu trường cho các cá nhân theo đuổi các mục đích của cá nhân họ. Dân chủ sẽ chỉ được thực hiện khi dân chủ là mong muốn của các công dân có quyết tâm sử dụng quyền tự do mà họ vất vả mới giành được để tham gia vào đời sống của xã hội - góp tiếng nói của họ vào các tranh luận tập thể, bầu ra các vị đại diện có trách nhiệm đối với các hành động của họ và chấp nhận đòi hỏi sự dung hòa và thỏa hiệp trong đời sống công cộng. Các công dân của nền dân chủ được tận hưởng quyền tự do cá nhân, nhưng họ cũng phải chia sẻ trách nhiệm cùng mọi người khác xây dựng một tương lai trong đó các giá trị cơ bản của tự do và tự quản vẫn tiếp tục được theo đuổi.



ÐỊNH NGHĨA DÂN CHỦCHÍNH PHỦ CỦA DÂN


Dân chủ có thể là một từ quen thuộc với nhiều người, nhưng nó là một khái niệm vẫn bị hiểu sai và sử dụng sai khi các chế độ chuyên chính và các chính thể quân sự độc tài lợi dụng để kêu gọi sự ủng hộ của quần chúng bằng các nhãn hiệu dân chủ giả hiệu cưỡng ép.Tuy thế, sức mạnh của tư tưởng dân chủ cũng đã tạo nên những biểu hiện sâu sắc nhất và nhanh chóng nhất trong lịch sử của ý chí và trí tuệ con người: từ Pericle(1) thời Aten cổ đại tới Vaclav Havel(2) ở cộng hòa Séc hiện đại, từ Tuyên ngôn độc lập của Thomas Jefferson năm 1776 tới các bài diễn văn của Andrei Sakharov(3) năm 1989.



Theo định nghĩa trong từ điển, dân chủ “là chính phủ được thành lập bởi nhân dân trong đó quyền lực tối cao được trao cho nhân dân và được thực hiện bởi nhân dân hoặc bởi các đại diện được bầu ra từ một hệ thống bầu cử tự do”. Theo Abrham Lincoln, dân chủ là một chính phủ “của dân, do dân và vì dân”.


Tự do và dân chủ thường hay được sử dụng thay lẫn nhau nhưng hai từ này không đồng nghĩa với nhau. Dân chủ thực tế là một tập hợp những tư tưởng và nguyên tắc về tự do và cũng bao gồm một tập hợp các thông lệ và các thủ tục đã được đúc kết lại từ quá trình lâu dài, thường không bằng phẳng, của lịch sử. Một cách ngắn gọn, dân chủ là sự thể chế hóa sự tự do. Trên cơ sở này chúng ta có thể định rõ được các nguyên tắc cơ bản đã được thử thách qua thời gian đối với một chính phủ lập hiến, vấn đề nhân quyền, vấn đề bình đẳng trước pháp luật mà bất cứ một xã hội nào được gọi là dân chủ theo đúng nghĩa của nó cũng cần phải có.


Các thể chế dân chủ được phân ra hai loại cơ bản: Trực tiếp và Đại diện. Trong nền dân chủ trực tiếp, mọi công dân, không cần thông qua trung gian là các đại diện được bầu hay chỉ định, có thể tham gia vào quá trình tạo nên các quyết định cho các vấn đề xã hội/công cộng. Một hệ thống như thế rõ ràng chỉ có thể thực hiện được với một số ít người- ví dụ:trong một tổ chức cộng đồng hay một hội đồng bộ lạc nào đó hay một đơn vị địa phương của một liên đoàn lao động khi mà các thành viên có thể gặp gỡ nhau trong một phòng họp để bàn bạc, thảo luận các vấn đề và đi tới quyết định bằng sự đồng thuận hoặc theo nguyên tắc biểu quyết theo đa số.


Những người Aten cổ đại, là thể chế dân chủ đầu tiên, đã thực hiện kiểu dân chủ trực tiếp với một hội đồng bao gồm số lượng thành viên chỉ tới 5000 đến 6000 - có thể đây là số lượng tối đa để có thể tập hợp được ở một địa điểm và thực hiện sự dân chủ trực tiếp.Xã hội hiện đại, với kích thước và tính phức tạp rất lớn của nó, ít có cơ hội cho loại dân chủ trực tiếp. Ngay như ở vùng đông bắc Hoa kỳ, cuộc họp thị trấn New England đã thành một truyền thống thiêng liêng, thì hiện nay các cộng đồng đã phát triển lớn tới mức không thể tập hợp được tất cả các cư dân ở một nơi để tiến hành bầu, biểu quyết trực tiếp cho các vấn đề có tác động tới cuộc sống của chính họ.



Ngày nay hình thức dân chủ phổ biến nhất, dù là một thị trấn 50.000 người hay một dân tộc trên 50 triệu người, là hình thức dân chủ đại diện: trong đó các công dân bầu ra các công chức là những người đưa ra các quyết định chính trị, xây dựng luật và quản lý các chương trình vì lợi ích công cộng. Nhân danh nhân dân, các công chức đó phải cân nhắc kỹ càng các vấn đề công cộng phức tạp theo một quá trình có tính hệ thống và tính trí tuệ, quá trình này đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian, sức lực và vật chất mà thường không thể thực hiện được đối với một số đông các công dân đơn lẻ.


Có nhiều cách rất khác nhau để bầu ra các vị công chức. Ví dụ, ở mức độ quốc gia, các nhà lập pháp có thể được chọn lựa từ các bang mà mỗi bang bầu một đại diện ứng cử duy nhất. Theo một cách khác gọi là hệ thống đại diện theo tỷ lệ, mỗi đảng chính trị được đại diện trong cơ quan lập pháp theo tỷ lệ đạt được trong tổng bầu cử quốc gia. Bầu cử tại tỉnh hay địa phương cũng có thể theo mẫu như mức độ quốc gia hoặc bằng cách thân tình hơn thông qua sự đồng thuận của các nhóm thay cho bầu cử. Dù được bầu theo cách nào thì các vị công chức trong nền dân chủ đại diện cũng phải hoạt động và làm việc nhân danh nhân dân và luôn phải chịu trách nhiệm cho các hành động của họ trước nhân dân.



NGUYÊN TẮC ÐA SỐ VÀ CÁC QUYỀN THIỂU SỐ


Các thể chế dân chủ là các hệ thống trong đó mọi công dân được tự do đưa ra các quyết định chính trị theo nguyên tắc đa số. Nhưng nguyên tắc đa số cũng chưa phải là dân chủ: ví dụ, không ai có thể gọi một hệ thống nào đó là công bằng hoặc bình đẳng nếu hệ thống đó chấp nhận cho 51% dân số đàn áp 49% dân số còn lại với nhân danh đa số cả. Trong một xã hội dân chủ, nguyên tắc đa số phải được ràng buộc với sự đảm bảo cho các quyền con người của cá nhân, các quyền này, đổi lại, lại đóng vai trò bảo vệ quyền lợi cho bên thiểu số dù đó là dân tộc ít người, nhóm tôn giáo hay chính trị hoặc chỉ đơn giản là những người thua cuộc trong tranh luận về một vấn đề lập pháp nào đó. Các quyền của thiểu số không phụ thuộc vào ý nguyện của bên đa số và cũng không thể bị loại bỏ bởi biểu quyết đa số. Các quyền lợi của thiểu số được bảo vệ bởi vì các luật dân chủ và các định chế của nó bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân.

Diane Ravitch, nhà nghiên cứu, tác giả và là cựu trợ lý cho bộ trưởng giáo dục Hoa kỳ đã viết trong một bản tham luận cho hội thảo giáo dục tại Ba lan:” khi một thể chế dân chủ kiểu đại diện hoạt động đúng theo hiến pháp mà hiến pháp đó có qui định giới hạn cho quyền lực của chính phủ đồng thời đảm bảo các quyền cơ bản cho mọi công dân, thì chính phủ đó gọi là nền dân chủ lập hiến. Trong một xã hội như thế, các nguyên tắc đa số và các quyền thiểu số được bảo vệ bởi luật và thông qua sự thể chế hóa các điều luật”. Đây chính là các thành phần cơ bản cho mọi thể chế dân chủ hiện đại cho dù nó có thể thay đổi theo hoàn cảnh lịch sử, văn hóa hay kinh tế. Mặc dù có nhiều sự khác biệt rất lớn giữa các dân tộc và xã hội, các yếu tố cơ bản như chính phủ lập hiến, nguyên tắc đa số kết hợp với quyền thiểu số, quyền cá nhân và nguyên tắc tuân theo luật đều có thể tìm thấy ở Canađa và Côxtarica, Pháp và Bốtsoana, Nhật bản và Ấn độ.


XÃ HỘI DÂN CHỦ

Dân chủ không chỉ là một tập hợp các điều luật hợp hiến và các thủ tục để xác định cách thức hoạt động cho chính phủ. Trong một thể chế dân chủ, chính phủ chỉ là một thành phần cùng tồn tại trong một kết cấu xã hội bao gồm rất nhiều các định chế khác nhau, các đảng chính trị, các tổ chức và các hiệp hội. Tính chất đa dạng này được gọi là đa nguyên và thể chế dân chủ đó qui định sự tồn tại, tính pháp lý hay quyền lực của cáùc tổ chức và các định chế khác trong một xã hội dân chủ không phụ thuộc vào chính phủ.

Trong một xã hội dân chủ luôn có hàng ngàn các tổ chức tư nhân hoạt động ở mức độ địa phương hay quốc gia. Rất nhiều trong số tổ chức đó đóng vai trò trung gian giữa các cá nhân và các định chế của chính phủ hay các tổ chức xã hội phức tạp khác mà họ cũng là một thành phần, hoặc thực hiện các vai trò, nhiệm vụ mà chính phủ không được giao và tạo cơ hội cho các cá nhân thực hiện quyền và trách nhiệm của mình với tư cách là công dân của một thể chế dân chủ.


Các nhóm này thể hiện quyền lợi cho các thành viên của họ theo rất nhiều cách: ủng hộ các ứng cử viên vào các vị trí trong các cơ quan công quyền, tranh luận các vấn đề, và cố gắng tạo ảnh hưởng lên các quyết định chính trị. Chỉ thông qua các nhóm như thế, các cá nhân mới có được con đường để tham gia một cách có ý nghĩa vào cả chính phủ và các cộng đồng của chính họ. Có rất nhiều ví dụ cho các nhóm như thế: các tổ chức nhân đạo và nhà thờ, các nhóm môi trường và thân hữu, các tổ chức kinh doanh và các liên đoàn lao động.



Trong một xã hội độc đoán, các tổ chức như thế bị kiểm soát, phải có giấy phép hoạt động và bị theo rõi hoặc phải chịu trách nhiệm đối với chính phủ. Trong một thể chế dân chủ, quyền lực của chính phủ được xác định rõ ràng và bị giới hạn chặt chẽ bởi luật. Và kết quả là các tổ chức tư nhân như thế được tự do, không bị chính phủ kiểm soát; mà ngược lại, rất nhiều các tổ chức đó vận động chính phủ và tìm cách làm nâng cao trách nhiệm của chính phủ đối với các hành động của chính phủ. Một số tổ chức khác quan tâm tới các vấn đề nghệ thuật, thực hiện đức tin tôn giáo, nghiên cứu học thuật hoặc các vấn đề khác có thể có tiếp xúc ít hay hoàn toàn không với chính phủ.Trong một vương quốc riêng tư sôi nổi của thể chế dân chủ như thế, các công dân đều có mọi khả năng tự do và trách nhiệm đối với vấn đề tự quản lý - không bị sức ép của bất kỳ bàn tay quyền lực nào của nhà nước.


CÁC CỘT TRỤ CỦA NỀN DÂN CHỦ

Quyền tối cao của nhân dân.Chính phủ thành lập dựa trên sự nhất trí của người dân.Nguyên tắc đa số.Các quyền thiểu số.Đảm bảo các quyền cơ bản của con người.Bầu cử tự do và công bằng.Bình đẳng trước pháp luật.Thực hiện đúng luật.Hiến pháp đặt ra các giới hạn quyền lực đối với chính phủ.Đa nguyên về chính trị, kinh tế và xã hội.Thúc đẩy các giá trị của dung hòa, thực dụng, hợp tác và thỏa hiệp.


CÁC QUYỀN CON NGƯỜICÁC QUYỀN KHÔNG THỂ CHUYỂN NHƯỢNG


Chúng ta coi những sự thật sau đây là hiển nhiên: mọi con người được sinh ra đều bình đẳng, họ đã được tạo hóa ban cho một số quyền không thể chuyển nhượng được, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền được theo đuổi hạnh phúc. Để bảo đảm cho các quyền đó, các chính phủ được thiết lập nên với quyền lực chính đáng dựa trên sự nhất trí của những người bị quản lý ( người dân).


Trong những lời đáng ghi nhớ này của bản Tuyên ngôn độc lập Hoa kỳ, Thomas Jefferson đã đưa ra một nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho sự thành lập chính phủ dân chủ. Các chính phủ trong thể chế dân chủ không ban phát các quyền tự do cơ bản mà Jefferson đã nêu, mà chính các chính phủ đó được lập ra để bảo vệ các quyền tự do đó - các quyền mà mọi con người cá nhân hiển nhiên có do sự tồn tại của cá nhân đó.


Theo quan điểm của các nhà triết học ánh sáng của thế kỷ 17 và 18 thì các quyền không thể chuyển nhượng được là các quyền tự nhiên do Tạo hóa ban cho họ. Các quyền này không bị phá hủy khi xã hội dân sự được thiết lập và không một xã hội hay một chính phủ nào có thể xóa bỏ hoặc “ chuyển nhượng” chúng.


Các quyền không thể chuyển nhượng bao gồm các quyền tự do ngôn luận và thể hiện, tự do tín ngưỡng và nhận thức, tự do hội họp và quyền được bảo hộ bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, đây chưa phải là bản liệt kê đầy đủ các quyền mà các công dân có được trong một nền dân chủ. Các xã hội dân chủ đồng thời thừa nhận các quyền dân sự như quyền được xét xử công bằng, và còn lập nên các quyền chủ chốt mà bất kỳ chính phủ dân chủ nào cũng phải duy trì. Vì các quyền này tồn tại không phụ thuộc vào chính phủ, do đó chúng không thể bị luật pháp bãi bỏ cũng như không phụ thuộc vào ý muốn nhất thời của đa số cử tri nào đó.

Ví dụ như điều bổ xung đầu tiên của Hiến pháp Hoa kỳ không đưa ra quyền tự do tín ngưỡng hay tự to báo chí cho dân chúng. Điều bổ xung đó nghiêm cấm quốc hội thông qua các luật vi phạm tới tự do ngôn lụân, tự do tín ngưỡng và quyền hội họp ôn hòa. Nhà sử học, Leonard Levy đã phát biểu:“ Các cá nhân có thể trở nên tự do khi chính phủ của họ không tự do .“
Các nội dung chi tiết và các thủ tục của luật pháp liên quan tới quyền con người cần phải thay đổi tùy theo xã hội, nhưng tất cả các nền dân chủ đều được giao trọng trách trong việc xây dựng một cấu trúc xã hội lập hiến, lập pháp để bảo đảm cho các quyền con người đó.


NGÔN LUẬN

Tự do ngôn luận và thể hiện là huyết mạch của bất kỳ xã hội dân chủ nào. Tranh luận, bỏ phiếu, hội họp và phản kháng, thờ phụng và bảo đảm công lý cho mọi người - tất cả những điều này có được đều dựa trên sự tự do và thông suốt của ngôn luận và thông tin. Patrick Wilson, người Canađa, sáng lập ra chương trình truyền hình Đấu tranh cho Dân chủ đã quan sát thấy:” Dân chủ là trao đổi thông tin: mọi người trao đổi với người khác về các vấn đề chung của họ và gây dựng nên một số phận chung. Trước khi con người tự quản được mình thì họ cần phải được tự do để tự thể hiện mình đã.”


Các công dân trong thể chế dân chủ được sống với một niềm tin chắc chắn là thông qua trao đổi cởi mở về các tư tưởng và quan điểm, chân lý và sự thật sẽ được tìm thấy để chiến thắng sai lầm hay dối trá, đồng thời các quan điểm hay các tư tưởng khác sẽ được nhận biết giá trị rõ hơn, các vấn đề thỏa hiệp cũng được xác định rõ ràng và khi đó con đường dẫn tới tiến bộ, phát triển sẽ được khai thông. Sự cởi mở trong trao đổi càng lớn thì kết quả càng tốt đẹp. Nhà bình luận người Mỹ F.B White đã diễn tả điều đó theo cách sau:” Báo chí trong đất nước tự do của chúng ta được tin cậy và hữu ích cho mọi người không phải vì nó có đặc điểm tốt đẹp nào đó mà chính vì sự đa dạng rất lớn của nó. Chừng nào càng có nhiều chủ thể, mỗi chủ thể đều theo đuổi một sự thật riêng của họ thì chúng ta - những người dân càng có cơ hội đạt tới chân lý và mọi vấn đề luôn được sáng tỏ. Đó là sự an toàn của số đông.”


Trái hẳn với các chế độ độc tài, các chính phủ dân chủ không kiểm soát, ra lệnh hay đánh giá nội dung của ngôn luận viết hoặc nói. Thể chế dân chủ dựa trên các công dân có học vấn và hiểu biết mà khả năng tiếp cận của họ đối với thông tin càng lớn thì càng làm cho họ có nhiều khả năng tham gia đầy đủ hơn vào các hoạt động xã hội. Sự dốt nát sinh ra sự thờ ơ. Thể chế dân chủ đạt được thịnh vượng dựa trên sức mạnh của các công dân luôn được tắm trong các dòng tư tưởng, dữ kiện, ý kiến và sự xét đoán một cách tự do. Nhưng chính phủ nên làm gì trong trường hợp các phương tiện thông tin hoặc một số tổ chức khác lạm dụng quyền tự do ngôn luận để tạo ra các thông tin mà theo đa số là không đúng sự thật, phản cảm, vô trách nhiệm hoặc đơn giản chỉ là khó chấp nhận?


Nói chung, câu trả lời sẽ là: không làm gì cả! đơn giản chỉ là: công việc của chính phủ không phải để xử lý những vấn đề như thế. Nói chung, phương thuốc cho tự do ngôn luận chính là ngôn luận tự do hơn. Điều này có vẻ nghịch lý, nhưng nhân danh ngôn luận tự do, thể chế dân chủ đôi khi phải bảo vệ quyền của các cá nhân và các tổ chức khi họ tự cho rằng các chính sách phi dân chủ đang đàn áp ngôn luận tự do. Các công dân của xã hội dân chủ bảo vệ các quyền này với một niềm tin tưởng là sự tranh luận cởi mở cuối cùng sẽ dẫn tới sự thật lớn hơn và các hành động của dân chúng sẽ khôn ngoan hơn so với khi ngôn luận hay sự bất đồng bị bóp nghẹt.


Hơn thế nữa, lý do cần phải có ngôn luận tự do còn ở chỗ sự đàn áp ngôn luận tự do mà ta thấy đối với ai đó hôm nay sẽ có khả năng là mối đe dọa tới ngôn luận tự do của chính chúng ta vào ngày mai. Một trong những biện luận kinh điển cho quan điểm này là của nhà triết học người Anh John Stuart Mill, ông đã chỉ ra từ năm 1859 trong luận văn “ Bàn về Tự do” rằng toàn dân bị tổn hại khi ngôn luận bị đàn áp. “Nếu dư luận là đúng, họ bị tước đoạt mất cơ hội chuyển sự nhầm lẫn thành sự thật, nếu dư luận là sai, họ mất cơ hội để có được nhận thức rõ ràng hơn và mất cơ hội nhìn nhận sự thật sâu sắc hơn khi được đối chiếu với sai lầm.”


Hệ quả của tự do ngôn luận là quyền của nhân dân được nhóm họp và đòi hỏi một cách ôn hòa chính phủ phải lắng nghe những mối bất bình của họ. Không có quyền hội họp, không có quyền được lắng nghe, khi đó tự do ngôn luận không còn giá trị nữa. Do đó, tự do ngôn luận coi như là vô nghĩa nếu không được gắn bó mật thiết với quyền hội họp, phản kháng và quyền đòi hỏi thay đổi. Các chính phủ dân chủ có thể qui định một cách hợp pháp về thời gian và địa điểm của các cuộc tập hợp và tuần hành chính trị để duy trì hòa bình, nhưng họ cũng không thể sử dụng quyền lực để đàn áp sự phản kháng hoặc ngăn cản các nhóm, các tổ chức phản đối lên tiếng cho công luận nghe rõ.


TỰ DO VÀ NIỀM TIN

Tự do tín ngưỡng, hay nói rộng hơn là tự do về nhận thức có nghĩa là không ai bị đòi hỏi phải tin theo một tôn giáo hoặc một niềm tin nào ngược lại với mong muốn của riêng họ. Hơn nữa, không ai bị trừng phạt hay ngược đãi bằng bất kỳ hình thức nào chỉ vì họ chọn lựa một tôn giáo này chứ không phải tôn giáo khác, hoặc không chọn lựa một tôn giáo nào cả. Nhà nước dân chủ công nhận niềm tin tôn giáo của con người là vấn đề hết sức riêng tư. Theo một nghĩa liên quan, tự do tôn giáo có nghĩa là không một người nào bị chính phủ bắt buộc phải chấp nhận một nhà thờ hoặc một niềm tin chính thức nào cả.


Trẻ em không bị bắt buộc phải theo học ở một trường tôn giáo và không một ai bị đòi hỏi phải tham dự các công việc tôn giáo, cầu nguyện hoặc tham gia vào các hoạt động tôn giáo ngược với ý nguyện của họ. Trải qua lịch sử và truyền thống lâu đời, rất nhiều các quốc gia dân chủ đã thiết lập một cách chính thống các nhà thờ hoặc tôn giáo với sự bảo trợ của nhà nước. Tuy nhiên, điều đó không làm giảm nhẹ trách nhiệm của các chính phủ dân chủ trong vai trò bảo vệ tự do cho các cá nhân mà tín ngưỡng của họ khác với tôn giáo được khuyến khích một cách chính thống.


QUYỀN CÔNG DÂN: QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM

Các thể chế dân chủ dựa trên nguyên tắc là chính phủ tồn tại để phục vụ nhân dân, còn nhân dân không tồn tại để phục vụ chính phủ. Nói cách khác, nhân dân là các công dân của nhà nước dân chủ chứ không phải là đối tượng của nhà nước dân chủ. Khi nhà nước bảo vệ những quyền của các công dân, thì đáp lại, các công dân cho nhà nước lòng trung thành của họ. Dưới một chế độ độc tài, nhà nước tồn tại như một thực thể tách rời xã hội, đòi hỏi lòng trung thành và sự phục vụ từ những người dân của họ mà không có một bổn phận tương xứng nào đối với dân chúng để đảm bảo có được sự nhất trí của người dân đối với các hành động của họ.


Chẳng hạn, khi các công dân trong một xã hội dân chủ đi bầu cử là họ thực thi quyền và trách nhiệm của họ để nhằm xác định ai sẽ là người thay mặt họ thực hiện quản lý xã hội. Trái lại, trong một nhà nước độc tài, những hoạt động bầu cử chỉ nhằm hợp pháp hóa sự lựa chọn đã định sẵn của chế độ. Sự bầu cử trong một xã hội như thế không dính líu gì tới các quyền cũng như trách nhiệm của các công dân, mà chỉ là một sự bày tỏ cưỡng bức sự ủng hộ của công chúng cho chính phủ.

Tương tự, các công dân trong một xã hội dân chủ được tận hưởng quyền tham dự vào các tổ chức không phụ thuộc vào chính phủ và được tự do tham gia vào các hoạt động của xã hội. Đồng thời họ cũng phải chấp nhận nghĩa vụ như quyền tham gia đó: Tự tìm hiểu và học hỏi các vấn đề nảy sinh, biết dung hòa khi xử sự với những người có quan điểm trái ngược, và biết thỏa hiệp khi cần thiết để đạt được thỏa thuận.


Tuy nhiên, trong một nhà nước độc tài chỉ có rất ít hoặc không có các tổ chức hoặc các nhóm tình nguyện tư nhân. Các tổ chức đó, nếu có, không đóng vai trò như các phương tiện cho các cá nhân để tranh luận các vấn đề hay thực hiện các công việc riêng của họ mà họ chỉ phục vụ như một cánh tay của nhà nước để bắt các đối tượng của nhà nước phải phục tùng.


Thực hiện nghĩa vụ quân sự cho ta một ví dụ khác nhau và trái ngược nhau về quyền và trách nhiệm trong các xã hội dân chủ và phi dân chủ. Cả hai loại xã hội đó đều yêu cầu các thanh niên tham gia nghĩa vụ quân sự trong thời bình. Trong nhà nước độc tài, sự bắt buộc này được áp đặt một cách đơn phương. Trong nhà nước dân chủ, thời hạn phục vụ trong quân đội là một nhiệm vụ mà các công dân phải thực hiện thông qua luật của chính phủ do chính các công dân đó bầu ra. Trong mọi xã hội, việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thời bình có thể không được các cá nhân hoan
nghênh. Nhưng người lính-công dân trong một xã hội dân chủ thực hiện nghĩa vụ đó với một nhận thức là họ đang đảm nhiệm một bổn phận mà xã hội của anh ta đã tự cam kết phải thực hiện. Hơn thế nữa, các thành viên trong một xã hội dân chủ có quyền thực hiện nghĩa vụ đó theo cách tập thể hoặc thay đổi bổn phận đó: giải trừ nghĩa vụ quân sự bắt buộc và thành lập quân đội tự nguyện như Hoa kỳ và một số nước khác đã làm; thay đổi thời hạn phục vụ trong quân đội như ở Đức; hoặc ở Thụy sĩ, duy trì một đội ngũ nam giới dự bị cho nghĩa vụ quân sự như một phần cơ bản của quyền công dân.


Quyền công dân trong những ví dụ kể trên dẫn đến một định nghĩa rộng hơn về quyền và nghĩa vụ, bởi lẽ chúng là hai mặt đối lập của một vấn đề. Việc thực hiện các quyền của một cá nhân cũng đồng thời là trách nhiệm của họ phải bảo vệ và nâng cao các quyền đó của chính họ và của người khác. Ngay cả các công dân trong các thể chế dân chủ đã được thiết lập vững mạnh cũng thường hiểu sai mối quan hệ đó và thường chỉ chú ý tới lợi ích của các quyền trong khi phớt lờ các trách nhiệm, nghĩa vụ. Như nhà chính trị học Benjamin Barber ghi nhận:” Dân chủ thường được hiểu như là sự thống trị của số đông và quyền càng được hiểu như sự sở hữu của các cá nhân và dẫn đến như là sự đối lập tất yếu đối với dân chủ số đông.


Nhưng như thế là hiểu sai cả về quyền lẫn dân chủ.”Chúng ta nhận thấy một sự thật chắc chắn là khi các công dân thực hiện các quyền cơ bản hay quyền không thể chuyển nhượng được - như tự do ngôn luận, hội họp và tôn giáo thì chính các quyền đó sẽ thiết lập nên các giới hạn đối với mọi chính phủ được xây dựng trên cơ sở dân chủ. Do đó những quyền cá nhân chính là bức tường thành ngăn chặn sự lạm dụng của chính phủ hoặc bất kỳ số đông chính trị nhất thời nào.


Nhưng theo một nghĩa khác, các quyền cũng như các cá nhân con người, không hoạt động một cách cô lập. Quyền không phải là sự sở hữu riêng của cá nhân mà nó chỉ tồn tại khi nó được thừa nhận bởi các công dân khác của xã hội. Cử tri, như nhà triết học người Mỹ Sidney Hook đã diễn tả đó là “ người trông coi sau chót đối với sự tự do của chính họ.”. Với quan điểm này thì chính phủ dân chủ do dân bầu và có trách nhiệm trước dân không thể là kẻ đối lập với các quyền cá nhân mà phải là người bảo hộ các quyền đó. Chính khi nâng cao các quyền lợi của họ mà các công dân trong một thể chế dân chủ thực hiện các nghĩa vụ và bổn phận của họ.



Nói rộng ra thì các nghĩa vụ này bao gồm cả sự tham gia vào các hoạt động dân chủ để đảm bảo dân chủ được thực hiện. Ở mức tối thiểu, các công dân nên tự tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề bức xúc đang diễn ra trong xã hội của họ, như việc bỏ phiếu bầu cho các vị trí lãnh đạo cao cấp sao cho sáng suốt. Và thực hiện một số nghĩa vụ khác như tham gia đoàn hội thẩm trong các phiên tòa dân sự hoặc hình sự một cách tự nguyện hoặc đôi khi tuân theo luật qui định.



Cốt lõi của hành động dân chủ là sự tham gia của các công dân một cách tích cực và tự do lựa chọn vào trong đời sống công cộng của cộng đồng hay quốc gia của họ. Nếu không duy trì được sự tham gia rộng rãi này, dân chủ sẽ tàn lụi và trở thành đặc quyền cho một nhóm nhỏ đã được lựa chọn trong các tổ chức. Nhưng với sự cam kết tích cực của các cá nhân trong toàn xã hội, các thể chế dân chủ có thể vượt qua các cơn bão chính trị hay kinh tế - là các vấn đề không thể tránh khỏi đối với mọi xã hội, mà không phải hy sinh các quyền lợi và sự tự do mà họ đã tuyên thệ gìn giữ.
Sự tham gia tích cực vào đời sống xã hội thường được hiểu một cách hạn hẹp như là sự tranh giành các vị trí chính trị. Nhưng sự tham gia của các công dân trong một xã hội dân chủ mang ý nghĩa rộng lớn hơn rất nhiều việc chỉ tham gia vào các cuộc tranh cử.

Ở mức độ tỉnh hoặc địa phương, các công dân có thể tham gia vào những việc như họat động trong các ủy ban trường học, thành lập các nhóm cộng đồng hoặc kể cả giữ các vị trí lãnh đạo ở địa phương. Ở mức độ bang, tỉnh, hoặc quốc gia, các công dân có thể đóng góp ý kiến của họ bằng cách phát biểu hoặc gửi văn bản tới các cuộc tranh luận về các vấn đề công cộng hoặc họ có thể tham gia vào các đảng chính trị, liên đoàn lao động hoặc các tổ chức tình nguyện. Cho dù ở mức độ nào, một nền dân chủ lành mạnh cũng dựa trên sự tham gia liên tục, công khai của số đông công dân.



Diane Ravitch đã viết:” Dân chủ là một quá trình, một cách thức sống và làm việc cùng nhau. Đó là một quá trình luôn phát triển chứ không đứng im. Nó đòi hỏi sự hợp tác, thỏa hiệp, và dung hòa giữa các công dân. Làm cho dân chủ được thực hiện là một điều khó khăn chứ không dễ dàng. Tự do đồng nghĩa với nghĩa vụ chứ không phải tự do từ nghĩa vụ.”


Thể chế dân chủ là sự biểu hiện các lý tưởng về tự do và tự thể hiện, nhưng nó cũng là sự thể hiện rõ ràng về bản chất của loài người. Nó không đòi hỏi con người phải có một đạo đức toàn diện, nó chỉ đòi hỏi con người phải có trách nhiệm. Như nhà thần học người Mỹ Reinhold Nieburh đã phát biểu:” Khả năng của con người đấu tranh cho sự công bằng sẽ tạo nên dân chủ, nhưng sự suy đồi của con người dẫn tới bất công sẽ tạo nên đòi hỏi tất yếu của dân chủ.”


CÁC QUYỀN CON NGƯỜI VÀ CÁC MỤC TIÊU CHÍNH TRỊ

Như một nguyên lý, sự bảo vệ quyền con người được ủng hộ ở khắp nơi: được đưa vào hiến pháp của các nước trên khắp thế giới cũng như được đưa vào trong Hiến chương Liên hợp quốc hoặc trong các thỏa thuận quốc tế như thỏa ước Helsinki ( hội nghị về an ninh và hợp tác châu Âu - CSCE ).Nhưng việc phân biệt các loại quyền khác nhau của con người lại là một vấn đề khác. Gần đây, có một xu thế, đặc biệt lưu hành trong các tổ chức quốc tế, là mở rộng các quyền cơ bản của con người. Từ các tự do cơ bản về ngôn luận và đối xử bình đẳng trước pháp luật, các tổ chức đó bổ xung thêm các quyền có việc làm, quyền được hưởng giáo dục, quyền có tính văn hóa riêng hay quốc tịch và có điều kiện sống thích hợp.


Các đề nghị đó đều là những nguyện vọng có ý nghĩa, nhưng khi những yêu cầu như thế trở thành quyền sẽ có nguy cơ làm giảm giá trị ý nghĩa của các quyền cơ bản của người công dân, của con người . Hơn nữa, chúng làm giảm đi sự phân biệt giữa các quyền mà mọi cá nhân đều có và cũng làm sao nhãng mục tiêu mà mọi cá nhân, mọi tổ chức, mọi chính phủ quyết tâm phấn đấu để đạt được.


Để bảo vệ các quyền không thể chuyển nhượng được, như quyền tự do ngôn luận, các chính phủ phải biết kiềm chế bằng cách tự giới hạn các hành động của mình. Trong khi để khuyến khích giáo dục, phát triển y tế và đảm bảo công ăn việc làm lại đòi hỏi chính phủ điều ngược lại: chính phủ phải tích cực tham gia trong việc thúc đẩy một số chính sách và chương trình xã hội. Sự chăm sóc đầy đủ về sức khỏe và các cơ hội giáo dục phải là quyền lợi đương nhiên của mọi trẻ em.

Nhưng điều đáng buồn là trên thực tế không phải như vậy, và khả năng của mỗi xã hội để đạt được mục tiêu này cũng rất khác nhau. Tuy nhiên, trong khi mong muốn biến tất cả mọi khát vọng của loài người trở thành quyền của con người, vô hình chung các chính phủ đang có nguy cơ làm tăng thêm chủ nghĩa hoài nghi và mang lại sự coi nhẹ đối với tất cả các quyền của con người.


CÁC QUYỀN CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI

Tự do ngôn luận, thể hiện và tự do báo chí.Tự do tôn giáo.Tự do hội họp và lập hội.Quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật.Quyền được tố tụng đúng đắn và xét xử công bằng.


NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT PHÁPSỰ BÌNH ÐẲNG VÀ LUẬT PHÁP

Quyền bình đẳng trước pháp luật hay sự bảo vệ bình đẳng của luật như vẫn được phát biểu là một yếu tố cơ bản đối với bất kỳ một xã hội công bằng và dân chủ nào. Bất kể giàu hay nghèo, đa số vô thần hay thiểu số tôn giáo, liên minh chính trị của nhà nước hay phe đối lập, tất cả đều được hưởng sự bảo hộ bình đẳng của pháp luật.


Nhà nước dân chủ không đảm bảo là cuộc sống sẽ đối xử bình đẳng với tất cả mọi người do đó nó cũng không có trách nhiệm để thực hiện điều đó. Tuy nhiên, John P. Frank - chuyên gia về luật hiến pháp đã viết: “ Nhà nước không được áp đặt thêm các điều bất công cho xã hội trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nhà nước cần phải đối xử công bằng và bình đẳng với tất cả mọi người dân của nó”.Không ai có quyền cao hơn luật, hơn nữa, luật chính là sáng tạo của con người chứ không phải là sự áp đặt lên con người. Công dân của thể chế dân chủ cầu viện tới luật vì họ hiểu rằng, bằng cách gián tiếp, họ đang cầu viện tới chính họ - là những người đã tạo ra luật. Khi luật được xây dựng bởi chính người dân - người phải phục tùng luật đó sau này thì khi đó cả luật và dân chủ sẽ cùng được thực thi.


THỰC THI ÐÚNG CÁCH

Frank chỉ ra rằng trong bất kỳ một xã hội nào của lịch sử thì những người nắm quyền quản lý hệ thống tư pháp hình sự đều có khả năng dẫn tới sự lạm dụng và dễ có hành động bất công. Nhân danh nhà nước, các cá nhân có thể bị bỏ tù, tài sản bị tịch thu, bị hành hạ, bị đi đầy và bị hành quyết mà không có sự chứng minh hợp pháp, và thường cũng không có một kết tội công khai nào. Không có một xã hội dân chủ nào chấp nhận những lạm dụng như thế.Mọi nhà nước bắt buộc phải có quyền lực để duy trì trật tự và xử phạt tội phạm, nhưng các nguyên tắc và thủ tục để nhà nước thực thi pháp luật bắt buộc phải được công khai, rõ ràng, không che dấu, không tùy tiện, không được sử dụng vào mục đích chính trị của nhà nước.


CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN ÐỂ THỰC THI LUẬT ÐÚNG CÁCH TRONG MỘT THỂ CHẾ DÂN CHỦ

Cảnh sát không có quyền vào và lục soát bất kỳ ngôi nhà của người dân nào nếu không có lệnh của tòa án với lý do rõ ràng. Thể chế dân chủ không cho phép cảnh sát mật gõ cửa nhà dân vào lúc nửa đêm.
Không ai bị bắt, giam giữ nếu không có văn bản rõ ràng chỉ ra sự vi phạm. Những người đó không phải chỉ được biết lý do chính xác của sự kết tội chống lại họ mà còn phải được trả tự do ngay lập tức nếu tòa thấy sự kết tội đó không có chứng cứ và sự bắt giữ là vô lý.Không được kéo dài thời gian giam giữ đối với người bị cho là có tội, họ cần phải được đưa ra xét xử trước công luận một cách không chậm trễ, được đối diện và chất vấn trước những người kết tội họ.Nhà chức trách phải chấp nhận thả tự do khi người bị coi là có tội đã đóng tiền bảo lãnh hoặc theo một số điều kiện nào đó trong khi chờ phiên tòa xét xử, nếu như ít có nguy cơ người đó trốn chạy hay gây thêm tội ác. Các hình phạt độc ác hay bất bình thường so với truyền thống hay qui luật của xã hôi phải được ngăn cấm.


Không ai có thể bị cưỡng ép tự làm chứng chống lại họ. Cần phải nghiêm cấm tuyệt đối mọi hành động tự kết tội một cách cưỡng bức. Như một hệ quả tất yếu, cảnh sát không được sử dụng sự hành hạ hoặc sự lạm dụng về thân thể hay tinh thần đối với người bị tình nghi trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Hệ thống luật pháp trong đó ngăn cấm sự thú tội cưỡng bức sẽ làm giảm ngay lập tức động cơ của cảnh sát sử dụng sự hành hạ, đe dọa hoặc bất kỳ một hình thức lạm dụng nào để có được thông tin, ngay cả tòa án cũng không cho phép đưa các thông tin kiểu đó ra trước tòa xét xử để chứng minh.


Mọi người đều không thể bị kết tội kép: không thể bị kết tội hai lần cho cùng một tội. Bất kỳ người nào đã được tòa xử vô tội đều có thể không bao giờ bị kết tội lại với cùng hành vi đó.Vì khả năng lạm dụng quyền của các nhà chức trách, do đó mọi luật ex post facto đều bị bãi bỏ ( luật ex post facto là các luật được xây dựng sau khi đã xảy ra sự kiện để người nào đó có thể bị kết án cho dù điều luật đó không có hiệu lực vào thời điểm xảy ra sự kiện).

Bị đơn có thể có thêm sự bảo hộ để chống lại các cưỡng bức của nhà nước. Ví dụ tại Hoa kỳ, người bị kết tội có quyền có luật sư làm đại diện cho họ trong suốt quá trình tiến hành tố tụng kể cả khi chính bản thân họ không đủ tiền để chi phí cho sự đại diện hợp pháp đó. Cảnh sát phải thông báo cho người bị tình nghi về các quyền của họ vào lúc bị bắt, kể cả quyền có luật sư, quyền giữ im lặng ( để tránh cưỡng bức nhận tội).


Một thủ đoạn bất công thường thấy là kết tội các bên đối lập vào tội phản bội tổ quốc ( phản quốc). Do đó, tội phản quốc bắt buộc phải được giới hạn một cách thận trọng về định nghĩa để nó không bị lợi dụng trở thành vũ khí dập tắt mọi phê phán, góp ý đối với chính phủ. Các giới hạn đó không có nghĩa là làm suy giảm quyền lực của nhà nước để thực thi luật pháp và trừng phạt tội phạm. Mà ngược lại, hệ thống tư pháp hình sự trong một xã hội dân chủ sẽ đạt được hiệu quả khi sự quản lý của nó được chính người dân đánh giá là công bằng và có tác dụng bảo vệ cho mọi quyền cá nhân cũng như lợi ích chung của xã hội.


Các thẩm phán có thể được chỉ định hay được bầu cho một nhiệm kỳ giới hạn hoặc vô hạn. Mặc dù được chọn, nhưng điều cốt yếu là họ phải độc lập, không bị phụ thuộc vào thế lực chính trị cầm quyền để đảm bảo tính vô tư trong công việc.Các thẩm phán không thể bị truất quyền nếu chỉ vì các lý do không quan trọng hay chỉ thuần túy vì chính trị,họ chỉ bị truất quyền khi phạm các tội nghiêm trọng hoặc có hành động nguy hiểm và phải tiến hành theo đúng các thủ tục tố tụng và đưa ra tòa xét xử.


HIẾN PHÁP

Nền tảng chính xây dựng nên một chính phủ dân chủ đó là hiến pháp - đó là sự tuyên bố chính thức các qui định, các giới hạn, các thủ tục và các định chế. Hiến pháp của một quốc gia là bộ luật tối cao của lãnh thổ đó, và tất cả mọi công dân, từ thủ tướng tới người dân đều chịu sự chi phối của nó. Ở mức độ tối thiểu, hiến pháp ( thường được hệ thống hóa thành một văn bản duy nhất) xây dựng quyền lực cho chính phủ quốc gia, mang lại sự đảm bảo cho các quyền cơ bản của con người và đưa ra các thủ tục hoạt động cơ bản cho chính phủ.


Mặc dù phải có tính ổn định và phổ quát, hiến pháp cũng buộc phải có khả năng thay đổi và bổ xung khi hiến pháp trở nên lạc hậu. Hiến pháp bằng văn bản lâu đời nhất là hiến pháp Hoa kỳ, bao gồm bảy điều chính và 27 phần bổ xung. Tuy nhiên, văn bản này chỉ là nền tảng cho vô số các quyết định pháp lý, các đạo luật, các quyết định của tổng thống và các thực thi theo truyền thống đã được xây dựng qua suốt 200 năm tồn tại và làm cho Hiến pháp Hoa kỳ luôn sống động và thực tiễn.

Kiểu phát triển của hiến pháp như thế diễn ra ở mọi thể chế dân chủ. Nói chung, có hai trường phái tư tưởng về quá trình bổ xung hoặc thay đổi hiến pháp. Một trường phái chấp nhận quá trình thay đổi khó khăn, đòi hỏi nhiều bước và phải có sự chấp thuận của đa số lớn. Như thế, hiến pháp ít bị thay đổi và chỉ thay đổi khi có các lý do bắt buộc cùng với sự ủng hộ của công chúng. Đây chính là mô hình của Hiến pháp Hoa kỳ, là sự công bố ngắn gọn các nguyên tắc tổng quát, các quyền lực và các giới hạn đối với chính phủ, đồng thời liệt kê rõ ràng và chi tiết hơn về các trách nhiệm, các thủ tục của chính phủ, cũng như chỉ rõ các quyền cơ bản của công dân trong điều khoản về đạo luật các quyền.


Một cách khác đơn giản hơn để bổ xung, thay đổi hiến pháp mà nhiều quốc gia hiện đang sử dụng là các bổ xung có thể được chấp nhận bởi cơ quan lập pháp và được thông qua các cử tri trong lần bầu cử tiếp theo. Các hiến pháp thay đổi theo cách này có thể khá dài, với những điều khoản cụ thể mà chúng chỉ khác chút ít so với phần tổng quát của pháp luật.Chưa có một hiến pháp nào như hiến pháp Hoa kỳ, được viết trong thế kỷ 18, lại có thể tồn tại không thay đổi cho tới tận cuối thế kỷ 20. Tương tự, không có một hiến pháp nào đang có hiệu lực ngày hôm nay có thể tồn tại cho tới thế kỷ tới mà không có khả năng thay đổi - mặc dù vẫn phải bám sát theo các nguyên tắc về quyền cá nhân, thực thi đúng cách và chính phủ dựa trên sự nhất trí của người dân.


BẦU CỬMẤU CHỐT CỦA BẦU CỬ


Bầu cử là một định chế trọng tâm của các chính phủ dân chủ kiểu đại diện. Vì trong một nền dân chủ, quyền lực của nhà nước chỉ được thực thi khi có sự nhất trí của người dân ( người bị quản lý). Cơ chế căn bản để chuyển sự nhất trí đó thành quyền lực nhà nước là tổ chức bầu cử tự do và công bằng.
Tất cả các nền dân chủ hiện đại đều tổ chức bầu cử, nhưng không phải tất cả các cuộc bầu cử đều là dân chủ. Các chế độ độc tài cánh hữu (right-wing dictatorships), các chế độ Mácxít và các chế độ độc đảng cũng tiến hành bầu cử để hợp pháp hóa cho quyền lực của họ. Trong các cuộc bầu cử như thế, có thể chỉ có một ứng cử viên hoặc một nhóm ứng cử viên mà không có sự lựa chọn nào khác. Các cuộc bầu cử đó có thể đề cử nhiều ứng cử viên cho một vị trí, nhưng chỉ có các ứng cử viên được sự chấp thuận của chính phủ mới được đảm bảo chọn lựa với những thủ thuật hoặc sự hăm dọa các ứng cử viên khác. Một số cuộc bầu cử có thể có sự lựa chọn thực sự, nhưng chỉ được thực hiện trong nội bộ đảng cầm quyền. Tất cả các loại bầu cử đó đều không phải dân chủ.

THẾ NÀO LÀ BẦU CỬ DÂN CHỦ ?

Jaene Kirkpatrick, nhà nghiên cứu và cựu đại sứ Hoa kỳ tại Liên hợp quốc đã đưa ra định nghĩa sau: “ Các cuộc bầu cử dân chủ không đơn thuần là biểu tượng cho một thể chế, mà là các hoạt động mang tính chất cạnh tranh, định kỳ, đầy đủ và xác định, trong đó các nhân vật chủ chốt của chính phủ được bầu lên do chính những công dân được hưởng quyền tự do phê phán, chỉ trích chính phủ, xuất bản các phê phán và đề xuất các lựa chọn khác một cách công khai.”Nguyên tắc trên đây của Kirkpatrick muốn nói lên điều gì?


Đó là các cuộc bầu cử dân chủ mang tính cạnh tranh. Các đảng đối lập và các ứng cử viên phải được hưởng quyền tự do ngôn luận, quyền tập hợp nhau và biểu tình khi cần thiết để thể hiện tiếng nói phê phán chính phủ một cách công khai và giới thiệu các chính sách cũng như các ứng cử viên cho cử tri. Việc đơn giản chấp nhận phe đối lập tham dự bỏ phiếu kín cũng chưa đủ là dân chủ. Bầu cử mà trong đó phe đối lập bị cấm sử dụng các phương tiện thông tin phát sóng (radio, TV) hoặc bị sách nhiễu hoặc các tờ báo của họ bị kiểm duyệt thì cũng không phải là dân chủ. Đảng cầm quyền có thể được hưởng lợi thế trong phân chia vị trí trí cầm quyền, nhưng các nguyên tắc và cách thức bầu cử phải công bằng.


Tính Định kỳ của bầu cử dân chủ: Các thể chế dân chủ không bầu các nhà độc tài hay các tổng thống cho cả đời họ. Các công chức được bầu phải có trách nhiệm với nhân dân và họ phải quay lại gặp các cử tri theo định kỳ để có được sự nhất trí cho họ tiếp tục giữ quyền hay không. Nghĩa là các công chức trong thể chế dân chủ phải chấp nhận rủi ro có thể bị bãi miễn khỏi chức vụ. Chỉ có một ngoại lệ đó là vị trí thẩm phán, để ngăn cách họ khỏi áp lực của công chúng và đảm bảo tính vô tư trong công việc, các thẩm phán có thể được bầu hoặc chỉ định suốt đời và chỉ bị phế truất khi mắc các sai lầm nghiêm trọng.


Tính Đầy đủ của bầu cử dân chủ: Việc xác định các công dân và cử tri phải đủ rộng để bao gồm một tỷ lệ lớn các công dân trưởng thành. Một chính phủ do một nhóm nhỏ và độc quyền lựa chọn không phải là dân chủ, cho dù cách thể hiện hoạt động của nó là dân chủ. Một trong những đấu tranh vĩ đại của dân chủ trong lịch sử là cuộc đấu tranh của những nhóm bị khai trừ ( sắc tộc, tôn giáo,phụ nữ ) đòi quyền công dân đầy đủ để có quyền bầu cử và đề cử vào các vị trí lãnh đạo. Ví dụ, tại Hoa kỳ, khi Hiến pháp ký vào năm 1787 thì chỉ những người da trắng sở hữu tài sản mới có quyền bầu cử và đề cử. Tiêu chuẩn sở hữu này chấm dứt vào đầu thế kỷ 19 và tới năm 1920 phụ nữ mới giành được quyền bầu cử. Đối với người Mỹ da đen thì mãi tới phong trào đòi quyền dân chủ diễn ra vào những năm 1960 mới giành được quyền bầu cử đầy đủ tại phía nam Hoa kỳ. Và cuối cùng, tới năm 1971 các công dân trẻ tuổi mới được trao quyền bầu cử khi Hoa kỳ hạ tuổi bầu cử từ 21 xuống 18 tuổi.


Tính Xác định của bầu cử dân chủ: bầu cử dân chủ để xác định sự lãnh đạo cho chính phủ. Những vị đại diện cho dân chúng được bầu thông qua hình thức phổ thông để nắm quyền lực mà quyền lực này sẽ bị luật pháp và hiến pháp chi phối, điều chỉnh. Họ không phải là những nhà lãnh đạo bù nhìn hay tượng trưng.


Sau cùng, các cuộc bầu cử dân chủ không bị hạn chế trong việc lựa chọn các ứng cử viên. Các cử tri cũng có thể phải quyết định các vấn đề chính sách một cách trực tiếp thông qua trưng cầu dân ý và các sáng kiến được đưa vào bỏ phiếu kín. Ví dụ, tại Hoa kỳ, các vấn đề lập pháp có thể phải quyết định trực tiếp trước các cử tri. Khi có một sáng kiến luật, chính các công dân có thể thu thập một số lượng chữ ký đủ theo qui định ( thường theo tỷ lệ % số cử tri đăng ký tại chính phủ) và yêu cầu vấn đề đó phải được đưa ra bỏ phiếu trong lần tiếp theo, ngay cả khi có sự phản đối của cơ quan lập pháp chính phủ hay thống đốc. Như tại bang California, các cử tri phải xử lý hàng tá các sáng kiến luật mỗi khi tổ chức bầu cử, từ những vấn đề liên quan tới ô nhiễm môi trường tới vấn đề giá bảo hiểm ô-tô.


ÐẠO ÐỨC DÂN CHỦ VÀ PHE ÐỐI LẬP TRUNG THÀNH


Các nền dân chủ được phát triển trên cơ sở tính công khai và tính trách nhiệm, với một điểm đặc biệt quan trọng là hành động tự bầu cử. Để loại bỏ hình thức tự do bỏ phiếu kín và hạn chế tối đa khả năng hăm dọa khi bầu cử, cử tri phải được quyền loại bỏ các hoạt động bỏ phiếu kín bí mật, đồng thời phải bảo vệ được các thùng phiếu và việc kiểm phiếu phải được tiến hành công khai tối đa có thể, khi đó các công dân mới tin tưởng rằng kết quả bầu cử là chính xác và chính phủ đã được thành lập do chính sự nhất trí của họ.


Một trong những khái niệm khó khăn nhất để một số người chấp nhận, đặc biệt là ở những quốc gia đang trải qua thời kỳ chuyển giao quyền lực có tính chất lịch sử trước mũi súng là khái niệm “ phe đối lập trung thành”. Tuy nhiên, ý tưởng này lại có tính chất sống còn cho dân chủ, khái niệm này có nghĩa là các bên trong một thể chế dân chủ cùng chia sẻ một cam kết chung hướng tới các giá trị cơ bản của xã hội. Các đối thủ chính trị không cần thiết phải thương yêu nhau, nhưng họ phải biết chấp nhận nhau và thừa nhận vai trò quan trọng và hợp pháp của nhau. Hơn nữa, các nguyên tắc cơ bản của xã hội phải khuyến khích sự dung hòa và sự lễ độ trong các tranh luận xã hội.Khi bầu cử kết thúc, người thua cuộc chấp nhận sự quyết định của cử tri. Nếu đảng cầm quyền thua cuộc, sự chuyển giao quyền lực sẽ diễn ra một cách hòa bình.


Cho dù ai thắng cuộc, các bên đều nhất trí hợp tác với nhau để giải quyết các vấn đề chung của xã hội. Những người thua cuộc, nay trở thành bên đối lập chính trị, biết rằng họ sẽ không bị mất cuộc sống hay phải ra tòa. Ngược lại, bên đối lập, cho dù họ gồm một hay nhiều đảng phái khác nhau, có thể tiếp tục tham gia vào đời sống xã hội với một nhận thức là họ đang đóng vai trò quan trọng trong một nền dân chủ xứng đáng với tên gọi như thế. Không phải họ trung thành với các chính sách cụ thể của chính phủ mà họ trung thành với tính hợp pháp cơ bản của nhà nước và trung thành với quá trình dân chủ.


Khi tới lần bầu cử tiếp theo, các đảng đối lập lại có cơ hội để cạnh tranh quyền lực. Hơn nữa, xã hội đa nguyên, do số người nắm quyền lực trong chính phủ chỉ có giới hạn, còn tạo cơ hội tranh cử cho những người thua cuộc vào các vị trí quyền lực công cộng khác ngoài chính phủ. Những người thua cuộc trong bầu cử có thể lựa chọn tiếp tục hoạt động như một đảng đối lập chính thức, hoặc họ cũng có thể quyết định tham gia vào các hoạt động chính trị, các tranh luận công cộng thông qua viết sách báo, giảng dạy hoặc liên kết với các tổ chức tư nhân quan tâm tới các vấn đề chính sách xã hội. Cuối cùng, bầu cử dân chủ không phải là cuộc chiến đấu một mất một còn mà chỉ là sự cạnh tranh để được phục vụ xã hội.


VĂN HÓA DÂN CHỦMỘT NỀN VĂN HÓA CỦA CÔNG DÂN


Dân chủ không chỉ là một tập hợp các tổ chức hay các định chế của nó. Một nền dân chủ lành mạnh chỉ có được trên cơ sở một nền văn hóa dân chủ của công dân. Văn hóa ở đây không nói đến nghệ thụât, văn học hay âm nhạc mà nên hiểu theo nghĩa, theo Diane Ravitch, là “cách ứng xử, thói quen và các qui phạm nhằm xác định khả năng tự quản của người dân”.



Tác giả viết tiếp “ hệ thống chính trị độc đoán khuyến khích một nền văn hóa thụ động và lãnh cảm. Chế độ đó tìm cách tạo nên tính cách công dân dễ bảo và qui phục. Ngược lại, nền văn hóa công dân của một xã hội dân chủ được xây dựng bởi các hoạt động tự do lựa chọn của các cá nhân và các tổ chức. Các công dân trong một xã hội tự do được tự theo đuổi các ham muốn của họ, được thực hiện các quyền và tự chịu trách nhiệm đối với cuộc sống của họ. Họ tự quyết định cho mình mọi vấn đề từ nơi làm việc, cái họ muốn làm, nơi sinh sống, có tham gia vào đảng chính trị hay không, cái họ muốn đọc,...Đó là các quyết định mang tính cá nhân chứ không phải là chính trị.”
Văn học, nghệ thuật, sân khấu, điện ảnh - các thể hiện nghệ thuật của một nền văn hóa cũng tồn tại không phụ thuộc vào chính phủ. Xã hội dân chủ có thể ủng hộ hoặc khuyến khích các nghệ sĩ, nhà văn, nhưng không đặt ra các tiêu chuẩn nghệ thuật, không quyết định giá trị sáng tác hay kiểm duyệt các tác phẩm nghệ thuật. Các nghệ sỹ không phải là nhân viên của nhà nước hay là người phục vụ cho nhà nước. Sự đóng góp trước tiên của nền dân chủ cho nghệ thuật là sự tự do - tự do sáng tạo, tự do thể nghiệm, tự do thể hiện thế giới của tinh thần và trí tuệ của nhân loại.


DÂN CHỦ VÀ GIÁO DỤC

Giáo dục là bộ phận xương sống của bất kỳ xã hội nào và càng đặc biệt quan trọng đối với nền dân chủ. Thomas Jeffeson đã viết: “ nếu một dân tộc nào hy vọng trở nên ngu dốt và tự do trong một kỷ nguyên văn minh tức là dân tộc đó đã mong muốn một điều chưa bao giờ xảy ra và cũng sẽ không bao giờ xảy ra.”
Trái với các xã hội độc đoán luôn tìm cách khắc sâu thái độ chấp nhận thụ động vào dân chúng, mục đích giáo dục trong một xã hội dân chủ là đào tạo nên những công dân có tính cách độc lập, khả năng lập luận, đầu óc phân tích mà hiện nay các tính cách công dân đó đã trở thành các phương châm, tập quán hết sức quen thuộc của thể chế dân chủ. Giáo sư Vanderbilt Chester E.Finn, Jr. đã phát biểu trước các nhà giáo dục ở Nicaragua:” Có thể ngay khi sinh ra con người đã có niềm khát khao tự do cá nhân, nhưng để có được sự tự do đó cho chính họ và con cháu họ thì con người cần phải được giáo dục, huấn luyện để có những hiểu biết về xã hội và chính trị để đòi hỏi các quyền tự do đó.”
Từ quan điểm đó, nhiệm vụ của giáo dục trong một thể chế dân chủ không chỉ để ngăn chặn sự tuyên truyền cho các chế độ độc đoán hay chỉ mang lại các giá trị chính trị trung lập. Điều đó là không thể, vì mọi nền giáo dục đều truyền tải được các giá trị có chủ đích hoặc không có chủ đích. Trên thực tế, các sinh viên có thể được dạy về các nguyên lý của dân chủ theo một tinh thần tranh luận cởi mở mà bản thân tinh thần này cũng đã là một giá trị dân chủ quan trọng, đồng thời các sinh viên cũng được khuyến khích phê phán, đả phái lối tư duy cổ điển bằng các lý luận và các nghiên cứu cẩn trọng. Có thể đó sẽ là các tranh luận gay gắt, nhưng các giáo trình giảng dạy của nền dân chủ không né tránh các sự kiện, hiện tượng có thể gây tranh cãi hoặc không dễ chịu.Finn cho rằng: “ giáo dục đóng một vai trò độc lập trong các xã hội tự do.
Trong khi các nền giáo dục của các chế độ khác chỉ là công cụ cho chính chế độ đó. Trong thể chế dân chủ thì chế độ là người phục vụ cho nhân dân - những người có khả năng lập nên, duy trì và cải tổ chế độ đó, khả năng này phụ thuộc phần lớn vào chất lượng và hiệu quả của nền giáo dục mà họ đã tiếp thu. Có thể nói rằng giáo dục trong thể chế dân chủ giúp cho sự tự do phát triển mãi mãi.
XUNG ÐỘT, THỎA HIỆP, ÐỒNG THUẬN
Loài người mang trong mình rất nhiều ham muốn đôi khi trái ngược nhau. Con người vừa muốn an toàn, lại cũng ưa thích mạo hiểm; con người khát vọng tự do cá nhân nhưng lại cũng đòi hỏi sự bình đẳng.Dân chủ cũng như thế. Rất nhiều các vấn đề căng thẳng, thậm chí nghịch lý, luôn hiện diện trong bất kỳ một xã hội dân chủ nào. Theo Laray Diamond - đồng chủ bút tạp chí Dân chủ ( Journal of Democracy) và là nhà nghiên cứu tại học viện Hoover, một nghịch lý trung tâm là sự tồn tại giữa xung đột và đồng thuận. Theo nhiều cách định nghĩa thì dân chủ không có gì khác là một tập hợp các nguyên tắc nhằm quản lý được các xung đột. Đồng thời, các xung đột cần phải được giải quyết trong khuôn khổ một số nguyên tắc nhất định và phải dẫn tới kết quả là thỏa hiệp, đồng thuận hoặc các thỏa thuận khác mà tất cả các bên đều chấp nhận nó có tính hợp pháp. Bất kể một sự thiên vị cho bên nào cũng có nguy cơ đe dọa sự toàn vẹn của cam kết chung đối với xã hội. Nếu các nhóm, các tổ chức chỉ nhận thức dân chủ không hơn một diễn đàn để áp đặt các yêu cầu của mình thì xã hội có thể tan vỡ ngay trong diễn đàn đó.

Nếu chính phủ dùng áp lực thái quá để đạt được sự đồng thuận hoặc đàn áp tiếng nói của dân chúng thì xã hội cũng có thể bị tan nát ngay.
Câu trả lời sẽ là không có câu trả lời đơn lẻ hoặc dễ dàng. Dân chủ không phải là một cỗ máy có thể tự hoạt động với các nguyên tắc và các cơ chế hoạt động thích hợp. Xã hội dân chủ đòi hỏi sự cam kết của các công dân cùng chấp nhận tính chất không tránh khỏi của xung đột cũng như sự cần thiết của dung hòa.



Điều quan trọng là chúng ta phải nhận thức được rằng rất nhiều các xung đột trong một xã hội dân chủ không phải là vấn đề loại bỏ cái “đúng” hay “ cái “sai” mà là sự diễn đạt khác nhau về quyền dân chủ và các ưu tiên trong xã hội. Có rất nhiều các tranh luận như thế tại Hoa kỳ. Ví dụ: liệu có hợp lý không khi phân bổ một tỷ lệ công việc nào đó cho các nhóm thiểu số trước đây đã bị phân biệt đối xử? Nhà nước có quyền lấy nhà của ai để mở một con đường không cần thiết? Ai có lợi khi nhà nước tìm cách cấm đốn gỗ với lý do bảo vệ thế giới hoang dã, nhưng lại ảnh hưởng tới việc làm và kinh tế của một số người sống phụ thuộc vào ngành công nghiệp gỗ? Quyền công dân có bị vi phạm không? hoặc quyền lợi của cộng đồng có được bảo vệ không? khi cảnh sát có thể bắt mọi người dừng lại một cách ngẫu nhiên để kiểm soát buôn lậu ma túy.


Đó là những vấn đề không đơn giản và những qui tắc rộng lớn của dân chủ chỉ có ý nghĩa như các chỉ dẫn giúp cho việc đề cập và phân tích các vấn đề đó. Trên thực tế thì câu trả lời cũng thay đổi theo thời gian. Đó cũng là lý do nền văn hóa dân chủ được phát triển mạnh mẽ. Tối thiểu thì các cá nhân, các nhóm khác nhau buộc phải có thiện chí dung hòa sự khác nhau của các bên khác, phải thừa nhận mỗi bên đều có quyền và quan điểm hợp pháp.

Các bên tham gia tranh cãi, cho dù ở cấp độ địa phương hay nghị viện, sau đó đều có thể gặp nhau trên tinh thần thỏa hiệp để tìm một giải pháp cụ thể để cùng nhau xây dựng trên những nguyên tắc chung của đa số và quyền thiểu số. Trong một số trường hợp có thể phải viện tới hình thức bỏ phiếu, nhưng thường các nhóm có thể đạt được sự đồng thuận thân thiện hoặc sự hòa giải thông qua tranh luận và thỏa hiệp. Các quá trình tranh luận, hòa giải đó sẽ mang lại lợi ích cho việc xây dựng sự tin cậy cần thiết cho các bên trong việc giải quyết các vấn đề trong tương lai.


Theo Diane Ravitch: “ Liên minh để Xây dựng” là “ Tinh hoa của hoạt động dân chủ”. Nguyên tắc đó dạy cho các bên biết cách thương lượng với nhau, biết cách thỏa hiệp và biết cách hoạt động trong khuôn khổ qui định của hiến pháp. Với mục đích để xây dựng sự liên minh, các nhóm khác nhau sẽ biết được cách tranh luận một cách hòa bình, cách theo đuổi mục đích riêng của mình một cách dân chủ và sau cùng là biết cách sống trong một thế giới của sự đa dạng.”


Dân chủ không phải là các chân lý được khám phá và bất biến, dân chủ là một cơ chế mà qua đó con người có thể đạt được chân lý một cách không hoàn hảo thông qua các va chạm và thỏa hiệp giữa các tư tưởng, giữa các cá nhân và các định chế khác nhau. Dân chủ là thực dụng. Các tư tưởng và các giải pháp cho các vấn đề không phải được dùng để chống lại một ý thức hệ cứng nhắc nào đó mà là được cố gắng thực hiện trong một thế giới thực, nơi mà các tư tưởng, các giải pháp đó được mang ra bàn luận và có thể bị thay đổi, được chấp nhận hay bị loại bỏ.

Sự tự quản cũng không thể tránh được các sai lầm hay chấm dứt được các đấu tranh về sắc tộc hoặc đảm bảo sự thịnh vượng cho kinh tế. Tuy nhiên, nó cho phép tranh luận và kiểm định lại để có thể thấy rõ sai lầm và giúp cho các nhóm, các tổ chức gặp gỡ nhau để giải quyết các khác biệt và tạo ra các cơ hội cho đổi mới và đầu tư là các động lực chính cho sự phát triển kinh tế.


CHÍNH PHỦ DÂN CHỦDÂN CHỦ VÀ QUYỀN LỰC


Những người theo chủ nghĩa độc đoán và một số nhà phê bình thường có một nhận thức sai lầm chung là dân chủ sẽ không đủ sức mạnh để trấn áp và không đủ quyền lực cho chính phủ để lãnh đạo. Quan điểm này sai lầm về cơ bản: các thể chế dân chủ chỉ yêu cầu sự giới hạn cho chính phủ chứ không yêu cầu chính phủ phải yếu đi.

Xem lại dòng lịch sử, thực tế khi mới xuất hiện các nền dân chủ đều yếu ớt và lẻ tẻ, thậm chí ngay cả vào thời điểm thuận lợi trong thập kỷ trỗi dậy của dân chủ. Các nền dân chủ cũng không thể chống lại được qui luật của lịch sử, nó cũng bị suy sụp do các thất bại về chính trị, bị thua cuộc do các chia rẽ nội bộ hay bị phá hủy do nạn ngoại xâm. Tuy nhiên, thời gian qua các nền dân chủ cũng đã chứng tỏ được sự hồi sinh kỳ diệu của nó và chứng minh rằng: bằng sự cam kết và sự ủng hộ của các công dân, nó có thể vượt qua được các khó khăn khắc nghiệt về kinh tế, hòa giải được các chia rẽ dân tộc và xã hội và khi cần thiết thể chế dân chủ cũng chiến thắng trong các cuộc chiến.


Đó thực sự là những vấn đề về dân chủ được các nhà phê bình đề cập nhiều nhất, và đó cũng chính là các yếu tố làm cho dân chủ được hồi sinh. Các quá trình tranh luận, bất đồng và thỏa hiệp mà một số người cho là điểm yếu thì chính đó lại là các điểm rất mạnh của dân chủ. Chắc chắn, chưa có ai kết tội dân chủ vì đã đạt được hiệu quả đặc biệt khi cân nhắc các vấn đề trong tranh luận: quá trình quyết định theo cách dân chủ trong một xã hội lớn và phức tạp có thể diễn ra hỗn độn, mệt mỏi và tiêu tốn nhiều thời gian. Nhưng cuối cùng, chính phủ được thành lập dựa trên sự nhất trí của nhân dân có thể phát ngôn và hành động với sự tự tin và quyền lực mà những điều này không có trong một chế độ mà sức mạnh của nó được đặt bấp bênh trên sức mạnh quân sự hoặc trên một bộ máy của đảng không được dân bầu.


KIỂM TRA VÀ CÂN BẰNG

Một trong những đóng góp quan trọng nhất cho việc thực hiện dân chủ là sự phát triển hệ thống Kiểm tra và Cân bằng nhằm đảm bảo quyền lực chính trị được phân tán, phi tập trung. Đó là hệ thống được thiết lập trên niềm tin sâu sắc là chính phủ ưu việt nhất khi các khả năng lạm dụng quyền hạn của nó bị khống chế và khi nó càng gần gũi dân chúng.Theo thuật ngữ thông thường thì Kiểm tra và Cân bằng có 02 nghĩa : chế độ liên bang và phân quyền.


Chế độ liên bang là sự phân chia lãnh đạo ở các mức độ địa phương, tỉnh lỵ, các bang và quốc gia. Ví dụ, Hoa kỳ là một nước cộng hòa liên bang bao gồm nhiều bang, mỗi bang đều có luật pháp riêng và quyền lực độc lập với chính phủ liên bang. Không giống như kiểu phân tán chính trị ở các quốc gia Anh, Pháp, các nước này đều có một cấu trúc chính trị nhất thể, các bang của Hoa kỳ không thể bị xóa bỏ hoặc thay đổi bởi chính phủ liên bang.

Mặc dù sức mạnh ở cấp độ quốc gia tại Hoa kỳ tăng lên rất nhiều so với quyền lực của các bang trong thế kỷ 20, các bang vẫn lĩnh các trách nhiệm lớn trong các lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, giao thông và thực thi pháp luật. Trong các hệ thống chính trị tập trung hoặc nhất thể, các lĩnh vực đó do chính phủ quốc gia quản lý. Đổi lại, mỗi bang của Hoa kỳ thường phải tuân theo kiểu mẫu của liên bang bằng cách ủy quyền nhiều chức năng như trường học, sở cảnh sát cho các cộng đồng địa phương. Sự phân chia sức mạnh và quyền lực trong một hệ thống liên bang chưa bao giờ diễn ra một cách suôn sẻ, trật tự. Ví dụ, các tổ chức liên bang, bang và địa phương có thể có các kế hoạch trùng nhau hoặc mâu thuẫn với nhau. Nhưng chính quyền liên bang vẫn muốn tăng tối đa các cơ hội cho công dân của mình tham gia tích cực vào các hoạt động của xã hội dân chủ.


Ở nghĩa thứ hai, Kiểm tra và Cân bằng nhằm nói đến sự chia tách quyền lực mà các nhà xây dựng hiến pháp Hoa kỳ 1789 đã dày công dựng lên để đảm bảo sức mạnh chính trị sẽ không bị tập trung vào trong một nhóm thế lực của chính phủ quốc gia. James Madison, người được coi là giữ vai trò chính trong việc soạn thảo bản hiến pháp Hoa kỳ, sau này là tổng thống thứ 04 của Hoa kỳ, đã viết:” Sự tập trung tất cả quyền lực, quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp vào trong cùng một bàn tay có thể chính thức được gọi là sự bất công và bạo tàn.”


Phân chia quyền lực là một thuật ngữ gây hiểu sai trong một số cách dùng vì hệ thống bị phân chia bởi Madison và những người soạn thảo Hiến pháp khác đề cập đến có ý nghĩa là một hệ thống bao gồm nhiều phần hơn là quyền lực bị tách biệt. Ví dụ, quyền lập pháp là thuộc quốc hội, nhưng các luật đã được thông qua quốc hội có thể bị phủ quyết bởi tổng thống. Ngược lại, để phủ quyết lại quyết định của tổng thống, quốc hội buộc phải tập hợp đủ 2/3 đa số biểu quyết trong cả hạ viện lẫn thượng viện. Tổng thống chỉ định các đại sứ, các thành viên chính phủ và chịu trách nhiệm đàm phán các hiệp ước quốc tế, nhưng tất cả các quyết định đó phải có sự chấp thuận của thượng nghị viện. Việc chọn các thẩm phán cũng tương tự như thế.

Với một ví dụ khác, hiến pháp qui định chỉ có quốc hội mới có quyền tuyên bố chiến tranh, mặc dù tổng thống là tổng chỉ huy các lực lượng quân đội, đó cũng chính là nguồn gốc của sự căng thẳng giữa hai phe trong suốt thời gian chiến tranh Việt nam những năm 1960 và đầu những năm 1970 và trong cuộc xung đột ngắn vùng vịnh 1990-1991. Do sự cần thiết phải có chấp thuận của quốc hội thì các dự án chính trị mới có hiệu lực, nhà nghiên cứu chính trị Richard Neustadt đã mô tả quyền lực của tổng thống Hoa kỳ là “ không phải là quyền lực ra lệnh mà là quyền lực thuyết phục.”


Hiến pháp không thể qui định cụ thể mọi Kiểm tra và Cân bằng đối với chính phủ liên bang. Một số được rút ra trong quá trình thực hiện và qua các tiền lệ. Có thể coi một phát hiện quan trọng nhất cho Kiểm tra và Cân bằng là học thuyết tái kiểm tư pháp (judicial review), được rút ra trong một vụ án năm 1803, học thuyết này cho phép tòa án tối cao Hoa kỳ có quyền tuyên bố các quyết định trái với hiến pháp quốc hội.Sự phân chia quyền lực trong hệ thống Hoa kỳ thường không đơn giản và nhanh chóng, nhưng nó mang lại một sự an toàn quan trọng để chống lại khả năng lạm dụng quyền lực của chính phủ - một vấn đề mà mọi nền dân chủ phải đối mặt.


THỦ TƯỚNG VÀ TỔNG THỐNG


Một trong các quyết định quan trọng nhất của một nền dân chủ là phương pháp bầu ra các vị lãnh đạo và các vị đại diện cho nền dân chủ đó. Nói chung, có hai cách lựa chọn. Một cách theo hệ thống nghị viện trong đó đảng chiếm đa số trong cơ quan lập pháp hoặc liên minh các đảng sẽ thành lập chính phủ, đứng đầu là thủ tướng. Hệ thống chính phủ nghị viện đầu tiên được thực hiện ở Anh, ngày nay được áp dụng tại phần lớn các nước châu Âu, vùng Caribê, Canađa, Ấn độ và nhiều nước tại châu Phi, châu Á ( thường là thuộc địa cũ của Anh). Một cách thường gặp khác là bầu trực tiếp tổng thống độc lập với cơ quan lập pháp. Hệ thống tổng thống ngày nay được áp dụng rất nhiều tại châu Mỹ-Latinh, Philipin, Pháp, Ba lan và Hoa kỳ.


Điểm khác biệt chính giữa hai hệ thống nghị viện và tổng thống là quan hệ giữa cơ quan lập pháp và hành pháp. Trong hệ thống nghị viện, lập pháp và hành pháp nói chung là một và cùng như nhau, thủ tướng và các thành viên của chính phủ đều lấy từ nghị viện. Nhiệm kỳ của chính phủ được qui định rõ ràng ví dụ 4 hoặc 5 năm, trừ khi thủ tướng bị mất quyền đa số tại nghị viện. Khi đó chính phủ phải giải tán và tổ chức bầu cử lại, hoặc người đứng đầu nhà nước là tổng thống hoặc quốc vương lập hiến ( có vai trò lãnh đạo tượng trưng) cho phép chủ tịch một đảng khác đứng ra lập chính phủ mới. Sự phân chia quyền lực theo kiểu hệ thống tổng thống Hoa kỳ là không có vì nghị viện là định chế lãnh đạo tối cao. Đổi lại, để đảm bảo có sự kiểm tra và cân bằng đối với quyền lực của chính phủ, hệ thống nghị viện phụ thuộc cực lớn vào các động lực chính trị trong nội tại của nghị viện. Điều đó thường tạo nên dạng đảng đối lập có tổ chức đơn độc như “cái bóng” của chính phủ hoặc dạng cạnh tranh giữa rất nhiều các đảng đối lập.


Trong hệ thống tổng thống thì cả hai vị trí đứng đầu nhà nước và chính phủ đều thuộc văn phòng tổng thống. Tổng thống được bầu trực tiếp từ dân chúng cho một nhiệm kỳ xác định. Các thành viên của quốc hội cũng được bầu tương tự. Như một yếu tố phân quyền, các thành viên của văn phòng tổng thống thường không phải là các đại biểu quốc hội. Tổng thống thường chỉ bị phế truất trước nhiệm kỳ khi phạm những tội nghiêm trọng hoặc có những hành động nguy hiểm đối với nhà nước. Phần đa số trong cơ quan lập pháp ủng hộ cho đảng của tổng thống có thể tạo thuận lợi cho việc chấp thuận các chương trình chính trị, nhưng không như các thủ tướng, các tổng thống không phụ thuộc vào các đa số như thế để được tồn tại hay không.


NHỮNG NGƯỜI ÐẠI DIỆN


Một quyết định quan trọng khác của nền dân chủ là tiến hành bầu cử như thế nào. Chúng ta lại có 02 cách lựa chọn: bầu cử theo kiểu đa số tương đối hoặc bầu cử theo đại diện theo tỷ lệ.Bầu cử theo đa số tương đối, đôi khi được hiểu như kiểu “ người thắng được tất”, có nghĩa là ứng cử viên chiếm đa số phiếu trong một khu vực xác định sẽ là người chiến thắng cho dù là đa số tương đối ( dưới 50% nhưng lớn hơn các đối thủ khác) hay là đa số tuyệt đối ( trên 50%). Tổng thống cũng được bầu theo cách đó, nhưng ở cấp độ quốc gia. Một số hệ thống cho phép bầu lại ( đua lại) giữa hai ứng cử viên lớn nhất nếu không có ai chiếm được đa số tuyệt đối trong vòng đầu. Bầu cử theo đa số có xu hướng phù hợp khi có hai đảng chính trị lớn có khả năng chi phối toàn bộ tình hình chính trị.
Ngược lại, các cử tri trong hệ thống bầu cử theo kiểu đại diện theo tỷ lệ, như thường thấy ở các nước châu Âu, tính phiếu bầu cho các đảng chứ không cho các cử tri cá nhân.


Đại diện của các đảng trong cơ quan lập pháp phụ thuộc vào số phần trăm hay tỷ lệ số phiếu đảng đó thu được trong bầu cử. Trong hệ thống nghị viện, người đứng đầu đảng chiếm đa số tuyệt đối sẽ trở thành thủ tướng và có quyền lựa chọn các thành viên cho chính phủ từ nghị viện. Nếu không có đảng nào chiếm đa số tuyệt đối, các đảng phải cùng nhau thương lượng để thành lập một liên minh các đảng cầm quyền. Bầu cử theo kiểu đại diện theo tỷ lệ có xu hướng phù hợp với tình hình có nhiều đảng, thường các đảng phải tự tìm cách thương lượng với nhau để có được vị trí trong chính phủ liên minh, cho dù các đảng đều có một tỷ lệ tương đối nhỏ cử tri trung thành.


NGHỊ VIỆN VÀ TỔNG THỐNG


Một trong những tính chất cơ bản của hệ thống nghị viện (hệ thống ngày nay đã trở thành đa số của các nền dân chủ) là sự phản ứng nhanh và linh hoạt. Các chính phủ nghị viện, đặc biệt là các chính phủ được bầu theo đại diện theo tỷ lệ, có xu hướng tiến tới hệ thống đa đảng trong đó cả những nhóm chính trị tương đối nhỏ cũng được hiện diện trong cơ quan lập pháp. Như thế, kể cả các nhóm rất thiểu số vẫn có thể tham gia vào quá trình quyết định chính trị ở mức độ cao nhất của chính phủ. Tính đa dạng này tạo điều kiện cho các đảng đối thoại và thỏa hiệp khi phải cùng nhau thành lập liên minh cầm quyền. Do đó khi liên minh sụp đổ hay đảng mất quyền, thủ tướng từ chức, phải thành lập chính phủ mới hoặc cả khi tiến hành bầu cử lại vẫn không có sự khủng hoảng đe dọa hệ thống dân chủ.
Điểm yếu chính của hệ thống nghị viện nằm ở mặt tối của sự linh hoạt và sự phân chia quyền lực: đó là tính không ổn định. Các liên minh đa đảng có thể mong manh và sụp đổ ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của khủng hoảng chính trị và dẫn tới chính phủ chỉ tồn tại được trong thời gian khá ngắn. Chính phủ có thể cũng phải viện tới sự khoan dung của các đảng cực đoan khi các đảng đó ép chính phủ phải đưa ra các chính sách đặc biệt bằng cách đe dọa rút khỏi liên minh cầm quyền hoặc buộc chính phủ từ chức. Hơn nữa, thủ tướng chỉ là người đứng đầu một đảng chứ không phải là người có quyền do nhân dân trực tiếp bầu ra.
Một vấn đề nữa là thiếu sự kiểm tra chính thức đối với quyền tối cao của nghị viện. Ví dụ, một đảng chính trị với đa số đủ lớn trong nghị viện có thể phê chuẩn một chương trình chính trị xa vời, phi dân chủ mà không có các giới hạn cần thiết đối với các hành động đó, khi đó sẽ tạo ra một viễn cảnh bất công của sự đa số.
Đối với hệ thống tổng thống, các tính chất cơ bản là trách nhiệm trực tiếp, tính liên tục và sức mạnh. Các tổng thống do nhân dân bầu cho một nhiệm kỳ nhất định có thể khẳng định quyền lực của mình từ bầu cử trực tiếp mang lại, cho dù vị trí đảng của tổng thống có vị trí nào trong nghị viện. Bằng cách tạo ra sự phân chia nhưng về lý thuyết thường các nhóm là ngang nhau trong chính phủ, hệ thống tổng thống tìm cách làm cho các định chế lập pháp và hành pháp mạnh mẽ, mỗi định chế đều có khả năng yêu cầu nhân dân cho quyền và mỗi định chế đều có khả năng kiểm tra và cân bằng các định chế khác. Những người lo sợ khả năng bất công trong hành pháp sẽ nhờ đến vai trò của quốc hội, những người lo lắng sự lạm dụng đa số nhất thời trong cơ quan lập pháp sẽ viện tới quyền của tổng thống.
Điểm yếu của việc bầu riêng biệt cơ quan lập pháp và tổng thống là khả năng bế tắc khi cần quyết định. Tổng thống có thể không đạt được biếu quyết của quốc hội cho các chương trình đề xuất, nhưng tổng thống cũng có thể tránh cho quốc hội phải thay thế các chương trình lập pháp bằng cách sử dụng quyền phủ quyết của mình.
Đương nhiên do được bầu trực tiếp, các tổng thống có thể có nhiều quyền lực hơn các thủ tướng. Tuy nhiên, tổng thống buộc phải đấu tranh với cơ quan lập pháp cho dù cơ quan lập pháp có bị khống chế bởi đảng đối lập hay không vì cơ quan lập pháp được bầu độc lập với tổng thống. Do đó, vấn đề kỷ luật đảng cũng không mạnh như hệ thống nghị viện, ví du: tổng thống không thể khai trừ hay kỷ luật các thành viên của đảng có ý chống đối như thủ tướng thường làm. Trong khi thủ tướng, với lợi thế đa số chắc chắn trong nghị viện, có thể đảm bảo được chấp thuận cho các chương trình lập pháp đề xuất. Ngược lại, tổng thống thường phải thương lượng kéo dài với cơ quan lập pháp với những nghi ngại về các đặc quyền của họ để đảm bảo đạt được sự chấp thuận cho các đề xuất của mình.


Hệ thống nào đáp ứng tốt nhất cho các yêu cầu của nền dân chủ lập hiến: kiểu nghị viện hay kiểu tổng thống? Câu trả lời thuộc về cuộc tranh luận đang còn tiếp diễn giữa các nhà nghiên cứu chính trị và các chính trị gia, một phần do mỗi hệ thống đều có những điểm mạnh và yếu riêng của nó. Tuy nhiên, chúng ta nên ghi nhận là cả hai hệ thống đó đều phù hợp với nền dân chủ lập hiến, mặc dù không có hệ thống nào đảm bảo cho sự thành công.


CHÍNH TRỊ, KINH TẾ VÀ ÐA NGUYÊNSỰ THAM GIA HOẠT ÐỘNG XÃ HỘI


Các công dân không bắt buộc phải tham gia vào các hoạt động chính trị và họ cũng được tự do thể hiện sự không hài lòng bằng cách không tham gia vào các hoạt động chính trị. Nhưng nếu không có sự tham gia tích cực của công dân thì nền dân chủ sẽ trở nên yếu ớt. Công dân trong các xã hội dân chủ có cơ hội được tham gia vào rất nhiều các tổ chức, các hiệp hội tư nhân, các tổ chức tình nguyện. Phần lớn các tổ chức đó hoạt động liên quan tới các chính sách công cộng. Và chỉ có một số là do chính phủ tài trợ và kiểm soát. Một quyền cơ bản để tạo nên dân chủ là mọi cá nhân có quyền tự do hội họp, tự do tổ chức và thành lập các hội dưới nhiều dạng khác nhau của tổ chức phi chính phủ. Khi những người có cùng lợi ích tập hợp nhau lại, khi đó tiếng nói của họ sẽ được lắng nghe và cơ hội để gây ảnh hưởng đốùi với các thảo luận chính trị sẽ được tăng lên. Như Alexis de Tocqueville, nhà nghiên cứu chính trị nổi tiếng thế kỷ 19 đã viết :” Không có một đất nước nào mà sự đòi hỏi cấp thiết phải có các hiệp hội để chống lại sự chuyên chế bè cánh và sự độc đoán lãnh đạo như một đất nước được xây dựng theo kiểu dân chủ.”



Các tổ chức, hiệp hội trong các xã hội dân chủ có số lượng rất lớn và được phân loại theo nhiều cách. Các tổ chức mà chức năng chính của nó là gây áp lực đối với chính phủ về một vấn đề đặc biệt nào đó thì được xếp vào các nhóm hoạt động vì lợi ích hay các nhóm vận động hậu trường ( lobby). Các nhóm vì lợi ích tư nhân như các hiệp hội kinh doanh, các tổ chức nghề nghiệp hoặc liên đoàn lao động, thường có các lợi ích kinh tế trong các chính sách mà họ ủng hộ, mặc dù cũng có thể họ đề cập tới lợi ích công cộng trong các vấn đề khá xa so với lĩnh vực chuyên môn của họ.


Các tổ chức được gọi là vì lợi ích công cộng như các tổ chức phúc lợi xã hội hoặc vì môi trường, họ luôn tìm cách làm cho các nhận thức của họ trở thành các lợi ích tập thể hoặc của xã hội. Điều này không làm cho các tổ chức vì lợi ích công cộng trở nên tốt hơn hay đạo đức hơn các tổ chức vì lợi ích tư nhân. Hơn nữa, lợi ích của bản thân cá nhân bao giờ cũng được đặt ngay tiếp theo lợi ích công cộng.


Cả hai dạng tổ chức vì lợi ích này đều hoạt động rất mạnh tại các xã hội dân chủ. Cả hai đều rất quan tâm tới dư luận, cùng cố gắng để mở rộng sự ủng hộ như tìm cách giáo dục công chúng và đồng thời ảnh hưởng tới chính sách của chính phủ cùng một lúc.Các nhóm vì lợi ích đóng vai trò như một sức mạnh trung gian giữa các cá nhân đơn độc và chính phủ có qui mô lớn và cách xa dân chúng. Chính thông qua các hoạt động của các tổ chức đó và thông qua các cuộc tranh luận công khai, cởi mở, các tranh cãi gay gắt, các quyết định thỏa hiệp và các nhất trí đồng thuận giữa các bên mà xã hội dân chủ mới đưa ra được các quyết định liên quan tới đời sống của các thành viên trong xã hội đó.

HOẠT ĐỘNG BỎ PHIẾU

Trong các nền dân chủ hiện đại, hoạt động bỏ phiếu bầu các công chức nhà nước là một dạng hoạt động thường thấy nhất và cũng là cơ bản nhất nói lên sự tham gia của công dân vào việc tổ chức xã hội. Khả năng thực hiện các cuộc bầu cử tự do và công bằng là vấn đề cốt lõi để một xã hội được gọi là dân chủ.Động cơ bỏ phiếu của cử tri cũng nhiều và đa dạng như các tổ chức và quyền lợi mà các tổ chức đó đại diện trong xã hội dân chủ. Đương nhiên là các cử tri sẽ bỏ phiếu cho các ứng cử viên đại diện cho quyền lợi của họ, nhưng cũng có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới sự lựa chọn đó. Ví dụ sự liên quan tới đảng chính trị: các cử tri có cảm tình mạnh mẽ với một đảng chính trị nào đó sẽ có nhiều khả năng bỏ phiếu cho đảng đó hơn các cử tri có tính chất độc lập và không thuộc đảng phái nào. Trong các hệ thống bầu cử theo đại diện tỷ lệ , các cử tri chỉ có thể bỏ phiếu cho một đảng nào đó chứ không bỏ cho các ứng cử viên cá nhân.

Các nhà khoa học chính trị đã xác định được rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới sự quyết định của cử tri và tổng số lá phiếu bầu. Ví dụ, ở các quốc gia theo hệ thống bầu cử đại diện theo tỷ lệ, khi mà mỗi lá phiếu đều được tính vào tỷ lệ đại diện trong cơ quan lập pháp, luôn có tổng số lá phiếu cao hơn các nước theo hệ thống đa số tuyết đối hoặc đa số tương đối. Tình trạng kinh tế, xã hội, sự dễ dàng đăng ký bầu cử, sức mạnh của hệ thống đảng, hình ảnh ứng cử viên trong công chúng, khoảng cách giữa các cuộc bầu cử - tất cả các yếu tố này đều tác động tới số lượng và tần số đi bầu của các cử tri.

Trong các cuộc bầu cử dân chủ, vấn đề chính không phải là xác định được ứng cử viên nào kêu gọi được nhiều ủng hộ nhất từ công chúng mà là xác định được ứng cử viên nào có khả năng làm cho những người ủng hộ mình chuyển các mong muốn của họ thành lá phiếu một cách hiệu quả nhất. Sự thờ ơ của công chúng vẫn là một lo lắng trong bầu cử dân chủ, ở chỗ là những người nắm quyền lãnh đạo sẽ được bầu bởi một số lượng cử tri nhỏ hơn tổng số lượng cử tri hợp pháp, chứ không phải là lo ngại không đủ người cho các vị trí lãnh đạo.


CÁC ÐẢNG CHÍNH TRỊ


Các đảng chính trị tuyển chọn, chỉ định ứng cử viên và tổ chức các chiến dịch bầu ra các lãnh đạo nhà nước. Nếu là đảng chiếm đa số, họ sẽ xây dựng các chương trình chính sách cho chính phủ, còn nếu là phía đối lập họ sẽ đưa ra các phê phán, chỉ trích và đề nghị các giải pháp khác. Các đảng huy động ủng hộ từ các tổ chức vì lợi ích cho các chính sách chung; giáo dục công chúng về các vấn đề công cộng; xây dựng các nguyên tắc và cấu trúc cho các tranh luận chính trị.

Trong một số hệ thống, ý thức hệ có thể đóng một vai trò quan trọng khi tuyển chọn và là động cơ thúc đẩy các đảng viên; còn ở những hệ thống khác, các quan tâm về kinh tế hoặc các quan điểm về xã hội lại có thể đóng vai trò quan trọng hơn tư tưởng chính trị ( ý thức hệ).Cách thức tổ chức và hoạt động của các đảng rất khác nhau. Có hai kiểu đặc trưng. Một thái cực theo hệ thống nghị viện đa đảng tại châu Âu, các đảng chính trị có thể được tổ chức rất chặt chẽ và hoạt động gần như chỉ do những đảng viên chuyên nghiệp trọn thời gian ( full-time professionnals). Một thái cực khác là ở Hoa kỳ, có hai đảng chính là đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ, là các đảng được tổ chức phi tập trung, hoạt động rộng khắp ở cả quốc hội và các bang. Cứ 04 năm lại thay đổi khi các tổ chức của đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ hợp lại với nhau để tổ chức các chiến dịch cho bầu cử tổng thống, với sự giúp đỡ phần lớn của những người tình nguyện.


Các đảng chính trị cũng thay đổi tùy theo xã hội mà nó hoạt động. Các chiến dịch bầu cử thường được tổ chức rất công phu và tốn kém thời gian và đôi khi kỳ cục. Nhưng chức năng của các chiến dịch lại hết sức nghiêm túc: đảm bảo cho các công dân của xã hội dân chủ có thể lựa chọn các vị lãnh đạo và tự mình xác định cho số phận của riêng họ theo một cách thức hòa bình và công bằng.


PHẢN ÐỐI


Trong xã hội dân chủ các công dân có quyền tập hợp nhau một cách ôn hòa và phản đối các chính sách của chính phủ hoặc các tổ chức hành động bằng các hình thức biểu tình, tuần hành, gửi kháng nghị, tẩy chay, bãi công và nhiều hình thức hành động trực tiếp khác.Hành động trực tiếp được phép cho tất cả mọi người trong xã hội dân chủ, nhưng thường được sử dụng bởi các tổ chức đối lập, các nhóm thiểu số hoặc nhóm bị thiệt thòi về quyền lợi khi những nhóm đó cảm thấy không còn các phương tiện nào khác để gây ảnh hưởng tới chính sách của chính phủ. Các loại phản đối như thế luôn luôn là một phần tất yếu của xã hội dân chủ. Ngày nay, các hình thức phản đối phi bạo lực thường được tổ chức để lôi kéo sự chú ý của giới truyền thông về nhiều vấn đề rộng lớn từ ô nhiễm môi trường tới vũ khí hạt nhân, các chính sách đối ngoại, các vấn đề phân biệt chủng tộc và màu da. Một dạng hành động trực tiếp đặc biệt khác là quyền của các công đoàn lao động tổ chức các cuộc bãi công phản đối những người sử dụng lao động khi các mâu thuẫn không giải quyết được trên bàn đàm phán.


Các phản đối là một cơ sở để đánh giá một nền dân chủ. Các lý tưởng của sự tự do thể hiện và tham gia tổ chức xã hội của công dân sẽ dễ dàng đạt được khi mọi người đều giữ được cách cư xử lịch sự và cùng thỏa thuận về các vấn đề cơ bản. Nhưng khi những người phản đối và bị phản đối không thống nhất được trên các vấn đề cơ bản, thì sự bất đồng có thể trở thành sự cáu giận và manh động. Lúc đó một trong những vấn đề cần phải Cân bằng là vừa bảo vệ quyền tự do ngôn luận, quyền hội họp của công dân, vừa duy trì được trật tự của xã hội và tránh mọi ý đồ hăm dọa hay bạo lực. Nếu triệt tiêu các phản đối ôn hòa với lý do đảm bảo trật tự xã hội sẽ tạo nên sự dồn nén, ức chế. Ngược lại, nếu để các phản đối bằng bạo lực xảy ra một cách không kiểm soát thì lại dẫn tới tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ.


Không có một công thức kỳ diệu nào để đạt được sự Cân bằng, điều đó phụ thuộc vào cam kết của đa số người dân là cần phải duy trì các định chế của dân chủ và các đòi hỏi của quyền cá nhân. Các xã hội dân chủ có khả năng chấp nhận mọi bất đồng sâu sắc nhất giữa các công dân chỉ trừ một bất đồng đó là tính hợp pháp của bản thân nền dân chủ.


CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN


Lãnh đạo là sự trao đổi thông tin. Do các xã hội hiện đại đã phát triển rất lớn về kích thước và tính phức tạp, lĩnh vực truyền thông và các thảo luận công cộng đang ngày càng bị chi phối bởi các phương tiện thông tin: đài phát thanh, ti-vi, báo, tạp chí, sách và cả các cơ sở dữ liệu tin học.


Trong xã hội dân chủ có rất nhiều phương tiện thông tin giống nhau, nhưng các chức năng của chúng đặc biệt khác nhau. Một trong số những chức năng đó là thông tin và giáo dục. Để có được quyết định khôn ngoan cho các chính sách công cộng, công chúng cần phải có các thông tin chính xác, kịp thời và không bị thiên lệch. Do có nhiều ý kiến khác nhau, công chúng cũng cần phải được tiếp cận với tất cả các quan điểm. Đây là điểm đặc biệt quan trọng trong các chiến dịch bầu cử, khi chỉ có một số ít cử tri có được cơ hội gặp ứng cử viên và số được nói chuyện với ứng cử viên còn ít hơn nữa, do đó các cử tri buộc phải trông cậy vào báo chí và ti-vi để hiểu các vấn đề và biết được đặc điểm, cũng như các thông số cần thiết của các vị trí khác nhau của các ứng cử viên và đảng của họ.


Chức năng thứ hai của các phương tiện thông tin là giữ vai trò kiểm soát chính phủ và các định chế quyền lực khác trong xã hội. Do giữ một vai trò độc lập và khách quan, dĩ nhiên không tuyệt đối, các phương tiện thông tin có thể lật tẩy sự thật đằng sau các tuyên bố của chính phủ và buộc các công chức nhà nước phải có trách nhiệm với các hành động của họ.


Nếu họ muốn, các phương tiện thông tin cũng có thể có vai trò tích cực hơn nữa trong các cuộc tranh luận công cộng. Bằng các bài xã luận hoặc các phóng sự điều tra, phương tiện thông tin có thể huy động một chiến dịch cho các chính sách cụ thể hoặc cho các cải cách mà họ thấy cần được thực hiện. Các phương tiện thông tin cũng có thể đóng vai trò như một diễn đàn cho các tổ chức và các cá nhân thể hiện ý kiến, quan điểm bằng cách gửi thư cho ban biên tập và đăng các bài báo với các quan điểm khác nhau.



Các bình luận viên lại mang tới cho các phương tiện thông tin một vai trò ngày càng quan trọng: “tạo nên các chương trình nghị sự “. Do không thể đề cập mọi vấn đề, các phương tiện thông tin ( PTTT) buộc phải lựa chọn vấn đề nào cần đề cập, vấn đề nào cần bỏ qua. Nghĩa là họ cần phải xác định đâu là tin, đâu không phải là tin. Do đó, các quyết định về thông tin đó sẽ ảnh hưởng tới nhận thức của công chúng đâu là vấn đề quan trọng nhất.

Tuy nhiên, không giống như các nước mà hệ thống thông tin bị kiểm soát bởi chính phủ, trong một xã hội dân chủ, các PTTT không đơn giản chỉ đóng vai trò cổ động, lôi cuốn hoặc tảng lờ cố ý, vì các đối thủ khác hoặc ngay cả chính phủ cũng được tự do lôi kéo sự chú ý của công chúng cho các vấn đề quan trọng của họ.Đa số cho rằng các PTTT không phải luôn thực hiện các chức năng đó một cách có trách nhiệm. Các phóng viên báo chí và truyền hình có thể mong muốn đạt được tiêu chuẩn khách quan trong công việc của họ, nhưng các tin tức không thể tránh được sự ảnh hưởng bởi sự nhạy cảm và thiên lệch của chính các cá nhân đó hoặc của cơ quan báo chí mà họ cộng tác.


Họ có thể là những người dễ xúc động, hời hợt, chủ quan, không chính xác, xúc phạm và dễ khiêu khích. Tuy nhiên giải pháp cho vấn đề này không phải là ban hành luật pháp để qui trách nhiệm một cách tùy ý hoặc quản lý chặt chẽ các nhà báo mà phải mở rộng sự tranh luận và trao đổi của công chúng để công chúng có thể sàng lọc tốt hơn trong bạt ngàn thông tin và các từ ngữ hùng biện của báo chí để tìm thấy cho mình các yếu tố cơ bản của sự thật. Oliver Wendell Holmes luật sư nổi tiếng của Tòa tối cao Hoa kỳ đã phát biểu vào năm 1919 như sau:” Thử nghiệm tốt nhất của chân lý là sức mạnh của tư duy làm cho nó được chấp nhận trong sự cạnh tranh của thị trường.”


DÂN CHỦ VÀ KINH TẾ


Thể chế dân chủ không áp đặt bất kỳ một học thuyết kinh tế nào. Các chính phủ dân chủ chấp nhận cả học thuyết của các nhà xã hội chủ nghĩa và những người theo thị trường tự do. Thực tế, trong các xã hội dân chủ hiện đại có rất nhiều tranh luận, bàn cãi đề cập tới vai trò cụ thể của chính phủ về kinh tế. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng những người chủ trương thể chế dân chủ thường nhìn nhận vấn đề tự do kinh tế như một yếu tố căn bản của dân chủ.


Điều này không loại trừ các vấn đề kinh tế có thể trở thành phương diện để phân chia và xác định quyền lực chính trị của phái “tả , hữu” như chúng ta đang thấy. Ví dụ, các nhà dân chủ xã hội nhấn mạnh vào việc đòi hỏi quyền bình đẳng và phúc lợi xã hội phải là vấn đề then chốt trong các chính sách kinh tế của chính phủ. Trước đây, chính đòi hỏi đó đã mang lại cho chính phủ quyền sở hữu các bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc gia như viễn thông, giao thông và một số nghành công nghiệp nặng. Các nhà dân chủ xã hội cũng kêu gọi chính phủ phải quan tâm đến các vấn đề y tế, thất nghiệp và các phúc lợi xã hội khác. Ngược lại, các đảng bảo thủ và ôn hòa thường nhấn mạnh nhiều hơn tới nền kinh tế thị trường tự do, không bị can thiệp hoặc kiểm soát bởi chính phủ như là một phương tiện hiệu quả nhất để đạt được tăng trưởng kinh tế, phát triển công nghệ và mở rộng giàu mạnh.


Tuy nhiên, trên thực tế, tất cả mọi cá nhân và tổ chức tham gia trong các tranh luận về kinh tế thường dễ thống nhất với nhau hơn trong các cuộc tranh luận về chính trị. Ví dụ, cả hai phe tả và hữu đều cùng thừa nhận vai trò quan trọng của các phong trào lao động tự do, độc lập với chính phủ. Những người lao động trong một xã hội tự do có quyền thành lập hoặc tham gia vào các tổ chức đại diện cho quyền lợi của họ để thương lượng với những người sử dụng lao động về vấn đề tiền lương, sức khỏe, chế độ hưu trí, điều kiện làm việc và các vấn đề bất hòa.


Không có nhà nước dân chủ hiện đại nào mà có nền kinh tế hoàn toàn thuộc sở hữu của nhà nước hoặc hoàn toàn tự do. Tất cả đều là sự kết hợp giữa các xí nghiệp tư nhân và các cơ sở của nhà nước. Hoạt động của nền kinh tế dân chủ chủ yếu dựa trên các qui luật của thị trường tự do: giá cả không do nhà nước qui định mà do sự quyết định độc lập trong mối quan hệ tương tác giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất.


Các đảng chính trị cánh tả, thường theo chủ nghĩa dân chủ xã hội có định hướng, thừa nhận là thị trường tự do hoạt động đúng theo các nguyên tắc cung-cầu sẽ là độc lực thiết yếu cho sự phát triển kinh tế và giàu mạnh. Tương tự như thế, các đảng cánh hữu ôn hòa, thường phản đối sự can thiệp của nhà nước hay sở hữu của nhà nước trong khu vực sản xuất, chấp nhận trách nhiệm của chính phủ trong việc điều chỉnh một số lĩnh vực kinh tế: thất nghiệp, y tế, các phúc lợi xã hội, sử dụng chính sách thuế để phát triển kinh tế. Do đó, các nền kinh tế theo thể chế dân chủ mặc dù đa dạng về chi tiết nhưng đều giống nhau về các đặc tính cơ bản.



Gần đây, sự sụp đổ của một loạt các nền kinh tế kế hoạch hóa trung ương trên khắp thế giới càng nhấn mạnh vai trò quan trọng của các thị trường tự do. Điều đó cho thấy dù là trong vấn đề kinh tế hay chính trị thì tự do vẫn là một yếu tố không thể thiếu. Như Morris Abraham, cựu đại sứ tại liên hợp quốc về vấn đề nhân quyền và cựu chủ tịch ủy ban quan sát của LHQ tại Giơ-ne-vơ đã phát biểu:” Chỉ riêng tự do không thể đảm bảo cho thành công về kinh tế, nhưng sự cưỡng ép chắc chắn sẽ mang lại thất bại”. Thậm chí điều đó đúng ngay cả với một số ít chế độ độc tài, họ đã tiến được các bước dài về kinh tế khi họ mang lại tự do cho lĩnh vực kinh tế nhưng lại từ chối trong lĩnh vực chính trị. Tuy nhiên, các thành công đó của họ thường không đảm bảo cho sự mạnh mẽ của chế độ về lâu dài mà nó góp phần làm tăng thêm các đòi hỏi của dân chúng về tự do chính trị phải tương xứng với tự do về kinh tế như trường hợp của Chilê hay Đài loan. Các nền dân chủ vẫn sẽ tiếp tục các tranh luận về kinh tế một cách gay gắt như đã có trong qua khứ. Nhưng càng ngày các cuộc tranh luận đó không chỉ nhấn mạnh vào các nền kinh tế do nhà nước chỉ đạo đã bị thất bại mà còn đảm bảo sao cho các lợi ích của thị trường tự do đến được với mọi người trong một thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau.


TIẾNG NÓI

Các nền dân chủ tạo ra rất nhiều các trách nhiệm mang tính nhân bản, như người dân được hưởng may mắn về khả năng tự lãnh đạo mình theo cách tự do và công bằng, hoặc mọi xã hội dân chủ đều chứa đựng sự đa dạng vô tận về các sở thích, và các cá nhân - những người xứng đáng được hưởng quyền lợi là lời nói của họ được người khác lắng nghe và quan điểm của họ được người khác tôn trọng. Do đó, một điểm hết sức hiển nhiên của mọi nền dân chủ lành mạnh là sự ồn ào và sôi nổi.Cựu tổng thống Hoa kỳ George Bush đã mô tả hệ thống rộng lớn của các tổ chức tình nguyện tại Hoa kỳ như ” hàng ngàn ánh đèn” có ý nghĩa ẩn dụ như sự đa dạng hay đa nguyên của các xã hội dân chủ ở khắp nơi. Các tiếng nói trong xã hội dân chủ bao gồm tiếng nói của chính phủ, của những người ủng hộ đảng cầm quyền và chắc chắn có tiếng nói của cả các bên đối lập.

Nhưng các tiếng nói đó được tăng cường thêm bởi các tiếng nói của các liên đoàn lao động, các tổ chức vì lợi ích, các hiệp hội cộng đồng, các phương tiện thông tin, các nhà nghiên cứu và phê bình, các lãnh tụ tôn giáo và nhà văn, các doanh nghiệp nhỏ cho tới các tập đoàn kinh tế lớn, các nhà thờ và trường học.Tất cả các tổ chức đó đều được tự do phát biểu và tham dự vào hoạt động chính trị dân chủ ở bất cứ mức độ nào, địa phương hay trung ương.



Theo cách đó, các hoạt động chính trị dân chủ sẽ là một tấm lọc cho mọi đòi hỏi, yêu cầu của công chúng đa dạng để trở thành các chính sách chung cho xã hội. Như cựu tổng thống Hoa kỳ Jimmy Carter một lần đã phát biểu:” Kinh nghiệm của dân chủ cũng như kinh nghiệm của chính bản thân cuộc sống - luôn thay đổi, vô tận về sự đa dạng, đôi khi hỗn loạn và điều giá trị hơn cả là được thử thách qua những khó khăn”


Tự bản thân dân chủ không đảm bảo cho bất kỳ điều gì. Dân chủ mang lại cơ hội cho thành công cũng như rủi ro cho thất bại. Trong bản Tuyên ngôn mạnh mẽ và sắc sảo của Thomas Jefferson thì lời hứa của dân chủ là “ Cuộc sống, Tự do và theo đuổi Hạnh phúc.”Dân chủ vừa là lời hứa mà cũng là thách thức. Lời hứa là con người được tự do, cùng làm việc với nhau, có thể tự quản lý mình để đạt được khát vọng về tự do cá nhân, cơ hội kinh tế và công lý cho xã hội. Đó cũng là thách thức vì thành công của thể chế dân chủ chỉ dựa trên chính đôi vai của những công dân trong thể chế đó chứ không ai khác.


Chính phủ của dân và do dân có nghĩa là các công dân của xã hội dân chủ cùng chia sẻ với nhau các thành quả cũng như các khó khăn. Do lĩnh trách nhiệm tự quản lý mình cho nên mỗi thế hệ đều tìm cách duy trì những thành quả vất vả mới có được về tự do cá nhân, quyền con người và nguyên tắc sống theo luật pháp cho thế hệ kế tiếp. Mỗi xã hội và mỗi thế hệ đều phải biết cách thực hiện dân chủ một cách sáng tạo: áp dụng các nguyên tắc trong quá khứ vào tình hình thực tế đang đổi thay của thời đại mới và xã hội mới.


Nhà thơ quá cố Josef Brodsky, gốc Nga, đoạt giải Nobel đã từng viết:” Con người tự do sẽ chẳng trách cứ ai khi thất bại” và điều này cũng giống như các công dân trong một thể chế dân chủ, những người tự nhận trách nhiệm đối với số phận xã hội mà họ đã tự chọn để sống.Và cuối cùng chúng ta sẽ có được chính phủ mà chúng ta xứng đáng phải có.


CHÚ THÍCH CỦA NGƯỜI DỊCH

1. Pericles: vua thời A- ten cổ đại sống vào khoảng 495-429 trước công nguyên, nổi tiếng là người quyền lực, sống cách biệt với dân chúng nhưng với tài hùng biện, sự thông thái, chính trực và lòng yêu tổ quốc đã được dân chúng ngưỡng mộ, ủng hộ. Về mặt chính trị, Pericles chủ trương làm cho dân chúng tham gia tích cực vào sự quản lý, lãnh đạo đất nước. Các công dân khi phục vụ nhà nước sẽ được trả công và các thành viên của hội đồng quản lý, lãnh đạo được lựa chọn từ nhiều người trong toàn bộ cộng đồng A-ten. Dưới thời lãnh đạo của Pericles ( trong 15 năm ) A-ten đã trở thành một trung tâm văn hóa, nghệ thuật rực rỡ vào thời đó.


2. Vaclav Havel: sinh ngày 05/10/1936 tại Pra-ha, là nhà văn, kịch tác gia, cựu tổng thống cộng hòa Tiệp khắc cũ và tổng thống đầu tiên của cộng hòa Séc và hơn hết là người đấu tranh cho dân chủ và chủ nghĩa nhân văn tại nước cộng hòa Tiệp Khắc cũ. Thuở nhỏ gặp rất nhiều ngáng trở trong việc học hành do xuất thân từ một gia đình kinh doanh ở Pra-ha. Tuy nhiên với nghị lực và niềm tin vào tương lai, ông đã tham gia vào hoạt động văn học, xã hội từ rất sớm. Các kịch bản của ông đã đóng vai trò chính trong phong trào văn hóa, dân chủ gọi là Mùa xuân Pra-ha năm 1968, đề cao văn hóa Séc và xã hội Séc.

Sau đây là một số mốc quan trọng:+ 1975: gửi thư ngỏ cho chủ tịch cộng hòa Tiệp khắc chỉ ra các điều kiện thiết yếu cho xã hội và trách nhiệm của chế độ cầm quyền.+ 1977: Đồng sáng lập của nhóm 03 người đại diện đầu tiên cho sáng kiến hiến chương 77, trong đó có Ủy ban bảo vệ những người bị khởi tố trái pháp luật.+ 1978: bị cầm tù khoảng 05 năm, trong thời gian này ông đưa ra một tác phẩm có tên “ Quyền lực của không quyền lực”, tác phẩm này có ảnh hưởng rất lớn nhất là các nước xã hội chủ nghĩa.+ 1989: là một trong những người sáng lập và lãnh đạo “ Diễn đàn công dân” đưa ra các sáng kiến dân chủ, sau này là nhân tố chính cho “Cách mạng Velvet”. Cũng trong năm này ông được bầu làm tổng thống tạm thời cho Tiệp khắc đến khi bầu cử nghị viện. Cuộc bầu cử tự do sau đó đã bầu ông làm tổng thống từ tháng 07/1990 với nhiệm kỳ 02 năm.

+ 20/07/1990: Từ chức tổng thống vào lúc 18:00, với lý do được đưa ra là không còn tiếp tục cam kết trung thành với nước cộng hòa Séc và Slova nữa.
+1993: được bầu là tổng thống đầu tiên của cộng hòa Séc.Ông được rất nhiều các giải thưởng và danh hiệu trao tặng của các tổ chức quốc tế ( UNESCO , Olof Palme,..) và các trường đại học (York Canada, Columbia New York,...)Một trong những phát biểu nổi tiếng của ông là “ Tất cả chúng ta đều đang sống trong một kỷ nguyên đa cực (không phải 02 cực như thời chiến tranh lạnh: ND) dù chúng ta đã từng là người nô lệ hay là ông chủ thì kỷ nguyên này cũng sẽ tạo ra cái mà tổng thống vĩ đại Lincoln đã gọi là “ Gia đình con người”, kinh nghiệm làm việc với những người đối lập đã dạy cho ông thấy rằng ý thức vượt lên sự tồn tại không như triết học của Marx đã dạy một cách sai lầm “ “ sự cứu rỗi thế giới loài người không dựa trên cái gì khác ngoài tình thương con người, năng lực phản ánh của con người, sự hiền lành của con người và tính trách nhiệm của con người.”

3. Andreil Sakharov: Sinh ngày 21/05/1921 tại Nga mất ngày 14/12/1989 . Nhà khoa học vật lý hạt nhân, nguyên tử xuất sắc của Liên bang Xô viết cũ, đã được phong tặng Anh hùng lao động và các giải thưởng Lê-nin, Stalin. Được giải Nobel hòa bình năm 1975. Và trên hết là một nhà khoa học đấu tranh không mệt mỏi cho Hòa bình, Nhân quyền, Dân chủ, Giải trừ vũ khí. Ông là một trong những nhà khoa học trẻ trong nhóm nghiên cứu bí mật của Liên bang Xô viết cũ với nhiệm vụ phát triển vũ khí nguyên tử từ năm 1948 -1968, mặc dù trong một thế giới khép kín, cách biệt với bên ngoài, ông đã nhận thức được các hậu quả nguy hiểm của các thử nghiệm hạt nhân với con người ( tàn phá, ảnh hưởng tới di truyền,... ), chính điều đó đã thúc đẩy ông viết một bản đề nghị chân thành tới nhà nước liên bang về vấn đề đó, ông hy vọng sẽ mở ra các trao đổi quan điểm một cách tự do và cởi mở, nhưng ông đã hết sức thất vọng.


Theo ông, sự nguy hiểm của chạy đua vũ khí ( trong đó có hạt nhân) chỉ có thể loại bỏ được bằng cách thông qua sự hợp tác hơn là các tranh cãi về tư tưởng hay dân tộc. Năm 1970 ông cùng một số người bạn và đồng nghiệp lập nên “ Ủy ban vì Nhân quyền “, mục đích của ủy ban này là hoạt động trong khuôn khổ các nguyên tắc nhân quyền của Công ước về Nhân quyền của Liên họp quốc năm 1948 để đấu tranh cho các mục tiêu: Bãi bỏ xét xử kín; Luật báo chí đảm bảo cho mọi người có đầy đủ thông tin; Cải cách hệ thống nhà tù; Ân xá các tù chính trị; Bãi bỏ án tử hình; Mở cửa biên giới; và cấm sử dụng các viện tâm thần vì mục đích chính trị. Trong bài diễn văn đọc tại lễ trao giải thưởng Nobel hòa bình năm 1975, bà AASE Lionaes - Chủ tịch Ủy ban Nobel của quốc hội Na-uy đã nhắc lại câu nói của Goethe được Sakharov đưa vào trong tác phẩm “ Manifesto” của ông năm 1968: “ Chỉ những con người đấu tranh liên tục cho chính bản thân mình mới xứng đáng được hưởng Tự do và Cuộc sống “.


mạng Ý Kiến: Bản tiếng Anh «What Is Democracy ?»

No comments: