Saturday, February 28, 2009

VÕ VĂN ÁI * NHÂN QUYỀN TẠI TRUNG QUỐC

*Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam& Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam Que Me : Action for Democracy in Vietnam & Vietnam Committee on Human RightsQue Me : Action pour la Démocratie au Vietnam & Comité Vietnam pour la Défense des Droits de l’HommeB.P. 63 - 94472 Boissy Saint Léger cedex ( France ) - Tel.: ( Paris ) (331) 45 98 30 85Fax : Paris (331) 45 98 32 61 -
E-mail : http://us.mc330.mail.yahoo.com/mc/compose?to=queme@free.fr - Web : http://www.queme.net/



*************************************************************************************THÔNG THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARISNGÀY 26.2.2009

Ông Võ Văn Ái nói lên mối quan tâm của những người đấu tranh cho Nhân quyền tại Việt Nam về sự giáng cấp nhân quyền thông qua lời tuyên bố của Ngoại trưởng Hilary Clinton khi đề cập Trung quốcPARIS, ngày 26.2.2009 (QUÊ MẸ)- Hôm nay từ Paris, 26.2.2009, ông Võ Văn Ái gửi thư tán trợ cuộc họp báo tại Quốc hội Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn do các nhà ly khai Trung quốc Ngụy Kinh Sinh, Harry Wu, Bob Wu, Sharon Hom và nhà ly khai Uyghur Rebiya Kadeer tổ chức, với sự hỗ trợ của bốn Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Chris Smith, Mike Pence, Frank Wolf, Joe Pitts dưới tiêu đề : “Báo động về sự kiện Ngoại trưởng Clinton bỏ rơi nhân quyền tại Trung quốc”.


Bức thư đã được gửi đến các nhân vật trên đây 3 giờ đồng hồ trước khi cuộc họp báo khai diễn.Nhân danh Chủ tịch Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam , ông Ái viết bức thư bằng tiếng Anh mà chúng tôi xin dịch nguyên văn như sau :“Tôi xin biểu đạt mối đoàn kết tương thân với các nhà lãnh đạo ly khai Trung quốc Ngụy Kinh Sinh, Harry Wu, Bob Wu, Sharon Hom và nhà ly khai Uyghur Rebiya Kadeer tại cuộc họp báo dưới tiêu đề : “Báo động về sự kiện Ngoại trưởng Clinton bỏ rơi nhân quyền tại Trung quốc”.


Tôi cũng cất lời hoan nghênh quý vị Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Chris Smith, Frank Wolf, Mike Pence và Joe Pitts đã bảo đảm cho tiếng nói nhân quyền được Quốc hội lắng nghe vào thời điểm quyết định cho liên hệ ngoại giao Mỹ - Trung.“Những người đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ, tự do tôn giáo và bất đồng chính kiến tại Việt Nam chia sẽ mối quan tâm của các bạn trước lời tuyên bố của Ngoại trưởng Hilary Clinton trong chuyến công du Trung quốc, khi bà nói rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục áp lực Trung quốc trên các vấn đề Tây Tạng, Đài Loan và nhân quyền, nhưng “áp lực của Hoa Kỳ trên các lĩnh vực này sẽ không làm cản trở [việc giải quyết] cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cuộc khủng hoảng thay đổi khí hậu trái đất và cuộc khủng hoảng an ninh”.




Quan điểm của Ngoại trưởng Clinton như gáo nước lạnh xối vào những niềm hy vọng mà Tổng thống Obama làm dấy lên qua bài diễn văn nhậm chức, cam kết sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ cho “bất cứ nam, nữ hay thiếu nhi nào đang kiếm tìm tương lai cho hòa bình và nhân phẩm”. Những nam-phụ-lão-ấu bình thường tại Tây Tạng, Uyghur, Trung quốc, Việt Nam, Miến Điện, Lào và Bắc Hàn đang kiếm tìm tương lai đó, phấn đấu bằng các phương tiện ôn hòa cho sự thành công này. Đáp lại nỗ lực ấy họ chỉ gặt hái lấy khổ đau bằng tù đày, tra tấn, bạo hành và kỳ thị.“Chúng tôi biết rằng ngoại viện, doanh thương, liên hệ ngoại giao rất phức tạp.




Chẳng ai chối cãi rằng các mối đe dọa hiện tiền do cuộc khủng hoảng kinh tế, môi sinh và an ninh đang lay chuyển thế giới ngày nay. Nhưng chính sách đối ngoại cần, và phải toàn diện. Ly khai nhân quyền với các nan đề nói trên, Ngoại trưởng Clinton đã hạ giá nhân quyền và làm vỡ tan niềm hy vọng cùng ngưỡng vọng của tất cả những ai đang đau khổ dưới sự thống trị của Trung quốc.“Hơn nữa, lời bình luận của Ngoại trưởng Clinton mang những hàm ý nghiêm trọng cho những người đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam . Việt Nam Cộng sản luôn đứng trong vị thế chư hầu của Bắc Kinh. Sau hai nghìn năm bị Trung quốc xâm lược và áp chế, rồi 60 năm khi-hữu-nghị-khi-thù-địch dưới chế độ Cộng sản, giới lãnh đạo Hà Nội luôn bắt chước các chính sách của người phương Bắc.




Giới lãnh đạo Hà Nội tán đồng luận điểm Trung quốc về nguyên tắc cấm các nước ngoài “không được can thiệp vào nội bộ” trên lĩnh vực nhân quyền, và họ sung sướng biết bao khi Ngoại trưởng Trung quốc Dương Khiết Trì lập lại luận điệu này với Ngoại trưởng Clinton. Đúng vậy, nếu Hoa Kỳ hạ giá nhân quyền tại Trung quốc, là đã để yên cho nhà cầm quyền Hà Nội thẳng tay vi phạm nhân quyền đối với người dân Việt.“Tại Việt Nam ngày nay, mọi tiếng nói bất đồng chính kiến đều bị đàn áp. Cuộc đàn áp gần đây đối với các cuộc biểu tình ôn hòa, với rất nhiều nhà ly khai sử dụng Internet, với nhà báo, công nhân và hàng lãnh đạo tôn giáo bị bắt. Nhà lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, người được đề cử ứng viên Giải Nobel Hòa bình 2009, vừa bước vào năm thứ 27 của tù đày và quản chế chỉ vì Hòa thượng đòi hỏi ôn hòa cho nhân quyền, dân chủ và tự do tôn giáo.“Hôm nay đây, tôi xin góp lời với các bạn tại cuộc họp báo này để thỉnh cầu Chính phủ Hoa Kỳ kiên trì áp lực cho sự thăng tiến nhân quyền như một bộ phận quan yếu trong chính sách đối ngoại, và tôi cất lời kêu gọi các nhà đấu tranh cho nhân quyền Châu Á sát cánh chung lòng trong phong trào đấu tranh cho tự do, nhân quyền, dân chủ và pháp quyền tại Á châu.



Võ Văn ÁiChủ tịch Quê Mẹ :

Hành động cho Dân chủ Việt Nam
Paris , ngày 26.2.2009


=

No comments: