Monday, March 2, 2009

KINH TẾ CANADA VÀ VIỆT NAM



TỪ KINH TẾ CANADA, HOA KỲ TỚI KINH TẾ VN:
THÊ THẢM!


TS NGUYỄN BÁ LONG

Kinh tế Canada độ rày thê thảm: thất nghiệp đã lên 7% và còn đang trên đà gia tăng. Thâm hụt mậu dịch đã xảy ra lần đầu tiên vào tháng 12/2008 với nhập cảng của Canada vượt xuất cảng tới 458 triệu (xuất cảng sụt 9.7% còn 35..3 tỉ, mức giảm nặng nhất trong một tháng kể từ tháng 10/1982; trong khi nhập cảng sụt 5.7% còn 35.8 tỉ (theo Statistics Canada: Canadian International Merchandise Trade, December 2008). Trước đó, trong tháng 11, thặng dư mậu dịch của Canada còn ở mức 1.2 tỉ. Sự kiện này làm các kinh tế gia choáng váng, vì họ tiên đoán tháng 12 mậu dịch Canada sẽ vẫn còn thặng dư khoảng 500 triê.u.
Sự xuống dốc nhanh chóng của nền kinh tế Canada có nguồn gốc từ sự xuống dốc không phanh của nền kinh tế Hoa Kỳ, mà nhiều kinh tế gia tiên đoán thất nghiệp có thể lên đến 10% vào khoảng cuối năm 2009 này. Nhà bán xuống và hiện tượng mất nhà(foreclosure) do mất việc làm tăng rất nhanh. Việc bán nhà rất trì chậm vì không ai tiên đoán được tương lai việc làm như thế nào. Tại Canada, nhiều công trình xây cất giữa chừng bị bỏ dở, vì chủ đầu tư đánh giá rằng sẽ không có đủ người mướn hoặc mua sau khi hoàn tất, có người lỗ chỏng gọng hằng trăm triệu đô la! Khi kinh tế Hoa Kỳ xuống dốc không phanh thì kinh tế Canada bị ảnh hưởng nặng vì sản phẩm sản xuất tại Canada phần lớn bán sang Hoa Kỳ, mà bây giờ Hoa Kỳ giảm mua, thì Canada gặp khó khăn ngay. Đó là lý do Canada từ thặng dư mậu dịch trong tháng 11/2008 (và các tháng trước, năm trước) đã trở thành khiếm hụt mậu dịch trong tháng 12. Đó là điều không kinh tế gia nào ngờ được, và họ đã đoán sai tuốt luốt!.
Canada tranh đấu về vấn đề này cách nào? Thủ Tướng Canada Stephen Harper mong chờ vào cuộc họp G-20, các nước sẽ tung các gói cứu nguy vực kinh tế toàn cầu dậy, và mong cuộc thăm viếng và hội họp giữa Tổng Thống Barack Obama của Mỹ và Thủ Tướng Harper của Canada sẽ giúp Canada làm được cái gì đó, ít nhất là trong lãnh vực thị trường tín dụng, cứu các kỹ nghệ chính (như xe hơi), vấn đề năng lượng, và an ninh biên giới. Có lẽ rằng cuộc họp giữa Tổng Thống Obama và Thủ Tướng Harper có ích cho Canada ở vấn đề biên giới chung (quyết định trào lượng hàng hoá lưu thông giữa hai nước, mà gần đây bị khó khăn vì chính sách siếùt chặt an ninh biên giới chống khủng bố của chính quyền Bush). Bây giờ có lẽ hai bên sẽ giải quyết cách nào đó để tăng cường lưu lượng trao đổi hai bên giống như thời kỳ trước họa khủng bố quốc tế (vụ 911 ở Mỹ). Bọn khủng bố quốc tế đã thành công ở việc làm cho lưu thông kinh tế giữa hai nước Hoa Kỳ và Canada khó khăn hơn, do các biện pháp an ninh chặt chẻ hơn.



Giải quyết được gút mắt này cũng đã là giải quyết một vấn nạn lớn của phát triển kinh tế hai nước. Canada có rất nhiều tài nguyên mà cuộc đầu tư vào việc phát triển năng lượng sạch sẽ giúp ích rất lớn để chận đứng hoặc kềm hãm nạn thay đổi khí hậu cũng như giải quyết nhu cầu năng lượng cho kỹ nghệ và nhiên liệu cho dân chúng ở Canada và Mỹ. Đây là các công tác mà Canada và Hoa Kỳ có thể hợp tác nhau làm được, với quy mô lớn; kể cả việc khai thác đường ống dẫn khí đốt từ Alaska xuyên qua Alberta đến Hoa Kỳ.


Đây là một đại kế hoạch từng được đề nghị bởi ứng viên Phó Tổng Thống của Đảng Cộng Hòa Sarah Palin. Trước sau gì việc khai thác năng lượng trên quy mô lớn của Canada và Mỹ cũng sẽ tiến hành khi kinh tế phục hồi, và vấn đề năng lượng sạch cũng như thay đổi khí hậu phải được quan tâm, như cuộc họp giữa Tổng Thống Obama và Thủ Tướng Harper hôm 19/2/09 đã chỉ rõ.
Canada cũng như Mỹ đã xuống dốc nhanh chóng mấy tháng qua, nhất là các tháng 12/2008 và 1/2009, cả hai nước đang tiến vào trung tâm của cuộc khủng hoảng, mà một số kinh tế gia dự liệu là nó sẽ đến đáy trong nửa sau của năm 2009, trước khi phục hồi lại từ từ trong năm 2010. Tóm lại là ít có khả năng kinh tế Canada và Mỹ sẽ phục hồi trong năm 2009 này. Nhưng mà viễn tượng thì rõ ràng là Canada và Mỹ có quyết tâm để thay đổi cơ cấu và để vươn lên.



Canada có gói cứu nguy khoảng 34 tỉ cho năm 2009 và tổng số lên đến 50 tỉ cho hai năm 2009 và 2010. Mỹ vừa thông qua gói cứu nguy 787 tỉ Mỹ Kim và Tổng Thống Obama đã ký ban hành ngày 17/2/09. Khó thể nói rằng thị trường địa ốc và thị trường xe hơi sẽ phục hồi trong năm 2009, nhưng người ta hy vọng là hai thị trường này đang đi tới đáy suy sụp, và có thể phục hồi phần nào trong năm 2010. Tất cả sẽ đòi hỏi một sự thay đổi cơ bản của thị trường tín dụng, phải làm cho nó lành mạnh (sự sụp đổ là do nó thiếu lành mạnh và sự tham lam của các công ty và những nhà hoạt động trong lãnh vực địa ốc và tài chánh.



Khi con người ta tham, họ làm những chuyện nguy hiểm bất kể chỉ vì tối mắt trước tiền bạc và lợi lộc vật chất, sống chết (của các kẻ mua nhà) mặc bay. Hậu quả là người mua nhà cũng chết mà các cơ quan cho mượn nợ nhà thiếu tiêu chuẩn cũng chết! Tham là chết! Đây là điểm trọng tâm chúng tôi muốn chuyển qua tình hình kinh tế VN.
Kinh tế VN là kinh tế đặt cơ sở trên THAM NHŨNG và HỐI LỘ. Không có hai cái này không gọi là kinh tế VN! Trong khi các nước trên khắp thế giới thay đổi cơ cấu kinh tế, tài chánh, với mục đích lành mạnh hóa cơ chế tín dụng, ngân hàng, thị trường chứng khoán v.v., thì ở VN, vì lãnh đạo CS và xí nghiệp quốc doanh đều hưởng lợi và tham nhũng trên các cơ cấu đầu tư và tín dụng; cho nên các sự thay đổi để có các cơ cấu lành mạnh về tín dụng, ngân hàng và đầu tư tại VN không thể nào có được, khi lãnh đạo CS và xí nghiệp quốc doanh đều ăn trong đó. Lấy thí dụ vụ án Xa Lộ Đông Tây tại Sài Gòn: Huỳnh Ngọc Sỹ ăn hối lộ của lãnh đạo PCI (Công Ty Tư Vấn Thái Bình Dương của Nhật) để cho công ty này trúng thầu, bên phiá Nhật Bản đã đưa ra toà tất cả những người của PCI đã hối lộ cho Huỳnh Ngọc Sỹ, và tất cả họ đã thú nhận tội lỗi; mà phía nhà nước CSVN cứ lờ đi, mãi gần đây mới dàn cảnh bắt Huỳnh Ngọc Sỹ, lúc viện trợ ODI cho VN bị Nhật Bản cúp và Đại Sứ Nhật đã tuyên bố công khai điều đó trước Hội Nghị quốc tế các nước cấp viện làm cho bạo quyền CSVN ể mặt! Vì tham nhũng của CSVN là ăn chia, nên rất khó để dứt điểm tham nhũng trong guồng máy này; và cũng khó để thay đổi cơ chế vì quyền lợi chằng chịt của toàn bộ guồng máy, ai cũng ăn nên đâu có ai muốn bị mất quyền lợi và bị tố cáo khi thay đổi cơ chế.
Bởi vậy tình hình khủng hoảng kinh tế của VN cực kỳ bi đát vì yếu tố THAM NHŨNG và ĂN CỦA ĐÚT của toàn bộ hệ thống. Nó cản trở mọi sự thay đổi có tính cách lành mạnh hóa cơ chế, vì khi cơ chế đã lành mạnh và nguyên tắc MINH BẠCH (transparency) được áp dụng, thì lấy đâu nữa mà ăn, và lại còn phải ra tòa nữa, vì bị nguyên tắc MINH BẠCH vạch trần và cơ chế mới tố cáo.
Thành ra khủng hoảng kinh tế tại VN, đang xuống dốc khủng khiếp, lại càng tuột dốc; vì hàng không bán được và không mấy ai đặt hàng, lấy gì sản xuất, trong khi đó bọn lãnh đạo khốn kiếp địa phương và trung ương lại đòi cống nộp, hối lộ, phong bì v.v. (nội đám đến thăm nhàLê Khả Phiêu đã thấy phong bì, quà cáp, và dĩ nhiên không thiếu các món có tính cách hối lộ!. Đây là lãnh đạo đã về hưu; còn lãnh đạo tại chức thì khỏi nói! Tên bịp và bán nước Lê Khả Phiêu viết quyển sách nhan đề "MÊNH MÔNG TÌNH DÂN!": đem cuộc sống xa hoa đế vương của hắn ra với phong bì, quà cáp do vô số người viếng thăm đem đến, trong nhà có cả Trống Đồng là vật quốc cấm, và vườn rau vớùi kỹ thuật tối tân trồng trên sân thượng (bảo đảm cung cấp rau sạch không sợ bị ăn rau độc hoặc bị thuốc chết!), tại 7/36 Lý Nam Đế Hà Nội (căn nhà trị giá 5 triệu Mỹ Kim); so với cuộc sống của Dân Oan Vườn Hoa Mai Xuân Thưởng, không có đủ lều bạt che mưanắng và bị công an thường xuyên đàn áp tịch thu luôn cả lều bạt và nồi niêu xoang chảo nấu ăn! thì người ta thấy ngay hai cuộc đời: LÊ KHẢ PHIÊU vớiø MÊNH MÔNG TÌNH DÂN là như vậy đó, còn Dân Oan là cuộc sống đày đọa sống nay chết mai như vậy đó. Thành ra tin bọn bán nước CS là chết! Đúng như cố Tổng Thống VNCH Nguyễn văn Thiệu đã nói: "Đừng tin những gì CS nói mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm!". Đối với Lê Khả Phiêu và Đảng CSVN thì: "Đừng tin MÊNH MÔNG TÌNH DÂN của Lê Khả Phiêu và Đảng CSVN nói dóc , mà hãy nhìn kỹ cuộc sống xa hoa đế vương của Lê Khả Phiêu và lãnh đạo Đảng CSVN, đối chiếu với cuộc sống Dân Oan Vườn Hoa Mai Xuân Thưởng!". Lê Khả Phiêu có dám cho Dân Oan đói rét đến ngũ qua đêm trước cổng nhà Lê Khả Phiêu hay không, hay sẽ gọi công an đến bắt. Như thế ta biết ngay MÊNH MÔNG TÌNH DÂN của Lê Khả Phiêu và Đảng CSVN nghiã là gì.
Trên đây đã nói qua về MÊNH MÔNG TÌNH DÂN của Lê Khả Phiêu, và những phong bì lót tay, quà cáp Lê Khả Phiêu từng kể vào nhiều dịp khác nhau. Nó chỉ rõ THAM NHŨNG và cuộc sống TRÊN ĐẦU TRÊN CỔ NHÂN DÂN là bản chất của chế độ CSVN (Lê Khả Phiêu được tiếng là chống tham nhũng mà còn như vậy, hỏi những hạm ăn của đút như Lê Đức Anh, Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang v.v., thì sự tham nhũng và cuộc sống của chúng còn như thế nàỏ). Thành ra, khủng hoảng kinh tế sẽ thiêu rụi CSVN khi mà không có sự thay đổi cơ chế nào sẽ được thực hiện, và nguyên tắc MINH BẠCH, điều kiện tối cần cho thị trường tài chánh, ngân hàng, đầu tư, thị trường chứng khoán v.v., sẽ không khi nào có đươ.c. Và VN sẽ lún sâu vào tối tăm và nghèo đói từ sự khủng hoảng kinh tế kỳ này. Còn lâu thì mới sẽ có gia tăng xuất cảng và gia tăng đơn đặt hàng trên thị trường quốc tế để giải quyết nạn thất nghiệp và cơn lốc sa thải công nhân của VN. Và giới lao động VN phải hành động: tự thiết lập các cơ chế nghiệp đoàn nghề nghiệp, tương trợ v.v. để bảo vệ lẫn nhau; đấu tranh với nhà nước và các chủ nhân bóc lô.t. Không thì lao động sẽ phải chấp nhận cuộc sống đói nghèo trong một thời gian dài, không ai cứu cả; vì chún g bận lo ăn của đút và nhà cao cửa rộng (như Lê Khả Phiêu), thì làm sao cứu dân đươ.c. Lao động VN và Dân Oan VN hãy tự đứng ra tổ chức để tranh đấu cứu lấy mình. Hiện bây giờ bạo quyền đang trong cơn hấp hối không dễ gì dám thẳng tay đàn áp những người dân hoặc lao động đang hoặc sắp chết đói.
Không đứng lên tự cứu thì các bạn cũng chết vì đói thôi!. Có tin được MÊNH MÔNG TÌNH DÂN của Lê Khả Phiêu và Đảng CS hay không? Khi chết mới biết TÌØNH CỦA BỌN CHÚùNG ĐỐI VỚI DÂN như thế nào? Phải đứng lên hành động để thay đổi cuộc đời thay vì chấp nhận chết thảm. Hãy đoàn kết lại để tạo một hàng ngũ lao động và Dân Oan có tổ chức để đấu tranh hiệu qủa với một chế độ đang trên bờ vực thẳm.



No comments: