Monday, March 9, 2009

VIỆT CỘNG BÁN NƯỚC



Trung Cộng khai thác mỏ bauxite Tây Nguyên!
Lê Thành Nhân


Trong những ngày qua, dư luận đồng bào trong và ngoài nước lên án đảng CSVN, đứng đầu là Nguyễn Tấn Dũng bất chấp dư luận đồng bào, không quan tâm đến ý kiến đóng góp của các nhà khoa học chuyên môn, lờ đi những bản lên tiếng của những người đã từng giữ chức vụ cao trong đảng CSVN như cựu Đại Tướng CSVN Võ Nguyên Giáp, và cựu Đại Sứ CSVN tại Trung Cộng từ năm 1974-1989, Nguyễn Tấn Vĩnh.






Bộ chính trị đảng CSVN vẫn cao ngạo cho rằng “việc khai thác quặng bauxite tại Tây Nguyên là dự án lớn của nhà nước và Bộ Chính Trị đã ba lần nghe, kết luận và nhà nước đã phê chuẩn dự án này”...trước sự quyết định độc tài đảng trị ấy, dư luận xôn xao trong quần chúng rằng “....Tây Nguyên sẽ chết vì khai thác bauxite”, “Khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên nhiều nguy cơ, chưa có giải pháp”... nhiều nhà khoa học phân tích cặn kẻ có tính thuyết phục đưa lên các trang điện trong và ngoài nước, người am tường chính trị quân sự thì cho rằng “lâm nguy an ninh của tổ quốc vì cho Trung Cộng đến Tây Nguyên”, nhà văn hoá thì cho rằng “phá hủy nền văn hóa đa dạng của Tây Nguyên”, “báo chí không được đăng tin về bauxite”.... tất cả đó tạo một không khí nặng nề, ngột ngạt trong người dân Việt Nam hiện nay. Là người Việt quan tâm đến tình hình đất nước chúng ta không thể không tìm hiểu một biến cố lớn như thế đối với đất nước Việt Nam.





I) Bauxite Tây Nguyên nằm ở đâu trên nước Việt Nam?

Dak
Cafe và cây xuất khẩu ở tỉnh Đắc Nông, màu xanh của Tây Nguyên - mạch sống của dân Tây Nguyên
Đắc Nông, trước đây là vùng đất thuộc tỉnh Đắc Lắc, từ năm 2004 đã tách rời thành một tỉnh riêng, thủ phủ đặt tại thị xã Gia Nghĩa. Tỉnh Đắc Nông nằm phía Nam Cao Nguyên Trung Phần, Bắc giáp với tỉnh Đắc Lắc, Đông giáp với tỉnh Lâm Đồng, Tây giáp với biên giới Cambodia, và Nam giáp với tỉnh Bình Phước. Diện tích 6514.5 km2 và dân số khoảng 400,000 (năm 2006), gồm người Việt (Kinh), Ê Đê, Nùng M’Nông và người Tày. Nguồn lợi kinh tế chính của tỉnh Đắc Nông là trồng cafe, tiêu, cao su. Đắc Nông cũng là vùng hứa hẹn của nền du lịch với những thác nước rất đẹp trong cảnh thiên nhiên hùng vĩ như thác Ba Tầng, thác Diệu Thanh, thác Dray Nur, thác Dray Sáp, Thác Trinh Nữ, đồi thông Nam Nung. Khí hậu tỉnh Đắc Nông rất ôn hòa và lý tưởng, trung bình 24 độ C.

Đắc Nông có nền văn hoá truyền thống cổ truyền đa dạng của nhiều dân tộc mang bản sắc
thac
nhiều thác nước cảnh đẹp thiên nhiên của tỉnh Đắc Nông
riêng. Nơi đây còn lưu giữ nhiều pho sử thi truyền miệng rất độc đáo như sử thi Đam San dài hàng ngàn câu. Các tập tục xưa cổ, kiến trúc nhà sàn, nhà rông và tượng nhà mồ còn chứa bao điều huyền bí hấp dẫn. Các loại nhạc cụ dân tộc từ lâu đời đã trở nên nổi tiếng và là niềm tự hào của cả vùng Tây Nguyên, của văn hoá dân gian Việt Nam. Bộ đàn đá của người M'Nông, bộ chiêng đá phát hiện tại huyện Đăc R'lâp cách đây ngàn năm, đàn T’rung, đàn K’lông Pút, đàn Nước, Kèn, Sáo... Nếu đúng dịp, du khách sẽ được tham dự những lễ hội độc đáo còn nguyên chất dân gian. Trong lễ hội, cả buôn làng cầm tay nhau nhảy múa xung quanh đống lửa theo nhịp của tiếng cồng,tiếng chiêng.
Với vùng đất cây xanh, cảnh đẹp, không khí trong lành, nhiệt độ ôn hòa, nền văn hoá đa dạng như thế ở dưới tầng lớp đất Bazin màu mở ấy khoảng 0.5-1m có quặng bauxite là một nguyên liệu chế ra chất nhôm dùng trong các loại kỹ nghệ.





Theo tài liệu BAUXITE MINING, POST ENVIRONMENTAL & SOCIAL IMPACT CONCERNS By: Consultancy on Development (CODE) – Vietnam, thì mỏ bauxite được tìm thấy ở tỉnh Đắc Nông có khả năng sản xuất từ 6500-7600 triệu tấn, lớn hàng thứ 4 trên thế giới. Đắc Nông là vùng đất cao nguyên nơi đầu nguồn của hai con sông lớn Đồng Nai và Serepok. Đảng CSVN cho phép các nhà đầu tư Trung Cộng mở 4 cơ xưởng khai thác quặng bauxite ở tỉnh Đắc Nông.

DN_CN
Bản đồ hành chánh kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Đắc Nông
Theo tài liệu của Tập Đoàn Công Nghiệp Than và Khoáng Sản Việt Nam (TKV) tháng 7/2007 thì Đắc Nông có 6 vùng có mỏ bauxite với diện tích tổng cộng là 1971 km2 chiếm 1/3 diện tích tỉnh Đắc Nông ở các địa điểm như sau:

Tuy Đức: 354 km2

Đắc Song: 300 km2

Bắc Gia Nghĩa: 329 km2

Nhân Cơ: 510 km2

1 tháng 5: 197 km2

Quảng Sơn: 159 km2



Mỏ beauxit còn tìm thấy ở Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng và hiện nay đang khai thác, mặc dù mỏ bauxite này không lớn như ở tỉnh Đắc Nông.






II) Những tác hại, rủi ro, nguy hiểm khi khai thác mỏ bauxite ở Tây Nguyên:

dld
Lớp đất trên cùng tại Tây Nguyên là phù sa Bazine (Topsoil 0-2m), sau đó đến lớp mõ bauxite từ (2-12m)
Mỏ beauxit ở Đắc Nông nằm dưới mặt đất từ 0.5-1m, trong tiến trình khai thác người ta phải lấy đi lớp đất xốp ở trên mặt, sau đó lấy phần đất/đá có chất bauxite đưa vào nhà máy để biến chế thành chất alumina. Nhớ rằng, Alumina không phải là Aluminium (nhôm), mà alumina là một hợp chất gồm nhôm và oxy với ký hiệu hóa học là Al2O3. Khai thác mỏ beauxite ở Đắc Nông chỉ chế biến từ quặng bauxite ra Alumina rồi đem bán cho ngoại quốc chứ không phải luyện nhôm ròng (aluminium) để xử dụng cho kỹ nghệ hoặc bán nhôm với giá cao. Trung bình cứ hai tấn bauxite thì biến chế một tấn alumina, và cứ 2 tấn alumina thì làm ra một tấn Aluminium (nhôm). Hiện nay, Alumina trên thị trường giá vào khoảng $350-370 USD/ tấn. Tiến trình biến chế từ bauxite
5 buoc




Tiến trình chế biến Alumina:
(1) Cho chất bauxite vào máy
(2) Đưa vào mày xay - crusher (3) Cho beauxite vào để phân chất (digester)
(4) Vào bộ lọc,Bùn đỏ thải ra từ giai đoạn này (beauxite residue)
(5) giai đoạn làm ra alumina
đến alumina có 5 giai đoạn, mỗi một giai đoạn phải xử dụng rất nhiều nước thêm với các hóa chất cần thiết để luyện kim, và sau đó thải ra một loại nước mang theo chất độc hoá học. Trong các giai đoạn luyện chất alumina, nguy hiểm nhất là nó để lại một chất cực kỳ độc hại đó là “bùn đỏ” (red-mud). Theo những tài liệu ngoại quốc và những chuyên viên chuyên ngành trong nước thì việc khai thác bauxite ở Đắc Nông trong khi chưa có những giải pháp đúng đắn để bảo vệ môi trường, để bảo vệ nguồn nước, để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên thì nó sẽ là một tác hại lâu dài cho tương lai của người dân Tây Nguyên và dân cư sống ở hạ nguồn hai sống Đồng Nai và Serepok. Cao Nguyên Trung Phần là “lá phổi” của Việt Nam, nếu lá phổi bị ô nhiễm trầm trọng chẳng khác nào Việt Nam bị bệnh ho lao. Đối với việc khai thác mỏ bauxite, sự tác hại này đe doạ thường trực đến cả muôn đời sau. Những tác hại khai thác mỏ beauxite ở Tây Nguyên như:




Tác hại thứ nhất: xử dụng quá nhiều diện tích đất đai tây nguyên, muốn khai thác bauxite, phải cần khoảng 500 km2 chung quanh cơ xưởng bauxite để di chuyển lớp đất thừa trong tiến trình chế biến alumina. Đắc Nông có 4 nhà máy như vậy tốn gần 2000 km2, thêm với 1971 km2 beauxite tổng cộng gần 4000 km2, chiếm gần 2/3 diện tích tỉnh Đắc Nông (6514 km2). Sự di chuyển đất này sẽ tạo những lớp
khai
Cảnh khai thác mõ bauxite, cây cối bị san bằng, lớp đất trên bị lấy đi để lấy bauxite luyện thành nhôm
bụi mù tung bay trong không khí, ảnh hưởng môi trường sống của con người. Thân và lá cây vùng Tây Nguyên bị phủ đầy bụi hóa chất màu đỏ không thể nào phát triển được. Còn con người thì luôn luôn hít thở không khí với chất độc bụi đỏ vào phổi, lâu rồi sẽ sinh bệnh ung thư đường phổi.

Trong ngành khai thác quặng mỏ, bauxite là phương pháp khai thác chiếm nhiều diện tích đất đai nhất. Quặng bauxite trải rộng trên mặt đất, vì vậy sự khai thác bauxite tác hại hủy diệt cây cối, hoa màu, chim muông cầm thú. Tây nguyên là rừng, khi khai thác bauxite thì rừng bị phá hủy trung bình 30-50 ha/triệu tấn bauxite. Diện tích bề mặt cần xử dụng để lấy bauxite trung bình 150 ha / triệu tấn, và diện tích mặt bằng cần để sản xuất alumina là 450 ha/triệu tấn. Với số đất được trưng dụng lớn lao như vậy, thử hỏi có bao nhiêu nhân công từ bỏ nông nghiệp trồng cafe, hạt tiêu, cao su được đưa vào làm việc trong nhà máy bauxite ở Đắc Nông (****) Tính trung bình phải mất 2.5 ha mới tạo ra một việc làm....2.5 ha để trồng cây xuất cảng như trà, cafe, tiêu, cao su.... sẽ giúp cho một người dân có đời sống sung túc hơn khi phải xây công ty luyện bauxite. Và liệu những người dân ở đó có trình độ để được thu nhận vào làm việc trong công ty khai thác bauxite hay không?

Tác hại thứ hai: Làm kiệt quệ nguồn nước ở Tây Nguyên. Trong tiến trình luyện kim
polution
Cảnh ô nhiểm môi sinh của mtộ nơi khai thác quặng bauxite. Mặt đất khô cằn như sa mạc, bầu trời o nhiễm vì bụi bậm.....việc loại bỏ những chất thừa thải để rửa sạch kim loại sẽ tốn rất nhiều nước, các giai đoạn lọc bauxite và giai đoạn chế biến từ bauxite sang alumina cần 14,832 triệu m3 nước/năm, trong khi nước để tiêu dùng cho sinh hoạt người dân Đắc Nông là 0.432 triệu m3/năm mà thôi. Như vậy những xưởng bauxite sẽ vơ vét nước trên các sông hồ, và cả nguồn nước ngầm ở dưới lòng đất của Tây Nguyên mới đủ.




Tình trạng khan hiếm nước ở Tây Nguyên vì xử dụng quá đà cho kỹ nghệ khai mỏ bauxite sẽ làm cho một Cao Nguyên cây cối xanh tươi, thác nước thơ mộng, chim chóc đầy đàn...sẽ trở thành sa mạc khô cằn trong những năm tháng tới. Vì thiếu nước, vì cây cối bị ủi láng bình địa để lấy bauxite, vì bụi mù đỏ tung bay dầy trời và mang đầy hoá chất trải khắp vùng trời Tây Nguyên....Tây Nguyên sẽ trở thành vùng đất chết đầy chất độc hại môi trường sống.

Tác hại thứ ba: Gây ô nhiễm trong nước uống và sinh hoạt hằng ngày: Nước dùng trong tiến trình luyện alimina sẽ bị thải ra mang chất độc hóa học, với kỷ thuật khái thác vô
moi truong
một hồ nước bị nhiểm chất phế thải từ hảng bauxite thải ra
trách nhiệm của chế độ CSVN hiện nay, nước thải đó sẽ tan biến vào lòng đất hòa với nguồn nước thiên nhiên làm cho nước trên ao hồ, sông, suối, giếng bị ô nhiễm chất hoá học tác hại khôn lường cho sức khoẻ của người dân. Trong tiến trình chế biến từ bauxite đến alumina sản sinh ra hàng hà sa số chất toxic (chất độc), đây là một loại hoá chất tác hại cho nguồn nước và cần phải có kỷ thuật cao để chận đứng sự tác hại do chất toxic gây ra ở hai thượng nguồn sông Đồng Nai và Serepok. Người dân sống dưới hạ hạ nguồn đều phải gánh chịu hậu quả này.

Chúng ta còn nhớ công ty Vedan của Đài Loan không có hệ thống lọc nước sau tiến trình sản xuất đã gây ô nhiễm sông Thị Vải để lại bao nhiêu độc chất trên đó, và cả giòng sông Thị Vải giờ đây như là một giòng nước trộn sửa, nhưng đây không phải là giòng sửa mẹ là là một giòng độc dược. Những độc chất thải ra trong khi biến chế Alumian còn độc hại gấp bội lần so với vụ chất độc giòng sông Thị Vải.

Tác hại thứ 4: Bùn đỏ (red-mud) nguy nhất, tác hại tột cùng: Bùn đỏ là chất thải ra
dodo
Bùn đỏ thải ra từ hảng bauxite.......hồ bên cạnh chứa chất thải bùn đỏ
nhiều nhất trong tiến trình tinh luyện từ bauxite đến Alumina đó là một loại pha trộn chất độc hóa học mang màu đỏ sền sệt như bùn cho nên gọi là bùn đỏ. Phân chất trong bùn đỏ này thì nó chứa những hoá chất độc hại như: 30-60% Helmatic-Fe2O3, 10-20% Trihydrate Aluminium-Al2O2, 3-50% Silicon Dioxide-SiO2, 2-10% Sodium Oxide-Na2O, 2-8% Calcium Oxide-CaO, 2-50% Titanium Dioxide-TiO2....cùng một số chất hóa học khác nữa như, Nitrogen, Potasium,Chromium,Zinc...... (1) Đặc biệt bùn đỏ này không khử trừ được, không tiêu diệt được, nó tồn tại mãi mãi, nó trơ ra, nhưng mà hễ nó đụng vào đâu là hủy diệt môi trường sống ở đó.

Hiện nay trên thế giới chưa có một quốc gia tân tiến nào có thể giải quyết chất bùn đỏ này kể cả Hoa Kỳ cũng chưa có cách hủy diệt nó, cho nên Hoa Kỳ có những mỏ bauxite ở nhiếu tiểu bang nhưng họ không khai thác vì sợ ô nhiễm môi trường sống. Người Mỹ chỉ đi mua Alumina của thế giới đem về tinh chế ra nhôm (aluminium) để dùng trong kỹ nghệ. Hiện nay Úc Đại Lợi là nước khai thác mỏ bauxite lớn nhất thế giới và có độ an toàn cao, vì họ có nhiều lợi thế để cất dấu lớp bùn đỏ độc hại đó, nhờ địa hình của nước Úc bằng phẳng, ở dộ C



No comments: