Tuesday, December 1, 2009

NGÔN NGỮ VIỆT NAM


*

I. Ngôn Sử VIETNAM
Vien Dzu

> > Xin gởi Các Bạn một bài thật ngắn mà thật thắm thía !
> > Dí dỏm mà cay độc và "đúng sự thật."
> > Hắn đem gia đình sang du lịch Paris.
> > Khi hắn vừa tốt nghiệp Cử Nhân Văn Khoa thì miền Nam thay đổi chế độ, và mọi người trở thành thất nghiệp.
> > Hắn may mắn thừa hưởng một miếng đất rất rộng ở ngay ngoại ô Saigon.
> > Hắn canh-tác miếng đất đó, trồng rau quả, nuôi gà vịt, mở một quán cà phê nhỏ để sống qua ngày.
> > Thì giờ rảnh rỗi hắn nghiên cứu về một môn học mà hắn gọi là môn "Ngôn Sử"...
> > Hắn nói Ngôn Sử tiếng Pháp là Philologie, lam Tôi chẳng hiểu gì cả.
> > Hắn giải thích đó là môn học nghiên cứu lịch sử, cấu trúc và cách tạo thành của ngôn ngữ ma Tôi vẫn mù tịt...> > Năm 1980, Hắn nhờ Tôi tìm mối bán nhà và đất lấy mười lượng vàng vượt biên.


> > Tôi tìm không ra, và Hắn ở lại...
> > Không ngờ như thế mà lại may.
> > Gần đây nhà đất vùn vụt lên giá...
> > Hắn bán một phần khu đất và trở thành triệu phú đô la.
> > Hắn bảo tôi :
> > - Bôn ba không qua thời vận...
> > Mày xông xáo như thế mà cuối cùng lại chẳng ra gì so với Tao.
> > Cái nhà Mày hơi bị nhỏ đấy.
> > Tao là một sản phẩm của tệ đoan xã hội...> > Chúng Nó ăn Hối Lộ và Buôn Lậu, nhiều Tiền bẩn quá phải mua Nhà đất để tẩy di...
> > Nhờ thế mà Tao giàu sụ.


> > Tao Bán hơn năm ngàn mét đất được vài ngàn cây, sau khi Lịch Sự mất vài trăm cây.
> > - Lịch sự ?
> > - À, đó là một tiếng mới - Hắn cười to...
> > Bây giờ Người Ta không nói là Dút Lót hay đưa Hối Lộ nữa, xưa rồi !
> > Bây giờ Người Ta nói là "Lịch Sự".
> > Lịch Sự trở thành một động từ...
> > Làm cái gì cũng phải Lịch-Sự mới xong.


> > Không biết Lịch-Sự thì không Sống được.
> > Tao nhờ một thằng Bạn lanh-lẹ Lịch-Sự giùm mới Bán được miếng đất đấy.
> > Thằng Bạn nhờ đó được một trăm cây tiền lùi.
> > - Tiền lùi ?
> > - Ðó cũng là một từ, mới nữa.
> > "Lùi" có nghĩa là Tiền mà Kẻ được Lịch-Sự bớt cho, còn gọi là Tiền lại quả, cũng một tiếng Thời Thượng mới.
> > Nó đ̣i Năm Trăm Cây nhưng Lùi cho Một Trăm Cây.
> > Hắn tặng Vợ Tôi một cái túi xách tay Louis Vuiton và nói đó là là một túi Mốt.
> > Hắn giải thích "Mốt" cũng là tiếng mới xuất hiện, dùng thay cho "thời trang", hay "Mốt" trước đây.


> > Hắn cho Tôi một sơ-mi lụa và nói đó là lụa thực chứ không phải lụa đểu.
> > Tôi hỏi lụa đểu là gì thì hắn phá lên cười :
> > - Mày lỗi thời quá rồi...
> > Bây giờ trong Nước Người Ta không nói là "giả" nữa mà nói là "đểu".
> > Hàng đểu, Bằng đểu, Rượu đểu, Thuốc đểu...
> >
> > Tôi, sực nhớ ra Hắn là một nhà Ngôn Sử, bèn hỏi hắn:
> > - Thế Mày nghĩ gì về những từ mới này ?
> > Hắn bỗng trở thành nghiêm trang, trầm mặc một lúc rồi nói :
> > - Ngôn ngữ của Dân Tộc nào cũng gắn liền với Lịch Sử.
> > Cái gì thường trực và lâu dài cũng trở thành ám ảnh rồi đi vào ngôn ngữ...
> > Mày thử xem, Ngôn Ngữ của Nước nào cũng xoay quanh hai từ "có" và "là", être et avoir, To Be and To Have'''
> > Người Việt thì không có gì cả mà cũng chẳng là gì cả, chỉ có cái Thân Phận Nô Lệ, bị Bóc Lột và Dói triền miên...
> > Vì thế mà động từ căn bản của tiếng Việt là "ăn".
> > Thắng bại thì gọi là ăn thua.
> > Thằng nào thắng thì có ăn, thằng nào Thua thì đói...
> > Sinh Hoạt nghề nghiệp thì gọi là làm ăn..
> > Vợ Chồng ăn ở, ăn nằm với nhau, nói chuyện là ăn nói, rồi ăn ý, ăn ảnh, ăn khớp...
> > Ngay cả lúc Chửi nhau cũng cho ăn cái này cái kia.


> > Rủa nhau là đồ ăn mày, ăn nhặt, ăn cắp, ăn giật.
> > Cái gì cũng ăn cả vì đói quanh năm, lúc nào cũng bị miếng ăn ám ảnh.
> > Bây giờ cũng thế, cái gì cũng đểu cáng cả.
> > Chính Quyền đểu, Nhà Nước đểu, Nhà Trường đểu...
> > Cái gì cũng đểu cả nên đểu hiện diện một cách trấn áp qua Ngôn Ngữ.
> > Hắn dừng lại một lúc rồi nói tiếp :
> > - Nhân Loại dang tiến triển qua các thời kỳ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt.
> > Chúng ta còn có thời kỳ đồ đểu.
> > Nước mình đang ở thời kỳ đồ đểu.
> > Vien Dzu


II.TIẾNG LÓNG MỚI VN

( Cảm tác Truyện cùng tên của nhà văn THANH ĐA)

Tiếng Lóng Mới quê ta, giờ đa dạng “Kênh Kiệu” có mỹ danh “ Chảnh” vui ghê! “Tám” là đa sự, rõ nghe mỹ cảm “Vô Tư” là nhiều, thoải mái, cũng sum sê! “ Ăn uống “vô tư” nhé! thật là phong phú. “Huệ” hay “Quệ”diễn tả “ Sến” hay cải lương. “Vi Tính” là ta đây ngon lành đó! Vi Tính( Computer) thằng ấy cứ phô trương! “ Trắng Phớ” nói thẳng, rõ ràng minh bạch “ Không Hề” là không sợ, thật chẳng e! “ Bập” là “lấy”.

Nó “bập” xe rồi lách “ Cực kỳ” là rất xinh đẹp, khỏi chê! “ Rước”đồng nghĩa đem về, ai cũng biết “ Oách” là trông “ Hơi bị” mức nhẹ nhàng. “ Xiềng” là chắc chắn mười phân, trúng phốc! “ Phơ” là “ Phê” nghe lạ hoắc dân gian. “ Bà Cố” là nhiều, giòn tan hay nổ Anh ta nói xạo “bà cố”, khó tin! “ Củ Chuối” là tiếng Miền Bắc: “ Đểu Giả” Thằng này “ củ chuối” thấy rõ, quả tình! “ NATO”: chỉ nói, việc làm chẳng có Gã đó” Nato” chứng tỏ bất hành. “Chuồng Chuồng” chỉ các nam nhân quá rõ! “

Bươm Bướm” diễn tả phụ nữ dân mình. “ Giữa Giữa” là Hi-Fi /haifai? đa hình, đa dạng. “ Lác” là ba xạo, nổ lớn thường xuyên. “ Dẹo” là chài ai món mình ưa chuộng “ Nhão” : ỏng ẹo, làm dáng, chẳng tự nhiên. “ Bèo”: rẻ mạt, hàng “bèo” tiền giá thấp. “ Không Có Cửa” : e khó đạt, khó thành. “ Muốn cua tao ư? Đừng hòng mò lại! Tết Maroc, y mói lọt mắt xanh” “ Rối” là “No Way Out”. Đành kẹt giỏ. Tình cảm bị “ rối”, chưa có lối ra. MBA, Married Bút Available, đó! “ Y khoái làm MBA quá mà!” “ Cháy IC” nghĩa là không chịu nổi. “ Không dám đâu! Lỡ chả tới, “ Cháy IC” sao? “ Quái Thai Ngâm Giấm” “ Dở Hơi”” Kỳ quái!” Từ dân gian phong phú mãi đa màu. “ Quỷnh” là “quê” “ Mếch” yêu má đào quá cỡ! “ Anh ta “ quỷnh” nhưng” mếch” rõ mười mươi. Ngôn ngữ bình dân sinh sôi nẩy nở Nhiều từ lạ tai, thú vị tuyệt vời!

THANH ĐÀO

*

No comments: