Tuesday, December 8, 2009

NGUYỄN TRẦM LUÂN * CHÍNH TRỊ XÃ HỘI



Việt Nam, ‘có một bức tường đã nên thành quách
Berlin, những ngày lịch sử 20 năm trước. (Hình: AP)


Nguyễn Trầm Luân (Huế)

Berlin DDR
Ðông Berlin, Tháng Mười, 1990. Ði cùng một anh bạn từ Frankfurt Main bên phần Tây qua, tôi gặp làm quen các đồng hương của mình ở quanh các chung cư ngoại thành. Ðó là các chung cư đúc như nhau, thường thấy ở trên đất Liên Xô cũ, hay ở Hà Nội, và ngoại ô Hải Phòng cuối những năm 70.

Biến cố “đổ tường Berlin” (như người Việt ở đây gọi) bấy giờ, với các công dân Ðông Ðức, đã thấm dần vào trong sau một năm, nhưng, với những người Việt trẻ lanh lợi, đang bừng lên như cơ hội sinh nhai được “giải phóng.” Ở các chân cầu thang, góc làng quê Việt bổ bã hiển hiện với các quán ăn và uống, các khuôn mặt râu ria gân guốc, các khuôn mặt tròn hây hây vì lửa gas và đồ nhậu. Bún bò và bánh cuốn. Chả giò và xúc xích. Khoai tây chiên và bánh mì Thổ. Khách hàng lạ, là người Ðức thất nghiệp trong vùng, nay đã trở nên quen. Các vách tường loang lổ chen chúc các lời rao và quảng cáo, chữ Việt và chữ Ðức sai chính tả - Thu Huệ Phở tiếu Lam Vang, gọi điện thoại VN 5D-Mark 30 phút, hỏi Cường khàn. Ðổi tiền, nhắn chủ quán tại đây...

Tôi và “Hùng Hận” chở hai người đàn ông Ðức, “mối” làm ăn của anh ta, đến một cửa hàng lớn bán đồ điện máy (ở Ðông Ðức cũ chỉ có ít siêu thị dành cho “cán bộ nhà nước” trung và cao cấp, hầu hết đều là “cửa hàng bách hóa” mà miền bắc VN trước 1975 rập khuôn theo). Một chiếc TV và một máy hút bụi kiểu cũ được ghi chép model vào sổ của Hùng, rồi sau đó chúng tôi thả họ tại một trạm chờ xe Bus. Lúc ấy, tôi không rõ việc này để làm gì.

Chúng tôi qua nghỉ tại “căn hộ” của một chiến hữu của Hùng Hận, cách đó hai lô nhà. Anh này cho biết, khu vực đang ở, cảnh sát Ðức đã “tập kích” ba lần, đều thất bại, bởi sự cố thủ người Việt Nam với “chiến tích” là đổ máu cho cả hai bên. Cửa phòng mở, và tôi sững vài giây vì thán khí từ trong phòng ở không được thông gió tràn ra - chật hơi người và đồ ăn cũ. Căn phòng mà họ đang ở với chín người này, ở Darmstadt, chúng tôi chỉ được phép ở hai người.

Không lâu sau lúc nhận “đồng hương HN,” tôi được thết đãi một cuộc gọi điện thoại về Việt Nam miễn phí trong hơn 20 phút. Anh chàng có quai hàm bạnh này từng là kỹ sư tốt nghiệp Bách khoa Hà Nội. Chỉ với một thao tác khéo léo nhắp và thả đồng Mark vào máy gọi điện thoại công cộng, cước bưu điện đã bị chôm dễ dàng - “bí quyết” của anh ta là xe hai sợi tóc, “liên kết” keo với mặt đồng xu, để nó vượt qua sensor mà không rơi hẳn vào trong hộp. Hết cuộc gọi tùy thích, kéo đồng xu trở ra.

Ngày 2 Tháng Mười, 1990, tại Ðông Berlin (Berlin Hauptstadt Der DDR), cuộc sống sau “đổ tường” của người Việt đã diễn ra với tôi như thế.

Berlin 20 D-Mark

Ngày 9 Tháng Mười Một, 1989, bức tường Berlin sụp đổ. Nước Ðức đã chính thức thống nhất gần tròn năm sau, ngày 3 Tháng Mười, 1990. Sáng ấy, tôi đứng gần cổng Brandenburg, và trong tay là một phần của bức tường lịch sử. Chính xác, đó là một phiến tường với một trích đoạn graffiti đặc trưng, kèm theo chứng chỉ, mua lại từ một đồng hương Việt Nam với 20 Mark - Berlin 20 D-Mark của tôi.

Bấy giờ, đứng ở nơi một năm trước không được phép lai vãng - chỗ bức tường xưa chạy qua, tôi bắt đầu thấm hiểu về biến cố này. Nỗi bùi ngùi xen với đắng cay về khái niệm “giải phóng” âm vang và lan tỏa muộn màng, khi tôi chậm bước dọc dấu chân tường cũ.

Ðể được biết về một thứ tự do đích thực, người ta đã phải ra xa xứ sở của mình.

Ngay lúc ấy, Hùng Hận gọi điện thoại cho tôi, nói rằng “Bọn em mới giao hàng xong!” Hỏi thăm, mới vỡ lẽ, là Hùng nằm trong đường dây bán đồ chôm, thực ra, là chôm đồ để bán. Dắt khách đến cửa hàng, chỉ món hàng cần mua ở đó. Ðến đêm thì “ra tay.” Hàng giao đúng món tại nhà, giá chỉ bằng một nửa...

Sau “Ðổ tường Berlin,” người Ðông Ðức âm thầm với mặc cảm là công dân hạng hai, vẫn kín đáo và lý tính như đồng hương bên phần Tây. Các ngổn ngang chính yếu với họ, có lẽ ở trong lòng nhiều hơn.

Trong giá lạnh, trời đất nhà cửa đều một màu xám bàng bạc, nửa chào nửa vẫy các đồng hương tóc xù với áo veston cái ngắn cái dài choàng ngoài các sơ mi nhàu, chúng tôi rời Berlin phóng ra Autobahn (Highway) chen chúc, lòng đầy xáo trộn...

Berlin trước cửa.

Giờ tan tầm tại trung tâm thành phố Darmstadt. Người kìn kìn trên phố. Ðèn xanh. Người người ào qua như thác. Tôi rảo bước cùng họ, và chợt nhận ra mình đang hòa vào một nhóm người tóc đen. Chậm bước lại, mới thấy đó là một nhóm du khách Trung Quốc. Họ có cùng một kiểu tóc ngắn xanh ót, hay thắt bím đôi, mặc comple cổ nhọn xanh đồng phục với huy hiệu Mao Trạch Ðông trên ngực, và sắc mặt vẻ nghiêm trọng. Trông họ hao hao người Việt Nam mới qua - hoặc hơi xanh mét, hoặc tai tái vàng. Khi còn là một thiếu niên, tôi từng gặp những thủy thủ Trung Quốc trên phố, luôn vui tươi với nụ cười đầy răng trắng, khi phân phát cho chúng tôi mỗi đứa một viên kẹo xanh, một huy hiệu như thế, kèm theo một cuốn “Trước tác Mao chủ tịch,” là một cuốn sổ tay màu đỏ tươi, với các “lời vàng chữ ngọc” của “Người cầm lái vĩ đại.” Hai người dừng lại bên một cột điện nhỏ. Và cả nhóm gần hai mươi người xúm lại bàn tán. Tôi ghé mắt vào. Họ cùng trầm trồ và vuốt ve, khi phát hiện ra thùng đựng rác gắn tên thân cột điện được chế tạo bằng inox. Ðó là một trong vô số cây cột điện của Châu Âu này.

Không lâu sau ngày trở về từ Berlin, một rạng sáng nơi tôi trọ, tiếng chuông reo vang không dứt. Tôi bấm nút và hỏi. Không tiếng trả lời, và chuông lại réo dài. Choàng vội áo chạy xuống. Và hoàn toàn bất ngờ: Trong cảnh tráng lệ và buốt lạnh 5 độ âm của một thành phố Tây Ðức, 11 đồng hương của tôi nhễ nhại và nhếch nhác với balô tuột quai, quần áo không đủ ấm, ba người mang vớ mà không giày, hai người chân chỉ có một giày. Họ không thể đứng yên vì lạnh, và tranh nhau nói trong khói hơi bốc ra từ miệng “Ông là người Việt mình thì xin cứu giúp chúng em với!” Một thằng trai như tôi lúc ấy, không rõ có bật khóc hay không. Chỉ còn nhớ, là đau buốt trong ngực.

“Berlin” đã đứng trước cửa nhà tôi như thế!

Thùng mì gói hai tuần ăn của tôi đã được “xử lý” sau 20 phút. Tất cả họ, bảy trai bốn gái ngủ lịm đi, không cựa quậy cho đến khi tôi thức từng người một. Ðể bảo toàn cho cả họ và tôi, tôi và hai người bạn phải chở họ đến đăng ký xin tị nạn ở trại cách đó gần hai giờ xe trước khi trời sáng. Số người này đi theo đường Ba Lan, và bị bỏ rơi ở biên giới. Bị truy đuổi với chó săn của biên phòng Ðức, đồ đạc của họ mất gần sạch sẽ. Người của “đường dây” thuê một xe tải thả đại họ giữa khuya ở miền Trung nước Ðức như thế. Các đồng hương đã tạm ổn này cảm ơn tôi bằng cách giới thiệu địa chỉ nhà tôi cho... những người vượt biên các chuyến sau! Nếu 11 người lần đầu bị bỏ rơi, đi trong tuyệt vọng, dò tìm người Việt qua tên trên hộp thư, thấy chữ “Nguyen” tên tôi, liền bấm đại chuông, thì hai “chuyến” sau với cả thảy 13 người, đã buộc chúng tôi phải sớm dọn đi nơi khác, trước khi (có thể) bị nước Ðức truy tố là đồng phạm tổ chức “nhập cảnh trái phép.”

Bức tường Berlin Việt?

20 năm đã qua kể từ ngày bức tường Berlin sụp đổ. Biểu tượng này vẫn còn gây thêm niềm thấm thía hòa trộn lo lắng cho những ai cực đoan và thiếu thức thời. Giờ đây, những người Cộng Sản còn lại đã tự khu biệt thành một loài riêng với các tín điều khó tưởng, giữa dòng nhân loại rộng mở. Bền bỉ một cách mệt mỏi, các cố gắng để chứng tỏ xã hội và thể chế họ cầm quyền ưu việt không còn thuyết phục. Mơ hồ, lúng túng trong lý tưởng, họ đành gìn giữ việc sống còn - độc quyền chân lý và ban phát chân lý.

Mai này, khi xem lại một đoạn video trên youtube, ông “chủ tịch kia” hẳn nhận thấy mình nhỡ lời chăng khi tạo ra một điển tích “ngủ và thức,” tự nhận cùng nhau “canh giữ hòa bình thế giới” từ một ý thức hệ lỗi, và lạc.

Ðể sinh tồn trong trầm luân hôm nay, người Việt Nam đang dần bị xói mòn nhân cách, chất lượng người, và văn hóa. Là bức tường của niềm tin, thì đã quá nhiều đổ vỡ. Là bức tường của nghi kỵ, thì đã quá đủ cao dày. Là bức tường của quyền bính, nó đã nên thành quách.

Thật tự hào, khi người Việt được xem như người Ðức của Á Châu về nghị lực và ý chí. Và chính thế, thật đắng cay khi ở nhà, giờ đây, để sinh tồn, người Việt phải lấy chính ý chí của người Cộng Sản (!)mới chịu đựng nổi người Cộng Sản, để nuôi trọn khát vọng làm người.

Thế đấy, Berlin của tôi!



NGƯỜI VIỆT TẠI ĐỨC VỚI
Bức Tường Ô Nhục

Quốc Hưng



“Cộng mình ở bên này bôn ba cực khổ lắm”, một chị ngoài 40 bùi ngùi kể “Lặn hụp, trốn tránh cảnh sát và làm đủ thứ việc để kiếm sống đấy.”

Chồng chị là một kỹ sư được cử đi du học và đào tạo ở Tiệp Khắc còn chị là thành phần xuất khẩu lao động. Sau khi anh chồng tốt nghiệp hai vợ chồng chị quyết định trở lại quê hương làm việc. Công việc kỹ sư của anh cùng nghề tay trái của chị với đồng lương chết đói ở Việt Nam không lo nổi đời sống của cặp vợ chồng trẻ và đứa con sơ sinh nên gia đình nhỏ ấy lại phải tìm đường vượt biên. Đường vượt biên duy nhất lúc đó là mua vé đi qua ngả Đông âu. Vét nhẵn gia tài thu vén được suốt bao năm lao động ngoài nước mới lo được vé bay sang Tiệp rồi đi đường bộ vào Đức. Đó là năm 1992, trại tỵ nạn của Đức vẫn có chỗ cho người tỵ nạn Việt Nam. Đương nhiên trại tỵ nạn không thể là nơi người Việt muốn cư trú lâu dài. Gia đình trẻ này lại lẫn vào nhóm người đồng hương tìm đường lên Berlin để kiếm sống.

Một căn chung cư nhỏ hai phòng ngủ là nơi tạm trú của hơn hai chục người Việt đồng hoàn cảnh tha phương cầu thực. Đàn ông ở tập trung một phòng, đàn bà con nít ở tập trung một phòng.

“Tuy khổ vô cùng nhưng những ngày đó thật vui, tràn đầy tiếng cười. Ai cũng nghèo nên giúp đỡ nhau chân tình lắm. Mỗi bữa cơm mỗi người bê một tô về chỗ ăn. Hôm nào cũng đánh bài, chuyện kháo, ca hát...”, nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt người kể.

Berlin trong thập niên 90 của thế kỷ trước mới vừa được thống nhất. Sau chiến bại của các đạo quân Đức quốc xã, Đế chế thứ 3 và lãnh tụ phát xít Hitler biến thành cát bụi lịch sử. Đồng minh bao gồm Anh, Mỹ, Liên Xô, Pháp quyết định chia cắt Berlin và nước Đức để cai trị. Bốn vùng quân sự được thành lập trong đó mỗi cường quốc chiến thắng cai trị một vùng, trong đó ba vùng do Anh, Mỹ, Pháp cai trị nhanh chóng được thống nhất làm một vào ngày 23 tháng 5 năm 1949. Kể từ đó nước Đức chính thức bị chia ra thành Tây Đức và Đông Đức, Berlin bị chia thành Tây Berlin và Đông Berlin.

Tây Đức và Tây Berlin (được gọi chung là Tây Đức) được hưởng nền chính trị tự do Ấu Mỹ đã nhanh chóng xây dựng được một nền kinh tế hùng mạnh và một chế độ chính trị dân chủ tự do với tên gọi Cộng Hòa Liên Bang Đức trong khi đó Đông Đức và Đông Berlin (gọi chung là Đông Đức) bị áp chế dưới ách cai trị của đế quốc cộng sản Liên Xô và được khoác cho cái tên rất mỹ miều là Cộng Hòa Dân Chủ Đức với nền kinh tế do trung ương tập trung quản lý và nền chính trị dân chủ tập trung theo mô hình được tuyên truyền là "Đỉnh Cao Trí Tuệ Của Loài Người". Mặc dù mức sống ở Đông Đức kém rất xa Tây Đức nhưng Đông Đức vẫn là quốc gia giàu nhất và tự do nhất trong toàn thể khối Xã Hội Chủ Nghĩa.

Năm 1961, do có quá nhiều người Đông Đức liều chết chạy trốn thiên đường Xã Hội Chủ Nghĩa để vào sống trong xã hội tư bản bóc lột Tây Đức nên bức tường Berlin đã được chính quyền xây dựng và lập tức trở thành biểu tượng của chiến tranh Lạnh, được nhân dân Đức gọi là Bức Tường ô nhục và là nỗi đau chia cắt của nước Đức. Rất nhiều người Đông Đức đã bị giết hoặc cầm tù khi cố vượt qua bức tường cao và kiên cố với nhiều lớp kẽm gai này.

Suốt mùa hè năm 1989, hàng loạt phong trào biểu tình xảy ra ở Đông Đức cùng với phong trào vượt biên ngày càng đông của những người Đông Đức vào Tây Đức thông qua nước Hungary do đó chính quyền cộng sản Đông Đức đã thả lỏng kiểm soát biên giới, để cho hàng ngàn người vượt biên tới Tây Đức với hy vọng giải tỏa bớt căng thẳng trong nước. Ngược lại với mưu mô của chính quyền Cộng Sản, việc mở cửa biên giới này khuyến khích phong trào tranh đấu ở Đông Đức thêm mạnh, dân chúng Đức vùng lên đạp đổ bức tường chia cắt - bức tường ô nhục và ngày 3 tháng 10 năm 1990 nước Đức chính thức được thống nhất.
Đại lộ 17 tháng Sáu (Die Straße des 17. Juni) nhìn từ tháp Chiến thắng [Victory Column (die Siegessäule)]
Nguồn: german-way.com


Tôi đã đi dọc theo đại lộ Straße des 17. Juni, từ bùng binh Ernst-Reuter-Platz nhìn xa tít là đài nữ thần chiến thắng Siegessaule cao vút ở bùng binh kế tiếp, từ bùng binh đó lại nhìn tới rất xa là khải hoàn môn Brandenburger Tor. Hai bên đại lộ là hai công viên thật lớn trông như hai cánh rừng thưa, lá vàng lá đỏ đan xen tuyệt đẹp. Cứ đi trên đại lộ thênh thang, dài thẳng này, hít căng lồng ngực luồng gió sông Spree là hình ảnh các đoàn quân Đức hùng mạnh hiên ngang duyệt binh hướng tới khải hoàn môn dường như sống lại.

Phía trước khải hoàn môn Brandenburger Tor là một bức tường nhựa plastic nhiều màu mỗi tối được thắp sáng rực rỡ. Đấy là công trình kỷ niệm bức tường chia cắt nước Đức. Rẽ sang bên phải vượt qua Đại sứ quán Mỹ là một bãi kiến trúc lạ kỳ với hàng hàng các lớp tường lát đá hoa cương thâm thấp trông không khác gì một nghĩa trang. Người hướng dẫn cho tôi biết đó là nghĩa trang kỷ niệm những người đã ngã xuống trong quá trình tranh đấu để phá hủy bức tường ô nhục.

Sau ngày thống nhất, chính quyền Liên Bang Đức đã làm tất cả những gì có thể làm được để cân bằng chênh lệch trong mức sống giữa hai khối dân Đông và Tây Đức. Rất nhiều kiến trúc mới, các khu chung cư, giao thông, khu thương nghiệp, v...v được xây dựng ở Đông Đức. Tuy nhiên khi ta di chuyển từ Tây Berlin qua Đông Berlin là ta thấy ngay sự khác biệt vẫn còn rất rõ. Nhà cửa và người dân Tây Berlin đẹp đẽ, lịch sự, giàu có hơn hẳn. Berlin có rất nhiều nhà cao tầng. Theo người hướng dẫn cho biết thì có tới 90% dân Berlin sống trong các chung cư. Chung cư ở Tây Berlin trông sạch sẽ hơn hẳn Đông Berlin. Đi vào Đông Berlin ta sẽ thấy khắp nơi dấu tích nghệ thuật vẽ tường dân gian mà đại đa số tác phẩm là không thể chấp nhận là nghệ thuật được. Khác biệt sống như thế chỉ xảy ra sau một khoảng thời gian dài 45 năm đất nước bị chia cắt.

Khải hoàn môn - Das Brandenburger Tor, the Brandenburg Gate
Nguồn: DCVOnline/Ảnh: QH


Hiện nay nước Đức thống nhất là cường quốc kinh tế đứng hàng thứ 3 trên thế giới theo tổng sản lượng quốc dân, là quốc gia xuất khẩu lớn nhất và cũng là quốc gia nhập khẩu lớn thứ 2 của thế giới. Nước Đức giàu sụ có vị trí sát nách thế giới Xã Hội Chủ Nghĩa nghèo đói quả thật là đất hứa tuyệt vời cho hàng triệu người mà trong đó có hàng trăm ngàn người Việt Nam tìm mọi phương cách tìm đến.

Một dân tộc, ba cộng đồng

Đấy là cách ngắn gọn nhất để chỉ dân Việt ở Đức quốc. Người Việt ở Đức tự phân chia nhau ra làm 3 loại Việt với danh xưng khá lạ như Kiều, Cộng lao động, Cộng.

"Việt Kiều" là để chỉ thành phần người Việt ra đi từ miền Nam Việt Nam và cũng bao gồm luôn những người vượt biên xin tỵ nạn tại Tây Đức từ trước. Nhóm người này hợp lại thành một cộng đồng sinh hoạt với nhau. Vì được hưởng cơ chế tỵ nạn với nhiều hỗ trợ tốt nên thành viên của cộng đồng này phần đông thành đạt về mặt bằng cấp, vị trí công tác, xã hội, hòa nhập dễ dàng. Cộng đồng này thường tổ chức biểu tình chống cộng vào ngày 30 tháng 4 hàng năm dọc theo đại lộ Strabe Des 17.Juni. Điều rõ ràng mà tôi nhận thấy là cộng đồng này chiếm % khá nhỏ trong toàn thể khối người Việt ở Đức và đại đa số thành viên của cộng đồng này đều sinh sống ở Tây Đức.

"Dân Cộng" là từ cửa miệng của tất cả những người Việt Nam ở Đức, ra đi từ miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Đây là lớp người trốn vào nước Đức từ sau 1990, tức là sau khi nước Đức đã tái thống nhất. Những người này chiếm phần trăm rất đông trong khối người Việt ở Đức và Đông âu. Tất cả đều trốn bất hợp pháp vào Đức thông qua dịch vụ chuyển người lậu của công an. Phần đông đều phải trải qua cảnh khổ như cảnh gia đình người phụ nữ kể trên.

"Cộng Lao Động" là để chỉ số người Việt được cử đi du học hay lao động ở Đông Đức trong thập niên 80 của thế kỷ trước. Những người này có nhiều kinh nghiệm sống trong xã hội Đông âu, giao tiếp theo ngôn ngữ địa phương được nên khi bức tường Berlin vừa sụp đổ thì nắm ngay được cơ hội vượt sang Tây Đức, những người ở lại Đông Đức thì sau đó cũng xin được giấy phép ở lại làm ăn hợp pháp. Đám Cộng Lao Động này là cây cầu bắc giúp dân Cộng đến sau hội nhập vào xã hội Đức. Cộng Lao Động thường kiếm món bở với nghề lo dịch vụ giấy tờ, dịch thuật mọi mặt cho các dân Cộng mới sang.

Nắm được thời cơ ngàn vàng và nhờ có ưu thế đi trước nên đám Cộng Lao Động làm giàu rất nhanh. Họ nhảy vào đủ mọi lãnh vực kinh doanh và sử dụng nguồn nhân lực chính là dân Cộng chân ướt chân ráo mới sang, chưa có giấy tờ hợp pháp. Một cộng Lao Động nổi tiếng đó là Nguyễn Hiền - chủ tịch hội doanh nghiệp Việt Nam ở Đức. Tay này cũng là chủ trung tâm thương mại Đồng Xuân ở Berlin. Trung tâm Đồng Xuân này có 4 tòa chợ (nhà lồng chợ -DCV) lớn. Dùng chữ tòa là bởi không biết diễn tả thế nào cho phù hợp. Tiếng Đức gọi là Halô (Halle), tiếng Anh có lẽ là Hall.

Đó là 4 cái nhà lớn và dài, bên trong có lối đi thẳng, mỗi bên có các loại doanh nghiệp từ nhà hàng Việt Nam, siêu thị, hàng quần áo, mũ nón, v..v cho đến các tiệm móng tay nho nhỏ. Một Cộng Lao Động nổi tiếng khác là Trịnh Thị Mùi - chủ & tổng giám đốc một trung tâm Thương Mại Quốc Tế. Bà này nghe nói đã phản đối Nguyễn Hiền làm chủ tịch hội doanh nghiệp Việt Nam nhưng do tòa đại sứ Việt Nam đã chỉ định Nguyễn Hiền làm chủ tịch rồi nên bà này không thể làm gì khác được. Bà Mùi mới đây cũng hân hạnh được phát biểu cái lọ cái chai trên đài truyền hình VTV4.

Đã nói đến Cộng Lao Động và dân Cộng thì không thể không nhắc đến các băng bộ đội Việt Nam. Thông thường chúng ta nghe nói đến bộ đội là nghĩ đến người lính anh dũng hiên ngang bảo vệ đồng bào, đất nước cho dù phải hy sinh xương máu cũng không màng, v...v. E hèm, hiểu vậy là hoàn toàn sai lầm. Không hiểu kể từ lúc nào mà người Việt tỵ nạn ở Đông âu nói riêng và dân Việt nói chung hiện nay dùng chữ "bộ đội" để chỉ bọn băng đảng trộm cướp. Bọn khốn nạn này đi đến đâu reo rắc đau thương khốn khó cho đồng bào đến đấy.

"Mình sang đây là để chí thú làm ăn, tìm kiếm cuộc sống mới. Ấy vậy mà bọn bộ đội ăn cướp trắng trợn. Tụi mình hồi đó kiếm được chút tiền là nhờ buôn thuốc lá chui. Cứ ra đứng góc đường mà bán, thấy công an đến lại bỏ chạy. Bọn bộ đội là những nhóm dân Việt như mình nhưng chúng nó không làm ăn mà chỉ đi ăn cướp, đâm chém thuê. Tụi nó tự đến chỉ mặt người đang bán ở góc đường nào đó, bắt phải trả thuế bảo vệ hàng tháng, tụi nó tự hoạch định ra giá cả. Ai không nghe theo thì nó đến phá, đến đánh chém. Các băng đảng chém giết, thay đổi vị trí nhanh xoành xoạch. Có mấy vụ tới 6-7 người bị bắn chết trong nhà, v...v", một anh 50 tuổi ôn lại quá khứ

"Thế bọn băng đảng ấy phần đông là dân gì hả anh?", tôi hỏi

“dân tứ xứ, đủ các địa phương. Nào là Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương, Bắc Giang, Nghệ Tĩnh, v...v nhưng bọn nó thường tụ lại theo tiêu chuẩn đồng hương. Mà dân ghê gớm nhất phải nói đến miền Trung, mà bọn miền Trung trong cùng một tỉnh như Nghệ An lại phân chia ra theo làng nữa ví dụ Kim Liên, Thanh Chương, v.v...”
Chợ của đại gia Nguyễn Hiền
Nguồn: QH

Theo nhiều người cho biết thì các tay doanh gia lớn của người Việt tại Đức như Nguyễn Hiền đều có nhiều quan hệ với các băng bộ đội. Thậm chí như trường hợp tạo dựng trung tâm Đồng Xuân, Nguyễn Hiền cũng cho bộ đội đi đe nẹt các tay buôn bán máu mặt phải tham gia vào nhờ vậy Đồng Xuân mới nhanh chóng trở thành trung tâm lớn. Ngoài ra Nguyễn Hiền cũng rảnh tay đi mở mang thêm một trung tâm lớn khác trên nước Đức. Các tên trùm bộ đội nổi tiếng một thời trong cộng đồng người Việt tại Đức như Nam phệ, Hải Hói, Tạc, v.v... chuyên ăn chặn, cướp mối hàng, đòi tiền bảo vệ, giành giật địa bàn buôn lậu, v.v...

Đối nghịch lại với thú tính của đám bộ đội người Việt, công an Đức có nhiều người rất tốt. Một chị kể lại rằng lúc ấy chị có thuê một góc sạp để bán thuốc lá, cảnh sát Đức đột ngột vào lùng xét hàng lậu thuế. Chị vội giấu hàng vào bên trong nhưng không qua mắt được tay cảnh sát Đức. Chị ôm con run rẩy nghĩ thầm "thế là mất hết vốn liếng rồi. Biết lấy gì nuôi con, nuôi thân đây..." Người cảnh sát im lặng nhìn chị rồi anh ta lấy cái ghế ra ngồi chắn ngoài cửa vừa đúng lúc hai ba tay cảnh sát khác tới hỏi "trong đó đã khám chưa?". Người cảnh sát ấy bình thản bảo "Đã khám kỹ rồi, chẳng có gì cả". Người cảnh sát ấy ngồi lại một lúc cho đến khi cuộc khám xét qua đi thì anh ta mới bỏ đi.
Bên trong Chợ Đồng Xuân (Berlin-Lichtenberg)
Nguồn: martinjordan.de


Nước Đức giàu mạnh là một trụ cột của Liên Âu, khối người Việt ở Đức lại đông đảo, khá giả. Chính vì thế chính quyền nhà nước Việt Nam hiện nay đang tiến hành thâm nhập sâu hơn và quản lý chắc hơn các cộng đồng Việt Nam. Tòa đại sứ Việt Nam ở các nơi tìm mọi cách lôi kéo các tay doanh gia người Việt có máu mặt vào các hội doanh nghiệp. ở Anh thì tòa đại sứ cũng muốn nhúng tay vào dự án Làng Việt Nam ở London, ở Đức thì hiện nay em trai của ông Nguyễn Xuân Hiển - tổng giám đốc đầy tai tiếng của Việt Nam Airline là ông Nguyễn Xuân Hùng đã được giữ chức chủ tịch trung tâm văn hóa Việt Nam tức Viethouse. Nghe nói chính quyền Việt Nam đã quyết định đầu tư mười mấy triệu Euros để xây dựng cái trung tâm đó. Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Đức sẽ đóng vai trung gian giới thiệu các quan hệ thương mại song phương đồng thời làm nơi trưng bày giới thiệu sản phẩm Việt Nam.

Nói chuyện với dân Cộng

"Thằng Hoàng Trung Hải bây giờ đã leo lên tới chức phó thủ tướng rồi. Mẹ cha nó, số đỏ quá. Nếu tính ra thì nó học khóa sau cậu một năm. Nhớ trước thằng đó học cũng ngu bỏ mẹ, v.v...", một nhà trí thức du học nay chuyển nghề sang làm chủ tiệm Nail bô bô khẳng định.

"Này nhé, thằng khủng bố Hồi giáo nó cũng có cái lý của nó. Thực ra nó cũng giống mình ngày xưa thôi. Đánh trực diện thì không đánh được thì phải đánh lén, gài bom, đặt mìn phải không? v...v", một nhà doanh nghiệp trẻ chưa tới 40 tuổi lè nhè.

“Đúng là cái xã hội nước mình nó chẳng hay ho gì cả. Tụi con ông cháu cha thì tha hồ leo cao dù ngu như chó. Mình lương ba cọc ba đồng, đời không có tương lai nên phải ra đi dù là ngày xưa mình rất yêu chế độ. A`, nói thật là bây giờ mình vẫn yêu chế độ”, một cựu kỹ sư cơ khí được đào tạo ở Tiệp Khắc phát biểu ngon lành.

v.v...

Nói chuyện với những người tự nhận là dân Cộng ở Berlin ta có cảm giác vừa sướng vừa bực. Sướng vì không ít người có trình độ và kiến thức rất khá, khả dĩ có thể đàm luận chuyện trên trời dưới đất hàng giờ. Dù gì thì cũng là giới có học, thuộc thành phần trí thức của đất nước. Ấy vậy mà ta lại có cảm giác bực mình ngay vì đôi khi người ta đưa ra kết luận hết sức trái tai, đặc biệt là về chế độ chính trị trong nước. Thế mới biết tác dụng ghê gớm của guồng máy tuyên truyền của nhà nước Việt Nam ta nó vượt tới tầm xa thế nào.

Trong hoàn cảnh éo le của một người làm báo đi tìm thông tin, ít nhất tôi cũng mừng là được người ta bắt tay xởi lởi và nghiễm nhiên được coi như một thành phần của “Cộng mình” nhờ thế mới hiểu thật sự người ta nghĩ gì. Bức tường thành Berlin đã đổ, Berlin trở thành một, dân tộc Đức được tái thống nhất với tương lai đất nước vô cùng sáng lạn. Ấy vậy mà trong lòng Berlin - nơi đó đang tồn tại một khối dân tộc Việt vốn luôn luôn tự hào là cực kỳ đoàn kết, tiến bộ thì sự thật vẫn có những bức tường ô nhục vô hình chia rẽ người Việt Nam với nhau.




_---------------------------------------------------------------------------------------__________________________________________________________






























“Chúng tôi, dân chúng Berlin, ngày hôm nay là những người hạnh phúc nhất thế giới” – Thị trưởng Berlin Walter Momper đã nói như thế trong ngày 9/11/1989.


Berlin ngày 10/11/1989 - Ảnh: PWN




Tác phẩm "Ost-West Schatten" của nghệ sĩ Ewa Partum - Ảnh: Ewa Partum
Bức tường ô nhục vây quanh Trường Giáo lý Loan Lý đã được dựng lên!
Bức tường ô nhục vây quanh ngôi Trường Giáo lý Loan Lý đã được dựng lên!
LĂNG CÔ (16/9/2009) - Sau hơn ba ngày đêm, từ sáng sớm Chúa Nhật (12/9/09) đến thứ Tư (16/9/09), chính quyền đã dùng một lực lượng lớn mạnh bao gồm nhiều thành phần: Cảnh sát giao thông, bộ đội biên phòng, cán bộ nam nữ gồm đủ mọi ban ngành các cấp. Với lực lượng xe cộ hùng hậu: xe xịt nước, xe trang bị sung phóng hơi ngạt, xe cần cẩu, xe ben chở vật liệu xây dựng, lựu đạn cay, dùi tre, tấm chắn bảo hô, và nhiều vũ khí đàm áp khác.
Cùng với những phương pháp đàn áp thật bỉ ổi: đánh đập phụ nữ, xổ đẩy những người già và trẻ em, xô đẩy các Linh Mục, cô lập những người dân vô tội bằng cách chận và đóng các con đường ra vào Giáo xứ Loan Lý không cho giáo dân từ hai giáo xứ bạn là Lăng Cô và Sao Cát, cùng những người dân thường thuộc thị trấn Lăng Cô tiếp cận cùng bà con Loan Lý để chứng kiến sự vụ đàm áp bỉ ổi mà họ đã sắp xếp từ lâu và có tổ chức này.
Chính quyền đã thành công dựng lên bức tường xi măng dày chung quanh ngôi trường giáo lý, tài sản của Giáo Xứ Loan Lý, tài sản của Giáo Phận Huế, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Bức tường bịt bùng tứ phía, chỉ có cổng phía sau đi vào, còn phía hướng đối diện với nhà Thờ Loan Lý thì đóng kính mít.
Tường đã xây xong, nhưng họ vẫn còn lực lượng vũ trang lớn căn giữ, mỗi lần chuông nhà thờ rung lên là mỗi lần bọn họ phải trong tư thế sẵn sàng để chiến đấu. Mỗi lần giáo dân tụ lại đọc kinh, dâng lễ là mỗi lần họ phải trong tư thế sẵn sàng ứng chiến! Mỗi lần có người giáo dân đi ngang, là mỗi lần họ cũng sẵn sàng trong tư thế đề phòng!
Ngoài việc cho lực lượng vũ trang căn gác, chinh quyền dùng nhiều thủ đoạn tuyên truyền bỉ ổi, xuyên tạc sự thật, gây náo động và chia rẽ giáo dân, đàn áp tinh thần của những người dân vô tội, muốn nói lên tiếng nói của lương tâm và của sự thật. Họ vu khống Cha Sơn, cha Sở Loan Lý, là người đứng đàng sau cuộc nỗi loạn. Họ vu khống giáo dân nói lời nhục mạ cán bộ làm việc. Chưa ai biết được những gì đã xãy ra cho hai em bé bị chúng bắt và cho về! Tên tuổi của hai em cũng chưa được biết đến công khai!
Bức từng đã dựng xong, nhưng họ không thể dập tắt được nỗi bất mãn của giáo dân Giáo dân Loan lý đang đòi hỏi công lý cho mình. Nhà nước Csvn đã chà đạm lên nhân phẩm con người, vùi dập sự thật, và họ tiếp tục đàn áp những người dân vô tội, đàn áp tự do tôn giáo một cách quy mô và có tổ chức.
Bức từng được dựng lên để chiếm đoạt tài sản của giáo hội, nhưng họg sẽ không dập tắt được tinh thần yêu chuộng tự do tôn giáo, họ sẽ không làm im lặng được tiếng kêu gào cho tự do nhân quyền và nhân phẩm con người. Trường giáo lý bị chiếm đoạt, nhưng Csvn sẽ không ngăn cản được việc giáo dân tiếp tục truyền đạt Đức Tin Công Giáo cho con cháu hôm nay và thế hệ mai sau. Đức Tin Công Giáo được các Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam đổ ra để chứng minh sẽ không bị quên lãng.
Giáo dân Loan Lý đang thiết tha kêu gọi mọi người có lòng nhân ái, yêu chuộng hoà bình và sự thật, yêu chuộng tự do tôn giáo, yêu chuộng tự do nhân quyền, hãy lên tiếng để sự thật về việc đàm áp giáo dân vô tội của giáo xứ Loan Lý được giải bầy và Công lý được thực thi.
LM Simon Hoàng Thời, SVD
JPEG - 95.9 kb
JPEG - 95.3 kb
JPEG - 73.5 kb
JPEG - 101.2 kb
JPEG - 98.6 kb

VIỆT NAM:
VÙNG TRỜI ĐAU THƯƠNG VÀ UẤT HẬN



Em trót sinh ra sau ngày "giải phóng"
Và lớn lên khi đất nước "thanh bình"
Nhưng cuộc đời sao vất vả điêu linh
Mẹ buôn gánh bán bưng nuôi con dại Em đi học, qua đồng khô cỏ cháy
Trời quê hương bàng bạc áng mây buồn
Đường chiều về leo lét ánh tà buông:
- "Con đói quá, mẹ ơi trời sắp tối !"
Sáng đi học bụng em còn thấy đói
Cô dạy em phải yêu kính "bác" Hồ
Em hỏi : - " 'bác' là ai vậy, hở Cô ?"
Cô bảo:-"Nhờ 'bác', đảng ta 'CHIẾN THẮNG ' !" Em không hiểu, nhưng cúi đầu im lặng
Mà trong lòng thắc mắc mãi không thôi
"CHIẾN THẮNG" gì ? Sao khổ qúa đời tôi,
Nhà, họ lấy, phải đi vùng kinh tế! Ba mươi năm, lớn lên đời vẫn thế :
Trời quê hương còn đó áng mây buồn
Vẫn từng ngày, vẫn kiếp sống đau thương
Em thay mẹ : Đời bán bưng buôn gánh ! Em tự hỏi nếu đảng không "CHIẾN THẮNG"
Nước Việt Nam có chậm tiến thế nầy ?
Người dân hiền đâu ngậm đắng nuốt cay
Bị "xuất khẩu" sang xứ người lao dịch !
Em thầm hỏi : "Ai đây là kẻ địch?"
"Mỹ, Ngụy", "bác" Hồ, hay cộng đảng ta ?
"Ngụy" bây giờ là "khúc ruột phương xa"
Mỹ là thầy, là ân nhân kinh tế ! Nước Việt thụt lùi bao thế hệ
Từ môi sinh cho đến đạo làm người:
Chính phủ chỉ là một lũ đười ươi
Bọn ích kỷ, phường buôn dân bán nước!
Xã hội xuống dốc nhanh không tưởng được
Quan bạo tàn, tham nhũng đến vô lương
Chuyên hối lộ, cướp nhà, chiếm hết ruộng nương
Dân thấp cổ kêu trời cao chẳng thấu ! Đảng của "bác" biến nước ta lạc hậu
Dân Việt Nam nghèo nhất cõi năm châu
Những huy hoàng ngày cũ nay còn đâu
Phụ nữ Việt bán thân ngoài muôn dặm !
Ôi tổ quốc, ôi quê hương nhung gấm
Hỡi địa linh, nhân kiệt hãy vùng lên !
Giành TỰ DO, DÂN CHỦ với NHÂN QUYỀN
Quyết đập đổ NỘI THÙ: phường cộng sản Hết cộng nô, trời Việt Nam lại sáng
Đàn con Hồng cháu Lạc đứng cao lên
Xây đấp non sông, bờ cõi vững bền
Đó là lúc toàn dân ta CHIẾN THẮNG !
Hương Sài-Gòn

Nước Việt Nam Là Của Dân Tộc Việt Nam, Không Phải Của Đảng Cộng Sản
<>
Tiếp > [ Quay lại ]

No comments: