Sunday, January 10, 2010

ĐÀI RFA * TINH HÌNH MỸ TRUNG VIỆT

*
Khó khăn đang đến với mối quan hệ Mỹ-Trung
2010-01-08

Ngay trong năm đầu cầm quyền, Chính phủ Obama của Hoa Kỳ xem chừng như ráo riết nỗ lực giao hảo với Trung Quốc, mà cao điểm là phiên họp thượng đỉnh Hoa Kỳ-Trung Quốc tại Bắc Kinh hồi tháng 11 năm ngoái, qua đó, Chủ tịch TQ Hồ Cẩm Đào cũng trông đợi một mối quan hệ toàn diện với Washington.

AFP photo

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (trái) hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại Bắc Kinh hôm 16-11-2009.



Nhưng theo các chuyên gia, khó khăn đang đón chờ mối bang giao Mỹ-Trung trong thời gian trước mắt.

Dấu hiệu rạn nứt trong quan hệ Mỹ-Trung?

Tờ Washington Post hôm Chủ nhật 3/1/2010 vừa rồi có bài cảnh báo về nguy cơ căng thẳng sắp tới giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, trích dẫn lời các chuyên gia nhận định rằng “Bang giao Mỹ-Trung phần chắc sẽ lạnh nhạt”.

Bài báo giải thích rằng Hoa Kỳ và TQ hiện đang hướng tới giai đoạn khó khăn ngay trong những tháng đầu năm mới này khi Toà Bạch Ốc gần như chắc chắn bán số lượng lớn võ khí chiến cụ cho Đài Loan, trong khi tổng thống Mỹ Barack Obama cũng có kế hoạch tiếp đón lãnh tụ tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma.




Washington theo như mong đợi sẽ chuẩn thuận việc bán cho Đài Loan nhiều tỷ mỹ kim loại phi cơ trực thăng Black Hawk cùng hệ thống chống phi đạn tối tân trong đầu năm nay, có thể kèm theo kế hoạch thiết kế chế tạo loại tàu ngầm chạy bằng dầu diesel. Theo thông tấn xã AFP thì Đài Bắc cũng tìm cách mua cả chiến đấu cơ hiện đại F-16 của Mỹ.

Hoa Kỳ và TQ hiện đang hướng tới giai đoạn khó khăn ngay trong những tháng đầu năm mới này khi Toà Bạch Ốc gần như chắc chắn bán số lượng lớn võ khí chiến cụ cho Đài Loan, trong khi tổng thống Mỹ Barack Obama cũng có kế hoạch tiếp đón lãnh tụ tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma.


Ngoài vấn đề võ khí, Tổng thống Obama cũng đang chuẩn bị đón tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhân vật Bắc Kinh luôn cáo giác là phần tử sách động ly khai.

Bài báo trong tờ Washington Post vừa nói trích dẫn lời các viên chức và chuyên gia Mỹ lưu ý về thái độ xác quyết tự tin của các quan chức và công chúng TQ, bắt nguồn sự tin tưởng của Trung Nam Hải rằng cuộc khủng hỏang kinh tế toàn cầu đã chứng tỏ được ưu thế của nền kinh tế kiểm soát cùng chính thể độc đoán của Hoa Lục, trong khi phương Tây, nhất là Hoa Kỳ, lâm vào tình trạng sa sút.

Bài báo trích dẫn nhận xét của chuyên gia về TQ, Bonnie S. Glaser, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến Lược và Quốc Tế trụ sở tại Washington cho rằng nếu Bắc Kinh thực sự tin rằng Hoa Kỳ đang xuống dốc trong khi TQ sớm trở thành siêu cường, thì họ sẽ cư xử trong chiều hướng gây nhiều rắc rối thực sự cho Hoa Kỳ.




Trong khi đó, một số chuyên gia Mỹ lưu ý về nỗ lực giao hảo thái quá của chính quyền Obama với Bắc Kinh, nhấn mạnh rằng hành động như vậy có thể làm tăng thêm sự cao ngạo của Hoa Lục – điều mà chuyên gia về TQ David Lampton thuộc Đại học Johns Hopkins e rằng Hoa Kỳ tự đặt mình vào cái thế van xin.

Trong khi đó, thương giới Phương Tây cũng bày tỏ quan ngại rằng trong năm qua, TQ đã thực hiện một loạt hành động làm trì chậm hay thậm chí đảo ngược diễn tiến cải cách kinh tế thị trường, cũng như mạnh mẽ đóng cửa thị trường đối với hàng hoá do các công ty Phương Tây tại Hoa Lục chế tạo.

Một số chuyên gia Mỹ lưu ý về nỗ lực giao hảo thái quá của chính quyền Obama với Bắc Kinh, nhấn mạnh rằng hành động như vậy có thể làm tăng thêm sự cao ngạo của Hoa Lục – điều mà chuyên gia về TQ David Lampton thuộc Đại học Johns Hopkins e rằng Hoa Kỳ tự đặt mình vào cái thế van xin.


Nguy cơ căng thẳng như vừa nói diễn ra trong thời điểm tế nhị, khi Hoa Kỳ hiện rất cần sự trợ giúp của TQ trong 3 vấn đề gay go liên quan Iran, Bắc Hàn và kinh tế.

Báo New York Times cho biết thêm rằng Tổng thống Obama cần tới sự trợ giúp của Bắc Kinh về nhiều vấn đề quan trọng, từ việc ổn định tài chính, khí hậu toàn cầu, cho tới nạn khủng bố, vấn đề võ khí nguyên tử của Bắc Hàn, Iran. Và, trong khi Tổng thống Obama ra sức thuyết phục Bắc Kinh đảm nhận vai trò lớn hơn - tức chia sẻ gánh nặng với Mỹ về những vấn đề thế giới vừa nói, thì đồng thời, lãnh tụ Mỹ cũng ra sức ngăn chận điều mà tờ báo gọi là “bản năng đen tối” của Hoa Lục, kể cả khuynh hướng Bắc Kinh đe doạ, lấn lướt những xứ láng giềng.


Tạp chí The Economist mới đây có bài tựa đề tạm hiểu là “Sự tương kính thận trọng Mỹ-Trung”, lưu ý rằng Hoa Kỳ và TQ cần nhau nhưng còn lâu mới tín nhiệm nhau, bài báo không quên nhấn mạnh quan hệ Mỹ-Trung là mối quan hệ đầy mâu thuẫn.


Theo bài báo thì những hình thức tương tự như thời chiến tranh lạnh thể hiện rõ nhất trong lãnh vực quân sự, khi, trong thập niên qua, Bắc Kinh ra sức tăng cường đáng kể về quân sự cũng như phát triển kinh tế, một phần bắt nguồn từ vấn đề Đài Loan vốn là trở ngại lớn cho mối quan hệ Mỹ-Trung.

Washington ngày càng quan ngại rằng sự tăng cường quân sự của TQ có thể ảnh hưởng tới thế mạnh quân sự của Mỹ trong khu vực, dù Bắc Kinh luôn nhất mực cho là không có gì đáng ngại cả.

Theo nhận định của bài báo trong tạp chí The Economist vừa nói thì Tổng thống Mỹ Barack Obama hiện giờ đang gặp phải một nước TQ đang trên đà cường thịnh nhưng vẫn nhất mực duy trì thể chế độc tài, giữa lúc nhiều chính khách và học giả ở Hoa Kỳ lẫn Hoa Lục nhận thấy cán cân lực lượng đang nhanh chóng nghiên về phía Bắc Kinh.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Rough-patch-awaiting-china-us-relations-01082010221135.html



**

Ngôn ngữ ngoại giao, hành động bá quyền
2010-01-09

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam Tôn Quốc Tường kêu gọi Việt Nam tạm gác lại tranh chấp, chờ điều kiện chín muồi sẽ giải quyết tranh chấp Biển Đông.



Trung Quốc đưa các loại tàu ngầm tối tân ra biểu diễn nhân ngày kỷ niệm 60 năm thành lập CHND Trung Hoa



Trong cuộc họp báo ngày 6/1 ở Hà Nội, tiến tới kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Trung-Việt, người đại diện của Bắc Kinh nhấn mạnh: “kinh nghiệm quí báu nhất rút ra trong tiến trình 60 năm quan hệ Trung-Việt là ‘hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại.’”

Tạm gác tranh chấp

Một số báo điện tử đã đưa lên mạng bài tường thuật cuộc họp báo. Theo VietnamNet, Đại sứ Tôn Quốc Tường nhận định, quan hệ Trung-Việt có 3 vấn đề lịch sử để lại: phân định biên giới trên đất liền, phân định vịnh Bắc Bộ và giải quyết vấn đề biên giới trên biển.

Theo lời ông, Bắc Kinh và Hà Nội đã giải quyết được hai vấn đề trước và chỉ còn lại vấn đề Nam Hải, tức Biển Đông theo cách gọi của Trung Quốc. Đại sứ Tôn Quốc Tường cho rằng hai bên đã thiết lập cơ chế đàm phán, để giải quyết tranh chấp, hai bên cần xuất phát từ đại cục, toàn cục và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, tạm gác lại tranh chấp, không làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường, thuận lợi của quan hệ hai nước.

Kinh nghiệm quí báu nhất rút ra trong tiến trình 60 năm quan hệ Trung-Việt là ‘hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại.’

ĐS TQ Tôn Quốc Tường

Vẫn theo VietnamNet, Đại sứ Tôn Quốc Tường cho biết lãnh đạo Trung Quốc đưa ra sáng kiến gác lại tranh chấp trên biển, cùng nhau khai thác. Ông Tường giải thích, ý nghĩa của sáng kiến là không nhắc đến vấn đề tranh chấp trong khi hai bên có thể tiến hành hoạt động phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của mình. Người đại diện Bắc Kinh nhấn mạnh, đang cố gắng tiếp xúc với cơ quan hữu trách Việt Nam để thúc đẩy vấn đề này. Theo đó, sáng kiến gác lại tranh chấp là con đường hiện thực, thiết thực mà hai bên có thể thực hiện, cho tới khi vấn đề Biển Đông có điều kiện giải quyết.

Khi vấn đề tranh chấp Biển Đông trở thành thời sự nóng bỏng, truyền thông báo chí đưa tin nhiều về tình cảnh ngư dân Việt Nam bị hành hạ cướp bóc từ lực lượng Trung Quốc, ông Dương Danh Dy, cựu viên chức ngoại giao từng phục vụ ở Bắc Kinh đã nhận định với Đài ACTD:

“Theo tôi, vấn đề biển-đảo nếu Trung Quốc cứ khăng khăng là của Trung Quốc, Việt Nam khăng khăng là của Việt Nam, thì vấn đề sẽ không bao giờ giải quyết được. Tôi không loại trừ khả năng Trung Quốc sử dụng quân sự, nhưng trong thời đại toàn cầu hóa, thông tin hóa, trong giai đoạn thế giới phụ thuộc vào nhau như hiện nay, không phải là việc dễ làm. Chúng tôi không mong muốn chuyện đó, chúng tôi muốn giải quyết bằng cách thương lượng hòa bình. Chính người Trung Quốc bình luận là phải giải quyết hòa bình, hai bên cùng thắng. Tôi nghĩ trong vấn đề Biển Đông cũng phải áp dụng phương châm này, tranh chấp giữa hai nước Trung Quốc cũng phải thể hiện trách nhiệm một nước lớn như lãnh đạo Trung Quốc thường nói.”

Thông tin xấu

Trong cuộc họp báo ngày 6/1 ở Hà Nội, Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường phủ nhận các thông tin về việc ngư dân Việt Nam bị lực lượng Trung Quốc ngược đãi, thu giữ công cụ đánh bắt cũng như thủy sản của họ. Theo lời ông Tường, qua xác minh phía Trung Quốc chỉ đuổi tàu cá ra khỏi lãnh hải Trung Quốc chứ không có hành vi tiếp xúc với ngư dân Việt Nam. Khi tàu cá của Việt Nam đi tránh gió tại những cảng không phải cảng tránh gió của Trung Quốc, đã được đối xử nhân đạo, nhưng theo lời ông Đại sứ, khi ngư dân Việt Nam rời cảng, họ lại chỉ trích Trung Quốc đối xử không nhân đạo, điều này làm đau lòng các cơ quan hữu trách của Trung Quốc.

Vietnamese-Fishermen-worry-305.jpg
Liên tục bị lính và cảnh sát biển Trung Quốc bắt giữ, đánh đập và tịch thu tài sản, nhiều ngư dân Việt Nam không dám tiếp tục ra khơi đánh bắt hải sản.
Báo chí Việt Nam đưa tin không bình luận gì về tuyên bố của Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường. Nhưng ngược dòng thời gian VietnamNet ngày 14/10/2009 và những ngày tiếp theo đã tường thuật câu chuyện bi thảm của 200 ngư dân Quảng Ngãi, cùng 17 tàu cá tránh bão số 9 ở Hoàng Sa vào ngày 28/9. Khi vào phải treo cờ trắng, nhưng hai ngày sau khi nhổ neo rời đảo Hoàng Sa, thì tàu chiến Hải Quân TQ mang số hiệu 1312 chắn đường, lục soát các tàu cá Việt Nam, đánh đập ngư dân để khảo của. Thuyền trưởng Trương Minh Quang tàu cá QNg 90078 kể lại với Đài RFA:

Thì nghe đài Tiếng Nói Việt Nam nói Hoàng Sa là của Việt Nam mình, nhưng của Việt Nam gì mà ra đây nó bắt miết à. Việt Nam đi ra đó ban đêm né ban ngày còn không dám đi.

Thuyền trưởng Trương Minh Quang

“Bão tan rồi là nó ra nó lấy đồ hết, nó bóp cổ, làm dữ dội, làm kinh lắm, lấy hết dụng cụ đi làm biển của mình chỉ để lại 1 cái la bàn cho mình về. Thì nghe đài Tiếng Nói Việt Nam nói Hoàng Sa là của Việt Nam mình, nhưng của Việt Nam gì mà ra đây nó bắt miết à. Việt Nam đi ra đó ban đêm né ban ngày còn không dám đi. Nó bắt được nó phạt dữ lắm.”

Trở lại cuộc họp báo ngày 6/1 ở Hà Nội, Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường gọi các thông tin về sự kiện ngư dân Việt Nam bị lực lượng Trung Quốc ngược đãi trên vùng biển tranh chấp, là loại “thông tin xấu” không nên phổ biến. Đại sứ Tôn Quốc Tường nhấn mạnh rằng, báo chí Trung Quốc ít đưa tin về tranh chấp trên Biển, tranh chấp về nghề cá và phía Trung Quốc luôn xuất phát từ đại cục tuy rằng thấy mình có lý nhưng phía Trung Quốc thấy không nên đưa tin.

Cách ứng xử “xuất phát từ đại cục”

VietnamNet trong chuyên mục Tuần Vietnam có đăng một bài viết của độc giả Khương Duy với tựa “ Đại sứ Trung Quốc và cách ứng xử “xuất phát từ đại cục”, chúng tôi trích một đoạn: “Những việc xấu như thế này" mà ông Tôn Quốc Tường nhắc đến là những vụ việc gây xôn xao gần đây, khi những ngư dân Việt Nam lên tiếng về cách đối xử thiếu nhân đạo và trái luật pháp quốc tế của đội kiểm ngư, tuần tra trên biển của phía Trung Quốc.

Trận hải chiền năm 1988, trước hỏa lực mạnh mẽ của hải quân TQ tàu HQ 604 của quân chủng HQVN đa bị bắn chìm.
Trận hải chiền năm 1988, trước hỏa lực mạnh mẽ của hải quân TQ tàu HQ 604 của quân chủng HQVN đa bị bắn chìm.


Tác giả viết tiếp, vì tôn trọng cách ứng xử "xuất phát từ đại cục" mà báo chí Việt Nam, và cả nhân dân Việt Nam đã thôi không nhắc đến những chuyện buồn trong mối quan hệ giữa hai nước trong vài thập niên cuối thế kỷ XX. Diễn biến cuộc chiến nơi biên giới Việt Trung năm 1979 chỉ được nhắc đến vài dòng trong sách Lịch sử. Trận hải chiến không cân sức trên biển chục năm sau trên bãi Gạc Ma - nơi những người lính hải quân nhân dân Việt Nam nắm tay nhau chiến đấu đến hơi thở cuối cùng - cũng chỉ gần đây mới được hé lộ đôi điều.

Bài viết của độc giả VietnamNet nhấn mạnh: “Người dân Việt Nam vốn yêu chuộng hòa bình, biết khi nào nên cầm súng chiến đấu, khi nào nên bắt tay làm hòa, lẽ nào không thấm nhuần cách ứng xử lấy đại cục làm trọng ấy sao?

Biển ta rộng, ta phải bảo vệ. Mua sắm đây không phải vì có gì đột xuất hay chạy đua vũ trang.

TT Nguyễn Tấn Dũng

Ngày 18/1/2010 đánh dấu 60 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai nhà nước trong số ít ỏi những quốc gia theo cộng sản còn sót lại trên địa cầu. Người Việt Nam sẽ uyển chuyển như thế nào để tồn tại trước người láng giềng khổng lồ phương Bắc. Ông Dương Danh Dy, nguyên cán bộ ngoại giao từng nhiều năm công tác ở Bắc Kinh nhận định:

“Điều tôi luôn tâm niệm, mong làm sao tầng lớp lãnh đạo Việt Nam, mong làm sao cán bộ đối ngoại Việt Nam có được trí tuệ, có được bản lĩnh, có được nghệ thuật chung sống với Trung Quốc, thì tôi tin là chúng tôi sẽ vượt qua được mọi khó khăn.”

Tối 7/1 tại Hà Nội, sau phiên họp chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp gỡ báo chí. Theo báo Pháp Luật điện tử, người đứng đầu chính phủ tuyên bố: “Hiện đại hóa quân đội là nhằm thực hiện tốt các nguyên tắc chung sống hòa bình”. Thủ tướng VN nhấn mạnh vừa rồi chính ông đã đàm phán với Thủ tướng Nga Putin mua sáu tàu ngầm hiện đại, mua tên lửa đất đối hải, máy bay chiến đấu hiện đại nhất. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Biển ta rộng, ta phải bảo vệ. Mua sắm đây không phải vì có gì đột xuất hay chạy đua vũ trang.”

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReviewOnlineDomesticPress/Diplomatic-language-and-chauvinistic-action-nnguyen-01092010091543.html

*

LỜI BÌNH CỦA VẠN MỘC CƯ SĨ
Bang giao Mỹ Trung gặp khó khăn là một dấu hiệu tốt cho những nước nhược tiểu Á Đông! Nếu Mỹ Trung vui vẻ nghĩa là Mỹ nhượng châu Á và thế giới cho Trung Cộng. Ai thích cộng sản tất vui mừng vì cờ đỏ Trung Cộng sẽ tung bay từ châu Á sang châu Phi và Âu Mỹ nhưng những dân tộc tự do thì sợ cộng sản như sợ hủi, nhất là những nước "núi liền núi, sông liền sông" với Trung Cộng!
Trong khi đó, tình hình biển đông sôi động trở lại. Trung cộng đưa hai tàu chiến đến sát hải phận Việt Nam để " cộng tác với Việt Nam", đồng thòi Trung cộng lại giữ người, bắt tàu, cướp tài sản ngư dân Việt Nam .Đàng khác, đặc sứ Trung Cộng xấc xược bảo Việt Nam: "Chúng bây ngồi im, đừng hỗn! Cứ ngồi im ngậm miệng, chờ tao giải quyết! Giải quyết nghĩa là có thể đem binh chiếm tuốt. Tạm gác tranh chấp,‘hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại.’nghĩa là hàng thì sống, chống thì chết . Đó là khẩu hiệu của các nước cộng sản! Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ ở đâu xin về phù họ con cháu!Nguy cơ mất nước sắp đến trong khi bọn lãnh đạo cộng sản đầu hàng Trung Quốc và ra sức khủng bố, bóc lột nhân dân!



*

No comments: