Tuesday, January 19, 2010

KINH TẾ XÃ HỘI CỘNG SẢN

**

LÀM GIÀU CHO CỘNG SẢN?



Ngày nay, mỗi năm Việt Nam ngồi không thu lợi:

- 500.000 Việt Kiều về nước & mỗi ngưòi mang theo trung bình 2.000USD = 10 tỷ đô la Mỹ.


- Người Việt hải ngoại gửi về nước 8 tỷ Mỹ kim thống kê được, nếu kể thêm số không thống kê được ít nhất 2 tỷ nữa, chúng ta có con số tròn 10 tỷ Mỹ kim.

- Mỗi năm Việt Nam nhận các khoản viện trợ nước ngoài và LHQ trên 3 tỷ Mỹ kim.
Tổng cộng gần 25 tỷ đô la.



Miền Nam Việt Nam (MNVN) trước 1975, không có sản xuất quan trọng, không mỏ dầu, chỉ nhận trung bình 700 triệu Mỹ kim một năm nuôi 17 triệu người và gồng gánh bộ máy chiến tranh. Trung bình 42USD/người /năm.
Thế nhưng, MNVN là con rồng Đông Nam Á.
Trường học MNVN từ mẫu giáo đến Đại học đều được hưởng quy chế miễn học phí.
Người bệnh vào bệnh viện từ xã phường đến trung ương đều được miễn phí.
Thiên tai năm nào cũng có nhưng cả nước đùm bọc lấy nhau. MNVN không cần ngửa tay xin tiền ngoại quốc.

Ngày nay không cần làm gì mỗi năm Việt Nam vẫn nhận đều khoảng 25 tỷ đô la. Tính trung bình 287USD/người /năm.
Thế nhưng học sinh mẫu giáo đến đại học đều đóng học phí cắt cổ.
Bệnh viện từ xã đến trung ương đều thu lệ phí rất cao. Dù cấp cứu, không tiền không được nhập viện.
Từ 1989 đến nay đã 20 năm nay, VN vẫn lẽo đẽo phía sau các quốc gia khác trong vùng Đông Nam Á. Tụt hậu 35 năm so với VNCH năm 1975.

Việt Nam ngày nay ở vào thời đại WTO, thời đại mở cửa, không còn là thời đại thời bao cấp, ngăn sông cấm chợ thuở trước 1989. Trước 1989 việc cứu trợ thiên tai tại VN là việc cần. Sau thời đại mở cửa 20 năm nay, VN phát triển vượt bực. Nhũng người về VN đều thấy việc hàng quán đầy đường, người xe kín lối, nhà chọc trời đầy dẫy, tất cả các nhà hàng đều đông nghẹt, khách sạn giá quốc tế, địa ốc ngang tầm hay mắc hơn cả Tokyo, Sydney, Whasington DC, ....
Mọi người đều biết triệu phú USD ở Việt Nam nhiều hơn triệu phú trong Cộng đồng người Việt Hải ngoại..
Số tiền trong nước đổ ra nước ngoài mỗi năm rất lớn đều tuông vào các ngân hàng và các trương mục tư bản đỏ.

Do vậy việc cứu trợ và từ thiện Việt Nam đã đến lúc cần được xét lại một cách đúng mức.

Giúp đỡ thương phế binh VNCH bị bỏ rơi tại VN là cần.
Giúp đỡ những cơn bệnh hiểm nghèo VN không có phương tiện chữa trị là không thể bỏ.
Giúp đỡ những trường hợp cá biệt là cần.
Giúp đỡ những nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân và dân quyền là không thể thiếu.

Tuy nhiên việc tổ chức thành những phong trào rầm rộ dưới hình thức từ thiện mang tiền về nước cống nạp cho CSVN là chuyện phải chống vì vi phạm luật lệ VN và không phục vụ lợi ích đích thực của cộng đồng hải ngoại. Luật lệ CHXHVN ghi rõ không tổ chức nào trong nước và ngoài được phân phối tiền cứu trợ tại Việt Nam ngoại trừ cơ quan Cứu trợ có thẩm quyền từ Trung Ương tới địa phương do Mặt Trận Tổ quốc lãnh đạo (Thông tư số 72/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính & Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/05/2008 của Chính phủ). Những tổ chức vận động lạc quyên hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn mà nói rằng có thể mang về mua quà cứu trợ trao tận tay nạn nhân hết số tiền này, đó là vấn đề cần đưọc các tổ chức khác nhau trong Cộng đồng Người Việt Hải Ngoại nghiên cứu và tìm hiểu thích đáng.


Thay vì mang tiền về! Chúng ta chỉ giải quyết ngọn mà không giải quyết gốc.
Tại sao chúng ta không vận động chính phủ, vận động các nhà hảo tâm, vận động các nhà tư bản đỏ trong nước để họ tự đùm bọc giúp đỡ nhau?
Tại sao không vận động chính phủ tổ chức cứu trợ đúng mức cho nạn nhân trong nước?

Việc cứu trợ có thể giải quyết thỏa đáng bằng quy hoạch của chính phủ chứ không bằng các vận động ồn ào bòn rút của cải hải ngoại. VN trước 1975 không cần xin hải ngoại như hiện nay để giải quyết thiên tai, thế nhưng người dân vẫn no ấm và “phồn vinh giả tạo”.

35 năm qua chúng ta chưa làm tròn trách nhiệm của chúng ta đối với đồng bào ruột thịt của mình tại hải ngoại và cho tổ quốc mới của chúng ta.
Đừng nên quá ôm đồm.
Cộng đồng VN hải ngoại còn nhiều người “mù vi tính”. VN sắp sang giai đoạn xoá mù vi tính.
Cộng đồng VN hải ngoại chưa dám mơ mọi người tốt nghiệp cử nhân. VN đã tính chuyện mọi nhân viên Bộ Sở trung ương từ quét dọn trở lên phải đạt bằng Tiến Sĩ.
Cộng đồng VN hải ngoại đang trên đà tụt hậu so với sự tiến bộ vượt bực trong nước.


Chúng ta đã giúp VN từ 1975 đến nay.
35 năm cũng đã quá tròn tình nghĩa đối với người đã đưa tiễn chúng ta khi ra đi bằng đại liên trực xạ và trìu mến gọi ta bằng “ngụy quân, ngụy quyền, ham mê bơ thừa sữa cặn của đế quốc, chây lười lao động, vượt biên phản quốc, ...”

Đã qua thời 20 năm mở cửa (1989 – 2010).
Chúng ta đã làm đủ mọi thứ cho Việt Nam .
Xây cầu. Cất trường. Nuôi dạy trẻ mồ côi. Nuôi dưỡng người tàn tật. Giúp đỡ người nghèo, người bệnh. Xây chùa, nhà thờ, ...
Thời gian 35 năm qua Bộ Thương Binh Xã hội VN đã báo cáo nhiều thành tích tốt mà không cần động đến móng tay và không cần quan tâm chăm sóc phúc lợi người dân trong nước vì ... mọi thứ đã có “bò sữa” hải ngoại chăm lo. Thời gian qua đảng Cộng Sản Việt Nam bồi dưỡng sức mình tung Nghị Quyết 36, cán bộ, đảng viên, tu sĩ vào Cộng đồng hải ngoại (CĐHN) để rồi ngày nay CĐHN đang dần dần tan ra từng mảnh. Đổi khách thành chủ. CSVN đang dần nắm ưu thế trong nhiều lãnh vực tại căn cứ địa vững chắc của chúng ta.

Nếu không khéo, chỉ mươi năm sau, chúng ta không còn con đường để vượt biên lần thứ hai!

Nhìn chung, theo quan điểm những nhà “pro-VietNam” hiện chúng ta còn hai việc lớn chúng ta chưa làm.
Một là dồn sức hải ngoại về VN, mỗi ngày hốt rác từ Bắc vào Nam để tư bản đỏ và cán bộ đảng viên mỗi chiều bia rượu cho thơm miệng.
Hai là tiếp tay nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam dâng nốt mảnh đất còn lại cho Hán triều để tổ quốc Việt Nam thêm một lần nữa nghìn năm nô lệ giặc Tàu.

o0o


35 năm qua đã đủ dài để chúng ta nên nhìn lại, phản tỉnh.

Chúng ta không nên ôm đồm làm thay mà cần nên giao trách nhiệm chăm sóc phúc lợi xã hội trong nước cho Đảng và Chính phủ “bách chiến bách thắng” của Việt Nam làm tròn sứ mạng của mình đối với đất nước và dân tộc mà họ muốn dành độc quyền cai trị.

Chúng ta cần làm tốt hơn vai trò đòn bẩy để giúp VN tiến nhanh tiến mạnh trên con đường mở cửa, hội nhập WTO và hội nhập trào lưu tự do - dân chủ - nhân quyền đang rộ nở trên mọi ngỏ ngách của địa cầu ngõ hầu cứu thoát Việt Nam một tai họa nghìn năm bắc thuộc lần thứ hai và chúng ta cũng không phải vượt biên thêm một lần nữa từ hải ngoại.


*****


Những tổ chức từ thiện muốn giúp đỡ thiên tai tại VN cần đọc

Bây giờ, chỉ cần ngồi vài hôm ở những quán cà phê hộp và lê la một số vũ trường thuộc loại “top” của thành phố, không khó gì để tìm “cậu ấm, cô chiêu”. Dấu hiệu dễ nhận ra họ nhất là những chiếc xe đời mới mắc tiền…

Thấy tôi chạy chiếc Wave “Tàu” mà lại mang biển số tỉnh đến tìm Vũ, người quản gia của một căn biệt thự ở Thảo Điền quận 2 nghi ngờ: “Tìm cậu Vũ làm gì? Mà tôi đâu thấy cậu trong nhóm bạn của cậu Vũ hay đến đây chơi!”. Vừa may, Vũ từ trong nhà bước ra. Dẹp chiếc Wave “Tàu” của tôi vào một góc khuất trong ga ra, Vũ mời tôi lên chiếc Mercedes C180K Classic…



Chiếc xe lướt êm ái qua cầu Sài Gòn, thẳng đến quán cà phê M.T.V ở đường Võ Văn Tần. Phía lề đường đã có một chiếc “bi”, một chiếc “cam” và một dãy Honda @, Dylan…

Bên ly cà phê sóng sánh bọt vàng, Vũ cho biết: “Dân chơi nửa vời là những “cậu” chạy @, Dylan… Còn dân chơi thứ thiệt phải chơi “mẹc” là xe Mercedes, “bi” là xe BMW, “cam” là Camry để… sáng uống cà phê, tối vũ trường hoặc “bay đêm”..



Ngồi ở bàn kế bên là chủ nhân của chiếc BMW, một thanh niên khá trẻ, trang phục cũng khá đơn giản: quần jeans hiệu Levis và chiếc áo thun Polo… , chưa tính đôi giày thể thao Nike không đụng hàng. Chiếc xe đậu ngoài kia là của bà mẹ tặng cho khi bước qua tuổi 22. Vũ và người thanh niên này cũng chẳng mấy xa lạ nhau, hai người đã có vài lần “thử xe” Sài Gòn-Vũng Tàu trong những ngày cuối tuần, ai thua thì chịu tất cả chi phí cho chuyến vui chơi hai ngày một đêm của cả nhóm, gồm tiền khách sạn, ăn hải sản, uống rượu Tây và vào vũ trường “đập phá” cho đúng hiệu dân Sài Gòn ra chơi.



Nhiều lần theo chân Vũ ngồi các quán cà phê, bar… tôi nhận thấy các quý tử chơi ô tô giá bạc tỷ luôn nhận được sự ngưỡng mộ từ các “cậu ấm, cô chiêu” chuyên “ngồi đồng” ở quán cà phê và mấy cô gái phục vụ.


Em là... của chung

Tiền không thiếu, chi toàn “vé” (tờ 100 USD), xe loại đắt tiền hàng đầu, lại là “tỷ phú thời gian”… thế nhưng với các quý tử, tìm một cô gái để thương yêu thật lòng là việc mệt mỏi nhất… Vì vậy, họ chọn “tình cho không, biếu không” cho khỏe chuyện.



Nhưng trước hết, để “lấy lòng” mấy em, quý tử phải thể hiện đẳng cấp qua cách “mua và uống” rượu. Như tại vũ trường P.Đ vào tối cuối tuần vừa qua, dân chơi cứ ngớ người ra khi có một “cậu ấm” vào chìa ra ba thẻ giữ rượu, nhìn qua thấy tất cả là phiếu giữ rượu loại Johnnie Walker loại Blue label. Ba chai này trong vũ trường ngốn gần chục triệu đồng để mời bạn bè.

Người thanh niên sở hữu những chai rượu này chứng tỏ sự sành điệu: “Chưa đến “chục vé”, có gì đâu mà nghĩ ngợi…!”.. Có vé rượu gởi ở vũ trường, quán bar… mới là cách chơi của quý tử, và rượu gởi phải là cỡ Johnnie Walker Blue label, X.O Camus… chứ vào mà gọi ly để uống thì chỉ dành cho những “tay chơi”… thường thường.



Một quý tử nhà ở quận 5, là con trai của một gia đình mấy đời buôn bán vàng trong khu Chợ Lớn, lý luận: “Cua” mấy em nhà lành mệt lắm ông à, các cô lại không thể bay đêm, ngủ ngày như mình; lại phải xin trước, hẹn sau mỗi khi đi đâu đó… đó là chưa kể đến “tác phong” quá nghiêm túc trong ăn mặc, đi đứng. Cho nên muốn vui “tới bến” thì tránh mấy em này ra là khỏe nhất.

Song với các quý tử, cuộc chơi mà không có vài em theo cùng thì đã như mất đi một phần của “hương vị”, cho nên “điểm nhắm” của các quý tử là những cô gái mê xe xịn, “vé xanh”…, là những cô gái làm phục vụ, tiếp tân ở các quán bar, vũ trường. N., một cô gái ở quán bar N.O, cho biết: “Thích thì đi chơi, không thích thì đi với người khác. Không có chuyện ghen tuông, hờn giận… chỉ có “nhiệm vụ” hết mình với cuộc chơi, hồi kết lại có thêm được một hai “vé”. Cho nên, không ít cô gái làm tiếp viên, phục vụ ở các quán bar, vũ trường, cà phê hộp… còn có thêm “nghề” đi chơi với các quý tử.



Trong các cuộc chơi phù phiếm này, chiến thắng thuộc về kẻ mạnh. Mạnh ở đây là quý tử nào có nhiều “vé xanh”, có xe đẹp và hào phóng “boa” khi kết thúc cuộc chơi. Cho nên mới có chuyện tranh nhau đổi xe, khoe tiền của các quý tử khi giới này đụng độ nhau. Trước đây, trong giới quý tử còn có phong trào đổi “bồ” cho nhau, đổi bằng hình thức đánh bạc, ai thắng thì được quyền chọn “bồ” của kẻ thua. Khi kết thúc một cuộc chơi, ai lại về nhà nấy như chưa có chuyện gì xảy ra. Cho nên trong giới “quý tộc” mới có câu “Em là… của chung”.



Sáng Sài Gỏn - Chiều Hà Nội

Trung, quý tử chạy chiếc BMW mà chúng tôi đã gặp trong cà phê M.T.V, tâm sự: “Chơi riết một nơi rồi cũng chán. Sài Gòn không có mùa thu như Hà Nội. Tôi mới vừa làm một chuyến sáng Sài Gòn, chiều Hà Nội”. Hôm đó, lúc Trung đang ngồi uống cà phê quán Papa Hồ Con Rùa với một cô gái mới quen, nghe cô nàng thì thầm “Hà Nội mùa này đẹp lắm…, hay mình đi chơi đi!”. Thế là Trung mua ngay vé máy bay… dông thẳng ra Hà Nội cùng người đẹp. Chuyến đó, hai ngày một đêm tốn gần chục “vé”.



Chơi kiểu “sáng Sài Gòn, chiều Hà Nội” phải kể đến Dũng “lùn” ở quận 6. Lần sinh nhật thứ 23 của Dũng lùn được tổ chức khá “xôm” vào lúc 11 giờ trưa ở một quán bar trên đường Trần Hưng Đạo, dự định đến 3 giờ chiều sẽ kéo ra thành phố dầu khí tắm biển, tối vui chơi ở đó. Nhưng trong hội có những cậu ấm “không phục” vì chơi như vậy quá thường. Vài lời qua lại, Dũng lùn liền chạy về nhà… xin hai chục “vé xanh”, nói là để “chạy” vì đụng xe. Nhóm quý tử lập tức vãn tuồng ở quán bar, tất cả cùng ra sân bay… vi vút đến Hà Nội… Chơi kiểu như Trung, Dũng lùn đang trở thành mốt trong giới quý tử.



Đất Hà thành gì cũng có miễn có tiền, nói gì đến chuyện thuê xe hơi. Cho nên với các quý tử sành điệu, ở Sài Gòn ra sao thì ra Hà Nội cũng phải vậy. Chuyện này làm tôi nhớ đến lời của Trung: “Ở đây chạy BMW quen nên ra đó chạy xe khác khó chịu lắm. Trước khi ra tôi phải gọi điện đặt thuê xe trước. Giá cả tùy theo ngày, thời điểm nhưng mất một hai “vé” cho vài ngày thì có “nghĩa địa” gì đâu mà lo”.



Sau những ngày “vi vu” trong thế giới của những quý tử, tôi lại leo lên lưng con Wave “Tàu” hòa vào dòng người chạy xe máy, xe đạp… chen nhau cho cuộc mưu sinh với nhiều điều nghĩ ngợi: Những quý tử “ăn thoải mái, chơi bạt mạng”… nhưng khó nói đó là sự vi phạm pháp luật. Chỉ còn cách mong gia đình có “quý tử” nhìn trước ngó sau với con em họ mà thôi. Còn về phía xã hội, làm gì để nâng cao nhận thức trong lớp trẻ về lối sống, chuẩn mực quả là việc rất cần làm. Các quý tử có biết, chỉ một cuộc ăn chơi của họ thôi cũng đã bằng công sức của người lao động quần quật trong nhiều năm liền…?

Họ là những đại gia chịu chơi.

Khuấy đảo thị trường đồ ảo trong Võ Lâm Truyền Kỳ 1 phải nhắc đến phiên đấu giá đầu tiên của M4G tại Hà Nội. Lúc đó đại gia Excarvator, một nhân viên văn phòng, đã làm cho giới game thủ tá hỏa, xì xào bàn luận khắp nơi vì đã mua chiếc nhẫn cộng 2 skill kỹ năng trong game với giá 251 triệu đồng. Một con số thuộc loại kỷ lục về giá đồ ảo lúc đó. Và cũng chính từ đây một cuộc chạy đua đồ ảo chính thức được khởi động trong các đại gia chơi game.

Người tiếp bước Excarvator, đó chính là đại gia Hắc Điểu, chủ một doanh nghiệp ở miền Nam . Hắc Điểu cũng làm cho Võ Lâm dậy sóng khi là người đầu tiên sở hữu cặp nhẫn Vô Danh Giới Chỉ trong võ lâm, mà lúc đó tính ra tiền Việt tương đương 180 triệu đồng. Bên cạnh đó nhân vật của đại gia này còn sở hữu các món đồ “khủng” có giá hàng chục triệu đồng như cập chùy 2 skill kỹ năng, đồ Hoàng Kim Môn Phái (HKMP),… Nhưng chưa hết, Hắc Điểu còn làm cho giới võ lâm phải nể phục mình khi mua lại nhân vật Nga My truyền kỳ moami với giá 1,2 tỷ đồng. Mặc dù nhiều ý kiến đình chính là vụ mua bán này không có thật chỉ là định giá đồ nhân vật. Nhưng trong giới game thủ ai cũng biết đó là sự thật 100% và hiện tại nó vẫn đang được đại gia này sở hữu.

Cặp nhẫn Vô Danh Giới Chỉ có giá trên 100 triệu đồng tiền Việt
Đến giải đấu Thiên Hạ Đệ Nhất Bang 2, một nhân vật khác lại làm mưa làm gió trong giới Võ Lâm đó là CuWay, cũng là một doanh nhân nổi tiếng ở miền Nam. Tại phiên đấu giá về giải thưởng của giải đấu này được tổ chức im lìm ở TP.HCM, vị đại gia này đã mua chiếc ngọc bội Lăng Nhạc của Võ Đang với giá 280 triệu đồng và nhiều món đồ khác. Và sau đó chiếc mũ HKMP cái bang cũng thuộc về chủ nhân này ở một cuộc mua bán khác có giá lên đến hàng trăm triệu đồng. Được biết chủ nhân này còn là người đang sở hữu 2 cặp vô danh giới chỉ, 3 cây vũ khí 2 skill kỹ năng và nhiều món đồ giá trị khác. Tính tất cả các nhân vật mà đại gia này đang chơi có giá khoảng vài tỷ đồng, một số tiền khổng lồ trong xã hội thật.
Áo HKMP Ngũ độc có giá 65 triệu đồng.

Bên cạnh các doanh nhân thì có một ca sỹ cũng là một đại gia lớn trong Võ Lâm. Đó chính là ca sỹ Ư.H.P..., hiện đang sở hữu nhân vật võ đang với cặp nhẫn vô danh, vũ khí 2 skill, lăng nhạc vip và một nhân vật nga my cũng thuộc vào hạng top. Được biết ca sỹ này cũng đã bỏ hàng trăm triệu để chơi game này trong việc sắm đồ cho nhân vật và đầu tư cho anh em bang hội tham dự giải đấu THĐNB.

Mới đây nhất THĐNB III xong M4G lại tổ chức đấu giá và Excarvator lại gây chú ý khi bỏ ra 124 triệu đồng để mua các món đồ ảo trong game này.

Tiêu tiền có quá phung phí

Nhiều người đã đưa ra dấu hỏi liệu các đại gia này tiêu tiền như trên vào thế giới ảo có quá phung phí. Khi mà những món hàng đó hoàn toàn không được bảo hộ cũng như công nhận từ nhà phát hành game lẫn người bán nó. Người kinh doanh mặt hàng này thì chưa được cấp phép hoạt động vì cơ quan quản lý chưa công nhận nó. Còn nhà phát hành họ chỉ mua bản quyền chứ không mua code của game thì làm sao có thể bảo hộ tài sản “ảo” được. Bên cạnh đó vấn đề nhân văn cũng được đặt ra trong việc vất tiền qua cửa sổ của các đại gia này. Nhiều người đã thắc mắc thay vì bỏ nhiều tiền mua đồ ảo đó sao họ không đem ra để làm từ thiện giúp những người dân nghèo. Trong khi có những người thu nhập hàng ngày chỉ có 2000đ đến 5000đ, họ phải ăn cháo thay vì ăn cơm, thậm chí có người còn không có cháo để ăn. Vậy mà có những người vẫn vô tư vất cả trăm triệu vào một cái ảo ảnh quyền lực trong game.

Tuy nhiên, vẫn có câu “người có tiền thì có quyền” cho nên họ có quyền dùng tiền của họ làm những việc mình thích vì cũng chẳng ảnh hưởng đến ai. Một đại gia cũng tự hào tuyên bố: “Đó chỉ là giải trí và mình thích thì mua chơi vậy thôi. Tiền mình làm ra thì mình có quyền làm gì mình muốn, có quyền hưởng thụ chứ”.

Dân chơi trẻ tuổi siêu giàu ở Sài Gòn

Cường đô la tên thật là Nguyễn Quốc Cường , Tổng giám đốc Công ty Phát triển nhà Quốc Cường (TPHCM) , nổi lên như một công tử ăn chơi thuộc loại bậc nhất ở Sài Gòn . Cường là chủ sở hữu hàng chục chiếc xe sang trọng bậc nhất mà đại gia Sài Gòn cũng chưa dám mơ như Mercedes Benz S55 AMG hay những chiếc xe thể thao 2 cửa khác hiện “nằm vùng” tại biệt thự Thảo Điền, Q.2.

Bên cạnh những chiếc siêu xe đắt tiền , Cường đô la còn sánh bước với rất nhiều người đẹp , Cường nổi tiếng với tuyên bố "hầu như tất cả người mẫu tại Sài Gòn đều đã thử qua" Sau thời gian mặn nồng với Tăng Thanh Hà , giới dân chơi đồn thổi hiện nay Cường cũng cặp người tên Hà khác , đó là ca sỹ Hồ Ngọc Hà ....(Đã có thông tin xác nhận mối quan hệ này ).




Cường đô la và Tăng Thanh Hà





Cường đô la bên chiếc Lamborghini Gallardo





Cường đô la (áo hồng)và bạn



Bạn thân của Cường đô la , Chí Vi , hay còn gọi là Cu Way cũng thuộc hàng dân chơi nổi tiếng Top Ten ở Sài Thành. Cu Way sinh năm 1985, gia đình là chủ công ty nhựa Hiệp Thành ở quận 5, hiện mới chuyển về quận 7. Cu Way là chủ sở hữu 5 chiếc siêu xe như : Lamborghini Murielago LP 640, Ferrari F430 coupe màu đỏ, Rolls Royce trắng, BMW X5 4.8, Mercesdes S550. Cu Way là người yêu cũ của Yến Nhi - nhóm Mây Trắng. Hiện giờ cu Way đang quen bé Mèo, 1 hot girl tương đối nổi tiếng ở TPHCM.




MeoMeo và Cu Way . Nhìn ngoại hình thì Cu Way "lép" hơn MeoMeo nhiều. Nhưng... có tiền là có tất cả! Nhìn hộ xem 2 túi xách MeoMeo cầm là hiệu gì vậy???




Túi xách "chà neo", Hermes, có cái trị giá chỉ co........vài chục ngàn USD......





Cu Way chi chỉ co......5 tỉ cho MeoMeo đi shoping?....Đây là thành quả 1 ngày shoping..... ...cực khổ của MeoMeo...... .
























Nhà xe của Cu Way và những con xe........cà tàng...


*

No comments: