Tuesday, January 26, 2010

TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ

*
QUỐC TẾ ÁP LỰC LÊN TRUNG QUỐC


Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế



Trong suốt những năm phát triển Kinh tế, Trung quốc đã cố thủ giữ tỷ giá đồng Yuan thấp gắn liền với Đo-la, phương tiện thanh tóan thương mại Quốc tế. Trung quốc cố tình xử dụng quyền lực độc đóan Chính trị để giữ tỷ giá đồng Yuan thấp hơn bình thường trong mục đích hạ giá hàng hóa để cạnh tranh xuất cảng. Thời Tổng thống BUSH đã có nhiều những thảo luận và áp lực lên Trung quốc để nâng cao tỷ giá đồng Yuân tới mức độ bình thường, nhưng Trung quốc vẫn tìm cách ngụy biện mà không thực hiện.

Những đòi hỏi Quốc tế hiện nay Trong bài QUAN ĐIỂM của VietTUDAN số 430 tuần trước, 14.01.2010, chúng tôi đã viết về việc Quốc tế trở nên bực tức đối với những gian lận Kinh tế/Thương mại của Trung quốc đến nỗi phải nghĩ đến những Biện pháp Che Chở Kinh tế (Mesures du Protectionnisme). Một trong những tức bực nhất của Quốc tế là vấn đề Trung quốc chai lỳ cố thủ xử dụng tỷ giá thấp của đồng Yuan.


Ngày 28.12.2009, từ Bắc Kinh, Geoff BYER đã đăng một bài trên tờ FINANCIAL TIMES với đầu đề CHINA DISMISSES CURRENCY PRESSURE (Trung quốc từ chối không kể đến áp lực tiền tệ). Tác giả thuật lại trong một bài phỏng vấn của Tân Hoa xã hôm qua, Oâng Gia Bảo đã nói rõ: “Chúng tôi sẽ không thỏa mãn cho những áp lực dưới bất cứ hình thức nào ép buộc chúng tôi phải nâng tỷ giá tiền tệ. Như tôi đã nói với một số bạn hữu ngọai quốc: một mặt các ông đòi hỏi chúng tôi tăng tỷ giá tiền tệ, một mặt các ông lại đưa ra mọi biện pháp Che chở Kinh tế (Protectionnisme)!“ (trang 14) Cùng ngày 28.12.2009, trong tờ THE WALL STREET JOURNAL, hai Tác giả James T. AREDDY và Shen HONG cũng viết rằng Ôn Gia Bảo cũng đã từ chối những công kích của ngọai quốc về chính sách tiền tệ của Trung quốc, áp lực chúng tôi phải nâng tỷ giá đồng Yuan (trang 3).


Đầu năm 2010, những Quốc gia chính trong khối ASEAN, vì lý do Trung quốc cố thủ giữ tỷ giá đồng Yuan hạ, nên yêu cầu hõan lại việc áp dụng Tự do Mậu dịch giữa Trung quốc—Asean, theo ký kết nguyên tắc, bắt đầu được thi hành từ năm nay 2010. Ngày 06.01.2010, Tác giả Julie DESNE từ Thượng Hải, viết trên tờ FIGARO rõ ràng về áp lực của Hoa kỳ và Liên Aâu đối với Trung quốc, rằng: “Washington et Bruxelles n’ont de cesse de dénoncer un yuan sous-évalue qui maintient les exportations chinoises anormalement bon marché, aggravant les déficits américain et européen face à la Chine.“ (Hoa Thịnh Đốn và Bruxelles không ngừng tố cáo tỷ giá đồng Yuan cố ý giữ hạ để giữ những xuất cảng của Trung quốc với giá hàng thấp không bình thường, khiến những cán cân thương mại Mỹ và Liên Aâu thua lỗ đối với Trung quốc) (trang 24) Nâng tỷ giá đồng Yuan lên bao nhiêu ? Oâng Zhang BIN, một trong những Kinh tế gia Trung quốc làm việc cho Hàn Lâm Viện Khoa Học Xã Hội (CASS) của Nhà Nước Trung quốc, đã công khai đề nghị rằng Bắc Kinh nên nâng tỷ giá đồng Yuan lên 10% (FIGARO 06.01.2010, trang 24). Nhà Nước Trung quốc có nghe theo lời khuyến cáo này không, đó là chuyện khác. Cắt nghĩa ảnh hưởng tỷ giá tiền tệ trên giá cả hàng hóa xuất cảng Chúng tôi sẽ có dịp viết chi tiết và dài về “Chiến tranh Tiền tệ“ mà Trung quốc đã nêu ra nhân việc xuống giá của đồng Đô-la trong khi ấy Trung quốc cũng như một số Quốc gia đang phát triển giữ khối Đô-la Dự trữ lớn.


Thống đốc Ngân Hàng Trung Quốc thậm chí công khai kêu gọi thay đồng Đo-la bằng một lọai tiền tệ khác. Trong phạm vị bài QUAN ĐIỂM này, chúng tôi chỉ cắt nghĩa những liên hệ trực tiếp tỷ giá tiền tệ đến giá cả hàng xuất cảng.

=> Từ Hội Nghị Tiền tệ Thế giới tại Bretton Woods năm 1944, Hệ thống Tiền tệ được bảo đảm dựa trên trung gian đồng Đo-la bởi vì Aâu châu đã mất hết vàng trong Thế Chiến II khả dĩ bảo đảm cho giá trị đồng tiền mỗi nước, trong khi ấy chỉ còn Đo-la có vàng làm bảo chứng giá trị. Hội nghị Bretton Woods chấp nhận Régime Etalon-Devise ($)-Or. Đồng Đo-la trở thành phương tiện thanh tóan Thương mại tòan cầu và là qũy Dự trữ trong các Ngân Hàng. Như vậy, khi xuất cảng hàng hóa, các nhà xuất cảng mỗi nước đều yêu cầu người mua phải thanh tóan bằng đồng Đo-la.

=> Âu châu được tái thiết và Kinh tế phát triển. Xuất cảng hàng hóa, các nước Aâu châu đòi trả tiền bằng Đo-la. Khối sản xuất Dầu lửa cũng đòi việc thanh tóan bằng Đo-la. Nhật bản, Đài Loan tiến mạnh và xuất cảng, cũng thu Đo-la vào. Nhưng mỗi nước Aâu châu, Trung đông và Viễn đông lại có tiền riêng của mỗi nước để làm phương tiện thương mại trong nội địa: đồng Bảng Anh, đồng Quan Pháp, đồng Mark Đức, đồng Yen... Vì vậy mà tỷ giá giữa đồng tiền mỗi nước và đồng Đo-la phải được thiết lập. Tỷ giá giữa hai đồng tiền của hai nước cũng được thiết lập qua trung gian đồng Đo-la. Tỉ dụ FF.1 (Franc Pháp) tương đương với USD.0.25 cents và DM.1 (Mark Đức) tương đương với USD.0.50 cents. Nhờ qua trung gian đồng Đo-la, người ta thiết lập tỷ giá giữa Mark Đức và Franc Pháp: DM.1 = (USD.0.50 cents/ USD.0.25 cents) = FF.2.


=> Khi mà Đồng Đo-la lan tràn trên Thế giới, thì lượng vàng làm căn bản định nghĩa bảo chứng Đo-la không được bảo đảm. Bỏ Régime Etalon-Devise-Or, hệ thống Tiền tệ chỉ được bảo đảm dựa trên Khả năng Kinh tế của mỗi nước trong hệ thống gọi là Régime du Pouvoir d’Achat của đồng tiền. Kinh tế Hoa kỳ vẫn giữ sức mạnh quán quân Thế giới và đồng Đo-la vẫn được chấp nhận như phương tiện thanh tóan Thương mại Thế giới. Khi đồng tiền không được bảo đảm theo định nghĩa dựa trên lượng vàng nữa, mà chỉ dựa trên sức mạnh Kinh tế, thì tỷ giá giữa mỗi đồng tiền đối với Đo- và tỷ giá giữa các đồng tiên quốc gia đối với nhau có những thay đổi tùy theo sức mạnh Kinh tế mỗi quốc gia.

=> Ở đọan trên, chúng tôi nói đến Khả năng Kinh tế quốc gia dựa trên đó một đồng tiền quốc gia được thẩm định giá trị và do đó tạo lý do thứ nhất cho sự thay đổi (Flexibilité) của tỷ giá giữa đồng tiền quốc gia và Đo-la và giữa các đồng tiền quốc gia với nhau. Trong đọan này, chúng tôi nói đến lý do thứ hai của sự thay đổi tỷ giá đối với một ngọai tệ (Đo-la) dựa trên CUNG và CẦU ở Thị trường Tiền tệ giữa đồng tiền quốc gia và ngọai tệ ở một nước. Tại một quốc gia, có việc nhập ngọai tệ do xuất cảng và việc xuất ngọai tệ do nhập cảng. Cụ thể là phương tiện thanh tóan xuất nhập cảng là đồng Đo-la. Như vậy có Thị trường trao đổi giữa đồng tiền quốc gia với ngọai tệ Đo-la do Xuất Nhập cảng làm thay đổi CUNG và CẦU đo-la và đồng tiền quốc gia trên Thị trường. Khi CUNG và CẦU thay đổi ở Thị trường Tiền tệ, thì tỷ giá giữa đồng tiền quốc gia và đồng Đo-la có có những bấp bênh thay đổi (Flexible et Flottant). Đây là lý do thứ hai làm thay đổi tỷ giá giữa ngọai tệ và tiền quốc gia.

=> Thị trường Tiền tệ mỗi quốc gia như nói trên đây tùy thuộc cán cân Thương mại mỗi nước, nghĩa là thặng dư Xuất-Nhập cảng hay thiếu hụt Xuất-Nhập cảng. Nói thặng dư Xuất-Nhập cảng nghĩa là Xuất cảng lớn hơn Nhập cảng và ngược lại thiếu hụt Xuất-Nhập cảng nghĩa là Nhập cảng cao hơn xuất cảng. Xuất cảng cao hơn Nhập cảng tức là quốc gia thu vào nhiều Đo-la (ngọai tệ chính thanh tóan Xuất-Nhập cảng). Nhập cảng cao hơn Xuất cảng tức là quốc gia cho ra ngòai nhiều Đo-la. Chi tiêu trong nước bằng tiền quốc gia. Vì vậy khi Xuất cảng nhiều và thu vào nhiều Đo-la, thì những nhà xuất cảng phải đổi Đô-la ra để chi tiêu trong nước, tức là phía CẦU đồng tiền quốc nội phải tăng. Khi tăng CẦU tiền quốc nội, thì giá trị tiền quốc nội trở thành mắc giá sánh với Đo-la. Tỷ giá giữa đồng tiền quốc nội sánh với Đo-la phải tăng. Nhưng nếu Nhập cảng nhiều hơn Xuất cảng, thì phía CẦU Đo-la tăng, vì vậy Đo-la mắc giá hơn tiền quốc nội.

=> Theo nguyên tắc CUNG và CẦU ở Thị trường Tiền tệ quốc nội trên đây, Trung quốc Xuất cảng nhiều hơn Nhập cảng, thì họ thu vào nhiều Đo-la hơn là chi tiêu Đo-la ra nước ngòai. Các nhà Xuất cảng phải đổi Đo-la ra đồng Yuan, tiền quốc gia, để chi tiêu trong nước. Phía CẦU đồng Yuan phải tăng, nghĩa là đồng Yuan phải lên giá sánh với Đo-la. Đó là tỷ giá tự nhiên giữa đồng Yuan và đồng Đo-la. Trong bao nhiêu năm Xuất cảng hàng hóa, Trung quốc thu vào số lượng lớn Đo-la và phải chi tiêu trong nước bằng đồng Yuan, tiền quốc gia. Những nhà Xuất cảng hàng Trung quốc tăng phía CẦU đồng Yuan để chi tiêu ở Trung quốc. Tỷ giá đồng Yuan phải lên cao. Đó là tỷ giá được gọi là tự nhiên theo luật CUNG và CẦU của đồng tiền quốc nội ở Thị trường Tiền tệ nếu có tự do.

=> Nhưng khuynh hướng tăng tỷ giá giữa đồng Yuan và Đo-la tại Trung quốc đã bị sự ngăn chặn bởi quyền lực Chính trị. Người ta gọi đây là sự can thiệp Nhà Nước độc đóan vào Luật CUNG và CẦU ở một Thị trường. Khi khuynh hướng tự nhiên là tỷ giá giữa đồng Yuan và đồng Đo-la phải cao hơn, thì Nhà Nước ấn định một tỷ giá thấp hơn. Đây là việc đặt “Giá trần nhà“ (Prix plafond) để ngăn chặn khuynh hướng tăng giá. Việc ngăn chặn với “giá trần nhà“ này luôn luôn tạo ra Chợ Đen và là nguồn gốc của sự ăn bẩn, hối lộ, đặc quyền.


=> Tại sao Nhà Nước Trung quốc làm công việc đặt “Giá trần nhà“ để ngăn chặn khuynh hướng tăng tỷ giá tự nhiên giữa dồng Yuan và đồng Đo-la ? Lý do là để làm hạ giá hàng hóa Trung quốc xuất cảng. Thực vậy, ở Thị trường Thương mại hàng hóa, phương tiện cạnh tranh chính yếu là giá cả hàng hóa. Mục đích của họat động Kinh tế là thu vào Lợi nhuận tối đa. Lợi nhuận là độ lớn giữa Giá bán và Giá thành. Ơû Thị trường cạnh tranh gay gắt, người ta rất khó tăng Giá bán, nhưng có thể hạ Giá thành để làm tăng độ lớn của Lợi nhuận. Kinh tế gia Paul SAMUELSON nói ra như một định luật:“Trên thị trường cạnh tranh dài hạn, Lợi nhuận có khuynh hướng triệt tiêu“.


Nhưng có những Xí nghiệp vẫn sống vì thu được Lợi nhuận vì họ biết quản trị Giá thành thấp. Hàng hóa Trung quốc thuộc chính yếu những hàng hóa xử dụng thường ngày cho đại đa số quần chúng nghèo, không cần phẩm chất cao. Sản xuất những hàng hóa này không cần phải chi tiêu thiết bị Kỹ thuật đắt giá, mà chỉ xử dụng chính yếu Nhân lực. Trung quốc xử dụng độc đóan Chính trị để khai thác khối Nhân lực lớn với tiền lương rẻ mạt. Đồng thời, một cách hạ giá thành sản xuất nữa là tăng số lượng sản xuất, điều mà Trung quốc có thể làm.

=> Khi xử dụng quyền Chính trị Nhà Nước để giữ tỷ giá đồng Yuan hạ dối với Đo-la, đó là việc họ hạ thêm giá hàng xuất cảng để quyến rũ những nhà mua hàng từ nước ngòai có đựơc đồng Yuân hạ để mua hàng, chi tiêu tại Trung quốc. Đây cũng là việc hấp dẫn những Xí nghiệp Liên quốc gia (Multinationales) xử dụng vốn Đo-la, mua được đồng Yuan với giá rẻ để sản xuất hoặc xuất cảng ra nước ngòai bán thu vào Đo-la mắc giá. Mức độ Lợi nhuận tăng rộng từ giá hạ sản xuất tại Trung quốc với chi tiêu đồng Yuan rẻ, đến giá xuất cảng thương mại với giá Đo-la cao.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế Geneva, 21.01.2010 *

*

No comments: