Tuesday, March 9, 2010

TÀI LIỆU III * LÊ DUẨN


VỤ ÁN THANH NGA

LTS. Dư luận Sài gòn thời ấy cho rằng Lê Duẩn say mê Thanh Nga khiến cho bà vợ cả của Lê Duẩn sai đàn em hạ sát. Công An ( Sài gòn) và tờ báo Công an của cố trung tá công an Huỳnh Bá Thành lên tiếng là Trung Quốc giết vì Thanh Nga đóng vai thái hậu Dương Vân Nga có tính chống Trung Quốc .
It lâu sau, bọn công an và bọn văn nô lại đưa ra tin Thanh Nga chết là do cướp. Các bài sau đây viết về vấn đề này. Mỗi bài có nhận định khác nhau.

*

Trở lại vụ án ca sĩ cải lương Thanh Nga


http://hoanghaithuy.files.wordpress.com/2008/08/thanhnga_thanhduoc.jpg
http://hoanghaithuy.files.wordpress.com/2008/08/thanhnga_husband.jpg



Cô Thanh Nga là 1 nghệ sĩ cải lương tài sắc vẹn toàn do vợ bé của Lê Duẫn tên tỗng bí thư của VC có quyền hành tối cao nắm quyền sinh sát của mọi người sao 1975.

Lê Duẫn LD là tên cuồng dâm VC, đã mê ca sĩ Thanhh Nga TN từ lúc hắn còn ở trong rừng xâm lược VNCH. Cho nên khi Sài Gòn mất, mặc dù hắn có 1 con vợ dữ dằng như cọp vì hay ghen tên cuồng dâm lắm, hắn lại nhà TN và của chồng của TN là ông Đổng Lân còn sống nhưng vì tên Lê Duẫn mê TN và biết ông Lân có dính dáng với chế độ VNCH nên hắn muốn dọa nạt gia đình TN để làm cho họ sợ mà cho tên LD làm càng vì thế lực của tên VC này như ông vua vậy dân VN ai mà không sợ. Theo bài báo đó thì có lần tên LD kêu TN phải ra rạp Hưng Đạo mà hát cho chỉ 1 mình hắn xem !

Chồng cô TN là ông Đổng Lân có ghen nhưng không làm gì được, TN vì gia đình và ông chồng có dính dáng chế độ VNCH mà không dám chối những việc dê xồm của tên LD. Chuyện tên LD làm lộ liểu rồi tới tai bà vợ già ghen như cọp của hắn, nên vợ hắn cho sát thủ (bọn đàn em giết người toàn làm trong ngành công an VC) vào Sài Gòn thanh toán Thanh Nga để cho mụ ta không còn ghen tương nữa. Án mạng đã diễn ra cho TN và chồng là ông Đổng Lân bằng cách bị bọn công an bắn.

Vì lúc đó VC đang có xích mích với Trung Cộng khoảng năm 1978, 1979 gì đó nên bọn VC đổ thừa cho bon Tàu phù giết.

Thật ra thì Tàu phù làm gì có xích mích với TN mặc dù TN có đóng những tuổng cải lương chống Tàu phù, nhưng ai cũng biết là Trung Cộng không làm những chuyện nhỏ nhặt ấy đâu. Chính VC mới là thủ phạm giết TN.


Tôi thiển nghĩ trong cuộc sống tinh thần của con người, phần tư tưởng là quan trọng nhất bởi tư tưởng nảy ra hành động. Tư tưởng đúng, tức suy nghĩ đúng thì hành động đúng, làm đúng. Trái lại tư tưởng sai tức suy nghĩ sai thì hành động sai, làm sai. Tư tưởng là cái nhân (noyau) hành động là cái quả vậy.

Marx và Engels đã quá sai lầm khi đẻ ra cái chủ nghĩa hoang tưởng Cộng sản. Từ những lý thuyết sai lầm đó, một phần nhỏ nhân loại áp dụng lý thuyết này cho đời sống, trong đó có Hồ, tạo ra một biển máu, núi xương (hàng trăm triệu nạn nhân đã chết vì bị Cộng sản giết), tạo ra những xã hội đồi truỵ, con người tha hoá, mất hết nhân tính, tham tàn độc ác, (giết cả cha mẹ, ông bà, anh chị em...) ảnh hưởng tai hại không biết thế nào mà kể và nó lưu truyền những tai hại đó không biết là bao nhiêu thế hệ sau này.

Có chế độ Dân chủ nào bịt miệng Linh Mục Nguyễn văn Lý, bỏ tù LS Lê thị Công Nhân, LS Nguyễn văn Đài và cầm tù hàng trăm Nhà đấu tranh cho Dân chủ khác khi họ nói lên quyền làm người, quyền tự do thông tin, tôn giáo, đi lại đã được minh định trong cái gọi là Hiến pháp 1992 của chính vgcs soạn ra?
Có chế độ Dân chủ nào công an muốn bắt người lúc nào cũng được, bắt ai cũng được, mang về đồn đánh gẫy răng, dập ngực, có khi giết oan người ta nhưng bọn cấp trên tạo ra những cái cớ như anh ta chạy, cưỡng lại người thi hành nhiệm vụ để chạy tội cho bọn cấp dưới hung hãn làm càn?
Có chế độ Dân chủ nào bọn quan toà bênh vực đảng viên, bênh vực bọn bị can đút lót xử ức những nguyên đơn không phải là đảng viên hay không có tiền hối lộ cho quan toà và bọn lau nhau tại toà?
Có chế độ Dân chủ nào đi từ đầu phố ra cuối phố phải báo cáo tạm trú tạm vắng, 5 người trở lên hội họp ăn uống, cầu nguyện, chuyện vãn cũng phải xin phép?



Với nhân dân cả nước, chỉ có chế độ Dân chủ của Hồ dâm tặc là có những đặc điểm ấy. Y biêt lòng dân oán thán, căm hờn y nên y cố chiều chuộng bọn thủ hạ, cho quyền rất lớn nghĩa là ăn cướp của người dân nào, nhà thờ nào, chùa chiền nào cũng được; bắt giam ai, trù dập, đánh giết ai cũng được, hủ hoá chiếm vợ con tài sản người ta sao cũng được. Hồ thì gái cả đàn như thế ai cũng biết, còn Võ nguyên Giáp, Lê Duẩn, Trường Chinh, Lê đức Thọ, Mai chí Thọ, Đinh đức Thiện v.v...không thằng nào không hai, ba, bốn vợ. Con vợ thằng Lê Duẩn vì ghen mà giết vợ chồng đào Thanh Nga-Đổng Lân ở Sàigòn chỉ vì Lê Duẩn mê Thanh Nga (sau 30-4-1975). Hồi vào bưng, cục R, y cưỡng bức người con gái tên Thuý Nga, con đại điền chủ, lúc ấy thị đang là Chủ tịch hội Phụ nữ cứu quốc Nam bộ, chị Thuý Nga này không ưng vì Duẩn đã 42, gấp đôi tuổi của Thuý Nga nhưng Duẩn vờ mời họp rồi một đêm mưa gió, y cưỡng dâm người con gái khốn nạn. Chuyện đã rồi, Thuý Nga phải lấy y làm vợ bé thứ hai thứ ba gì đó!


Tôi không ngu ngốc đến cái độ đòi hỏi những quyển sách – như những quyển Hơn Nửa Đời Hư, Nửa Đời Còn Lại, tác giả Vương Hồng Sển — được bọn Bắc Việt Cộng cho xuất bản ở Sài Gòn, lại có nội dung công kích chính sách cai trị dã man của bọn cộng sản hay ca tụng chính sách dân chủ của Quốc Gia VNCH, quốc gia một thời oanh liệt, quốc gia đã bị tiêu vong, hay diễn tả và tỏ ra luyến tiếc cuộc sống tự do của nhân dân Sài Gòn trước ngày bọn nón cối, giép râu, răng cải mả, bọn lính cái VC tóc bím, đít to như cái thúng, khiêng ảnh Già Hồ vào Sài Gòn; tôi buồn, tôi hận, tôi đau, tôi tởm khi tôi thấy những người hưởng lộc Quốc Gia suốt một đời, như ông Vương Hồng Sển, tỏ ra vô ân, bạc nghĩa, muối mặt viết những lời miệt thị cái chế độ đã nuôi dưỡng, đã bảo vệ họ, đã đối xử tình nghĩa có thể nói là trọn vẹn với họ, đã cho họ hưởng nhiều ân huệ.

Bắc Cộng vào Sài Gòn, toàn dân Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà tối tăm mắt mũi, bàng hoàng như đang sống trong ác mộng, hai chị đào hát Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, hôm trước, đêm sau, leo ngay lên sân khấu mần tuồng, diễn kịch ca ngợi bọn Bắc Cộng, hạ nhục Quốc Gia VNCH và những người VNCH. Hai chị Xướng Ca này nâng bi bọn Bắc Cộng trước nhất, nhiều anh chị cải lương, cải lẹo khác lọt tọt theo sau. Chị Thẩm Thúy Hằng xin phép mở ban Kịch “Bông Sen”, nhưng không được phép; bọn Bắc Cộng nói “Bông Sen là biểu tượng của Bác Hồ.” Chị bèn mở ban Kịch Bông Hồng, Kỳ Đà Kim Cương diễn kịch Lá Sầu Riêng. Tiếp đó là “Cải lương chi bảo” Thanh Nga lên sân khấu trong vở tuồng “Thái Hậu Dương Vân Nga.”


Những năm 1978, 1979, 1980, hai thằng Tầu Cộng, Bắc Cộng – từng thân thiết “ngoài là đồng chí, trong là anh em, sông liền sông, núi liền núi, liền luôn cả biển“ – trở mặt, lộ mặt thật thằng chó, thằng má — đánh nhau, thằng lỗ đầu, thằng hộc máu. Bọn Lê Duẩn, Tố Hữu mở chiến dịch đả kích Đặng Tiểu Bình, Tên Đầu Xỏ Bè Lũ Bắc Kinh Sô-vanh Bá Quyền Nước Lớn. Tuồng “Thái Hậu Dương Vân Nga” được soạn và diễn ở Sài Gòn. Chuyện lịch sử đời Vua Đinh Tiên Hoàng và Vua Lê Đại Hành – hai Vua có công trạng với dân tộc, được đặt tên đường ở Sài Gòn – Vua Đinh bị tên phản thần giết, con Vua lên nối ngôi còn quá ít tuổi, bọn Tầu Bành Trướng nhân lúc triều đình Nam Việt tang gia bối rối, đem quân sang đánh. Thái Hậu Dương Vân Nga là người chủ xướng việc trao binh quyền cho Thập Đạo Tướng Quân Lê Hoàn để Tướng Quân cầm quân chống giặc. Đánh tan giặc, Tướng Quân lên làm Vua, nạp Dương Thái Hậu làm vợ.

Khi tung ra tuồng Thái Hậu Dương Vân Nga, bọn thầy tuồng Bắc Cộng làm một công, đôi việc: khích động tinh thần người Việt đánh lại Tầu Cộng, tỉ tê cải luơng 6 câu dzụ dzỗ các chị Phún Nam Kỳ hãy quên những anh chồng cũ VNCH bại trận năm-bưa then mà dzui dzuyên mới với bọn đàn ông Bắc Cộng Nễ Nớn Nòng Nợn.


Cải Lương chi bảo Thanh Nga thủ vai Thái Hậu Dương Vân Nga. Một đêm diễn tuồng về nhà bằng xe ô-tô, ông chồng Thái Hậu, thường được gọi là ông Đổng Lân, lái xe, bị bọn sát nhân chờ sẵn trước nhà, nổ súng bắn chết cả hai vợ chồng.

Hai Chuyến Xe Hoa! Cái tên tiền định. Đám tang Thanh Nga có hai chiếc xe tang. Một xe hoa chở Nàng, xe hoa kia chở ông chồng nàng.


Lúc đầu, bọn Công An Bắc Cộng tiết lộ tên sát nhân là tay sai của bọn Bành Trướng Bắc Kinh, chúng đưa ra lý dzo Tầu Cộng giết Thái Hậu vì Thái Hậu diễn tuồng tuyên truyền chống Tầu Cộng. Nhân dân Sài Gòn không ai tin chuyện Tầu Cộng cho tay sai giết đào Thanh Nga.

Hoàng Hải Thủy
http://www.datviet.com/archive/index.php/t-179665.html


Take2Tango




Thanh Nga
Sống và Chết
Trọn Vẹn
Từng Giây Phút

Thanh Nga mang thần sắc khiến những ai từng tiếp xúc với bà đều khó mà quên được. 28 năm đứng trên sân khấu, 36 tuổi đời, nghệ sĩ Thanh Nga đã tham gia 230 vở cải lương cùng nhiều tác phẩm điện ảnh. Có những vở cải lương mà bà để lại dấu ấn đến nỗi thế hệ sau dù cố gắng cũng không thể nào thay thế được bà.

Sau khi bị bắn, nằm trong nhà xác một đêm, Thanh Nga vẫn mang vẻ đẹp khiến người viếng thăm sững sờ. Nhân 30 năm ngày mất của bà, nữ nghệ sĩ Kim Cương từng gắn bó đã kể lại kỷ niệm và chia sẻ cảm xúc.


Kim Cương: "Thanh Nga ra đi có tình yêu tôn thờ bên cạnh"
Sáng 27/11/1978, khi được báo tin Thanh Nga và chồng bị giết tối hôm trước, tôi bất tỉnh tại chỗ. Khi hồi sức, tôi đến bệnh viện Sài Gòn nhìn mặt Thanh Nga lần cuối. Ấn tượng đầu tiên của tôi là không tin cô ấy đã bị bắn chết. Thanh Nga trong trang phục của vở diễn Thái hậu Dương Vân Nga từ đêm trước, nằm đó với hình ảnh quá đẹp, trong khi người chồng Phạm Duy Lân nằm ngay sát bên cạnh da dẻ bắt đầu chuyển màu. Nét mặt Thanh Nga như người đang ngủ, da trắng hồng với màu son phấn phơn phớt, tóc xõa dài đen tuyền, quấn mượt mà hai bên.

Giờ đây khi nhớ lại tấm thảm kịch, tôi chỉ muốn nói, Thanh Nga đã sống trọn vẹn từng giây phút và ra đi trọn vẹn với hình ảnh đẹp của người nghệ sĩ. Mọi người đều nhớ về Thanh Nga. Đứa con cô ấy bảo vệ được sống và Thanh Nga chết bên cạnh người chồng rất mực yêu thương, tôn thờ Nga.
Thanh Nga bên ông Phạm Duy Lân, người chồng hết mực yêu thương bà đến tận hơi thở cuối cùng.

Dù trải qua nhiều mối tình và các cuộc hôn nhân không toại nguyện, tôi nghĩ cuối cùng Nga đã gặp được người đàn ông của đời mình, đó là anh Phạm Duy Lân. Hầu như anh Lân tháp tùng bên cạnh vợ 24/24 h. Thậm chí, mỗi lần Thanh Nga tắm, anh ấy cứ đứng trước cửa nhà tắm chầu chực sẵn. Là bạn bè thân, chúng tôi thường trêu: "Ông cứ đi đi, Thanh Nga nó ở trong nhà tắm thì ai mà bắt cóc được". Anh Lân chỉ lặng lẽ nói: "Đứng đây để tiện có gì Nga kêu còn nghe, chứ đi xa lỡ có việc gì Nga kêu không nghe". Tôi chưa thấy người đàn ông nào thương yêu vợ mình như chồng Thanh Nga.

Như có một định mệnh đã gắn chặt đời tôi với Thanh Nga. Hai chúng tôi đều là người phụ nữ của công chúng và vì đam mê sân khấu, chúng tôi hy sinh rất nhiều chuyện đời riêng. Đến gần 30 tuổi Thanh Nga mới thực sự có một gia đình êm ấm, còn tôi thì quá 30 tuổi mới yên bề gia thất.

Sau khi có gia đình, với một nữ diễn viên thì có con là một hy sinh rất lớn nhưng cả tôi và Thanh Nga chấp nhận tạm xa sân khấu để được làm mẹ. Thanh Nga sinh con trai

tôi đến bệnh viện thăm và cho hay là 6 tháng sau tôi cũng sẽ sinh. Khi ấy hai đứa ôm nhau nói vui nếu tôi sinh con gái thì sẽ kết thông gia. Tôi đùa, tôi vốn vai chị của Thanh Nga không lẽ sau này tôi phải kêu Nga là chị sui.

Thanh Nga bên cạnh mẹ, bà bầu Thơ.

Năm 1976, khi bé Toro con tôi bị bắt cóc, Nga đến ôm tôi khóc nức nở và an ủi: "Chị bình tĩnh đi. Mình ăn ở hiền lành như vầy thì con sẽ bình yên trở về". Và sau đó, tôi đã chuộc được con về lành lặn.

Mỗi lần nghĩ đến tấn thảm kịch Thanh Nga, tôi cứ nghĩ rằng mình vẫn còn một chút may. Ngày ấy con tôi bị bắt cóc ngay tại trường học nên bọn cướp không thể thấy được cảm xúc và phản ứng của tôi. Chúng thừa biết rằng bắt một đứa con trước mặt một người mẹ thì chẳng khác nào muốn giết người mẹ ấy. Thanh Nga đã chứng kiến cảnh con mình sắp sửa bị bắt đi và Thanh Nga chấp nhận chết cho con được sống. Đó là người phụ nữ yêu thương với tất cả trái tim của mình.
Take2Tango



NHÃ THANH SỬ

OAN UỔNG THANH NGA

Nghệ sĩ Thanh Nga bị gửi thư hăm dọa và bị ném lựu đạn khi diễn các tuồng cải lương chống lại sự đô hộ của Tàu. Sau đó có 2 người lạ mặt đến bắn chết vợ chồng Thanh Nga mà không mở miệng nói một câu nào với các nạn nhân. Công an tuyên bố đây là vụ án bắt cóc tống tiền. Nhưng theo tình hình thực tế thì đây chính là vụ án ám sát. Hơn nữa 2 người lạ mặt này hành động ngay giữa đường phố, không thèm che dấu mặt mũi, nên đây chỉ có thể là hành động của Cộng sản thân Tàu. Thanh Nga chết thật oan uổng !
Để tìm hiểu sự thật vụ án Thanh Nga, cần phân tích những tình tiết liên quan đến vụ án, chủ yếu dựa vào những công bố trong loạt bài báo chủ đề Những vụ án nổi tiếng trong giới văn nghệ sĩ. Các bạn có thể xem thêm danh sách Những bài báo về Vụ án Thanh Nga.
Các bạn nào không thích đọc phân tích dài dòng, có thể xem nhanh phần Phỏng vấn Sự Thật Vụ Án Thanh Nga nằm ở phần cuối trang này.




Phân tích Vụ án giết Thanh Nga



* Tóm tắt Vụ án giết Thanh Nga:
- Nghệ sĩ Thanh Nga nhận được lời hăm dọa sẽ "thanh toán" bà qua bức thư giấu tên, cấm bà xuất hiện trong vai Trưng Trắc chống "đô hộ Tàu". Một lần tại rạp Lux B, khi Thanh Nga đang diễn vở "Tiếng trống Mê Linh" chung với Thanh Sang (vai Thi Sách), bất thần bị những kẻ giấu mặt ném lựu đạn về phía sân khấu, làm bà bị thương. Sau đó Thanh Nga diễn vở "Thái hậu Dương Vân Nga" không khuất phục trước sự đe dọa của xâm lược Tàu.
- Sau một đêm diễn trên đường về nhà, vợ chồng Thanh Nga bị 2 người lạ mặt bắn chết trước cửa nhà mà không nói lý do.
- Cộng sản tuyên bố vụ án Thanh Nga là vụ án bắt cóc tống tiền không thành nên nạn nhân bị bắn chết.
- Cộng sản tuyên bố 3 vụ án: vụ án bắt cóc con Kim Cương, vụ án bắt cóc con Thanh Nga, vụ án bắt cóc con bác sĩ Hỷ là cùng một thủ phạm Nguyễn Thanh Tân. Những kẻ bắn chết vợ chồng Thanh Nga là Nguyễn Thanh Tân (chủ mưu) và Nguyễn Văn Đức (cộng phạm) đã nhận tội. Tòa tuyên tử hình Nguyễn Thanh Tân và Nguyễn Văn Đức, án tử hình đã được thi hành ngày 23/08/1980.
- Nhưng sự thật vợ chồng Thanh Nga đã bị ám sát bởi bàn tay của Cộng sản thân Tàu.
* Phân tích Lời khai của vệ sĩ Nguyễn Văn Các: làm nhiệm vụ bảo vệ Thanh Nga, ngồi cùng xe với bà, đã trình bày trước cơ quan an ninh.
- Đêm 26/11/1978, diễn xong vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga ở một rạp hát thuộc quận Bình Thạnh, Thanh Nga bước lên xe ngồi băng ghế phía sau với con trai Phạm Duy Hà Linh 5 tuổi. Đạo diễn Phạm Duy Lân chồng của Thanh Nga cầm lái, vệ sĩ Các ngồi cạnh. Xe chạy từ quận Bình Thạnh theo đường Đinh Tiên Hoàng hướng về phía ngã sáu Sài Gòn, chỗ có tượng Phù Đổng Thiên Vương, từ từ dừng trước nhà Thanh Nga số 114 đường Ngô Tùng Châu.
- Các xuống trước, định mở cửa xe để Thanh Nga bước ra sau, nhưng khựng lại vì chợt có một chiếc Honda từ đâu phóng tới, dừng gấp trước cổng nghe một tiếng "xẹt", một bóng người vội vã nhảy xuống chìa súng vào gáy Các, quát: "Đứng im... mày la tao bắn chết". Hắn tống Các một đạp khá mạnh khiến Các ngã chúi úp mặt vào trong xe, phía trước, buộc phải nằm im.



Nhận xét: Khi xe hơi vừa ngừng là xe Honda nhào tới tấn công liền, súng chìa ra ngay. Tại sao 2 tên này biết chắc phía sau không có ai hay xe đang di chuyển đến nơi này ? Tại sao chúng biết chắc sau vài phút nữa vẫn không có ai hay xe sẽ đi ngang qua ?
Việc tấn công ngay lập tức, không thèm che giấu mặt mũi, và dám hành động công khai bên ngoài nhà mà không sợ có ai tình cờ đi ngang qua, như vậy chắc chắn không phải chỉ có 2 tên, mà còn những người khác nữa theo dõi Thanh Nga từ sân khấu về nhà và chặn 2 đầu đường. Họ có khả năng liên lạc với nhau, nên 2 tên này không sợ ai cả, yên tâm ung dung vì biết chắc an toàn tuyệt đối.
- Chưa kịp hoàn hồn, Các đã nghe tiếng ông Lân kêu lên: "Đừng có bắt con tôi. Các anh muốn gì thì vợ chồng tôi cũng chịu hết".


Nhận xét: Ông Lân đã nhầm tưởng họ đến bắt con. Nếu đến bắt con thì tên thứ hai đã nhanh chóng chụp lấy bé Cúc Cu và Thanh Nga đã phải lên tiếng phản đối. Nhưng Thanh Nga không hề nói câu nào, chứng tỏ tên thứ hai chỉ đứng canh chừng Thanh Nga mà không làm gì cả.
Tên thứ nhất chính là tên có hành động trước tiên, lại là hành động đụng chạm vào người ông Lân, nên ông Lân mới nói với tên này là vợ chồng ông sẵn sàng trả tiền. Nhưng 2 tên không trả lời, không nói gì, không thương lượng, không quan tâm tiền nhiều hay ít. Điều này cho thấy chắc chắn 2 tên này đến không phải vì tiền.


- Dường như hai bên giằng co nhau rồi một tiếng nổ, giọng Lân thều thào nói với Các: "Các ơi, cậu Ba bị bắn chết rồi".
Nhận xét: Tên thứ nhất đối diện với phần thân bên phải của ông Lân, nên hắn dùng tay đụng chạm vào người ông Lân để xoay ông hướng chính diện về phía hắn. Khi ngực ông Lân quay về phía hắn thì hắn bắn ngay một phát vào tim ông Lân làm ông chết ngay.
Việc kẻ cầm súng chưa hề nói với nạn nhân một câu nào trong khi nạn nhân phục tùng hắn và năn nỉ sẽ trả tiền, thì đây là vụ ám sát chứ không phải bắt cóc hay cướp tiền.
- Tiếp đó là giọng Thanh Nga, hoảng hốt: "Bắn thì bắn chết tôi đi, chớ đừng bắt con tôi". Lại có tiếng động như chừng giằng qua giằng lại.


Nhận xét: Khi tên thứ nhất bắn chết ông Lân xong, hắn không thèm nói gì và cũng không tỏ vẻ sợ hãi gì cả. Tên thứ hai cũng không nói gì, không thắc mắc gì khi tên kia nổ súng và cũng không tỏ vẻ sợ hãi gì cả. Rồi tên thứ hai bắt đầu hành động với Thanh Nga, hắn đụng chạm vào người Thanh Nga đang ôm bé Cúc Cu vào lòng, cố làm cô để lộ ngực trái ra, do đó lúc này Thanh Nga mới lên tiếng phản đối và có tiếng động giằng co.
- Mấy giây sau, Các nghe tiếng nổ thứ hai và tiếng cháu Cúc Cu gọi thất thanh ba ơi, má ơi.
Nhận xét: Khi Thanh Nga để lộ ngực trái ra, một tên bắn một phát ngay tim làm cô chết ngay. Có khả năng kẻ bắn Thanh Nga chính là tên thứ hai, rất ít khả năng tên thứ nhất bắn vì khoảng cách khá xa và vướng víu, nghĩa là có thể cả hai tên đều dùng súng.
- Một giọng nói lạ vang lên, gấp gáp: "Thôi đi!".


Nhận xét: Tên thứ hai thấy Thanh Nga đã chết nên lên tiếng thông báo rút lui.
- Khi ấy, Các có cảm giác không còn bị đè bởi chiếc đệm gối ban nãy nữa nên đứng dậy thì thấy hai bóng người đi xe Honda kia đang rời khỏi chiếc xe hơi đã gây án. Một tên ngồi lên Honda, do ánh sáng đèn đường lờ mờ không thấy rõ mặt, chỉ nhận ra hắn bận chiếc áo lam nhạt màu. Tên kia cầm súng, nước da ngăm ngăm, để tóc dài, khoảng hơn 30 tuổi, cao chừng thước sáu thước bảy, bận quần đen, áo màu gạch đậm. Hai tên đi xe Honda phóng chạy từ cổng nhà Thanh Nga về hướng ngã sáu Sài Gòn mất dạng. Lúc đó khoảng gần 23 giờ 30.


Nhận xét: 2 tên không đội nón, không đeo kính, không che mặt, nghĩa là không cần phải dấu mặt. Như vậy chứng tỏ chúng không sợ ai cả, tại sao vậy ? Không giống những kẻ lén lút làm việc phi pháp, mà giống cán bộ hành động theo mệnh lệnh chính qui của cấp trên.
* Phân tích Lời khai của Nguyễn Thanh Tân: Sau một thời gian dài điều tra, Công an công bố Nguyễn Thanh Tân là thủ phạm giết Thanh Nga đã khai nhận tội.
- Nguyễn Thanh Tân (chủ mưu) 36 tuổi, sinh quán tại Thủ Đức, trú quán ấp Ngăn Rô 2, xã Đại Ân 2, huyện Long Phú, tỉnh Hậu Giang, đã rủ Nguyễn Văn Đức đến TP Hồ Chí Minh, cùng tổ chức các vụ "bắt cóc tống tiền".
- Ban đầu, mục tiêu gây hại mà thủ phạm nhắm tới không phải Thanh Nga, mà là nghệ sĩ Bảo Quốc (em Thanh Nga). Vì đoán rằng, bà bầu Thơ (mẹ Thanh Nga và Bảo Quốc) đã dồn tài sản cuối đời cho con trai. Nhưng "Nhiều ngày dò la nghe ngóng, thì thấy Bảo Quốc đông con, tới 4 đứa, mà tiền của không có bao nhiêu, nên mới không bắt cóc con Bảo Quốc nữa, mà nhắm sang người chị, là Thanh Nga".


Nhận xét: Làm sao biết Bảo Quốc nghèo, Thanh Nga giàu ? Bằng chứng ở đâu ? Tại sao Tân không nói lời nào biện minh chạy tội mà tốn thời gian kể chuyện vớ vẩn cho tội nặng thêm. Có vẻ Công an cố tạo tình tiết để chứng minh việc Tân nhằm vào Thanh Nga là hợp lý, nhưng lời khai không có sức sống thật.
- Cách đêm án mạng khoảng hai tháng, Tân và Đức phục sẵn tại rạp Thủ Đô, Chợ Lớn, nơi đoàn Thanh Minh đang lưu diễn để bắt cóc cháu Cúc Cu. Mấy lần định ra tay, nhưng người đi xem hát đông quá, đèn lại sáng, nên phải bỏ về. Thấy trước rạp hát không tiện, chuyển sang nhà riêng. Dò biết đích xác nhà vợ chồng Thanh Nga ở 114 Ngô Tùng Châu, quận 1. Lần thứ nhất định bắt cóc cháu Cúc Cu vào buổi chiều, khoảng 17 giờ lúc Thanh Nga ra xe đi biểu diễn. Song cộng phạm là Đức không dám làm vì thường mỗi cuối chiều, đường Ngô Tùng Châu vốn nằm khu trung tâm ngã sáu Sài Gòn rất đông người.

Lần sau, định bắt vào buổi sáng, lúc cháu Cúc Cu đi học, cũng không thành, vì trong nhà ngoài nhà sáng trưng, đường phố kẻ qua người lại dòm thấy rõ ràng. Cả hai bàn bạc lại và chọn thời điểm vắng người, lúc 23 giờ tiện nhất. Vợ chồng Thanh Nga không hề hay biết có 2 bóng đen (Tân và Đức) lởn vởn trước nhà. Bà Thanh Nga (và con) vẫn được chồng chở tới rạp Cao Đồng Hưng trước khi trời tối, để diễn vở Thái hậu Dương Vân Nga.

Nhận xét: Rình rập ở rạp hát, rồi ở nhà Thanh Nga ban ngày, không dám làm vì sợ có người thấy. Sau cùng quyết định bắt cóc ban đêm bên ngoài nhà trước đường phố. Tại sao không rình rập bắt cóc ở trường, vì đã thành công trong lần bắt cóc con Kim Cương ở trường ? Tại sao từ bỏ cái thành công để làm cái mạo hiểm ? Lý luận tầm bậy tầm bạ của Công an Cộng sản nhằm gạt người. Nhưng càng nói nhiều càng sơ hở, vì thời gian 2 tháng cũng rất dài và bàn tính kỹ vậy mà không bàn việc che dấu mặt mũi, đúng là Công an Cộng sản bịa mà ngu !


- Gần khuya 25/11/1978, Đức và Tân tới trước cổng nhà 114. Sắp ra tay, bỗng có chiếc xe bộ đội từ đâu trờ tới, đậu gần đấy, cả hai sợ bị lộ nên dừng lại. Đêm sau, 26/11/1978, lại đến lần nữa. Tân đi rất sớm, khoảng 20 giờ, chở Đức vòng qua rạp Cao Đồng Hưng xem Thanh Nga có đi diễn đêm ấy không, thì biết là có. Hai người chở nhau ra bến Bạch Đằng, chờ gần giờ vãn hát sẽ quay về ngã sáu Sài Gòn, đợi nạn nhân. Đức mua 1 chai "xá xị" dắt lưng, nói là nếu ai cản trở, sẽ đập lên đầu, cho ngất đi. Chai "xá xị" này, đêm án mạng bị thu giữ, nhưng: "Rất tiếc là công tác khám nghiệm đã bỏ qua dấu vết trên đó. Giá như ta khám nghiệm kỹ, lấy được dấu vân tay, biết đâu sẽ phát hiện kẻ phạm tội sớm hơn" (Thứ trưởng Lê Thế Tiệm).
Nhận xét: Sau 2 tháng theo dõi và bàn tính, Đức không chuẩn bị sẵn cờ-lê hay mỏ-lết làm vũ khí, mà đêm gây án mới đi ra bến Bạch Đằng mua chai xá xị đem theo. Lời khai này chỉ có thể lừa gạt con nít ! Khuya 25/11/1978 chuẩn bị ra tay thì có xe bộ đội xuất hiện, cả hai sợ lộ nên dừng lại. Vậy thì đêm sau 26/11/1978 cũng có thể có người đi ngang qua, tại sao dám hành động ngoài đường phố, tại sao qua một đêm lại hết sợ ? Lời kể quá khiên cưỡng, Cộng sản muốn xây dựng một câu chuyện về Tân và Đức nhưng càng bịa càng thấy sơ hở.


- Đức cùng Tân về ngã sáu Sài Gòn, đầu đường Cách Mạng Tháng Tám, nhận ra chiếc Volkwagen chở Thanh Nga đang vòng vào đường Ngô Tùng Châu. Đức bám theo, đến trước nhà 114. Chờ người bảo vệ của Thanh Nga (là Các) xuống xe mở cửa, Đức phóng tới, cúp sát sau đuôi chiếc Volkwagen, Tân nhảy xuống, rút súng, lên đạn, đẩy người bảo vệ té nhào vào trong xe, rồi chui đầu theo, chĩa súng uy hiếp chồng Thanh Nga đang ngồi sau tay lái.


Nhận xét: Xe Honda đi theo phía sau xe hơi, khi xe hơi dừng là Tân rút súng hành động ngay. Tại sao Tân và Đức dám chắc chắn phía sau không có ai hay xe nào đang sắp đến ? Tại sao Tân dám hành động công khai ngoài đường phố ? Tại sao không để vợ chồng Thanh Nga vừa bước vào nhà thì theo vào ngay, rồi hành động bên trong nhà để không ai thấy ? Cả 2 tên đều chui vào xe mà không có thêm đồng bọn cảnh giới xung quanh. Tân đã kể là Tân và Đức rất sợ có người nhìn thấy mà. Thật là một lời khai vô cùng mâu thuẫn giữa hành động và tâm lý ! Thật ra dám hành động bên ngoài nhà ngay trước đường phố là chắc chắn có đồng bọn cảnh giới xung quanh.
- Đức dựng chân chống xe honda, vẫn để nổ máy, cầm chai xá xị tới cửa sau chiếc Volkwagen, lôi cháu Cúc Cu ra. Nhưng Thanh Nga giằng lại, Đức lôi nữa, lại bị giằng mạnh làm văng chai xá xị xuống sàn xe.
Nhận xét: Nếu Đức lôi kéo bé Cúc Cu thì Thanh Nga phải lên tiếng phản đối chứ "Đừng có bắt con tôi, các anh muốn gì thì vợ chồng tôi cũng chịu hết". Tại sao giằng co nhiều lần mà Thanh Nga vẫn không nói gì ? Đức một tay lôi bé Cúc Cu, còn tay kia cầm chai xá xị để làm gì mà không sử dụng, lại để vướng víu hơn ? Sao không đập chai xá xị vào tay hay vào người Thanh Nga, hoặc lên tiếng hăm dọa ? Như vậy lời khai này là giả dối. Thật ra lúc này Đức không làm gì bé Cúc Cu nên Thanh Nga không lên tiếng phản ứng.


- Theo ban chuyên án: Chồng Thanh Nga lúc đầu ngồi im, nhưng vài giây sau trấn tĩnh liền hỏi: "Các ông muốn cái gì thì nói". Hỏi hai lần như vậy không nghe đáp.
Nhận xét: Nếu đến vì tiền, sao không tên nào mở miệng nói ngay cho ông Lân biết để vào nhà lấy tiền ? Khi ông Lân đã tự giác chịu trả tiền rồi, tại sao vẫn không chịu lấy, không quan tâm, không thương lượng ? Chẳng lẽ ráng cố sức bắt bé Cúc Cu chở đi dấu, rồi sẽ gọi điện thoại hẹn ông Lân đem tiền tới chuộc. Vớ vẩn quá ! Rõ ràng 2 tên này không quan tâm tới tiền. Như vậy đến là để giết, không phải đến vì tiền.


- Lúc này cháu Cúc Cu khóc thét lên và Thanh Nga cũng la lớn. Tình thế có vẻ bất lợi hơn cho bọn bắt cóc khi Đức cứ cù cưa, không kéo nổi đứa con ra khỏi tay người mẹ.
Nhận xét: Thực tế Thanh Nga không có la lớn, cháu Cúc Cu cũng không có la vì quá sợ. Ai dám mở miệng la trước khẩu súng chứ ? Giả sử có la thì Thanh Nga la gì ? "Bớ người ta cứu tôi với", vô lý vì không thể kêu cứu khi bị súng chĩa vô người. "Bớ anh đừng bắt con tôi" lại càng vô lý, nói với người đối diện thì đâu cần la lớn. Tóm lại đây là lời khai dối trá.


- Ông Lân, chồng Thanh Nga vươn tay phải ra sau giúp sức, giữ cháu Cúc Cu cùng vợ. Tân liền bắn một phát vào ngực để ông phải buông ra. Ông kêu lên thất thanh "Chết tôi rồi", bật ngửa ra đệm xe.
Nhận xét: Lại một lời khai giả dối. Thực tế ông Lân không thể vươn tay phải ra sau giữ cháu Cúc Cu được, vì chắc chắn Thanh Nga sẽ cố ngồi thu mình sát vào một góc băng ghế sau để an toàn hơn, càng cách xa ghế trước. Tân bắn vào ngực ông Lân để ông phải buông ra, thật là vô lý. Sao không dùng súng đập đầu ông Lân, bắn súng không sợ mọi người nghe sao ? Mà bắn vô ngực nữa, không bắn vô chân, làm như tên Tân này ngu quá là ngu ! Thật ra chỉ cần Tân nói một câu hăm dọa tính mạng vợ con là ông Tân phải ngồi im, nhưng hắn không hề nói câu nào cả. Không đòi tiền, không nói câu nào mà bắn ngay vào tim ông Lân, như vậy là đến để giết không phải vì tiền.


- Đức vẫn không thắng nổi tình mẹ, giằng lui giằng tới bốn năm lần chưa tới đâu. Đoạn này, Tân kể với giọng bực tức: "Thằng Đức quá dở, thua cả đàn bà. Hắn cứ kéo lui kéo tới khiến thằng nhỏ thất hồn càng lúc càng ré to".
Nhận xét: Tại sao những tiếng Thanh Nga la lớn, cháu Cúc Cu khóc thét không làm Tân hay Đức lo lắng ? Bây giờ tiếng súng nổ trong đêm mà 2 tên này cũng bình chân như vại. Bắn ông Lân rồi mà Tân không sợ chạy cho lẹ, mà còn đứng nhìn và suy tư nữa. Còn Đức không hề sợ, không thắc mắc tại sao Tân nổ súng bắn người, mà còn giằng co tiếp nữa. Lời khai quá vô lý !
- Thanh Nga chồm lên cắn mạnh tay Đức, Đức đau quá thả Cúc Cu ra. Thanh Nga kéo cháu vào phía trong với mình, chồm người về phía Tân nói lớn: "Các ông bắn chết tôi đi chứ đừng bắt con tôi".


Nhận xét: Làm sao Thanh Nga kéo cháu vào phía trong với mình, rồi chồm người về phía trước được ? Không lẽ mẹ ôm con rồi cùng chồm tới gần tên cầm súng ? Vô lý quá, kéo cháu càng ra xa chứ làm sao càng gần tên cầm súng được ! Nhưng Thanh Nga có muốn chồm tới trước cũng không được, vì vướng con đang ôm trong lòng. Mà Thanh Nga có nói gì thì nói với tên Đức đừng bắt con tôi, chứ tên Tân có bắt con đâu mà chồm lên nói với Tân làm gì ? Khai tầm bậy tầm bạ không hà ! Rõ ràng Cộng sản đang tìm cách bịa ra lý do để Tân bắn chết Thanh Nga, là tại vì Thanh Nga kêu bắn nên Tân nóng máu mới bắn.
- Tân nóng máu, phần tức thằng bạn vụng về, phần biết chuyện đã dây dưa, dính máu, nên nổ súng bắn luôn. Thanh Nga gục xuống.


Nhận xét: Thanh Nga đang ôm bé Cúc Cu vào lòng, hai tay vòng quanh ngực, ngồi sát góc ghế sau. Vậy Tân bắn vào đâu ? Làm sao bắn trúng ngực trái ngay tim của Thanh Nga ? Đường đạn phải xuyên qua người bé Cúc Cu rồi mới đến ngực trái của Thanh Nga được. Càng khai càng thấy bịa đặt. Đồ Cộng sản giả dối ! Thực tế thì tên thứ hai phải động chạm đến Thanh Nga để Thanh Nga lộ ngực trái ra thì mới bắn trúng ngực trái được.





- Tân nói mau: "Thôi đi".
Nhận xét: Theo lời khai của tên Tân thì cả 2 tên từ đầu tới cuối chỉ nói 1 câu duy nhất là "Thôi đi".
Cộng sản kể rằng có 2 tên dùng súng chĩa vào nạn nhân, nạn nhân sợ quá nói muốn tiền thì tôi đưa, nhưng tên dùng súng không hỏi tiền đâu mà bắn nạn nhân chết rồi nói "Thôi đi", Cộng sản kết luận 2 tên này đến vì tiền. Ha ha ha ! Một câu chuyện tiếu lâm thời Cộng sản !
- Hai đứa phóng honda ngược đường Ngô Tùng Châu về phía ngã sáu, chợ Bến Thành...
Nhận xét: Xe hơi của Thanh Nga chạy từ ngã sáu Sài Gòn về nhà, xe honda của Tân và Đức chạy theo sau dừng lại sát sau đuôi xe hơi.


Gây án xong, Hai đứa phóng honda về phía ngã sáu Sài Gòn. Nếu dựa vào lời khai này, ta sẽ thấy hành động của 2 tên này rất lộn xộn. Muốn rút lui giống như lời khai, thì Đức phải gạt chống xe, quay đầu xe ngược trở lại thì mới có thể chạy về hướng ngã sáu Sài Gòn được. Tại sao không chạy thẳng tới luôn về phía những con đường vắng vẻ, mà phải quay đầu xe chạy ngược trở lại hướng ngã sáu Sài Gòn có bùng binh giao thông, có Công an giao thông đứng gác ? Chẳng ai vạch sẵn kế hoạch lộn xộn và nguy hiểm như vậy !


Chỉ có khả năng chúng đậu sẵn xe gần nhà Thanh Nga, đầu xe quay nhìn về hướng xe Thanh Nga chạy từ ngã sáu Sài Gòn về, để tiện việc chờ đợi và sau khi gây án xong là chạy thẳng tới luôn về hướng ngã sáu Sài Gòn. Thực tế là như vậy, và chứng tỏ rằng chúng phải có các đồng chí khác theo dõi Thanh Nga từ sân khấu và trên đường về nhà, đồng thời cảnh giới và bảo vệ chung quanh cho chúng ung dung gây án.


* Kết luận dựa trên các Lời khai:
Lời khai của vệ sĩ Các là lời khai ngay sau khi vụ án xảy ra, lời khai này đáng tin cậy. Phân tích lời khai của vệ sĩ Các cho thấy đây là một Vụ ám sát.
2 tên gây án không mở miệng nói với các nạn nhân một câu nào, không đòi tiền, không hăm dọa mà bắn ngay một phát vào tim các nạn nhân chết tươi. Ai dám tin đây là vụ bắt cóc tống tiền ? Thực chất đây là một vụ ám sát không phải vì tiền.
2 tên gây án không đội nón, không đeo kính, không che mặt, không quan tâm có ai hay xe sẽ tình cờ đi quang qua, hành động công khai trước đường phố, trong khi căn nhà kín đáo cách vài bước chân thì chê không vào ? Ai tin đây là 2 tên lén lút làm chuyện phi pháp ? Thực chất 2 tên này chắc chắn còn có những tên khác cảnh giới và bảo vệ chung quanh, theo dõi Thanh Nga từ sân khấu về nhà và chặn 2 đầu đường. Sau khi gây án, việc 2 tên này chạy xe đi qua ngã sáu Sài Gòn nơi có Công an giao thông đứng gác, chứng tỏ chúng còn được đồng bọn mặc áo Công an giao thông bảo vệ, nếu có ai đuổi theo thì Công an giao thông sẽ chặn lại để chúng tẩu thoát.


Sau một thời gian dài điều tra, Công an Cộng sản công bố Lời khai của Nguyễn Văn Tân thú nhận tội đã bắn chết vợ chồng Thanh Nga, kết luận đây là vụ án bắt cóc tống tiền không thành với Nguyễn Văn Tân là kẻ chủ mưu. Nhưng lời khai có quá nhiều sơ hở giống như cố tình áp đặt, tìm đủ lý lẽ để chứng minh rằng vì vợ chồng Thanh Nga đã chống cự nên mới bị bắn chết. Phân tích cho thấy Lời khai của Nguyễn Văn Tân là lời khai giả dối bịa đặt, chứng tỏ Công an Cộng sản đã cố tình bóp méo sự thật.

Quá trình điều tra của Công an Cộng sản có quá nhiều mâu thuẫn, không chứng tỏ được đây là vụ án bắt cóc tống tiền, không chịu điều tra nguyên nhân chính trị.
Những hành động của 2 tên gây án và những mâu thuẫn trong quá trình điều tra của Công an Cộng sản, đã chứng tỏ đây là Vụ ám sát và do Cộng sản làm. Hành động ngang nhiên của 2 tên gây án chỉ có thể là hành động của những "Anh hùng lực lượng Nhân dân vũ trang Cộng sản" mà thôi.


Trước 1975 Cộng sản Việt Nam có các lãnh đạo Cộng sản thân Tàu (thực chất là nô lệ Tàu) nằm ở miền Bắc. Sau năm 1975 Cộng sản Việt Nam có thêm các lãnh đạo Cộng sản miền Nam. Ở miền Nam khi Thanh Nga hát những vở cải lương khơi dậy tinh thần dân tộc, không chấp nhận sự đô hộ của Tàu thì những tên lãnh đạo Cộng sản thân Tàu lo sợ, chúng ra lệnh gửi thư hăm dọa và ném lựu đạn nhằm buộc Thanh Nga phải dừng lại. Nhưng Thanh Nga vẫn diễn tiếp tục, buộc lòng chúng phải ám sát Thanh Nga. Nhưng tại sao lại giết luôn cả Phạm Duy Lân chồng của Thanh Nga ? Chúng ra lệnh giết luôn cả chồng để không còn ai quan tâm điều tra vụ án. Cộng sản quá tàn nhẫn.
________________________________________
Qua phân tích những lời khai nêu trên, đã xác định được đây chính là Vụ án ám sát và do Cộng sản làm. Sau đây là những phân tích khác, nếu các bạn có thời gian thì xem thêm cho biết.
Phân tích Quá trình điều tra


Sau một thời gian dài điều tra, Cộng sản công bố phá được vụ bắt cóc con bác sĩ Hỷ bắt được Nguyễn Thanh Tân, từ đó mới suy ra Tân cũng chính là thủ phạm trong vụ bắt cóc con Kim Cương và vụ bắt cóc con Thanh Nga, như vậy 3 vụ án này cùng một thủ phạm. Cộng sản kết luận vụ án Thanh Nga là vụ bắt cóc tống tiền không thành dẫn đến sát hại vợ chồng Thanh Nga.
Nhưng sự thật thì 3 vụ án này không có liên quan gì với nhau. Vụ Kim Cương là vụ án bắt cóc tống tiền thật sự, mà Công an đã thất bại trong việc tìm kiếm thủ phạm. Vụ Thanh Nga là vụ án ám sát mà Công an cũng thất bại trong việc tìm kiếm kẻ sát nhân. Vụ bác sĩ Hỷ là vụ án giả do Công an dàn dựng để bắt Nguyễn Thanh Tân và Nguyễn Văn Đức phải chết thay cho hung thủ thật sự là Cộng sản.


* So sánh 3 vụ án:

1. Vụ án bắt cóc con Kim Cương:

- Bắt cóc thành công con Kim Cương tại nhà trẻ vào ban ngày. Giam giữ bé Toro ở tỉnh Hậu Giang, cách Sài Gòn khoảng bốn trăm cây số tại nhà một bà già.
- Kim Cương báo công an và luôn hợp tác.
- Một người xưng tên Hải Phong, giọng Nam bộ, gọi điện thoại đòi 100 lượng vàng để chuộc, quá trình thương lượng còn 20 lượng.
- Bắt buộc ông Th. chồng Kim Cương giao tiền, đi đúng lộ trình sơ đồ đường đi, không cho biết trước địa điểm nhận tiền. Ông Th. không cần ăn mặc gì đặc biệt. Theo lộ trình, ông gặp người lạ mặt đưa cho miếng vải cắt từ chiếc áo của cháu Toro mặc khi bị bắt để làm tin. Nhận đúng ám hiệu, ông giao 20 lượng vàng.
- Gương mặt kẻ nhận vàng như tuồng lai Tây, nhiều râu, cánh tay đầy lông.
- Bé Toro được thả tại bãi cỏ trước nhà thờ Đức Bà.
- Nhận xét: Thực hiện vụ án này phải là một băng nhóm nhiều người, có xe hơi để che dấu và chuyên chở bé Toro. Người nhận vàng có hóa trang thoa phấn cho da trắng, đeo nhiều râu giả. Nơi giam giữ là nhà một bà già không liên can đến nhóm bắt cóc. Đây thật sự là vụ án bắt cóc tống tiền thành công, và Công an thất bại trong việc tìm bắt thủ phạm dù Kim Cương luôn hợp tác.

2. Vụ án giết Thanh Nga:
- So sánh với vụ án bắt cóc con Kim Cương, ta thấy chẳng có gì giống nhau cả.
- Qua vụ Kim Cương, những tên gây án đã thành công, sẽ giúp chúng có kinh nghiệm trong việc bắt cóc tại nhà trẻ vào ban ngày, cũng như có khả năng nói chuyện và thương lượng với nạn nhân. Với những kinh nghiệm như vậy tại sao chúng không thực hiện trong vụ Thanh Nga ?
- Trong vụ Thanh Nga, vào 23:00 - 23:30 đêm khuya, ngay bên ngoài nhà Thanh Nga trước đường phố, 2 tên lạ mặt không nói câu nào với các nạn nhân, đã nổ súng bắn chết vợ chồng Thanh Nga mặc dù họ đã chấp nhận trả tiền và không chống cự. Những hành động của 2 tên gây án chứng tỏ chúng không quan tâm tới tiền, và cũng không có hành động nào chứng tỏ đây là vụ bắt cóc.
- So sánh với vụ án bắt cóc con bác sĩ Hỷ, thì càng thấy mâu thuẫn. Hãy thử phân tích lý luận của thủ phạm: Thủ phạm bắt cóc thành công con Kim Cương tại trường, sau đó chuyển sang bắt cóc con Thanh Nga tại nhà với lý do bắt cóc tại trường quá nguy hiểm, sau đó lại chọn bắt cóc con bác sĩ Hỷ tại trường. Lý luận kiểu gì tầm bậy quá, thực tế chẳng có thủ phạm nào lý luận kiểu như vậy, nên 3 vụ án này chẳng dính líu gì với nhau cả.
- Nhận xét: Vụ án này không phải vì tiền, cũng không phải bắt cóc, mà chính là vụ ám sát. Công an cũng thất bại trong việc tìm kiếm hung thủ.

3. Vụ án bắt cóc con bác sĩ Hỷ:

- Bắt cóc thành công con bác sĩ Hỷ tại trường học vào ban ngày.
- Vợ chồng bác sĩ Hỷ báo công an, sau đó không hợp tác nữa, nhưng công an vẫn lén theo dõi.
- Một người xưng tên Hải Phong, gọi điện thoại đòi 100 lượng vàng để chuộc, quá trình thương lượng còn 20 lượng.
- Bắt bà Bích giao tiền phải đội nón, bận áo màu vàng, đi xe đạp. Cho biết trước địa điểm nhận tiền là trước nhà số 95 đường Phan Đăng Lưu.
- Người thanh niên bận áo trắng chờ sẵn, ra dấu ám hiệu. Bà Bích nhận ra và lập tức đưa 20 lượng vàng cho anh ta.
- Người bận áo trắng nhận gói vàng, băng qua đường. Đối diện phía bên kia lề, một người đàn ông khác đội mũ kết đỏ, mặc bộ đồ jean xanh, đi chiếc Honda 67 màu đen mang biển số của tỉnh Hậu Giang, rồ máy đón người áo trắng ngồi lên, định chạy.
- Công an đã nghe lén điện thoại biết chỗ giao nhận tiền, nên huy động rất đông người đến chờ sẵn. Khi xe Honda 67 chạy đi, Công an bắn vào lưng người áo trắng ngồi sau, nhưng xe Honda vẫn chạy tiếp sau đó ném ra sau quả lựu đạn chưa rút chốt không nổ, rồi tên lái xe ném chiếc mũ đỏ bên phải đường rẽ để nghi binh, làm mất dấu.
- Sau đó Công an phát hiện và bắt người áo trắng nằm ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Hắn khai tên là Hóa, và kẻ chủ mưu là Nguyễn Thanh Tân.
- Bắt Tân trong người có bọc giấy gói một đầu đạn K.59 là đầu đạn do Công an bắn xuyên qua Hóa, ghim vào người Tân. Tờ giấy gói đầu đạn viết hai chữ "lưu niệm".
* // đang điều tra vụ bác sĩ Hỷ chuyển thành điều tra vụ Kim Cương // *
- Lấy chữ viết của Tân đem đối chiếu với chữ viết trong bức thư tống tiền vứt trước nhà Kim Cương, thì thấy giống nhau.
- Nhiều chứng cứ khác trưng ra khiến Tân hết chối cãi, phải nhận mình là thủ phạm bắt cóc cháu Toro, nhưng vẫn không nhận vụ sát hại vợ chồng Thanh Nga.
- Tân nói, khi tống tiền Kim Cương, có sự giúp tay của một đồng phạm là Nguyễn Văn Đức. Đức dáng người giống Tây lai.
* // rồi chuyển thành vụ Thanh Nga // *
- Lúc đầu, Tân nhận có giữ một khẩu P.38 nhưng đã ném đi.
- Sau đó Công an tìm thấy khẩu P.38 tại nhà em của Tân là Nguyễn Thanh Mai. Khẩu P.38 được đem giám định, so sánh các đầu đạn và vỏ đạn đã bắn, kết luận đây là khẩu súng đã sát hại Thanh Nga.
- Đem khẩu P.38 và kết quả giám định đặt trước mặt, Nguyễn Thanh Tân chịu phục, nhận toàn bộ tội ác.
- Điều tra ra Nguyễn Văn Đức định vượt biên ra nước ngoài, nhưng bị bắt tại tỉnh Hậu Giang, chuyển về giam tại TP Hồ Chí Minh để điều tra tiếp.
- Những kẻ bắn chết vợ chồng Thanh Nga là Tân (chủ mưu) và Đức (cộng phạm) đã nhận tội. Chuyên án Thanh Nga kết thúc. Tòa tuyên tử hình Nguyễn Thanh Tân và Nguyễn Văn Đức. Án tử hình đã được thi hành ngày 23/8/1980.
* // rồi quay lại vụ bác sĩ Hỷ // *
- Công an tìm ra bé Phương con bác sĩ Hỷ tại nhà em trai Tân ở Sóc Trăng.
Nhận xét: Sau thời gian dài điều tra không có manh mối nào về vụ án Thanh Nga, Công an nhận thấy có vụ án cũ là vụ bắt cóc con Kim Cương có thể lợi dụng để dàn dựng một kết quả cho vụ Thanh Nga. Một vở kịch vụ án bắt cóc con bác sĩ Hỷ được dàn dựng với đạo diễn là Công an trung ương Hà Nội và diễn viên là Công an địa phương Sài Gòn.
Công an trung ương Hà Nội cũng bắt chước vụ án Kim Cương:
- Bắt chước bắt cóc thành công con bác sĩ Hỷ tại trường học vào ban ngày.
- Bắt chước cho vợ chồng bác sĩ Hỷ báo công an.
- Bắt chước cho một người xưng tên Hải Phong, gọi điện thoại đòi 100 lượng vàng để chuộc, quá trình thương lượng còn 20 lượng.

Nhưng nếu các bước kế tiếp làm giống như vụ Kim Cương thì sẽ không bắt được thủ phạm, nên Công an trung ương phải làm bộ ngu:
- Công bố qua điện thoại, để Công an Sài Gòn nghe biết trước nơi giao nhận tiền là trước nhà số 95 đường Phan Đăng Lưu. Cho thời gian hơn một tiếng rưỡi để Công an Sài Gòn đem lực lượng hùng hậu đến bố trí bao vây xung quanh. Nên nhớ trong vụ Kim Cương, thủ phạm không cho chồng Kim Cương biết trước nơi giao nhận tiền, chỉ cho biết sơ đồ đường đi lòng vòng, khi thấy an toàn không có Công an bám theo thì thủ phạm mới xuất hiện nhận tiền.

- Bắt bà Bích giao tiền phải đội nón, bận áo màu vàng, đi xe đạp. Người nhận tiền bận áo trắng, người chạy xe Honda màu đen đội mũ kết đỏ, mặc bộ đồ jean xanh. 2 tên cò mồi nhận tiền, người mặc áo trắng, kẻ đội nón đỏ và áo quần jean xanh chạy xe màu đen là để cho Công an Sài Gòn dễ nhận ra. Nên nhớ trong vụ Kim Cương, tên nhận tiền có hóa trang đeo râu giả, và không ăn mặc lòe loẹt để tránh gây chú ý !

Phân tích cho thấy 2 tên trong vụ bác sĩ Hỷ có hành động ngờ nghệch giống như "cò mồi" dẫn dụ Công an Sài Gòn, không giống những tên khôn ngoan trong vụ Kim Cương, nhưng Công an vẫn cố cho rằng cùng một thủ phạm, điều này cho thấy Công an đang lừa bịp.
- 2 tên cò mồi làm bộ chạy nhưng do Công an Sài Gòn bắn và đuổi theo nên mới ném ra sau quả lựu đạn cố tình không rút chốt để không nổ gây nguy hiểm cho đồng nghiệp, rồi tên lái xe ném chiếc mũ đỏ bên phải đường rẽ để nghi binh, làm mất dấu. Công an Sài Gòn dừng lại, hay bị ai đó điều khiển dừng lại, để cho 2 tên cò mồi chạy thoát. Công an phải để cho chạy thoát vì tên cầm lái đội mũ đỏ không phải là Nguyễn Văn Tân, mà là một chiến sĩ Công an, nếu bắt được thì lộ tẩy âm mưu diễn kịch làm trò !


- Sau đó Công an phát hiện và bắt người áo trắng nằm ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Hắn khai tên là Hóa, và kẻ chủ mưu là Nguyễn Thanh Tân. Thật ra Hóa là cò mồi do Công an dàn dựng, Hóa không có họ tên rõ ràng, không mặt mũi, chỉ là một cái tên ảo ngắn ngủn trụi lủi là "Hóa".
- Công an bắt Nguyễn Thanh Tân, sau đó bắt thêm Nguyễn Văn Đức rồi gán ghép tội lỗi cho đủ 2 người. Nguyễn Thanh Tân và Nguyễn Văn Đức là những người vô tội. Công an công bố những lời khai giả mạo ghép tội mà Tân và Đức không hề khai, thậm chí có thể đến lúc bị xử bắn mà họ cũng chưa biết vì sao phải chết.


* Phân tích những bằng chứng mà Công an công bố:

Những bằng chứng mà Công an sử dụng để kết tội đều là giả mạo. Nhưng chúng ta hãy giả sử Công an có những bằng chứng thật, thì sau khi phân tích sẽ thấy những bằng chứng đó không thể kết tội được Hóa hay Tân và nhất là Đức, nhưng Công an nhanh chóng công bố họ đã dễ dàng nhận tội, điều này càng khiến Công an bộc lộ ra sự chủ mưu dàn dựng chứng cớ giả để che dấu sự thật.
Phân tích những bằng chứng mà Công an có (giả sử là có thật):

- Hóa khai kẻ chủ mưu là Nguyễn Thanh Tân.
Nhận xét: Hóa có thể khai được ông X nào đó thuê đi lấy tiền người ta thiếu nợ trả. Hóa và bà Bích chỉ ra dấu với nhau, chứ đâu có nói gì về chuyện bắt cóc tống tiền, nên Công an đâu có chứng cớ nào buộc tội Hóa tham gia bắt cóc tống tiền. Người bắn Hóa mặc thường phục và chỉ hô "đứng lại" chứ không có xưng danh là Công an (mà một người mặc thường phục xưng là Công an thì Hóa cũng có quyền không tin đó là Công an), do đó Hóa sợ bị cướp nên bỏ chạy chứ không phải vì sợ tội. Công an không có bằng chứng gì kết tội Hóa tham gia bắt cóc tống tiền, tại sao Hóa lại dễ dàng nhận tội bắt cóc và khai chủ mưu Tân ? Tại sao Công an không cho biết họ tên rõ ràng mà chỉ là một chữ "Hóa" ngắn ngủn ? Những việc vô lý này chứng tỏ Hóa là cò mồi của Công an.

- Xét trong người Tân có bọc giấy viết hai chữ "lưu niệm" gói một đầu đạn K.59 là đầu đạn do Công an bắn xuyên qua Hóa, ghim vào người Tân.
Nhận xét: Việc Tân giữ đầu đạn thì đã vô lý quá rồi, mà còn ghi vào giấy hai chữ "lưu niệm" càng chứng tỏ Công an xạo quá. Bản thân Tân đã biết rồi còn ghi làm gì, ghi cho người khác coi càng vô lý hơn. Chứng tỏ đây là chứng cớ giả của Công an tạo ra. Tân cũng có thể khai, ông X nào đó thuê làm tài xế chở Hóa đi rồi bị ai đó bắn, hoặc Tân khai chính Hóa là chủ mưu. Công an làm gì có bằng chứng Tân là chủ mưu bắt cóc tống tiền.
- Lấy chữ viết của Tân đem đối chiếu với chữ viết trong bức thư tống tiền vứt trước nhà Kim Cương, thì thấy giống nhau.


Nhận xét: Chữ viết giống nhau không thể là bằng chứng kết tội, mà chỉ là cơ sở để Công an được xin phép điều tra người đó, vì trên toàn nước Việt Nam vẫn có nhiều người chữ viết giống nhau. Nếu có chữ ký trên đó (rất tiếc là không có chữ ký) thì khó chối là đã viết thư, nhưng khi đó Tân vẫn có thể nhận là viết thuê cho ông X nào đó hoặc viết thuê cho Hóa, chứ không phải chủ mưu.
- Nhiều chứng cứ khác trưng ra khiến Tân hết chối cãi, phải nhận mình là thủ phạm bắt cóc cháu Toro.
Nhận xét: Đến thời điểm này, Công an chẳng có chứng cứ nào xác nhận Tân bắt cóc cháu Toro trong vụ Kim Cương, thì làm gì có chuyện Tân hết chối cãi. Mà Tân hết chối cãi cái gì ? Đồ Công an xạo tuyên bố láo khoét !


- Tân nói, khi tống tiền Kim Cương, có một đồng phạm là Nguyễn Văn Đức. Đức dáng người giống Tây lai.
Nhận xét: Rõ ràng Tân cố tình nhận tội khi Công an chẳng có bằng chứng gì, thực chất đây là lời nhận tội giả. Công an chỉ cần nói chữ viết của Tân giống chữ viết trong thư tống tiền Kim Cương là Tân dễ dàng nhận mình là thủ phạm trong vụ Kim Cương, rồi khai thêm đồng bọn có tên thật là Nguyễn Văn Đức và còn nhiệt tình mô tả hình dáng Đức giống Tây lai. Khai tên thật và mô tả hình dáng của đồng bọn cho Công an dễ tìm bắt, thật là quá vô lý. (Nghe Cộng sản nói láo mà phát ói quá ! Xin lỗi quí bạn đọc).


- Tân nhận có giữ một khẩu P.38 nhưng đã ném đi.
Nhận xét: Công an chẳng có bằng chứng gì, mà Tân còn cố tình nhận thêm tội giữ súng nữa. Quá vô lý, rõ ràng đây là lời nhận tội giả. Cộng sản giả dối quá !
- Sau đó Công an tìm thấy khẩu P.38 tại nhà em của Tân là Nguyễn Thanh Mai. Khẩu P.38 được đem giám định kết luận là khẩu súng đã sát hại Thanh Nga. Đem khẩu P.38 và kết quả giám định đặt trước mặt, Nguyễn Thanh Tân chịu phục, nhận toàn bộ tội ác.


Nhận xét: Từ ngày Thanh Nga bị bắn 26/11/1978 đến ngày tìm ra súng 15/04/1979 là một thời gian quá lâu hơn bốn tháng, Tân có thể khai nhặt được súng, lượm được, hoặc mới mua gần đây, hoặc ông X nào đó gửi giữ dùm, hoặc khai súng đó là của Hóa cũng hợp lý vậy. Công an chẳng có chứng cứ nào Tân sử dụng súng, tại sao Tân dễ dàng nhận mình sử dụng súng mà còn nhận là dùng súng đó bắn chết Thanh Nga ? Tại sao vô lý quá vậy ? Chỉ có thể trả lời là Công an xạo ke !

- Điều tra ra Nguyễn Văn Đức định vượt biên ra nước ngoài, nhưng đã bị bắt.


Nhận xét: Đức bị bắt, vậy lời khai đâu, chứng cớ kết tội đâu ? Không có gì cả !
- Những kẻ bắn chết vợ chồng Thanh Nga là Tân (chủ mưu) và Đức (cộng phạm) đã nhận tội. Chuyên án Thanh Nga kết thúc. Tòa tuyên tử hình Nguyễn Thanh Tân và Nguyễn Văn Đức. Án tử hình đã được thi hành ngày 23/8/1980.
Nhận xét: Đức nhận tội gì ? Đức không bắn chết Thanh Nga, bị xử tử hình là sai. Đúng là Cộng sản giết người diệt khẩu.


* Những mâu thuẫn trong Quá trình điều tra:

Công an Cộng sản đã bỏ qua nhiều vấn đề cần xác minh và những kết quả điều tra được công bố cũng có nhiều sơ hở và mâu thuẫn.
- Không cho điều tra khả năng bị ám sát vì chính trị. Ai gửi thư cấm Thanh Nga diễn các vở cải lương chống đô hộ Tàu ? Ai ném lựu đạn lên sân khấu ? Lý do ? Tại sao có người bị lựu đạn nổ chết mà Công an không thèm tìm kiếm thủ phạm ? Theo đại tá Cáp Xuân Diệm có một số ý kiến bảo hãy điều tra thêm những chứng cứ chính trị; Ban chuyên án trình với Bộ Nội vụ và đề đạt lên văn phòng chính phủ, rồi Thủ tướng Phạm Văn Đồng bảo: "Đúng là vụ án hình sự thì cứ đem ra xử nghiêm minh theo hình sự" để đáp ứng chờ đợi của đồng bào và văn nghệ sĩ. Làm sao Phạm Văn Đồng biết không phải là vụ án chính trị nếu không cho điều tra ? Tại sao không truy tìm kẻ liệng lựu đạn làm chết người ?


- Không công bố lời khai của Hóa và Nguyễn Thanh Tân về vụ bắt cóc con bác sĩ Hỷ. Công an công bố lời khai của thủ phạm, lý do chọn bắt con Kim Cương và con Thanh Nga là vì nghệ sĩ thì giàu, phải lựa nghệ sĩ hiếm con, bắt cóc, mới đòi chuộc nhiều vàng được. Vậy lý do nào chọn bắt cóc con bác sĩ Hỷ ? Tại sao chọn con bác sĩ mà không chọn con nghệ sĩ như lý luận lúc ban đầu ?
- Không công bố lời khai của Nguyễn Văn Đức, người mà Công an cho là cộng phạm vụ giết Thanh Nga.


- Việc tử hình Nguyễn Văn Đức là sai, vì Nguyễn Thanh Tân chủ động tự phát bắn chết vợ chồng Thanh Nga, việc này không có bàn tính trước giữa Tân và Đức.
- Không nêu ra được động cơ gây án trong vụ án Thanh Nga. Bắt cóc tống tiền ? Không đúng, vì nạn nhân đã chấp nhận trả tiền mà 2 tên gây án không quan tâm.
- Không cho bé Cúc Cu và vệ sĩ Các (con và vệ sĩ của Thanh Nga), cũng như ông Th. và bé Toro (chồng và con Kim Cương) nhận mặt Nguyễn Thanh Tân và Nguyễn Văn Đức.
- Không cho bé Phương con bác sĩ Hỷ nhận mặt Nguyễn Thanh Tân và Hóa.
- Không cho Kim Cương nghe tiếng nói của Nguyễn Thanh Tân và Nguyễn Văn Đức, rồi so sánh với tiếng nói của Hải Phong trong vụ Kim Cương, cũng như so sánh với tiếng Hải Phong thu âm được trong vụ bác sĩ Hỷ. Chưa xác định Hải Phong trong vụ Kim Cương và Hải Phong trong vụ bác sĩ Hỷ là một người. Và cũng chưa biết Hải Phong là ai.
- Không tái dựng hiện trường. Việc tái dựng hiện trường sẽ cho thấy rõ đây là hành động ám sát chứ không phải bắt cóc tống tiền. Đồng thời cho thấy lời khai của Nguyễn Thanh Tân mà Công an công bố sẽ không khớp với hiện trường.


- Không thẩm vấn Nguyễn Thanh Tân về quá trình thực hiện vụ án Kim Cương và vụ án bác sĩ Hỷ. Chẳng ai biết Tân thực hiện vụ án Kim Cương như thế nào. Không chứng minh được 3 vụ án này có liên quan đến nhau.
- Tại sao trong vụ Thanh Nga, 2 tên gây án không hề nói một câu nào với các nạn nhân ? Tại sao không che dấu mặt mũi ? Tại sao dám ngang nhiên hành động bên ngoài nhà trước đường phố ? Tại sao không vào nhà cho kín đáo ? Còn có ai cảnh giới chung quanh hay không ?
- Quá trình diễn tiến vụ án Thanh Nga cho thấy rõ ràng đây là một vụ ám sát, nhưng Công an Cộng sản cố tình tạo dựng những chứng cớ giả gắn thêm vào để biến thành vụ án bắt cóc tống tiền.
- Kết luận của Công an Cộng sản là "Vụ án bắt cóc tống tiền và nạn nhân chống cự nên bị bắn chết". Nhưng thực tế các nạn nhân không có chống cự nên phải viết theo thực tế là "Vụ án bắt cóc tống tiền mà nạn nhân chịu trả tiền và không chống cự nên bị bắn chết". Rõ ràng Kết luận của Công an vô cùng mâu thuẫn với thực tế.
* Phân tích những tấm hình mà Công an công bố:


(a) Bé Toro, con trai nghệ sĩ Kim Cương sau vụ bắt cóc.
Ảnh do Công an TP HCM cung cấp
(b) Hóa - tên ngồi sau ôm túi vàng, bị thương nặng do đạn xuyên qua người - được người nhà chuyển đến bệnh viện.
Ảnh do Công an TP HCM cung cấp

(c) Nguyễn Thanh Tân, trung sĩ biệt động dù của chế độ cũ.
Ảnh do Công an TP HCM cung cấp
(d) Bắt hung thủ sát hại vợ chồng NS Thanh Nga.
- Hình (a)(b)(c) trong "Phát súng gỡ cuộn chỉ rối Thanh Nga" tác giả Nguyễn Hải trên VnExpress.
- Hình (d) trong "Bắt kẻ giết nghệ sĩ Thanh Nga" tác giả Trung Dung, Báo Pháp Luật TP.HCM.

- (a) Hình trước bưu điện Sài Gòn. Đây thật sự là vụ án bắt cóc tống tiền thành công mà Công an thất bại trong việc tìm bắt thủ phạm dù Kim Cương luôn hợp tác.
- (b) Hình giả mạo. Hãy nhớ lại công an công bố Hóa đã bị bắt tại bệnh viện, nhưng hình chụp này mô tả cảnh Hóa bị thương chưa bị công an bắt và được người nhà chuyển đến bệnh viện, như vậy là quá vô lý !
. Xem lại những phân tích ở phần trên, việc Công an không cho biết họ tên rõ ràng mà chỉ là một chữ "Hóa" ngắn ngủn, đã chứng tỏ Hóa là cò mồi của Công an.
. Bây giờ Hình chụp cũng không cho thấy mặt Hóa ra sao, còn những người khác thì thấy mặt. Điều này càng củng cố bằng chứng là Công an đang ngụy tạo một Hóa ảo không họ tên không mặt mũi.


. Tại sao Công an không chụp hình Hóa với vết thương tại bệnh viện vừa dễ dàng vừa là bằng chứng thật sự, mà lại chụp cảnh người nhà chuyển Hóa đến bệnh viện vừa vất vả dàn dựng vừa là đồ giả mà hình chụp cũng chẳng có giá trị gì ? Đơn giản là vì chụp hình tại bệnh viện sẽ cho thấy rõ ràng chân dung của Hóa đang nằm trên giường. Nếu Công an công bố họ tên và hình chân dung của Hóa thì sau này sẽ bị ai đó điều tra ra sự thật, nên Công an mới che dấu Hóa.
. Những việc vô lý này chứng tỏ Hóa là cò mồi của Công an.


- (c) Hình chân dung thông thường. Theo công bố của Công an thì Tân là người cầm súng, còn theo lời khai của vệ sĩ Các "Tên kia cầm súng, nước da ngăm ngăm, để tóc dài, khoảng hơn 30 tuổi, cao chừng thước sáu thước bảy, bận quần đen, áo màu gạch đậm". Nhưng trong hình này thì Tân có mái tóc cắt ngắn gọn gàng với áo trắng, và nếu là trung sĩ biệt động dù của chế độ cũ thì phải cao thước bảy thước tám. Nhân dạng của Nguyễn Thanh Tân không khớp với lời khai của vệ sĩ Các. Như vậy Nguyễn Thanh Tân trung sĩ biệt động dù của Việt Nam Cộng Hòa bị Cộng sản buộc tội oan.
- (d) Hình không giá trị. Công an công bố đây là hình chụp hung thủ sát hại vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga, nhưng lại là một tấm hình không cho thấy mặt mũi hung thủ ra sao, và cũng không biết tên hung thủ là gì. Quá chán Công an Cộng sản, chỉ toàn trưng ra những chứng cớ không giá trị !

* Kết luận Quá trình điều tra:
Sau khi phân tích quá trình điều tra của Công an, những bằng chứng mà Công an công bố đều không thể kết tội được Nguyễn Thanh Tân và Nguyễn Văn Đức, 3 vụ án Kim Cương - vụ án Thanh Nga - vụ án bác sĩ Hỷ chẳng hề liên can gì với nhau. Việc phân tích còn cho thấy những chứng cớ và hình ảnh mà Công an sử dụng để kết tội đều chẳng có giá trị và thậm chí còn là đồ giả. Những lý lẽ của Công an đều mâu thuẫn và quá vô lý.
Càng đi sâu tìm hiểu quá trình điều tra càng thấy Công an đang ngụy tạo chứng cớ để bao che cho 2 thủ phạm. Công an dám bảo vệ kẻ sát nhân, dám chụp mũ những người vô tội, dám bịt mắt công luận. Tất cả điều này đưa đến một kết luận là 2 thủ phạm chính là 2 sát thủ thực hiện việc ám sát theo lệnh của Cộng sản.
________________________________________
Phân tích bài báo Nữ hoàng sân khấu Thanh Nga
Tháng 11/2008 báo Thanh Niên đăng loạt bài nhiều kỳ "Nữ hoàng sân khấu Thanh Nga", do hai tác giả Giao Hưởng và Quang Thi viết lại về vụ án Thanh Nga.
"Nữ hoàng sân khấu Thanh Nga" có chủ đề nội dung và chi tiết có khác so với loạt bài chủ đề "Những vụ án nổi tiếng trong giới văn nghệ sĩ" đã đăng trước đó. Tuy nhiên tình tiết về vụ án thì cũng tương tự dù có vài điểm khác biệt, do đó việc phân tích cũng sẽ cho kết quả tương tự như đã nêu ở các phần trên, không cần thiết phải viết lại.

Chỉ cần chú ý tới hai điểm khác là:
- Vụ án xảy ra trong sân nhà Thanh Nga: "Về tới nhà, Các xuống trước để mở cổng cho xe vào. Xe vừa dừng, cổng nhà chưa kịp đóng, bỗng một xe Honda nam màu đen ở đâu sà tới, phanh gấp, đậu trước cổng, một người lạ mặt trên xe nhảy xuống, chĩa súng vào gáy Các đe dọa.... Liền đó tôi có cảm giác như mình không bị đè nữa nên đứng dậy ngoái nhìn và thấy hai bóng người, một tên leo lên xe Honda nổ máy, tên còn lại vừa đi giật lùi ra cổng, vừa chĩa súng về phía tôi, cả hai vội vã lên xe chạy ngược đường Ngô Tùng Châu ra phía ngã sáu Sài Gòn mất dạng".
Nhận xét: Nếu vụ án xảy ra trong sân nhà Thanh Nga thì càng chứng tỏ 2 thủ phạm không phải vì tiền, bởi vì đã vô được trong sân và gia chủ đã năn nỉ trả tiền mà không chịu vô nhà lấy tiền và vàng, thật vô lý quá ! Tình tiết vụ án xảy ra trong sân nhà càng làm bằng chứng là 2 thủ phạm đến để giết không phải đến vì tiền.


- Tên cầm súng nói giọng Nam: "Chỉ kịp thoáng thấy tên cầm súng mặc áo màu gạch tôm, quần đen, nói giọng Nam và da ngăm ngăm đen, tóc để dài, người cao cao".
Nhận xét: Chi tiết tên cầm súng "nói giọng Nam" mới thêm vào, chắc là dựa vào công bố của Công an Cộng sản sau này, chứ chưa phải là lời khai ban đầu của vệ sĩ Các. Lời khai ban đầu của Các cho biết tên cầm súng đe dọa Các nói câu thứ nhất "Đứng im, mày la tao bắn chết", còn câu thứ hai "Thôi đi!" thì chưa biết rõ là ai nói, và không hề xác nhận đó là giọng nói ở vùng miền nào. Rõ ràng đây là sáng chế mới thêm vào.
________________________________________


TỔNG KẾT


Việc phân tích những lời khai thật của vệ sĩ Các cho thấy vụ án Thanh Nga chính là vụ án ám sát. Những công bố của Công an Cộng sản về vụ án lại là những chứng cớ đầy giả tạo và sơ hở. Quá trình điều tra của Công an cũng đầy dẫy những mâu thuẫn. Việc Công an làm giả chứng cớ, dàn cảnh bịa đặt, sử dụng cò mồi, tàn nhẫn xử oan những người vô tội, tất cả chỉ nhằm che dấu sự thật là vụ ám sát, che dấu cho hung thủ thật sự chính là Cộng sản.
Hành động ngang nhiên và chính xác của 2 tên sát nhân cho thấy đây là những sát thủ chuyên nghiệp, cuồng tín của Đảng Cộng sản, bảo gì nghe nấy, sai đâu giết đó, không chút lý trí, không chút lương tâm, chẳng thương gì đồng bào ruột thịt, chỉ biết củng cố độc quyền độc tài cho Đảng Cộng sản nhưng lại sẵn sàng làm chư hầu cho bá quyền Tàu.

Công an Cộng sản bắt người không đầy đủ chứng cớ, không luật sư bào chữa, không cho thân nhân tìm hiểu, không báo chí truyền thông điều tra độc lập, phiên tòa không cho bị cáo mở miệng. Những phiên tòa tự bắt - tự thẩm tra - tự kết án - tự xử tội như thế thì làm gì có Công bằng, làm gì có Chính nghĩa và cũng chẳng có Công lý. Người bị giết chết thì oan uổng, kẻ bị chụp mũ sát nhân thì uất ức. Những linh hồn ôm mối hận xuống tuyền đài, biết đến bao giờ mới được giải oan, được rửa nhục, được thanh thản. Cộng sản chỉ gieo rắc đau khổ, nước mắt, máu và oán hận khắp nơi.
KHÔNG ÁC KHÔNG PHẢI LÀ CỘNG SẢN.

Vụ án Thanh Nga không phải là vụ án bắt cóc tống tiền không thành như Cộng sản đã công bố nhằm lừa gạt công luận và bôi nhọ vợ chồng Thanh Nga đã chống cự nên bị giết chết.
Vụ án Thanh Nga chính là VỤ ÁN ÁM SÁT với thủ phạm là Cộng sản đã lo sợ trước việc Thanh Nga nêu cao tinh thần độc lập dân tộc, không chấp nhận làm chư hầu cho Tàu.
Hôm nay vụ án Thanh Nga đã được phơi bày ra ánh sáng. Sự thật vẫn là sự thật.
________________________________________
Phỏng vấn Sự Thật Vụ Án Thanh Nga

Để tìm ra sự thật về vụ án Thanh Nga, cần phải đọc và phân tích nhiều tài liệu, việc này không phải thuận tiện cho tất cả mọi người. Nhằm giúp cho những người không thích lý luận nhiều mà vẫn hiểu rõ vụ án, tôi xin thực hiện phần phỏng vấn này. Hỏi và trả lời là cách hiệu quả nhất, nhanh chóng và dễ hiểu.

Các bạn nào quan tâm đến những chi tiết cụ thể thì xem những phần phân tích trong Oan uổng Thanh Nga.
NHÃ THANH SỬ
Phóng viên: Kính chào tác giả Nhã Thanh Sử, tác giả đã quan tâm đến vụ án Thanh Nga từ khi nào ?
Thanh Sử: Chào tất cả quí vị. Tháng 11/1978 ngay sau ngày vụ án Thanh Nga xảy ra, qua tin tức trên báo chí, tôi đã nhận ra đây là vụ ám sát, không thể là vụ bắt cóc, càng không thể vì tiền. Chỉ một điều duy nhất là lúc ấy tôi chưa nghĩ ra sát thủ thuộc thành phần nào. Tuy nhiên lúc đó tôi vẫn tin Công an Cộng sản sẽ chân thành truy tìm thủ phạm, nên tôi không còn suy nghĩ về vụ án nữa.
Pv: Vậy khi nào thì tác giả xác định được hung thủ ?
Thanh Sử: Sau đó báo chí lần lượt đăng quá trình điều tra của Công an Cộng sản. Công an kết luận đây là vụ án bắt cóc tống tiền không thành nên Thanh Nga bị bắn chết. Điều này làm tôi vô cùng sửng sốt, khiến tôi quay lại suy nghĩ về vụ án và chợt khám phá ra rằng chính Cộng sản đã giết Thanh Nga. Từ đó tôi mới sáng con mắt của mình ra.
Pv: Tại sao tác giả không công bố ngay lúc ấy mà để đến hôm nay ?
Thanh Sử: Tôi đã nhận ra chế độ Cộng sản độc tài rất tàn nhẫn và người dân không được quyền nói, do đó tôi lo sợ mình sẽ đem đến sự nguy hiểm cho những người thân của Thanh Nga. Tôi thương cho Bảo Quốc còn trẻ, tôi xót cho Hà Linh bé nhỏ ngây thơ, nên tôi đành ngậm ngùi im lặng, mong linh hồn Thanh Nga hãy thông cảm và kiên nhẫn. Bây giờ đã hơn ba mươi năm trôi qua, những người thân của Thanh Nga đã sống vui đủ rồi, Bảo Quốc đã tột đỉnh của sự nghiệp, Hà Linh đã có vợ con, và tôi cũng đã già nên tôi mới viết bài nói lên nỗi oan mà Thanh Nga đã chịu đựng, nhằm giải oan cho Thanh Nga và trút được gánh nặng trong lòng tôi.
Pv: Xin cho biết vụ án xảy ra như thế nào ?
Thanh Sử: Tóm tắt vụ án là như thế này. Thanh Nga nhận được thư nặc danh hăm dọa thanh toán nếu còn tiếp tục diễn vai Trưng Trắc đuổi xâm lược Tàu. Tại rạp Lux B, khi Thanh Nga đang diễn vở "Tiếng trống Mê Linh" chung với Thanh Sang, thì bị kẻ giấu mặt ném lựu đạn về phía sân khấu, làm bà bị thương. Sau đó Thanh Nga diễn vở "Thái hậu Dương Vân Nga" không chịu cúi đầu khuất phục khi Tàu đe dọa xâm lược. Rồi sau một đêm diễn trên đường về nhà, vợ chồng Thanh Nga bị 2 người lạ mặt bắn chết trước cửa nhà mà không nói lý do. Theo lời khai của vệ sĩ Nguyễn Văn Các làm nhiệm vụ bảo vệ Thanh Nga như sau:
- Đêm 26/11/1978 diễn xong vở Thái hậu Dương Vân Nga, Thanh Nga lên xe hơi ngồi phía sau với con trai Phạm Duy Hà Linh 5 tuổi. Phạm Duy Lân chồng của Thanh Nga cầm lái, vệ sĩ Các ngồi cạnh. Xe chạy từ từ dừng trước nhà Thanh Nga số 114 đường Ngô Tùng Châu.
- Các xuống trước. Chợt một chiếc Honda dừng gấp trước cổng, một người nhảy xuống chìa súng vào gáy Các, quát: "Đứng im... mày la tao bắn chết". Hắn tống Các một đạp khá mạnh khiến Các ngã chúi úp mặt vào trong xe, phía trước, buộc phải nằm im.


- Chưa kịp hoàn hồn, Các đã nghe tiếng ông Lân kêu lên: "Đừng có bắt con tôi. Các anh muốn gì thì vợ chồng tôi cũng chịu hết". Dường như hai bên giằng co nhau rồi một tiếng nổ, giọng Lân thều thào nói với Các: "Các ơi, cậu Ba bị bắn chết rồi". Tiếp đó là giọng Thanh Nga, hoảng hốt: "Bắn thì bắn chết tôi đi, chớ đừng bắt con tôi". Lại có tiếng động như chừng giằng qua giằng lại. Mấy giây sau, Các nghe tiếng nổ thứ hai và tiếng cháu Cúc Cu gọi thất thanh ba ơi, má ơi. Một giọng nói lạ vang lên, gấp gáp: "Thôi đi!".


- Khi ấy, Các có cảm giác không còn bị đè bởi chiếc đệm gối ban nãy nữa nên đứng dậy thì thấy một tên ngồi lên Honda bận chiếc áo lam nhạt màu, do đèn đường lờ mờ không thấy rõ mặt. Tên kia cầm súng, nước da ngăm ngăm, để tóc dài, khoảng hơn 30 tuổi, cao chừng thước sáu thước bảy, bận quần đen, áo màu gạch đậm. Hai tên đi xe Honda phóng chạy từ cổng nhà Thanh Nga về hướng ngã sáu Sài Gòn mất dạng. Lúc đó khoảng gần 23 giờ 30.
Pv: Tại sao tác giả không cho đó là vụ án bắt cóc tống tiền ?
Thanh Sử: Trước tiên xét khả năng vì tiền, thì không có bằng chứng nào cả. Ngược lại có rất nhiều bằng chứng không vì tiền.

- Thứ nhất, 2 thủ phạm không hề nhắc gì đến chữ "tiền" hay "vàng", mà thông thường chúng ta biết khi cướp vào ngân hàng hay tiệm vàng, hay chặn đường cướp xe cướp ví tiền, thì luôn nói câu đầu tiên với nạn nhân là "chúng tao chỉ lấy tiền, ai chống cự thì bị bắn".
- Thứ hai, ông Lân đã tỏ ý sẵn sàng trả tiền hay vàng để được bình yên, và Thanh Nga cũng không phản đối, nhưng 2 thủ phạm không hề quan tâm một chút nào cả.

- Thứ ba, căn nhà kín đáo ngay trước mắt với tiền và vàng bên trong, 2 thủ phạm đã uy hiếp được gia chủ thì dù họ chưa tự giác chi tiền thì kẻ cướp cũng hạch hỏi cho ra, nhưng ở đây 2 tên này đã bỏ qua cơ hội chỉ một bước vào nhà lấy tiền dễ dàng.
- Rõ ràng tất cả chứng cớ đều cho thấy 2 tên này đến không phải vì tiền.
Pv: Dạ, xin mời tiếp tục.

Thanh Sử: Bây giờ xét khả năng bắt cóc tống tiền. Nếu là bắt cóc tống tiền thì tất nhiên không bắt cóc những người lớn như Thanh Nga hay ông Lân, mà sẽ bắt bé Cúc Cu còn nhỏ. Nhưng nếu định bắt cóc bé Cúc Cu để tống tiền, thì ông Lân đã chịu trả tiền ngay lập tức thì còn bắt làm chi nữa. May quá, bây giờ chỉ cần vô nhà lấy tiền là xong, sẵn dịp vét hết vàng luôn cũng được. Khỏe quá, khỏi mất công bắt bé Cúc Cu chở đi dấu ở chỗ xa xôi, khỏi phải lo chăm sóc, khỏi phải gọi điện thoại liên lạc thương lượng, hẹn chỗ giao tiền, đi tới đi lui nhiều lần rủi công an biết thì sao, mà còn chưa chắc được nhiều tiền như vô nhà lấy nữa. Nhưng thật kỳ lạ, 2 thủ phạm không chọn cách lấy nhiều tiền và nhanh gọn này. Điều này chính là bằng chứng xác nhận 2 tên này không phải bắt cóc tống tiền.

Pv: Có khả năng bắt cóc vì mục đích khác không ?
Thanh Sử: Hãy thử xem xét khả năng bắt cóc vì mục đich khác như: bắt cóc để hăm dọa Thanh Nga không được diễn tuồng chống Tàu nữa, hoặc bắt cóc để chơi cho vui, hoặc bắt cóc vì mục đích gì đó chưa rõ v.v... Như đã nhận định nếu là bắt cóc thì sẽ không bắt cóc những người lớn như Thanh Nga hay ông Lân, mà sẽ bắt bé Cúc Cu còn nhỏ. Như vậy khi tên thứ nhất khống chế được vệ sĩ Các và canh chừng ông Lân, thì tên thứ hai phải lập tức chụp lấy bé Cúc Cu bên cạnh Thanh Nga, và vệ sĩ Các phải nghe tiếng Thanh Nga phản đối, nhưng... không hề có chuyện đó xảy ra.

Theo lời khai thì Các nghe trước tiên là tiếng ông Lân kêu lên "Đừng có bắt con tôi. Các anh muốn gì thì vợ chồng tôi cũng chịu hết" rồi có tiếng giằng co và ông Lân bị bắn chết.
Tôi xin thêm một bằng chứng nữa về việc không hề bắt cóc bé Cúc Cu. Nếu thật sự bắt cóc thì bé Cúc Cu phải bị tên thứ hai và Thanh Nga lôi kéo qua lại, sức mạnh giằng giật sẽ làm bé đau và khóc, nhưng vệ sĩ Các không nghe có tiếng bé khóc trong giai đoạn đó. Hơn nữa cơ thể bé Cúc Cu không hề bị bầm tím bị trầy hay bị thương gì cả, không có dấu vết của sự nắm kéo giằng giật, điều này chứng tỏ thủ phạm không hề động chạm gì đến bé Cúc Cu. Thực tế bằng chứng cho thấy 2 tên này không hề có ý định bắt bé Cúc Cu.


Pv: Không phải vì tiền, không phải bắt cóc, không hề động chạm gì đến bé Cúc Cu, vậy 2 tên này đến để làm gì ?
Thanh Sử: Đến thời điểm mà ông Lân bị bắn chết thì 2 thủ phạm đã lộ ra mục đích đến để ám sát vợ chồng Thanh Nga.
- Bằng chứng đầu tiên là tên thứ nhất cầm súng chỉ hăm dọa một mình vệ sĩ Các "Đứng im... mày la tao bắn chết" mà không hề nói gì với vợ chồng Thanh Nga. Vì sao hắn chỉ hứa không giết Các mà không hứa không giết Thanh Nga và ông Lân ? Rõ ràng hắn nhất định phải giết vợ chồng Thanh Nga nên hắn không thể có lời nào hứa sẽ không giết, vì hứa thì không thể giữ lời.
- Bằng chứng thứ hai là ông Lân đã không kêu cứu, không chống cự mà lập tức bày tỏ ý muốn trả tiền để được bình yên, nhưng tên thứ nhất vẫn không mở miệng thương lượng gì với ông Lân, mà bắn ngay một phát đạn vào ngực trái ông Lân. Nạn nhân đã rất ngoan ngoãn và thiện chí dâng tiền bạc mà vẫn bị bắn chết thì chỉ có thể xác định là bị ám sát.


- Bằng chứng thứ ba là sau khi bắn chết ông Lân, 2 thủ phạm không chịu rút lui ngay mà còn ráng bắn Thanh Nga nữa. Nếu thật sự bắt cóc lỡ tay bắn ông Lân chết thì phải lo mà chạy trốn chứ, đem theo bé Cúc Cu làm gì nữa. Công an biết có án mạng sẽ truy bắt, có bé Cúc Cu đi chung thì càng vướng víu khó chạy trốn. Do đó chỉ có thể là ám sát Thanh Nga chứ không phải cố bắt bé Cúc Cu rồi bắn Thanh Nga.
- Bằng chứng thứ tư là vợ chồng Thanh Nga đều bị bắn vào vùng tim ở ngực trái. 2 lần bắn trúng mục tiêu giống nhau thì không thể nói là bắn ngẫu nhiên được, mà chắc chắn là cố tình ngắm trúng mục tiêu.
- Những bằng chứng đều cho thấy đây là những sát thủ chuyên nghiệp đến để ám sát vợ chồng Thanh Nga.
Pv: Nếu đây là vụ án ám sát thì có thể những người ủng hộ Việt Nam Cộng Hòa tức giận với Thanh Nga chăng ?


Thanh Sử: Sau 1975 một số đoàn cải lương và kịch biểu diễn những vở tuồng ca ngợi Cộng sản, chống Mỹ và chống Việt Nam Cộng Hòa. Ví dụ như vở "Người ven đô", "Tìm lại cuộc đời", "Khách sạn Hào Hoa", "Cây sầu riêng trổ bông" v.v... nhưng những đoàn hát và diễn viên này không hề bị hăm dọa cấm diễn, không bị liệng lựu đạn và không ai bị bắn chết cả. Trong khi đó Đoàn Thanh Minh - Thanh Nga có vở "Tiếng trống Mê Linh” rồi "Thái Hậu Dương Vân Nga" với Thanh Nga hát chống Tàu thì bị tai họa.


Nếu có người nào đó ủng hộ Việt Nam Cộng Hòa và muốn dùng bạo lực, thì phải phản ứng với những vở diễn chống Việt Nam Cộng Hòa chứ, nhưng thực tế không có manh động nào cả nên chắc chắn họ không can thiệp đến những vở diễn chống Tàu.
Pv: Lý do nào vợ chồng Thanh Nga bị ám sát ?
Thanh Sử: Thanh Nga hát những vở cải lương ca ngợi tinh thần dân tộc không chịu cúi đầu trước Tàu, nên bị gửi thư nặc danh hăm dọa, rồi liệng lựu đạn lên sân khấu, rồi bị bắn chết. Những điều này là bằng chứng cho thấy Thanh Nga chết vì động chạm đến bá quyền Tàu.
Pv: Ai dám ám sát Thanh Nga ?


Thanh Sử: Chúng ta đã xác định đây là vụ ám sát chứ không phải bắt cóc tống tiền. Lý do ám sát là vì Thanh Nga động chạm đến bá quyền Tàu. Chỉ còn xác định thủ phạm thuộc thành phần nào ? Chúng ta cũng đã loại trừ khả năng là Việt Nam Cộng Hòa, chỉ còn xét đến Cộng sản.
Đã từ lâu Tàu luôn muốn thôn tính Việt Nam, trước 1975 Tàu đã xây dựng một chế độ chư hầu tại miền Bắc, nhưng vì có Việt Nam Cộng Hòa nên Tàu chưa dám công khai. Sau 1975 Cộng sản độc tài trên nước Việt Nam, nhưng vẫn thất bại trong việc thuần phục Tôn giáo và những người không Cộng sản tại miền Nam, do đó Tàu vẫn chưa thể công khai vào Việt Nam. Mặc dù không công khai thờ Tàu, nhưng Công an Cộng sản trung ương sẽ tiêu diệt những ai muốn độc lập với Tàu. Cộng sản Việt Nam là chư hầu của Tàu, nên rất sợ những người cổ vũ tinh thần dân tộc không cúi đầu trước Tàu. Chống Pháp, chửi Mỹ thì hoan nghênh, nhưng chửi Tàu thì phải chết.
Thanh Nga diễn những vở cải lương ca ngợi tinh thần dân tộc không chịu cúi đầu trước Tàu, nên bị Cộng sản gửi thư nặc danh hăm dọa, rồi liệng lựu đạn lên sân khấu. Nhưng Thanh Nga vẫn diễn tiếp tục, do đó Cộng sản quyết định bắn chết Thanh Nga.

Chính Thanh Nga đã chết vì vô tình khơi gợi tinh thần độc lập dân tộc, không chấp nhận làm chư hầu cho Tàu. Còn ông Lân là chồng Thanh Nga nên Cộng sản cũng giết luôn để không còn ai đứng ra điều tra sự thật.
Pv: Có bằng chứng nào Cộng sản ám sát ?
Thanh Sử: Bằng chứng đầu tiên là năm 1978 ở Việt Nam duy nhất chỉ có Cộng sản là mạnh nhất và bạo lực nhất thì còn ai trồng khoai đất này. Nếu Cộng sản không cho phép thì chẳng thế lực nào dám ho hen nữa chứ nói gì đến ám sát, ngay cả nghĩ đến còn không dám.
- Bằng chứng thứ hai là ở Việt Nam duy nhất chỉ có Cộng sản tôn thờ Tàu, nên khi Tàu bị chửi thì kẻ tức giận chính danh là Cộng sản không sai. Những bức thư nặc danh hăm dọa buộc Thanh Nga không được diễn các tuồng chống Tàu là bằng chứng cho thấy chính Cộng sản đang muốn bịt miệng Thanh Nga.

- Bằng chứng thứ ba là việc liệng lựu đạn lên sân khấu khi Thanh Nga đang diễn tuồng chống Tàu. Chỉ có Cộng sản tức giận khi Tàu bị hạ bệ, và chỉ có Cộng sản mới đủ quyền lực và sức mạnh để dám liệng lựu đạn chứ không còn thế lực nào nữa.
- Bằng chứng thứ tư là Công an Cộng sản không thèm truy tìm thủ phạm liệng lựu đạn lên sân khấu làm chết các nhạc công và làm bị thương Thanh Nga. Nếu thật sự truy tìm, công luận sẽ khám phá ra Cộng sản chủ mưu và điều đó có thể ngăn cản được việc ám sát Thanh Nga sau đó, như vậy vợ chồng Thanh Nga vẫn còn sống.
- Bằng chứng lớn nhất là Công an tuyên bố vụ án bắt cóc tống tiền không thành, một tuyên bố dối trá và không rõ ràng. Nạn nhân đã chịu trả tiền khi chưa bắt cóc xong thì phải nói là thành công vượt chỉ tiêu chứ không thành hồi nào ! Tuyên bố như vậy là bêu xấu vợ chồng Thanh Nga tiếc tiền nên bỏ mạng. Kết luận của Công an mâu thuẫn với thực tế của vụ án.
- Bằng chứng nữa là quá trình diễn tiến vụ án Thanh Nga cho thấy rõ ràng đây là một vụ ám sát, nhưng Công an cố tình tạo dựng những chứng cớ giả gắn thêm vào để biến thành vụ án bắt cóc tống tiền với 2 thủ phạm là Nguyễn Thanh Tân và Nguyễn Văn Đức đều bị xử tử hình.
- Bằng chứng nữa là xử tử hình Nguyễn Văn Đức là sai. Theo các lời khai thì Nguyễn Thanh Tân chủ động tự phát bắn chết vợ chồng Thanh Nga, việc này không có bàn tính trước giữa Tân và Đức. Cho nên nếu xử đúng lý lẽ thì Đức chỉ ở tù, nhưng thực tế Đức vô tội nên Cộng sản phải giết người diệt khẩu.

- Còn nhiều những tình tiết được xem xét qua các phần phân tích trong bài viết "Oan uổng Thanh Nga". Tất cả phân tích đều chỉ đến thủ phạm chính là Cộng sản.
Pv: Như vậy kết luận về vụ án là như thế nào ?
Thanh Sử: Kết luận Vụ án Thanh Nga là VỤ ÁN ÁM SÁT với thủ phạm là Cộng sản, và nguyên nhân là Thanh Nga nêu cao tinh thần độc lập dân tộc, không chấp nhận làm chư hầu cho Tàu.
Pv: Thanh Nga chết thật oan uổng ! Nhưng ai sẽ đòi công lý cho Thanh Nga đây ?
Thanh Sử: Tất cả mọi người, bất cứ ai có lương tri đều có quyền đòi hỏi công lý phải làm sáng tỏ vụ án Thanh Nga. Tôi tin chắc chắn Thanh Nga không muốn mình chết không rõ ràng.
Pv: Nhưng nếu có ai muốn điều tra lại thì có cần phải xin phép người thân của Thanh Nga không ?
Thanh Sử: Vụ án Thanh Nga có dính líu đến rất nhiều người, như những nhạc công bị chết, như Nguyễn Thanh Tân và Nguyễn Văn Đức là những người vô tội bị gán là sát nhân. Cộng sản còn công bố Tân và Đức là lính Việt Nam Cộng Hòa, nên việc minh bạch vụ án sẽ phục hồi danh dự cho Tân và Đức. Ngoài ra còn rất nhiều người khác bị Công an lợi dụng việc điều tra vụ án để bắt không cần chứng cớ, rồi đổ tội phản động. Như vậy, bất cứ cá nhân hay tổ chức nào cũng đều có quyền điều tra vụ án mà không cần phải được người thân của Thanh Nga cho phép.
Pv: Việc điều tra có khó khăn lắm không ?


Thanh Sử: Việc điều tra nhằm để xác định 4 vấn đề sau: 1/ Bản chất vụ án là ám sát hay bắt cóc tống tiền. 2/ Nguyên nhân. 3/ Chủ mưu. 4/ Danh tính thủ phạm.
Theo Cộng sản thì: 1/ Bản chất vụ án là bắt cóc tống tiền không thành. 2/ Nguyên nhân vì tiền. 3 và 4/ Chủ mưu và danh tính 2 thủ phạm là Nguyễn Thanh Tân và Nguyễn Văn Đức. Tôi xin nhắc lại nếu dựa theo thực tế thì kết luận của Cộng sản "bắt cóc tống tiền không thành" phải hiểu nghĩa chính xác là "Vụ án bắt cóc tống tiền mà nạn nhân chịu trả tiền và không chống cự nên bị bắn chết". Quá tức cười, đúng không ? Như vậy kết luận của Cộng sản là tầm bậy tầm bạ, chẳng có một chút xíu lý lẽ nào cả.

Đối với tôi, một người nghiệp dư, chỉ qua phân tích mà còn xác định được: 1/ Bản chất vụ án là ám sát. 2/ Nguyên nhân Cộng sản muốn bịt miệng Thanh Nga vì Thanh Nga nêu cao tinh thần độc lập dân tộc, không chấp nhận làm chư hầu cho Tàu. 3/ Chủ mưu là Cộng sản. Tôi chỉ còn vướng vấn đề thứ 4/ Danh tính thủ phạm. Tuy biết đó là 2 tên chuyên ám sát của Cộng sản nhưng tôi chưa có điều kiện để tìm ra Họ Tên.
Như vậy đối với những người điều tra công khai hay chuyên nghiệp thì sẽ không khó khăn gì trong việc xác định 3 vấn đề: Bản chất vụ án, Nguyên nhân và Chủ mưu. Chỉ hơi khó khăn với danh tính 2 thủ phạm, vì chắc Cộng sản sẽ che dấu cho 2 đồng chí này.

Pv: Dạ thưa, nếu Cộng sản không cho phép hay ngăn cản việc điều tra lại vụ án thì sao ?
Thanh Sử: Cộng sản càng ngăn cản việc minh bạch vụ án Thanh Nga thì càng chứng tỏ chính Cộng sản là chủ mưu ám sát. Tại Việt Nam, việc điều tra lại vụ án Thanh Nga sẽ rất khó được công khai và rất nguy hiểm cho ai dám thực hiện. Tuy nhiên, có một vấn đề mà Cộng sản phải chịu thua là điều tra nhân thân của Nguyễn Văn Đức. Rõ ràng Đức chết oan. Người thân của Thanh Nga hoặc bạn bè đồng đội của Đức có thể điều tra nhân thân của Đức để an ủi, đền bù cho gia đình của Đức. Cộng sản chẳng có lý do nào hợp pháp để cấm người ta tìm hiểu về Đức và gia đình.


Ở nước ngoài, việc điều tra lại thì rất dễ dàng. Bất cứ cá nhân hay tổ chức nào cũng đều có quyền tự đứng ra tìm hiểu lại vụ án Thanh Nga một cách công khai. Hơn nữa, đồng đội của Nguyễn Thanh Tân và Nguyễn Văn Đức có thể nhờ luật sư khiếu kiện lên Tòa án hay Lãnh sự quán, để tố cáo hay đòi hỏi Công an Cộng sản phải cung cấp hồ sơ về vụ án Thanh Nga. Công luận và giới Truyền thông cũng có quyền đòi hỏi minh bạch vụ án Thanh Nga.
Pv: Việc điều tra lại vụ án có làm người thân của Thanh Nga buồn không ? Nếu họ cho rằng cứ xem đó là vụ án bắt cóc tống tiền, còn hơn điều tra lại sẽ khơi gợi nỗi đau thì sao ? Chẳng phải chết vì bị ám sát thì người thân càng đau lòng hơn sao ?


Thanh Sử: Tôi không biết họ sẽ buồn hay vui. Nhưng tôi biết chắc nếu ai thật lòng thương mến Thanh Nga thì sẽ rơi lệ mà khóc cho Thanh Nga đã chết thật oan uổng, khóc cho chính mình quá vô tâm không thật hiểu hoàn cảnh của Thanh Nga. Và nếu ai có lương tâm thì phải khóc cho những người vô tội bị chụp mũ sát nhân để rồi xử tử hình một cách nhục nhã. Nỗi đau của những người đang sống chẳng thể bằng nỗi đau đớn và uất hận của những người đã chết oan uổng đó. Chết vì bị ám sát hay chết vì bắt cóc tống tiền thì người thân đều đau lòng, nhưng sự thật vẫn là sự thật, chẳng người thân nào muốn đau lòng giả dối cả. Hãy minh bạch vụ án Thanh Nga, trả lại công lý và danh dự cho những người đã chịu oan ức, dù đã chết họ vẫn sống mãi trong sử sách dân tộc Việt. Đó chính là bổn phận và trách nhiệm của những người đang sống hôm nay.
Pv: Tác giả có lời nào với những người thương mến Thanh Nga không ạ ?


Thanh Sử: Xin nhắc lại đã từ lâu Tàu luôn muốn thôn tính Việt Nam với sự hậu thuẫn của chư hầu Cộng sản Bắc Việt. Việc Thanh Nga hát những vở cải lương khơi dậy tinh thần độc lập dân tộc không chấp nhận làm chư hầu cho Tàu, đã khiến Cộng sản Bắc Việt lo sợ tư tưởng quật cường sẽ lan truyền trong toàn dân, làm cản trở quá trình rước Tàu vô Việt Nam. Do đó Cộng sản quyết định giết Thanh Nga để dập tắt sự lan tỏa lòng yêu nước này. Nhưng Cộng sản không ngờ cái chết của Thanh Nga năm 1978 và tinh thần quật cường của các vai diễn càng làm sôi sục bầu nhiệt huyết của người dân Nam, tinh thần yêu nước dâng cao trong toàn dân, làm Cộng sản Bắc Việt chùn bước không dám thực hiện âm mưu rước Tàu.

Trong nghệ thuật cải lương, Thanh Nga là nghệ sĩ tài danh sống mãi trong lòng người hâm mộ. Trong lịch sử, Thanh Nga đã góp phần nêu cao tinh thần độc lập dân tộc, không chấp nhận cúi đầu làm chư hầu cho ngoại bang, đã phần nào giúp nước Việt Nam ngăn chặn bước tiến thôn tính của Tàu. Những người thân hay những người thương mến Thanh Nga phải tự hào với Thanh Nga.

Pv: Xin tác giả cho lời kết của buổi phỏng vấn.
Thanh Sử: Tôi thương mến và kính trọng Thanh Nga. Tôi xin lấy những lời Thanh Nga đã diễn trong các vở cải lương Tiếng Trống Mê Linh và Thái hậu Dương Vân Nga để cho ngàn sau hậu thế soi cùng.
Tổ tiên ta không chịu lùi bước trước quân thù, không nhân nhượng một tấc đất nào cả, phải chém đầu những kẻ có ý lùi bước trước quân thù huống chi là dám bán lãnh thổ.
Thái hậu Dương Vân Nga: Không, ta không nhượng quân thù một tấc đất nào cả.
- Đây là thanh gươm của tiên vương đã từng dẹp loạn sứ quân để sơn hà bền vững đến hôm nay... Tướng quân hãy nhận để chém đầu kẻ nào có ý lùi bước trước quân thù dù cho lui nửa bước để toan liệu về sau.

- Dù nước nhỏ, đây tấm áo đầu tiên dân ta dám may, người Đại Cồ Việt dám mặc để lên ngôi hoàng đế... Tấm long bào này là niềm kiêu hãnh của dân ta, một dân tộc dám tự xưng là Đại Cồ Việt... Tôi tin rằng trăm họ sẽ tay nối vòng tay quyết chống lại sức mạnh bạo tàn của giặc. Đây bức thơ của nước Đại Cồ Việt ta phúc đáp với sứ thần. Tấm long bào này, tấm áo thiên tử đầu tiên này, ta quyết không bao giờ dâng nạp.


Hãy cùng nhau sống lại hào khí của dân tộc Việt trong Tiếng Trống Mê Linh.
Trưng Trắc: Đói rét chịu được, nhưng nhục mất nước không thể nào chịu được. Đó là đạo lý của dân tộc ta đời đời truyền lại.

(trong ngày Lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương)
Trưng Trắc: ... nước đã mất thì tránh sao được nhục... Phu tướng, giờ đây ta hãy tế cáo với tổ tiên thề lấy máu mà rửa nhục.
Thi Sách: Phải, phải tế cáo với tổ tiên thề lấy máu mà rửa nhục. Cụ Đô Trinh, mời cụ hãy giục trống đồng tuyên thệ.
Cụ Đô Trinh: Tuân lịnh.
(nổi trống đồng, tiếng trống vang hào hùng)
Trưng Trắc: Hỡi đồng bào trăm họ, giặc Đông Hán đang xéo dày đất nước, nhục nào hơn nhục nô lệ ngoại bang, thà chết mà đứng thẳng không cam chịu sống quì, đất nước Nam cẩm tú người dân Nam anh hùng, trước đền thờ Quốc Tổ thề hy sinh giết giặc cứu non sông.
Mọi người: GIẾT GIẶC CỨU NON SÔNG. XIN THỀ.
Lịch sử sẽ chép tội những tên Cộng sản cúi đầu bán Ải Nam Quan, thác Bản Giốc, dâng biển Đông, nộp Hoàng Sa, rước giặc vào Tây Nguyên và đang âm mưu sát nhập Việt Nam thành một tỉnh của Tàu.


Lịch sử mãi mãi lưu danh những anh hùng kiên cường bất khuất chiến đấu bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc, gìn giữ bản sắc dân tộc Việt, làm rạng danh dòng dõi Hùng Vương.
Và hai chữ Thanh Nga sẽ được hậu thế lưu truyền.

Pv: Buổi phỏng vấn xin được kết thúc. Cám ơn tác giả Nhã Thanh Sử đã trả lời. Cám ơn quí vị đã quan tâm theo dõi. Chào tạm biệt.
PHÓNG VIÊN





http://www.vietcyber.com/forums/archive/index.php/t-130985.htm


No comments: