Monday, June 21, 2010

MƯỜNG GIANG * PHAN BỘI CHÂU

*

Hồ Chí Minh Bán Đứng Phan Bội Châu Cho Thực Dân Pháp, Trên Đất Trung Hoa Năm 1925
Kính tặng Quý Ân Sư và Anh Chị Em TH. Phan Bội Châu - Phan Thiết Riêng Mai Minh, Pham Thái, Khai Trinh, Anh Vũ, Trường, Dung...

Mường Giang

Về huyền thoại xuất dương cứu nước, cận sử VN trong thế kỷ XX có nhắc tới bốn nhân vật: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Tất Thành và Ngô Đình Diệm. Ngày nay qua sử liệu chúng ta đã biết rõ chân thực chính ai mới là người thực sự ra nước ngoài cứu nước. Trong bốn người, cả Phan Chu Trinh và Ngô Đình Diệm mất thình lình nên chưa biện bạch hành động cùng chuyến đi của mình. Phan Bội Châu trong tự phán đã viết lời thành thật xin lỗi quốc dân, sự thất bại trên con đường cứu nước. Duy nhất chỉ có Hồ Chí Minh thì tự viết sách huyền thoại hoá với mình để bóp méo sự thật: Ra đi đề tìm phương tiện hợp tác với giặc Pháp, để mưu sinh và giải quyết kinh tế gia đình mà thôi.

* Huyền Thoại Phan Bội Châu, Xuất Dương Cứu Nước

Là một nhà nho tiêu biểu cho giới sĩ phu yêu nước, Phan Bội Châu đã ném danh lợi phù phiếm vào trời đất mông mênh để chọn cho mình một cuộc sống phi thường, dấn thân đấu tranh cho dân, cho nước, theo đúng truyền thống ngàn đời của thanh niên kẽ sĩ thời đại:

’Nhân sinh tự cổ thùy vô tử?
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh’.

Những sử gia chân chính xưa nay khi luận anh hùng, thường không chú trọng đến sự thành công vật chất, mà chỉ quan tâm đến các giá trị tinh thần. Bởi vậy trong dòng sông lịch sử Hồng Lạc, từ buổi bình minh dựng nước thời tổ Hùng Vương cho tới hôm nay, ta thấy ngoài những minh quân, hiền tướng như Lý thánh tông, Trần nhân Tông, Lê thánh Tông, Lý thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung đã tạo nên những chiến công hiển hách, lưu danh thiên cổ. Bên cạnh đó còn có không biết bao nhiêu anh hùng liệt nữ, cũng đã hy sinh cho Tổ quốc dân tộc. Họ là Hai Bà Trưng, Bà Triệu, là Nguyễn Biểu, Đặng Dung, Trương Định, Thủ khoa Huân, Phạm hồng Thái, Cô Giang, Nguyễn thái Học... là Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu và mới nhất có Trần văn Bá, Võ Đại Tôn, Hoàng Cơ Minh, Trần Thiện Khải, Lý Tống... tất cả không thành công, nhưng thành nhân, danh thơm muôn thuở, khí phách hiên ngang, đáng được đời ngưỡng mộ. Trong hàng ngũ anh hùng liệt nữ trên, Phan Bội Châu qua tâm khảm của nhiều người Việt Nam, là một chiến sĩ yêu nước tha thiết, nồng nàn; một nhân vật lịch sử kiệt xuất, gạch nối giữa hai phong trào văn thân và Duy tân, cùng có chung một mục đích trong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc vào đầu thế kỷ 20.

* Nghệ An - Quê Hương Của Phan Bội Châu và Hồ Chí Minh

Cùng sánh vai với Thăng Long, kinh đô cũng là chốn ngàn năm văn vật, hai tỉnh Quảng Nam và Nghệ An, bao đời đã sản sinh ra nhiều danh nhân của dân tộc. Nghệ An xưa nay vẫn là một tỉnh lớn và quan trọng nhất nhì của VN, nằm về phía bắc Trung phần, giáp giới với Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Lào và Đông Hải; hiện tại có diện tích là 16.487 km2 với dân số 2.858.265 người, nhiều núi, ít bình nguyên nhưng lại có một hệ thống sông rạch chằng chịt. Vì là miền đất cổ của Văn Lang, nên Nghệ An có rất nhiều di tích lịch sử như đền An Dương Vương, Mai Hắc Đế, thành Lục Niên, Phượng Hoàng Trung Đô. Ngoài ra, Nghệ An còn nổi tiếng khắp nước vì đã sản sinh ra nhiều anh hùng, liệt nữ và những tài danh văn học như Phan Bội Châu (Nam Đàn), Đặng nguyên Cẩn, Đặng thái Thân (Hải Côn), Phạm hồng Thái (Hưng Nguyên), Hồ tông Thốc, Dương doản Am (Quỳnh Lưu), Hồ sĩ Dương (Hoàn Hậu), Nguyễn trường Tộ (Hưng Nguyên), Nguyễn xuân Ôn, Hồ xuân Hương... sông núi anh linh đã hun đúc nên nhiều anh hùng liệt nữ, những tài hoa nghệ sĩ hiển hách muôn đời.

Theo Nguyễn Thiện Chí, viết qua lời kể của Đại Tá Phan Thiện Cơ thuộc Quân đội Bắc Việt, cũng là cháu đích tôn cụ Phan bội Châu, đăng trong ‘Kiến thức ngày nay’ số 50, xuất bản tại Sài Gòn ngày 15-12-1990, thì trong thời kỳ cải cách ruộng đất ở miền bắc năm 1955, đội cải cách địa phương đã qui tội Cụ Phan thuộc thành phần giai cấp địa chủ theo lối tam đoạn luận, nghĩa là cụ Phan đỗ đạt cao, mà học cao thì phải giàu và giàu là địa chủ. Cũng may Cụ đã chết từ lâu nên thay vì lôi ra đấu tố, nhà nước chỉ đem bức ảnh của Cụ treo trên bàn thờ xuống để ở chuồng trâu. Cuối năm 1955, Đảng sửa sai chính sách cải cách ruộng đất, nhờ vậy Cụ Phan được xóa tội địa chủ, cường hào nên bức ảnh được phép treo trở lại trên bàn thờ cũ. Ôi đau đớn cho những người yêu nước.

*

No comments: