Sunday, August 29, 2010

CÔNG TỬ BẠC LIÊU




Wikipedia
Công tử Bạc Liêu

Trần Trinh Huy (1900-1973, còn có tên khác là Ba Huy) là một tay chơi nổi tiếng ở Sài Gònmiền Nam những năm 1930, 1940. Ngày nay, Công tử Bạc Liêu trở thành một thành ngữ để chỉ những kẻ ăn chơi.

Trantrinhhuy.jpg

Sinh 22 tháng 6 năm 1900 Mất 1973 Sài Gòn

Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy (1900-1973, còn có tên khác là Ba Huy) là một tay chơi nổi tiếng ở Sài Gònmiền Nam những năm 1930, 1940.

Vốn thành ngữ "Công tử Bạc Liêu" ra đời từ những năm đầu thế kỷ 20. Thời đó, thực dân Pháp đã ổn định về tổ chức của vùng đất thuộc địa Nam Kỳ. Do việc phân chia lại ruộng đất, đã làm nảy sinh rất nhiều đại điền chủ ở vùng đất này. Thời đó dân gian đã có câu "Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Trạch" để chỉ 4 vị đại điền chủ giàu có nhất vùng đất Nam Kỳ. Theo phong trào khi ấy, các đại điền chủ, hào phú quyền quý khắp Nam Kỳ thường cho con lên Sài Gòn học ở các trường Pháp, thậm chí du học bên Pháp.


Tuy nhiên, hầu hết các vị công tử giàu có này, ảnh hưởng bởi sự phồn hoa đô hội, sẵn tiền, nên thường đi vào con đường tay chơi để thể hiện mình. Trong số vị công tử ấy, không ai đủ sức xài tiền như các công tử Bạc Liêu. Thành ngữ "Công tử Bạc Liêu" có từ lúc ấy. Về sau, thành ngữ này chỉ dùng để chỉ công tử Trần Trinh Huy vì chẳng công tử nào sánh kịp về khả năng tài chính và độ phóng túng đối với vị công tử này. Từ đó "Công tử Bạc Liêu" trở thành danh xưng riêng của Ba Huy, không một ai có thể tranh chấp.

Xuất thân

Trần Trinh Huy, tên thật là Trần Trinh Quy sinh ngày 22 tháng 6 năm 1900, nhưng do cho rằng cái tên "Quy" không sang trọng nên ông đổi lại thành "Huy". Ngoài tên Công tử Bạc Liêu, Trần Trinh Huy còn mang nhiều tên khác như Ba Huy, Hội đồng Ba (cách gọi của tá điền, sự thật thì Ba Huy không là thành viên trong hội đồng nào), Hắc công tử (do nước da ngăm đen và để phân biệt với Bạch công tử).

Trần Trinh Huy là con trai ông Trần Trinh Trạch, tức Hội Đồng Trạch[1], một người xuất thân là thư ký làng, nhờ cưới được cô Tư, con gái của ông bá hộ Phan Văn Bì, người có đất ruông nhiều nhất trong tỉnh Bạc Liêu, người ta tặng cho ông Bá hộ là "Vua lúa gạo Nam Kỳ". Ông Bá hộ chọn rể cho cô con gái thứ Tư trong trường hợp đặc biệt. Hằng năm ông tới Tòa Bố (tòa Hành chánh) tỉnh đóng thuế điền địa. Trong nhiều năm ông chấm viên thư ký điền địa tên Trần Trinh Trạch là người đứng đắn đàng hoàng. Ông hỏi thăm gia thế thì biết thầy ký Trạch chưa vợ. Ông mời về nhà chơi, tạo thuận lợi cho thầy ký Trạch trông thấy cô con gái thứ tư của ông. Nhiều lần tới lui, hai bên "mến tay mến chân".


Ông Bá hộ thấy hai đứa nhỏ "tình trong như đã mặt ngoài còn e" liền làm lễ cưới. Ông cho con gái và rể một sở đất để ra riêng. Thầy ký Trạch xin nghỉ làm công chức điền địa để làm chủ điền. Với trình độ văn hóa tương đối khá, lại có ông già vợ cho đất, giúp vốn nên không bao lâu thầy kỳ Trạch phất lên. Với huê lợi hàng năm, ông sắm thêm đất điền. Có điều ông Bá hộ không thích là đất ông tách bộ cho các con của ông lần lượt chạy về tay chàng rể thứ tư. Nguyên do là các con ông mê cờ bạc nên đem đất điền cầm cố nơi anh rể. Cầm cố lâu năm không chuộc kể như mất luôn. Ông Bá hộ chỉ tự an ủi là "lọt sàng xuống nia", các sở đất đó không rơi vào người ngoài, thương con gái thì phải thương rể. Nhờ vậy, Hội Đồng Trạch càng ngày càng giàu có, đồn điền ruộng lúa có thể được xếp vào hàng bậc nhất miền Nam lúc bấy giờ. Có người viết:

Nghèo đến thằng mình còn chạy quýnh
Giàu như ông Trạch cũng buồn thiu

Trần Trinh Trạch là chủ sở hữu của 74 sở điền, với 110.000 ha đất trồng lúa, gần 100.000 ha ruộng muối. Theo lời cháu chắt ông kể lại, toàn tỉnh Bạc Liêu lúc bấy giờ (gồm 4 quận Vĩnh Lợi, Cà Mau, Vĩnh Châu, Giá Rai) có 13 lô ruộng muối thì 11 lô là của ông Hội Đồng Trạch, một lô còn lại của cha sở và một lô của dân thường. Ông Trạch có 7 người con, 4 gái, 3 trai. Trong 3 người con trai của ông Trạch (Trần Trinh Đinh, Trần Trinh Huy và Trần Trinh Khương) thì Ba Huy là ăn chơi hơn cả.

Con người

Trần Trinh Huy từng đi du học ở Pháp, sau ba năm về nước không một mảnh bằng, để lại một người vợ Pháp và một đứa con ở lại Paris. Khi Ba Huy về nước ông Trạch kéo gia đình lên Sài Gòn đón quí tử. Chiếc xe Ford đang dùng tốt nhưng ông nói nhân sự kiện đặc biệt này phải sắm thêm một chiếc xe mới, cho xứng với học hàm, học vị của cậu Ba, cho rạng mặt Trần gia.

Trần Trinh Huy là người cao lớn, khoảng 1,70 m, lực lưỡng nhưng không cục mịch, trái lại dáng người rất thanh thoát, sang trọng, da đen, mày rậm... người đầy sinh lực. Tính tình Huy rất dễ dãi và hào phóng. Người trong nhà lầm lỗi, Huy cũng ít rầy la. Bà con ở xa lên thăm, Huy đều cho tiền. Tá điền không thấy Huy đòi nợ ai bao giờ, ai nghèo quá, năn nỉ Huy còn bớt lúa ruộng. Cho nên tá điền Bàu Sàng ít ai oán ghét Ba Huy.

Trong các mối quan hệ, Ba Huy là người khoáng đạt, không dè dặt và mưu toan gì. Thời đó, các cậu công tử lẫn điền chủ điều chơi với người Pháp thì rất khúm núm, nịnh nọt, gọi là "chơi thế". Riêng Ba Huy thì cứ "toa toa" "moa moa"[2] sòng phẳng, ngang hàng. Nếu như trong mắt giới giang hồ tứ chiếng, Ba Huy là một người ngon nhất Nam bộ, thì trong mắt người Pháp, Huy được nể trọng vì có vợ đầm và mướn người Pháp làm công cho mình. Tánh của Ba Huy vị tha và coi tiền như rơm rác. Bút tích của Huy cho thấy tuy nét chữ bay bướm nhưng lại rất xấu, chứng tỏ đó là một con người thông minh, từng trải nhưng đường học vấn không đến nơi đến chốn.

Ba Huy cũng là người rất cởi mở, không cổ hủ, cực đoan như nhiều điền chủ khác. Ông từng ủng hộ Việt Minh một lúc 13.000 giạ lúa. Công tử Bạc Liêu còn tỏ ra là một con người tự trọng, đã hứa với Chính phủ những gì thì ông sẽ làm thế ấy. Ông đã hứa với người lãnh đạo cao nhất của Tỉnh ủy Bạc Liêu là giảm tô, không hợp tác với Pháp, gửi vải vóc thuốc men cho kháng chiến và thực hiện đúng như vậy. Thích hội hè, Ba Huy có lẽ là người tổ chức hội chợ và hội thi "Hoa hậu miệt đồng" đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long.

Ba Huy có bốn người vợ và rất nhiều nhân tình. Người vợ đầu là người Pháp, trong thời gian Ba Huy đi học ở Paris. Về nước ông cưới một người vợ ở Bạc Liêu là Ngô Thị Đen. Bà này ở với Ba Huy sinh được người con gái là cô Hai Lưỡng. Sau cô Hai Lưỡng qua Pháp sống. Từ năm 1945, Ba Huy lên Sài Gòn ở hẳn. Ông lấy thêm một bà nữa (bà Nguyễn Thị Hai) và sinh được ba người con: Thảo, Nhơn, và Đức.

Bà cuối cùng, khoảng năm 1968, Ba Huy dọn về căn nhà phố đường Nguyễn Du, Sài Gòn. Mỗi sáng đứng trên lầu nhìn xuống, ông thấy một cô gái gánh nước đi qua đẹp quá. Hỏi thăm thì đựơc biết cô gái đó là con ông già làm nghề sửa xe đạp. Ba Huy đến nhà ông già xin "đổi" căn nhà đó lấy cô gái. Ông già và cô gái sau khi bàn bạc đồng ý. Và đó là người vợ cuối cùng của Ba Huy, kém ông đến 50 tuổi. Bà sống chung thủy với ông đến ngày ông qua đời. Họ có ba con trai và một con gái tên Hoàn, Toàn, Trinh và Nữ.

Ba Huy còn rất nhiều con với các nhân tình. Tuy những người đó không phải vợ chính thức nhưng con cái của họ đều được Trần gia thừa nhận. Ông mất năm 1973 ở Sài Gòn và được đưa về an táng trong phần mộ gia đình tại ấp Cái Dầy, xã Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu.


Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy (1900-1973, còn có tên khác là Ba Huy) là một tay chơi nổi tiếng ở Sài Gònmiền Nam những năm 1930, 1940. Ngày nay, Công tử Bạc Liêu

Những giai thoại

Ông Trạch giao cho Ba Huy việc trông coi điền sản. Huy đi vào các sở điền bằng xe hơi hoặc ca nô. Việc này là một sự kiện đặc biệt, Ba Huy đi đến đâu tá điền ùn ùn kéo đến xem, vì cả đời họ chưa được nhìn thấy xe hơi, ca nô bao giờ. Đi đòi nợ các tỉnh, Ba Huy dùng chiếc Ford Vedette, còn đi chơi ông có chiếc Peugeot thể thao, sản xuất năm 1922. Loại xe đó cả miền Nam khi ấy chỉ có hai chiếc, chiếc kia là của vua Bảo Đại.

Ba Huy còn thuê một người Pháp làm công cho mình. Đó là ông Henri, chồng bà Tư Nhớt, một người trong gia tộc Trần Trinh. Ông này làm quản lý, điều hành gia sản cho ông Hội Đồng Trạch, dưới quyền ba Huy. Theo hợp đồng, quản lý được hưỏng 10% trên tổng số lợi tức thu được hàng năm. Chính vì vậy ông Henri mới bỏ "mẫu quốc" qua làm mướn cho bên vợ, mãi đến tháng 4 năm 1975 mới về nước.

Công tử Bạc Liêu rất mê nghề . Vào nửa đầu thế kỷ 20, học võ là một cái mốt với nhận thức: Học võ để nâng cao cái khí phách thượng võ của kẻ anh hào. Ba Huy không học võ Tây hay võ Ta mà học võ Xiêm. Ông ta đã cất công qua Xiêm mướn một ông thầy thượng hạng về dạy cho mình và Tám Bò, là em út của ông ta.

Một sự kiện chấn động cả nước khi đó là Ba Huy đi thăm ruộng bằng máy bay. Và lúc ấy cả Việt Nam cũng chỉ có 2 chiếc là của Công tử Bạc Liêu[3] và của vua Bảo Đại. Một lần bay qua thăm điền Rạch Giá, Công tử Bạc Liêu hứng chí bay ra biển Hà Tiên chơi, cứ bay mải miết cho đến khi kim báo xăng không còn nhiên liệu, buộc lòng Ba Huy phải đáp khẩn cấp. Xuống đất, Ba Huy hoảng hốt biết mình đã bay lọt sang tận nước Xiêm. Trần Trinh Huy bị Nhà nước Xiêm bắt giữ và phạt 200 ngàn giạ lúa. Ông Hội đồng Trạch phải chở một đoàn ghe chở lúa thật dài qua tận Xiêm để chuộc quí tử về. Ông là người Việt Nam đầu tiên sở hữu máy bay tư nhân và sân bay tư nhân.[4]

Ba Huy sinh hoạt cực kỳ sang trọng và xa hoa. Ra đường là đóng bộ veston, thứ hàng đắt tiền nhất thời đó. Thói quen của Ba Huy là ăn sáng kiểu Tây, trưa ăn cơm Tàu, chiều ăn cơm Tây. Mỗi lần từ Bạc Liêu đi Sài Gòn là ông ta ngồi trên chiếc xe cáu cạnh, có tài xế lái. Khi lên Sài Gòn ít khi Công tử Bạc Liêu ở ngôi biệt thự của Trần gia mà vào một trong những khách sạn nổi tiếng sang trọng ở Sài Gòn. Có khi hứng chí đi dạo mát Ba Huy thuê cả chục chiếc xe kéo, ông ta ngồi một chiếc, những chiếc còn lại chở những món đồ như mũ, cây "can"...

Công tử Bạc Liêu là một người luôn xê dịch và rất ham vui, những cuộc ăn chơi nổ trời diễn ra, Trần Trinh Huy lặn ngụp trong những bàn tiệc với rượu sâm banh. Mỗi chủ nhật ông đều đi nghỉ cuối tuần ở Vũng Tàu, Đà Lạt hoặc về Cần Thơ. Ba Huy cũng là một kẻ mê cờ bạc, có những khi ông đánh một cây bài 30.000 đồng, trong khi lúa chỉ 1,7 đồng một giạ[5], lương của Thống đốc Nam Kỳ chưa tới 3.000 đồng một tháng.

Hắc công tử và Bạch công tử

Bạch công tử

Bạch công tử là Lê Công Phước hay còn gọi là George Phước, con trai của Đốc phủ Lê Công Sủng[6], người ở làng Điều Hòa, tỉnh Mỹ Tho[7]. Phước cũng là một tay chơi nổi tiếng khi đó, da trắng nên được gọi Bạch công tử để phân biệt với Ba Huy. George Phước say mê cải lương, từng qua Pháp học về sân khấu. Về nước Phước cùng một người khác bỏ tiền lập hai gánh hát Phước Chương và Huỳnh Kỳ nổi tiếng với cô đào chánh đệ nhất tài sắc đương thời là cô Bảy Phùng Há và một cô đào tài sắc khác là Năm Phỉ. Cùng nổi tiếng ăn chơi, Bạch công tử và Hắc công tử trở thành kỳ phùng địch thủ.

Hắc công tử và Bạch công tử

Tác giả Nguyễn Thiện viết:

"Đang lúc cô Ba Trà, một người con gái có sắc đẹp làm xao xuyến tâm hồn Bạch công tử, thua bài sạch túi, ông trưởng giả lớn tuổi chưa kịp cung phụng tiền bạc tiếp để vừa lòng mỹ nhân, Bạch Công tử lù lù lái xe lại nhà cô Ba Trà, rủ xuống Cần Thơ ăn cá cháy và đánh bài gỡ bạc.
Hai người vừa xuống đến quán Bungalows ở Cần Thơ, máy xe chưa nguội thì chiếc Sport tám máy của Hắc Công Tử cũng vừa tới, thắng cái két. Cả hai lâm vào cảnh khó xử, việc chiếm được mỹ nhân chỉ còn cậy vào tài chinh phục của bản thân mình. Cả ba cùng đưa nhau vào khách sạn. Bạch Công tử lột chiếc cà rá hột xoàn trị giá 3.000 đồng vào thời đó để trên bàn trước khi vào phòng tắm. Lúc trở ra, thấy cô Ba Trà đeo thử nó trên tay, Bạch Công tử liền lên tiếng tặng luôn. Sau đó Hắc Công tử đã mua tặng cô Ba Trà một chiếc nhẫn trị giá gấp đôi..."

Một lần, đoàn Huỳnh Kỳ cùng cô Bảy Phùng Há về Bạc Liêu biểu diễn, Bạch công tử mời Hắc công tử đến xem. Đang xem, Bạch công tử móc thuốc hút, vô ý làm rớt tờ giấy con công [8], Bạch công tử cuối xuống tìm kiếm. Hắc công tử thấy vậy hỏi:

- Chú kiếm gì vậy?

- Tôi kiếm tờ con công.

Hắc công tử mỉm cười nói:

- Để tôi đốt đuốc cho chú kiếm.

Nói rồi Hắc công tử móc tờ giấy bạc bộ lư[9] châm lửa soi cho Bạch công tử kiếm[10]. Bị một vố quá nặng, vãn tuồng, Bạch công tử mới nói:

- Toa chơi moa[11] một cú đau quá. Bây giờ nếu toa ngon, toa với moa cân mỗi người ký đậu xanh, rồi lấy tiền nấu, ai sôi trước người ấy thắng? - Hắc Công Tử đáp "Chú cũng vậy nữa kìa! Ấy dà, Chú muốn chơi hả? Được,vậy để tôi chơi cho chú chết luôn!"

Tối hôm sau, Hắc công tử cho trải thảm đỏ từ ngoài cổng vào tận thềm nhà cứ mỗi thước cho một gia nhân cầm đuốc soi đường, nghinh đón phái đoàn của Bạch công tử. Cuộc thi được tổ chức ở đại sảnh nhà lớn của Trần gia. Lửa của tiền giấy thì rất kém nhiệt, chỉ cháy nhỏ, vì thế họ nấu chè rất lâu trong sự căng thẳng của rất nhiều người chứng kiến. Trán ai cũng rịn mồ hôi hột, nhất là những người trong gia đình họ Trần. Cuối cùng, nồi chè Bạch công tử sôi trước, Hắc công tử đành thua cuộc. Nhưng Ba Huy tuyên bố rằng ông ta thua trong danh dự.[12]



"Công tử Bạc Liêu" ngày nay


Khách sạn Công Tử Bạc Liêu.

Ngày nay, Công tử Bạc Liêu trở thành một thương hiệu du lịch hấp dẫn của tỉnh Bạc Liêu. Tòa biệt thự của Ba Huy khi xưa nay trở thành Khách sạn Công tử Bạc Liêu.

Ngôi biệt thự của công tử Bạc Liêu được xây dựng từ năm 1919, do kỹ sư người Pháp thiết kế. Để đảm bảo độ bền và diện mạo kiến trúc, chủ nhân đã đặt hàng và cho chuyên chở toàn bộ vật liệu xây dựng như thép đúc, cửa, cẩm thạch lát nền, gạch, khung sắt trang trí từ Pháp qua. Các bù loong, ốc vít cho các chi tiết xây dựng đều được đóng dấu chìm mẫu tự P rất hoa mỹ, chứng thực sản xuất tại thủ đô Paris. Người dân Bạc Liêu gọi đây là "Nhà Lớn". Không chỉ đẹp về kiến trúc, nội thất mà nhà Hội đồng Trạch cũng qui tụ vô số đồ gỗ, sứ, đồng... quý giá. Những bảo vật đó đến nay không còn do con cháu không giữ được, do mất mát vì chiến tranh hoặc những nguyên nhân khác. Có hai món đồ quí hiện được giữ nguyên vẹn ở chùa Chén Kiểu, Sóc Trăng là chiếc giường ngủ chạm khắc tuyệt mỹ và bộ bàn ghế cũng chạm trổ công phu. Đây là hai món quà do Ba Huy hào phóng tặng nhà chùa.

Hiện nay, ngôi biệt thự đó trở thành khách sạn Công Tử Bạc Liêu (trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Bạc Liêu) với 6 phòng ngủ. Trong đó 5 phòng bình thường và căn phòng Ba Huy từng ở trước đây có giá gấp đôi. "Phòng công tử" có một giường đôi, ti vi, máy lạnh, một bàn viết, một tủ áo và toilet khá rộng kế bên. Điểm độc đáo nhất của căn phòng này là chiếc máy điện thoại có từ đời Pháp thuộc đến giờ vẫn sử dụng tốt. Căn "phòng công tử" luôn đắt khách, nhất là người nước ngoài. Du khách muốn nghỉ đêm tại đây buộc phải đặt phòng trước cả tháng. Cách khách sạn Công Tử Bạc Liêu không xa, còn có một cụm khách sạn, nhà hàng khác cũng mang tên Công Tử. Nhà Công tử Bạc Liêu hiện nay được bày biện, phục tráng gần như nguyên trạng. Tuy nhiên do qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau vật dụng trong gia đình đã thất lạc rất nhiều.

Sau sự kiện 30 tháng 4, 1975, Ba Huy mất đã 2 năm, gia đình còn lại của Ba Huy lâm vào cảnh khốn khó, anh em, con cháu trong gia đình bỏ đi tứ xứ. Một người con của Công tử bạc Liêu là ông Trần Trinh Đức phải trôi dạt lên Sài Gòn và sau khi cô con gái lớn của ông bị lừa tình và mắc nợ, bị bệnh tâm thần phân liệt, phải bán nhà trả nợ, gia đình ông làm đủ thứ nghể để mưu sinh như bán giầy cũ, chạy xe ôm... [13]. Năm 2009, gia đình ông được sự giúp đỡ của các mạnh thường quân đã trở về Bạc Liêu sinh sống [14].

Cuối năm 2004, nhà văn Phan Trung Nghĩa của báo Bạc Liêu đã cho xuất bản quyển Công tử Bạc Liêu - Sự thật và giai thoại gồm nhiều câu truyện và tư liệu sưu tầm về Trần Trinh Huy.

Chú thích

  1. ^ Chính là người đứng thứ tư (Tứ Trạch) trong tứ đại phú hộ Nam Kỳ
  2. ^ Cách xưng hô ngang hàng của người Pháp: moi, toi.
  3. ^ Có nguồn cho rằng Ba Huy thuê máy bay và một phi công người Pháp.
  4. ^ Công tử Bạc Liêu đã có máy bay riêng cách đây gần... 1 thế kỷ
  5. ^ Về giá cả thời đó các tài liệu ghi lại còn nhiều mâu thuẫn.
  6. ^ Có nguồn ghi Lê Công Sảng.
  7. ^ Nay thuộc Phường 3, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
  8. ^ Tờ 5 đồng thời đó.
  9. ^ Tờ 100 đồng.
  10. ^ Theo hồi ký của Vương Hồng Sển thì ngược lại: Bạch công tử đốt tờ 20 đồng cho Hắc công tử tìm tờ 5 đồng.
  11. ^ Moa, toa: Moi, toi - Cách xưng hô của người Pháp được một số người Việt khi đó dùng theo.
  12. ^ Theo "Công tử Bạc Liêu - Sự thật & giai thoại" của Phan Trung Nghĩa - trang 95.
  13. ^ Chuyện về một hậu duệ của công tử Bạc Liêu
  14. ^ Con trai Công tử Bạc Liêu trở về quê mưu sinh

Liên kết ngoài




Cha giàu bậc nhất Việt Nam, con trai sống đời cơ cực
Khang Thiên

Nổi tiếng giàu có bậc nhất Việt Nam và cũng khét tiếng ăn chơi đến mức những trò ngông đã đi vào câu ca "nghe tin Công tử Bạc Liêu đốt tiền nấu trứng tỏ ra mình giàu", ông Trần Trinh Huy (còn có tên là Ba Huy, Công tử Bạc Liêu) là 1 trong những người giàu có bậc nhất ở Việt Nam những năm 1930 thế kỉ trước. Thế nhưng "ai giàu 3 họ, ai khó 3 đời", những ngày giữa năm 2010 này, người dân ở Bạc Liêu thấy ông Trần Trinh Đức, con trai của người từng giàu nhất Việt Nam đưa vợ con về quê sau hàng chục năm lang bạt khắp nơi làm thuê kiếm sống qua ngày. Trở về quê, con trai Công tử Bạc Liêu ở nhờ trong 1 căn nhà tạm, đang tính đậu xe trước cửa dinh thự cũ của cha làm nghề xe ôm kiếm miếng ăn qua ngày.



Tôi gặp con trai Công tử Bạc Liêu trong khuôn viên của dinh thự công tử Bạc Liêu xưa (hiện nay là Nhà hàng Công tử Bạc Liêu) một sáng cuối tháng 7. Gợi lại những câu chuyện về dòng họ Trần nổi tiếng giàu sang ăn chơi, coi tiền như nước của cha ông ngày xưa, ông Đức thẫn thờ: "Thôi đừng gợi lại làm gì cậu ạ. Đó là những kỷ niệm buồn". Hiện tại, gia đình ông đang rất túng quẫn và chỉ biết hy vọng, trông đợi vào sự giúp đỡ của chính quyền cũng như các nhà hảo tâm.


Ông Đức cho biết, cha ông có đến 4 bà vợ chính thức. Mẹ ông, bà Nguyễn Thị Hai là vợ thứ 2, trước ông Đức bà còn sinh được 2 người con là Trần Thị Thảo và Trần Trinh Nhơn. Đáng lý ông còn một người em song sinh, nhưng do ca sinh khó, mẹ ông đã qua đời cùng với người em trai chưa chào đời. Cha ông còn nhiều người con khác với nhiều người vợ, nhưng hiện nay tất cả đều sống tứ tán, người ở nước ngoài, người ở Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu... Người vợ sau cùng của cha ông là bà Bùi Thị Ba có 4 người con có tên sắp vần lại sẽ ra 1 câu rất ngộ nghĩnh: "Hoàn, Toàn, Trinh, Nữ". Bà vợ cuối này của Công tử Bạc Liêu mới mất vào ngày 21.7.2010 tại Vũng Tàu, thọ 72 tuổi.


Do quê quán, gia tộc và tài sản gia đình phần lớn ở Bạc Liêu, nên cha ông thường đưa ông về thăm. Ông Đức cũng có thời gian 4 năm được cha gửi về sống tại chính dinh thự này, từ năm 7 tuổi đến năm 11 tuổi. Còn ở Sài Gòn, ông sống cùng cha tại biệt thự số 117 Nguyễn Du, về sau chuyển qua ở biệt thự trên đường Nhất Linh (nay là đường Nguyễn Huy Tưởng, quận Gò Vấp). Ông Đức nhớ rõ chuyện cha mình từng có máy bay riêng nhưng không rõ mua vào thời điểm nào. Thông thường, những khi cha cho về quê hay đi chơi, anh em ông thường được tài xế riêng đưa đón trên chiếc Ford - Mercury, loại xe vốn dành riêng cho giới thượng lưu trên thế giới thời đó.

Ông Đức cho biết, không biết có phải ảnh hưởng tính phong lưu của cha hay không mà tính của ông cũng rất ham vui. "Thời ấy, không chỗ vui chơi nào ở Sài Gòn mà tôi không biết đến. Ngày nào tôi cũng đi nhảy đầm thâu đêm suốt sáng", ông Đức nhớ lại.

Năm 1973 Công tử Bạc Liêu qua đời. Đại gia đình ông bắt đầu gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Các anh em trong nhà bán căn nhà ở đường Nhất Linh và chia mỗi người một phần. Riêng ông thì chuyển về ở nhờ nhà vợ tại đường Huỳnh Tịnh Của (Quận 3), sinh sống bằng nghề buôn bán vặt.

Con gái điên, nợ ngập đầu, cả nhà trốn nợ

Sau khi được kế thừa một phần tài sản của cha, cuộc sống gia đình ông Đức cũng rất khá giả, có thời gian ông còn mở cả nhà hàng. Nhưng rồi đứa con gái duy nhất của ông sa vào bài bạc và mắc nợ. Tất cả tài sản trong nhà đều lần lượt "đội nón ra đi" nhưng vẫn không đủ trả hết các khoản nợ do cô con gái rượu của ông vay mượn. Cộng thêm việc bị lừa tình, lừa tiền, cô con gái của ông bỗng đâm ra ngớ ngẩn và mắc bệnh tâm thần phân liệt phải chạy thuốc thang mỗi ngày. Năm 1998, ông dắt díu vợ con chạy sang tận Campuchia để lánh nợ.
Ở nơi đất khách quê người, ông phải làm đủ nghề để kiếm sống, nhưng lâu nhất là bán giày da cũ. "Mỗi ngày tôi thu mua giày cũ về tân trang lại bán ở chợ Nam Vang (Phnom Penh), ban đầu còn tạm được nhưng về sau không thể sống nổi, một phần do vật giá leo thang và bán ế ẩm, một phần do nhớ quê da diết nên phải kéo nhau về lại Sài Gòn". Thời gian ông bươn chải tại Campuchia tính ra cũng được 2 năm.


Về lại Sài Gòn, không chốn nương thân, không đồng vốn buôn bán, cùng đường nên ông quay ra hành nghề chạy xe ôm. Ông thường đứng đón khách ngay tại ngã tư đường Pasteur - Điện Biên Phủ. Ở tuổi lục tuần, nhưng ông lại là lao động chính nuôi 3 miệng ăn với thu nhập bấp bênh từ nghề chạy xe ôm. Ông Đức ngao ngán: "Ngoài tiền điện nước, tiền ăn còn thêm tiền thuốc thang. Chuyện tiền nong thiếu trước hụt sau là chuyện xảy ra từng bữa".

Ông còn người con trai cũng không nghề nghiệp ổn định nhưng ở trọ riêng. Ông Đức bảo: "Giờ chạy xe của tôi từ 5h sáng đến 12h trưa, rồi từ 3h chiều đến tận 12h khuya. Mải chạy ăn không có cả thời gian thăm con, dù biết nó trọ cũng đâu gần đây". Khi hỏi về những người anh em cùng cha với ông, ông Đức lắc đầu: "Cũng không rõ nữa vì mỗi người mỗi nơi". Ông cho biết anh em của ông thuộc nhiều dòng mẹ nên cũng không được thuận hòa lắm, còn đến giỗ cha thì mỗi người cúng riêng.


Con trai người giàu không có nơi giỗ cha

Ông Đức ngậm ngùi: "Trong bao năm phiêu bạt nơi đất khách quê người, lúc nào tôi cũng đau đáu trong lòng muốn có 1 nơi thờ tự ông bà cha mẹ ngay trên chính quê hương mình. Nhưng do cuộc sống quá nghèo khó nên mơ ước chẳng thành hiện thực. Có lẽ con người khi càng lớn tuổi thì càng muốn gần gũi quê hương".

Tháng 12.2009, trong 1 lần chạy xe ôm chở khách, người khách tình cờ biết được ông Đức chính là hậu duệ của Công tử Bạc Liêu. Nghe tâm sự của ông Đức, người khách này hướng dẫn nếu thực sự tha thiết thì ông có thể làm đơn gửi chính quyền tỉnh Bạc Liêu xin cấp nhà. Được người này hướng dẫn, chỉ sau đó vài ngày ông Đức bắt xe đò về quê, nộp đơn trình bày nguyện vọng.

Nói đến việc cấp nhà, ông Đức lại lặng buồn. Mặc dù gia đình ông đã chuyển về Bạc Liêu được gần 1 tháng nhưng hiện tại vẫn chưa có chỗ ở ổn định. Hiện tại gia đình 3 người của ông phải ở tạm một căn nhà nhỏ do Công ty cổ phần địa ốc Bạc Liêu cho mượn. Còn chuyện lô đất 300m2 và ngôi nhà ba gian dành làm nơi thờ tự trong khu địa ốc như lời cơ quan chức năng Bạc Liêu và Công ty địa ốc hứa thì vẫn chưa biết khi nào ông được nhận.

Trả lời PV về vấn đề vì sao chưa thực hiện lời hứa với ông Đức, ông Nguyễn Chí Luận, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty cổ phần địa ốc Bạc Liêu xác nhận công ty có nhã ý tặng một lô "đất vàng" trong khu du lịch Hồ Nam tại thị xã Bạc Liêu. Hiện phía công ty địa ốc và Hội nhà báo tỉnh Bạc Liêu vẫn đang vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp để mua ngôi nhà ba gian trị giá trên 200 triệu đồng làm nơi thờ tự dòng họ Trần, kết hợp với việc quảng bá để làm du lịch.

"Dự tính thì đã có nhưng việc thực hiện đến nay vẫn chưa thể hoàn thành do nhiều nguyên nhân khác nhau", ông Luận nói.
Dự định về tương lai và cuộc sống của gia đình trong những ngày sắp tới, ông Đức cho biết có lẽ sẽ lại hành nghề chạy xe ôm ngay trước khách sạn công tử Bạc Liêu để kiếm tiền xoay sở trong khi chờ được cấp nhà. "Nếu được cho nhà như lời mọi người đã hứa, tôi sẽ mở một quán cà phê để phục vụ cho những khách đến tham quan kể lại câu chuyện về một dòng họ danh gia vọng tộc từng lẫy lừng nay đã lụi tàn như thế nào", ông Đức nói.

Khang Thiên
PLX


Đã từ lâu, trong dân gian vẫn truyền miệng câu thành ngữ "Công tử Bạc Liêu" để chỉ lối sống phong lưu, phóng túng của những cậu ấm, cô chiêu xuất thân từ tầng lớp quý tộc, đại điền chủ giàu có ở vùng đất Nam Bộ dưới thời thực dân, phong kiến. Nhân vật làm nên linh hồn "Công tử Bạc Liêu" đó chính là Trần Trinh Huy (tên thật là Trần Trinh Quy), sinh ngày 22/6/1900 tại làng Vĩnh Hưng, quận Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, qua đời tại tư gia ngày 13/1/1974 tại Sài Gòn.

Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy.
Thời đó, thực dân Pháp đã ổn định về tổ chức của vùng đất thuộc địa Nam Kỳ. Do việc phân chia lại ruộng đất đã làm nảy sinh rất nhiều đại điền chủ ở vùng đất này. Thời đó dân gian đã có câu "nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Trạch" để chỉ 4 vị đại điền chủ giàu có nhất vùng đất Nam Kỳ. Theo phong trào khi ấy, các đại điền chủ, hào phú quyền quý khắp Nam Kỳ thường cho con lên Sài Gòn học ở các trường Pháp, thậm chí du học bên Pháp. Tuy nhiên, hầu hết các vị công tử giàu có này, ảnh hưởng bởi sự phồn hoa đô hội, sẵn tiền, nên thường đi vào con đường tay chơi để thể hiện mình. Trong số vị công tử ấy, không ai đủ sức xài tiền như các công tử Bạc Liêu. Thành ngữ "Công tử Bạc Liêu" có từ lúc ấy. Về sau, thành ngữ này chỉ dùng để chỉ công tử Trần Trinh Huy vì chẳng công tử nào sánh kịp về khả năng tài chính và độ phóng túng. Từ đó "Công tử Bạc Liêu" trở thành danh xưng riêng của Ba Huy, không một ai có thể tranh chấp.

Ngoài ra, Trần Trinh Huy còn được gọi bằng nhiều tên khác như Ba Huy, Hội đồng Ba (cách gọi của tá điền), Hắc công tử (do nước da ngăm đen và để phân biệt với Bạch công tử Mỹ Tho-Tiền Giang), trong một gia đình đại điền chủ giàu có vào bậc nhất, nhì vùng đất Nam Bộ thời kỳ đầu thế kỷ XX. Cha của Công tử Bạc Liêu là Trần Trinh Trạch (hay còn gọi là Hội đồng Trạch)-chủ sở hữu 74 sở điền với 110.000 ha đất lúa ruộng, gần 100.000 ha ruộng muối, vài chục căn phố lầu ở Bạc Liêu và nhiều biệt thự sang trọng ở Cần Thơ, Sài Gòn, Vũng Tàu, Đà Lạt....


Cuộc đời thật Trần Trinh Huy

Sau 3 năm dùi mài học tập ở Pháp quốc đã không mang về cho gia tộc Trần Trinh một học hàm, học vị nào cả. Công tử Bạc Liêu về nước, hành trang của ông ta là kinh nghiệm nhảy đầm, lái xe và một bầu tâm sự ngày đêm thương nhớ cô vợ đầm và đứa con còn gửi nơi kinh thành ánh sáng Paris. Về nước, Ba Huy có nhiều bà vợ Việt và hàng lố nhân tình nữa. Bà đầu tiên mà Ba Huy cưới tại Bạc Liêu tên Ngô Thị Đen. Bà này ở với Ba Huy sinh được người con gái là cô Hai Lưỡng. Sau cô hai Lưỡng qua Pháp sống. Từ năm 1945, Ba Huy lên Sài Gòn ở hẳn, ông đi chơi ở Mỹ Tho rồi cưới cô Nguyễn Thị Mẹo sinh được 4 người con, đặt tên Hiếu, Thảo, Nhơn, Đức. Bà cuối cùng là một "hoa khôi chân đất" tên là Bùi Thị Ba làm nghề gánh nước mướn. Bà này rất đẹp, nhỏ hơn cậu Ba 40 tuổi. Khoảng năm 1968, cậu Ba ở căn phố đường Nguyễn Du-Sài Gòn. Mỗi sáng đứng trên lầu nhìn xuống thấy có nhỏ con gái gánh nước qua lại đẹp quá, cậu Ba đem lòng cảm mến. Hỏi thăm thì được biết cô gái đó là con ông già làm nghề sửa xe đạp. Cậu Ba tìm đến đặt vấn đề liền, xin đổi căn nhà đang ở lấy cô gái. Từ đó người đẹp gánh nước mướn trở thành phu nhân của Hắc công tử, thủy chung đến ngày ông nhắm mắt.


Hai người có với nhau hai cậu con trai và hai cô con gái là Hoàn, Toàn và Trinh, Nữ. Ngoài những bà "chánh thức" vừa kể, những bà “bên lề” và tình nhân thì không sao kể hết. Bên cạnh lối sống phóng túng, phong lưu, cậu Ba Huy cũng là người nhân hậu, sống có tình, có nghĩa, rất rộng rãi, sẵn sàng giúp đỡ người nghèo khi họ gặp hoạn nạn. Tá điền không thấy ông đòi nợ ai bao giờ, ai nghèo quá, năn nỉ ông còn bớt lúa ruộng. Cho nên tá điền ít ai oán ghét Ba Huy. Trong các mối quan hệ xã hội, Ba Huy không sống dè dặt, mưu toan, tính toán thiệt hơn. Trong con mắt giới giang hồ tứ chiếng thời đó, Ba Huy được coi là người "ngon" nhất Nam Bộ không phải bởi cái vẻ hào hoa, sang trọng bên ngoài mà bởi sự khoáng đạt, phóng túng trong cách sống. Trong con mắt người Pháp, Ba Huy được nể trọng vì lấy được vợ đầm và mướn người Pháp làm công cho mình.


Những vật dụng mà gia đình ông Trần Trinh Huy đã sử dụng vẫn được lưu giữ đến nay.
Những giai thoại về Công tử Bạc Liêu

Ông Trạch giao cho Ba Huy việc trông coi điền sản. Đi đòi nợ các tỉnh, Ba Huy dùng chiếc Ford Vedette, còn đi chơi ông có chiếc Peugeot thể thao, sản xuất năm 1922. Loại xe đó cả miền Nam khi ấy chỉ có hai chiếc, chiếc kia là của vua Bảo Đại. Ba Huy còn thuê một người Pháp làm công cho mình. Đó là ông Henri Espérinas (em rể), chồng cô Tư Nhớt. Ông này làm quản lý, điều hành gia sản cho ông Hội đồng Trạch, dưới quyền Ba Huy. Theo hợp đồng, quản lý được hưởng 10% trên tổng số lợi tức thu được hàng năm. Chính vì vậy ông Henri mới bỏ "mẫu quốc" qua làm mướn cho bên nhà vợ, mãi đến tháng 4/1975 mới về nước. Một sự kiện chấn động cả nước khi đó là Ba Huy đi thăm ruộng bằng máy bay.


Và lúc ấy cả Việt Nam cũng chỉ có 2 chiếc là của Công tử Bạc Liêu và của vua Bảo Đại. Một lần bay qua thăm điền Rạch Giá, Công tử Bạc Liêu hứng chí bay ra biển Hà Tiên chơi, cứ bay mải miết cho đến khi kim báo xăng không còn nhiên liệu, buộc lòng Ba Huy phải đáp khẩn cấp. Xuống đất, Ba Huy hoảng hốt biết mình đã bay sang tận Thái Lan. Trần Trinh Huy bị nhà cầm quyền Thái Lan bắt giữ và phạt 200.000 giạ lúa. Ông Hội đồng Trạch phải cho một đoàn ghe chở lúa thật dài qua tận Thái Lan để chuộc quý tử.


Ông là người Việt Nam đầu tiên sở hữu máy bay tư nhân và sân bay tư nhân. Ba Huy sinh hoạt cực kì sang trọng và xa hoa. Ra đường là đóng bộ veston, thứ hàng đắt tiền nhất thời đó. Thói quen của Ba Huy là ăn sáng kiểu Tây, trưa ăn cơm Tàu, chiều ăn cơm Tây. Mỗi lần từ Bạc Liêu đi Sài Gòn là ông ta ngồi trên chiếc xe cáu cạnh, có tài xế lái. Khi lên Sài Gòn ít khi Công tử Bạc Liêu ở ngôi biệt thự gia đình mà vào một trong những khách sạn nổi tiếng sang trọng ở Sài Gòn. Có khi hứng chí đi dạo mát , Ba Huy thuê cả chục chiếc xe kéo, ông ta ngồi một chiếc, những chiếc còn lại chở những món đồ như mũ, gậy...


Một sự kiện đã tạo thành giai thoại Công tử Bạc Liêu là năm 1929, Bạch công tử (BCT) lập luôn hai gánh cải lương là Phước Cương và Huỳnh Kỳ, mời hai cô đào tài sắc thời đó là cô Năm Phỉ và cô Bảy Phùng Há về thủ vai chính cho hai đoàn. Một lần, đoàn Huỳnh Kỳ có cô Bảy Phùng Há về Bạc Liêu diễn, BCT mời Hắc Công Tử (HCT) đi xem. Đang xem, BCT móc thuốc hút, vô ý làm rớt tờ giấy con công (giấy bạc 5 đồng thời đó), BCT gạt chân HCT kiếm. HCT thấy vậy hỏi: Toa kiếm gì vậy?. Kiếm tờ con công. HCT mỉm cười nói: Để moa đốt đuốc cho toa kiếm. Nói rồi HCT móc tờ giấy bạc bộ lư (mệnh giá 100 đồng) châm lửa soi cho BCT kiếm (thời đó lúa chỉ có 8-9 cắc một giạ). Bị một vố quá mạng, vãn tuồng, BCT nói: Toa chơi moa một cú đau quá. Bây giờ nếu toa ngon, toa với moa cân mỗi người ký đậu xanh, rồi lấy tiền nấu, ai sôi trước người ấy thắng? HCT đâu chịu thua.

Tối hôm sau, HCT cho trải thảm đỏ từ ngoài cổng vào tận thềm nhà (nay là Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu), cứ mỗi thước cho một gia nhân cầm đuốc soi đường, nghinh đón phái đoàn của BCT. Hai nồi đậu xanh được nhắc lên bếp, hai chàng công tử lấy tiền ra đốt. Nồi đậu xanh của BCT hôm đó sôi trước. Ba Huy cũng là một kẻ mê cờ bạc, có những khi ông ta đánh một cây bài 30.000 đồng, trong khi lúa chỉ 1,7 đồng một giạ, lương của Thống đốc Nam Kỳ chưa tới 3.000 đồng một tháng.

Về thăm Khách sạn Công tử Bạc Liêu

Có một địa chỉ mà bất cứ du khách nào khi đặt chân về Bạc Liêu cũng muốn tìm đến, nghỉ một đêm cho biết. Đó là Khách sạn Công tử Bạc Liêu. Khu nhà cổ tọa lạc ở 13 Điện Biên Phủ, phường 3, thị xã Bạc Liêu-Bạc Liêu là nơi gia đình ông Trần Trinh Huy từng trú ngụ. Ngôi nhà được xây dựng năm 1919 do kỹ sư người Pháp thiết kế và xây dựng. Nhà có tất cả 2 tầng. Tầng trệt gồm 2 phòng ngủ, 2 đại sảnh. Chính giữa là cầu thang lên lầu trên gồm 3 phòng ngủ, 2 đại sảnh, phòng ở hướng đông bắc là phòng của ông Trần Trinh Trạch, phòng đối diện là phòng của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy.


Đây là căn nhà được coi là bề thế nhất không chỉ ở Bạc Liêu mà cả lục tỉnh Nam Kỳ lúc bấy giờ. Từ đó đến nay, gần một thế kỷ qua, căn nhà gần như vẫn giữ được những nét cơ bản của nó. Năm 2003, Công ty Du lịch Bạc Liêu đã đầu tư tu sửa căn nhà nhằm đưa vào kinh doanh văn hóa du lịch. Hiện nay Nhà hàng-Khách sạn Công tử Bạc Liêu được thiết kế 10 phòng nghỉ. Giá phòng từ 200.000 - 240.000đồng/ngày đêm.


Chị Võ Kim Cương - Giám đốc Khách sạn Công tử Bạc Liêu cho biết: Từ ngày đưa vào hoạt động, Khách sạn công tử Bạc Liêu luôn đạt công suất khá cao gần 80%. Riêng căn phòng của Công tử Bạc Liêu (phòng 101) có giá thuê 350.000 đồng/ngày đêm, nhưng phải đặt trước từ 7-10 ngày, vì phòng này lúc nào cũng có khách, phần đông là Việt Kiều. Nhà hàng - Khách sạn Công tử Bạc Liêu hiện nay được rất nhiều người dân Bạc Liêu nhất là những đôi uyên ương chọn làm tiệc cưới. Tuy nhiên do qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau mà vật dụng trong gia đình đã thất lạc rất nhiều, nhưng với những gì còn sót lại và được bảo quản như hiện nay cũng đủ nói lên được sự giàu có của gia đình ông Hội đồng Trạch lúc bấy giờ.

Phương Nghi






Friday, August 27, 2010

SƠN TRUNG * NGƯỜI CỘNG SẢN TIẾN BỘ?




Lúc bấy giờ, chúng tôi đi dạy Hòa Hảo, Cao Đài và Cần Thơ thường bằng xe Van của các Viện. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng đi Hòa Hảo, Cần Thơ bằng máy bay. Tôi còn nhớ ấn tượng một ngày trước 1975, tôi lên dạy tại Đại Học Cao Đài. Khi về, xe của Viện Đại Học đi trong buổi chiều gần hoàng hôn qua vùng hoang vắng. Tôi nói:
"Lúc này vắng vẻ quá, coi chừng cọp ra chận đường!"

Trên xe lúc bấy giờ có vài giáo sư, vài vị chức sắc, và ngài Viện Trưởng Luật sư Nguyễn Văn Lộc nguyên Thủ tướng thời Nguyễn Cao Kỳ. Ngài chức sắc ( tôi đã quên tên và phẩm vị của Ngài) trấn an tôi với giọng điệu tin tưởng: "Cụ Hồ rất trọng Ngài Hộ Pháp. Thấy cờ và xe của Đạo là họ tránh xa." (Chắc là hai bên có mật ước!)

Ngài Viện trưởng nói:" Cộng sản bây giờ tiến bộ lắm, không phải như hồi 1945!"
Nghe các Ngài nói vậy, ai cũng im lặng nghe. Và tôi cũng không dám có ý kiến tiếp nhưng lòng ngao ngán vì Ngài Viện Trưởng là một tiểu thuyết gia, một luật sư và một thủ tướng chính phủ quốc gia mà trình độ chính trị như vậy! Lời của hai ông đều sai về phương diện lý luận và thực tế. Nếu có tiến bộ thì không phải tất cả đảng viên cộng sản, và đảng cộng sản đều tiến bộ. Hơn nữa, hai ông là người Nam Kỳ, chưa nếm mùi cộng sản cho nên có it nhiều mỹ cảm với cộng sản.

Sau 1975, mỗi người mỗi ngả, tôi không còn gặp lại hai ông, nhưng tôi biết hai ông Viện trưởng và chức sắc đều có dịp bóc lịch vài năm trong trại tù cộng sản để suy gẫm về đề tài cộng sản tiến bộ hay không và tiến bộ cỡ nào!


I. CỘNG SẢN CÓ TIẾN BỘ KHÔNG?

Con người phức tạp. Của ba loài, người ba đứng, ta không thể nói một cách tổng quát như Marx rằng tư bản bóc lột! Cộng sản có nhiều loại. Không phải tất cả đều tiến bộ. Cộng sản Tây Âu khác cộng sản Đông Âu. Cộng sản châu Âu khác cộng sản châu Á. Cộng sản có loại đầu gấu, loại tép riu; loại ngu dại mà chạy theo, hạng bắt buộc mà phải phục tòng. Cộng sản có loại là trí thức như Pon Pot, Tôn Thất Tùng, Trần Văn Giàu, và đám cộng sản đệ tứ! Cộng sản tất nhiên có rất nhiều loại lưu manh hoặc vô học như Trần Quốc Hoàn, Võ Chí Công, Đỗ Mười, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Mai Chí Thọ, Nguyễn Chí Thanh, Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng. . .Ta chỉ biết một cách tương đối rằng đa số cộng sản là tàn ác, lưu manh. Còn tuyệt đối không ai bảo đảm tất cả cộng sản đều tiến bộ ít nhiều. Ở Sài gòn sau 1975, mấy ông tổ trưởng dân phố tân tòng mà cũng ghê gớm lắm huống hồ bọn cộng sản chính cống đã từng đấu tố cha mẹ và giết người hàng loạt!

Tuy nhiên, chúng ta có thể chia cộng sản làm hai loại. Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Pon Pot là đại gian, đại ác, trước sau vẫn như nhau, không thay đổi, thành thử không có gì gọi là tiến bộ. Còn cộng sản như Gorbachov, Triệu Tử Dương, Nguyễn Hữu Đang, Phùng Quán, Hoàng Cầm, Trần Đức Thảo, Hữu Loan, Trần Dần, Trần Xuân Bách, Nguyễn Hộ, Nguyễn Văn Trấn, Nguyễn Kiến Giang, Trần Độ . . . . . đã bỏ đảng mà theo nhân dân thì quả là cộng sản tiến bộ.

II.CỘNG SẢN TIẾN BỘ NHƯ THẾ NÀO?

Những người cộng sản được gọi là tiến bộ là vì họ đã nhìn ra những sai lầm của chủ nghĩa Marx, những tàn ác, xấu xa và bất công của chính quyền và đảng cộng sản trong khi đa số nhân dân và đảng viên vẫn u mê tin tưởng vào những lãnh tụ ngu dốt và tàn bạo của Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, Hung, Ba Lan. . .So với những đảng viên cộng sản thì họ là người tiến bộ, nhưng so với người quốc gia muôn thuở thì chẳng có gì là tiến bộ, vì tất cả những điều họ hô hào như tự do, dân chủ, mở cửa giao thương, kinh doanh làm giàu . ..thì đã có từ lâu. Từ lâu, con người đã tự do sống, tự do kinh doanh. Tại Việt Nam thì có An Tiêm, tại Trung Quốc thì có Lã Bất Vy, Thạch Sùng. Từ lâu, đức Phật đã hô hào bãi bỏ phân biệt giai cấp, và Mạnh Tử đã chủ trương "quân vi khinh, dân vi quý"! Chậm nhất là cách mạng Pháp 1789 loài người đã tích cực tranh đấu cho dân chủ, một nền dân chủ thật sự chứ không giả dối như Marx, Lenin, Stalin.

Dẫu sao thì họ cũng đã có công, đã có ý chí quật cường chống lại chủ nghĩa cộng sản dù phải hy sinh tánh mạng và đời sống của mình và vợ con! Họ đã lên tiếng phản đối hoặc hành động chống lại những đường lối phi dân chủ của cộng sản chuyên chế. Họ đã bị giáng chức, bị đuổi ra khỏi đảng hoặc bị tù, hoặc bị canh giữ nghiêm ngặt. Nhóm Nhân Văn Giai Phẩm phần lớn là chiến sĩ chống Pháp, là đảng viên đã lên tiếng đòi tự do văn nghệ, phản đối chính sách bóp cổ văn nghệ sĩ của bọn chính ủy, bọn cai thầu văn nghệ và công an văn hóa!

Những người cộng sản tiến bộ này cũng có thể chia ra nhiều loại. Có thể có người có tư tưởng giống ta là những người quốc gia nhưng một số có tư tuởng khác người quốc gia chân chính. Họ chỉ giống ta một vài phần thôi!

Ví dụ ông Đặng Tiểu Bình. Ông chống Mao và bị Mao tước quyền và bắt giam vì tội " đi theo con đường tư bản chủ nghĩa"! Mao kết tội ông rất đúng, không oan! Trong cuộc cách mạng vô văn hóa của Mao, con trai ông bị ném xuống lầu ba què chân phải đi xe lăn. Sau ông được phục quyền ra tay trừ bè lũ bốn tên, hủy bỏ chính sách ngu dốt và cực đoan của Mao, mở cửa cho ngoại quốc đầu tư và khuyến khích dân chúng làm giàu.Ông và bè lũ cộng sản gọi chính sách Đặng Tiểu Bình là đổi mới nhưng thực chất là " trở lại con đường tư bản chủ nghĩa" đúng như Mao đã kết tội ông. Ông chỉ bắt chước cái cũ của quân chủ và tư bản thế là ông khôn hơn Marx và Mao vì theo quân chủ và tư bản thì mới có tiền, chứ theo Marx, Lenin, Stalin và Mao thì tan nát và nghèo đói!


Nhưng ông chỉ tiến bộ đến đó thôi. Ông vẫn chủ trưởng độc tài đảng trị, mở lối cho nạn tham nhũng và bè phái, bóp nghẹt tự do dân chủ của nhân dân. Ông phạm tội ác khi xua quân xâm chiếm Việt Nam. Con ông bị Hồng Vệ binh ném xuống đất làm cho què chân nhưng ông đã ra lệnh dùng xe tăng giết hàng ngàn sinh viên ở Thiên An môn ! Như vậy là ông chỉ tiến bộ về kinh tế mà vẫn bảo thủ về chính trị. Và ông còn tàn ác hơn "bè lũ bốn tên" đã làm hại ông và con ông!

Một ví dụ khác là ông Lưu Á Châu. Ông chủ trương Trung Quốc muốn tồn tại thì phải theo kinh tế và chính trị Mỹ. Đó là điểm sáng suốt và tiến bộ của ông. Nhưng ông cũng có mặt phản động đối với chân lý loài người. Ông hùa theo Đặng Tiểu Bình ca tụng việc Trung Quốc đánh phá Việt Nam năm 1979, và việc tàn sát Thiên An môn 1989!

Ở Việt Nam không thiếu những con người tiến bộ kiểu này! Nguyễn Văn Linh theo Nga và Đặng Tiểu Bình mà đổi mới năm 1986, nhưng it lâu sau, ông lại trở về đường lối chuyên chế sau khi Đông Âu và Liên Xô sụp đổ. Như vậy là Nguyễn Văn Linh không hoàn toàn tiến bộ!

Một vài người cho rằng Võ Văn Kiệt tiến bộ nhưng theo thiển kiến, ông chỉ giả đò nhân nghĩa. Ông thẳng tay bỏ tù nhân dân miền Nam thế mà sau khi hưu trí, ông hô hào hòa hợp hòa giải! Tại sao ông không thực hiện hòa hợp hòa giải trong thời ông làm Ủy ban Quân Quản Saigon? Ông kêu gọi chống tham nhũng, nhưng gia đình ông mặc sức làm giàu nhờ uy thế đảng, và ông bênh vực tham nhũng vì theo ông người cộng sản phải được hưởng thụ sau bao năm gian khổ!

Một số người miền Bắc bỏ nước chạy sang Hương Cảng. Vì sao bỏ nước ra đi? Vì kinh tế hay vì chính trị? Kinh tế cộng sản làm dân đói khổ tức là có sai lầm về chính trị. Họ ghét cộng sản không? Họ yêu cộng sản, sao không ở lại xây dựng XHCN? Tại sao qua Hongkong mà còn làm lễ mừng 30-4 đại thắng và đánh người miền Nam?


Thực tế cho thấy nhân dân miền Bắc một số đã tiêm nhiễm tuyên truyền của cộng sản cho nên có ác cảm với miền Nam và người quốc gia. Dương Thu Hương chống cộng sản, vạch trần những xấu xa của chế độ cộng sản thế mà viết rằng lính Quốc Gia ăn thịt người, phụ nữ miền Nam bị bóc lột nên phải lấy chồng già. Bà quên rằng Nông Thị Xuân lấy chồng già và bị giết chết cả hai chị em vì danh giá của bậc thánh ! Bà còn cho rằng xã hội miền Nam ăn bám, không lao động. Cái nghề sơn sửa móng tay là một một nghề xấu xa trong một xã hội đồi trụy. Bây giờ tôi thấy bà đã tân trang, có phải là bà Dương Thu Hương trước kia không? Và bà nay nghĩ gì về nghề sơn móng tay, uốn tóc và sửa sắc đẹp?

Vũ Thư Hiên tiến bộ đã mở mắt về thiên đường cộng sản và chủ nghĩa Marx nhưng vẫn cho rằng chủ thuyết Marx là nhân bản, ông xưng tụng bọn cộng sản đã giam cha con ông, khủng bố và bao vây gia đình ông là những nhà cách mạng, và tỏ thái độ ghét Việt Nam Quốc Dân đảng, Đại Việt đảng và Nguyễn Chí Thiện.

Trần Đức Thảo một đời bị te tua vì cộng sản thế mà trong tác phẩm cuối cùng của ông, ông vẫn cho rằng quan điểm giai cấp của Marx là hoàn toàn đúng và căn bản (1)

Và trong cuộc sống, ta vẫn thấy người XHCN vẫn tự hào:
+ Việt Nam là nhất thiên hạ vì Mỹ mạnh nhất mà bị thua Việt Nam thì trên thế giới, Việt Nam là vô địch!Tiêu biểu lối nói này là Lê Duẩn, Đỗ Mười.
+Chỉ có người XHCN là yêu nước còn bọn chạy theo Mỹ, Pháp là phản quốc! Sự việc này rõ ràng nhất là có một thời người xuất cảnh trước khi ra đi luôn được nghe bọn công an i tờ giảng về lòng yêu nước và bắt nghe bài " Quê hương là chùm khế ngọt"!
+Họ luôn tự hào về thành tích chống Pháp, đuổi Mỹ và xây dựng XHCN. Tiêu biểu cho hạng này là Trần Độ, Nguyễn Văn Trấn. . .
Nói chung, người XHCN một số chỉ có tiến bộ một phần.



Đừng tưởng rằng bạn dễ dàng nói chuyện với một người cộng sản được gọi là tiến bộ. Cái bệnh trầm trọng nhất của đa số người cộng sản từ trí thức cho đến bình dân thường là kiêu căng, tự phụ và khinh người! Cái tự tôn của họ là họ tự coi là kẻ chiến thắng vì Việt Nam đã đánh thắng bốn kẻ thù lớn nhất thế giới là Nhật, Pháp, Mỹ và Trung Cộng. Họ là đỉnh cao trí tuệ vì hơn hai mưoi năm tốt nghiệp trong đại học chống Mỹ thì không một trường đại học nào có thể sánh bằng!Họ tiếp bạn, nói chuyện với bạn là họ đã hạ mình lắm rồi! Khi nói chuyện với bạn, trong lòng họ có thể khinh bạn là người mất gốc, là kẻ trụy lạc, không yêu nước, không lao động, không hiểu gì về đất nước và con người Việt Nam. Họ cũng khinh rẻ bọn Việt kiều ngu, bị gái lừa! Và nay họ khinh Việt kiều không xài sang bằng Việt Cộng, Việt kiều bủn xỉn!. . .Họ cũng khi bọn Việt kiều bụng phệ, đầu sói. . .Không chịu gian khổ, trưởng giả học làm sang, vừa về đến quê hương đã kêu dơ bẩn, chật chội và nóng! Họ ghét cái bọn trẻ Việt kiều không nói được tiếng Việt, cứ nhí nha, nhí nhô Anh, Pháp, Đức! Họ ghét cái cung cách bất lịch sự của Việt kiều về Việt Nam không dám ăn, không dám uống!Chính Phạm Duy đã bị chê là không biết gì về dân ca và không có đóng góp cho công cuộc đánh Pháp, đuổi Mỹ!

Họ khinh ta đã đành. Họ còn khinh tất các dân tộc trên thế giới! Họ chỉ trích dân Nga phản bội XHCN, họ khinh Canada yếu xìu, không có binh hùng tướng mạnh, họ ghét Mỹ là đế quốc, họ ghét Anh Pháp là thực dân. . .

III. TẠI SAO CỘNG SẢN BẢO THỦ HOẶC TIẾN BỘ HẠN CHẾ?

Bên cạnh những người cộng sản tiến bộ thực sự như Gorbachov, Milovan Djilas , có một số bảo thủ hoặc tiến bộ nửa vời. Tại sao vậy?

1. Hạng bảo thủ:
Hạng lãnh đạo và lý thuyết gia số một như Marx, Lenin, Stalin và Mao thì tự cao, tự đắc cho mình là sáng suốt, là tiến bộ nhất thiên hạ nên không bao giờ nghĩ rằng họ sai lầm. Nếu ai phê bình họ, chống đối thì họ cho đó là bọn ngu xuẩn, gian ác, phản động, cần phải tiêu diệt.

Hạng này một phần vì ảo tưởng, một phần là dối trá, xảo quyệt, luôn luôn đề cao, tuyên truyền để lừa dối nhân dân và lừa dối chính họ.Dẫu sao, Lenin cũng đã có phần sáng suốt khi ông lùi bước trong năm 1921 bỏ chính sách kinh tế thời chiến bằng chính sách kinh tế mới. Sau này, Stalin bãi bỏ chính sach kinh tế mới bằng kinh tế chỉ huy tàn bạo và mù quáng.

Hạng này cũng vì tham vọng, muốn qua mặt Mỹ. Con nhái muốn bằng con bò cho nên Stalin cũng như Mao Trạch Đông tiến nhanh tiến mạnh đã đưa ra những chính sách đầy tham vọng, khiến dân chúng nghèo khổ và đói rét, chết hàng chục triệu người.
Còn hạng đàn em, một phần vì tin tưởng lãnh tụ, một phần vì mù quáng, sợ hãi cho nên lệnh trên ban xuống là cúi đầu thi hành, không cần suy nghĩ.

2. Hạng tiến bộ

Một hạng cộng sản rất thông minh, hiểu biết. Khrushchev , Gorbachov, Đặng Tiểu Bình không phải là gián điệp Mỹ như một số vu khống. Họ đã ở trong hàng ngũ lãnh đạo cho nên hiểu rõ mọi khuyết điểm của chủ nghĩa cộng sản nên cần phải thay đổi. Chiếc xe đã đến vực thẳm rồi thì phải lui lại, nếu cứ tiến nhanh tiến mạnh thì tất xuống hố sâu vực thẳm.

Một hạng như Trần Đức Thảo, Vũ Thư Hiên tiến bộ nửa vời vì nhãn quan hạn chế, tư duy chưa rốt ráo.

Một số thông minh nhưng phải cúi đầu tuân lệnh lãnh tụ ngu xuẩn.Họ không dám chống đối cũng không dám nói thật cho nên phải nói dối. Việt Nam sản xuất lúa năm bảy tấn một mẫu.Đó là nguồn gốc của "làm láo báo cáo hay". Bởi vì thế mà các cán bộ đàn em Mao phải thi hành bao biện pháp để làm Mao vui lòng như thu các nồi niêu song chảo nấu lại thành đống mà bảo là sản xuất hàng vạn tấn thép tốt nhất thế giới! Họ bịp Mao, bịp nhân dân Trung Quốc và quốc tế. Tuyên truyền, nói láo, bịp bợm đã trở thành quốc tế sách của cộng sản.

Trước 1975, Việt Nam ca tụng Mao với chính sách kinh tế nhảy vọt và thành quả của các HTX đại trà của Trung Quốc. Nhưng sau này, khi Đặng Tiểu Bình dẹp các HTX nông nghiệp, Việt Nam mới có kẻ vuốt đuôi họ Đặng và kể khổ:

Lúc bấy giờ ( 1979 ), nông dân hầu như bị bắt buộc phải tham gia các hợp tác xã nông nghiệp hoặc các tập đoàn sản xuất của nhà nước. Nếu không tham gia thì trong hồ sơ sẽ có một câu dạng như " gia đình không chấp hành đúng đường lối của Đảng và nhà nước ", và với một nhận xét như thế, thì các quyền lợi của các thành viên trong gia đình không còn là bao nhiêu nữa. Do đó, nông dân hầu hết đều tham gia vào HTX hay TĐNG, nhưng không năng suất, hiệu quả, đến giờ làm thì đi, hết giờ làm thì về ( hỏi các nhân chứng sống qua thời kỳ này thì rõ (2).

Người ta cũng nói đến sự đói nghèo của nông dân trong chế độ nô lệ của cộng sản. Vì HTX quá thất bại mà người ta phải lập ra chính sách " khoán". Khoán nghĩa là giao ruộng cho các gia đình canh tác rồi nộp hoa lợi cho đảng.Ta hãy nghe tác giả bài này, ông không ghi danh tánh nhưng ta biết ông cũng là một quan viên lớn của đảng nói đến thất bại của HTX nông nghiệp và lý do bày ra "khoán":

Vậy thì tại sao lại “ra” được khoán 10? Theo tôi có ba yếu tố rất quan trọng.
Thứ nhất, trong cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 80, nông dân là lớp người chịu nhiều cực khổ nhất. Nông dân là 80% dân số, lại sống trên toàn lãnh thổ của đất nước nên khi nông dân cực khổ, cái cực khổ bị phơi bầy không thể lấy gì mà che đậy được. Anh công nhân cũng cực khổ, nhưng ít nhất mỗi năm còn có một bộ quần áo bảo hộ; gạo thiếu thì có mì, ngô, có hạt bo bo rồi khoai sắn cấp bù. Còn anh cán bộ, các quan chức thì ngành lương thực thực phẩm nhất thiết không dám bỏ đói thì ta biết rồi. Đó là một cuộc khủng hoảng dai dẳng và nguy hiểm, dân đói quá, không có ngoại tệ để mua gạo. Tôi nhớ năm 1987 có bài báo nói 21 người bị chết đói ở Bệnh viện Thanh Hóa, Quốc hội đã chất vấn tôi về trách nhiệm để dân chết đói, có ý kiến đòi bãi chức (2).

Một số tiến bộ đã đưa ra một vài chính sách như Đặng Tiểu Bình, Nguyễn Văn Linh. đã mở cửa cho tư bản đầu tư. Việc này, nhiều báo chí và nhà bình luận đã nói. Tôi xin đưa thêm một thí dụ về chính sách "khoán nông nghiệp" mà còn gọi là khoán 10, khoán 100.
Trước tình thế nông dân khốn khổ, một số cộng sản thông minh không biết tự họ nghĩ ra hay học Liên Xô, Trung Quốc. Trên bình diện lý luận, khoán tức là làm trái với chính sách quốc hữu hóa, làm ăn tập đoàn và bãi bỏ tư hữu của Marx. Khoán là trở lại con đường tư bản chủ nghĩa. Nhưng trung thành theo Marx, Mao và Hồ thì rõ ràng là đói. Người cộng sản có lương tâm không nỡ để dân chết hàng ngàn, hàng vạn trước mắt mình. Chính là Kim Ngọc (3) tỉnh ủy Vĩnh Phú là người cực kỳ thông minh và tiến bộ và cũng có lòng nhân đạo trong thập niên 60 có sáng kiến "khoán" . Ông biết là làm vậy là phạm tội chống đảng, nhưng thương dân mà ông phải "làm chui" trong 20 năm! Cái lạ là trong đảng ủy Vĩnh Phú thiếu gì tay bảo thủ, giáo điều, gian nịnh, sao họ không báo cáo cấp thời những hành động " chống đảng, phản Marx " của Kim Ngọc mà phải chờ đợi hai mươi năm mới tiết lộ? Họ thông cảm với ông, họ hiểu ông và thương ông, kính trọng ông đến thế sao? Tội nghiệp cho ông vì đi trước thời đại nên ông bị cách chức và sống trong tủi nhục.

Sau đó thì Nguyễn Văn Linh mới theo đó mà bày ra khoán nhưng họ cũng đấu đá dữ dội nhân danh Marx và XHCN. Ta thử xem một đoạn như sau:

Sau khi kinh nghiệm khoán của Đoàn Xá được thí điểm ở toàn huyện Đồ Sơn và Hải Phòng đem lại kết quả tích cực, Hội nghị Trung ương 9 khóa IV (tháng 12/1980) đã quyết định mở rộng việc thực hiện và hoàn thiện khoán sản phẩm trong nông nghiệp. Tuy nhiên, theo Hoàng Tùng, lúc bấy giờ trong Bộ Chính trị chỉ có Tổng bí thư Lê Duẩn và các ông Võ Chí Công, Lê Thanh Nghị và Hoàng Tùng là ủng hộ chính sách khoán. Còn lại, bao gồm cả Trưởng ban Nông nghiệp Trung ương Đảng, phản đối. Trong Hội đồng Chính phủ thì chỉ Bộ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Ngọc Trìu ủng hộ, Chủ tịch Hội đồng Phạm Văn Đồng lưỡng lự, một số Phó Chủ tịch Hội đồng phản đối.(2)

So với HTX thì khoán thành công. Tác giả bài trên cho biết vài điểm như sau:
Chỉ sau 10 tháng triển khai khoán 10, cả nước đã xuất khẩu hơn 1 triệu tấn gạo (tôi không nhớ chính xác, nhưng đã dư thừa gạo và XK một lượng lớn.) Sang năm 1989 chúng ta bỏ luôn chế độ sổ gạo. TCty Lương thực phản đối, nhiều Thứ trưởng phản đối; có ông khuyên tôi: “Hãy cẩn thận, nhỡ mất mùa đói kém thì sao?”. Tôi nói chả sao, thiếu gạo thì mang tiền sang Thái Lan, một tuần sau là gạo đã cập bến. Lại có đơn kiện tôi rằng “ông này phá tan hết cả”. Thế rồi, ngay cả khi bỏ sổ gạo mà CBCNV vẫn rất phấn khởi, thóc gạo vẫn tiếp tục dư thừa rồi, có người ở ngành lương thực vẫn còn nhờ một cán bộ cấp cao (tôi không muốn nói tên vì sau đó ông đã bị bãi nhiệm do một việc khác) nói cần duy trì sổ gạo. Tôi đã nói: “Bây giờ bố tôi sống lại bảo tôi làm, tôi cũng chịu. Tôi hãi nó lắm rồi!”(2)

Tố Hữu là một tay bảo thủ, giáo điều không biết ban đầu có ủng hộ khoán hay không nhưng sau này vỗ ngực kể công. Năm 1981, ngôi sao của Tố Hữu sáng chói lắm, thế mà thơ ông dung nhan ảm đạm thê lương:

Đêm cuối năm
Đêm cuối năm riêng một ngọn đèn,
Dở hay khôn dại, những chê khen!
''Làm ăn'' hai chữ quen mà lạ,
''Thế cuộc'' nhân tình rõ trắng đen.
''Mở lối'' bao xưa người mọc cánh,
Được mùa ''khoán'' mới đất len men.
Tự cường mới biết ai gan góc,
Luồn lọt hay chi phận yều hèn.
Cách mạng mừng thêm vai gánh vác,
Hư danh chừng bớt kẻ đua chen.
Dòng đời cứ chảy tan bèo bọt,
Thế trận lòng dân dậy tiếng kèn (4)


Dù HTX hay khoán, đảng cộng sản vẫn là điền chủ bóc lột, nông dân là nông nô. Khoán hay hơn vì dân tự canh tác, không phải theo mệnh lệnh các giám đốc, chủ tịch HTX ngu dốt, gian ác và nịnh hót. Nhưng khoán có khó khăn vì được mùa hoặc trúng đất tốt thì nông dân có lợi, còn đất xấu và mất mùa thì nông dân mắc nợ. Sau khi khoán ra đời, nhiều nơi nông dân mắc nợ bị đảng ác ôn xiết nhà cửa, trâu bò. . .
Tác giả bài Khoán 100 và khoán 10 cho biết sai lầm của khoán:
Trong thời gian đầu, khoán 100 đã làm đổi mới bộ mặt nông thôn và tạo ra được lượng nông sản lớn hơn ở thời kỳ trước. Tuy nhiên cũng chỉ được một thời gian, sau đó nó bộc lộ một số vấn đề chưa giải quyết được ( hệ thống quan liêu trong các HTX, tính mệnh lệnh hành chính về khoán, đè lên vai ng nhận khoán v.v. ).

Tôi cũng xin đưa ra một thí dụ khác về 5% đất màu. Không biết là ai cũng đã có sáng kiến để cho nông dân mỗi hộ vài thước đất trồng riêng.Kết quả với 5% đất riêng này đã có khoảng 30% đến 50% lợi tức.
Một học sinh lớp ba cũng có thể giải bài toán thuộc quy tắc tam xuất này:
5% đất đai cho 50% hoa lợi,
Vậy 100% đất đai cho bao nhiêu hoa lợi?
Tại sao không giao đất 100% cho nông dân? Tại sao không đạp Mác Lê và Mao xuống hố phân? Tại sao còn theo Cộng sản nghèo khổ và tàn ác?
Bởi vì cộng sản bảo thủ, giữ quyền lợi riêng tư.
Chính Nguyễn Văn Linh đã nói:
Chỉ có 5% đất đai đã đem lại hơn một nửa thu nhập cho nông hộ, cứu đời sống của nông dân; sao không biến 5% thành 100%? (2)

Nguyễn Văn Linh nói đúng! Tại sao không để cho nông dân tư hữu 100%? Cái mà cộng sản khoe khoang là đổi mới thì ông cha ta đã thực hiện mấy chục ngàn năm, mấy trăm ngàn năm, và anh nông dân i tờ cũng biết. Chỉ có Marx, Lenin, Stalin, Mao, Hồ mới suy nghĩ tai hại như thế! Cái mà họ xưng tụng " cách mạng" là sai lầm, là đặt đầu xuống đất, giơ chân lên trời. Nay mệt mỏi và suy tàn, họ phải trở lại cũ mà tự vỗ ngực là " đổi mới"!

Một ông cộng sản bự bị bệnh. Lẽ tất nhiên ông có tiêu chuẩn cao, có thầy thuốc Liên Xô, Trung Quốc tài giỏi phục vụ cho ông. Nhưng bệnh ông bất trị. Nghe lời bạn bè và thân nhân người Nam, ông tìm đến một bác sĩ "ngụy". Kết quả ông lành bệnh nhanh chóng.

Ông hỏi bác sĩ:
"Ông có thể đào tạo những bác sĩ giỏi như ông không?
Vị bác sĩ nói:
"Được. Nhưng với điều kiện ông phải để tôi chọn sinh viên"!
Ôi! Từng ấy lời và chữ nhưng đã diễn tả hết bao cay đắng và sầu khổ của XHCN. Chính cái chủ trương vô sản chuyên chính, hồng hơn chuyên, chính cái bệnh lý lịch và bệnh tham nhũng đã tàn hại giáo dục, y tế và xã hội này!
Người cộng sản ngu ngốc thì giáo điều. Người cộng sản có trí khôn cũng giả đò giáo điều để sống còn và hưởng quyền lơi.

Người cộng sản có chút trí khôn biết theo cộng sản là sai lầm, Họ biết chủ nghĩa cộng sản mà họ phục vụ trong bao nhiêu năm là một đại họa, nhưng biết làm sao? Nếu lên tiếng chống đối chủ nghĩa Marx và chính sách của đảng ộng sản thì họ sẽ bị chính các đồng chí ông bằm vằm họ ra trăm ngàn mảnh, hoặc tống ông vào ngục tối! Làm sao đuợc trước một cơ chế tàn bạo như thế đang đứng trên đầu, trên cổ nhân dân. Họ sợ cộng sản tàn bạo mặc dầu họ là đảng viên cao cấp. Trường Chinh, Chu Văn Tấn,Võ Nguyên Giáp, Đặng Kim Giang, Lê Liêm, Đỗ Đức Kiên, Lê Trọng Nghĩa, Lê Minh Nghĩa, Phạm Quế Dương, Hoàng Minh Chính . . .đã là nạn nhân của chế độ cộng sản mà họ tôn thờ ! Ông Giáp im lặng và cúi đầu nên mới thọ trăm tuổi dù phải sống 60 năm tủi nhục! Ai cũng thông minh nhưng không ai dám lên tiếng. Ai mà không biết HTX là đại họa?Ai mà không hiểu cộng sản là phản quốc hại dân? Ai mà không biết thờ Mao thì bị Mao nuốt sống!Ông Dương Danh Dy (trước đây), và lũ đại biểu quốc hội bù nhìn ( hiện nay) biết cộng sản bán nước và Trung Quốc xâm lược nước ta nhưng họ im lặng vì phải giữ cái đầu trên cổ và giữ nồi cơm!Tác giả bài khoán 100 và khoán 10 đã nói lên tâm lý sợ hãi của đảng viên hèn nhát và vô trách nhiệm:

Dẫu sao thì tôi cũng có cảm giác rằng, vấn đề thì ai cũng biết là phải, là đúng, là có lợi cho nền kinh tế trước hết là kinh tế nông thôn, nhưng nỗi ám ảnh sợ sai, sợ trách nhiệm khiến tất cả im lặng (2).
Chủ nghĩa cộng sản, đảng cộng sản trở thành thế lực cực kỳ phản động sát hại nhân dân, tàn phá quê hương, và đi ngược sự tiến hóa của nhân loại.

Hơn nữa, một số không muốn thay đổi vì thay đổi có thể làm cho bản thân họ mất quyền lợi. Không ai giàu hơn cộng sản vì họ nắm lợi tức toàn quốc. Không ai có uy quyền bằng cộng sản vì họ có tự do bán nước, phản dân, cướp bóc tài sản quốc gia và tài sản nhân dân. Họ dùng bàn tay sắt xiết họng nhân dân, không ai dám chống đối họ.



Còn lâu người cộng sản mới gột rửa hết nọc độc cộng sản để trở thành người quốc gia chân chính và tiến bộ thật sự! Ý thức hệ cộng sản, chủ trương tiêu diệt văn hóa cũ của cộng sản đã phát huy thú tính của con người trong tư tưởng và hành động. Rất it thanh thiếu niên Hà Nội còn mang it nhiều nét thanh lịch cuả Hà Nội ngày xưa! Con người Hà Nội 36 phố phường đã mất tich rồi. Họ đã chôn xác trên rừng sâu, họ đã bỏ vào Nam và sang Pháp, sang Mỹ. Một số it còn ở lại. Nhưng rất khổ đau và mang nhiều vết thương. Còn lâu lắm, giữa người quốc gia và cộng sản mới san bằng được hố sâu về tư tưởng. Cổ nhân nói đúng. Giáo dục sai lầm thì tai họa đến vài thế hệ. Sau khi cộng sản bị tiêu diệt, phải mấy thế hệ mới tuyệt chứng cộng sản trong tư tưởng và đời sống hàng ngày của nhân dân ta?



____

CHÚ THÍCH
(1)+Trần ĐứcThảo.Vấn Đề Con Người và Chủ Nghĩa Lý Luận Không Có Con Người (Le Problème de l'Homme et l'Antihumanisme Théorique] (1988). In lần thứ hai có viết thêm. Saigon: NXB Hồ Chí Minh, 1989.
+NGUYỄN THIÊN THỤ * TRẦN ĐỨC THẢO.
(2).Không rõ tên tác giả. Khoán 100 và khoán 10 trong nông nghiệp. Gửi ngày thứ Bảy 17/04/10 22:20. http://www.huaf.edu.vn/diendan/viewtopic.php?f=119&t=7194
(3). Kim Ngọc (1917-1979) là nguyên Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Vĩnh Phú, ông được mệnh danh là "cha đẻ của khoán hộ" mà người ta quen gọi là "khoán mười", "cha đẻ của đổi mới trong nông nghiệp" ở Việt Nam.
Ông tên thật là Kim Văn Nguộc, sinh ngày 10 tháng 10 năm 1917 tại thôn Đại Nội, xã Bình Định, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc. Ông tham gia Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1939. Năm 1954 ông là Phó Chính uỷ Quân khu Việt Bắc. Đến năm 1958 là Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1968 hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ sát nhập thành tỉnh Vĩnh Phú, ông tiếp tục giữ chức vụ Bí thư tỉnh uỷ Vĩnh Phú cho đến năm 1978.
Ông là người khởi xướng việc khoán hộ trong nông nghiệp Việt Nam vào thập kỷ 60 của thế kỷ 20, và do không được người cùng thời đánh giá đúng về khoán hộ nên đã bị phê phán, phải làm kiểm điểm. Tuy nhiên, ông vẫn được tiếp tục bầu làm bí thư tỉnh uỷ và giữ chức này cho đến khi ông về hưu vào năm 1978.Ông mất ngày 26 tháng 5 năm 1979.
Năm 1995, ghi nhận những đóng góp công lao, trí tuệ của ông cho sự nghiệp đổi mới của cách mạng Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đã tặng Huân chương Độc lập hạng nhất cho ông Kim Ngọc.
Năm 1996, hai ngôi trường nơi ông sinh ra ở xã Bình Định, huyện Yên Lạc được đặt tên ông. Năm 2005, một trong những con đường đẹp nhất của thành phố Vĩnh Yên cũng được mang tên ông.
Năm 2009, ông được chính phủ truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh.
(4). Báo Nhân Dân, ngày 31-12-1961.






Wednesday, August 25, 2010

RFA * TRUNG QUỐC & VIỆT NAM

Không thể thấy rõ, thấy hết… Trung Quốc ngay từ đầu
2010-08-25

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết mới nhất dành riêng cho RFA của ông Dương Danh Dy, một chuyên gia về Trung Quốc, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Bắc Kinh. Mời quý vị theo dõi.

RFA PHOTO.

Từ trái sang: Cựu Tổng thống Bill Clinton, Đại sứ Việt Nam Lê Công Phụng và Trợ lý Ngoại trưởng Kurt Campbell tại lễ Kỷ niệm 15 năm quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Việt Nam hôm 14/07/2010 ở Washinhton DC.

Nhận thức một đất nước là một quá trình

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 15 năm bình thường quan hệ Việt-Mỹ, đầu tháng 7 năm 2010 vừa qua, nhiều cuộc hội thảo khoa học, trao đổi ý kiến… giữa một số chính khách, cựu chính khách, học giả, sinh viên… hai nước Việt, Mỹ đã được tiến hành tại Hà Nội (có cuộc đông tới hơn 150 người).

Tôi là người may mắn được tham dự 3 cuộc và đây là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc trực tiếp với năm ba, học giả, người phụ trách một lĩnh vực nào đó của phía Mỹ nhưng là người Mỹ gốc Việt liên tiếp trong một số ngày. Các anh, các cháu ấy đều nói thành thạo tiếng Việt, với tôi điều này quả thật là một hạnh phúc. Trong câu chuyện riêng tư, một anh (tôi xin phép không nêu tên) đã hỏi tôi: bác nhận ra bộ mặt “bá quyền bành trướng” của những nhà lãnh đạo Trung Quốc từ lúc nào?

Tôi đã không ngần ngại nói với anh mấy điều dưới đây:

Nhận thức rõ một vấn đề, một đất nước… là một quá trình, nhưng đối với mỗi người tùy theo trình độ, hoàn cảnh ... mà có thể dài ngắn khác nhau. Đối với tôi, nhận thức Trung Quốc là một quá trình khá dài, từ tin tưởng đến chỗ từng bước từng bước thấy được một phần rồi phần lớn sự thực, và đến bây giờ vẫn chưa chưa dám nói là đã hiểu hết .

Đầu năm 1954, sau thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng tôi được trang bị quân phục mới do nước bạn Trung Quốc cung cấp. Chúng tôi đều thích những chiếc ba lô gọn nhẹ, những đôi giày vải còn thơm mùi cao su, nhưng gây ấn tượng với tôi là chiếc bi đông nhôm đựng nước.

Trên đường hành quân trước đây, ngoài vũ khí, balô quần áo và chiếc ruột tượng đựng gạo ra, hai vật bất ly thân thời đó của chúng tôi là chiếc xẻng (để đào công sự bảo vệ mình và vũ khí) và một đoạn ống vầu vừa cồng kềnh vừa nặng dùng để đựng nước uống khi hành quân và chiến đấu (khi nào hỏng thì tạt vào rừng chặt một ống mới thay thế), nên khi nhận chiếc bi đông mới, việc đầu tiên của tôi là cắt chiếc áo len dệt mà mẹ đã gửi từ vùng địch hậu ra cho, chia làm mấy phần cho mấy anh em cùng tiểu đội để bọc chiếc bi đông đó (một sự lãng phí ghê gớm và đánh mất một kỷ niệm quí báu của người thân, nhưng tuổi trẻ là thế đó).

Sau khi có trang bị mới, chúng tôi được Bác Hồ và Bác Mao (lúc đó hầu như mọi người ở vùng giải phóng đều gọi như vậy) khao quân. Bữa tiệc khao quân, ngoài các món ăn Việt Nam có thêm món thịt lợn hộp Trung Quốc và thuốc lá Trung Quốc là quà của Bác Mao. Sau những ngày rít thuốc lào, ấn tượng về hai điếu thuốc lá thơm này mạnh đến mức tôi đã nhớ nhãn hiệu của nó (dù lúc đó chưa biết chữ Hán) để sau này khi sang Trung Quốc mới biết đó là thuốc lá Hằng Đại do Thượng Hải sản xuất.

Cảm giác thân thiện với nước Trung Hoa mới đến với tôi như vậy đấy. Rồi thắng lợi tại hội nghị Geneve, ta có một nửa nước. Tôi theo sư đoàn về tiếp quản thị xã Bắc Ninh. Câu thơ “Xưa là rừng núi là đêm, Giờ thêm sông biển lại thêm ban ngày” của Tố Hữu đã nói đúng tâm trạng, ít nhất là của những người lính chúng tôi trên đường ra trận chỉ đánh bạn với đêm đen, nay thoải mái, đàng hoàng đi giữa ban ngày mà không sợ máy bay địch oanh tạc.

Việt Nam - món hàng có giá của Trung Quốc

“Nước bạn Trung Quốc đã giúp ta rất lớn trong thắng lợi này …”, cấp trên phổ biến cho chúng tôi. Sao lại không tin chứ? Thế nhưng nếu lúc đó biết được rằng, như sau này tôi ngộ ra: bắt đầu tại hội nghị ấy, ban lãnh đạo Trung Quốc đã thấy Việt Nam là một “món hàng có giá” có thể dùng để trao đổi, mua bán với mấy nước lớn khác nhằm phục vụ lợi ích chủ yếu của họ thì sự thể sau này sẽ khác đi rất nhiều. Nhưng tiếc rằng ngoài Hồ Chí Minh ra, hình như ít người thấy được sự lợi dụng tinh tế đó.

NixonChuAnLai2-250.jpg
Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tại Bắc Kinh hôm 25-2-1972. Photo courtesy National Archives & Records Administration

Năm 1957, thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai lần đầu tiên sang thăm Việt Nam. Có một hành động - không biết là thực lòng hay thủ đoạn tinh vi, vị thủ tướng nổi tiếng khôn ngoan mềm mỏng này đã tới dâng hương tại đền thờ Hai Bà Trưng. Hành động này được đông đảo dân miền Bắc Việt Nam, kế cả người ở vùng giải phóng cũ và vùng ta mới tiếp quản như các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và vùng đồng bằng Bắc Bộ cho là Trung Hoa cộng sản đối với ta có khác Tầu Tưởng và phong kiến Trung Quốc!

Năm 1958, tôi chuyển ngành sau khi thi đỗ vào Khoa Hóa khóa 3 Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Trung Quốc đang thực hiện phong trào “Nhảy vọt lớn”, chúng tôi háo hức theo rõi tình hình, rục rịch làm theo. May mắn là dưới sự lãnh đạo của thầy Tạ Quang Bửu và sau đó là thầy Hoàng Xuân Tùy, ĐH BK Hà nội không luyện thép bằng lò cao thủ công v.v. nhưng tôi còn nhớ, Đại học Nông nghiệp ở mạn Văn Điển lúc đó mấy đêm liền đèn điện sáng một góc trời để đón khách tham quan xem thành quả cấy dầy “em bé có thể đứng trên ngọn lúa" mà không tụt ngã. Ôi cái thời ấu trĩ!

Sau khi tốt nghiệp Kỹ sư máy móc Hóa Chất khóa đầu tiên của ĐHBK Hà nội năm 1962, tôi được phân công về làm việc tại một đơn vị thuộc Bộ Ngoại thương và tháng 8 năm 1966 được cử sang công tác tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh. Không biết có phải là cái duyên, cái nghiệp hay không mà ngày tôi tới Bắc Kinh cũng là ngày các tiểu tướng Hồng Vệ Binh công khai xuất hiện trên đường phố, dùng dao rạch quần ống loe, chặt nát giầy mõm nhái, bắt thay đèn đỏ, tín hiệu dừng xe vì cho rằng màu đỏ là màu cách mạng chỉ tiến không dừng v.v.

Tôi gắng sức tự học để nâng nhanh trình độ Trung Văn, bắt đầu đọc được báo chữ lớn và nghe hiểu tin trên VTTH. Tôi lần lượt được thấy cảnh ông Bành Chân bị các “tiểu tướng” bóp lè lưỡi, cảnh tướng Lã Chính Thao, Bộ trưởng Bộ Đường sắt, đầu đội mũ bằng giấy cao hơn 1m, không khăn quàng cổ bị “võ đấu” trong một tối mùa đông giá lạnh…, rồi các bài báo chính thống phê phán nặng nề Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Đào Trú, Hạ Long, Bành Đức Hoài.. và một số văn nghệ sĩ, trí thức… nổi tiếng là những “tên phản bội , đầu hàng, quân phiệt, công đoàn vàng, cơ hội hữu khuynh, chống phá tư tưởng Mao Trạch Đông…” những người trong một thời gian dài đã là “bạn chiến đấu thân cận” của “người cấm lái, người thày… vĩ đại”.

Một câu hỏi không thể không đặt ra: đồng chí ra sống vào chết với nhau mà họ còn đối xử tàn tệ như vậy, thì ta là cái thá gì? Lần đầu tiên tôi ngầm tự đặt cho mình câu hỏi đó và bước đầu tìm được câu trả lời.

Song song với những sự việc trên là một số thái độ “nước lớn, trịch thượng” với đủ thủ đoạn mánh khóe lúc trắng trợn lúc xảo quyệt đã được tung ra khi chúng ta làm khác họ, không theo họ.

Không kể những bất đồng xảy ra giữa hai bên trước đó mà tôi được các bậc cha chú tin cậy nói cho biết, nhưng vì chưa thấy tận mắt nên chưa ăn sâu vào dạ. Phải đến năm 1967 khi chúng ta chuẩn bị tiến hành đàm phán với Mỹ tại Paris về vấn đề Việt Nam tôi mới có dịp trông thấy nhãn tiền. Lúc này đàm phán cấp đại sứ Trung Mỹ đang bị gián đoạn.

Lo ngại Việt Nam trực tiếp tiếp xúc với Mỹ sẽ khiến giá trị của Trung Quốc đối với Mỹ kém đi, trong nội bộ họ vừa phê phán chúng ta là không dám kiên trì chiến đấu, vừa tìm cách trì hoãn đón đoàn cấp cao của ta sang xin viện trợ. Khi đoàn chuyên viên của ta trình bày khó khăn và đề xuất con số cụ thể về viện trợ lương thực, một Vụ phó Trung Quốc đã nói: thời kỳ Trường Chinh, Hồng quân của chúng tôi phải ăn cả cỏ để chống đói và luộc thắt lưng da để ăn cho có chất béo!

Những người Việt Nam có mặt hôm đó không thể nào quên câu nói “đắng họng” này. (Với kỷ luật rất nghiêm của chúng tôi thời đó, câu chuyện này rất ít người biết.) Ấy thế mà sau khi chắp nối được với Mỹ họ lại “khảng khái, vô tư” viện trợ cho Việt Nam và còn bảo: nên lấy một ít miến, táo, mì chính… về cho đồng bào thủ đô Hà Nội ăn tết! Rồi còn nhiều cái hớ (hớ chứ không phải là hứa như phóng viên Mặc Lâm đài RFA đã ghi nhầm khi phỏng vấn tôi) mà chỉ sau một thời gian mới thấy.

Ôi, trong cái cảnh còn phải nhờ vả người ta, cứ ấm ức rồi lại cám ơn, cảnh giác rồi lại tin cậy … như một mớ bùng nhùng, gỡ mãi mới tìm ra đầu mối (nhưng đến tận bây giờ vẫn còn một số ít người chưa thấy đấy). Chỉ nhờ vào thực tiễn và những bài học cay đắng, cộng với nỗ lực tìm hiểu phân tích…, chúng tôi mới dần dần hiểu ra. Sự tỉnh ngộ dù chỉ là ban đầu đã mất nhiều thời gian công sức và trả giá như vậy đó, bạn ơi! (Tôi không muốn nói đến bao nhiêu cuộc họp hành nội bộ, đấu tranh gay gắt với nhau nhằm tìm ra chân lý)

Còn ai bảo tôi ngu, tôi xin nhận và cám ơn. Xin nói không phải là để bào chữa cho sự kém cỏi của mình, ngay đến Khorutsov, nhân vật nổi tiếng một thời của Liên Xô cũ đã phải cay đắng thốt lên: “chỉ có những thằng ngu mới tin được Trung Quốc” sau khi bị họ lừa một cách vô cùng khôn khéo! Và không ít người Mỹ cũng đã ăn phải quả đắng của Trung Quốc đấy!

Cho nên nói rằng, ngay từ đầu đã hiểu ngay, hiểu sâu, hiểu hết ..Trung Quốc không bị hớ với họ chỉ là thể hiện sự không hiểu gì về Trung Quốc thôi.

Anh bạn mới quen, nhưng có lẽ vì cũng là dân cùng nghiệp nên đã lặng lẽ tỏ vẻ tán đồng.

Tháng tám năm 2010.


Theo dòng thời sự:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Can-not-see-china-clearly-at-the-beginning-08252010140725.html