Wednesday, November 24, 2010

BÙI TÍN * ĐỈNH CAO NHÂN SỰ CỘNG ĐẢNG

Bùi Tín Blog
Hình: photos.com
Khủng hoảng gay gắt ở đỉnh cao quyền lực

Chưa bao giờ lãnh đạo cao nhất của chính quyền độc đảng trong nước bị bủa vây bởi những vấn đề gay gắt nan giải như hiện nay
Toàn bài
Tin liên hệ

* Vấn đề nhân sự và câu châm ngôn dân dã
* 15 bác đỉnh cao líu lưỡi trước em gái 16 tuổi
* Bộ chính trị trước nước cờ chiếu tướng hiểm hóc

Vấn đề nhân sự và câu châm ngôn dân dã

Vấn đề nhân sự cầm quyền đang là vấn đề cực kỳ hệ trọng và cấp bách ở nước ta. Đó là vấn đề làm thế nào để phát hiện những đại biểu
15 bác đỉnh cao líu lưỡi trước em gái 16 tuổi

Hầu hết các kiến nghị và góp ý với các văn kiện dự thảo chuẩn bị cho Đại hội XI đảng đều tập trung phê phán sự lãnh đạo của Bộ Chính trị
Bộ chính trị trước nước cờ chiếu tướng hiểm hóc

Ủy viên Bộ chính trị, ông là ai? là một bài viết trên blog Anh Ba Sàm rất được cư dân blog chú ý
‘Túi khôn dân tộc’ bác bỏ hoàn toàn Cương lĩnh của Bộ chính trị

Ngày 7-10-2010 vừa qua tại Hà Nội hơn 20 trí thức hàng đầu của thủ đô, đều là đảng viên cộng sản kỳ cựu...
Bravo! Công an và cuộc rút lui kiểu Fair Play!

Fair Play là thái độ của Sở Công an Hà Nội mới đây đối với vụ án mang tên “Nguyễn Thượng Long và đồng bọn can tội tham gia làm báo
Trò ma giáo giúp việc ‘phong Thánh’

Có thể nói chưa bao giờ ngành Công an và ngành Tuyên giáo trong nước lại góp phần đắc lực phát triển phong trào dân chủ
Nét đẹp mới: Quốc hội dân sự lấn Quốc hội vâng dạ

Các cuộc thảo luận về sự kiện phá sản của đại công ty quốc doanh Vinashin và sự kiện khai thác bauxite
Bùn đỏ giữa Quốc hội: Hai vấn đề chính chưa được nói tới

Quốc hội trong nước đang bàn đến vấn đề bauxite. Đây là dấu hiệu tốt, không ai có thể ỉm đi, lờ đi, tránh né được
Một thư ngỏ mang nhiều sức nặng

Bức thư ngỏ ngày 11 tháng 10-2010 của 23 nhân vật từng có vị trí cao trong Đảng Cộng sản Trung Quốc gửi Ban Thường vụ Quốc hội TQ
Kim Jong Un (trái), 27 tuổi, được thăng chức tướng 4 sao và Phó chủ tịch quân uỷ trung ương của đảng Lao Động Triều Tiên
Câu chuyện con Thiên nga Đen

Mấy ngày nay dư luận toàn cầu xôn xao về chuyện Bắc Triều Tiên đang chuẩn bị thử bom hạt nhân
Xã hội dân sự, Xã hội công dân lừng lững bước tới

Xã hội dân sự, xã hội công dân là tương lai rất gần trên đất nước ta. Nó đang lớn dần từng ngày, từng ngày
Thế nào là hợp tác quốc tế phòng chống tham nhũng

Trong thời gian qua, đã có nhiều vụ án tham nhũng tại Việt Nam có dính đến những yếu tố nước ngoài
Bong bóng được thả bay lên bầu trời kết thúc cuộc diễu binh kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội
Báo Pháp: Hàng vạn trẻ bất hạnh Thăng Long những ngày giỗ Tổ

Báo chí Pháp đưa tin ra sao về những ngày kỷ niệm Ngàn năm Thăng Long ở Hà Nội?
Tin vui về 33 thợ mỏ Chile bị kẹt trong lòng đất

Cả thế giới hồi hộp theo dõi tình hình của 33 thợ mỏ Chile bị kẹt trong lòng đất do sập hầm từ đêm 5-8-2010
Tin tức truyền hình Nam Triều Tiên chiếu hình ảnh Kim Jong Un, người con trai thứ 3 của lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Il
Bắc Triều Tiên: Những trò nhố nhăng của một nhà nước CS

Bình Nhưỡng đang là thủ đô của nhũng chuyện kỳ quặc, không giống ai
Hoàng Thành Thăng Long
Số phận bộ phim lớn về Thăng Long: Họ bắt đầu biết sợ dân?

Hội đồng duyệt phim do Bộ Văn hóa - Thể dục thể thao - Du lịch triệu tập đã họp để thẩm định về bộ phim «Đường tới thành Thăng Long»
Con đường gốm sứ ven sông Hồng
Hào khí Thăng Long thời Tự chủ hay ám khí thời Bắc thuộc mới?

Đại lễ kỷ niệm Ngàn năm Thăng Long được chuẩn bị đã 8 năm nay. Khi được biết mục đích của lễ kỷ niệm là nhắc lại lịch sử oanh liệt
Mời góp ý kiến, rồi bịt mồm mọi người, bịt tai mình, thế là kính trọng, dân chủ ư?

Bộ chính trị đảng CS Việt Nam vừa trịnh trọng ra lời kêu gọi toàn dân góp ý vào 3 văn kiện dự thảo sẽ trình Đại hội XI
Tượng Lý Thái Tổ ở Hà Nội
Hãy cùng cất lên lời nói thẳng

Sắp đến Đại lễ Ngàn năm Thăng Long, kỷ niệm một ngàn năm khai sáng Triều đại nhà Lý, mở ra một thời kỳ thịnh trị an hòa tự cường
Thăng Long-con đường gốm sứ ven sông Hồng, hình đắp bên thành cầu Chương Dương
Một bộ phim to lớn khó…nuốt

Đây là bộ phim về nhân vật lịch sử, Người khai sáng triều đại nhà Lý cách đây nghìn năm: Lý Công Uẩn
Các tin khác


http://www.voanews.com/vietnamese/blogs/tin/


15 bác đỉnh cao líu lưỡi trước em gái 16 tuổi
Hình: ASSOCIATED PRESS

Chia sẻ

Tin liên hệ

Ðường dẫn liên hệ

Hầu hết những kiến nghị và góp ý với các văn kiện dự thảo chuẩn bị cho Đại hội XI đảng CS Việt Nam đều tập trung phê phán sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, còn chỉ rõ Bộ Chính trị khóa hiện tại phạm những sai lầm vượt quá các khóa trước, từ chống lãng phí tham ô, cải cách hành chính, bảo vệ môi trường đến cải cách phúc lợi xã hội, cải cách y tế, đổi mới giáo dục…đều sa sút lớn. Từ vấn đề quan tâm đến nông dân, nông thôn, nông nghiệp đến cải thiện cuộc sống của người lao động; từ quan tâm đến phụ nữ nghèo khổ bị buôn bán qua biên giới, đưa đi lao động sang Nam Triều Tiên, Trung Đông… đến người dân các vùng lũ, lụt, Bộ Chính trị khóa hiện tại tỏ ra vô trách nhiệm, buông trôi, gần như bỏ mặc.

Các góp ý của cán bộ kỳ cựu, đảng viên lâu năm 30, 40 năm tuổi đảng đều chỉ rõ Bộ Chính trị khóa hiện tại là Bộ Chính trị của vụ Vinashin, của vụ bauxite trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên, là Bộ Chính trị của các vụ tham nhũng quốc tế Securency, Nexus Technologies ở Úc và ở Mỹ vẫn bị che che dấu dấu, của vụ cưỡng dâm tập thể của các quan chức cộng sản đầu tỉnh Hà Giang vẫn bị bóp ngẹt một cách gian trá, của vụ án dựng lên vụng về về Luật sư Cù Huy Hà Vũ mua dâm chỉ nhằm trả thù và bịt mồm một trí thức ngay thật dám đứng thẳng dậy vì quyền sống tự do của nhân dân và dân tộc.

Bộ Chính trị bị tập trung chĩa mũi nhọn trong đấu tranh mấy tháng nay là có lý do, có cơ sở. Vì nói là đảng lãnh đạo nhưng thật ra gần 3 triệu đảng viên CS chỉ là một khối không hồn, không có tác dụng gì đối với đường lối, chủ trương, chính sách của đảng; ngay cả Ban chấp hành trung ương gồm 160 ủy viên chính thức và 21 ủy viên dự khuyết hầu hết phân tán ở các điạ phương và các ngành, mỗi năm họp 2 lần, cũng không có tác động gì nhiều đến các đường lối, chủ trương chính sách của đảng, tuy phần lớn mỗi vị đều ra sức tận dụng chức quyền để kiếm lợi, không ít còn tác yêu tác quái ở địa phương mình, như ở Hà Giang, Đà Nẵng, Ninh Bình, Bình Thuận, Sóc Trăng, Cà Mau…

Theo cơ chế dân chủ tập trung - nghĩa là dân chủ bị cắt xén, bị đảo ngược, Bộ Chính trị 15 người hiện nay mới thật là cơ quan lãnh đạo toàn quyền tối cao, có quyền lực vô hạn, tuyệt đối, theo nguyên tắc «chuyên chính vô sản» của Lenin là tự đặt trên luật pháp, ngoài luật pháp và hiến pháp, có quyền sinh quyền sát đối với mỗi một công dân mà không có một quyền lực nào khác kiềm chế, kiểm tra, cân bằng. Trong đảng CS, người ta gọi đó là nguyên tắc «sự lãnh đạo thường xuyên, liên tục và tuyệt đối của đảng».

Do đó việc Bộ Chính trị 15 người hiên tại bị tập trung phê phán, bị chất vấn, bị mổ xẻ ngay trong Quốc hội là lẽ đương nhiên. Do đó bài viết «Ủy viên Bộ Chính trị, ông là ai?» của Blogger Nắng chang chang (dân làm báo) đã có gần một triệu người đọc và truyền bá rộng rãi chỉ trong vòng 3 tuần lễ.

Tác giả điểm mặt từng vị trong 15 vị để kết luận không một ai có tài năng gì xuất chúng, có trình độ hiểu biết gì sâu rộng, có đạo đức gì cao siêu vượt số đông, thậm chí tỏ ra kiến thức chỉ ở mức trung bình, hiểu biết thế giới nông cạn, đạo đức rất đáng nghi ngờ, khả năng ngoại ngữ giao tiếp thô kệch, mà sao lại có quyền hành kinh khủng đến thế.

Nhà báo này còn so sánh với các khóa Bộ Chính trị trước kia, và nhận ra 15 người hiện tại không ai có thành tích gì chống thực dân, giành độc lập, không hề bị tù đày, không có một chiến công hay thành tích gì nổi bật, trình độ viết lách, tranh luận chỉ sàn sàn bậc trung, Bộ Chính trị lại không do công dân hay Quốc hội bầu ra, vậy sao lại có quyền vô hạn đến thế? Có chế độ nào lộn xộn, vô lý, phi pháp đến vậy.

Giữa lúc cư dân bloggers xôn xao với bài «Ủy viên Bộ Chính trị, ông là ai?» thì một bài viết khác, của một em gái mới 16 tuổi, em Nguyễn Đắc Hải Di – Joyce Anne Nguyen - hiện du học ở Oslo - Na Uy, với đầu đề là «Bài viết không có tựa» cũng được truyền đi rất rộng trong và ngoài nước. Em sinh viên khoa học xã hội quan tâm đến tình hình chính trị của nước ta đã là chuyện hiếm, vậy mà những chính kiến của em khá là sắc sảo, không kém phần hồn nhiên, thu hút sự chú ý của đông đảo bạn đọc. Em Hải Di đặt ra những câu hỏi nóng bỏng, rất cần gửi đến 15 vị Bộ Chính trị lúc này, nguyên văn là:

«Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ hoàn toàn không quan tâm đến nhân dân? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ không cho phép nhân dân biểu tình hoặc chỉ đơn giản là cất tiếng nói? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ gạt ngang không đếm xỉa đến bản kiến nghị phản đối 1 dự án gây tác hại trầm trọng đến môi trường, sự sống và cả an ninh lãnh thổ đất nước? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ chặn Blog, chặn Website? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi dân oan khiếu kiện, họ không bao giờ giải quyết? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ không đầu tư công sức vào nền giáo dục, tiếp tục những trò cải cách chạy vòng quanh không cần thiết, bằng cách lấy kiến thức năm này đắp vào năm khác và quay vòng? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ không giải quyết vấn đề tham nhũng trầm trọng và giải thích Việt Nam không phải là nước tham nhũng nhất thế giới và quốc gia nào cũng có? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ không màng đến vấn đề giao thông, để hàng chục ngàn người chết mỗi năm, và phần lớn vì đường sá chật chội, đầy ‘lô cốt’, kém chất lượng và gây ra nhiều cái chết phi lý? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ xem nhân dân là con cái không được phép cãi lời và ‘hàng xóm’ không cần can thiệp? Họ là những người lãnh đạo như thế nào mà họ lên nắm quyền khi nhân dân không biết họ là ai để bàu cho họ? Họ là những người lãnh đạo như thế nào mà họ dù làm bất cứ điều gì, vẫn tiếp tục giữ cái ghế của mình? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ e ngại mọi sự so sánh và kết luận đó là vọng ngoại và phản quốc? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ không dám nhìn thẳng vào khuyết điểm và huyễn hoặc nhân dân rằng mọi đất nước có vấn đề riêng và đất nước ta đang ngày càng tiến bộ?»

Một em gái 16 tuổi - mới là công dân dự bị, dám đặt ra một loạt 13 câu hỏi tâm huyết, chứng tỏ rằng tình hình chính trị nước ta đang chuyển biến sâu và rộng đến mức nào.


Và cũng chứng minh giới phụ nữ ta đang thức tỉnh mạnh mẽ ra sao. Cô luật sư Công Nhân làm thơ chế riễu độc quyền đảng trị. Nhà văn Võ Thị Hảo hỏi tội kẻ nào đã tàn phá nền văn hóa nền nã của đất Kinh kỳ Thăng Long, chỉ đích danh thủ phạm là những kẻ cổ xúy đấu tranh giai cấp, tận diệt tư hữu, khinh thị tri thức, chà đạp luật pháp. Các blogger nữ Mẹ Nấm, Đoan Trang…lên án cường quyền độc đảng với giọng nói mềm mỏng mà lạt mềm buộc chặt, lý lẽ đâu ra đấy, pha nét châm biếm thú vị. Nữ nhi thời này thật nổi bật.

Em Hải Di có thể rồi sẽ là một nữ đại biểu của một quốc hội nhân dân trong tương lai. Vì quốc hội hiện nay 91% số đại biểu là đảng viên, là một cái hội của đảng, do đảng chọn, tuân theo lệnh của đảng, trên thực tế là cái hội riêng của Bộ Chính trị CS, của 15 người, không hề được nhân dân ủy nhiệm. Gọi là Quốc hội là không đúng, là ăn gian.

Xin mời 15 vị chóp bu của đảng trả lời 13 câu hỏi nói trên của một công dân dự bị 16 tuổi. Hãy tưởng tượng một cuộc chất vấn công khai, một bên là 15 bác lãnh đạo cấp cao nhất và một bên là em sinh viên công dân dự bị 16 tuổi Hải Di.

Chúng ta sẽ chứng kiến cảnh 15 bác lãnh đạo ấp úng, loanh quanh, ngụy biện và…líu lưỡi trước một cháu gái 16 tuổi vừa e thẹn vừa tươi cười thoải mái tự tin cho mà xem.

http://www.voanews.com/vietnamese/news/dinh-cao-tri-tue-11-22-2010-109940324.html

TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ CỘNG SẢN



LÝ DO LẠM PHÁT TẦU “MADE IN CHINA“

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế Geneva, 22.11.2010

Hôm qua, Chúa Nhật 21.11.2010, nhân đọc nhật báo Le Monde ngày thứ Sáu 19.11.2010, chúng tôi viết tóm tắt những gì mà Ký giả Harold THIBAULT từ Thượng Hải viết trong hai bài báo sau đây: Bài thứ nhất mang đầu đề: LA FLAMBEE DES PRIX MET EN DANGER LE MIRACLE ECONOMIQUE CHINOIS (Tăng vọt giá cả đẩy phép lạ Kinh tế Tầu vào nguy cơ)

Bài thứ hai mang đầu đề: LE MIRACLE CHINOIS MENACE PAR L’INFLATION GALOPANTE (Phép lạ Kinh tế Tầu bị đe dọa bởi Lạm phát nhẩy vọt) Trong hai bài này, Ký giả Harold THIBAULT nói đến Độc chiêu QE2 $600 tỉ tạo hậu quả là những khối vốn “đầu cơ“ nước ngoài dồn vào Trung quốc tạo tình trạng Lạm phát, Vật giá nhảy vọt, đe dọa “phép lạ Kinh tế “ Tầu.

Trung quốc tố cáo mưu hiểm của Chính sách Tiền tệ Mỹ do Giáo sư Tiến sĩ Ben BERNANKE chủ trương. Tiến sĩ Martin WOLF, cựu Tổng Giám đốc World Bank tại Ấn Độ và Bình luận gia trưởng của báo Financial Times, đã lên tiếng nói rằng Hoa kỳ không có trách nhiệm gì cả đối với Tầu bởi lẽ Hoa kỳ không bao giờ khuyên Tầu tích trữ Dự trữ ngoại tệ Đo-la tới 2’500 tỉ để bây giờ phải than vãn.

Đồng thời Tiến sĩ Alan S.BLINDER, Giáo sư Kinh tế tại Đại học Princeton và là bạn của Tiến sĩ Ben BERNANKE, đã lên tiếng dằn mặt Trung quốc cũng như những nước cứ quy trách nhiệm cho Mỹ bằng câu tuyên bố thẳng thừng sau đây: “More important, the U.S. is a sovereign nation with a right to its own monetary policy.” (The Wall Street Journal 16.11.2010, p.17) (Quan trọng hơn nữa, Hoa kỳ là một Quốc gia có quyền tối thượng với quyền quyết định cho Chính sách Tiền tệ riêng của mình).

Trong bài viết hôm qua, chúng tôi chỉ nói đến những Biện pháp cấp thời mà Thủ tướng ÔN GIA BẢO tuyên bố ngày 17.11.2010 như Kiểm soát Vật giá… để ngăn chặn Lạm phát và trình bầy Lý do Lạm phát đến từ nước ngoài (Chính sách Tiền tệ FED, QE2 $600 tỉ chẳng hạn). Chúng tôi vẫn nghĩ rằng tình trạng Lạm phát hiện nay tại Trung quốc có những lý do nội tại quan trọng hơn mà chúng ta phải tìm hiểu bởi lẽ Vật giá nhẩy vọt đã bắt đầu trước khi FED tuyên bố Độc chiêu QE2 $600 tỉ, mới từ ngày 03.11.2010.

Chúng tôi đi tìm những lý do nội tại Trung quốc. Hôm nay, 22.11.2010, đọc tờ Financial Times 22.11.2010, trang 2, chúng tôi gặp được bài của Tiến sĩ James KYNGE, Chuyên viên nghiên cứu về Trung quốc và Chủ nhiệm tờ China Confidential. Bài viết mang đầu đề là CHINA’S TWILIGHT ECONOMY PILES PRESSURE ON TO INFLATION FIGHT (Kinh tế nhá nhem tranh tối tranh sáng Trung quốc chất chồng áp lực đưa đến Lạm phát). Tác giả bài báo này đã trình bầy Lý do nội tại Trung quốc đưa đến Lạm phát và yêu cầu Trung quốc đừng gian giảo nhất thiết đổ lỗi cho Mỹ hoàn toàn.

Tác giả đã sử dụng những từ “Made in China “ để gọi những lý do nội tại Lạm phát này. Đừng đổ lỗi hoàn toàn cho Mỹ, mà trước hết hãy tìm những Lý do nội tại Trung quốc. Mở đầu cho bài trên đây, Tiến sĩ James KYNGE viết: “China has lambasted the US for its decision to launch another $600bn in monetary easing, fearing that this round of “quantitative easing “ may feed the flood of money rushing into mainland China from overseas. But while capital inflows are a problem for Beijing, there should be no doubt that China’s sweilling money supply and resurgent inflation are primarily “Made in China “. (Financial Times 22.11.2010, page 2)

(Trung quốc đã khiển trách Hoa kỳ về quyết định tung ra lượng tiền $600 tỉ nữa trong chính sách tiền tệ, sợ rằng đợt Rót Tiền vào Lưu hành (Quantitative Easing) này có thể cung cấp làn sóng tiền ập vào nội địa Trung quốc từ những nước ngoài. Nhưng trong khi những làn sóng nhập vốn là vấn đề riêng của Bắc kinh, thì người ta không nghi ngờ rằng việc cung cấp tiền căng phồng lên và lạm phát tái phát sinh là chính hiệu “Made in China “.

Những Lý do Lạm phát “Made in China“ gồm những gì ? Lý do thứ nhất là Nhà nước Tầu, vì để giữ cái tiếng là lấy lại mau chóng đà phát triển cũ sau cuộc Khủng hoảng, đã quá vội vàng bơm vốn cho các Công ty nhà nước. Lý do thứ hai là hệ thống bơm vốn ngầm giữa các Ngân Hàng và các Công ty mà chính Nhà nước không kiểm soát được. Tiến sĩ James KYNGE đưa ra những con số bơm vốn để chứng minh cho những khẳng định của mình.

* Giữ thể diện quán quân tăng trưởng sau Khủng hoảng Năm 2009, Nhà nước bơm vốn cho các Công ty trong năm 2009 là Rmb9’600 tỉ ($1’450 tỉ: “Bank lending ballooned to a record Rmb9’600bn ($1’450bn) as China rushed to reflate its economy after the financial crisis” (Ngân hàng cho vay thổi phồng vốn cho vay kỷ lục Rmb9’600 tỉ ($1’1450 tỉ) trong năm 2009 khi Trung quốc vội vàng phát động Kinh tế sau cuộc Khủng hoảng Tài chánh)

Năm 2010, Nhà nước chính thức ra Nghị quyết 2010 rót vốn Rmb7’500 tỉ ($1’130 tỉ), trong khi ấy các Ngân Hàng đã thực hiện trong 10 tháng của năm 2010 lượng tiền Rmb6’900 tỉ ($1’095 tỉ). Giữ thể diện quán quân tăng trưởng nhằm xuất cảng sang hai Thị trường Hoa kỳ và Liên Âu, trong khi ấy Hoa kỳ và Liên Âu đang trong tình trạng đình trệ Kinh tế, nghĩa là thiếu Mãi lực tiêu thụ cho chính hàng của Trung quốc.

* Hệ thống cho vay vốn ngầm mà Nhà nước không kiểm soát nổi Chúng tôi gọi là hệ thống cho vay vốn “ngầm” để dịch những từ mà Tiến sĩ James KYNGE sử dụng : “subterranean world of finance “ hay “underground financial system “. Có lẽ dùng chữ “ngầm “ chưa lột được ý nghĩa của Tác giả, mà phải dùng những chữ hệ thống tài chánh “đường hầm“ hay hệ thống tài chánh “đi chui “. Nếu là đi chui, rúc đường hầm, thì hệ thống rót vốn này gọi là “ngoại bảng cân đối kế toán“ (off-balance-sheet). Hệ thống rót vốn đường hầm này không phải chỉ nguyên từ những Ngân hàng tư mà còn từ những Ngân Hàng nhà nước, nhất là tại các Tỉnh. Tiến sĩ đưa ra những con số rót vốn đường hầm như sau:

=> Những Ngân hàng tư sử dụng “private “ funds Theo những con số cung cấp từ Use-Trust, một Tổ chức Tư vấn Kỹ nghệ, thì số vốn ngầm rót ra trong hai Tam Cá Nguyệt 2 và 3 tổng cộng là Rmb3’934.13 tỉ ($624.46 tỉ): “According to Use-Trust, a trust industry consultancy, the volume of bank trust lending conducted off the balance sheets of banks totalled Rmb2’005.26bn ($318.29bn) in the third quarter of this year, up from Rmb1’928.87 ($306.17bn) in the second quarter” (Theo Use-Trust, một Tổ chức Tư vân Kỹ nghệ, thì số lượng vốn ngân hàng cho vay ngoài bảng cân đối kế toán tổng cộng là Rmb2’005.26 tỉ ($318.29 tỉ) trong Tam cá nguyệt thứ ba của năm nay và Rmb1’928.87 tỉ ($306.17 tỉ) trong Tam cá nguyệt thứ hai)

=> Những ngân hàng nhà nước cũng cho vay đường hầm Mặc dầu dưới sự kiểm soát của Ủy Ban Điều Chỉnh Ngân Hàng Trung quốc, những Ngân Hàng nhà nước cũng đi đường hầm cho vay chui. Con số cho vay chui lên tới tối thiểu Rmb2’000 tỉ ($320 tỉ): “The off-balance-sheet lending by state banks this year was said to have reached at least Rmb2’000bn ($320 tỉ) (Số vốn cho vay ngoại bảng can đối kế toán bởi các Ngân hàng nhà nước năm nay được nói đã đạt tới tối thiểu Rmb2’000 tỉ ($320 tỉ) \

Những số vốn cho vay đường hầm này không những tạo áp lực làm Lạm phát, mà còn trở thành một thứ “Super Subprime Credit “ tạo Khủng hoảng Tài chánh và Kinh tế cho Trung quốc. Kết luận tổng thể cho cả vốn rót chính thức và vốn rót đường hầm vào Kinh tế tại Trung quốc, đó là Lý do Lạm phát cực kỳ nguy hiểm “Made in China“ chứ không phải đến từ nước ngoài hay từ Độc chiêu QE2 $600 tỉ Hoa ky mà Trung quốc luôn luôn muốn đổ lỗi cho người khác.

Tiến sĩ James KYNGE viết: “It is the pressures caused by such ballooning money supply… that are the prime causes of inflation.” (Financial Times 22.11.2010, page 2) (Đó là những áp lực gay ra từ việc cung cấp tiền căng phồng lean như vậy đã là những nguyên cớ chính yếu tạo Lạm phát hiện nay.) Phê bình về những Biện pháp chống Lạm phát Tiến sĩ James góp thêm ý kiến cho Trung quốc về việc chống Lạm phát:

=> Công kích Hoa kỳ về “Quantitative Easing“ $600 tỉ không chữa được Lạm phát bởi lẽ những áp lực gây Lạm phát do chính mình làm ra “Made in China “
=> Những Biện pháp Kiểm soát giá cả , lấy từ kho dự trữ ra 62'400 tấn thịt heo và 210'000 tấn đường. Đó chỉ là nhất thời hời hợt mang tính cách mỵ dân.

=> Vấn đề chính là phải kiểm soát được việc cho vay vốn “đường hầm “. Làm thế nào kiểm soát được những đường hầm này khi mà chính những Ngân hàng nhà nước cũng đi đường hầm vì muốn ăn hối lộ. Phép lạ Kinh tế Trung quốc bị đe dọa là ở chỗ không còn kiểm soát nổi.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế Geneva, 22.11.2010
Web: http://VietTUDAN.net


NGÔ NHÂN DỤNG * MAO TRẠCH ĐÔNG


Học cách giết người của Mao


Ngô Nhân Dụng



Nói đến văn hóa, chúng ta thường nghĩ tới những điều lớn lao như tư tưởng, triết học, cách giáo dục, cách tổ chức xã hội, vân vân. Nhưng đời sống văn hóa hai dân tộc khác nhau được thể hiện trong cách sống hàng ngày, cách người ta chào hỏi nhau, ăn uống với nhau, chúc mừng, biếu xén nhau, vân vân. Văn hóa khác nhau, trong cách sống, cách chết, ngay cả cách giết người cũng khác nhau. Văn hóa Việt Nam xưa nay biểu lộ những quan niệm về sống, chết khác hẳn người Trung Hoa.

Nhưng phải thú nhận phong cách giết người của nước mình rất thô sơ, chưa bao giờ nhiều sáng kiến phong phú như bên Trung Quốc. Tiểu thuyết Ðàn Hương Hình của Mặc Ngôn cho rất nhiều thí dụ về các kỹ thuật độc đáo của người Trung Hoa trong việc tra tấn người đến chết. Trong lịch sử còn ghi những chuyện thật, không hư cấu. Ðời Võ Hậu nhà Ðường, Tố Nguyên Lễ đã sáng chế ra các khí cụ và phương pháp tra tấn gọi tên là Lồng Sắt và Phơi Cánh.

Không có tài liệu mô tả các hình cụ đó thế nào, nhưng các quan trong triều chỉ nghe thấy đã rùng mình. Nguyên tắc của hình quan là hễ bắt một người thì phải làm sao cho hắn phải khai ra hàng chục người khác để trị tội. Tố Nguyên Lễ đã dùng phương pháp dây chuyền này xử tử hình cả nghìn người. Một người kế vị ông ta là Lai Tuấn Thần, đã phát minh ra những cách tra tấn kỳ diệu hơn và giết nhiều người hơn nữa. Khi tên này bị Thái Bình Công Chúa phản công bắt giết, kẻ thù khắp nơi mừng rỡ. Họ chờ sẵn để được băm vằm cái xác hắn ta rồi “tranh nhau róc thịt, chốc lát thi thể chẳng còn gì nữa.” “Chốc lát!” Chỉ có sử gia Trung Quốc mới có hai chữ thần tình như thế.

Việt Nam không có những viên quan giết nhiều người bằng các phương pháp độc đáo để dân phải oán hận như vậy, vì văn hóa nước mình khác. Cái nguy bị nhiễm “văn hóa giết người” bắt đầu từ khi Hồ Chí Minh mời các cố vấn Trung Quốc Vĩ Ðại vào nước ta thực hiện chủ nghĩa Mao Trạch Ðông. Giữa thế kỷ 20, người Việt Nam mình cũng học và áp dụng cách giết người rất tàn bạo nhờ học các cố vấn Tầu. Thí dụ, trong cuộc cải cách ruộng đất, người Việt chôn sống đồng bào mình, chôn đứng chỉ để hở cái đầu, rồi cho trâu kéo cày đi qua lại nhiều lần, đến lúc nạn nhân chết mới thôi.

Thi sĩ Hữu Loan, tác giả Mầu Tím Hoa Sim đã kể chuyện này, nếu không chắc nhiều người không tin cảnh đó có thật. Chính song thân bà vợ của Hữu Loan đã bị giết như thế. Hai cụ từng được phong làm địa chủ cứu quốc; nhiều lần đã chở gạo nuôi bộ đội Sư Ðoàn 304 của ông, cho nên thi sĩ biết ơn. Khi hai cụ bị giết, Hữu Loan đã cưu mang người con gái của họ, nếu không chắc cô ta sẽ chết đói. Sau ông lấy cô làm vợ mặc dù lấy con địa chủ thì phải ra khỏi đảng, bị mất hết các quyền lợi của đảng viên.

Những cách giết người mới mẻ, như chôn người ta xuống giết bằng lưỡi cày, chắc là do các cố vấn Trung Cộng giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ đạo trong thời Cải Cách Ruộng Ðất. Người Việt mình khó có ai nẩy ra được những sáng kiến như thế. Cũng như người mình phải học trong sách Tầu mới biết những món ăn, như múc óc khỉ còn sống ra, ăn ngay trên bàn.

Người mình không ai nỡ đối xử với loài vật hay với con người ác độc như vậy. Giết một mạng người cũng là ác quá rồi; chớ đừng nói trước khi giết còn hành hạ, tra tấn người ta bằng lưỡi cày! Ở bên Tầu thì khác. Họ là một quốc gia rộng lớn, vĩ đại, đông dân; người vùng này có khi coi người vùng kia như là dân khác giống. Mao Trạch Ðông đã nói nếu chiến tranh làm chết mất một nửa thì dân số Trung Hoa cũng vẫn còn đông nhất thế giới.

Ðối với Mao, nhân dân chỉ là một con số, giết một mạng người đâu nghĩa lý gì. Các vua quan Việt Nam có đời nào nghĩ về dân, nói về dân mình như thế hay không? Trước thời cộng sản, chưa thấy có. Việc nhập cảng một phương pháp giết người, số người bị giết không quan trọng bằng hậu quả, là hành động giết người tàn nhẫn đã thay đổi quan niệm của dân. Cách người ta nhìn giá trị một con người, về mạng sống một cá nhân đã thay đổi sau khi được chứng kiến các cảnh giết chóc mới. Nó thay đổi đến cách chúng ta nhìn vào mặt nhau, như những con người, như đồng bào.

Chúng ta đã thấy xã hội mình có thay đổi thật sau khi được huấn luyện nuôi lòng căm thù, theo chủ trương của Mao. Lòng căm thù phải được thổi lên và nuôi dưỡng bao nhiêu lâu mới khiến con người trở thành lạnh lùng, sẵn sàng giết đồng bào và chứng kiến cảnh giết người như thế? Cái tâm của người Việt đã thay đổi đến mức nào thì mới tổ chức được những cuộc giết người độc đáo y như bên Trung Quốc vậy?

Cứ nhìn các phương pháp giết người mới, Tâm con người phải thay đổi. Con người nhìn lẫn nhau không còn thấy đó là những người làng, những hàng xóm, anh em. Họ được huấn luyện chỉ còn nhìn thấy đó là những đối tượng đấu tranh, căm thù. Bởi vậy, học giết người theo lối Trung Cộng, người Việt sẽ dần dần cũng bị đồng hóa theo nếp sống, nếp suy nghĩ và nếp tình cảm của cán bộ Trung Cộng. Cuộc đồng hóa diễn ra theo một quá trình được hoạch định rất quy mô, dưới sự chỉ đạo của các cố vấn. Cả một đội ngũ văn nghệ sĩ được lệnh làm thơ dạy bảo người Việt Nam “chưa biết căm thù thì chưa biết yêu thương.” Ý kiến đó trái ngược hẳn với những lời dạy của Lý Nhân Tông, Trần Thái Tông, Nguyễn Trãi.

Ðó là một vấn đề văn hóa. Cứ hỏi tại sao nền nếp đạo lý của nước mình bây giờ bị tàn hoại, trẻ em cũng biết ăn cắp, biết trấn lột lẫn nhau. Chỉ vì người lớn đã chấp nhận nô lệ về văn hóa từ hơn nửa thế kỷ trước. Học tập Mao chủ tịch trong cách giết người của văn hóa Trung Hoa là nô lệ văn hóa nước bạn láng giềng. Nó khiến người Việt Nam nhìn nhau theo lối người Trung Hoa. Trong lịch sử Trung Hoa có nhiều lúc họ phải nhìn nhau như thù địch, như súc vật.

Vì những điều kiện địa lý, kinh tế của họ khác hẳn hoàn cảnh nước mình. Trong lịch sử Trung Quốc có những vụ giết người “vĩ đại” không thể nào xảy ra ở Việt Nam được. Thí dụ như Tướng Bạch Khởi nước Tần, tỉnh Thiểm Tây bây giờ. Chủ trương quân sự của Bạch Khởi (không rõ năm sanh, chết năm 257 trước Công nguyên), là châm ngôn “Tận địch vi thượng” trong Chu Ngữ. Câu này nghĩa là “Giết hết quân địch là mưu lược cao nhất.” Trong cuộc đời chiến tranh 37 năm, Bạch Khởi đã chỉ huy 10 chiến dịch lớn, chiếm 70 thành trì, san bằng các nước Hàn, Ngụy, Triệu, Sở, mở rộng biên giới nước Tần, chuẩn bị cho việc thống nhất nước Trung Hoa.

Năm 293 (trước Công nguyên), Bạch Khởi đem quân đánh liên quân Hàn và Ngụy. Tuy số quân bên địch đông gấp đôi, Bạch Khởi biết nhược điểm của họ là chia rẽ. Ông đánh quân Ngụy trước rồi đánh Hàn sau, giết chết 240,000 binh sĩ địch. Nhưng trận đánh tàn bạo nhất là trận Trường Bình (Chang Ping), năm 260 ở nước Triệu. Quân Tần vây thành Thượng Ðẳng ba năm không đánh được, đã dùng kế ly gián khiến vua Triệu cách chức tướng giỏi Liêm Pha, đưa tướng dốt Triệu Quát ra chỉ huy. Bạch Khởi được bí mật đưa tới mặt trận, đã dùng kế dụ cho Triệu Quát khinh địch tấn công trước. Rồi hai cánh quân Tần xông ra cắt ngang quân Triệu. Quân Triệu phải kép lên cao cố thủ, Bạch Khởi ra lệnh quân Tần “chỉ vây mà không đánh.”

Quân Triệu bị vây hãm 46 ngày, hết lương thực, hết nước uống, ăn thịt, uống máu lẫn nhau. Triệu Quát liều mạng phá vòng vây, bị trúng tên chết trong đám loạn quân. Toàn bộ quân Triệu phải đầu hàng. Bạch Khởi đã chọn 240 trẻ vị thành niên trong đám hàng binh, thả cho về nước để gieo kinh hoảng. Số còn lại, tất cả bị chôn sống. Trong trận này quân Triệu thiệt hại tổng cộng 450,000 người, quân Tần chết khoảng trăm ngàn. Ðó là chủ trương “Tận địch vi thượng.”

Làm sao một người có thể quyết định chôn sống hàng trăm ngàn hàng binh trong một đêm? Muốn đang tâm làm việc đó, phải là những kẻ không coi các “đối tượng” là những con người giống như mình nữa. Chắc phải “đối tượng hóa,” nhìn người ta như là dê, cừu, gà, lợn, hay thấp hơn cả súc vật. Khi Ðặng Tiểu Bình ra lệnh xe tăng tiến vào Thiên An Môn bắn chết các sinh viên tay không đi biểu tình năm 1989, ông ta cũng phải có tấm lòng sắt đá lạnh lùng như Bạch Khởi.

Cả hai đều có trong tay một bộ máy giết người để sử dụng, đám quân sẵn sàng tuân lệnh, không suy nghĩ. (Mời xem video toàn bộ cuộc thảm sát tai Thiên An Môn ở cuối bài. VT sưu tầm) Hạng Vũ khi vào kinh đô Hàm Dương nước Tần (206 trước Công nguyên). Muốn trả mối thù ngày xưa đã tới đây bán cơ bắp kiếm việc làm và bị sỉ nhục, Vũ bắt quan, dân, lính tráng, cung phi nước Tần làm nô lệ cho đám lính người Sở của mình.

Nghe đồn dân Tần oán thoán, sợ chúng nổi loạn, Hạng Vũ ra lệnh giết 200 ngàn hàng binh, trừ hậu hoạn, đốt sạch kinh thành. Người nước Tần với người Sở nói tiếng khác nhau, y phục khác nhau, điệu hát cũng khác nhau; khi lòng thù hận nổi lên thì không những họ coi nhau như kẻ thù mà còn có thể nhìn người nước kia không khác gì cầm thú. Giết mà không ớn tay. Các lãnh tụ tài giỏi biết khích động lòng căm thù trong đám quần chúng theo mình, thì dễ thành công trong chiến trận. Những kẻ giết người đều có lý do để tự biện minh.

Nhưng trên căn bản, họ phải là những kẻ coi khinh mạng sống, coi khinh nhân loại. Mạng người rẻ quá, có lẽ vì họ vẫn nhìn chung quanh, thấy đông người quá. Cứ vài thế hệ nước Trung Hoa lại bị một trận mất mùa đói kém chết hàng loạt. Bọn vua quan không bị đói bao giờ cho nên không lo ngăn ngừa trước để dân tránh nạn đói. Nhiều miệng ăn mà thực phẩm thì có giới hạn, thức ăn có khi quý hơn mạng người.

Giết người để cướp một nắm cơm cũng phải giết. Ðời Ðường, thành Thương châu bị vây hãm. Một đấu gạo giá 3 vạn quan tiền. Giết được một tên địch, cắt đầu đem nộp thì được thưởng một vạn quan. Ba cái đầu mới đong được một đấu gạo. Sống mãi như vậy thành quen, chết như vậy mãi cũng thành quen. Suốt dọc lịch sử nước Trung Hoa có những cuộc tàn sát vô lý mà người Việt Nam không thể nào hiểu nổi. Chắc chắn không ai bắt chước làm như họ được, trừ khi cứ nhắm mắt nghe theo lời cố vấn vĩ đại.

Ðời Ðường, Hoàng Sào đi thi không đậu, đi bán muối lậu bị bắt phải hối lộ bọn tham quan mới thoát chết. Nổi lên làm loạn, khi Hoàng Sào chiếm kinh đô Trường An năm 880, đã tàn sát hết bọn tôn thất họ Lý của nhà Ðường, và gia tộc tất cả các quan lại. Lòng thù hận ghê gớm như thế. Cuối đời Minh chế độ sắp tan, Trương Hiến Trung đánh thành Lục An mãi không thắng, giận lắm. Ðến khi chiếm được thành (năm 1642) ông ra lệnh giết hết dân chúng.

Dân kêu oan, vì họ đã bị cưỡng bách phải giữ thành chứ họ không muốn chống cự. Hiến Trung giảm tội cho, ra lệnh chặt tay tất cả, đàn ông chặt tay trái, đàn bà chặt tay phải. Cả thành phố Lục An toàn người cụt tay. Năm sau, Trương Hiến Trung tấn công chiếm Vũ Xương. Tất cả những người dân còn sống được tập họp ở bờ sông, sai lính cưỡi ngựa xua đẩy dân xuống sông Trường Giang, cho chết đuối hết. Xác người lềnh bềnh, suốt mấy tháng trời không ai dám ăn cá Tất nhiên mỗi lần muốn giết 100 ngàn người thì kỹ thuật thời đó đòi hỏi phải có hàng chục ngàn người đồng tình tham dự việc giết chóc mà không gớm tay. Kỳ Ngạn Thần, kể lại chuyện này trong cuốn “Người Trung Quốc, những hiểu lầm lịch sử” đã nhận xét là vụ tàn sát cả thành phố Vũ Xương này còn kinh khủng hơn cuộc đại thảm sát do quân Nhật gây ra ở Nam Kinh vào thế kỷ 20.


Mà ở Vũ Xương lại là người Trung Hoa giết người Trung Hoa đấy. Trong thế kỷ 20, người Trung Hoa vẫn giữ được thói quen giết người tập thể. Tác giả Giải Tư Trung, trong cuốn viết về “Sự khủng hoảng của tố chất quốc dân” kể lại rằng trong thời Ðại Cách Mạng Văn Hóa, tháng 8 năm 1966 ở huyện Ðại Hưng, bên ngoài thành phố Bắc Kinh, có 325 người đã bị chôn sống giữa ban ngày, gồm những người được gán nhãn hiệu “phần tử loại bốn” cùng với thân nhân; tổng cộng 22 gia đình; người già nhất 80 tuổi, trẻ nhất là một em bé mới ra đời được 38 ngày! Ở huyện Ðạo tỉnh Hồ Nam, trong 2 tháng có 4,193 người bị giết oan, do “hành động tự phát” của “quần chúng cách mạng.” Người Việt mình chịu thua.


Chúng ta không thể vì những vụ tàn sát kể trên mà nói rằng người Trung Hoa tàn ác hơn người Việt; cũng như không thể nói người Ðức đều ác độc căn cứ vào những vụ Ðức Quốc Xã tàn sát người Do Thái. Ðiều mà chúng ta có thể nhìn nhận là các bạo chúa, ở Ðức hay ở Trung Quốc, đều biết kích thích lòng hận thù của đám đông, thúc đẩy cho thú tính nổi dậy, gây ra tội ác tập thể. Một điều có thể nhận thấy nữa, là trong lịch sử Trung Quốc xảy ra nhiều vụ thảm sát; có lẽ bởi vì nước họ đông người quá, người cùng nước nhưng ở xa nhau là khác cả ngôn ngữ, văn hóa, quyền lợi, khó thông cảm với nhau. Nói chung họ không quý mạng sống của đồng bào như người Việt mình.


Một trong những tội nặng của đảng Cộng Sản Việt Nam là đã nhập cảng phương cách giết người của Cộng Sản Trung Hoa vào nước ta, không biết rằng nó ảnh hưởng xấu đến cả đạo lý một thế hệ, sau này sẽ còn mất nhiều thời gian gột rửa. Tuy nhiên, văn hóa một dân tộc được xây dựng trên những điều kiện địa dư, những lưu thông, trao đổi suốt lịch sử, đã được nung nấu hàng ngàn năm. Văn hóa, phong tục có bị thay đổi một thời gian ngắn thì cũng sẽ trở về nguồn gốc. Khi nào nước ta chấm dứt được cảnh lệ thuộc chủ nghĩa Mao và lối cai trị dân theo kiểu Cộng Sản Trung Hoa, người Việt sẽ xây dựng lại nền nếp thuần hậu của dân tộc mình. Click:

http://www.youtube.com/watch?v=s9A51jN19zw

Tuesday, November 23, 2010

TRẦN BÌNH NAM * BÀ AUNG SAN SUU KYI




Aung San Suu Kyi: người phụ nữ phi thường

Trần Bình Nam

Bà Aung San Suu Kyi (San Suu Kyi) một nhà đấu tranh dân chủ Miến Điện vừa được chế độ độc tài quân nhân Miến trả tự do hôm Thứ Bảy 13/11 sau nhiều năm bị quản thúc tại gia. Bà San Suu Kyi sinh ngày 19/6/1945 và là người thành lập Liên minh Quốc gia Dân chủ (National League for Democracy – NLD) đấu tranh cho một nền dân chủ đa đảng tại Miến Điện. Liên minh NLD thành lập năm 1989 trong phong trào quần chúng và sinh viên đòi thiết lập chế độ dân chủ tại Miến Điện để chuẩn bị tham gia cuộc bầu cử do nhóm quân nhân cầm quyền hứa hẹn tổ chức.

Bà San Suu Kyi, con gái út của tướng Aung San, người thành lập đảng Cộng sản Miến Điện và cũng là người xây dựng quân đội Miến lãnh đạo cuộc kháng chiến chống đế quốc Anh giành độc lập cho Miến. Trong Thế chiến 2, Nhật Bản chiếm Miến Điện và sau khi Nhật đầu hàng người Anh trao trả độc lập cho Miến năm 1948, một năm sau khi tướng Aung San bị ám sát. Tướng Aung San kết hôn với bà Daw Khin Kyi, một nữ điều dường viên năm 1942 và sinh hạ được ba nguời con, hai trai một gái. Tướng Aung San bị ám sát ngày 19/7/1947 năm ông 32 tuổi, lúc bà San Suu Kyia mới lên hai. Mẹ bà trở thành một nhân vật được quý trọng trong chính quyền Miến Điện và được giao phụ trách các vấn đề xã hội và giáo dục. Năm 1960 bà Daw Khin Kyi được bổ nhiệm đại sứ Ấn Độ. Bà San Suu Kyi theo mẹ sang New Delhi học trung học tại đó.


Năm 1964 bà sang Anh học đại học. Năm 1967 bà tốt nghiệp cử nhân Chính trị học và Kinh tế học. Sau đó bà sang Mỹ tiếp tục con đường học vấn đồng thời làm việc bán thời cho văn phòng Tổng thư ký Liên hiệp quốc (ông U Thant, Tổng thư ký Liên hiệp quốc người Miến Điện). Năm 1972 bà kết hôn với ông Michael Aris, người Anh, một chuyên viên về văn minh Tây Tạng quen biết nhau thời gian bà San Suu Kyi học ở Anh. Sau lễ cưới bà San Suu Kyi theo chồng sang vương quốc Bhutan, một tiểu quốc trong dãy núi Hy Mã Lạp Sơn. Bà San Suu Kyi và ông Aris có hai con trai. Alexander Aris sinh năm 1973 và Kim Aris sinh năm 1977.


Bà nuôi dạy Alexander và Kim theo phong tục Miến Điện. Năm1986 bà đưa hai con về tham dự lễ chuẩn bị xuất gia như mọi thanh niên Miến Điện . Năm 1988 là năm định mệnh gắn liền bà với cuộc đấu tranh đòi dân chủ của Miến Điện. Tháng Ba năm đó bà San Suu Kyi về nước săn sóc Mẹ bị bệnh nặng. Tháng 5 sinh viên Rangoon xuống đường phản đối chế độ quân nhân của đảng Xã Hội Miến Điện (Burma Socialist Program Party) do tướng Ne Win cầm đầu sau cuộc đảo chánh quân sự năm 1962 đưa đến sự từ chức của tướng Ne Win ngày 3/7/1988 . Sinh viên Miến Điện tiếp tục xuống đường đòi hủy bỏ chế độ xã hội quân phiệt tái thiết lập chế độ dân chủ. Các cuộc biểu tình bị đàn áp, 5.000 người bị bắn chết trên đường phố. Ngày 15/8 bà San Suu Kyi viết một thư ngỏ gởi chính phủ quân nhân yêu cầu thiết lập một Hội đồng Tư vấn để chuẩn bị một cuộc bầu cử có nhiều đảng chính trị tham dự.


Ngày 21/8 bà San Suu Kyi nói chuyện trước 500.000 người tụ tập trước cổng chùa Shwedagon, một ngôi chùa lớn tại Rangoon kêu gọi giới quân nhân nhanh chóng thiết lập một chế độ dân chủ để cứu nước. Chồng bà, ông Michael Aris và hai con đều có mặt trong buổi nói chuyện lịch sử này để yểm trợ tinh thần.


Tình hình đòi dân chủ trong nước sôi sục . Thoạt tiên giới quân nhân kiêng nễ bà San Suu Kyi vì bà là con gái của một vị anh hùng Miến Điện.Nhưng một tháng sau giới quân nhân bắt đầu hành động chống bà. Ngày 18/9 quân đội Miến thành lập Hội đồng Quốc gia Vãn hồi Trật Tự và Luật pháp (State Law and Order Restoration Council – SLORC) ban hành lệnh giới nghiêm cấm mọi cuộc tụ họp trên 4 người và tuyên bố sẽ tổ chức bầu cử đa đảng thiết lập chế đô dân sự trong tương lai để ve vãn thế giới và làm yên lòng dân. Ngày 24/9 bà San Suu Kyi cùng với một số trí thức đồng chí hướng thành lập Liên Minh Quốc gia Dân chủ (National League for Democracy – NLD) chuẩn bị tham gia cuộc bầu cử.

Bà San Suu Kyi được bầu làm Tổng Thư Ký Liên minh Sau khi thành lập đảng NLD bà San Suu Kyi bất chấp lệnh cấm tụ họp đi khắp nước vận động cho đảng NLD. Có lần bà bước thẳng vào mũi súng đã lên đạn của hàng lính cản để mở đường đi. Vào những ngày cuối năm 1988 mẹ bà qua đời. Dân chúng Rangoon ùn ùn kéo nhau tham dự đám tang ngày 2/1/1989 như một thái độ ủng hộ bà San Suu Kyi.

Trong tang lễ, bà San Suu Kyi thề trước linh cửu Mẹ rằng bà sẽ theo gương cha mẹ đấu tranh phục vụ nước Miến Điện dù phải trả bằng sinh mạng mình. Phản ứng của Hội đồng SLORC quyết liệt. Ngày 17/2/1989 SLORC ra lệnh cấm bà San Suu Kyi ra tranh cử dân biểu. Và bốn tháng sau, ngày 20/6, ra lệnh quản thúc bà tại gia và bắt giam các sinh viên biểu tình trước ngôi nhà của bà. Bà San Suu Kyi tuyệt thực đòi trả tự do cho sinh viên.

Ông Michael Aris đến Rangoon yêu cầu được ở tù với các sinh viên. Cuộc bầu cử hứa hẹn được tổ chức ngày 27/5/1990. Dù bà San Suu Kyi đang bị quản thúc, đảng NLD vẫn thắng 82% ghế quốc hội. Nhưng nhóm tướng lãnh cầm đầu Hội đồng Quốc gia Vãn hồi Trật Tự và Luật pháp không thừa nhận kết quả cuộc bầu cử. Tháng 10/1990 bà San Suu Kyi được giải Nhân Quyền Rafto (do giáo sư Thorolf Rafto thành lập) và tháng 7/1991 bà được giải Nhân quyền Sakharov do Nghị viện Âu châu trao tặng.

Ngày 14/10/1991 bà được giải Hòa bình Nobel. Hội đồng SLORC cho phép bà đi Oslo lãnh giải với điều kiện đi luôn. Bà từ chối rời khỏi nước. Hai người con thay bà lãnh giải. Số tiền thưởng 1.3 triệu mỹ kim bà San Suu Kyi dùng thiết lập quỹ sức khỏe và giáo dục cho người nghèo. Năm 1995 Hội đồng quân nhân chấm dứt lệnh quản thúc nhưng không cho phép bà ra khỏi thủ đô Rangoon. Bà San Suu Kyi bắt tay vào việc tái tổ chức đảng NLD. Hội đồng SLORC ra lệnh cấm bà phát biểu ở nơi công cọng chống chính quyền và mở một chiến dịch truyền thông công kích bà là người mất gốc lấy chồng ngoại quốc và có hành động phá rối an ninh quốc gia theo lệnh của nước ngoài. Chiến dịch bôi nhọ của SLORC không mang lại kết quả gì chỉ làm cho nhân dân Miến thuộc mọi tầng lớp ủng hộ bà hơn.


Thời gian này tiếng nói của bà San Suu Kyi vang dội trên trường quốc tế qua các cuộc phỏng vấn lén ghi hình tại chỗ hay các cuộc phỏng vấn của các đài phát thanh nước ngoài qua điện thoại viễn liên. Tháng 8 năm 1995 bà phát biểu tại Hội nghị Phụ nữ quốc tế tại Bắc Kinh do Liên hiệp quốc tổ chức bằng băng ghi âm (bà Hillary Clinton, lúc đó là đệ nhất phu nhân đại diện Hoa Kỳ tham dự). Bà San Suu Kyi kêu gọi các nước ngoài không nên đầu tư vào Miến vì chỉ làm cho chế độ quân nhân vững mạnh thêm và càng kéo dài chế độ độc tài. Đây là một chọn lựa khó khăn cho bà San Suu Kyi vì cấm vận kinh tế làm yếu chế độ quân nhân nhưng cũng làm cho nhân dân thiếu thốn và kham khổ hơn.

Tuy nhiên, chỉ có các nước tây phương như Hoa Kỳ, cộng đồng Âu châu đáp ứng lời kêu gọi của bà không đầu tư buôn bán với Miến Điện, trong khi các nước trong khối Asean chủ trương không can dự đến nội bộ của nước khác vẫn làm ăn buốn bán với Miến, và thu nhận Miến làm hội viên. Và nhất là Trung quốc. Trung quốc đã lợi dụng sự cô đơn của chính quyền Miến ồ ạt đầu tư vào Miến, mua chuộc giới tướng lãnh để mua tài nguyên của Miến cũng như mượn đường qua Miến để vào Ấn Độ Dương không qua eo biển Malacca.

Tháng 3 năm 1999 chồng bà, ông Michael Aris mất tại Luân Đôn vì bệnh ung thư, không gặp được vợ trước khi qua đời. Năm 2000 bà San Suu Kyi lại bị quản thúc với lý do bà luôn tìm cách ra khỏi thủ đô để tiếp xúc với dân chúng. Năm 2002 do sự can thiệp của Liên hiệp quốc bà lại được trả tự do và được đi lại trong nước với sự hiểu ngầm rằng Hội đồng SLORC chấm dứt chiến dịch bôi nhọ bà và bà thôi không lặp lại lời kêu gọi quốc tế tẩy chay chính quyền quân nhân. Và hai bên sẽ nói chuyện hòa giải để tìm một giải pháp cho Miến Điện. Tuy nhiên Hội đồng SLORC chỉ hứa cuội. Và trước sự tố cáo của bà San Suu Kyi tháng 5 năm 2003 chính phủ Miến lại ra lệnh quản thúc bà tại gia thời hạn 6 năm.

Tháng 5/2009 trước thời hạn được trả tự do, Hội đồng quân nhân mới (dưới tên Hội đồng Hòa bình và Phát Triển (State Peace and Development Council –SPDC) lấy cớ bà San Suu Kyi tiếp một công dân Mỹ vi phạm điều lệ quản thúc gia hạn quản thúc bà thêm 18 tháng. Và Hội đồng quân nhân tính toán tổ chức bầu cử đa đảng ngày 7/11/2010, 6 ngày trước ngày theo lịch trình bà San Suu Kyi được trả tự do. Nhiều gỉả thuyết được đưa ra tại sao chính quyền Miến đã tổ chức bầu cử và sau đó trả tự do cho bà San Suu Kyi . Cách giải thích đơn giản là cuộc bầu cử do chính quyền quân nhân tổ chức bị dư luận thế giới cho là giả tạo và gian lận nên chính quyền quân nhân Miến trả tự do cho bà San Suu Kyi để giải tỏa sự phê bình của thế giới. Lối giải thích này chủ quan hơn là khách quan.


Áp lực của thế giới Tây phương không làm thay đổi thái độ của chính quyền quân nhân. Chính quyền quân nhân không bị cô lập vì có sự ủng hộ và đầu tư dồi dào của Trung quốc, và thái độ “không quan tâm chuyện nội bộ của nhau” của các nước trong Hiệp hội Asean. Một giả thuyết khác là chính quyền quân nhân Miến Điện bắt đầu thấy áp lực của Trung quốc đè nặng lên đất nước và họ có nhu cầu tìm đường thoát hiểm trước khi quá muộn. Việc Hoa Kỳ trở lại Thái Bình Dương và sự thay đổi chính sách đối ngoại của đảng cộng sản Việt Nam là những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ cởi mở của Miến Điện.

Tây phương trở lại Miến Điện mới có thể cân bằng và giải tỏa sức ép của Trung quốc. Và muốn Hoa Kỳ và Cộng đồng Âu châu trở lại thì không thể không cải tổ chính trị (bằng bầu cử) và trả tự do cho bà San Suu Kyi. Nếu có một thái độ hòa giải, thí dụ chính quyền quân nhân Miến Điện chấp nhận một tiến trình cởi mở dù nhanh hay chậm, bà San Suu Kyi có thể chính thức yêu cầu quốc tế giải tỏa cấm vận, và Hoa Kỳ và Cộng đồng Âu châu không chờ đợi gì hơn bước vào để cân bằng thế lực với Trung quốc .


Bà San Suu Kyi đã hết sức dè dặt trước khi bày tỏ thái độ chính trị của mình. Hôm Chủ Nhật 14/11, trước hàng chục ngàn người ái mộ tập trung trước sân trụ sở đảng NLD mừng ngày trở về bà nói bà không oán hận ai đã giam giữ bà, nhưng bà xác định ý nghĩa của dân chủ là “tự do ngôn luận”. Bà nói bà mong tiếp xúc với tướng Than Shwe, người lãnh đạo Hội đồng Hòa bình và Phát Triển để trao đổi ý kiến về một chương trình hành động có lợi cho đất nước. Trước những câu hỏi nóng hỗi của báo chí về quan điểm của bà đối với việc cấm vận bà San Suu Kyi trả lời “còn chờ đo lường ý kiến của nhân dân”.


Hiện nay các đảng đối lập có tham gia cuộc bầu cử đều tố cáo Hội đồng quân nhân gian lận bầu cử và muốn bà San Suu Kyi lên tiếng tố cáo. Ở vào vị trí tế nhị bà San Suu Kyi đã yêu cầu thành lập Ủy ban độc lập điều tra nhưng không nặng lời đả kích cuộc bầu cử. Và tuy một giới chức chính quyền nói, “việc trả tự do cho bà San Suu Kyi là vô điều kiện” bà San Suu Kyi cũng sẽ không đi về các tỉnh lúc này. Bà không muốn khiêu khích chính quyền. Bà hiểu các tướng lãnh trong Hội đồng quân nhân tuy đồng ý về một nhu cầu lôi kéo Tây phương để giải tỏa áp lực của Trung quốc, đa số cũng chưa sẵn sàng cải tổ chính trị và để cho bà San Suu Kyi tự do họat động.


Có thể họ sẽ để cho đảng NLD phục hoạt với một chương trình làm việc có thể chấp nhận dưới sự lãnh đạo của bà San Suu Kyi . Ông Kim Aris, con trai thứ hai của bà đang chờ xin chiếu khán vào Miến Điện tại Thái Lan. Kim Aris đến có thể sẽ mang đến cho bà San Suu Kyi nhiều thông tin và trao đổi ý kiến hữu ích để bà San Suu Kyi hoạch định một lối đi thế nào có lợi cho Miến Điện nhất. Tình hình địa lý chính trị Tây Thái bình Dương và Ấn Độ Dương đã thay đổi một cách căn bản, cấm vận Miến Điện không còn là một chính sách hữu ích.


Nếu trong 21 năm qua bà San Suu Kyi đã kiên nhẫn chịu đựng 3 lần quản thúc tổng cộng 15 năm để chờ một ngày đóng góp cho quốc gia dân tộc thì nhân dân Miến Điện cũng cần kiên nhẫn chờ bà suy nghĩ và hành động. Thái độ tố cáo, khiêu khích nhóm quân nhân lãnh đạo, tuyên bố thật kêu như một số người quá khích chờ đợi không phải là một thái độ khôn ngoan, và chắc hẵn không phải là chọn lựa của bà San Suu Kyi, người phụ nữ phi thường của thế kỷ./. Trần Bình Nam Nov. 20, 2010

binhnam@sbcglobal.net

www.tranbinhnam.com


NGUYỄN THIÊN THỤ * TƯƠNG LAI THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM QUA KIM CỔ KỲ QUAN II


TƯƠNG LAI THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM QUA KIM CỔ KỲ QUAN
Bài II
(TIỀN GIANG & KIỀNG TIÊN)


NGUYỄN THIÊN THỤ

Trước đây, chúng tôi đã viết về " Tương lai Việt Nam qua Kim Cổ Kỳ Quan" và đã đăng tải trên tạp chí này. Nhưng lúc này còn thiếu vài tập. Nay chúng tôi được các độc giả thân mến gửi thêm Tiền Giang và Kiểng Tiên cho nên chúng tôi xin viết thêm cho đầy đủ.

Như chúng tôi đã nói, Kim Cổ Kỳ Quan do ông Nguyễn Văn Thới (1866-1925) viết nhằm khuyên người tu Phật, khuyên người ăn ở nhân đức, nếu ai ăn ở ác, thì sẽ bị Trời Phật trừng phạt. Không riêng gì Phật giáo, mà các tôn giáo khác cũng khuyên các đệ tử phải lo tu đạo vì ngày tận thế sắp tới, kẻ ác sẽ bị tiêu diệt.

Ông Ba là người tu đạo, hiểu đạo và hiểu đời. Tác phẩm này đồ sộ hơn Lục Vân Tiên, Thơ Câu Hai Miêng nhưng vì thực dân cấm đoán, lòng người sợ hãi nên chỉ truyền tụng bí mật. Cũng vì thực dân tự xưng hùng mạnh, khoa học tối tân, và cũng vì cộng sản tuyên truyền duy vật khoa học cho nên một số người bỏ Nho, Phật,Lão, và nghi ngờ Nho, Phật Lão. Thực tế thì tôn giáo nào mà chẳng dị đoan, phản khoa học, ngay cả chủ nghĩa Marx cũng duy tâm, phản khoa học và thêm vào đó là tàn ác, độc tài. Lại nữa, tôn giáo nào mà chẳng có những thần thoại, phép màu và các bậc tiên tri.Ông Nguyễn Văn Thới viết sách khuyên người hành thiện, còn Marx khuyên người hành ác. Ông Ba tiên tri có nhiều điều đúng còn Marx tiên tri không những sai lầm mà còn gây ra nạn diệt chủng ghê gớm.

Ngay lúc sinh thời, ông biết một số kính phục ông, nhưng một số chê bai, bảo ông điên khùng, nhưng vì mến đạo, thương đời, ông phải viết các sách này để giáo huấn và cảnh tỉnh. Trong thiền định, ông đã thấy cơ nguy cho nên ông có nhiệm vụ thông báo cho thế giới, cho đồng bào. Ông Ba đã nói lên nỗi khổ tâm và lòng can đảm của ông:
Như lươn chẳng luận thẹn lời,
Tôi như cá cạn lỡ vời trong ao.
. . . .. ... .... .....
Sợ trời Phật ghét lòng tôi,
Hạ trần người ghét thiệt tôi không sờn.
.. . . .. . . . . .....
Nói đạo bổn đạo chẳng nghe,
Mua vườn, mua đất, trồng tre ở đời"
(TG,196,cột 3,4)

(Ca dao có câu: "Vườn rộng chớ trồng tre ngà/ Nhà rộng chớ để người ta ở cùng". Tre ăn đất cho nên trồng tre rồi thì không thể trồng cây khác, coi như bỏ hoang. Trồng tre nghĩa làm việc vô ích. Còn nhà mà cho người ở đậu thì sẽ có nhiều điều bất tiện).

Mặc ai theo thuở theo thời,
Tôi nay theo Phật theo Trời cãi đây.
(TG 197, 6)

Nghe biết ông Thới tầm thường,
Khùng nói tầm bậy ai dùng nói nghe.
(TG 218, 48)

Thua buồn nói chuyện minh mông,
Tầm khùng làm biếng ở không nói hoài.
. .. .. . .. .. ... .... ... .... ..
Tầm khùng nói thiệt có căn,
Lửa mau bén củi nóng ăn đổ dầu.
(TG 223, 58)

So với Sấm Trạng Trình và sấm của Nostradamus thì Kim Cổ Kỳ Quan phần nhiều nói rất rõ. Chúng tôi xin trình bày hai phần là phần Tổng quát và phần Cá biệt.
Phần Tổng quát là nói chung thế giới, toàn quốc, còn phần cá biệt nói về tình hình các tỉnh, các địa phương.

I.TỔNG QUÁT

1. Thế giới

Thế giới sẽ thay đổi do sự vận chuyển và thay đổi của các thái dương hệ, các hành tinh, và do sự thay đổi của trái đất, có thể do chiến tranh hạt nhân nhưng trên tất cả là do Trời Phật an bài. Và tất cả đều theo luật biến dịch mà các triết gia Đông Tây đã xác định. Phật giáo đã nhấn mạnh luật vô thường như Phật giáo , Nho, Lão cũng đã nói nhiều đến thịnh suy, bỉ thái, tang điền thương hải. Các đạo sư Cao Đài, Hòa Hảo đã nói nhiều về cuộc biến chuyển này. Nay thế giới đang buổi hạ nguyện mà Phật gọi là Mạt pháp thời đại. Sau thời hạ nguyên, thế giới chuyển qua thượng nguyên. Thương nguyện , trung nguyên rối đến hạ nguyên, cứ như thế mà chuyển vận. Những điều ông Nguyễn Văn Thới nói là theo những quan điểm triết lý trên. Hơn nữa, ông Ba không lý thuyết suông, mà ông đã chứng nghiệm mọi việc từ lớn đến nhỏ mà một số đã ứng nghiệm.

Vũ trụ lúc bấy giờ hoàn toàn khác, ngày đêm đều sáng.vì có cả mặt trăng, mặt trời mọc cùng một lúc và không lặn. Hạt lúa to như truyện đời xưa, không cần cối chày, xay máy, chỉ lột vỏ nấu ăn:
Thương đời nhật nguyệt song khai..
. . . . Lúa thời lột vỏ gạo này nấu ăn
(TG. 222,56)
Hạt lúa ngày nay vỏ vàng ruột trắng, còn sau này vỏ trắng ruột đỏ:
Sau hột lúa vỏ trắng thật tình,
Trong ruột thời đỏ thế bình bất vi.
Trước vỏ vàng, ruột trắng phân ly,
Trung nguyên khiến biến người khi tiêu điều. (KT, 201, 48)

Trong tương lai loài người sẽ không bệnh tật, đủ cơm áo và thái bình:
Ngày sau không có bịnh đau...
... Nước nào lúa gạo đủ hoài. . .
.. , Không người nghèo khổ, hạ ngu.. .
(TG, 212, 35; TG, 222, 55)

Sau này trai gái đều đẹp như tiên; vợ chồng theo chế độ một vợ một chồng, vua sáng tôi hiền:
Thương đời không giặc bình yên,
Người đều thanh sắc tựa tiên non Bồng.
Thương đời chỉ thắm tơ hồng,
Xe xăng buộc chặt một chồng mà thôi.
(TG,222,55)

Ngày sau, loài người không sanh đẻ như bây giờ:
Ngày sau không nếp sanh thai.
Vật nào trời Phật hoàn lai mình nhờ.
(TG,222,56)
Phụ nữ không kinh nguyệt:
Đường kinh nguyệt phụ nhơn sau bỏ
(KT 269, cột 2):
Đường kinh nguyệt sau Phật xử tiêu (KT 265, 33)

2. Tây phương và Việt Nam

Như đã nói trong bài trước, ông Ba Thới là đệ tử ông Trần Văn Nhu lãnh tụ chống Pháp, và ông cũng là nạn nhân của thực dân Pháp. Cũng như Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Thủ Khoa Nghĩa, ông ghét thực dân:
Trách là trách kẻ đầu Tây,
Tại mình a ý không ngay hại mình.
(TG 224,59)

Vinh chi quan tổng dân làng,
Hùa theo Tây quốc lập đàng tham ngân"
(TG 236, 84)

Nhưng trong thiền định, ông thấy người Tây phương xuyên suốt lịch sử với những biến chuyển chính sách, chế độ. Thực dân tàn ác, tư bản bóc lột nhưng còn khá hơn nhiều chế độ, chủ nghĩa tự xưng là công bằng, tự do, dân chủ. Trước và trong đệ nhị thế chiến, các dân thuộc địa Á Phi nổi lên chống thực dân, đế quốc, nhưng sau đệ nhị thế chiến, Anh Pháp tàn phế, các quốc gia được độc lập dưới ngọn cờ đỏ búa liềm, họ mới cay đắng nhận ra rằng thực dân, đế quốc ác độc và bóc lột nhưng còn tốt hơn cộng sản và đồng bào của họ! Ông Ba mất năm 1925 nhưng đã thấy việc Pháp về nước năm 1955 và Mỹ về nước năm 1975

Ông Ba cho biết sau một thời gian người Tây phương sang Việt Nam rồi về nước hết.
Cộng sản kết tội Pháp Mỹ tàn ác, bóc lột nhưng Pháp Mỹ còn để cho Việt Nam có con đường sống , còn cộng sản thì bóp cổ nhân dân lè lưỡi. Pháp Mỹ còn cho vài tờ báo tư nhân ra đời, ai có tội thì được xét xử phân minh . Người tù có chỗ nằm rộng, được ăn khá no, được thăm nuôi. Còn Cộng sản thì tù chen chúc như đàn súc vật, thiếu thực phẩm, thuốc men, bỏ tù dài hạn, không xét xử . Nếu có ra tòa thì cũng là một thứ tòa án với luật rừng, và công lý bịt miệng. Ca dao mới có câu :" Nam Kỳ khởi nghĩa mất Công lý/ Đồng Khởi vùng lên hết Tự do". Ông Ba đã thấy sau khi Pháp Mỹ về nước, Việt Nam không còn tòa án, không còn công lý:
Tây buồn cởi ngựa về Tây.
Tòa án mất rồi chẳng ai hay.
Nam Việt đổi dời nay chi thế
(TG,263,138)
( Ngày nay người Việt Nam gọi Pháp, Mỹ Nga, Tiệp, Ba Lan,...là Tây hết).

Thực dân, đế quốc về nước, mình không nên mừng mà cũng đừng tức giận mắng họ là đế quốc, thực dân, xâm lược, bóc lột bởi vì Tây Mỹ về rồi thì bọn khác đến càng tàn ác, gian tham hơn! Đúng vậy, Pháp, Mỹ đã rút khỏi Việt Nam trước 1975 để rồi cộng sản độc tài thống trị:
Ai dè là việc lạ kỳ,
Khi không Phật khiến Tây tùy quy Tây.
Tây về người cũng không hay,
Đừng sanh dạ dữ mắng Tây bây giờ!
(TG 212, 36)

Sau khi Tây phương về nước thì Việt Nam rất đói khổ, càng ngày dân nghèo càng khổ trong khi bọn tư bản đỏ giàu sang lại càng cướp phá và bóc lột:

Càng thấy khổ ngày càng túm rụm,
Tây về Tây người khó bụm khu. (KT 278, 19)

(Túm rụm: co rút, héo hon, tàn tạ; Người khó: người nghèo; bụm : lấy tay che, đậy; khu: đít. Nghĩa là càng ngày càng khổ, không quần áo phải ở truồng, lấy tay che hạ bộ. Cũng có thể hiểu là quá nghèo, không quần áo, khó lấy tay che hạ bộ ).

Ông Ba thấy lúc này Việt Nam phân hóa, kẻ theo Nga Tàu, người theo Pháp Mỹ:
Bầu Tây thêm vị bầu Tàu.
(TG, 231, 73)

Trước ông Ba Thới , Tứ Thánh là một cậu bé mười tuổi, được thánh nhập xác phàm , đã nói:
Thương công chú cộng chan dầm/ Đánh đông dẹp Bắc mà lầm kế ai. (TỨ THÁNH )

Việt Cộng, Trung Cộng tự hào là chiến thắng, đánh bại đế quốc Mỹ. Nhưng Tứ Thánh và ông Ba cho rằng Trung Cộng và Việt Cộng đã mắc mưu Mỹ. Khổng Minh là người Trung Quốc, song Mỹ cũng có Khổng Minh. Trong thập niên 60-70, Mỹ can thiệp, không cho Nga đánh Trung Cộng. Mỹ giúp cho con nhái Trung Cộng phát triển bằng con bò để rồi đem tiền bạc sản xuất vũ khí đe dọa thế giới.

Mỹ đẩy Việt Cộng vào tay Trung Cộng, rồi bị Trung Cộng bóp nhừ xương. Bọn chóp bu Việt Cộng cam tâm nô lệ nhưng dân Việt Nam và dân Á Châu căm thù Trung Cộng. Việt Nam thay bàn cờ 1975 là do Mỹ đã chơi ngón thí xe, thí pháo. Việt Nam 75 về sau có hai hạng người kẻ khóc người cười. Một hạng mất tiền, một hạng được bạc. Hạng mất tiền là người Cộng Hòa bỏ tài sản, bỏ tính mạng ( Tiền bỏ mất) đi tìm tự do, và dân oan mất nhà cửa, ruộng đất.

Còn hạng được bạc là tư sản đỏ, độc quyền chiếm tài sản quốc gia. Nhưng bọn chúng phải đối diện với kinh tế suy sụp, phải trở lại con đường tư bản chủ nghĩa mà chúng vênh vang gọi là "đổi mới "( Chốn cũ lòng lo lành trở lại ) như Đặng Tiểu Bình. Từ đó chúng mặc sức lấy vàng bạc, đô la ( Bạc tân trắng nõn), để rồi lại phải lạy Mỹ . Càng ngày, đa số nhân dân, và đảng viên nhận thấy cộng sản là con đường sai lầm (cơn nghèo làm dại) cho nên họ phải theo dân chủ Tây phương để chống Trung Cộng và chủ nghĩa cộng sản:

Nam Việt đổi dời nay chi thế
Khổng Minh lập kế giả thiền.
Cơm chúa ai ăn, tiền bỏ mất,
Bạc tân trắng nõn cất để dành.
Chốn cũ lòng lo lành trở lại
Cơn nghèo làm dại phải lạy tây. (KT 263, 138)

3. Việt Nam và Trung Quốc

Khi khi Pháp chiếm Việt Nam (1865), Pháp bắt Việt Nam không được giao thiệp với Trung Quốc. Từ khi quân Thanh bị vua Quang Trung đánh bại, Trung Quốc không còn xâm lăng Việt Nam, nhất là khi Trung Quốc bị các nước Tây phương chiếm cứ, thì họ giữ thân không nổi làm gì có mộng xâm lược.

Những thiên trước, ông Ba chỉ trích người Tàu tu hình thức, bán tranh, bán tượng. Nay ông chỉ trích Trung Cộng giúp Việt Cộng rồi xâm lược Việt Nam. Ông Ba Thới nhìn thấy sau khi ông chết, Việt Nam lại tôn Trung Quốc làm thầy , một ông thầy bất chánh khiến cho nhân dân và đất nước Việt Nam phải chịu bao khổ nạn từ Hồ Chí Minh cho đến sau này.

Líu lo nói chuyện Xiêm Lào,
An Nam đem dạ nghe Tàu bại gia
.. . . . .. . . . .. .. .
Cớ sao dạ bạc theo Tàu,
Minh sư bất chánh đạo nào mà ngay.
(Tiềng giang, 202, cột 15)

Ông ghét bọn Trung Quốc làm thầy cho bọn nô lệ Việt Nam:
Thương người biết đạo ra bài,
Ghét là thiệt ghét Tàu thầy An Nam.
(tr.206, cột1)

Bọn Trung Cộng đã làm Thầy ( cố vấn) cho Việt Cộng, dạy chính trị, quân sự và cung cấp vũ khí cho Việt Cộng, Việt Cộng đắc chí, cam tâm làm nô lệ bưng trầu rót nước:
An Nam con chú bên Tàu,
Ra tài dao bảy dạ vào búa tay.
Nghề võ người thiệt tài hay,
Bưng mâm, bưng nước giỏi nay lạ lùng.
(TG218, 48)

Ông cũng ghét bọn Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Hoàng Văn Hoan theo Trung Quốc:
Thương người trí huệ nhịn thua,
Ghét là thiệt ghét a dua Tây tàu.
(tr.206, cột1)

Thời chiến tranh, Việt Nam chia thành nhiều phe: phe theo Tây, phe theo Tàu, chẳng ai theo phe Việt Nam:
Tính Tây người lại tính Tàu,
Tính dư trăm việc, tiếng nào tính Nam?
(TG, 239, 90)
Nước lộn xỏ rế Tây Tàu,
Đố ai biết đặng chỗ nào nước trong?
(TG, 202; 16)

Bọn Việt Cộng ca tụng Trung Quốc vĩ đại, Hồ Chí Minh nịnh hót Trung Quốc với Việt Nam là
"
đồng chí anh em, núi liền núi, sông liền sông", và ngày nay, nhiều học giả, nhiều kinh tế gia thế giới ca tụng Trung Quốc giàu mạnh, sẽ thay vai trò Mỹ nhưng ông Ba cho rằng Bắc Kinh xưa nay là đồ chẳng ra gì:

"Bắc kinh xưa chẳng ra gì" ( TG, 204, 20)

Pháp vì lòng tham chiếm Việt Nam rồi cũng phải bỏ. Tàu tham chiếm Việt Nam rồi cũng phải lui:
Tây tham tây chịu gian nan,
Tàu tham Tàu cũng chớ tham khúc tùng.
(TG 239, 90)

Ông Ba Thới đã thấy một ngày Trung Quốc sẽ bị mất nước và Việt Nam do đó mà phục quốc, đòi lại những đất đai đã mất, và không còn bị Trung Quốc lấn áp về kinh tế, chính trị:
Bắc kinh mất, nước Nam nhờ
(Tiềng giang, 209, 29)

Bọn Trung Quốc đã quấy rối, xâm phạm Việt Nam:
Nên muôn dân kẻ dọc người ngang,
Cũng vì bởi Tàu man quấy rối (KT, 278, 20)

Trung Quốc đã áp dụng chính sách đốt sách chôn học trò của Tần Thủy hoàng , và đàn áp, đánh chiếm Việt Nam cho nên Phật xử mất nước:
Tiều Tàu kinh thơ phế thất,
Phật xử người tuyệt quốc tùng bang
Qua nước Nam lấn lướt dọc ngang. . . (KT 277, 18)

Sát Nam địa Tàu nguy mới đáng
(KT 276, 20)

Vì dã tâm xâm chiếm Việt Nam mà TRung CỘng gặp thất bại đắng cay:
Bắc Kinh dương lụy cảm chuổi sầu,
Tại vì ai sớm dức Nam lầu. (KT 260,131)

(Nguỳên bản viết dức là dưc lác, là la mắng. TRung Cộng la mắng bọn Việt cộng như tôi tớ, nhục mạ nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên có thể là dứt viết sai chính tả thành "dức". Sớm dứt thì đúng nghĩa hơn nghĩa là nhanh chóng xâm chiếm Việt Nam. Nếu là dứt Nam lâu thì có nghĩa là Trung Công sẽ xâm chiếm Việt Nam, chấm dứt nền độc lập của Việt Nam, biến Việt Nam thành quận huyện của Tàu cho nên cuối cùng Trung Cộng phải tiêu tan)

Hiện nay Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa và biên giới Việt Nam. Chúng dàn quân biển Đông. Chúng có đánh chiếm toàn quốc Việt Nam hay không? Theo văn nghĩa, các chữ" Sát Nam", " Qua nước Nam" , " dứt Nam Lâu " thì có nghĩa là Trung Quốc sẽ đổ bộ, chiếm đánh và tàn sát người Việt từ Bắc chí Nam chứ không phải chỉ lấp ló ở biên cương và ngoài hải đảo.

4. Việt Nam và các nước lân cận

Ông Ba nói nhiều đến Cao Miên sau này sẽ khổ:
-Đất Nam Vang sau thấy it người,
Cao Miên thiệt nhiều lần cay đắng. (KT 279, 22)
-Cao Miên phải lo dùng cơm gói' (KT 285, 33)

5. Việt Nam

(1). Việt Nam trả quả
Đạo Phật, đạo Nho đều nói thuyết nhân quả. Ông Ba tinh thông Nho học và Phật học. Ông cũng như các đạo sư Bửu Sơn Kỳ Hương đều tổng hợp được tinh hoa tam giáo:

Tích thiện phùng thiện để dành,
Tùng ác nhi khứ nan hành cung ly.
(TG, 198,8)

Thiện ác đáo đầu có khi,
Tất chung hữu báo thanh ghi nan kỳ.
(TG 233; 77)

Chữ rằng "Thiên võng khôi khôi,
Sơ như bất lậu" thương ôi Phật Trời.
(TG 233, 78)

Tận thế đa khổ người ôi,
Lòng trong dạ đợi bạc vôi để dành.
Không có một việc làm lành,
Trông đời mau tới tan tành cái thân'
(TG, 200, 12)

Từ thời còn sống, ông Ba đã thấy người Việt Nam mang nhiều tội và phải bị quả báo.
+ Bỏ đạo cha ông theo tà đạo:
Chẳng thương giữ Bửu Sơn Kỳ
Chữ Hương ngó thấy vị vi chữ vì" (TG, 195, 1)

+Người dân không hiểu đạo, chạy theo tiền tài, danh vọng,
Niệm Phật it kẻ phân bì,
Phân bì tiền bạc tưởng gì tớ tôi (TG 196, 3)
+Ngay cả hạng tu hành Phật giáo và các tôn giáo khác cũng vậy:
Bữa niệm, bữa chẳng nam mô,
Bạc tiền có lợi, nam mô lợi gì! (TG 196,3)

Tôi nói anh em hờn nhiều,
Đời nay tu bạc, tu tiền biết chi".(TG, 216; 44)

Trong thời chiến, một số đạo hữu phản đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, Hòa Hảo, Trình Minh Thế phản đạo Cao Đài. Sau này một số khác cũng phản đạo như Thích Nhất Hạnh, Thích Minh Châu, Thích Thanh Từ, Hồng y Phạm Minh Mẫn, linh mục Phan Khắc Từ.. . làm tay sai cho Việt Cộng bán nước phản dân,


Trong sách, ông Ba Thới dùng Nam Việt, Nam Kỳ, lục tỉnh. Nam Việt là nước Việt Nam mà cũng có nghĩa là Nam kỳ. Vì một số gian ác, ngu dốt gây tai họa cho đất nước và nhân dân nên họ phải gánh tai ương:

Đồng các nước dạ toan hãm hiếp,
Cho nên mới sinh đời lộn kiếp,
Trị nước Nam hãm hiếp người Nam (KT 277,18)
Có lời ghi Nam Việt mắc đày.( KT, 273, 10),

Đừng có trách thời tại người Tây,
Người Nam nhiều việc không ngay hại mình.
(KT 283, 30)

Người Việt Nam nói chung và người Nam Kỳ nói riêng một số phản quốc:
Có lời ghi Nam Việt mắc đày,
Tội phản chúa, tội này phải xử.
(TG.260, 132)


Gặp khi chiến tranh, bom đạn, dân chúng chạy vào các nhà chùa, nhà thờ, đình miếu lánh nạn. Có những lúc như thế, sau này mới được an cư:
Nước Nam Việt đình trú phủ thờ.
Các nơi bát lọan nhà thờ chiêu an.
Hết việc hiệp mới thấy việc tan,
Hết tan rồi hiệp mới an nước nhà. (KT 202, 47)

Qua thời Thượng nguyên, Việt Nam sẽ thay đổi:
Đất Nam Việt tiền Tần hậu Tấn,
Cuộc trời xui hậu Hớn tiền Tần.
(TG 263, 137; KT 279,22)

Chừng nào Nam Việt thạnh thời,
Hết lo, hết sợ, hết lời sầu riêng. (TG 197, 6)

Phật để chỗ Nam bang quyền quới.

(KT, 270, 4)

Người Việt Nam ở ăn coi khác,
Bối ngã ba Rạch Các thiếu gì.
(KT 278, 20)

Việt Nam trở thành một đại quốc:
Nam bang đai quốc lương kỳ,
Tần Hớn Nhất Hổ phép tùy tóm thâu.
(TG, 222, 56)

Sau này Việt Nam gồm ba nước, các nước kia phục tòng Việt Nam:
Ba nước trả quả lương thì,
Tiền căn báo hậu phục tùy Nam bang.
Đem về Tam quốc sửa sang,
Đại Nam trường thọ,trị an thuận hòa.
(TG 238, 88)


Sau này, một số nước khỏa thân, một số nước mang y phục. Việt Nam sau này sản xuất quần áo cho các nước mang y phục:
Nước nào ăn mặc che hình,
Qua Nam mua bán dễ tình hậu phân.
(TG, 223, 57)

Nam Tần (phải chăng là Việt Nam ) có tục ăn trầu, sau này không còn ăn thuốc, ăn trầu. Hiện nay, ở Việt Nam còn một số ăn trầu, xỉa thuốc nhưng tuyệt đại đa số đã bỏ tục này.
Sau Nam Tần không có trầu vôi,
Không ăn thuốc điếu tanh hôi miệng người (KT 287, 38)


II. CÁ BIỆT

1. Nam Kỳ bị trừng phạt:

(1).Một số phản thầy
Nguời buồn bắt mặt trông mai,
Xưa nay một lệ tại ai phụ thầy.
Chí công tội phước tỏ bày,
Nam kỳ lục tỉnh việc này ai hay.
(TG, 204, 20)

(2). Một số người Nam kỳ bỏ đạo cha ông theo tà giáo:
Đất Nam Kỳ không tưởng ông bà ( TG, 259,129)

Nơi nơi hủy hoại đạo Thầy,
Chẳng nghe lời Phật càng ngày tiêu hao.
(TG 205, 21)

(3). Một số người Nam Kỳ tham tiền, tham danh hại đồng bào:
Một số theo Pháp như Đỗ Hữu Phương, Trần Bá Lôc giết hại đồng bào. Đến 1945, người Nam Kỳ lại hại Nam Kỳ mà những tay đồ tể thời đó là Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trấn đã giết đức Huỳnh giáo chủ, các đảng viên cộng sản đệ tứ như Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch, các nhân sĩ miền Nam như Hồ Văn Ngà. ,..

Thương bề Nam Việt dắt Tây.
(TG 222,56)
Nam Việt ở đời với Tây,
Nam Kỳ thôi hết ai hay trị đời (TG 196,2)

Tức là thậm tức Nam bang,
Tức người Nam Việt hại oan Nam Kỳ.
(TG,204, 20)

Vì vậy mà Nam kỳ có thời phải bị khốn khổ:
Đất Nam Kỳ cày cấy chai lưng (KT 282, 28)

Bắc kinh xưa cũng chẳng gì,
Nam kỳ nay hại Nam kỳ chớ ai? ( TG,264, 20)

Nam kỳ phải trả quả là phải chịu sự đàn áp, thống trị của Bắc Kỳ. Chính bọn miền Nam như Nguyễn Hửu Thọ, Trịnh Đình Thảo, Đoàn Văn Toại, Trương Như Tảng .. . đã theo Cộng sản, lập thành Mặt trận giải phóng Miền Nam giúp Bắc Việt xâm lăng miền Nam.

Ông Ba Thới thấy rõ Bắc Kỳ chiến thắng, Bắc Kỳ vào cai trị Nam Kỳ. Bọn Bắc Việt cho dân Nam Kỳ là dân ngụy ( ngụy bang) ngu dốt, đồi trụy. Ông Ba đại diện cho dân Nam Kỳ bác bỏ danh từ này. Theo từ điển, "ngụy" có nhiều nghĩa:
-Ngụy là gian trá, như ngụy trang, ngụy biện;
-Ngụy là phe chống đối triều đình, là quân giặc ( làm ngụy).

Ông bảo rằng dân miền Nam không phải là " ngụy" vì họ là những người chính nghĩa, theo phe dân chủ, tự do, là những chiến sĩ chống độc tài cộng sản. Cộng sản không thể bắt chước Nguyễn Ánh gọi Tây Sơn bằng "ngụy" và bắt đầu hàng:
Đây tôi chẳng phải Tây Sơn,
Đem lòng bắt ngụy xưng hơn chẳng đầu."
(TG 205, 22)

Dưới mắt bọn cộng sản miền Bắc , con người Miền Nam xấu xa, tồi bại. Nửa triệu phụ nữ là gái mãi dâm, hàng triệu thanh niên và đàn ông là trộm cướp, lưu manh, các thầy giáo, bác sĩ, kỹ sư là ngu dốt, các văn nghệ sĩ là thấp kém. Họ cho rằng chỉ có dân Bắc Kỳ, dân xã hội chủ nghĩa mới là tài gỉỏi vì họ đã thắng Mỹ, là đã tốt nghiệp đại học chống Mỹ, đã là "đỉnh cao trí tuệ của loài người". Sau 1975, những dân "ngụy quân, ngụy quyền" bị thất nghiệp, từ bác sĩ, kỹ sư, giáo sư, giáo viên và văn nghệ sĩ ta đều bị vứt bỏ, bị cấm đoán hoặc phải đào tạo lại, hoặc phải xem xét lý lịch kỹ càng.
Trước lo chúa khổ Bắc Kỳ,
Sau lo Nam Việt bất tùy ngụy bang.
Văn chương Bắc địa hiển vang,
Nam Kỳ dốt nát gian nan chẳng lừa,
(Tiềng giang, 203, cột17)

(Chúa khổ là dân cùng khổ Bắc Kỳ XHCN. Cũng có thể hiểu là chúa ác, kẻ rất tàn độc.)

Như đã nói ở trên, Bắc kỳ XHCN tự phụ đỉnh cao trí tuệ, văn chương, nghệ thuật cao siêu nhưng dưới mắt ông Ba, văn chương, nghệ thuật Bắc Kỳ là rơm rác vô giá trị vì đó là văn câu cơm, sản phẩm đặt hàng, nghệ thuật tuyên truyền giả tạo đúng như Hồ Dzếnh, Nguyễn Văn Trấn, Nguyễn Khải đã thú nhận. Tuy vậy, bọn chúng vẫn lăng xăng mồm năm miệng mười ( xuất tam thanh: năm ba giọng lưỡi) tuyên truyền khoác lác:
Mắt đoái xem Bắc địa thương dà,
Văn chương chữ nghĩa sao mà không căn.
Xuất tam thinh mặc sức lăng xăng
(KT , 292, 47)

2. Bất an và Biến đổi

Bắc Kỳ sẽ thành sông ngòi, ao chuôm:
Đất Bắc địa giăng câu đặt lọp,
Ăn cá đồng không cọp ở rừng (KT, 271, 6)

Trong kháng chiến, Cộng sản đã phá rừng lấy gỗ xuất cảng bỏ túi như Nguyễn Văn Trấn đã tố cáo trong" Việt Cho Mẹ và Quốc Hội" . Tô Hoài cũng cho rằng xưa nhìn lên phía bắc núi non trùng điệp. Nay từ Phú Thọ nhìn lên trống trơn. Như vậy là "không còn cọp ở rừng"đúng như ông Ba đã thấy! Sau này thiên địa biến chuyển e rằng sẽ đổi thay lần nữa. Nay Hà Nội, Huế, Saigon và các tỉnh miền Trung ngập lụt liên miên, phải chăng đó là dấu hiệu báo trước các nơi này sẽ thành ao, hồ, sông biển?

Sài gòn dân cư đông đúc, có lúc tan tác ( bể om). Dân chúng Sai gòn và các tỉnh phải bỏ nước vượt biển, các nước thấy dân ta bơ vơ nên thương xót ( cảm thương) mà giúp đỡ bằng cách cho định cư tại Mỹ,Pháp, Anh,Úc, Nhật, Đức. . .
Thương đông đảo là xứ Saì gòn,
Bể om việc trước, hao mòn khắp nơi.
Cũng như buồm ra biển chạy khơi,
Cám thương các nước không nơi cậy nhờ. (KT, 202, 47)
(Xứ Sài gòn : có thể hiểu là miền Nam)

Sau này, Sai gòn biến đổi, không còn là đồng bằng, không còn là thành thị nơi ăn chơi có thanh lâu kỹ nữ (điếm), không còn karaoké ôm, càphê ôm. .. Sai gòn vắng vẻ, không người qua lại, không phố phường, không tên đường phố ( bảng chỉ đường) khan hiếm hàng hóa (của cải) :
Ở đất đồng không phải Sài gòn,
Mà buộc điếm đem lòng lấy của.
Có người đi, chó bên mới sủa,
Có chỉ đường biết của để đâu.
(KT 281, 25)

Saigon trước kia thuộc Thủy Chân Lạp, là vùng sông nước, đầm lầy. Người Việt Nam đến phá đầm lầy, đổ đất, đổ xà bần lấp ao hồ mà lập thành phố xá, làng mạc. Vùng Saigon trước đây cứ đào xuống là thấy toàn đá, xà bần. Điều này thấy dân ta đã khai phá vùng hoang phế này thành phố xá. Nhưng người Việt Nam chỉ xây đắp cái vỏ bên ngoài, còn tận dưới đáy địa tầng, trong lòng quả đất thì vẫn là mênh mông sông nước. Nay đến lúc, nước dưới quả đất sẽ phun lên, không cách nào đắp lại được. Có thể rồi đây, thiên địa tuần hoàn, Saigon lại thành Thủy Chân Lạp ngày xưa! Ngày nay, bọn Cộng sản tìm cách bịt cống, đổ rác lấp hồ ao, sông ngòi để lấy đất bán lấy tiền nhưng chúng nó chỉ uổng công vô ích và làm hại nhân dân vì chúng không chống cự nổi Trời Phật!

Gia Định bất an : Thương bề Gia Định tịnh bất an (TG 268, 147)
Rạch Giá sẽ thay đổi, hóa thành núi:
Đồng Rạch Giá xuất sơn đều đất
(TG 269, 2)

Sau lập lại Bạc Liêu hết muối,
Sau có nổi năm mười hòn núi,
Đem lộn về núi muối Hà Tiên (KT 282, 27)

Bà Rịa hóa thành đồng bằng:
Đất đồng nay Thị Rịa ( Bà Rịa) ký tình (KT 272, 8)
Hòn Mường Khai nổi trước phải phân (KT 270,3)

Phát triển nhất là Cần Lố:
Đồng Cần Lố sau cũng bề trên
Sông ngang dọc hai bên phố xá,
Đất Cà Mau phố xá cũng nhiều (KT 275,13)
Vàm Hồng Ngự thị thiền (thành) núi đá. (KT 273, 14)
Đồng Cần Lố sau hết đất sâu,
Nổi giòng đất cát đâu đâu hết rừng (KT 287, 38)
Đồng Cần Lố cửa nhà sung túc,
Đường xe ngựa vầy vui mấy lúc.
Dưới sông thời sung túc tàu ghe... (KT 280, 23)

Bạc Liêu gặp hiểm nguy đầu tiên. Vì chiến tranh hay vì tang điền thương hải?
Lập nguy tiền tại xứ Bạc Liêu
Sát Nam địa Tàu tiêu mới đáng.
.. .. . . . . . . . . .
Cũng vì bởi Tàu man quấy rối
(KT 278, 20)

Mấy câu này liền nhau, do đó mà ta có thể đoán Trung Cộng đánh Việt Nam là chiếm Bạc Liêu đầu tiên . Chiếm vùng này để chiếm Việt Nam , khống chế Thái Lan, Ấn Độ Phi Luật Tân, Singapore và chặn đường thủy đạo của Âu Mỹ. Đánh Bạc Liêu, Cà Mâu thì bất ngờ lắm vì ai cũng nghĩ Trung Cộng sẽ đánh từ biên giới miền Bắc.

Châu Đốc cũng bị thiệt hại:
Hạt Châu Đốc hai ngoài tiêu xuất ( TG 274, 12)
Hạt Châu Đốc it cười nhiều khóc.(KT 279, 22)

3. Trở lại:


Sa đéc hạt ruộng sâu lập lại (KT 270, 4)
Vàm Hồng Ngự An Giang lập lại
Vở Sơn Tô ngó thấy muôn nhà,
Bửu vật thực của mà vô số
Trân châu trọng thị thiềng (thành) quán phố (KT,270, 4)
Đất Đồng nay trở lại Láng Bà (KT 270, 4)
Tồn Hà Tiên sau tồn Cần Vọt. .. .
Xem Cao Lãnh nhiều nơi cười nói (KT, 281, 25)
Tiền Thúy Liễu hậu cải Cây Bần
Ngày sau mé biển định phần mọc ra (KT 284, 32)

4. Phồn thịnh

Đất Biên Hòa thiên địa Tây An (KT 279, 21)
Các vùng Cao Lãnh, An Lưong, Thạnh Mỹ, Kiến An... sẽ trở thành nơi an lạc:
Cao lãnh chợ Tiếng, Mỹ Trà
An Lương ,Thạnh Mỹ, Định Hòa, Kiến An
Dồi lòng son phấn trung cang,
Phật trời mở hội trường an Định Hòa.(TG 237, 85)
Tứ phương bát loạn, Láng Linh vinh kỳ (TG 247, 105)
Chùa Công Phủ Long châu đại điện,
Tồn Long Ấp lập tiền dĩ hạ.. .
Thời Hưng Thới tận lao chi mỹ.
(TG258, 118)

Chùa Công Phủ ngày sau Phật cất,
Có Trung Lang ( Lương) lập thất lầu chuông.
(KT 271, 5)

Thới sơn, Hưng Thới thành vượng địa
Đầu bài đặt để Thới sơn,
Lập làng Hưng Thới vui hơn xứ nào.
(TG 241, 93)

Thạnh Mỹ, Mỹ Trà là nơi Phật địa (KT 270, 4)
Thiền ( Thành) đô thị lập làng Thạnh Mỹ,
Ngoài ngõ bát (?) Phật Trời lập kỷ,
Thuyết di ngôn lập Mỹ Trà thôn,
Cõi trung trần như ngoại càn khôn,
Long châu tự lập thôn Hưng Thới
Phật để chỗ Nam bang quyền quới (quý) (KT 270, 4)
Đất Cà Mâu phố xá cũng nhiều (KT 275, 13)

Sau này thời thượng nguyên, nhiều nơi phát triển, nhưng rõ rệt là nơi biên giới Việt Miên, vùng Thất Sơn, nơi phát tích Bửu Sơn Kỳ Hương sẽ thành nơi đô thị, có thể trở thành kinh đô mới.
Như đã nói trên, thời hạ nguyên bị đọa, đến đời thượng nguyên, dân Nam Kỳ không còn khốn khổ ( cày cấy chai lưng) mà được phước. Lúc này Phật giáo phát triển, Bửu Sơn Kỳ Hương hồi phục:
Đất Nam kỳ cày cấy chai lưng
Đọa mấy đời mấy kiếp cũng ưng.
Khi phép giáo tấn hưng Hương Bửu.
Tích thiện gia bảo an linh cửu,
Vi nhơn nan tri sửu hưởng vinh.
Vọng Đường trào hai chữ khương ninh.
Nguyện Hán thất trung tinh kế hậu. (KT 282, 28)
(Đường trào, Hán thất: Mong Việt Nam sau này thịnh vượng như nhà Đường, nhà Hán)

Sau Nam kỳ trở nên hưng vượng vì một số ăn ở hiền lành, có căn tu:
Lục tỉnh hiền Phật tổ quy lai.
(TG, 260, 132)
Nam kỳ niệm Phật có căn giữ hình. (KT, 292, 47)

Theo ông Ba, Nam Kỳ có Phật Thầy trấm yếm bằng năm "ông thẻ" cho nên rồi cũng được bình an rồi sau sẽ hưng thịnh:
Ngăn tiền lộ mộc bài ông thẻ,
Trấn tứ phương đủ lễ muôn binh
Trường giúp đường hai chữ khương ninh
Phật độ chí muôn binh trợ lực...
Nam kỳ hưởng thọ quốc gia..
Đồng Nai xứ quản nam phát khách... (KT259, 129)


Ông Ba Thới đã tiên đoán đúng rất nhiều, còn một số việc, tương lai sẽ rõ. Về phương diện văn chương, tác phẩm này là một trường thiên hiếm có so với Kim Vân Kiều và Lục Văn Tiên.
Ông Ba đã chịu ảnh hưởng của Lục Vân Tiên:

Ghét là ghét kẻ hổn hào
Thương là thương kẻ anh hào lập thân
Ghét là ghét kẻ vô ân
Thương là thương đức thánh nhân dạy đời
Ghét là ghét kẻ cải lời
Thương là thương kẻ thất thời lâm nguy
(Ngồi buồn)

Ông Ba có lối thơ rất độc đáo: kết hợp vè, nói lối ,song thất lục bát :

Người lại bày binh bố trận cho người An nam,
ấy là cũng một tánh tham -
người bày ra xanh, vàng đen, đỏ,
người An-nam nhiều kẻ thiệt khôn khôn mà chẳng rỏ,
vùng bỏ đọa Phật mà theo Tàu.
(Vân Tiên)

Bá tánh lập tiền, phiền tiếng nói,
Ngồi trần không nói, ói ra cơm.
Chí dốc gánh thơm đơm cúng Phật,
Nào hay lột trật vật mù u.

Khó cúng trung thu, tu không mắt,
Bánh mì Tây bắt cắt làm hai. TG, 267, 146)

Nhơn chánh thời lập ý chí riêng,
Bất khúc tùng đảo điên tà quỷ.
Tài thắng đức tiền suy hậu bỉ,
Đức thắng tài tiền kỷ hậu cang (KT, 270, 4)

Ngoài ra, cách dùng chữ của ông cũng là vượt thời đại. Thời Ngô Đình Diệm nhiều báo hô hào bài trừ "Tứ đổ tường" nhưng danh từ này đã được ông Ba dùng trong Kim Cổ Kỳ Quan: " Tứ đổ tường trí hỉ anh hùng" ( KT, 283, 30).
Trong khoảng 2000, cộng sản chiếm đất nhân dân, danh từ " dân oan" xuất hiện, nhưng trong Kim Cổ Kỳ Quan, ông Ba đã viết: "Dân chẳng an nay thiệt nhà oan" (KT, 287, 38)

Nói tóm lại, Kim Cổ Kỳ Quan đã đạt mục đích khuyến tu, tiên đoán thời vận thế giới và Việt Nam, đồng thời ông đã dùng nghệ thuật truyền thống khá trau chuốt và tài nghệ.

Ngày 20 tháng 11 năm 2010
Nguyễn Thiên Thụ


Xin đọc các đề tài liên hệ:



CÁC WEB SITES LIÊN HỆ ĐẾN BỬU SƠN KỲ HƯƠNG
& KIM CỔ KỲ QUAN, TỨ THÁNH

http://thanhsi.org/samgiang-giangxua/SamGiang-GiangXua.htm
http://www.hoahao.org/D_1-2_2-193_4-2947_5-20_6-3_17-69_14-2/
http://bskh.net/2007/12/tuthanh.htmhttp://www.hoahao.org/D_1-2_2-113_4-3909_5-50_6-1_17-8_14-2/#nl_detail_bookmark