Monday, November 22, 2010

SƠN TRUNG * NHỮNG NGƯỜI HUẾ





NHỮNG NGƯỜI HUẾ TRONG LÒNG HÀ NỘI &
TRONG ĐỊA NGỤC CỘNG SẢN:


PHÙNG QUÁN, TUÂN NGUYỄN & BỬU TIẾN


Sơn Trung



Nhà Phật dùng danh từ cộng nghiệp rất đúng.Vì cộng nghiệp mà một nửa dân số thế giới đã phải sống trong chế độ cộng sản tàn ác. Một số người hăng say theo cộng sản, một số người vì bắt buộc. Tại Huế nói riêng và Thừa Thiên nói chung, một số người theo cộng sản mà đạt danh vọng cao như Tố Hữu, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Khoa Điềm. Nhưng một số đã bị cộng sản giam cầm, đày đọa hoặc bỏ rơi như múi chanh đã bị vắt cạn. Rất nhiều người như thế, tiêu biểu là Phùng Quán, Tuân Nguyễn, Lê Văn Hảo, Trương Như Tảng. . . Trong bài này, chúng tôi nói đến ba người Huế đều là trí thức, là văn nghệ sĩ, đã theo cộng sản từ đầu, có nhiều công lao, sau 1954 đều về ở thủ đô Hà Nội và đã thấy rõ bộ mặt thật của cộng sản. Đó là Phùng Quán ,Tuân Nguyễn và Bửu Tiến.


I. PHÙNG QUÁN (1932–1995)



Ông quê ở xã Thuỷ Dương, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên . Năm 1945, ông tham gia Vệ quốc quân, là chiến sĩ trinh sát Trung đoàn 101 (tiền thân là Trung đoàn Trần Cao Vân). Sau đó ông tham gia Thiếu sinh quân Liên khu IV, đoàn Văn công Liên khu IV. Đầu năm 1954, ông làm việc tại Cơ quan sinh hoạt Văn nghệ quân đội thuộc Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt nam (tiền thân của tạp chí Văn nghệ quân đội). Tác phẩm đầu tay Vượt Côn Đảo của ông được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1955. Không lâu sau đó, Phùng Quán tham gia phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm.

Tác phẩm của ông trong Nhân Văn Giai Phẩm ( Lời Mẹ dặn, Chống tham ô lãng phí) không dùng đại bác bắn thẳng vào thành lũy cộng sản như Phan Khôi, Trần Dần, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường thế mà ông bị cộng sản trừng phạt. Họ bắt ông đi làm khổ sai tại nhiều nơi, loại bỏ tư cách hội nhà văn, và bao vây kinh tế, chính trị và hành chánh đối với ông.

Từ đó đến thời kỳ Đổi mới, Phùng Quán hầu như không có một tác phẩm nào được xuất bản, ông phải tìm cách xuất bản một số tác phẩm của mình dưới bút danh khác. Được hồi tịch hội Nhà văn năm 1988 khi Nguyễn Văn Linh "đổi mới". Năm này, cuốn tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán được xuất bản và nhận Giải thưởng Văn học Thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam hai năm sau đó.

Ông mất ngày 22 tháng 1 năm 1995 tại Hà nội. Ông được một gái
là Phùng Đỗ Quyên (1963) và một trai là Phùng Quân (1965)

Năm 2007, ông được nhà nước Việt cộng truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, do Chủ tịch nước ký quyết định tặng riêng.

Tác phẩm:
-Vượt Côn Đảo (tiểu thuyết, 1955)
-Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo (thơ, 1955)
-Tuổi thơ dữ dội (tiểu thuyết, 1988) -
-Trăng hoàng cung (tiểu thuyết thơ, 1993).
-Thơ Phùng Quán (thơ, 1995)
-Ba phút sự thật (ký, 2006)


Dưới một chế độ khác, bài thơ hay truyện ký của Phùng Cung, Phùng Quán nhà chức trách không chú ý làm gì, nặng lắm là tờ báo phải đóng cửa. Nhưng bọn cộng sản dã man đã hành hạ ông. Trong tác phẩm "Trăng Hoàng Cung" và " Ba Phút Sự Thật", ông đã cho ta biết nỗi khổ đau của ông trong địa ngục cộng sản.

1. Khổ sai:
Cộng sản dùng từ " lao động cải tạo" là một danh từ che đậy việc bắt tù nhân làm khổ sai.
Sau vụ Nhân văn, nghĩa là sau 1956, Phùng Quán bị trù dập, bị trả thù, ra ngoài biên chế nhà nước, bị khai trừ khỏi Hội Nhà văn, rời tạp chí Văn nghệ Quân đội, được Hội Nhà văn trợ cấp 27 đồng/ tháng ?(lương tối thiểu công chức lúc đó là 36 đồng), đi lao động cải tạo tại các nông trường, công trường và địa phương ở Thái Bình, Nam Hà, Thanh Hóa, Việt Trì...

Mở đầu Trăng Hoàng Cung, đã nói về cuộc đời ông đã bị cộng sản đày đọa.
Thơ là mạng sống, là lý lịch đời tôi.. . .Tôi dương thơ như ngày nào ngoài mặt trận dương lưỡi lê đánh giáp lá cà với thói dối trá, đạo đức giả, tệ nạn quan liêu, lãng phí, bòn rút, ăn cắp của công - tuy ngày đó mới manh nha, nhưng tôi đã dự cảm sẽ là hiểm họa to lớn đang rình phục Nhân Dân tôi. . .:
Tôi đã trả giá cho Thơ bằng ba mươi năm tốt đẹp của đời mình. Từ năm 24 tuổi đến năm 56 tuổi, cơ chế quan liêu đã đánh trả tôi đến chí mạng. Tước đoạt của tôi quyền lao động thiêng liêng: sáng tác, xuất bản, quyền được sinh sống cho ra một con người. Và dìm ngập tôi trong bùn nhơ, lăng nhục trước công luận (11-12 ).


Người ta hành hạ ông, đày ải ông lên rừng thiêng nước độc vì cái án văn tự. Những người mà ông có thời tôn sùng, phục vụ,trong đó có Tố Hữu, ông cậu yêu quý của ông, đã đày ải ông. Chưa đủ, tại nơi rừng núi hiu quạnh này, ông cũng tự đày đọa ông, ông chôn mình để tìm Nàng Thơ.

Thơ là mạng sống, là lý lịch đời tôi. Cạn thơ giữa cuộc đời, tôi quyết định rời bỏ thành phố, gia đình, bạn hữu, giữa cái tuổi năm mươi, lên rừng đào mạch thơ giữa thiên nhiên. Tôi đã sống suốt ba năm trong cái lán lợp tranh lá nứa, giữa một bãi đất phù sa hoang vu, vùng đồi núi Thái Nguyên, mọc lút đầu cỏ dại và cây trinh nữ xanh. Xung quanh bãi đất hoang, con suối lớn Linh Nham vây bọc. Bàn ghế là rễ cây chết. Giường nằm là cây Cơi cổ thụ bị bão xô bật gốc. . .
. . . Trước mặt lán, sát bờ vực suối, tôi đào cái huyệt rộng một mét, dài hai mét, sâu mét rưởi. Tôi nguyện nếu không tìm thấy thơ, tôi sẽ lăn xuống đó!
Đàn mối đất phù sa
Sẽ thay phu đào huyệt
Bao nghiệt ngả trần gian
Chỉ một tuần vùi hết. . . (15).

Ông như một Thánh Tử Đạo đi tìm vị đắng trong đời:

Tôi phải lên rừng
hái lá khổ sâm
tự mình cất lấy ly rượu uống
Ôi rượu khổ sâm đắng lắm!
Đắng đến tận cùng nỗi đắng thế gian
Bạn hữu thân thiết ơi!
Xin đừng trách cứ tôi
Sao trong thơ tôi cứ lẫn nhiều vị đắng
Chỉ vì
Tôi vừa ngâm ngợi câu thơ
Vừa cạn chén rượu đời
Cất bằng lá khổ sâm”


Một người bạn của ông viết về những tháng ngày Phùng Quán bị đày ải giữa rừng xanh.
Anh sống một mình trong cái lều lợp lá mía ở Trại tăng gia (của Bộ Văn hoá) bên suối Linh Nham, vùng rừng Thái Nguyên suốt ba năm ròng. Mưa lũ, không ai dám vượt suối, nên anh như Robinson trên hoang đảo.. . Quanh lán mọc đầy cỏ dại và cây trinh nữ. Bàn ghế là rễ cây khô ghép lại. Giường nằm là cây cổ thụ bị bão xô gật gốc lũ cuốn về, lấy rìu vạt bằng phía trên, rồi đục lõm xuống như cái áo quan. Anh sống với một con chó, một con heo, một bầy gà. Người với vật cùng ăn sắn, bắp, rau lang, ốc suối và cá tôm tự đánh bắt lấy. Anh đã tự đào một cái huyệt ngay trước mặt lán, dài hai mét, rộng một mét, sâu mét rưỡi, phòng khi kiệt sức, bên mình không có ai!

Một lần anh bị dị ứng lở loét toàn thân, tưởng không sống nổi. May mắn được một vị sư nữ già chùa Tăng Cấu cứu khỏi bệnh nhờ mấy nắm lá tên là lá khổ sâm mọc trên đồi. Ơn cây, ơn người cứu mạng, sau đó anh làm bài thơ “Lá khổ sâm”. Bài thơ đau như một vết cắt :... Ôi rượu khổ sâm đắng lắm/Đắng đến tận cùng nỗi đắng thế gian...
(Những chuyện ngất ngưởng của nhà thơ Phùng Quán"http://tintuc.xalo.vn/00108817356/Nhung_chuyen_ngat_nguong_cua_nha_tho_Phung_Quan.html?id=1e1574d&o=3433

Trong "Ba Phút Sự Thật", Phùng Quán kể lại những nỗi gian lao trong đời khổ sai của ông:
Từ năm 1958, tôi đã phải đi nhiều đợt lao động ở Hợp tác xã nông nghiệp Thái Lai (Thái Bình), Công trường Nhà máy đường Việt Trì (Phú Thọ), Nông trường cao su - cà phê Thắng Lợi ở Thọ Xuân (Thanh Hóa)… Đợt nào tôi cũng gặp phải chuyện trục trặc, oan ức, đều bị cơ quan quản lý nhận xét là "chưa tiến bộ", "chưa khắc phục được tư tưởng nhân văn", đôi khi còn có "ý định ngóc đầu dậy"… Năm 1964 cho đến đầu năm 1965, tôi tiếp tục được Hội Văn nghệ cử đi lao động cải tạo ở Công trường Trạm bơm điện Cốc Thành, Cổ Đam. Trạm bơm điện Cốc Thành vào loại lớn nhất miền Bắc ngày đó, tưới tiêu cho hai huyện Ý Yên- Bình Lục tỉnh Hà Nam Ninh.11. (Một năm lao động ở công trường Cổ Đam.BA PHÚT SỰ THẬT * V. 11)

Ông cố gắng lao động để thoát ngục tù, để về sống với vợ con. Giấc mộng của ông rất đơn giản:
Năm đó tôi đã ngoài ba mươi tuổi. Tôi đã lấy vợ và có đứa con gái đầu lòng lên hai. Thật lòng từ đây, tôi muốn được sống yên thân. Tôi đã quá mệt mỏi vì phải đi lao động hết công trường này đến nông trường khác. Tôi đã chán cái cảnh: "cá trộm, văn chui, rượu chịu". Tôi tự hẹn với mình sẽ cố gắng lao động thật tốt, nói năng giữ mồm, giữ miệng. Cuối năm sẽ nhận được bằng khen của công trường vì "lao động tích cực, có tiến bộ rõ rệt về lập trường tư tưởng". Nhờ đó tôi sẽ được Hội giới thiệu vào công tác ở Ty Văn hóa, rồi sẽ được tuyển dụng lại vào biên chế, có thể bắt đầu hưởng lương cán sự 1 - 56 đồng một tháng. Thế là gấp đôi số tiền trợ cấp của Hội Văn nghệ mấy năm nay - 27 đồng một tháng. Với 27 đồng, tôi chỉ đủ nộp tiền ăn cho công trường. Nhưng điều quan trọng nhất mà tôi hy vọng, dần dần tôi sẽ được xóa kỷ luật, được xuất bản sách trở lại và có tiền để đỡ đần vợ .( 11. Một năm lao động ở công trường Cổ Đam. BA PHÚT SỰ THẬT * V. 11)

Ông đã tích cực lao động, giữ mồm giữ miệng, nhưng cuộc đời đắng cay đã phủ nhận ông. Bên cạnh những người tốt có khá nhiều người xấu. Độc nhất là bọn "lý luận Mác xit " rất nhiều và có mặt khắp nơi như lũ ruồi nhặng. Họ thiên kiến. Họ mang trong tim chủ thuyết thù địch của cộng sản, họ truy bức Nhân Văn Giai Phẩm. Và số mệnh cũng đã giang tay xô ông xuống vực sâu. Ông bị oan khuất này đến oan khuất khác.

Tình người trong địa ngục cộng sản thật khuất khúc, khó hiểu vì một số muốn sống phải đóng kịch. Trong laọ động, Phùng Quán không thấy vinh quang mà thấy rõ lòng người. Trên tạp chí Sông Hưoơg, Xuân Tùng kể:

Năm 1958, đoàn nhà văn Việt Nam đi thực tế lao động ở Thái Bình, gồm có Tô Hoài, Chu Ngọc, Trần Lê Văn, Hoàng Cầm và Phùng Quán, do nhà thơ Hoàng Trung Thông làm tổ trưởng. Tô Hoài kể: Một lần uống rượu say, Hoàng Trung Thông ra về, chân nam đá chân chiêu. Thấy vậy, Phùng Quán sợ Hoàng Trung Thông ngã, nên đưa tay ra nói: “Anh cứ vịn vào vai em cho chắc”. Thông quát: “Ông mà để cho Nhân văn dắt à?” Câu này làm cho Phùng Quán buồn lắm.
Nhưng sau đợt đi thực tế về, Hoàng Trung Thông tìm tới nhà Phùng Quán chơi và uống rượu. Khi rượu đã ngấm, Hoàng Trung Thông lặng lẽ xin tờ giấy trắng và rút bút viết tặng Phùng Quán bài thơ chữ Hán:
Hạ tiết bằng hữu đáo
Hồ thâm cổn cổn ba
Ẩm tửu hữu tri kỷ
Tuý quá vong hồi gia
(Nghĩa là: Mùa hạ bạn hữu đến/Hồ sâu cuồn cuộn sóng/Uống rượu có tri kỷ/Say quá quên về nhà)
Thì ra, nhà thơ khi đi thực tế lao động thì đứng trên lập trường tổ trưởng, còn thơ văn là bạn tri âm, vì thế mới có thơ tặng Phùng Quán. Lúc này Phùng Quán mới ngộ ra, khi chia tay Hoàng Trung Thông, với câu nói của anh em Nam Bộ: “Nói dzậy mà không phải dzậy”.
http://tapchisonghuong.com.vn/index.php?ID=1386&catid=17&main=newsdetail&pid=4&shname=Giai-thoai-Buon-vui-Phung-Quan

Năm 1964, sau tám năm khổ sai , ông được chuyển về công tác tại Phòng Tuyên truyền (Bộ Thủy lợi), Vụ Văn hóa Quần chúng (Bộ Văn hóa), Nhà Văn hóa Trung ương. Ở Bộ Văn hóa, nhiều năm ông được phân công đi tăng gia sản xuất tại rừng núi Bắc Thái. Tăng gia sản xuất cũng là một cách bị đày ải, sao người ta thù dai và tàn ác đến vậy? Ông về hưu năm 1985.

2. Ngăn cấm hôn nhân

Cộng sản mệnh danh là tự do, dân chủ nhưng sự thật thì khắt khe hơn quân chủ vì vua chúa, quan lại không bao giờ ngăn cản việc hôn nhân của nhân dân. Trong chế độ xưa, cha mẹ có thể ngăn cấm nhưng không phải là tuyệt đối. Trần Dần, Phùng Quán và bao nhiêu người nữa đã bị bọn cộng sản phá hoại, cản trở hôn nhân. Bà Vũ Thị Bội Trâm, cùng tuổi với Phùng Quán. Anh của Bội Trâm là nhạc sĩ Vũ Hướng, cùng là bộ đội đóng ở Cửa Đông rồi Lý Nam Đế. Phùng Quán thường đến thăm gia đình Vũ Hướng, rồi từ đó Bội Trâm trở thành người yêu của Phùng Quán . Bà là một nhà giáo đã thuật lại đọan đường đau khổ. Đến năm 1962, hai người mới kết hôn:

Mẹ tôi thương cả hai đứa, nhưng lo lắng không biết tương lai sẽ ra sao với chúng tôi. Còn bố tôi đạp xe lên tận Nghi Tàm, lấy hết can đảm nói với người có ý định làm con rể mình: Bố mẹ rất quý anh, nhưng con Trâm lấy anh thì nó khổ quá. Nói xong, cụ quay xe đạp vội đi như chạy trốn chính mình.
Anh Quán kể lại với tôi như vậy.
Có người ở Sở Giáo dục đến nhà khuyên gia đình không nên cho Bội Trâm lấy anh Quán vì như thế có thể bị thôi dạy học. Biết tin, tôi nói với mẹ: Con còn lành lặn, đủ mắt mũi chân tay, không cho dạy học thì con làm việc khác. Năm ấy là 1957. Hẫng hụt và ám ảnh, anh Quán đòi về Quảng Bình câu cá sinh sống. Tôi sợ quá, chỉ sợ anh chết. Phải ràng buộc vào anh để anh bỏ ý định tự sát.
Đến năm 1962, sự việc đã nhạt bớt đi, chúng tôi mới được lấy nhau. Chỉ có cơi trầu chạm ngõ và đăng ký kết hôn chứ cũng không làm đám cưới, vì anh chẳng có tư cách gì mà hỏi vợ: không gia đình, không tiền, không nhà cửa, không lương, lại cũng không thể in thiếp mời vì không ai dám in tên anh lên thiếp. Thế là tôi trở thành vợ anh mà không được làm cô dâu.BA PHÚT SỰ THẬT * IX, 17.

Đó là những hàng rào cản trong gia đình do thời thế xui nên. Còn ở ngoài xã hội, trong trường, sở, bà Bội Trâm cũng phải chịu nhiều áp lực:

Năm ấy, tôi được Ban giám hiệu phân công dạy lớp 10 là lớp cuối cấp. Nhưng có một đồng chí trong chi bộ e ngại, nói: "Phân công như vậy thì đến phần văn học hiện đại, Phùng Quán phu nhân sẽ dạy thế nào?". Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn lúc ấy là anh Giang Văn Nguyên vẫn bảo lưu ý kiến để tôi dạy lớp 10. May mà, cái lớp 10 ấy lại đạt kết quả tốt nghiệp môn văn rất tốt. Anh Nguyên được một phen hú vía.

Trong cuộc đời làm giáo viên văn của bà, còn nhiều "tai nạn" kiểu như thế, nhưng rồi bà vượt qua hết, để giữ (và cũng vì) cả hai tình yêu trong mình: với nghề dạy văn và với người chồng tài hoa, nhân ái. Bà bảo: Khi mà mình đã tự nguyện thì không gì có thể ngăn cản được mình vượt qua mọi khó khán thử thách. BA PHÚT SỰ THẬT * IX, 17

Cộng sản theo đường lối tru di tam tộc của phong kiến và luật rút phép thông công của Thiên Chúa giáo cho nên bản thân nạn nhân và vợ con phải chịu đau khổ. Ông viết:

Năm 1963, vợ chồng tôi sinh con gái đầu lòng. Đến đón cháu ở nhà hộ sinh A, có bà ngoại cháu (bà đã mất năm 1986), tôi và Tuân Nguyễn.
Vợ tôi vui lắm, nói với hai người:
- Bà với chú Tuân thấy cháu có xinh không?
. . ,. .
Đau nhất cho anh Quán là lúc đón con từ tay bà ngoại. Bà nói nhỏ nhưng vẫn đủ nghe: Chẳng biết rồi có ngóc đầu lên được không? BA PHÚT SỰ THẬT * VII .13

Gia đình nhà văn Phùng Quán.


Bà Bội Trâm mang tính chất chung thủy và bất khuất của người phụ nữ gia đình Nho gia, là hình ảnh của của bà Thủ khoa Nghĩa. Lúc này, xã hội ta có nhiều gương sáng của những người vợ chung thủy, đảm đang, và người mẹ hiền và can đảm. Đó là những người vợ của các nhà văn trong nhóm Nhân văn Giai phẩm, như bà Băng vợ Văn Cao, bà Yến vợ Hoàng Cầm, bà Khuê vợ Trần Dần và bà Bội Trâm vợ Phùng Quán. Có điều thật đáng kính phục các bà là mấy chục năm chồng bị hoạn nạn, bà nào cũng yêu thương chăm sóc chồng con và và có sức bền bĩ và mạnh mẽ của Tề Thiên đại thánh chống đỡ sức nặng của Ngũ Hành Sơn đè lên thân hình ốm yếu, nghèo khổ và cô đơn của các bà. (Sau này ta thấy những bà vợ sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa đã vững tay lái con thuyền gia đình trước cơn bão tố, và đã lặn lội đường xa thăm chồng).

Nhờ tình yêu của bà mà ông đứng dậy và đã được địa vị trong văn đàn Việt Nam. Nhưng gia đình Phùng Quán cũng phải mang nhiều bất hạnh riêng trong cái bất hạnh chung của dân tộc. Năm 1987, khi Phùng Quán vừa được niềm vui được phục hồi Hội nhà văn, được in sách với cái tên của mình, thì bà Bội Trâm bị ung thư vú. Và bà Vũ Bội Trâm đã qua đời lúc 8 giờ 35 phút sáng ngày 15 tháng 8 năm 2010 tại bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội.

3. Đời sống khốn khổ của Phùng Quán

Người ta áo gấm về làng, vinh quy bái tổ, nhưng Phùng Quán sau khi bị tù , trở về Huế với thân phận con người lạc lỏng. Ông không là dân "ngụy" mà cũng không phải là dân " cách mạng". Có lẽ ông là thứ dân mạt hạng, e còn ở dưới bọn " ngụy quân, ngụy quyền". vì bọn "ngụy quân, ngụy quyền" có bè bạn, làng xóm và tình yêu, còn Phùng Quán thì cả hai phe đều phủ nhận. Người bạn ông đã tả con người Phùng Quán lúc đó:

Năm 1984, Phùng Quán về Huế sau gần 40 năm xa quê. Anh để râu dài như ông lão trong chuyện cổ tích, đội chiếc mũ cói xứ Nghệ, khoác chiếc bị cói, cưỡi chiếc xe đạp gọi là “xe trâu” Liên Xô cao lêu nghêu, mặc chiếc áo mán khuy bấm, quần bò sờn cũ.

Anh đi đôi dép tự chế bằng lốp ô tô, đế bố dày tới mười phân. Tôi xỏ đi thử thấy nặng không lê được chân. Thế mà anh vẫn đi bình thường trong bao nhiêu năm ròng! Hỏi anh, anh vuốt râu cười, mắt chớp chớp hiền từ: "Dép nặng thế mới đứng vững trên mặt đất”. Anh một mình một mốt, không lẫn vào đâu được.
(Những chuyện ngất ngưởng của nhà thơ Phùng Quán"http://tintuc.xalo.vn/00108817356/Nhung_chuyen_ngat_nguong_cua_nha_tho_Phung_Quan.html?id=1e1574d&o=3433


Ông đã nói cho ta biết nỗi cô đơn của ông khi bị cộng sản khai trừ ông ra khỏi hội nhà văn, nghĩa là họ cấm ông viết.

Hai mươi bốn tuổi, trong một trận đánh khác còn dữ dội hơn, tôi phải sa vào một hoàn cảnh thật khủng khiếp, bị ra khỏi hàng ngũ nhà văn. Đằng đẵng suốt hai mươi năm trời, với nghị lực và lòng can đảm chiến sĩ, tôi tận sức chiến đấu để tự minh oan cho mình.

Sau khi lấy vợ, sinh con, Phùng Quán phải khốn khổ trong cuộc mưu sinh, nhất là trong chế độ cộng sản nghèo khổ và mất tự do. Hàng ngày Phùng Quán viết văn rồi mượn tên thân hữu , trong đó có Thanh Tịnh, để in, lấy nhuận bút và câu trộm cá Hồ Tây bán lấy tiền nuôi con. Từ năm 1978-1980, Phùng Quán ở trong một căn phòng nhỏ 4 m2 do Bộ Văn hóa phân ở 80 Lê Văn Hưu, Hà Nội, còn vợ vẫn ở nhà bố mẹ là ông Vũ Huy Ngọ và bà Nguyễn Thị Minh ở 3 phố Hàng Cân, Hà Nội.

Từ năm 1981 , gia đình ông thường trú tại Khu tập thể Trường Chu Văn An, 10 Thụy Khuê, Hà Nội. Căn nhà nguyên là cái xưởng trường, Sở Giáo dục Hà Nội, Ban giám hiệu và Công đoàn Trường Chu Văn An cấp cho bà Vũ Thị Bội Trâm. Ở đây Phùng Quán đã tự tay đục đẽo dựng một cái “Chòi ngắm sóng” bằng gỗ, lợp lá gồi. Chòi ngắm sóng do ông dựng để ngắm sóng Hồ Tây, diện tích 6m2, là nơi ông ngồi viết và tiếp bạn bè. Lúc này bà Bội Trâm bị ung thư vú, vừa được mổ, được điều trị bằng tia phóng xạ, nhưng cái tay phải vẫn to phình lên. Đêm ngủ phải buộc dây để treo tay lên không lủng lẳng. Bệnh tật như thế nhưng chị vẫn hàng ngày cơm nước chăm chồng con. Hai vợ chồng bà đang đứng trước ngưỡng cửa mất còn. Những ngày đó, buổi sáng nào thức dậy trên chòi ngắm sóng, Phùng Quán đều đọc bài thơ “Kinh cầu nguyên buối sáng” tặng vợ:

Tôi sẽ đi với em
Cho đến tận mút chót con đường
Cho đến lúc tôi nằm dài dưới đáy huyệt!
Có thể em chết trước tôi
Cũng có thể tôi chết trước em
Nhưng không sao cả em ơi
Ngày lấy em tôi đã có lời nguyền
Nếu tôi bỏ em lại bơ vơ dọc đường
Tôi sẽ bị trời tru đất diệt !...”.

Nhưng nhà thơ Phùng Quán đã ra đi trước vợ đến 15 năm. Từ năm 2003, khu “chòi ngắm sóng” bị giải tỏa. Gia đình bà Vũ Thị Bội Trâm được cấp một khu nhà tại chúng cư Vĩnh Phúc, Phòng 204, Khu D3, Chúng cư Vĩnh Phúc, Quận Ba Đình, Hà Nội. Nhưng lúc này, Phùng Quán đã nằm yên dưới đáy mộ sâu!

Trong "Ba Phút Sự Thật", Phùng Quán đã nói việc câu cá trộm ở Hồ Tây. Cá Hồ Tây dưới chế độ cộng sản đã trở thành một thứ " ao cá bác Hồ" thuộc đảng và nhà nước quản lý, có người canh gác ngày đêm. Họ biết Phùng Quán câu trộm nhưng họ thương tình bỏ qua. Ông viết về những đêm câu trộm cá ở Hồ Tây:

Tháng ba. Trời nồm ẩm ướt gần suốt cả tháng. Đường phố Hà Nội lép nhép bùn. Thềm nhà xi măng, đá hoa các nhà chảy nước. Dân trong Thành phố bực dọc nguyền rủa thời tiết. Dân câu ven Hồ Tây chúng tôi lại vui mừng hết chỗ nói. Hồ Tây cá trở mình suốt đêm. Cá cái như chép, diếc, thầu dầu… bụng căng trứng nôn nóng chờ mưa rào…

Ngày hôm đó, trời đổ mưa rào, trận mưa rào đầu tiên. Người ta gọi trận mưa rửa bùn. Dân câu chúng tôi gọi là trận mưa tiền. Đêm nay, sẽ bắt đầu từ lúc nửa đêm, cá từ giữa hồ sẽ lao thẳng vào bờ vật đẻ dưới các vùng bèo do chúng tôi chuẩn bị sẵn, trong các đám rong đuôi chó, cây niểng, cây sậy nước mọc gần bờ… Bọn cá vật đẻ từ nửa đêm cho đến rạng sáng chúng hoàn tất vụ sinh đẻ đầu tiên trong năm. . . . .

. . . Cá ngoài hồ trở mình mỗi lúc một căng. Chúng đang từ giữa hồ lao vào bờ. Những nàng chép cái, mỗi nàng nặng cỡ hai, ba ký, bụng chửa vượt mặt, dắt theo cả chục chàng chép đực rốn cương sẹ (tinh trùng của cá) - cá cái vật đẻ phun trứng vào rễ bèo, vào những lùm rong đuôi chó, vào gốc các bụi cây mểng, cây sậy mọc chìm dưới nước…

Cá cái phun trứng đến đâu, cá đực xô nhau tưới sẹ lên trứng. Chúng hoàn toàn đắm mình trong cuộc giao hoan, không còn biết trời đất là gì. Chúng tôỉ chỉ việc thả lưỡi câu chùm xuống, nhấc ngang, nhấc dọc, kéo cổ chúng lên khỏi mặt nước. Để tranh thủ thời gian, giật được con nào, chúng tôi vứt luôn chúng xuống giữa các rãnh cây, nắn vội lại bộ lưỡi câu chùm thả xuống giật tiếp. Ít có một giống vật nào say mê tình dục như bọn chép đực. Nằm phơi mình trên mặt đất chờ chết, chúng vẫn giẫy đành đạch, tiép tục phun sẹ đọng thành vũng trắng loang lổ mảu sữa…
. . . . BA PHÚT SỰ THẬT * VII .13

Không phải chỉ riêng ông khổ mà đa số quần chúng đều khổ, nhất là quần chúng lao động. Phùng Quán, Tuân Nguyễn, Trần Dần, Hữu Loan, Hồ Dzếnh, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường... là hạng tù nhân bị đạp xuống bùn đen, ở tận cùng địa ngục. Những ngày tháng đau khổ này ông đã viết thành thơ. Đây là bài thơ ông tặng Tuân Nguyễn:

Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ nhà thơ như ở đây ~
Ba thước vuông sáu nhà thơ ngồi
Hai phải đứng vì không đủ chỗ…
Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ cô đơn như ở đây ~
Một đám trẻ bơ vơ không nhà cửa
Sống bằng thơ đau với rượu cay…
Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ yêu thương như ở đây?
Mỗi tấc đất có một người quỳ gối
Dâng trái tim và nước mắt
Cho nỗi đau của cả loài người.:.
Có nơi nào trên trái đất này?
Có nơi nào trên trái đất này?
Có nơi nào trên trái đất này?

Nỗi đau khổ của ông đã biến thành uất hận. Bài thơ "Đêm Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ nghe"là một bài thơ hay:

Mỗi chữ đều như róc
Từ xương thịt cuộc đời
Từ bi thương phẫn uất…
Đã đi với nhân dân
Thì thơ không thể khác
Dân máu lệ khốn cùng
Thơ chết áo đắp mặt?…

Từ kinh nghiệm thực tế, Phùng Quan đi đến giác ngộ và trở về với nhân dân bị cộng sản cai trị và bóc lột. Trăng Hoàng Cung của Phùng Quán và Lá Diêu bông của Hoàng Cầm là loại thơ ẩn dụ của nghệ thuật tượng trưng để vạch mặt kẻ gian xảo và nói lên thực trạng đau thương của lịch sử, một lịch sử của lỗi lầm và thiệt hại nhiều nhân mạng.

Ôi, còn có nỗi thống khổ nào hơn
Tình cờ tôi chợt hiểu
. . . . . . . . .
Ôi, những câu thơ này nó vượt quá sức tôi
Tôi không thể cất lên được thành lời
Nếu miệng môi tôi không đầy cát Nhưng tôi vẫn không vào nhà em
Tôi quay về
Tôi khóc


4. Bệnh tật

Phùng Quán mắc bệnh nặng, đó là bệnh xơ gan cổ trướng. Đó là kết quả của những năm tù tội hay vì rượu? Hay cả hai?

Những ngày cuối đời (1/1995), trong lúc bạo bệnh đau đớn, Phùng Quán vẫn điện cho bạn bè nói là mình đang “Cụng ly với thần chết”. Một nỗi khổ tâm lớn nhất của anh là vì bệnh nặng, không còn được uống rượu!

Từ ngày bác sĩ Bệnh viện Saint - Paul cho biết anh bị bệnh xơ gan cổ trướng, phải kiêng rượu, anh bảo: "Không uống rượu thì còn gì là Phùng Quán!”. Có lần buồn quá anh “tuyên bố”: “Nếu chắc chắn bị thần chết xử tử vì ung thư gan, thì có bao nhiêu rượu đều mang ra cùng uống hết với bạn bè!”. Nhưng anh lại mong sống thêm với vợ con, với bạn, với thơ, nên anh rất nghiêm túc kiêng rượu. Anh không uống, nhưng bạn bè đến thăm anh vẫn bảo vợ mang rượu ra đãi bạn. Anh ngồi chạm cái ly không với mọi người để nghe âm thanh quen thuộc, rồi nhìn bạn uống rượu để khỏi thèm! 50 năm rượu và thơ, có rượu Phùng Quán đọc thơ mới cuốn hút, lay động lòng người. Bây giờ không rượu, anh vận hết nội công còn lại để đọc thơ “phục vụ” mọi người, nhưng dường như giọng đọc mười phần chỉ còn ba bốn!

Nỗi khổ thứ hai của Phùng Quán là không còn được ngồi vào bàn viết văn nữa, vì cái bụng bị xơ cứng. Thế nên, anh đã tự thiết kế cho mình một cái bàn đặc biệt, chưa từng có trong lịch sử loài người! Đó là cái bàn chổng ngược.

Tức là mặt bàn nằm sấp, úp xuống, chân bàn treo ngược lên, giấy kẹp vào mặt bàn. Anh nằm ngửa, giơ tay lên trời mà viết. Phùng Quán 30 năm viết “văn chui”, đến khi được quyền viết, thì không còn mấy thời gian nữa, nên anh thèm viết lắm. Và bằng cái bàn viết ấy, anh đã viết xong phần một bản thảo kịch bản phim kể chuyện về một bà mẹ nuôi bộ đội ở chiến khu Hoà Mỹ (Huế) có cả một bầy con nuôi là hàng binh người Đức, Nhật, Algierie, Maroc...

Cứ sau mỗi trận đánh, họ lại quây quần bên người mẹ Việt Nam để lo cho mẹ từ chiếc cối giã trầu. Anh phát triển kịch bản này từ truyện tranh “Chiếc cối giã trầu bằng thép" đã in mấy năm trước. Trước khi vĩnh biệt thế gian ba ngày, Phùng Quán đã trao tập bản thảo ấy cho đạo diễn điện ảnh, nghệ sĩ nhân dân Huy Thành!

Về cái bàn viết này, anh viết thư cho một người bạn ở xa, kể chuyện rất tếu: "Anh bị “chứng bệnh “Xơ gan, cổ trướng‘’ (Tên bệnh mà như tên minh tinh điện ảnh Đài Loan). Hiện nay anh rất đẹp trai. Một lão trượng râu tóc bạc trắng, mang cái bụng sắp đến ngày khai hoa mãn nguyệt... Nhất là vẫn còn đọc được thơ (Tuy lực thơ có sút kém). Và viết được văn. Ngồi viết bị tức bụng thì anh nằm viết. Bởi vậy văn anh bây giờ toàn câu văn chỉ thiên... rượu nó bỏ anh, vì từ khi anh lâm bệnh, rượu thấy anh mất phong độ của bậc ẩm giả. Cuộc đời vui quá không buồn được..."http://tintuc.xalo.vn/00108817356/Nhung_chuyen_ngat_nguong_cua_nha_tho_Phung_Quan.html


5. Tính chiến đấu và tính lãng mạn

Tuy bị đày ải, ông vẫn mang tính kiên cường của người chiến sĩ , của nho gia tiết tháo và tính lãng mạn của người nghệ sĩ.

Cộng sản đã khủng bố ông. Sống trong chế độ tàn ác này, không ai là không sợ chết chóc, tù đày, và tuyệt thông. Phùng Quán có lúc cũng đã sợ hãi. Ông viết tâm trạng ông khi nghe tin Tuân Nguyễn bị bắt:

Tôi còn nhớ rõ được như vậy vì lúc Tuân bị bắt, con gái tôi, - được Tuân chu cấp sữa hàng tháng - mới chưa đầy hai tuổi. Lúc Tuân được thả về cháu đã học hết cấp một. Tội danh của Tuân và vì sao Tuân bị bắt, ngày đó tôi không được biết tường tận cho lắm: Tôi chỉ biết Tuân Nguyễn bị bắt vào buổi sáng, thì buổi chiều tôi lò dò đến 20 phố Tràng Tiền. Hôm đó tôi cạn túi, định ghé vô ăn chực Tuân một suất cơm tập thể… Tôi đang loay hoay tìm chỗ dựng xe đạp trước cửa nhà ăn thì nhà thơ Trần Nguyên Vấn, cũng là dân Huế và làm cùng cơ quan với Tuân, từ bên trong nhà ăn sải bước chân ra, vẻ mặt thất sắc, hớt hải. Vấn đến sát bên tôi, ghé sát tai thì thầm: Quán về ngay đi. Tuân Nguyễn vừa bị bắt sáng nay…
Tôi lây nỗi khiếp hãi của Vấn, nhảy phóc lên xe đạp phóng như điên về Nghi Tàm. Tôi chệnh choạng dựa xe vào phên liếp, hai chân bỗng như bị đốn… Tôi nằm dài ra nền nhà, mặt úp xuống đất, khóc nấc lên, một nỗi đau đớn không tên, quặn thắt trong tim tôi…BA PHÚT SỰ THẬT * VII .13


Sau những cuộc khủng bố, ông cũng như Phan Khôi, Trần Dần, Phùng Cung vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu hơn hẳn Hoàng Cầm, Lê Đạt. Ông viết:
Tôi muốn làm nhà văn chân thật
Chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã”.

“với nhiều người giấy không kẻ dòng dễ viết đẹp
nhưng với tôi
Không có gì đẹp hơn
Viết ngay viết thẳng

Là nhà văn
Tôi yêu tha thiết
Sự ngay thẳng tột cùng
Ngay thẳng thủy chung
Của mỗi dòng chữ viết...
(Trăng Hoàng Cung, 23)

Có những lúc ông ngã lòng, có những lúc ông nản chí, nhưng ngay sau đó, ông đã đứng lên, vẫn kiên cường bất khuất trước bạo quyền cộng sản:
"Có những phút ngã lòng.
Tôi vịn câu thơ và đứng dậy”
(Trăng Hoàng Cung, 13)

Ông nói và ông đã làm như vậy suốt đời ông.

Cộng sản đã đày đọa ông, ông phải sống bên lề cuộc đời, sống đời " "cá trộm, văn chui, rượu chịu". để mà tồn tại.

Về đời sống riêng tư, ông tỏ ra chân thành trong tình bạn, tình yêu và tình người.Trong ký " Người bạn lính cùng tiểu đội" chúng ta thấy tấm chân tình của ông đối với Tuân Nguyễn. Và đó cũng là tình cảm còn lại ở một số văn nghệ sĩ sống trong địa ngục.
Trông có vẻ lập dị, ngang tàng, nhưng anh lại hiền khô. Ở nhà tôi, anh đi chợ Bến Ngự mua cá chép, dưa chua về, rồi vào bếp thổi cơm, nhặt rau, mổ cá, chẻ củi. Thời gian này anh bị một thiếu phụ đài các Huế là nhà văn Hà Khánh Linh hớp hồn, nên "hồi sinh" với thơ. Một loạt bài thơ gan ruột thấm đẫm tình đời, tình người, tình quê “bùng cháy” như: "Trái thơ", "Trăng Hoàng Cung", "Tôi khóc", "Mưa Huế", "Chán chộ", "Quả bí xanh"...

Anh có chép lại rất nắn nót một bản bằng bút học trò mực tím trên tập giấy kẻ dòng tặng tôi với đề từ "Tiểu thuyết tình 13 chương viết trên giấy có kẻ dòng". Năm 1993, in thành sách với tựa đề "Trăng Hoàng Cung".

Ngay cả trong tình yêu, Phùng Quán cũng khác người đời. Sinh nhật “nàng thơ” không phải tặng hoa, mà anh tặng... quả bí xanh! Ngày sinh nhật nàng, anh rủ tôi đạp xe xuống Thuỷ Dương quê anh xa 7 cây số, thỉnh một trái bí to, da căng mọng màu ngọc bích. Rồi anh cặm cụi đề thơ lên da bí . Chúng tôi lấy bao tải, quần áo cũ bọc trái bí cẩn thận, xong, anh ôm bí ngồi xích lô lên Huế.

Trưa hôm ấy, hàng trăm người ngạc nhiên trước món quà tặng quá bất ngờ của thi sĩ Phùng Quán: Đó là một quả bí xanh lớn có bài thơ đề trên da bí mà anh gọi là khối thiên thần màu ngọc bích! Anh nâng tặng vật nặng trĩu trên tay, nói trong tiếng thở gấp: "Tặng vật tôi mang từ quê nội tặng sinh nhật em đây!”.

Nàng thơ bước vội sau tấm màn gió, cầm ra chiếc gối còn dính vài sợi tóc của nàng để làm gối cho anh đặt “trái bí thơ” "Trên da bí / Màu men ngọc lý / Tôi tạc câu thơ / Buồn như lửa / Hoả táng trái tim.
..". Quà sinh nhật tặng người tình như thế tôi thưa thấy bao giờ. Nó vừa ngộ nghĩnh, xa xót, vừa bản chất như chính sự hồn nhiên chứa chan của cuộc sống!

Giáp Tết năm 1994, tức một năm trước khi mất, anh đưa vợ đi chơi Sài Gòn ra, khi tàu ra Huế, anh nói dối vợ xuống mua điếu thuốc, rồi “ trốn“ ở lại Huế cho tới ngày 22 Tết mới lên tàu ra Hà Nội. Ở Sài Gòn ra, anh tặng tôi một be rượu Trung Quốc, mà anh gọi cho oai là “rượu Mao Đài”. Anh luôn mang trong chiếc bị cói truyền thống của mình một chiếc áo khoác may theo kiểu áo dài thân bằng vải gì không biết, anh nói thứ vải này là thao, đũi gì đó đắt lắm. Chiếc áo vợ chồng nhà thơ Thu Bồn - Lý Bạch Huệ tặng, nhưng tôi thấy cứ giống y chang loại vải may buồm ở làng biển của tôi xưa.Chiếc áo ấy chằng chịt đầy chữ ký của bạn bè văn nghệ, bạn đọc mến mộ anh với đầy đủ thứ màu sắc xanh đỏ tím vàng. Ở cơ quan Tạp chí Sông Hương hôm đó, mọi người chen nhau để được ký vào chiếc áo. Chữ ký của tôi ở cổ áo bên phải. Anh bảo khi chết anh sẽ mặc chiếc áo ấy để sống mãi với hơi ấm bạn bè. Chiếc áo định mệnh ấy đã mặc cho anh trong giờ phút cuối cùng!

Đêm 22 Tết năm đó, trong phòng đợi tàu ga Huế, vợ chồng tôi, các anh Lê Gia Ninh, Vĩnh Cường, Nguyễn Trọng Huấn, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, đạo diễn điện ảnh Vinh Sơn thức tiễn anh tới một giờ sáng. Anh uống nhiều rượu, sang sảng đọc thơ cho lữ khách nghe. Mọi người rất xúc động. Thơ anh đọc ở đâu cũng làm cho mọi người xúc động vì chất bi hùng thống thiết.

Đang đọc thơ anh bỗng ngả mũ đi hành khất. Dáng anh đi từng bước y chang người hành khất ở ga. Hầu như ai cũng xúc động bỏ tiền vào mũ anh. Có cả những du khách nước ngoài. Số tiền kiếm được anh chia luôn cho những người ăn xin ở ga ngay khuya hôm đó! Tôi có ngờ đâu đó là lần anh đọc thơ cuối cùng với Huế để rồi xa Huế mãi mãi!
"http://tintuc.xalo.vn/00108817356/Nhung_chuyen_ngat_nguong_cua_nha_tho_Phung_Quan.html

Người ta không vu khống ông một lần mà là hai lần. Khoảng 1994, ông vào miền Nam thăm Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng liền bị cộng sản vu ông hoạt động chống đảng. Ông không than thở. Ông đã làm đơn kháng cáo. Đơn ông như sau:


Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 1994

ĐƠN KHÁNG CÁO

Kính gửi:
  • Uỷ ban lập pháp của Quốc hội
  • Viện Kiểm sát tối cao
  • Toà án Nhân dân tối cao
Đồng kính gửi:
  • Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương
  • Ban Tuyên huấn Thành uỷ Hà NộI
  • Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam
Tôi là công dân Phùng Quán, cán bộ về hưu, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, 64 tuổi, hiện thường trú tại khu tập thể Trường Chu Văn An, số 10-Thuỵ Khê, Quận Ba Đình, Hà Nội.

Đầu tháng 5-1994, do tình cờ tôi được đọc một tài liệu dày 8 trang in khổ 30 cm x 19 cm. Trang đầu tài liệu ghi:

Hà Nội ngày 8-4-1994 - Đảng Cộng sản Việt Nam, Thành uỷ Hà Nội. Ban Tuyên giáo. Tài liệu phổ biến đến đảng viên và cán bộ các đoàn thể. Theo kế hoạch số 38/KH-TU, ngày 7-4-1994 của Thường vụ Thành uỷ; (tài liệu lưu hành nội bộ), thực hiện công văn 212/ CVTW cuả Ban Bí thư Trung ương, Ban Tuyên giáo Thành uỷ sao nguyên văn hai tài liệu do Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương biên soạn: 1 - Bài nói của đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười tại Hội nghị cán bộ do Ban Bí thư triệu tập tại Hà Nội ngày 3-3-1994; 2 - Hoạt động của một số thế lực thù địch và chống đối. Các chi bộ, đảng bộ cơ sở đọc toàn văn trong kỳ sinh hoạt gần nhất. Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội ."

Trang cuối và dòng cuối tài liệu thông báo ở phần 2 “Hoạt động của một số thế lực thù đich và chống đối” ghi:

Đầu năm 1994, Đỗ Trung Hiếu đã tổ chức cho Phùng Quán từ Hà Nội vào gặp ở nhà riêng, trong đó có Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng, Hồ Hiếu, Bùi Minh Quốc, nghe Phùng Quán trình bày lại vụ Nhân văn-Giai phẩm, từ đó bóp méo toàn bộ sự thật, vu khống, đả kịch Đảng Cộng sản Việt Nam.

Kính thưa các cơ quan luật pháp của Nhà nước,

Do tính chất hết sức nghiêm trọng của tài liệu thông báo nội bộ này có liên quan đến cá nhân tôi, nên buộc lòng tôi phải viết đơn kháng cáo gửi đến các cơ quan lập pháp và hành pháp của Nhà nước.

Theo nội dung cũng như lời văn của tài liệu thông báo nội bộ, Ban Tư tưởng Văn hoá của Trung ương đã ghép tôi vào thế lực thù địch và chống đối Đảng và Nhà nước, và tôi đã phạm phải hai trọng tôi trong Bộ luật Hình sự:

1. Liên kết, tiếp tay cho một tổ chức chính trị phản động nguy hiểm do Nguyễn Hộ cầm đầu… “có chủ trương nặn ra cái tổ chức gọi là Đảng Nhân dân Cách mạng và Liên minh các Lực lượng Dân chủ, với lực lượng chủ yếu 10 tỉnh Nam bộ, hoạt động hợp pháp kết hợp với bán hợp pháp và bất hợp pháp, để đấu tranh chính trị, kinh tế kết hợp với dùng lực lượng vũ trang. Tìm mọi cách xuyên tạc thực tế, vu cáo trắng trợn, nhiều chỗ mang tính kích động, kêu gọi quần chúng hành động, chống Đảng Cộng sản, từ bỏ C.N.X.H, đi theo con đường tư bản chủ nghĩa…” (trích nguyên văn tài liệu thông báo)

2. Bóp méo toàn bộ sự thật vụ Nhân văn-Giai phẩm, vu khống đả kích Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tôi thiết nghĩ, một công dân phạm phải hai trọng tội như vậy, pháp luật phải lập tức truy tố, tống giam và đưa ra xử tội trước toà án nhân dân. Tại sao lại phải xử lý bằng cách thông báo nội bộ? Hay là do Đảng chiếu cố, khoan hồng đối với cá nhân tôi?

Nhưng là một công dân và một nhà văn có tư cách, tôi xin được khước từ lượng khoan hồng đó. Để góp phần làm sáng danh luật pháp của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời để làm gương cho những ai có manh tâm vi phạm luật pháp, làm phương hại nền an ninh quốc gia, tôi khẩn thiết yêu cầu các cơ quan lập pháp của Nhà nước:
  • Đưa tôi ra xét xử công khai trước Toà án Nhân dân với đầy đủ các thủ tục tố tụng của Bộ luật Hình sự;

  • Trong khi xét xử, nếu cơ quan soạn thảo ra tài liệu thông báo nội bộ trên chứng minh được bằng những chứng cớ xác thực, tôi không chối cãi được, sự việc: “Đầu năm 1994, Đỗ Trung Hiếu đã tổ chức cho tôi từ Hà Nội vào Sài Gòn gặp gỡ ở nhà riêng để trình bày lại nội dung vụ Nhân văn–Giai phẩm với Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng, Hồ Hiếu, Bùi Minh Quốc, từ đó bóp méo toàn bộ sự thật, vu khống, đả kích Đảng Cộng sản Việt Nam”, tôi xin tự nguyện nhận lãnh án tù khổ sai chung thân để các cơ quan pháp luật, toà án khỏi mất công, mất thời giờ luận tội, xét xử.

  • Ngược lại, nếu họ không chứng minh được, và tôi với những bằng chứng và nhân chứng cụ thể, chứng minh trước toà án sự việc ghi trong bản thông báo là hoàn toàn bịa đặt, thì tôi xin kiện lại cơ quan trên với hai điều kiện sau đây:
1. Họ đã bịa đặt, bóp méo toàn bộ sự thật, vu khống tôi, xúc phạm nghiêm trọng đến tư cách công dân và nhà văn của tôi.

2. Họ đã dồn đẩy tôi vào một hoàn cảnh vô cùng nguy hiểm; biến tôi, một công dân, một cựu chiến binh, một nhà văn vừa được phục hồi hội tịch (1988) sau đúng 30 năm bị tước quyền viết văn một cách oan uổng, trở thành đối tượng căm thù của năm triệu (5.000.000) đảng viên (con số đảng viên của Đảng mà tôi được biết). Điều vu khống của một trong những cơ quan quyền lực tối cáo của Đảng - Ban Tư tưởng Văn hoá - hiện đang đe doạ nghiêm trọng cuộc sống và nghề nghiệp viết văn của tôi.

Để góp phần vào việc làm sáng danh khẩu hiệu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra cho toàn dân: “SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT!”, một lần nữa tôi khẩn thiết yêu cầu các cơ quan luật pháp của Nhà nước sớm hồi âm đơn kháng cáo của tôi, và sớm đưa tôi ra xét xử công khai trước pháp luật.

Nay kính đơn
(Ký tên)
Phùng Quán


Đơn của ông chưa được trả lời thì ông mất năm 1995. Chắc chắn là họ không bao giờ trả lời thư kháng cáo của ông. Đó là phong cách cố hữu của cộng sản.

Tuy có lúc sợ hãi và thực sự là đã bị tù đày, ông vẫn không đầu hàng. Qua bao cơn giông bão, Phùng Quán vẫn chứng tỏ ông đich thưc là con người chân thực luôn nói thực lòng mình và nói lên hiện thực của xã hội.Ông cũng như Phan Khôi, Trần Dần, Hữu Loan, Phùng Cung là những chiến sĩ can đảm, những nho sĩ bất khuất của thời xưa. Ông có tài năng và có trái tim đa cảm. Ông không cô đơn. Nguyễn Hữu Đang, Phùng Cung là những người bạn thiết , những đồng chí đã đi với ông từ đoạn đầu cho đến cuối. Ngô Minh cũng là người nghệ sĩ có lòng yêu bạn và yêu tài đã in sách cho ông và Tuân Nguyễn. Họ là những thiên thần trong địa ngục.



II. TUÂN NGUYỄN (09/1933 – 04/1983)


Tuan Nguyen Phan mong canh co

Tuân Nguyễn tên thật là Nguyễn Tuân, sinh trưởng làng Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên, học trường Providence, đỗ tú tài toán. Ông tham gia bãi khóa và bị lộ. thị uỷ Huế bố trí cho Tuân theo đường dây lên chiến khu. và gia nhập quân đội. Vì vậy mà Tuân Nguyễn cùng chung với Phùng Quán một đơn vị. Vì trùng tên họ với Nguyễn Tuân, nên ông lấy bút hiệu là Tuân Nguyễn.


Trước khi gặp Phùng Quán, Tuân Nguyễn đã có danh tiếng vì bài thơ Nghe nhạc Strauss:
Sóng sông Hồng bỗng xanh màu Danube
Nhạc bồng bềnh trôi tới các vì sao…
Trời lung linh khẽ chao mình theo nhịp
Những người nước lạ phải lòng nhau…

Năm 1957 , Tuân Nguyễn ra khỏi quân ngũ, đi học tiếp và tốt nghiệp Đại học Sư Phạm ban Ngữ Văn, trước dạy học ở trường học sinh miền Nam, về Đài Phát thanh năm 1960, lương của Tuân Nguyễn năm đó là 93 đồng. Đó là số lương cũng khá trong lúc kỹ sư mới ra trường là 40 đồng.

Năm 1961, phòng Văn nghệ của Đài gồm các tổ văn học, âm nhạc và sân khấu truyền thanh chuyển về làm việc ở dãy lầu phía trước nhà 20 phố Tràng Tiền. Vì lúc đó, Đài TNVN đã phá một khu nhà cũ để xây dựng một ngôi nhà ba tầng có hội trường lớn. Phía sau của nhà 20 Tràng Tiền có một số gia đình cán bộ công nhân của Đài ở.

Một số biên tập viên văn nghệ như Tuân Nguyễn, Phan Huy Niệm, Bùi Bình Thi, Nông Thị Nhuận đều ở 20 Tràng Tiền. Vì ảnh hưởng của trào lưu xét lại ở Liên Xô, cũng như đa số trí thức trên thế giới, ông hoan nghênh việc Khrushchev tố cáo tội ác Stalin và đả phá tệ sùng bái cá nhân của cộng sản. Trong đợt học tập Nghị quyết 9, ông chống lại phe Mao, bị cơ quan đưa ra kiểm điểm vì những luận điệu ủng hộ chủ nghĩa xét lại Liên Xô. Trong cuộc họp Quốc Hội 1963, Dương Bạch Mai, một tay chống Mao bị đầu độc mà chết. Tuân Nguyễn làm bài thơ Trái tim hồng ngọc khóc họ Dương.
"Một tiếng nói chúng tôi chờ đã mất.
Ðau đớn này đau đớn nào hơn.
Chân lý không muốn nằm dưới đất...(BA PHÚT SỰ THẬT * VII, 13)

Có người mang quyển sổ tay của Tuân Nguyễn trình công an cho nên Tuân Nguyễn bị bắt vào ngày 21 tháng 10 năm 1964.

Trong Đêm Giữa Ban NGày, Vũ Thư Hiên viết về Tuân Nguyễn:

Khi bị bắt Tuân Nguyễn ốm yếu lắm. Anh em đồn anh bị lao phổi. Các đồng chí quẳng anh vào tù, ở trong tù anh lại được các bạn tù, phần đông là lưu manh, chăm sóc. Ðêm đầu tiên từ trại tù trở về Hà Nội anh ngủ gục ở ga Trần Quý Cáp. Một cô điếm đi ăn sương gặp anh, thương tình đưa anh về túp lều của cô trong khu ổ chuột sau Khâm Thiên. Cô an ủi anh, cưu mang anh trong những tháng đầu tiên trở về với cuộc sống, khi anh quá chán nản, không muốn gặp mặt bè bạn, thậm chí muốn tự sát. Tuân Nguyễn đứng lên được là nhờ cô. Cảm động trước lòng nhân ái bao la của người con gái không quen biết, anh ngỏ ý muốn gá nghĩa cùng cô, nhưng cô từ chối :"Anh ơi, chúng mình khác nhau nhiều quá, anh làm sao có hạnh phúc với em được. Anh sống sao nổi trong xã hội này nếu vợ anh là em, một con điếm ?!"

Cũng theo Vũ Thư Hiên sau khi được tha, với tư cách cán bộ miền Nam tập kết, anh được hưởng trợ cấp hàng tháng khi trở về thành phố Huế sau năm 1975.


Ở tù chín năm bảy tháng thì Tuân Nguyễn được thả. Từ giã nhà tù nhỏ, Tuân Nguyễn đi vào một nhà tù lớn, một nhà tù của đói khổ và bất hạnh. Trong nhà tù lớn, Tuân Nguyễn may mắn được tình yêu của một giai nhân, con gái Hoài Chân, tác giả Thi Nhân Việt Nam. và tình bạn của các văn nghệ sĩ. Phùng Quán cho biết đời sống của Tuân Nguyễn khi ra tù:

Tuân Nguyễn và Phương Thúy lấy nhau sau đó một tháng, Thuý đem tất cả số tiền dành dụm được rồi bạn hữu gom góp thêm, mua một gian buồng sáu mét vuông gần ga Hàng Cỏ. Bạn hữu xúm lại xây "tổ ấm" cho cặp vợ chồng muộn màng. Người góp nồi, người góp xoong, bếp dầu, chén bát, bàn viết, ghế ngồi, giá sách, giường… bằng gỗ tạp. Hoạ sĩ Chu Hoạch góp một bức chân dung Đốt, treo trước bàn viết. Tôi và hoạ sĩ Huy Quang chở từ Nghi Tàm lên mấy cây tre, đóng một cái chạn để bát đũa xoong nồi… Gian buồng tuy hẹp nhưng xem chừng cũng tươm. Ngày còn ở trại, Tuân Nguyễn học thêm được nghề đánh véc-ni. Tuân cùng một người bạn, một nhà thơ cũng thất cơ lỡ vận, tên là Lương Vĩnh, đi đánh véc-ni thuê. Nghề đánh véc-ni cũng kiếm được ngày hai bữa gạo. Tuân nói với tôi:
- Chỉ sợ một nỗi làm nghề này lâu, nó nhiễm vào văn chương thì bỏ mẹ.

Thất nghiệp, đói khổ, một người học trò khuyên ông vào Sàigon dạy học. Ông vào chưa bao lâu thì bị đụng xe mà chết vào chiều ngày 27 tháng 3 âm lịch (1981). Trên giường bệnh viện, trước khi chết, Tuân chỉ để lại độc một lời trăn trối:

- Đừng bắt tội người lái xe. Cái kết cục buồn thảm này là lỗi tại tôi… Tôi là người có lỗi BA PHÚT SỰ THẬT * VII .13

Nhà thơ Từ Vũ Trang đã gặp Tuân Vũ sau ngày ông được cộng sản phóng thích. Từ Vũ Trang viết về Tuân Nguyển từ lúc đó cho đến khi Tuân Nguyễn vào Saigon:

Khi gặp anh, tôi thấy anh gầy đến mức tội nghiệp. Dĩ nhiên thời đó xã hội còn khó khăn về miếng ăn miếng uống, nên ít người đỏ da thắm thịt và không nhiều những người đàn ông bụng khệ nệ như ngày nay. Nhưng quả thật gặp anh, ấn tượng mạnh với tôi là anh gầy yếu, xanh xao quá.

Khi ấy Phương Thúy đang chăm bẵm anh. Chăm bẵm cả về vật chất và tinh thần. Vốn là nhà thơ dạy đàn tam thập lục ở Nhạc viện Hà Nội, số phận làm sao run rủi chị đến với anh một cách nồng nhiệt thế? Phải chăng chị đồng cảm và cảm phục được phần nào về phận anh khi đó?

Tôi và mấy người bạn thơ lách người qua một gian nhà nhỏ, rồi qua một ngõ hẹp, vào căn phòng mấy mét vuông nơi trú ngụ của hai con người. Không tủ không giường phản, một cái giát giường trải bệt xuống nền nhà, một tấm vỏ chăn cũ màu cỏ úa đã bạc phủ lên làm ga thay chiếu. Một bếp dầu cháy lụp bụp. Trên bếp dầu là xoong mì sợi đang chín dở cùng mấy miếng cà chua đỏ ối. Đấy là bữa ăn bồi dưỡng quá tốt đối với chúng tôi hồi đó.

Phương Thúy và Tuân Nguyễn vồn vã mời chúng tôi ngồi xuống giường và nhất quyết giữ chúng tôi thưởng thức một chút mỳ sợi nấu cà chua. Không khách sáo, chúng tôi ăn ồn ào và nói chuyện ồn ào. Phương Thúy vừa loay hoay dọn bếp và góp chuyện. Chỉ có Tuân Nguyễn rất ít lời. Sau cặp kính dày cộp, là cặp mắt chăm chú nhìn các bạn. Anh lắng nghe anh em cười nói và đọc thơ.

Chúng tôi ồn ào đọc thơ. Những vần thơ ùng oàng súng đạn, lỉnh kỉnh xà – beng cuốc thuổng và chấp chới mấy vành mũ rơm vàng ươm… Cuộc chiến tranh chống Mỹ căng thăng vừa kết thúc, những vần thơ hầm hập nhiệt tình và thật lòng.

Tuân Nguyễn nhìn say mê và ngơ ngác. Đến khi mọi người yêu cầu đọc thơ, anh cười xòa xin lỗi. Anh chưa có thơ mới để đọc ư? Hay anh đang âm thầm nghĩ suy và trăn trở?

Căn phòng xép ngăn tạm vách cót nho nhỏ ở gần ga Hàng Cỏ mà Tuân Nguyễn và Phương Thúy ở, đêm đêm có thể nghe được tiếng còi tàu hỏa hú thổn thức ngoài sân ga. Đấy là tổ ấm đầu tiên sau bao năm trời anh chịu giá lạnh.

Trong căn phòng nghèo đó, ở bên đống chăn chiếu cũ nát, luôn có cuốn truyện của Đốtx bằng tiếng Nga. Lúc buồn vui nhất, anh vẫn có những câu chữ, những số phận nhân vật của Đốtx trò chuyện và an ủi.

Rồi một thời gian không lâu, đất nước thống nhất. Phương Thúy và Tuân Nguyễn rủ nhau vào Nam trú ngụ. Thành phố Sài Gòn sôi động, rộng lớn và choáng ngợp vẫn dành một chỗ bình yên cho họ. Đấy là căn hộ nghèo ở khu cư xá Thanh Đa xa trung tâm thành phố.

Ngày đó, Thanh Đa là nơi tá túc cho đám văn nghệ sỹ nghèo ngoài Bắc kéo vào. Nào Trần Nguyên Vấn, Thái Vũ, Phan Trác Hiệu, Bùi Quang Ngọc, Huy Lam…

Để tồn tại, Phương Thúy xin đi dạy nhạc và lo chạy chợ xoay xỏa thêm tiền mua rau thịt. “Để anh Tuân yên tâm ngồi dịch sách”, Phương Thúy nói thế. Nhưng Tuân Nguyễn làm sao yên tâm ngồi dịch, khi Thúy còn phải tất tả vậy? Anh đi làm gia sư, mở lớp học nho nhỏ dạy kèm các em học sinh cấp 1, cấp 2. Thầy giáo nghèo, học trò nghèo, nhưng ấm áp tình người.

Đời sống xem ra đã có phần dễ chịu hơn hồi ở ngoài Bắc. Phương Thúy thì hả hê, Tuân Nguyễn thì thấp thoáng cười sau cặp kính dày cộp. Nô-en năm ấy là kỷ niệm không dễ quên.

Chúng tôi gặp nhau ở nhà Tuân Nguyễn và Phương Thúy ăn uống qua loa và đọc thơ. Dạo ấy vẫn còn giữ thói quen hễ gặp nhau là đọc thơ. Rồi chúng tôi kéo nhau về nhà thờ Đức Bà để chứng kiến giờ phút thiêng liêng của Chúa ra đời.. .

. . . Trong lúc chờ giờ Chúa ra đời, cả bọn kéo vào uống cà phê ở một quán nhỏ bên đường cạnh nhà thờ. Tiếng người cười nói, tiếng cầu kinh và tiếng chuông nhà thờ thong thả điểm nhịp vọng tới, làm không khí cuộc gặp gỡ vô cùng ấm áp.

Tuân Nguyễn chợt thốt lên thèm viết một cuốn sách mà anh từng ấp ủ. Mọi người hỏi anh bao giờ thì viết? Anh khiêm nhường trả lời: Mình sẽ viết! Thế rồi anh nhỏ nhẹ đọc thơ, bài thơ “Cánh cò” mà anh đã từng một lần đọc riêng cho tôi nghe.

Cánh cò cánh cò bay
Trắng mờ ven rặng núi
Sông Mã nặng nề trôi
Em bay sao mà vội
Em bay về phía đó
Sông chảy ngoặt nẻo này
Riêng anh buồn đứng ngó
Phủi bụi trên bàn tay.

Em bay em chẳng đỗ
Như vỗ cánh lòng anh
Đường ổ gà lỗ chỗ
Điệp bài ca viễn hành.

Khi Tuân Nguyễn đọc xong bài thơ, cả bọn chúng tôi sững người lại. Một nỗi buồn mênh mang và trong trẻo.

… Tôi không có nhân duyên được gặp anh nhiều. Lại trong thời gian không được dài lắm. Nhưng mỗi khi nghĩ về anh, tôi lại xốn xang bồi hồi. Thời trai trẻ của anh, tôi không được biết kỹ. Chỉ biết anh đã từng đi bộ đội thời kháng chiến chống Pháp, chiến đấu ở chiến trường Trị Thiên Huế. Từng là người bạn lính cùng tiểu đội với nhà thơ Phùng Quán.

Rồi hòa bình, học đại học ngoài Hà Nội. Ra trường anh được phân về làm việc ở Ban Văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam. Rồi anh bị liên lụy cũng trong thời điểm làm ở Đài.

Tôi không quan tâm sự liên lụy của anh ra sao. Chỉ biết khi gặp anh, thấy anh là người quá yếu đuối. Thể lực quá gày gò. Chỉ có cặp mắt kính cận quá dày. Ấy mà khát khao sống. Tôi thêm ngạc nhiên, con người ốm yếu ấy tại sao lại mê văn ông Đôt-xtôi-ep-ki đến thế? Văn của ông Đốtx là chỗ anh bám víu, hay là văn ông Đốtx đã hành hạ anh?

Ở đời không có gì buồn tẻ hơn là sống không có mẫu người mình tôn thờ, ngưỡng mộ. Nhưng lại không có gì vất vả hơn là để theo đuổi tôn thờ một mẫu người. Số phận đã bắt Tuân Nguyễn vất vả và lận đận đi theo những mẫu nhân vật của ông Đốtx? Hay nhân vật của Đốtx đã ám ảnh anh, hành hạ anh và đem hạnh phúc đến cho anh?

Hay nói theo một cách khác, ở đời, cái đẹp có thể đem hạnh phúc và bi thương đến với mỗi phận người. Tôi có thể tự chất vấn mình, rằng nếu mình chịu sóng gió, chìm nổi như anh Tuân Nguyễn, liệu có còn giữ được con mắt nhìn đời trong sáng và đắm đuối như anh không?

Có thể tôi và nhiều người như tôi sẽ gục ngã. Gục ngã vì chán chường, thất vọng. Có lẽ Tuân Nguyễn đã có những phút giây thất vọng. Bạn bè kể về anh, khi ở trại cải tạo về, loanh quanh mấy tháng trời anh không biết đi đâu, về đâu, làm gì? Cảnh và lòng người đã thay đổi. Anh buồn chán lại khoác ba-lô quay về trại.

Người quản lý trại và anh em trong trại đã khuyên anh hãy trở về với cuộc sống. Rồi anh dấn lên trở về để sống. Để làm một con người bình thường. Để biết yêu, biết trọng cái đẹp. Biết làm ra cái đẹp.

Giá như anh không va vấp, không gục ngã, thì anh đã thành đạt như bao bạn bè trang lứa mê văn chương chữ nghĩa một thời. Nhưng ngược lại, anh đã tránh xa được sự nhàm chán, tẻ nhạt và lắm khôn ngoan tới mức thủ đoạn của bao mẫu người vẫn đang sống sờ sờ quanh ta. Sự sống tẻ nhạt, giả đối, thủ đoạn còn tồi tệ hơn cả cái chết.

Cái chết của anh như một định mệnh. Một tai nạn giao thông với một con người lầm lũi sống và yêu cuộc sống. Một cái chết của một cánh cò trắng đang bay…

http://vietbao.vn/Van-hoa/Tuan-Nguyen-Phan-mong-canh-co/70100416/181/


Cuộc đời Tuân NGuyễn kết thúc bi thảm vì một tai nạn giao thông. Trong lời điếu một người bạn thân của Tuân Nguyễn nói về anh
" Thời đại như ngã ba sông.
Anh như con thuyền giữa dòng nước xoáy.
Thuyền anh vượt thẳng mà sông lại cong.
Chạm bờ sông nước dìm anh tận đáy.
.."
(Đêm Giữa Ban Ngày, Chương10)

Sau khi ông mất, bạn bè nhớ thương ông, đã xuất bản tác phẩm Nhớ Tuân Nguyễn. Cuốn sách dày trên 400 trang với gần 90 bài thơ, hầu hết được công bố lần đầu của nhà văn, nhà thơ Tuân Nguyễn cộng với 19 hồi ức, 15 bài thơ của người thân, bạn bè viết về ông, trong đó có Cao Xuân Hạo, Phùng Quán, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Chương Thâu, Thái Vũ, Băng Sơn, Dương Tường...



Phùng Quán và Tuân Nguyễn là hai nạn nhân của cộng sản. Cả hai đều bị cộng sản giam cầm, hành hạ mà không nêu tội danh. Cả hai bị giam giữ dài hạn một cách vô lý, và không đưa ra tòa án xét xử. Khi họ được ra tù, họ bị rút phép thông công mà chịu một đời khốn khổ. Chính sách của cộng sản là khủng bố, họ đã làm cho nhân dân và văn nghệ sĩ phải sống khốn khổ.


III. BỬU TIẾN (1918-1922)

Trong địa ngục cộng sản, nhiều người đã bỏ nước ra đi như Lê Văn Hảo, Trương Như Tảng, một số dã chống lại như hoà thượng Thích Đôn Hậu, một số đã ngồi tù già đời như Tôn Thất Tần, bố vợ của Trần Mạnh Hảo. Không biết những trí thức hoàng tộc đã phản lại cha ông mà theo

cộng sản bài phong phản đế như Tôn Thất Dương Kị, Tôn thất Dương Tiềm sẽ nghĩ sao khi cộng sản bán nước cho Trung Quốc và cướp tài sản của nhân dân ? Ngoài Tôn Thất Tần, Vũ Thư Hiên còn nói đến một ông hoàng tộc khác là Bửu Tiến.

Bửu Tiến thuộc dòng hoàng tộc, sinh tại Huế, đỗ tú tài Pháp, làm nghề dạy học và diễn kịch.Từ những năm trước 1942, lưu diễn nhiều năm ở miền Trung. Năm 1945, Bửu Tiến, Lưu Trọng Lư, Bùi Tuân, Trần Thanh Địch và Hoàng Trọng Miên lập đoàn kịch Trọng Miên.

Trong cách mạng tháng Tám năm 1945, ông tham gia Hội Văn hóa cứu quốc tại Huế. Năm 1946 mặt trận Huế vỡ, ông tản cư ra Thanh Hóa lập đoàn kịch phục vụ kháng chiến chống Pháp ở vùng Tự do Liên khu IV. Sau hiệp định Genève ông về Hà Nội tham gia Ban kịch của Hội Văn nghệ Việt Nam, rồi Nhà hát kịch cho đến ngày nghỉ hưu. Ngày 3 tháng 8 năm 1992, ông mất tại Hà Nội, thọ 74 tuổi. Con gái ông là Đam Ca, nổi danh khoảng 1980, sau đi xuất cảnh lao động ở Đức; con trai ông là Đam San cũng theo kịch nghệ.

Các tác phẩm:

Theo sách Nhà văn Hiện đại Việt Nam (NXB Hội Nhà văn, 1997 Hà Nội) thì Bửu Tiến đã sáng tác trên 100 vở kịch. Trong đó có các tác phẩm đã xuất bản.:

- Ba con Huyền (1954)
- Việt ơi! (1955)- Giáo sư Hoàng (1960)
- Bom hay con; Trâu, Heo, Voi; các anh đã về (bộ ba kịch, 1955)
- Trên nớ (1971)
- Trinh (1976)



Bửu Tiến là một "mệ" nhưng rất đỏ. Ông được cộng sản tin dùng vì lúc nào ông cũng tích cực thi hành các đường lối của cộng sản và luôn miệng chửi rủa thực dân, phong kiến nhất là hoàng tộc của ông.Văn Hương cho biết tại liên khu IV, Đình Quang 21 tuổi làm trưởng đoàn đoàn kịch "chiến sĩ", dưới tay có hai tiền bối là kịch sĩ Bửu Tiến, và nhạc sĩ Phạm Duy. Người ta thấy cấn cái vì Đình Quang trẻ, chưa có danh vị gì mà cầm đầu hai vị đại trưởng lão cho nên người ta phong cho Phạm Duy làm phó, Bửu Tiến làm cố vấn.
Anh Bửu Tiến cuời “Dòng họ mình đã có cố vấn bù nhìn Bảo Đại rồi, mình không định phản thùng như nó đâu” .
http://www.trannhuong.com/news_detail/2870/M%E1%BB%98T-%C4%90%E1%BB%9CI-NG%C6%AF%E1%BB%9CI-V%C3%80-H%C6%A0N-TH%E1%BA%BE-N%E1%BB%AEA

Vũ Thư Hiên đã cho ta thấy năm 1954, một Bửu Tiến tham danh vọng, ông làm mọi việc với hy vọng được đi Nga du học với nhóm Vũ Thư Hiên nhưng than ôi, cộng sản đã coi ông như ghẻ lở vì cái " thành phần" của ông! Trong khoảng 1956, ông đã tích cực theo bọn Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Tố Hữu tố cáo Nhân Văn Giai Phẩm để tâng công với hy vọng đi Nga, đi Tiệp. Ông đã viết Nọc Rắn đang trong báo Văn Nghệ để chống Nhân Văn Giai Phẩm rồi được đi tham quan Trung Quốc. Vinh hoa phú quý của ông chỉ là vậy!

Ông Nguyễn Đình Nghi chê kịch của Bửu Tiến " tốn kém" nghĩa là vừa tốn vừa kém nhưng khen ông trực ngôn:
Được cái khi cần bướng với cả cấp trên. Chính Bửu Tiến là người dám nói với Tố Hữu (có lẽ cũng là người Huế, nên họ biết với nhau.
- Ông nên để ý tới cấp dưới một chút, chứ dạo này sách giáo khoa toàn thấy giảng thơ ông đấy.
http://vuongtrinhan.wordpress.com/2010/08/04/nguy%E1%BB%85n-dinh-nghi-2/

Cuối cùng ông đã giác ngộ. Vũ Thư Hiên viết về tang lễ Dương Bạch Mai. Dương Bạch Mai cũng là cộng sản cao cấp. Ông chả tốt lành gì, trong khi bọn Trường Chinh, Hoàng Văn Hoan thân Tàu thì Dương Bạch Mai, Ung Văn Khiêm thân Nga. Trong khi họ chửi người khác làm tay sai Pháp, Mỹ thì chính họ cũng là nô lệ Nga Tàu. Bọn họ chia ra hai phe Nga, Tàu, hai phe Nam Bắc đấu nhau giành xôi thịt. Kết quả phe thân Nga, phe miền Nam đại bại. Dương Bạch Mai bị đầu độc, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Trấn bị đá văng. Vũ thư Hiên, Tuân Nguyễn có liên hệ với phe Nga nên đã đến dự tang lễ họ Dương. Vũ Thư Hiên viết:

Tôi thay mặt anh em văn nghệ sĩ có xu hướng dân chủ mang vòng hoa tới trụ sở Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở ngã tư Tràng Thi - Quán Sứ. Anh em cử tôi làm việc đó vì tôi là loại vua biết mặt chúa biết tên rồi, có muốn giấu cũng không được, còn người khác thì không nên lộ mặt làm gì. Khi tôi ngồi xe xích lô chở vòng hoa đến đấy thì đã có cả một đám đông cá chìm lăng xăng ở ngoài đường và trong sân. Thấy vòng hoa lớn quá, lớn hơn nhiều so với vòng hoa của chính phủ viếng ông, với dải băng chạy ngang "Kính viếng hương hồn đồng chí Dương Bạch Mai, người cộng sản suốt đời trung thành với lý tưởng" bọn cá chìm ập tới. Hai tên lực lưỡng xăng xái xông tới khiêng giúp tôi, không phải để đặt vòng hoa trước linh cữu mà để đưa thật nhanh vào một chỗ khuất nẻo. Tôi còn đang lúng túng chưa biết xử trí ra sao thì Bửu Tiến xuất hiện. Anh cùng tôi đưa vòng hoa ngược trở lại, đặt nó bên những vòng hoa khác. Trước linh cữu Dương Bạch Mai anh nghẹn ngào đọc bài thơ chia tay :"Hoa mai mừng sinh nhật. Hôm nay đành viếng anh...." Trở ra, Bửu Tiến mắt đẫm lệ : "Chúng nó trắng trợn quá ! Tởm quá !".
Khi xe tang chuyển bánh, tôi đi ngay sát linh cữu, lòng tràn ngập niềm thương tiếc bác Mai của tôi, mà tôi được biết từ những ngày Tháng Tám sôi nổi. Ði sau tôi là Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, hai cái mặt nạ đóng cứng nét vĩ đại tự tạo. Quần chúng tràn ngập ngã tư Quán sứ, lặng lẽ tiễn chân ông, làm thành một dòng người kéo dài cả cây số.

Bửu Tiến những ngày sau đó trầm lặng hẳn. "Cái chết bi thảm của ông Mai là dịp cho tôi rà soát lại mình, anh nói. Mình có nên cứ hèn mãi để mà sống dai không ?".
Tôi với Bửu Tiến gần nhau nhiều trong những ngày chỉnh huấn chuẩn bị đi học nước ngoài, đầu năm 1954. Mọi người nằm trong danh sách cán bộ của Tuyên giáo Trung ương lựa chọn cho đi học vẫn phải trải qua sự sàng lọc. Bửu Tiến đã không qua được cửa ải thành phần - anh là người trong hoàng tộc.
Ngô Y Linh, Nguyễn Ðình Nghi, Lê Thanh Ðức, Ngô Mạnh Lân, Lê Ðăng Thực, Nguyễn Quang Tuấn, Trường Nhiên và tôi vượt qua được cửa ải đó. Chúng tôi tiếc thay cho Bửu Tiến. Anh là một nhà biên kịch tài hoa, một diễn viên xuất sắc. Trong bữa sôi sắn đạm bạc thay cho tiệc chia tay tại Khu học xá (nay là khu tập thể sinh viên trường Ðại học Bách khoa) Bửu Tiến dặn tôi :"Cố mà học. Chúng mình có mắt mà sờ soạng như sẩm, hiểu biết thì bằng cái óc chim sẻ, không có học không làm nghệ thuật được đâu". Anh là người rất hồn nhiên, rất cả tin. Năm 1956 anh cũng hăng hái theo Ðảng đánh các bạn đồng nghiệp trong vụ Nhân văn - Giai phẩm, nhưng vào những năm 60 anh sám hối: "Mình ngu như bò. Lẽ ra phải nghĩ bằng cái đầu của mình, thì lại tin rằng đã có sẵn những cái đầu sáng suốt của các vị ấy, chẳng cần phải suy nghĩ nữa. Còn hơn bò". Tôi ra tù, Bửu Tiến lo lắng tìm mọi cách giúp đỡ tôi trong những ngày đầu tiên trở lại với cuộc sống bình thường.(Chương15)


Việt Nam là một địa ngục, một địa ngục cộng sản rộng lớn, giam giữ đủ các loại người Bắc Nam Trung, trong đó có những nạn nhân là người Huế rất đa tài, rất trong sáng, đạo đức nhưng đã phải sống một đời đau khổ dưới gông cùm cộng sản.


No comments: