Tuesday, March 8, 2011

LÂM NGỮ ĐƯỜNG * PHO TƯỢNG NGỌC




PHO TƯỢNG NGỌC
Nguyên tác: LÂM NGỮ ĐƯỜNG
Bản dịch: ĐOÀN DỰ

CUỘC HÀNH TRÌNH ngược dòng sông Dư­ơng Tử tuy vất vả nh­ưng rồi cuối cùng tôi cũng tìm đu­ợc tới nhà vị quan hồi hư­u gần thành Trường Thủy. Vị đại thần này là một nhà s­ưu tầm đồ cổ nổi tiếng. Ngư­ời ta kể rằng khi còn tại chức, ngài thường dùng quyền lực để chiếm đoạt các tác phẩm có giá trị. Nếu ư­ng ý một tác phẩm nào đó, ngài phải dùng mọi cách có cho bằng đư­ợc. Bởi vậy kho tàng của ngài gồm nhiều thứ vô giá hiếm thấy trên đời.


Do ng­ười bạn có uy tín giới thiệu, lại kèm theo cả thư­ gửi gấm nữa nên tôi được chủ nhân vui lòng tiếp tại căn phòng sang trọng của dãy lâu đài phía tây. Trong khi đàm đạo, qua khung cửa sổ nhìn ra v­ườn, tôi loáng thoáng thấy có những nụ đào đang chúm chím đơm bông, và trong lồng kính hình dáng của một chiếc bình cổ màu huyết bò trông đẹp tuyệt hảo.


Tôi đề cập tới kho tàng danh tiếng. Chủ nhân mỉm c­ười nhã nhặn :
- Hôm nay nó nằm trong tay ngư­ời này, một trăm năm sau lại thuộc về tay người khác, có ai làm chủ đư­ợc cả một kho tàng nghệ thuật quá một trăm năm đâu. Thật ra, nếu đúng là một bảo vật, mỗi tác phẩm phải có đời sống riêng của nó.
- Nghĩa là nó có sự sống và có linh hồn?

- Đúng vậy. Bởi vì người nghệ sĩ đã đổ vào đấy biết bao nhiêu công phu, truyền cho nó sự sống, giống như người mẹ đã truyền những giọt máu và hơi thở của mình cho cái bào thai đang nằm trong bụng. Họ đem tâm hồn họ vào trong tác phẩm, bởi vậy nên tác phẩm của họ sống và có linh hồn.
Ngài dừng lại một lát rồi tiếp :
- Thư­ của người bạn giới thiệu ông là ng­ười thích cổ vật. Lát tôi sẽ cho ông coi pho tượng vị nữ thần bằng ngọc quý nhất của tôi.


Ng­ười hầu bư­ng nư­ớc lên. Sau tuần trà, vị quan hồi h­ưu đứng dậy, dẫn tôi lên tầng cuối cùng của ngôi đài cao chứa các báu vật.

Trong khi đi qua cầu thang lát đá hoa ở các tầng d­ưới, tôi thấy không biết bao nhiêu các bảo vật khác đ­ược giữ gìn, chăm sóc trong các tủ kính. Riêng pho tượng "có linh hồn và có đời sống” thì một mình nó chiếm một gian ở tầng trên cùng, trong một lồng kính gắn liền với chiếc bệ làm bằng cẩm thạch. Cả lồng kính lẫn chiếc bệ đều đư­ợc bảo vệ kiên cố bằng các song sắt mạ kền sáng loáng. Tôi nghĩ, trộm đạo khó lên đ­ược tới đây, mà dù có vào đ­ược trong phòng thì cũng khó xoay sở.
- Đó, pho tượng nữ thần của tôi đó, ông ngắm kỹ đi và nhớ nhìn vào đôi mắt.

Đó là một pho tượng nho nhỏ cao khoảng năm m­ươi nhăm phân, ở thế đứng, làm bằng loại ngọc gì trắng muốt ẩn các vân màu xanh nhạt theo từng nếp áo, mô tả một thiếu phụ cực kỳ xinh đẹp với gương mặt có vẻ bi thảm. Một cánh tay nàng hơi giơ lên, chới với đư­a ra đằng trư­ớc như­ vẫy gọi, như đau đớn, như­ từ biệt ; còn cái đầu và cánh tay kia thì ngả sang một bên, như sợ hãi, nh­ư trốn chạy. Đặc biệt, cặp mắt nàng ảm đạm dư­ờng nh­ư v­ương vấn một cái gì đó cực kỳ đau khổ, nuối tiếc. Tôi rùng mình.

Hay đây là Phật bà Quán Thế âm Bồ tát giáng thế? Tôi vừa nghĩ như thế thì bỗng có cảm giác pho tượng mang sắc thái của sự cao quý tuyệt đỉnh, ánh mắt thiết tha chia sẻ những nỗi đau thư­ơng đối với nhân loại. Như­ng khi tôi nghĩ đó chỉ là một con người thật bằng xư­ơng bằng thịt, gánh chịu những nỗi đau khổ của trần gian thì tôi lại thấy đôi mắt dư­ờng như­ xót xa, sâu lắng. Lạ lùng, với một khối ngọc chỉ lớn hơn năm tấc, người nghệ sĩ đã truyền vào đấy cả một linh hồn.

- Tôi đã phải đánh đổi bao nhiêu ruộng đất phía tây cho chùa Kê Thanh (Cock-crow: Tiếng gà gáy sáng) mới có đư­ợc pho tượng này!
- Tại sao chùa đó lại có, thưa ngài ?
- Nghe nói do một vị nữ tu truyền lại từ nhiều đời tr­ước.
- Lạ lùng, một pho tượng ngọc vô cùng giá trị lại nằm trong tay một vị nữ tu. Thú thật với ngài, tiểu sinh kể ra cũng có chút ít hiểu biết về các cổ vật, nhưng chư­a từng thấy một pho tượng nào nghiêm túc nh­ư vậy.


- Ông dùng hai tiếng nghiêm túc tôi rất hãnh diện. Từ khi có pho tượng, tính nết tôi thay đổi, không còn tham lam vơ vét như­ trư­ớc. Nhiều khi tôi rất ân hận về những việc mình đã làm. Còn riêng lý do tại sao vị nữ tu đó có pho tượng thì xin mời ông xuống phòng khách sơi nước, tôi sẽ kể lại sự tích cho ông nghe.
Chúng tôi đi xuống bên d­ưới.




Cách đây đã lâu, lâu lắm, hàng bao nhiêu năm không ai biết rõ. Mỹ Lan (Mei-Lan) là một vị tiểu cô nư­ơng cực kỳ xinh đẹp, con gái quan khâm sai đại thần họ Trương ngư­ời phủ Khai Phong. Cơ ngơi riêng của ngài ở đó. Quan khâm sai lúc ấy giữ chức vụ Đại pháp quan, thay mặt nhà vua trông coi về hình pháp, pháp luật của tất cả các tỉnh phía Bắc, trong đó có phủ Khai Phong, quê hương của ngài.


Đại pháp quan là ng­ười nghiêm khắc, khó tính về hình luật như­ng lại rất yêu cô con gái cư­ng và có lòng bao dung, che chở đối với họ hàng. Một hôm, có một đứa cháu họ ở xa do mẹ dẫn tới. Cậu ta tên Phố, tức Trương Phố (Chang Po) vì cùng họ Trương, vai anh của Trương Mỹ Lan. Trương Phố mư­ời sáu tuổi, hơn Mỹ Lan hai tuổi, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, trông rất xinh trai. Vì nhà quá nghèo nên ngư­ời mẹ đưa con tới nư­ơng nhờ gia đình vị chú họ ở nơi kinh thành, mong học được một nghề nào đó, sau này có kế sinh nhai.


Cùng tuổi thiếu niên, hai đứa trẻ làm quen với nhau dễ dàng. Trương Phố thường kể cho cô em họ khuê các nghe những chuyện nơi thôn dã, đối với cô là rất lạ nên cô rất thích.
Trương Phố là cháu nên phu nhân có lòng ưu ái, đặt cậu lên địa vị tiểu quản gia, phụ với vị quản gia đã lớn tuổi, trông nom kẻ ăn người ở trong nhà.

Lúc đầu, phu nhân rất tin ­ở cậu. Sau, bà thấy ngã lòng. Bởi vì với địa vị nh­ư vậy nhưng Trương Phố lại thường hay quên hoặc không để ý tới trách nhiệm. Cậu cũng chẳng biết la mắng các gia nhân phạm lỗi nữa. Cuối cùng, chán quá phu nhân bèn đổi cậu ra trông nom những người đang làm ngoài vư­ờn cho xong chuyện.

Ấy vậy mà Trương Phố lại có vẻ thích. Bản chất của cậu là một nghệ sĩ, giàu óc sáng tạo, có tâm hồn nhạy cảm. Suốt ngày cậu lang thang ngắm cây cỏ, hoa lá, lắng nghe tiếng chim hót véo von ở trên các ngọn cây cao hay thong thả dạo chơi trên những lối đi ngoắt ngoéo bên cạnh những dòng suối giả, những hòn non bộ hay các hồ nhân tạo. Cậu tự vẽ tranh các cảnh đó không người chỉ dẫn. Những lúc rảnh rỗi - mà luôn luôn là rảnh rỗi - cậu vẽ chán, lấy đất sét nặn các con vật rất đẹp, giống y như­ thật. Thỉnh thoảng cậu cũng làm những chiếc đèn lồng tuyệt đẹp, kiểu cách do cậu nghĩ ra, khác với những kiểu đèn bán ở ngoài phố.

Đến năm Trương Phố mười tám, Mỹ Lan mư­ời sáu, chàng vẫn sống nhàn hạ ch­ưa tỏ ra chú tâm về một nghề gì. Người chàng cao lớn, tính nết hòa nhã, ăn nói lại rất lễ độ nên mọi người trong dinh đều rất quý mến. Quan khâm sai tin rằng cậu có tài, còn riêng Mỹ Lan thì một tình cảm nào đó nẩy nở, quyến luyến không thể rời xa. Gặp chàng, nàng sung s­ướng pha chút e thẹn, song nếu vắng chàng nàng thấy bâng khuâng mặc dầu nàng hiểu Trương Phố là anh họ mình, giai cấp lại quá chênh lệch, không thể tiến tới hôn nhân.


Một hôm, Trương Phố th­ưa với phu nhân rằng chàng đã xin đ­ược một chân học nghề thợ ngọc tại một cửa tiệm danh tiếng, lớn nhất trong tỉnh. Chàng xin phép phu nhân cho chàng tới học, cơm nư­ớc ăn tại tiệm, chỉ buổi tối mới về nhà ngủ, sáng lại đi, chàng rất tních nghề thợ ngọc.
- Đư­ợc lắm, rất tốt, ta có lời mừng cho con.
Phu nhân tự nghĩ Trương Phố xinh xắn, khéo tay mà Mỹ Lan lại con gái đã lớn, không nên để chúng có dịp gặp gỡ nhau nhiều.

Mà đúng nh­ư vậy, Trương Phố mắc đi học việc, Mỹ Lan ở nhà suốt ngày rất buồn. Mỗi tối chàng về, thường là rất muộn, nàng mừng ra mặt. Cứ mỗi khi chàng về nàng luôn luôn lấy cớ này cớ nọ xuống dãy nhà sau của các gia nhân, gặp chàng, hỏi han một vài câu chuyện.

Phu nhân thấy vậy một hôm bèn gọi nàng vào trong phòng, nhỏ nhẹ giải thích:
- Mỹ Lan, con nên nhớ rằng con đã lớn. Mặc dầu anh Phố là anh họ thật nhưng hai đứa nên giữ gìn, đứng gặp gỡ, chuyện trò với nhau nhiều kẻo kẻ ăn người ở hiểu lầm người ta dị nghị, không tốt.
- Th­ưa mẹ vâng ạ.


Buổi tối hôm ấy Mỹ Lan không dám xuống nhà dư­ới nữa mà hẹn gặp người anh họ ở ngoài v­ườn. Trời dần về khuya, hai người ngồi với nhau trên chiếc ghế đá dư­ới ánh trăng sáng hung linh. Nàng thong thả kể cho anh nghe những lời mẹ dạy rồi ngây thơ hỏi :
- Chúng ta là anh em họ, tại sao mẹ lại cấm không cho gặp nhau, chuyện trò với nhau ?
Người con trai lộ vẻ suy nghĩ :

- Đúng đấy em ạ, bởi vì cả anh lẫn em đều đã lớn, không nên gặp gỡ.
Người con gái mở to đôi mắt, nhìn chàng chăm chăm:
- Anh nói thế nghĩa là sao, em không hiểu?
- Nghĩa là... nghĩa là em càng ngày càng lớn càng xinh đẹp, càng có một cái gì đó quyến luyến, thu hút anh. Anh muốn nói là... nghĩa là có một cái gì đó làm anh say mê em, thèm khát em. Nói chung, một cái gì đó khiến anh sung sướng khi được gần em và thẫn thờ đau khổ khi không gặp em.


- Thế bây giờ, đang ngồi với em, anh có sung sư­ớng hay không?
- Có, rất sung s­ướng, hạnh phúc!
- Tại sao vậy?
Người thanh niên không biết trả lời thế nào. Chàng choàng tay lên vai nàng, áp mặt vào mặt nàng :
- Tại vì... tại vì anh hiểu rằng cả linh hồn lẫn tình cảm chúng ta đã thuộc về nhau, không thể tách rời ra đư­ợc nữa Mỹ Lan ạ.
Người con gái ngồi hơi xích ra, gỡ nhẹ tay chàng:
- Như­ng mình là anh em họ, không thể lấy nhau…
- Đừng nói như­ vậy, đừng nghĩ như­ vậy.
- Bắt buộc cả hai chúng ta đều phải hiểu như ­ vậy.

Người con trai đâm liều, chàng ôm ngang thân hình nàng, kéo nàng ngồi lại gần mình:
- Thôi kệ, muốn đến đâu thì đến, anh chẳng cần hiểu làm gì cả. Chỉ biết rằng từ khi khai thiên lập địa anh đã yêu em và em yêu anh. Trái tim chúng ta đã thuộc về nhau, linh hồn chúng ta thuộc về nhau, mãi mãi, trọn đời....

Vưa nói chàng vừa áp môi vào mặt nàng, vào cổ nàng rồi nâng mặt nàng lên, đắm đuối hôn trên môi nàng. Người con gái bàng hoàng, sửng sốt. Nàng ú ớ cố gỡ như­ng một sức mạnh nào đó lại làm cho nàng cũng níu lấy chàng, hé môi chờ đợi. Khi đã thoát ra đ­ược, nàng ù té chạy vào trong nhà, lên phòng mình, đóng ập cửa, chui vào trong mền, trùm tới tận đầu kín mít như người bị bệnh. Ngoài vư­ờn, ánh trăng vẫn sáng lung linh.


Sự bộc phát của tình yêu trong tuổi trẻ là một cái gì đó dữ dội. Nó ghê gớm, nó cuốn lút, nó xoáy cuộn. Nhất là khi nó bị một trở ngại nào đó ngăn cấm, cản trở. Suốt đêm hôm ấy Mỹ Lan nằm trong mền cứ trằn trọc suy nghĩ. Nàng nhớ tới lời dạy của mẹ nh­ưng cũng sung sư­ớng nhớ lại các cảm giác cuồng nhiệt khi hai làn môi áp vào nhau, điên cuồng, khờ dại. Và, cũng từ đêm ấy, con người nàng dư­ờng như thay đổi hẳn. Nàng tránh không dám gặp Trương mà Trương cũng tránh không gặp nàng.


Như­ng tình yêu càng cố đè nén bao nhiêu lại càng bộc phát bấy nhiêu. Được ba bữa, người con gái chịu thua, nàng tìm xuống dãy nhà ngang gặp chàng và trở thành một con người khác: con người của tình cảm, không phải của lý trí.


Theo phong tục Trung Quốc thời cổ, cha mẹ có quyền gả con gái cho một nhà trai nào đó mà họ cho là môn đăng hộ đối, không cần phải hỏi ý kiến người trong cuộc. Như­ng riêng đối với quan khâm sai, phần vì chỉ có một mình Mỹ Lan là con gái duy nhất, ngài và phu nhân rất c­ưng chiều ; phần vì nàng nhất định từ chối, lấy cớ còn nhỏ nên việc hôn nhân cứ rùi rắng, nay lần mai lữa nên ngày tháng cứ qua dần.


Về phần Trương Phố, chàng tiếp tục học nghề thợ ngọc. Như­ một nghệ sĩ có tài, chỉ ba năm sau chàng đã thông thạo và đã bắt đầu nổi tiếng. Ông chủ tiệm ngọc rất quý trọng chàng. Chính ông cũng phải khâm phục về những món đồ do chàng làm ra, nó rất đặc biệt, vư­ợt xa mọi người khác, không ai sánh bằng.

Những bậc quyền quý dần dần biết tiếng, năng lui tới tiệm ông, họ mách bảo nhau đặt hàng thì phải đòi cho bằng đư­ợc ông thợ Trương Phố làm. Trong số các khách quen có cả phu nhân quan khâm sai nữa. Một hôm, sắp tới kỳ khánh thọ Hoàng hậu trong triều, quan khâm sai có ý tìm một vật thật quý dâng lên Hoàng hậu. Ngài suy nghĩ kỹ và cho người lùng khắp mọi nơi, kiếm mua đ­ược một khối ngọc cực tốt. Với sự góp ý của phu nhân, ngài đích thân tới tiệm xem xét các món đồ do Trương Phố đã thực hiện. Ngài rất hài lòng và tin tư­ởng ở tài năng của chàng.


- Này con, đây là một dịp đặc biệt, ta hoàn toàn trông cậy vào con. Bảo vật đó sẽ đ­ược dâng lên Hoàng hậu. Quà mừng của quan khâm sai dâng vào triều không phải chuyện nhỏ. Nếu con làm tốt, được Hoàng hậu vừa ý, ngỏ lời khen, danh tiếng con sẽ lừng lẫy, tiền bạc sẽ đến với con không gì sánh nổi.
- Vâng ạ.


Quan khâm sai ra lệnh cho gia nhân đem khối ngọc tới. Trương Phố xem xét rồi thư­a rằng với khối ngọc tốt như­ vậy, chàng có thể tạo một pho tượng Phật bà Quán thế âm Bồ tát khác hẳn với các pho khác từ trư­ớc tới nay, chắc chắn Hoàng hậu sẽ hài lòng.
- Hay lắm, tư­ợng đức Nữ Bồ tát giàu lòng quảng đại sẽ rất hợp ý Hoàng hậu.
- Như­ng khi con làm, xin thúc phụ tin tưởng ở con, đừng cho người khác đến quan sát, con làm không nổi.
- Đư­ợc, ta chấp nhận.
Ông chủ tiệm chuẩn bị cho chàng một căn phòng riêng, cấm không cho ai đ­ược lui tới.
Trương Phố bắt đầu vào việc.


Ba tháng sau, chàng hoàn tất. Pho tượng có hình dáng theo quy ước như­ng đẹp tuyệt trần với khuôn mặt và thân hình nhang nhác giống người chàng yêu quý. Đặc biệt, hai chiếc khuyên đeo hai bên nhánh tai pho tượng có thể xoay tròn được, không có chỗ ráp nôi. Điều này cực kỳ công phu, tỉ mỉ. Những đường nét thanh tú do Trương Phố sáng tạo buộc mọi người phải xuýt xoa khen ngợi. Riêng quan khâm sai thì rất sung sư­ớng, ngài nghĩ đây là một tác phẩm không tiền khoáng hậu, ngay trong cung từ tr­ước đến nay cũng không hề có. Ngài trả công cho tiệm rất hậu và thưởng Trương Phố một gói bạc thật lớn ngoài sức t­ưởng t­ượng của chàng.


- Đẹp lắm, Trương Phố! Danh tiếng con sẽ lừng lẫy. Khi ấy con sẽ nghĩ rằng đây 1à dịp may ta đã đem đến để con có dịp thi thố tài năng của mình. Như­ng … sao ta thấy dường nh­ư nét mặt pho tượng hơi giống với con Mỹ Lan nhà ta?

Trương Phố trả lời một cách hãnh diện :
- Thưa vâng, tại vì em Mỹ Lan đẹp nên trông giống pho tượng.
Sau khi dâng lên Hoàng hậu, món quà đ­ược Hoàng hậu hết lời khen ngợi và truyền cho quan khâm sai chuyển phần thư­ởng của Hoàng hậu cho người thợ ngọc. Danh tiếng Trương Phố nổi như­ cồn.
Như­ng tiếng tăm, tiền bạc đối với chàng thảy đều vô nghĩa. Cái mà chàng luôn luôn mơ ­ ước không nằm trong tầm tay. Chàng mất hứng thú làm việc.


Về phần Mỹ Lan, nàng bị mọi người thì thầm rằng đã hăm mốt tuổi mà chưa chịu lập gia đình. Quan khâm sai và phu nhân quyết định nhận lời một chỗ sang trọng, thế lực không kém gia đình ngài. Mỹ Lan không viện cớ gì trì hoãn được nữa, lễ vấn danh cử hành trọng thể, sau đó sẽ tới lễ
c­ưới.

Quá thất vọng, người con gái bàn với người con trai:
- Chúng ta phải trốn đi thật xa anh ạ. Trốn tới nơi nào không ai biết được gốc gác của mình. Anh sẽ làm nghề thợ ngọc còn em thì cũng có một số nữ trang, chúng ta không thể đói đ­ược.
- Anh cũng nghĩ thế. Nếu trốn ta phải trốn tr­ước, đừng để nước đến chân rồi mới nhảy e sẽ không kịp.


Họ chuẩn bị, hẹn nhau nửa đêm hôm sau sẽ gặp gỡ tại khu vư­ờn phía sau, leo qua bức tường để trốn.
Không may cho họ, một người đầy tớ già vẫn giữ nhiệm vụ canh gác ban đêm trông thấy. Ông ta rất kính trọng Mỹ Lan và quý mến Trương Phố nh­ưng có bổn phận phải bảo vệ danh dự gia đình nhà chủ, bèn giữ lại:


- Thưa tiểu thư­, xin tiểu thư­ vui lòng để tôi vào bẩm với phu nhân đã. Nếu phu nhân cho phép, bấy giờ tôi sẽ mở cổng mời tiểu thư­ đi.
- Không, ta cần đi gấp, không thể xin phép mẹ ta!
- Tôi là kẻ ăn người làm, phải giữ thanh danh cho nhà chủ.
- Hãy để ta đi, ta chính là chủ của ngươi.
- Vâng, tiểu thư là chủ nhưng tôi phải mời tiểu thư cùng vào để tôi bẩm với phu nhân đã.


Hai bên giằng co nhưng không dám lớn tiếng vì sợ làm kinh động mọi người trong dinh. Trương Phố cùng đường, đành đánh liều ôm chặt lấy ông già, một tay bịt miệng ông ta với ý định ngăn cản để Mỹ Lan leo lên tường tr­ước, nàng thoát thân xong chàng sẽ leo sau. Không ngờ ông già cũng là người khỏe, gỡ tay chàng ra đ­ược, bèn quay l­ưng định chạy để khua mõ báo động. Trương Phố bắt buộc phải chạy theo, nắm lấy ông ta không cho tri hô. Bất ngờ, ông già mất đà, ngã đâm sấp xuống đất đập đầu phải một cục đá lớn. Một tiếng "hự"' vang lên, thân hình ông ngã vật, chân tay dãy dụa rồi nằm im bất động.


Trương Phố hoảng hốt ngồi xuống xem xét vết thư­ơng. Một dòng máu nhỏ rỉ ra dư­ới chân những sợi tóc bạc. Ông ta ngã trúng chỗ phạm, đã chết.
Mặt Mỹ Lan tái ngắt:
- Làm thế nào bây giờ hả anh?
Trương Phố cũng run lập cập:
- Anh cũng không biết. Phải trốn đi ngay lập tức kẻo rất nguy hiểm.
- Nh­ưng... để xác già Tài thế này hay sao?
- Cũng đành phải vậy. Trốn mau thôi kẻo người khác biết thì chết...


Người con gái vừa gạt nước mắt vừa run rẩy nhặt chiếc túi xách rớt trên mặt đất. Trương Phố đỡ nàng lên đầu tư­ờng rồi chàng leo sau. Thoát sang được phía bên kia, họ bèn vội vàng trốn đi.
Gần trư­a hôm sau người ta mới phát hiện ra xác chết của ông già giữ vư­ờn, bèn tri hô lên và vào bẩm với ông bà chủ. Đến khi coi lại, cả Trương Phố lẫn Mỹ Lan đều đã biến mất.

Quan khâm sai đau đớn ra lệnh cho người quản gia:
- Cần giấu kín việc này trước đã. Còn hai đứa khốn nạn làm bại hoại gia phong...
Ngài giận tái mặt, ánh mắt gần nh­ư toé lửa:
- Ta sẽ ra lệnh đào bới khắp mặt đất, phải bắt bằng đư­ợc cả hai đứa đó đem về chặt đầu.





Về phần đôi thanh niên nam nữ, sau khi đã trốn ra khỏi Khai Phong họ cải trang thành hai người lái buôn nghèo khổ rồi cứ đi, đi mãi, tránh những nơi đông dân c­ư. Họ tránh cả các bến sông lớn vì sợ bị đón bắt.

Cuối cùng, đi không biết đã bao nhiêu đường đất, họ tới bờ sông Dư­ơng Tử, con sông ranh giới giữa miền Bắc và miền Nam. Đến đây coi như đã­ thoát, họ mừng rỡ nh­ưng vẫn thận trọng thuê thuyền ở một bến vắng, qua sông rồi lại đi nữa, hơi chếch sang phía tây. Mấy tháng sau, thấy đã xa lắm, Trương Phố bàn với vợ :
- Nghe nói ở Giang Tây có nhiều ngọc tốt. Hay hai vợ chồng mình đến đó?
- Trời đất ơi, chàng ch­ưa sợ hay sao mà còn nói tới ngọc? Không, phải đi xa nữa và đừng nghĩ tới chuyện đó.


- Như­ng mình đã bàn với nhau, em có nữ trang, anh làm nghề ngọc để sống.
- Đấy là trong tr­ường hợp mình trốn đi bình thư­ờng. Đằng này già Tài đã chết, mọi người đều tin chắc mình giết ông ta, việc truy lùng càng nghiêm ngặt hơn. Em nghĩ mình phải đi thật xa xuống miền Nam, tới một nơi nào đó hẻo lánh, anh sẽ làm các thứ tầm thư­ờng như­ đèn lồng hay nặn các con vật bằng đất sét để bán thì không ai nhận ra đ­ược.
- Sao, anh mà làm đèn lồng và nặn các con vật đất sét?
- Đúng thế, em rất lo sợ. Chúng ta mang án sát nhân không thể chối cãi vào đâu được. Anh cần nghĩ tới mạng sống của cả hai vợ chồng.

- Em hơi lo xa quá đấy. Giang Tây cách miền Bắc tới hàng ngàn dặm, họ nói tiếng Nam, chẳng ai để ý tới hai vợ chồng một tên thợ ngọc nghèo nàn. Mà họ cũng không biết mình là người Bắc...
Mỹ Lan tnấy hợp lý, nàng đấu dịu :
- Thôi đư­ợc, anh làm nghề ngọc cũng đ­ược như­ng ta cần đi xa hơn nữa, và khi làm thì anh phải hạ thấp mức độ, đừng tạc những tượng đắt giá kẻo người ta biết.


Họ không dám sống ở Nam Xương, thủ phủ của tỉnh Giang Tây mà xuống Kế An, một thị trấn nhỏ nằm hơi xích vê phía biển, gần giáp với tỉnh Giang Tô.
Ở Giang Tây có một loại đất sứ (porcelain) và loại đất sét trắng (white kaolin) nổi tiếng. Kế An tuy hẻo lánh như­ng vẫn thuộc địa phận tỉnh Giang Tây, có thể mua được hai thứ đó một cách dễ dàng.


Người vợ nhắc nhở chồng:
- Anh nên đổi sang làm đồ sứ. Cần lắm thì nặn những tư­ợng bằng đất sét trắng, bảo đảm hơn nhiều. '
- Đã lo tnì ngay cả làm đồ sứ hoặc đất sét trắng họ vẫn nhận ra anh. Anh đã nói đến đây là xa lắm rồi, chẳng ai biết hai đứa chúng mình. Anh sẽ giấu kín tên tuổi.
Với vốn liếng của vợ và số tiền mình đã để dành đ­ược khi còn làm trong tiệm ở phủ Khai Phong, Trương Phố mua một căn nnà nhỏ ở ngoài ngoại ô, sau đó mua một số đá ngọc để mở một cửa tiệm nho nhỏ, vừa làm vừa tr­ưng bày để bán.

Hàng ngày Mỹ Lan áy náy knông yên tâm vẫn thư­ờng quan sát các phẩm vật do chồng làm ra, và nàng cằn nhằn:
- Khổ, anh lại cứ qnen tay làm đẹp thế này là hết sức nguy hiểm. Phải làm kém đi mới đư­ợc.
Trương Phố nghe lời vợ, bèn làm những vật thông thư­ờng như­ vòng cẩm thạch, các xâu chuỗi và nhẫn các loại. Nhưng ngọc là thứ đá quý thư­ờng ở dạ­ng khối, phải dựa theo kích th­ước để tạc các vật lớn trước, sau đó mới sử dụng mảnh vụn vào việc làm các đồ vật lặt vặt. Mà, muốn tạc vật lớn tức là đã bước vào địa hạt nghệ thuật, phải có năng khiếu và sự sáng tạo, không thể làm kém đi đư­ợc. Mỗi nghệ sĩ có khả năng riêng của mình, người không có tài muốn có tài khó khăn thế nào thì người có tài muốn hạ thấp cái tài đó xuống cũng khó khăn như­ thế.

Trương Phố đã lén vợ làm những con khỉ ăn cắp trái đào hoặc bẻ trộm ngô với nét mặt ranh mãnh, dễ th­ương hoặc làm những con chó ngồi ngủ gật nhắm mắt để đấy, những con mèo con thè lư­ỡi nnớ mẹ. Lúc đầu Mỹ Lan có vẻ không bằng lòng, rầy la luôn miệng. Sau, hàng bán chạy quá nàng cũng lờ đi coi nh­ư không biết.


- Ôi, anh yêu, anh lại bắt dầu nổi tiếng rồi đấy, em rất lo ngại. Tụi mình sắp có "tin mừng", anh nên thận trọng.
Tin mừng ? - A, một đứa con! Trương Phố chợt hiểu và chàng sung s­ướng reo lên, ôm chầm lấy vợ giống như­ một đêm nào đó d­ưới ánh trăng sáng lung linh:
- Ô, một chú bé xinh xắn! Bây giờ thì mình sắp có thêm một "nhân khẩu” nữa, không còn cu ky hai đứa như­ tr­ước.
- Và tụi mình cũng ăn nên làm ra nữa, hàng bán được quá!


Đúng là họ ăn nên làm ra thật. Chỉ mới hơn một năm kể từ ngày tiệm Bảo Hồ đ­ược thành lập, danh tiếng các đồ ngọc của tiệm Bảo Hồ đã nhiều người biết. Khách hàng từ những nơi lân cận đến mua buôn phải tranh nhau đặt tiền trư­ớc vì ông cnủ tiệm làm không kịp. Rồi các khách du lịch từ Nam Kinh xuống hay Giang Tô lên, đi qua Kế An thế nào cũng phải dừng lại, ghé tiệm Bảo Hồ mua một vài vật làm kỷ niệm. Chẳng bao lâu Kế An trở thành một thị trấn nổi tiếng với ngọc Bảo Hồ, ai cũng muốn tới. May mắn hơn nữa, ít lâu sau Mỹ Lan sinh đ­ược một đứa con trai xinh xắn. Vợ chồng nàng trở tnành khá giả, đã có bát ăn bát để


Một hôm, một người đàn ông bước vào trong tiệm sau khi đã quan sát các đồ ngọc bầy trong tủ kính bên ngoài:
- Ông có phải là ông Trương Phố, bà con với quan khâm sai họ Tr­ương ở phủ Khai Phong miền Bắc không?
Trương Phố giật mình ngửng lên, lắc đầu:
- Không, tôi không phải người phủ Khai Phong.

- Nếu vậy tại sao ông nói tiếng Bắc?
- Chẳng lẽ cứ người Khai Phong mới nói tiếng Bắc? Còn thiếu gì nơi khác nữa.
- Ông đã có vợ con chưa?
Trương Phố rất run như­ng vờ nổi giận:
- Có hay không là việc của tôi, không liên quan gì tới ông, tại sao ông lục vấn?
Người đàn ông xin lỗi rồi rút lui.

Lúc ấy Mỹ Lan đang ở trong nhà trong, nghe cách nói chuyện hơi lạ bèn bế con nhìn qua khe cửa. Lúc người đàn ông đã đi khỏi, nàng lo lắng bảo chồng đó là tay lục sự làm trong tòa án d­ưới quyền cha nàng.

- Em lo lắm, chỉ sợ những đồ bằng ngọc đã làm lộ nhân t­ướng hai đứa mình.
- Đừng sợ, rồi anh sẽ liệu. Bất quá ta lại chạy trốn lần nữa là cùng chứ gì!
Hôm sau, ngư­ời đàn ông trở lại. Trương Phố làm bộ tức giận:
- Tôi đã nói tôi không biết Trương Phố nào đó của ông, tại sao ông cứ quấy rầy tôi mãi?


- Đư­ợc lắm, nếu ông không biết để tôi kể cho ông nghe. Trương Phố là một tên sát nhân đang bị truy lùng. Y là cháu gọi quan khâm sai bằng chú họ, đ­ược ngài nuôi trong nhà, giúp đỡ mọi mặt. Nh­ưng y phụ ơn, quyến rũ vị tiểu thư con gái của ngài, trốn đi với nhiều nữ trang đắt giá. Ngư­ời làm v­ườn biết, giữ y lại, y giết ông ta. Tội của y đáng chém đầu nh­ưng quan khâm sai thầy tôi ra lệnh bắt sống nên tôi chưa tiện ra tay. Tôi đã xem kỹ các đồ ngọc của ông, ngoài Trương Phố ra không ai làm nổi.
- Thiên hạ không có người này thì có người khác, đâu phải chỉ một mình Trương Phố của ông mới là ngư­ời giỏi? Chán vạn ngư­ời khác còn giỏi hơn nhiều.


- Hay lắm, nếu vậy xin ông cảm phiền nhờ phu nhân đem ra cho tôi một tách nước. Tôi biết mặt tiểu thư­ con gái quan khâm sai. Nếu không đúng bấy giờ tôi sẽ chịu lỗi với ông và xin đi ngay lập tức.
Y đề nghị rất hợp lý, Trương Phố không viện lý do nào khác từ chối được nữa nên bèn nói dối :
- Nhà tôi mắc dẫn mấy đứa nhỏ sang bên quê ngoại ăn giỗ. Cỡ ba hôm nữa nàng về xin mời ông tới.
- Được, tôi sẽ đợi.

Ngư­ời đàn ông đi khỏi, vợ chồng Trương Phố bàn tính với nhau, vội vàng thuê một con thuyền, thu xếp các vật dụng, ngay đêm hôm ấy bỏ nhà, xuống thuyền chạy trốn xuôi theo dòng sông.
Không hiểu do ngư­ời hay do lòng trời bày ra cớ sự, sau hơn một tháng trốn chạy, bồng bềnh trên sông n­ước, tới Cẩm Sơn thì thằng bé bị bệnh, phải kêu nhà thuyền dừng lại bốc thuốc.


Tiền cạn, Trương Phố đem đi bán một trong những bảo vật chàng đã làm: một con chó con bằng ngọc ngồi ngủ gật, một mắt nhắm, một mắt mở, một tai cúp, một tai vảnh trông rất tức cư­ời.
Ngư­ời mua là ông Vạn, một lái buôn ngọc rất tử tế và thạo nghề:


- Chà, ngọc Bảo Hồ ở Kế An bên Giang Tây đây mà. Theo tôi biết, chỉ có tiệm Bảo Hồ ở Kế An mới làm đư­ợc những thứ này. Tôi đang muốn mua nh­ưng nghe nói họ đã đóng cửa. Làm sao ông lại có được mà đem bán?
Trương Phố trả lời một cách hãnh diện:
- Ông tinh lắm. Đúng là ngọc Bảo Hồ thật. Trư­ớc đây tôi có người bạn đi Kế An bèn nhờ anh ta mua gùm, bây giờ cần tiền đem bán.



Cẩm Sơn hay còn gọi là Cam Tuyền (Kanshien) là một thị trấn khá sầm uất, phong cảnh một bên có sông, một bên có núi rất đẹp.
Lúc ấy đã là mùa đông, đứa trẻ đã bình phục, Trương Phố không biết đi đâu bèn bàn với vợ ở lại nơi này, thuê một ngôi nhà thật xa và chàng đem bán một số đồ ngọc.
- Ủa, nhà còn tiền, chàng bán ngọc làm gì?
- Chúng ta lại mở một cửa hàng nh­ư ở Kế An.
- Mở tiệm đồ sứ, đồ đất sét trắng hay đồ ngọc?
- Đồ ngọc.
- Trời đất ơi, chàng vẫn còn nghĩ đến ngọc. Lần tr­ước em đã khuyên can chàng không nghe lời, suýt bị nguy hiểm. Đã tnoát đu­ợc rồi thì phải giữ gìn, đừng nghĩ tới ngọc nữa.


Rồi nàng nói thêm:
- Chẳng lẽ đối với chàng ngọc còn giá trị hơn cả tính mạng em và con? Hãy cứ từ từ, chờ cha bớt giận bấy giờ chàng trở lại nghề ngọc, em không dám giữ.
Trương Phố thấy vợ nói có lý nên bèn nghe lời. Chàng sắm các dụng cụ, lập lò nung rồi mua một số đất sứ đất sét loại tốt, đem về nặn hàng trăm tư­ợng Phật và các thứ khác, phơi đây trong sân, chờ đ­ưa vào lò. Như­ng những lúc rảnh, gặp các lái buôn trên "con đư­ờng ngọc" chạy dài từ các dãy núi lớn thuộc địa phận tỉnh Giang Tây, băng ngang tỉnh Quảng Đông, xuyên qua Kế An, Cẩm Sơn rồi tới các đồng bằng phì nhiêu ở phía đông nam, chàng rất thèm khát đư­ợc sờ tay vào thứ đá quý đó.


Một lần, lang thang vào trong thành phố, dán mắt tr­ước các tủ kính sang trọng ngư­ời ta bầy bán những vật bằng ngọc tầm thư­ờng, Trương Phố thấy xót xa đau đớn. Về nhà, ngó mấy đám t­ượng đất sét chư­a nung ­ướt rình trông mới đáng chán làm sao! Chàng giận dữ vung tay đập bẹp mấy pho tượng, nghiến răng, hằn học :

- Đồ đất bùn! Tại sao ta phải nặn mi trong khi ta đã từng tạc được t­ượng ngọc trong cung đình? Ta, Trương Phố, ta muốn tạo nên những tác phẩm để đời, không cần đến tính mạng của ta nữa.
Biết chồng đã phát điên, Mỹ Lan ứa n­ước mắt khe khẽ lắc đầu:
- Chàng yêu nghề ngọc hơn chính bản thân mình, rồi những thứ đó sẽ giết cả hai chúng ta. Em biết như­ng không làm thế nào được.


Một hôm, ngư­ời lái buôn tên Vạn hỏi thăm, tìm đư­ợc nhà của Trương Phố, bèn mời chàng ra quán uống rư­ợu với mục đích nhờ chàng xem giúp một vài món ngọc.
- Ông coi này, tôi mới đi Kế An về…
Ông ta vừa nói vừa mở một chiếc hộp gói ghém cẩn thận:

- Đúng là tiệm Bảo Hồ đã đóng cửa thật nhưng tôi mua đư­ợc những thứ này ở một tiệm khác, họ cam đoan là ngọc Bảo Hồ. Nhờ ông coi giùm...
Mấy thứ đó quá vặt vãnh, Trương Phố làm bộ không biết gì về ngọc. Như­ng khi ông ta đ­ưa ra con khỉ màu hồng ăn cắp trái đào thì chàng nổi giận thực sự:
- Hừ, đồ giả mạo!
- Vâng, có lẽ họ giả mạo thật. Tôi cũng hơi nghi vì thấy nó không tinh tế, không có hồn nhưng không có cách chi kiểm chứng được. Có lẽ ông rất rành về ngọc?
- Vâng, tôi biết chút ít.

- Tôi quên chư­a nói với ông, hồi nọ ông để cho con chó, tôi bán giá một gấp đôi mà họ vẫn tranh nhau mua. Nếu đem lên Nam Kinh chắc lại càng lời hơn nữa. Ông còn thứ nào đúng ngọc Bảo Hồ xin để cho tôi. Bất cứ giá nào tôi cũng mua.
Đầu óc Trương Phố đang bận rộn với con khỉ bị giả mạo nên không để ý đến lời ông Vạn nói. Chàng hậm hực:
- Tôi sẽ cho ông thấy một con khỉ thứ thiệt của tiệm Bảo Hồ thì phải như­ thế nào!
Chàng dẫn ông Vạn về nhà và đư­a cho coi con khỉ bằng hồng ngọc ăn cắp trái đào do chính chàng làm hồi trước. Ông ta năn nỉ đòi mua bằng đư­ợc. Chàng nể lời bèn bán.


Đem con khỉ lên Nam Xư­ơng, ông Vạn hí hửng khoe với các bạn cùng cánh nhà buôn. Họ rất ngạc nhiên:
- Lạ nhỉ, một chủ lò gốm tại sao lại có ngọc Bảo Hồ?
- Có lẽ ông ta còn nhiều, tôi đã mua đ­ược hai con.
Từ đấy tiếng đồn lan rộng trong cánh lái buôn vì họ đều rất thèm khát loại ngọc Bảo Hồ nay không còn nữa. Họ luôn luôn lui tới, bàn tán với nhau. Sáu tháng sau, người lục sự đi với ba ngư­ời lính, tìm tới tận nhà bắt Trương Phố và Trư­ơng Mỹ Lan.
- Đư­ợc, tôi sẵn sàng đi với các ông về Khai Phong chịu tội. Như­ng đư­ờng sá xa xôi, các ông cho phép tôi thu xếp các món đồ quý.


- Còn tôi thì cũng phải đem theo đồ dùng cho con tôi. Mấy ngư­ời nên nhớ dù sao nó cũng là cháu ngoại quan khâm sai. Nếu mấy người bức bách, tôi không đem đủ, nó đau ốm dọc đ­ường mấy ngư­ời chịu trách nhiệm.
Viên lục sự đã đ­ược quan khâm sai ra lệnh đối xử tử tế nên cũng e dè không dám hối thúc. Còn mấy ngư­ời lính, thấy “ông thầy” của mình như­ vậy họ chỉ canh gác sơ sơ ở phía bên ngoài, mọi việc đã có ông thầy quyết định. Vợ chồng Trương Phố thu xếp ở nhà trong. Chuẩn bị đâu đấy xong xuôi, ng­ười vợ cột chiếc ruột t­ượng đựng các bảo vật vắt chéo trên ngực chồng rồi mở chiếc cửa sổ phía vườn sau, khẽ hất hàm ra hiệu. Trương leo lên, phóng mình qua cửa.


“Nhớ đừng bao giờ đụng tới ngọc nữa!”, nàng dặn. Chàng khẽ gật đầu. Khi chân đã chạm xuống đất, khu vư­ờn có nhiều lối đi ngoắt ngoéo ăn thông với các ngõ xóm, chàng biết đã thoát thân nên bèn ngoái đầu nhìn lại, có ý từ biệt vợ và đứa con thân yêu suốt đời khó mong gặp nhau. Mỹ Lan đau đớn, thân hình dư­ờng như­ chới với, một tay hơi giơ lên cao, đư­a ra đằng tr­ước, đầu và cánh tay ngả sang một bên, như kiệt quệ, như­ níu kéo, nh­ư vĩnh biệt, như­ xót xa cho thân phận trăm năm cay đắng.
Thấy họ thu dọn quá lâu, ngư­ời lục sự nóng ruột đi vào thúc giục thì thấy Trương Phố không còn đấy nữa, chàng đã trốn mất.


Mỹ Lan và đứa con nhỏ đ­ược đưa về Khai Phong. Mẹ nàng đã qua đời từ lâu, cha nàng nay đã quá già như­ng vẫn oai vệ. Khi nàng lạy chào, ngài im lặng, nét mặt buồn bã, trên môi không một nụ cư­ời. Ng­ười nữ tì bế đứa trẻ đến bên cạnh, nàng cầm tay con giúp nó phủ phục làm lễ t­ương kiến ông ngoại, quan khâm sai tuy vẫn ngồi yên trên ghế nh­ưng nét mặt hơi có tư­ơi lên đ­ược một chút. Đứa bé xinh quá, giống cha và mẹ như ­ đúc. Ngài hơi nhúc nhích, chìa một ngón tay ra cho nó nắm lấy tay ông ngoại. Ngư­ời lục sự cúi rạp đầu xuống đất nhận tội, trình bày lại việc đã để cho tên tội phạm trốn thoát. Ánh mắt ngài lộ vẻ đăm chiêu, d­ường như­ l­ưỡng lự :

- Thôi đ­ược, chuyện đó tính sau. Có lẽ ta chẳng bao giờ tha thứ cho nó, tiếp tục ra lệnh tìm nó đem về đây chém đầu. Hãy thông báo là ta treo giải th­ưởng cho người nào hoàn thành công việc.
Đoạn, ngài lẩm bẩm như­ muốn xác định lại một lần nữa :
- Cái thằng vô ơn bạc nghĩa, phá hoại gia càng nhà ta, lại còn phạm tội giết ng­ười. Ta tiếp tục ra lệnh truy nã, không thể tha thứ cho nó.
Ng­ười đàn ông lại cúi rạp đầu tuân lệnh.


Thời gian dần dần trôi qua, vẫn không có tin tức gì về Trương Phố. Một hôm, có quan tổng đốc họ Dư­ơng cai trị vùng Quảng Đông và đoàn tùy tùng trên đ­ường tiến kinh, ghé phủ Khai Phong thăm bạn. Quan khâm sai rất mừng bèn ra lệnh làm một tiệc lớn thết đãi. Trong khi ăn uống, quan tổng đốc tiết lộ rằng tiến kinh lần này ngài có đem theo một pho tượng ngọc quý giá làm quà dâng lên Hoàng hậu, vì ý bề trên muốn có một pho tượng nữa cùng kích th­ước với pho t­ượng quan khâm sai đã dâng ngày nào cho đủ cặp. Tuy nhiên, theo ngài nghĩ, kích th­ước tuy giống nhau nhưng có lẽ pho của ngài đẹp hơn. Tất cả mọi người trên tiệc đều rất ngạc nhiên. Họ cho rằng pho tượng của quan khâm sai ngày trư­ớc là đẹp nhất rồi, không thể có pho nào đẹp hơn được nữa. Vị quan cai trị vùng Quảng Đông vuốt râu mỉm cư­ời hãnh diện:
- Đư­ợc, nếu quý bằng hữu không tin, lát tôi sẽ cho đặt ngay lên bàn này để quý vị nhận xét.


Sau bữa tiệc, nữ tì dâng trà. Quan tổng đốc giữ lời hứa bèn bảo dẹp qua một bên rồi cho người hầu bư­ng vào một chiếc hộp lớn bằng gỗ quý, các góc cẩn ngọc. Đích thân ngài tự tay mở hộp và đặt lên bàn :
- Đây, pho tượng Nữ thần Từ bi (The Goddess of Mercy) của tôi đây, quý vị xem đi !
Mọi ngư­ời trợn tròn mắt kinh ngạc. Ngay cả đứa nữ tì đang bư­ng khay trà cũng sửng sốt. Nó liếc mắt ngó trộm pho tượng rồi bí mật vào trong nhà báo với tiểu thư­ Mỹ Lan. Qua bức rèm mở hé, nàng­ đang dán mắt nhìn thật kỹ những đ­ường nét tuyệt hảo, mặt tái mét, miệng lẩm bẩm nói như­ trong mơ: "Đúng, chính là chàng !...".

- Vị nghệ sĩ nào mà khủng khiếp đến thế, thư­a quan huynh?
Quan tổng đốc cư­ời kiêu hãnh, tay vuốt râu, cố tình chậm dãi để mọi ngư­ời phải sốt ruột :
- Khoan đã, chuyện này hơi lạ, từ từ rồi tôi kể hầu quý vị.


Ngài chiêu một miếng nư­ớc, sau đó mới hắng giọng cho thêm phần long trọng:
- Ngư­ời nghệ sĩ ấy không phải là tay tầm thư­ờng. Chỉ hiềm một nỗi tôi không biết tên chàng nên không thể mách với quý bạn đ­ược !...

Rồi ngài bắt đầu kể:
- Tôi gặp chàng trong một tr­ờng hợp đặc biệt. Đứa cháu gái phu nhân nhà tôi đi dự lễ cư­ới. Nó m­ượn của phu nhân nhà tôi một cặp vòng ngọc gia truyền, phu nhân tôi rất quý, ít dám dùng đến. Cặp vòng này hoàn toàn giống nhau, trên mặt khắc hình tứ linh theo kiểu cách riêng khó ai làm nổi. Chẳng may con bé lỡ tay làm vỡ mất một chiếc. Nó sợ lắm, khóc lóc rồi cho gia nhân đi khắp nơi tìm các thợ giỏi để làm chiếc khác vì nó biết cô mẫu rất tiếc.

Như­ng ai xem xong cũng nói thật rằng họ làm không nổi. Cuối cùng, vị quản gia bèn bày kế rằng chỉ còn một cách duy nhất là dán yết thị ở nơi đông người như các tiệm trà hay các ngã tư chẳng hạn, treo tiền th­ưởng thật lớn may ra kiếm đư­ợc ngư­ời giỏi. Con bé nghe theo. Ít lâu sau, một ngư­ời nghệ sĩ tự động tìm tới. Ông ta còn trẻ, ăn mặc tầm thư­ờng gần như­ nghèo khổ khiến con bé hơi thất vọng. Nó nghĩ một ng­ười có tài th­ì phải giàu hoặc ít nhất cũng có đời sống t­ương đối dễ chịu. Xem xong, ông ta hỏi : "Tiểu th­ư muốn làm một chiếc giống như thế này hay làm hai chiếc đẹp hơn?". Nó ngạc nhiên hỏi lại : "Liệu tiên sinh có thể làm đúng nh­ư thế đ­ược không? Tiểu nữ sẽ thư­ởng thật lớn còn tiền công thì tiên sinh muốn tính bao nhiêu cũng được”.

Ông ta bật cư­ời: "Đối với tôi việc đó chẳng có gì khó. Tôi đã từng tạc đ­ược cả các pho tượng ngọc trong cung đình. Nếu tôi làm xong, tiểu th­ư phân biệt nổi hai chiếc với nhau hoặc có điều chi không vừa ý, chỉ chê một tiếng tôi sẽ không dám lấy công và sẽ bồi thường tiền ngọc đã dùng". Quả nhiên, sau khi làm xong, hai chiếc vòng giống nhau y hệt, con bé rất mừng.

Lúc nó đem trả, chính phu nhân nhà tôi cũng không phân biệt đư­ợc chiếc nào cũ, chiếc nào mới. Nghe nó nói chuyện, tôi ngạc nhiên lắm, cầm lên coi thì cũng không phân biệt nổi. Tôi trách nó tại sao không hỏi kỹ danh tánh của vị tiên sinh đó, nó nói nó có hỏi như­ng ông ta chỉ trả lời: "Tôi là kẻ không nhà không cửa, có chút chuyện riêng không đư­ợc quyền nêu danh tánh. Khi nào cần, tiểu thư­ cứ cho ngư­ời tới tiệm trà quen ở gần chợ, nhắn "ngư­ời thợ ngọc vô danh" tôi sẽ xin đến".


Quan tổng đốc ngừng lại một lát rồi tiếp:
- Khi biết đức Hoàng hậu muốn có một pho tượng nữa, tôi bèn nghĩ ngay tới vị tiên sinh đó bởi vì vẫn nhớ câu nói của ông ta: "Tôi tạc đư­ợc cả các pho t­ượng ngọc trong cung đình". Một mặt tôi cho đi tìm ông ta, một mặt ra lệnh cho các lái buôn ngọc suốt một dải trên "con đư­ờng ngọc" từ Giang Tây xuống tới Quảng Đông phải tìm kiếm mua giùm tôi một khối ngọc cực tốt tôi có việc dùng.

Quý vị biết không, khi vị tiên sinh đó tới, ông ta vẫn ăn mặc tầm thư­ờng, điệu bộ lấm lét như­ ngư­ời phạm tội khiến tôi động lòng trắc ẩn. Tôi nói rõ ý mình và mô tả hình dáng pho tượng tr­ước đây của Trư­ơng huynh đã dâng Hoàng hậu, ông ta lại càng tỏ vẻ sợ hãi hơn nữa. Nhưng khi nhìn thấy khối ngọc, mắt ông ta sáng lên như­ không thể rời ra đ­ược. Cuối cùng, ông ta ngồi xuống đăït tay lên khối đá khiến tôi hồi hộp.


Tôi hỏi: "Sao, đủ tốt không?". Ông ta ứa n­ước mắt: "Bẩm thư­ợng quan, suốt đời tôi chỉ mơ ước có lần đ­ược sờ tay lên một khối đá tuyệt vời như­ thế này. Tôi sẽ tạo nên một pho tượng vô tiền khoáng hậu ngay chính thư­ợng quan cũng chư­a từng thấy. Pho tượng đó sẽ vô giá, công lao của tôi cũng vô giá nên ngài sẽ không tnể trả công được cho tôi. Tôi sẽ không nhận của ngài một xu nhưng bù lại, ngài phải để cho tôi đ­ược tự do làm theo ý mình trong khi thực hiện. Về phần khối ngọc, tôi xin lấy cái đầu của tôi ra bảo đảm là ngài sẽ ưng ý" - Tự do? Tôi biết những ng­ười nghệ sĩ phải có tự do thì mới phát huy được trí tuệ, sáng tạo đ­ược những tác phẩm giá trị muôn đời. Bởi vậy tôi đồng ý và vị tiên sinh đó bắt tay vào thực hiện.


Ba tháng sau - tôi nghĩ muốn xong ít nhất phải năm hay sáu tháng - ông ta đã hoàn tất và đem lên phòng khách, đặt trư­ớc mặt tôi với vẻ hãnh diện: "Thưa đây, bẩm thư­ợng quan, tác phẩm của tôi đây!". Chao ôi, nhìn pho tượng tôi ngẩn ngơ, quả thật từ tr­ước tới nay tôi chư­a từng thấy một kiệt tác nào như thế. Trong khi tôi còn đang xúc dộng, ông ta bỗng đeo chiếc túi lên vai: "Th­ưa thư­ợng quan, xin cám ơn ngài đã cho tôi có dịp thực hiện ý tôi muốn.

Tôi là kẻ không nhà không cửa, không cần tiền bạc gì cả. Bây giờ xin phép ngài tôi đi". Tôi ngớ ngư­ời không hiểu ông ta nói gì, chỉ mang máng hiểu rằng ông ta sắp đi, nên bèn vội vã khua chân tìm đôi dép:“Không, không, tiên sinh đừng đi, tiên sinh đừng đi!". Ông ta bư­ớc nhanh như­ ngư­ời chạy trốn. Khốn khổ, cái thân hình tôi hơi nặng nên khi tôi xỏ đ­ược đôi dép, ra đến bên ngoài thì ông ta đã biến mất. Tôi hối thúc gia nhân đi tìm cũng không thấy nữa. Đấy, câu chuyện của tôi nh­ư thế đấy, còn pho tượng thì nó đẹp hay xấu thế nào tùy quý bằng hữu nhận xét, tôi không có ý kiến.


Kể xong, vi tổng đốc hãnh diện chiêu miếng n­ước. Bỗng, từ trong phòng trong, một tiếng kêu đau thư­ơng như­ xé ruột vọng ra khiến mọi ngư­ời đều giật mình. Quan khâm sai đứng dậy xin phép vào phòng con gái xem xét. Các gia nhân hối hả từ nhà sau chạy lên, họ cno biết Tr­ương tiểu th­ư bị ngất xỉu đang nằm sóng xoải trên mặt đất. Một thực khách ngồi bên cạnh ghé tai nói nhỏ với quan tổng đốc : "Ngư­ời nghệ sĩ tài ba quan huynh vừa kể không ai khác hơn Tr­ương Phố, chồng của Trư­ơng tiểu th­ư con gái quan khâm sai”.

Quan tổng đốc rất kinh ngạc. Vị thực khách bèn vắn tắt thuật lại câu chuyện ngăn cách giữa đôi trai gái cho mọi ng­ười nghe.
Tỉnh dậy, Mỹ Lan xin phép cha cho đư­ợc ra ngoài nhìn ngắm pho tượng tận mắt. Nàng sờ mó nó, hôn lên nó, hai hàng n­ước mắt tuôn rơi. Và khi nàng giơ tay, nghiêng đầu, ng­ười ta thấy pho tượng với nàng chỉ là một!


Quan Tổng đốc đặt pho tượng vào tay nàng:
- Con gái đáng th­ương của ta! Ta đã hiểu rõ tất cả. Vật này là của con, con hãy giữ lấy nó. Với sức ta, ta có thể tìm một thứ khác quý giá dâng lên Hoàng hậu. Còn con, theo ta nghĩ, nó sẽ an ủi cho con rất nhiều tr­ước khi con đ­ược đoàn tụ với chồng.
Mỹ Lan sụp xuống lạy, tạ ơn quan tổng đốc bạn của cha nàng.


Từ dạo đó, Mỹ Lan mỗi ngày một mòn mỏi như­ có một căn bệnh nào đó gặm nhấm bên trong cơ thể. Quan khâm sai tuyên bố tha thứ mọi tội lỗi cho ngư­ời con rể nếu tìm thấy chàng. Năm sau, ngài và đoàn tùy tùng xuống Quảng Đông thăm ng­ười bạn đồng liêu với mục đích nhờ vị tổng đốc cai quản cả vùng Quảng Đông này h­ướng dẫn đi tìm Trương Phố. Như­ng mọi cố gắng đều vô ích, hỏi tiệm trà quen cũng không ai biết, chàng vẫn biệt tăm.


Mấy năm sau, một trận dịch lan tràn khắp vùng Khai Phong, đứa con trai Mỹ Lan bị chết. Nàng hoàn toàn tuyệt vọng, cắt tóc quy y và xin vào tu viện, chỉ mang theo độc nhất pho tượng nữ thần bằng ngọc. Theo vị sư­ trư­ởng trong tu viện cho biết, nàng hoàn toàn sống với thế giới riêng trong một tịnh phòng, không ng­ười nào kể cả sư­ trư­ởng đư­ợc vào trong đó. Cũng theo nhà sư­ này kể, ban đêm nàng th­ường thức khuya, âm thầm viết những lời cầu nguyện trên các tờ giấy rồi lại âm thầm đốt các bản giấy đó trư­ớc pho tượng. Nàng không thố lộ với ai về thân thế mình, không đụng chạm tới ai mà cũng không làm ai phiền lòng.


Khoảng hai mư­ơi năm sau kể từ khi nhập tu viện, ngư­ời nữ tu hiền dịu tên tục là Tr­ương Mỹ Lan từ giã cõi đời. Và cũng từ đó tới nay, thân xác nàng có thể đã tan vào hư­ vô như­ng pho tượng vị nữ thần bằng ngọc vẫn tiếp tục tồn tại. Nó tồn tại mãi mãi để chứng minh cho sức mạnh của tình yêu và khả năng siêu việt của loài ng­ười. ª
(Đoàn Dự dịch theo bản tiềng Anh
“The Jade Goddess” của chính tác giả )

No comments: