Friday, March 4, 2011

QUAN ĐẠI HÀNH KHIỂN TRẦN BANG CẨN


Đại hành khiển Thượng thư Trần Bang Cẩn

Ở làng Vĩnh Lộc, xã Quảng Lộc, huyện Quảng Trạch có một ngôi điện thờ vị Thành hoàng, ông là vị Thượng thư Đại Hành Khiển thuộc dòng tộc nhà Trần, là người có công trấn giữ mảnh đất phía Nam của Đại Việt, chiêu dân lập ấp, xây dựng mảnh đất mới, dưới thời vua Trần Minh Tông (1314-1357) người đó là Trần Bang Cẩn.


Điện thành hoàng Vĩnh Lộc


Triều nhà Trần thời vua Trần Minh Tông, việc cai quản các lộ Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh... được giao cho con em vua Trần. Vâng lệnh triều đình, Trần Bang Cẩn đã thống lĩnh một đạo quân vào phía Nam của quốc gia Đại Việt. Tại đây, vùng đất hai bờ hạ lưu sông Gianh, sau khi đánh thắng nhiều trận và dẹp yên quân Chiêm Thành, ông đã tụ tập dân binh, chiêu dân, hướng dẫn khai phá đất đai, lập ra hai xứ Đông, Đoài của xã Quảng Lộc và một phần xã Quảng Hòa bây giờ. Thành hoàng Trần Bang Cẩn là người có công đối với đất nước, quê hương; vì thế, qua các triều đại phong kiến đều được phong sắc và phong sắc nhiều lần. Đặc biệt, thời Trần ông được vua Trần rất ca ngợi. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, quyển II, kỷ nhà Trần, Ngô Sĩ Liên chép: ''Trần Bang Cẩn là vị Đại Hành Khiển thượng thư tả bộc xạ, là người tin thực, giữ gìn, giản dị, điềm tĩnh, không xa hoa”. Ngài khi còn sống được vua Trần ban cho bức tượng vẽ và bài thơ ca ngợi:

形容骨格耐冬寒,
相貌亭亭亦可觀。
風流一段渾描盡,
心裏難描耿耿丹。

Hình dung cốt cách nại đông hàn,
Tướng mạo đình đình diệc khả quan.
Phong lưu nhất đoạn hồn miêu tận,
Tâm lý nan miêu cảnh cảnh đan.


“Dạng hình cốt cách nại đông hàn,
Tướng mạo đình đình diệc khả khan,
Phong lưu nhất đoạn hồn miêu tận,
Tâm lý nan miêu cánh cánh đan”.

Dịch thơ:

Dạng hình cốt cách tựa cây thông
Tướng mạo nghiêm trang cũng đáng trông
Mọi vẻ phong lưu tô được hết
Khôn tô choi chói tấm son lòng

Trong bài văn tế Thành hoàng Trần Bang Cẩn ở làng Vĩnh Lộc có đoạn :

Cung duy Tôn thần
Gương oanh liệt sáng soi kinh cổ
Tiếng anh hùng vang dội non sông
Chí mở mang đất nước an dân
Công khai thác giang sơn phong thổ
Nguyên thế hệ vốn dòng ngọc phổ
Dòng dõi vua Trần tài đọ cả hơn”

Hàng năm nhân dân hai làng (giáp), Đông, Đoài, trong vùng thường tổ chức 1ễ hội cúng Thành hoàng tại Điện thờ. Đặc biệt, vào ngày giỗ vị Thành hoàng, bên cạnh việc cúng tế, rước sắc, có làm lễ hèm diễn lại sự tích lịch sử của vị Thành hoàng, theo đó có nhiều trò vui chơi giải trí và hát xướng. Việc thờ cúng này vẫn bảo lưu cho đến ngày nay, là một dạng tín ngưỡng khá đặc biệt mang nhiều yếu tố dân giả, là môi trường tốt góp phần làm cho những xu hướng nghệ thuật dân gian nảy nở và phát triển, làm đậm đà bản sắc văn hóa của làng Vĩnh Lộc.

Thành hoàng Trần Bang Cẩn không để lai hậu duệ và gia tộc, nhưng cả làng, cả vùng luôn tỏ tấm lòng tôn kính, sự tôn kính đó được biểu hiện ở hai câu đối trong điện:

Khai thác hình huân tồn giả sử
Công hoàng long cảo điệp triều ân”.
(Công ngài khai thác còn ghi nhớ
Ơn triều đình mãi mãi còn ghi).

Với những đóng góp cực kỳ to lớn, được đánh giá là công thần đối với đất nước quê hương, phúc thần với nhân dân, các triều đại phong kiến đều gia phong vị thượng thư tả bộc xạ Trần Bang Cẩn ở làng Vĩnh Lộc với các tước vị như: Bản thổ bình Lồi (dẹp giặc Chiêm Thành). Gia vương Trần Hành Khiển tăng Vĩnh Lộc Thành hoàng. Gia tăng Chính trực Hữu thiện Đôn ngưng. Dực bảo Trung hưng Tôn thần. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư và gia phả các dòng họ trong làng Vĩnh Lộc, làng hình thành cách đây trên 600 năm, từ khi Thành hoàng Trần Bang Cẩn cùng các vị tướng họ Nguyễn, họ Đinh dẫn đoàn quân đánh dẹp Chiêm Thành. Vị tướng Nguyễn Chiêm quê Thanh Ba Ngoại, sau này được vua Khải Định năm thứ 9 (1924) sắc phong: “Tả phó quân Nguyễn Chiêm, Quân chi thần”. Vị tướng họ Đinh quê Lam Sơn, Thanh Hóa theo Trần Bang Cẩn, sau này được vua Duy Tân năm thứ 7 phong là: “Thiếu giám quan Đinh tướng công”.

Điện thờ Trần Bang Cẩn nhìn ra bờ sông Hòa Giang (một nhánh sông nhỏ chảy về bến đò Cửa Hác của sông Gianh). Điện là điểm tham qua du lịch văn hóa tín ngưỡng dân gian của Quảng Trạch nói riêng và Quảng Bình nói chung.

Nguồn: Quảng Bình ẩn tích thời gian
Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tỉnh Quảng Bình - 2008
[Trở về]
Xem thêm:
Quận công Hoàng Hối Khanh (1362 - 1407)
Dương Văn An (1514 - ?) với ''Ô Châu Cận Lục''
Đào Duy Từ (1572 - 1634)
Nguyễn Hữu Dật (1604–1681)
Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1650 - 1700) với địa danh Quảng Bình
Nguyễn Hàm Ninh (1808 - 1867)
Hoàng Kế Viêm (1820 - 1909)
Sư bảo Nguyễn Đăng Tuân với chín đạo thường dạy Vua an dân trị quốc
Nguyễn Phạm Tuân (1842-1897)
Huỳnh Côn (1850 - 1925)

http://www.quangbinh.gov.vn/3cms/?cmd=130&art=1218618444444&cat=1185874918112


THƯỢNG THƯ ĐẠI HÀNH KHIỂN TRẦN BANG CẨN

Thượng thư Đại Hành khiển Trần Bang Cẩn vốn dòng dõi vua Trần, là người có công đánh dẹp giặc Chiêm Thành, chiêu mộ dân khai hoang lập ấp. Ngài được vua Trần hết lòng ca ngợi: “Trần Bang Cẩn là Đại Hành khiển Thượng thư tả bộc xạ, là người trung thực, giữ gìn, giản dị, điềm tĩnh, không xa hoa”. Khi còn sống, Ngài được vua Trần ban cho bức tượng vẽ và bài thơ ca ngợi:

“Hình dạng cốt cách nại đông hàn
Tướng mạo đình đình diệc khả khan
Phong lưu nhất đoạn hồn miêu tận
Tâm lý nan miêu cánh cánh đan”

Dịch nghĩa:

“Hình dạng cốt cách tựa cây thông
Tướng mạo đoan trang cũng đáng trông
Mọi vẽ phong lưu tô được hết
Khôn tô choi chói tấm son lòng”

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và gia phả chữ hán còn lại của các dòng họ trong làng Vĩnh Lộc, thì Vĩnh Lộc được hình thành cách đây khoảng 600 năm, từ khi thành hoàng Trần Bang Cẩn dẫn đầu đoàn quân đánh dẹp giặc Chiêm Thành lập ấp Thị Lang; hai giáp Đông, Đoài dưới thời vua Trần Minh Tông (1314-1357).

Do công lao và đóng góp của Ngài, các triều đại phong kiến gia phong với các tước vị: Bản thổ Binh Lồi (đánh giặc Chiêm Thành). Gia Vương Trần Hành Khiển tăng Vĩnh Lộc thành hoàng, gia tăng chính trực hữu thiện đôn ngưng, Dục bảo Trung hưng tôn thần.v.v...

Năm tháng thời gian qua đi, nhưng sử sách và truyền thuyết dân gian vẫn mãi ghi nhớ vị thần có công đối với quê hương, đất nước. Thần Trần Bang Cẩn đã trở thành linh thiêng trong linh hồn mỗi người dân Vĩnh Lộc, thần gắn với cuộc sống tinh thần, thần bảo hộ cho dân làng trong mọi sự đe dọa. Thần là điểm tụ nhiều vị thần khác khai sáng một vùng đất hạ lưu sông Gianh, phía Nam của Đại Việt, sự khai sáng đó mãi mãi được các thế hệ con cháu Vĩnh Lộc biết ơn.
http://mybalo.com/quang-binh/Thuong-thu-Dai-Hanh-khien-Tran-Bang-Can.html

HỌ ĐINH LÀNG VĨNH LỘC, QUẢNG BÌNH CÓ GỐC TỪ ĐƯỜNG LÂM, SƠN TÂY.

by
Published on 10-01-2011 04:11 PM
Giới thiệu khái quát.

Làng Vĩnh Lộc, xã Quảng Lộc, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình nằm giữa bãi bồi rộng lớn ở phía hạ nguồn sông Gianh. Từ thị trấn Ba Đồn, huyện Quảng Trạch theo đường tỉnh lộ 12 khoảng 3 km rồi rẽ trái qua cầu Quảng Hải là đến địa phận làng Vĩnh Lộc. Dân làng theo nghề nông truyền thống.

Làng có bề dày lịch sử hình thành từ thời vua Trần Minh Tông (1314-1357) phát triển đến nay trên 600 năm. Lịch sử dòng họ Đinh- làng Vĩnh Lộc gắn liền với võ công hiển hách, mở mang bờ cỏi xuống phía nam Đại Việt thời nhà Trần của Ngài thượng thư Đại hành khiển tả bộc xạ Trần Bang Cẩn.

Điện thành hoàng làng Vĩnh Lộc được nhà nước công nhận là Di tích lịch sử- văn hóa là nơi thờ tự, nơi tế lễ, nơi tưởng niệm vị thành hoàng Trần Bang Cẩn. Hàng năm nhân dân hai giáp Đông, Đoài thuộc làng Vĩnh Lộc tế lễ vào phút giao thừa để mãi mãi ghi nhớ vị thần có công lao đối với quê hương, đất nước.

Trong khuôn viên Điện thành hoàng còn có hai miếu thờ hai vị thần tướng họ Đinh (một vị thần quan văn -gốc Đường Lâm, Sơn Tây; một vị thần quan võ- gốc Lam Sơn, Thanh Hóa).

2. Nguồn gốc.
Họ Đinh gốc từ xã Đường Lâm, Sơn Tây: Thủy tổ là Ông Đinh Phúc Sỹ , theo Hoàng tử Trần Bang Cẩn vào nam dẹp giặc Lồi (Chiêm Thành), sau khi giặc yên, thấy châu Ma Lý hoang nhàn, nhân đó xin ở lại thiết lập xã hiệu, khai khẩn đất đai, đăng tiến danh sách hiệu Thị Lang giáp, nhiều năm sau thủa ấy làng đổi tên là giáp Vĩnh Khang, thời nhà Nguyễn vì phạm húy phải đổi tên là làng Vĩnh Lộc.

3. Các Đạo sắc phong.

- Sắc Quảng Bình tỉnh, Quảng Trạch phủ, Vĩnh Lộc thôn, phụng sự Tiền hiền khai khẩn Đinh Thị Đại Lang (Thủy tổ-Đinh Phúc Sỹ); Hậu hiền khai canh (Đinh Phúc Nhân, đời thứ sáu- Trưởng nhánh hai); Hậu hiền khai khẩn Đinh Ba Đại Lang (Đinh Phúc Hoa, đời thứ sáu- Trưởng nhánh ba); Hậu hiền khai canh Tiền triều phấn lực tướng quân Đinh Thực Đại Lang (Đinh Phúc Thiệt, đời thứ tám, thứ nhánh hai, Trưởng chi hai). Niệm tứ linh ứng, tứ lĩnh chính trực . Trẫm tứ tuần Đại khánh tiết, kính ban báo chiếu đàm ấn-lệ long đăng trật quan tước phong Dực bảo trung hưng linh phù chi thần, chuẩn cờ sự phụng thần, cờ tướng hữu bảo ngạ lê dân.
Khâm tai
Khải Định năm thứ chín tháng bảy ngày hai mươi lăm.

- Sắc Quảng Bình tỉnh, Tuyên Chính huyện, Vĩnh Lộc thôn, phụng sự cẩm y vệ Văn bân hầu Đinh Quý Công chi thần ( Đinh Phúc Truyền, đời thứ ba), nậm trứ linh hướng lai vị, hưu dự phong: tứ lĩnh phủ thừa , định mệnh diễn niệm thần hưu, tứ phong vi Dực bảo trung hưng linh phù chi thần. Chuẩn y, cựu phụng sự thần, cờ tướng hữu bạo ngạ lê dân.
Khâm tai.
Duy Tân năm thứ bảy tháng mười ngày mồng tám.

4. Gia phả Họ Đinh làng Vĩnh Lộc, Quảng Bình. (Bản dịch)

" Nước có sử, nhà có gia phả, Tổ nguyên quán Đoài Sơn, tỉnh Sơn Tây , theo Trần Hoàng Tử, bản xã Thành Hoàng, vào nam đánh giặc Lồi. Sau khi giặc yên, thấy châu Ma Lý hoang nhàn , nhân đó xin ở lại thiết lập xã hiệu, đăng tiến danh sách hiệu Thị Lang giáp, trung gian hiệu Vĩnh Khang, từ đó đến nay xưng Vĩnh Lộc thôn. Trãi qua nhiều năm thủa ấy trong họ hội hợp niệm: vật chất do trời đất, người sinh do Tổ. Nhưng tìm lại Gia phả gốc chỉ còn bản sao ở Trưởng nhánh thứ, mục lục để lại: từ tiên tổ truyền đến đời thứ năm , Ông tổ đời thứ năm hiệu Ông Phó sinh ba nhánh. Đến một thời gian nhà Trưởng bị hỏa, nơi hội họp khó khăn ai nấy thờ phụng riêng, vì lẽ đó Họ xây dựng nhà thờ Tổ thờ phụng chung. Để đời đời trước sau kế thừa theo tập gia phả củ, làm gia phả lâu dài, có ghi rỏ danh vị , tên húy, mổi nhánh giử một bản, đời đời kế tự , giữ gìn không để thất lạc và con cháu sau này khỏi nhầm lẫn."
Thành Thái năm thứ mười tám, ngày mười lăm tháng ba năm Bính Ngọ (08-04-1906).
Thừa sao
Cháu đời thứ mười hai, Trưởng chi thứ Đinh Văn Nga cẩn bút.
Đinh Văn Uất cẩn tự.

Đời thứ nhất : Ông Đinh Phúc Sỹ - Bà Trần Thị Quý Mẫn.

Thủy tổ là con trai thứ nhất, húy Đinh Phúc Sỹ, hiệu ông Mẫn, quê Đoài Sơn, tỉnh Sơn Tây. Sắc phong Tiền hiền khai khẩn- Khải Định năm thứ chín ngày hai mươi lăm tháng bảy (năm Giáp tý- 25-08-1906).
Mộ của Ông Bà thủy tổ tại Thượng Tứ xứ Đồng Chùa, làng Vĩnh Lộc.
Đời thứ hai: Ông Đinh Phúc Nhu- Bà Bộ.
Người con trai thứ tư của Ông Bà Mẫn húy Đinh Phúc Nhu, hiệu Ông Bộ, sắc dịch trong làng.
Đời thứ ba: Ông Đinh Phúc Truyền- Bà Hựu.
Người con trai thứ hai của Ông Bà Bộ húy Đinh Phúc Truyền, hiệu Ông Hựu, làm Chưởng hữu quan tiền đặc tiến phủ quốc Thượng tướng quân cẩm y vệ chưởng vệ sự Văn bân hầu (quan văn).
Đời thứ tư: Ông Đinh Phúc Tuấn - Bà Triều.
Người con trai thứ nhất của Ông Bà Hựu húy Đinh Phúc Tuấn, hiệu Ông Triều, sắc dịch trong làng.
Đời thứ năm: Ông Đinh Phúc Nhâm- Bà Phó.
Người con trai của Ông Bà Triều húy Đinh Phúc Nhâm, hiệu Ông Phó. Ngày giổ của Ông Phó 19-02 Âm lịch.
Ông Bà Phó sinh ra ba nhánh

Nhánh thứ nhất

Nhánh thứ hai

Nhánh thứ ba
Đời thứ sáu: Ông Bà San
Đời thứ sáu: Ông Đinh Phúc Nhân- Bà Mở
Đời thứ sáu: Ông Đinh Phúc Hoa- Bà Nguyễn Thị Khuyên
Đời thứ bảy: Ông Bà Tùy
Đời thứ bảy:- Ông Bà Hành
- Ông Bà Tài
Đời thứ bảy:- Ông Bà Bồng
- Ông Bà Lựu

Mộ của Ông, Bà Thủy tổ nằm nguyên vị trí gần 600 năm, mộ của tiên tổ các bậc đã được Họ tập trung tại Nghĩa Địa giáp Đông, Đoài, thôn Vĩnh Lộc từ những năm khởi đầu hợp tác hóa (1962).
Trên đây là bản dịch theo gia phả gốc từ thủy tổ đến đời thứ bảy, Họ đã làm gia phả đến đời thứ mười ba vào năm 1981. Đến thời điểm này, hậu duệ đã đến đời thứ 19 nhưng chưa làm được gia phả kế tiếp (con cháu gần 2 000 người, sinh sống khắp mọi miền đất nước.


Hình ảnh:

.

.

.

.

.

.

.

.



.

.

.

.


Nguồn: Quảng Bình ẩn tích thời gian
Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tỉnh Quảng Bình - 2008


No comments: