Saturday, August 6, 2011

THỰC PHẨM * TRÁI CÂY ĐỘC HẠI

Người dân tìm hiểu các giống trái cây đặc sản chất lượng cao tại Festival Trái cây Việt Nam lần I/2010


Nhiều loại trái cây đang được các thương lái, chủ vựa thúc chín, làm đẹp và kéo dài “tuổi thọ” bằng hóa chất. Theo cảnh báo của giới khoa học, việc sử dụng hóa chất vô tội vạ để bảo quản trái cây sẽ khiến người ăn có nguy cơ ngộ độc rất cao.


I. TRÁI CÂY VIỆT NAM


Đừng ép chín trái cây bằng chất độc hại

Nhu cầu sử dụng quả chín ngày càng tăng lên. Trong những ngày giỗ, Tết, gia đình nào cũng có mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên với những trái cây chín nhiều màu trông thật đẹp mắt. Sau bữa ăn đầy rượu thịt bổ dưỡng, ai lại không thích có món tráng miệng là những quả thơm ngon. Để có những trái cây chín đẹp mắt, người sản xuất đã phải rất kỳ công mới bảo đảm thu hoạch đúng vụ, vận chuyển đến tay người tiêu dùng mà không bị hư hỏng. Trong kinh nghiệm lâu đời của người trồng cây ăn quả, etylen là một kích thích tố ở thể khí rất quan trọng. Nó giúp tanưg loại bỏ khí CO2 và tiêu thụ khí O2.





Nó được xem là hormon kiểm soát sự chín của trái cây, do đó người ta thường sử dụng các chế phẩm chứa etylen để kích thích quá trình chín của quả. Ở Việt Nam, người ta sử dụng đất đèn (khí đá – tác dụng với hơi ẩm tạo ra acetylen và một lượng nhỏ etylen) để làm chín đều các loại trái cây sau khi thu hoạch. Mọi trái cây đều biến đổi trạng thái trong quá trình chín, thể hiện sự cân bằng giữa đường ngọt với độ chua. Tuỳ theo loại trái cây, tỉ lệ đường khác nhau và thay đổi tùy độ chín; đối với Chuối, Mít, Mơ, Dưa hấu, Táo, Lê, Đào… quá trình chín được bắt đầu và điều chỉnh do sự tổng hợp của kích thích tố etylen. Người ta có thể làm chín trái còn xanh bằng cách ủ (dú, dấm) chúng với chất này. Những trái này tích trữ tinh bột trong thời kỳ phát triển. Chúng chứa nhiều đường nhờ tinh bột phân huỷ ra đường glucose và fructo, ngay cả khi trái được hái lúc còn xanh và đạt đến đỉnh cao khi trái chín.


Trường hợp trái Dây hay Cà chua thì khác: chúng không tích trữ tinh bột trong khi phát triển mà vị ngọt có được là nhờ sự phân huỷ đường saccaroz đã được tích luỹ từ giai đoạn đầu của đời sống trái. Loai trái cây này phải được hái chín tới thì mới có vị ngọt. Khi chín quá, trái cây teo lại do mất nước và tạo ra những hợp chất rượu phenol, đa phenol kết hợp với những hợp chất tế bào thành những hợp chất phức tạp, làm mất đi hương vị của quả. Sự đổi màu và phát ra mùi thơm của quả chín, là một quá trình sinh hoá sinh học phức tạp. Ta gọi trái còn xanh nghĩa là nó chưa chín. Ở giai đoạn này diệp lục tố làm cho trái có màu xanh.



Chích hóa chất vào mít

Khi chín, dưới tác dụng của enzym, diệp lục tố bị phân huỷ đồng thời các sắc tố khác (vàng đỏ) cũng được tổng hợp. Có hai nhóm sắc tố: nhóm carotenoid với bêta caroten sẽ cho màu vàng cam như trái Xoài và nhóm entocyanes với pelargonidol sẽ cho trái có màu đỏ như Dâu tây.


Các sắc tố này thường được tạo thành dưới dạng các hợp chất phức tạp có chứa ion magiê theo một chương trình lập sẵn nào đó thành ra nhiều màu khác nhau của quả chín, đó chính là sự huyền diệu của thiên nhiên. Mùi trái cây rất phức tạp bởi vì có hàng trăm hợp chất khác nhau hoà trộn để tạo ra mùi thơm cho một loại trái. Các hợp chất này rất dễ bay hơi như: rượu, aldehyd, ester, hợp chất này còn do tác động của các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, sự oxy hoá… Một vài loại trái cây tự chín không cần đến khí etylen mặc dù chúng cũng trải qua những giai đoạn tương tự từ lúc chín chưa ăn được đến luc chín có thể ăn được.

Hầu hết, trái cây thuộc loại này cần phải để lại trên cây cho đến khi chín. Điển hình như Dâu tây, nếu được hái trước khi chín thì sẽ không thể phát triển có mùi vị thơm ngon. Hiện nay, trái cây nhập từ Trung Quốc thường được phun tẩm hoá chất thúc chín cho đẹp và sau đó được dùng hoá chất để bảo quản chống thối, dập trong quá trình vận chuyển. Hoạt chất thường dùng là ethrel, có trong danh mục thuốc điều hoà sinh trưởng nhưng chỉ dùng để kích thích cao su ra mủ. Hoạt chất này cũng có trong đất đền (khí đá carbua canxi).


Ethrel hay ethenol đều có chung gốc là etylen, một loại chất độc, hàm lượng cho phép sử dụng rất nhỏ. Ở nhiều nước, đã bị cấm sử dụng trong việc chế biến, bảo quản trái cây. Nếu bị phun hoặc bị nhúng vào chất này, dư lượng trong trái cây sẽ tạo ra chất etylenglycol dinitrat, một chất rất độc, hàm lượng cho phép là dưới 0,3 mg/m3. Nếu quả xanh tẩm vào dung dịch này (được gọi là chất thúc chín), chất độc sẽ ngấm vào quả, gây độc mạnh. Do đó, để quả chín tự nhiên, hoặc ủ chín bằng phương pháp kích thích gián tiếp như ngày xưa ủ Chuối, Hồng xiêm, Đu đủ là tốt nhất.



thu hái quả nho


Sáng 20-7, chúng tôi theo chân bà Lan - một thương lái - chở sọt sầu riêng chạy rà rà trên quốc lộ 56 (xã Nhân Nghĩa, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai). Bà Lan tỏ vẻ kín kẽ khi chúng tôi thắc mắc: “Mua trái non vậy sao chín được?”. Nhưng khi biết chúng tôi có nhu cầu mua lượng hàng lớn, bà ôn tồn: “Bọn tui mỗi ngày mua vài tấn, hơi đâu đợi trái rớt... Cứ cắt về dùng thuốc cho khỏe”.

Thông thường sầu riêng từ lúc ra hoa đến kết trái chín phải mất 100-110 ngày, tuy nhiên bà Lan cho người vào tận vườn cắt trái non chỉ từ 70-80 ngày tuổi.

Từ “tắm” đến chích hóa chất

Giữa trưa, vựa trái cây của bà Trang ven quốc lộ 56 (xã Nhân Nghĩa) tấp nập xe ra vào chở hàng. Hàng trăm trái sầu riêng lớn nhỏ xếp thành đống lớn dọc khuôn viên gian hàng, trên trái còn rỉ nước. Ngỡ chúng tôi là mối mới nên bà Trang không ngần ngại nói: “Ở đây phải dùng thuốc mới đủ hàng cung cấp trái chín”.



Mỗi ngày vựa bà Trang cung cấp hơn 1 tấn sầu riêng “chẻ” cho những người bán sỉ ở các tỉnh miền Đông. Công nghệ “tắm” thuốc cho trái chín nhanh và đều khá đơn giản. Chỉ về phía thùng nhựa 20 lít, bà Trang giải thích: “Cho 2-3 nắp ethephon vào thùng, khuấy đều rồi lần lượt nhúng trái vào thùng và xếp qua bên này. Chỉ sau một đêm là trái chín đều hàng loạt”.

Thấy chúng tôi có một chai hóa chất nhãn hiệu HPC-97HXN Trái Chín của một xí nghiệp ở quận 12, TP.HCM, bà Trang nói liền: “Bên tôi cũng xài thuốc này. Nhiều tay còn xài thuốc cho trái vỏ mỏng, chích thẳng vô trái mít, nhúng đu đủ...”. Và “hàng” ra thị trường thì không người tiêu dùng nào có thể biết được trái đã “tắm” thuốc do thuốc không màu và hương thơm nhẹ.



Khủng hoảng hóa chất độc hại và niềm tin của người tiêu dùng


Các loại hóa chất dùng để thúc chín trái - Ảnh: Khương Văn

Các loại hóa chất dùng để thúc chín trái

Bà Dũng, một chủ vườn mít ở huyện Cẩm Mỹ, nói: “Tui chỉ biết bán trái cho các tay buôn đánh xe vào tận vườn mua mít, sầu riêng. Các lái này mua cả trái non trái già. Không biết họ mần thuốc gì mà bán chạy lắm”. Không khó để tìm ra loại thuốc này ở các tiệm bán thuốc bảo vệ thực vật, phân bón ven quốc lộ 1A, quốc lộ 56 thuộc tỉnh Đồng Nai. Ông Tâm, một chủ tiệm tạp hóa ở chợ Nhân Nghĩa, cho biết: “Hàng này rất bán chạy, người ăn trái có làm sao đâu. Giá 32.000 đồng/500ml”.






Từ một đầu mối, chúng tôi liên hệ với ông Khánh, chủ vựa mít trên quốc lộ 1A thuộc xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Chiều 19-7, ông Khánh vừa chở mít gửi xe khách về Quảng Ngãi vừa nói mít đang vào cuối vụ nên lượng hàng không thể “chẻ” cho các mối mới. Tuy nhiên, chiều 20-7 trở lại vựa ông Khánh thì bà Mai (vợ ông Khánh) ngỡ chúng tôi là bạn hàng quen nên liền lấy ra lỉnh kỉnh chai lọ đựng hóa chất, một ống chích bằng nhựa, một tuôcnơvit được mài nhọn.

Đã sử dụng “công nghệ” được hơn một năm nay, bà Mai hướng dẫn: “Sau khi dùng dùi nhọn đâm vào cuống trái, chỉ cần bơm 2-5cc (1cc = 1ml) tùy trái lớn hay nhỏ, muốn chín nhanh thì bơm nhiều hơn. Sau hai ngày bảo đảm trái chín đều, không sượng. Trường hợp trái đã chín một phần thì bơm thuốc vào phần còn lại coi như trái chín đều”.

Bà Mai cho hay lượng hàng mỗi ngày có thể lên đến gần 1 tấn, đa số do các đầu mối ngoài Hà Nội và miền Trung đặt làm. “Mít ở đây sau thời gian vận chuyển tới nơi là trái đã chín đều, bán chạy hơn” - bà Mai khẳng định.


Những trái sầu riêng đã được “tắm” hóa chất ở vựa bà Trang (xã Nhân Nghĩa,  huyện Cẩm   Mỹ,  Đồng Nai) - Ảnh: Ngọc Khải
Những trái sầu riêng đã được “tắm” …

Kéo dài “tuổi thọ”

Do biết chúng tôi được người quen giới thiệu nên ông Thuận, chủ vựa trái cây trên đường Tô Ký (Q.12), không ngần ngại tiết lộ “mánh”. Mỗi ngày ông Thuận mua 1 tấn trái cây từ chợ đầu mối Hóc Môn, sau đó tùy mặt hàng mà có “công nghệ” xử lý riêng. Sầu riêng nhúng vào dung dịch hóa chất màu vàng xuất xứ từ Trung Quốc; riêng táo, cam cho vào bình nhỏ 3 lít phun sương lên mặt, trái sẽ đẹp hơn và để lâu ít nhất một tháng.

Ông Thuận lấy một trái mít, nhanh tay dùng tuôcnơvit chọc vào cuống, sau đó bơm một dung dịch không màu vào rồi giải thích: “Nếu muốn nhanh chín thì dùng liều mạnh, khoét lỗ bơm vào trong trái. Như trái mít này đúng 24 giờ sẽ chín đều”.

Tại khu vực chợ Kim Biên (Q.5, TP.HCM), chúng tôi ghi nhận có hàng chục loại hóa chất không nhãn mác, chủ yếu nhập từ Trung Quốc, dùng để thúc chín trái. Trưa 21-7, cô nhân viên cửa hàng Lợi Tín giới thiệu: “Ở đây chị có nhiều loại bán cho nhiều mối rồi nên cứ yên tâm. Loại đậm đặc cho trái mau chín giá 500.000 đồng/lít”.



Nhiều loại hóa chất làm đẹp trái, giữ trái lâu hư cũng được bày bán công khai. Theo các chuyên gia hóa chất, đây là các nhóm hóa chất có tác dụng chống mốc, chống nấm (carbendazim, benomyl...) nên có khả năng giữ được trái không hư trong thời gian dài.

Ông Phương, quê Bắc Giang - một lái buôn có hơn mười năm trong nghề đã giải nghệ, nói: “Ở chợ Kim Biên có đủ loại hóa chất giúp trái mau chín, kéo dài thời gian bảo quản. Tùy trái mà phun hay chích sẽ giúp trái đẹp như ý muốn”.

Không ít người dùng các loại hóa chất không tên vì mục đích lợi nhuận. Tưởng chúng tôi là dân trong nghề, ông Huynh, chủ sạp bán trái cây ngụ P.Linh Chiểu, Q.Thủ Đức, thừa nhận nhiều khi bán chậm phải dùng hóa chất bảo quản để kéo dài tuổi thọ cho trái, như vậy mới mong thu hồi vốn.

Ông Huynh phân trần: “Làm thế cũng chưa bằng loại nho Trung Quốc. Mười lần khui thùng hàng thì có đến mười lần tôi phát hiện bên trong có chai nhỏ bốc mùi khó chịu. Loại trái này để được gần tháng trời vẫn tươi nguyên”.

II. TRÁI CÂY NGOẠI NHẬP

Trái cây ngoại nhập lại “chứa” quá nhiều hoá chất bảo quản. Tuy nhiên, việc định danh các chất này và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe người tiêu dùng vẫn chỉ là những câu hỏi lớn.

“Sính” trái cây ngoại vì… lâu hư!

Trai cay ngoai nhap Bo tay voi hoa chat doc hai

Ai biết có bao nhiêu hóa chất độc hại?

Chợ nông sản Thủ Đức (TPHCM) được xem là đầu mối của các vựa trái cây và nhiều loại mặt hàng trái cây cả nội, ngoại nhập.

Ở đây có hẳn một khu bán các loại trái cây ngoại nhập theo đường chính ngạch từ nhiều nước. Tuy nhiên, hàng trái cây Trung Quốc vẫn chiếm thị phần lớn hơn.

Theo một tiểu thương bán trái cây ở chợ này thì hiện có trên 20 loại trái cây ngoại. Nhắc tới hoa quả Trung Quốc người tiêu dùng nghĩ đến táo, lê, cam, quýt, nho, đào, mận…

Ngay cả cam, loại trái cây quen thuộc giờ cũng có nhiều loại khác nhau. Bên cạnh cam vỏ đỏ thường gặp, trên thị trường hiện giờ còn có cam vỏ xanh, trái nhỏ hơn cam sành, đang được người tiêu dùng ưa chuộng.

Chị Nguyễn Thị Nhỏ - Tiểu thương kinh doanh trái cây tại chợ đầu mối cho biết: “Các vựa lớn ở các chợ đầu mối một lần họ nhập khoảng 15 - 20 tấn hàng, chủ yếu là trái cây Trung Quốc.

Bởi loại trái cây Trung Quốc có vỏ cứng, ăn giòn và các cửa hàng mua về bán lẻ để cả chục ngày sau vẫn còn tươi nguyên, thậm chí “ngâm” gần cả tháng trái vẫn cứ tươi roi rói”.

Theo chị Nhỏ, trái cây ngoại hiện giá cả cũng rất “mềm”, nhìn rất bắt mắt bởi “nước da” loại trái cây nào cũng láng bóng, tươi mơn mởn nên rất “hút” hàng.

Chị Tú Trinh - Tiểu thương chuyên trái cây ở chợ Bà Chiểu (Bình Thạnh) - nói: “Tại sạp hàng của tôi khi nào cũng có hơn 20 thùng trái cây ngoại loại 17 - 20 kg/thùng, lấy từ chợ nông sản về bán trong ngày.

Cái được của trái cây ngoại là rất lâu hư, lúc bán không chạy để trong kho mát ở chợ cả 20 - 25 ngày vẫn còn tươi rói. Còn người tiêu dùng “sính” trái cây ngoại bởi theo họ là không có dư lượng thuốc độc hại, lại được kiểm dịch gắt gao… nên ăn cũng yên tâm?!”.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi trái cây ngoại, đặc biệt là những thùng táo, lê…Trung Quốc nhìn ngoài vỏ thấy còn tươi, cứng, cuống và lá tuy vẫn còn xanh nhưng phía trong ruột thì nhiều quả đã khô héo và thối rữa. Điều đó có cho thấy, đây là loại trái cây có sử dụng hóa chất để bảo quản.

Bảo quản bằng hóa chất gì? Chịu!


Trai cay ngoai nhap Bo tay voi hoa chat doc hai





Tại buổi tổng kết “Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2006” vừa được tổ chức mới đây, Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết:

Tỷ lệ mẫu táo, lê của Trung Quốc tìm thấy dư lượng hoá chất bảo quản Carbendazim là 45,8%: chưa kể trong khi lấy 24 mẫu táo, lê Trung Quốc kiểm nghiệm thì thấy có đến 75% số mẫu này dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Ông Lê Trường Giang - Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM - cảnh báo: “Hiện nay mới chỉ kiểm tra được vài mặt hàng thực phẩm, vẫn chưa xác định trái cây ngoại nhập trên thị trường sử dụng hóa chất gì để bảo quản và có tác hại như thế nào. Đó là hệ quả của thiếu trình độ, kỹ thuật cũng như thiết bị máy móc ”.

Theo Thanh tra Chi cục Bảo vệ thực vật TPHCM, qua kiểm tra các test nhanh thấy táo, lê, cam của Trung Quốc có gốc lân và carbamat, nhưng khi đem về kiểm tra lại không xác định được chất gì, dư lượng bao nhiêu.

Do dùng chất bảo quản nên trái cây ngoại luôn thối từ trong ra ngoài và người mua rất khó phát hiện.

Viện Vệ sinh Y tế công cộng TPHCM cũng đã lấy mẫu trái cây ngoại để tiến hành phân tích thành phần chất bảo quản. Tuy nhiên, thừa nhận chất bảo quản trái cây là có, nhưng vẫn bó tay vì không xác định được đó là chất gì, tác hại cho sức khỏe con người như thế nào.


Hàn Quốc mới đây phát hiện rau và trái cây nhập từ Trung Quốc có chứa melamine. Đài Loan cũng cấm nấm, cà chua, cần tây và nhiều loại rau khác từ Trung Quốc. Đài Loan nghi ngờ trong rau có nitrit natri, một chất gây ung thư cho người dùng. Tại Thái Lan, Bộ Y tế nước này phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu ở mức nguy hiểm được tìm thấy trong nhiều mặt hàng rau quả Trung Quốc.





Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Công thương, danh mục trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc về rất đa dạng. Hiện tại các chợ lớn, nhỏ ở TP HCM, nhiều loại trái cây Trung Quốc đang “vào mùa”, bày bán la liệt. “Trái cây Trung Quốc về nhiều nhất là quýt, lựu, nho, cam đỏ, hồng… với giá dao động 10.000 - 15.000 đồng một kg”, chị Hồng bán trái câytại chợ Bà Chiểu cho biết.



Trái cây Trung Quốc có ưu thế là giá rẻ, hình thức đẹp. Một tiểu thương tại chợ Bình Tây so sánh, cách đây khoảng hai năm, giá quýt không hột, lựu là 20.000 đồng một kg thì nay chỉ còn một nửa. Chị Hải, một tiểu thương chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, cho biết, vừa nhập về khoảng 10 tấn trái cây, trong đó hơn 70% là hàng Trung Quốc.



Theo Ban quản lý Chợ đầu mối Thủ Đức, vừa qua, đoàn thanh tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm TP HCM phát hiện nhiều loại trái cây, rau củ tươi nhập từ Trung Quốc không có nhãn phụ tiếng Việt, giấy chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, các mẫu này còn có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn.



Một số tiểu thương thừa nhận: “Chúng tôi biết trái cây Trung Quốc có chất làm ngọt, chất bảo quản… nhưng không biết rõ chúng là chất gì, độc hại đến mức nào nên vẫn bán”.



Tuy nhiên, người tiêu dùng đã bắt đầu cảnh giác với trái cây Trung Quốc. Không ít người vì sợ trái cây Trung Quốc có chứa chất độc hại nên chuyển sang tiêu thụ trái cây nội địa. Khảo sát tại quầy trái cây Siêu thị Co-op Mart Nguyễn Đình Chiểu cho thấy, trong số 10 khách hàng chọn mua trái cây ngoại, không ai chọn mua trái cây Trung Quốc. “Từ khi nghe thông tin trái cây Trung Quốc có chất độc hại, tôi không dám mua nữa”, chị Vân, một khách hàng nó.






Tràn lan trái cây, đồ chơi độc hại từ Trung quốc vào Việt Nam

medium_VN_84811141_chinaFruit.jpg

Một số phụ nữ đẩy chiếc xe chất đầy trái cây Trung Quốc nhập khẩu “chính ngạch” qua cửa khẩu Tân Thanh tỉnh Lạng Sơn. Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP/Getty Images

medium_VN_77579588_china_Toy.jpg

Một số đồ chơi trẻ em bày bán tại một cửa hàng ở thành phố Thành Ðô tỉnh Tứ Xuyên, Trung quốc. Hình: AFP/Getty Images.



HÀ NỘI (TH) - Hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc qua đường chính thức hay nhập lậu, từ trái cây đến thực phẩm hay đồ chơi trẻ em, sử dụng an toàn hay không? Ðây là vấn đề lớn nhưng từ xưa đến nay không thấy nhà cầm quyền Hà Nội quan tâm.

Không có khảo cứu, thử nghiệm, xét nghiệm, điều tra. Chỉ thấy hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam từ quê đến tỉnh mà một số nhà sản xuất tại Việt Nam từng kêu rằng “thua ngay trên sân nhà”.

Chuyện chỉ trở thành vấn đề khi báo chí thế giới tràn đầy các tin tức về sự độc hại của một số loại hàng hóa nào đó do Trung Quốc sản xuất và xuất cảng. Khi đó, nhà cầm quyền Hà Nội mới bắt đầu nhúc nhích vì báo chí trong nước báo động.

Năm ngoái cả nước lên cơn sốt khi báo chí loan tin sữa nhập cảng từ Trung Quốc có trộn thêm melamine, một thứ hóa chất gây bệnh sạn thận và nhiều bệnh nguy hiểm khác. Melamine giúp nhà sản xuất đánh lừa được một số thử nghiệm để báo giả dối cho người sử dụng hiểu lượng protein nhiều hơn trong thực phẩm.

Hồi Tháng Giêng vừa qua, hai người chịu trách nhiệm về cho thêm melamine vào sữa ở Trung Quốc đã bị tòa án theo lệnh nhà cầm quyền Bắc Kinh kết án tử hình. Ít nhất 6 trẻ em đã thiệt mạng, hàng trăm trẻ em khác bị bệnh trầm trọng vì sữa pha chế melamine quá độc hại ở nước này. Dù vậy, Trung Quốc cấm người dân đi kiện và nhà cầm quyền Hà Nội theo gương này để cấm dân đòi bồi thường thiệt hại. Cũng không có một cuộc khảo sát nào để xét nghiệm tình trạng sức khỏe trẻ em Việt Nam đã uống sữa nhập cảng nhiễm melamine từ Trung Quốc.



Ngày 30 Tháng Năm 2009, tờ Thời Báo Bắc Kinh đưa tin ngày 26 Tháng Năm 2009, Cục Công Thương Bắc Kinh kiểm soát hàng loạt đồ chơi trẻ em đã khám phá thấy có 6 loại đồ chơi không đúng tiêu chuẩn phẩm chất, trong đó có hai loại dễ gây bệnh truyền nhiễm. Trước đó, cơ quan này đã tìm thấy hàng chục loại đồ chơi trẻ em khác, sản xuất ở Quảng Ðông, có nhiều hóa chất độc hại.

Theo một bài báo trên tờ Thanh Niên ngày 31 Tháng Năm 2009, hàng sản xuất ở Quảng Ðông, Trung Quốc, tràn ngập thị trường Việt Nam. Tờ báo dẫn lời một chủ hàng nói rằng, “lấy hàng từ Quảng Ðông về Sài Gòn dễ hơn đi chợ”. Ðủ mọi loại hàng hóa gốc Quảng Ðông, nếu tiểu thương nào muốn mua chỉ cần “chọn hàng ưng ý rồi cho địa chỉ ở Việt Nam là được giao hàng tận nơi.”

Vẫn theo tờ Thanh Niên, đồ chơi Trung Quốc chiếm trọn thị trường Việt Nam. “Ngày 29 Tháng Năm 2009 quan sát ở một số siêu thị, nhà sách Sài Gòn, chúng tôi thấy gần như tất cả đồ chơi trẻ em đang được bày bán đều dán nhãn “Made in China”. Tuy nhiên, hầu hết không ghi chi tiết được sản xuất bởi công ty, ở tỉnh thành phố nào.” Báo Thanh Niên viết.

Nhà cầm quyền CSVN có cơ quan kiểm soát thị trường ở đủ mọi cấp, có công an ở mọi cấp, có hải quan, có cơ quan kiểm soát phẩm chất hàng hóa. Nhưng báo Tiền Phong ngày Thứ Hai 1 Tháng Sáu 2009 dẫn theo lời một bà chủ hàng nhập cảng đồ chơi trẻ em từ Trung Quốc về Hà Nội nói rằng, “Hàng từ Lạng Sơn về, hầu như không có cơ quan nào kiểm tra chất lượng đồ chơi. Chỉ thỉnh thoảng khi báo chí rộ lên chuyện đồ chơi bạo lực thì Quản Lý Thị Trường mới hỏi thăm thôi...”

Ngày 31 Tháng Năm 2009, báo Thanh Niên viết rằng trái cây các loại nhập cảng từ Trung Quốc “để cả tháng vẫn còn tươi”. Tại sao lại có đặc tính siêu việt như vậy mà trái cây nhập cảng từ Úc, từ Mỹ chỉ vài ngày đã thối và giá lại đắt hơn nhiều?

Một tiểu thương nói với ký giả báo Thanh Niên là, “Chúng tôi biết trái cây Trung Quốc có chất làm ngọt, chất bảo quản... nhưng không biết rõ chúng là chất gì, độc hại đến mức nào nên vẫn bán”.

Tờ báo thuật tiếp rằng, “Theo thanh tra Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật thành phố Sài Gòn, qua các kiểm tra các test nhanh thấy táo, lê, cam của Trung Quốc có gốc lân và carbamat, nhưng khi đem về kiểm tra lại không xác định được chất gì, dư lượng bao nhiêu...”

Thấy như vậy, nhưng cái ông thanh tra kia và cả cơ quan của ông lại không thấy gửi sản phẩm tới nơi có khả năng kỹ thuật phòng thí nghiệm cao hơn để xác định xem hóa chất đó là gì, xấu tốt độc hại ra sao, hầu bảo vệ người tiêu thụ.

Tờ Thanh Niên còn nói thêm rằng, “Theo phản ảnh của một số tiểu thương, Trung Quốc còn bán sang Việt Nam rất nhiều loại thuốc bảo quản hoa quả. Mỗi gói này chỉ giá 10,000 đồng (khoảng $0.55 xu Mỹ) phun được hàng tạ trái cây để giữ cho đẹp và bảo quản được lâu”.

Ngày 2 Tháng Sáu 2009, báo Thanh Niên nêu ra nhiều nghi vấn về các loại gia vị nấu nướng nhập cảng từ Trung Quốc mà không ai biết gì về thành phần hóa học của chúng. Bởi vậy, nêu chẳng may ngộ độc thì “cũng không biết xử trí ra sao”.

Tờ báo còn dẫn lời một bạn hàng ở chợ Bình tây, Sài Gòn, nói rằng, “tốt nhất, chỉ làm thức ăn để bán thôi chứ đừng có ăn”.

Trái cây Trung Quốc "phá hủy nội tạng"

làm nóng dư luận Việt Nam


Phùng Thức/Người Việt

Những ngày gần đây, tin tức từ nhiều nguồn đáng tin cậy (tất nhiên không phải từ hệ thống tuyên truyền của chế độ) là trái cây Trung Quốc có chất độc phá hủy nội tạng người tiêu dùng. Lo về chuyện này, một nhà văn Việt kiều từ nước Úc xa xôi đã vội gởi một cái mail cho bạn bè và gia đình nhằm mục đích cảnh báo.
Mới đây, có người chứng kiến một gia đình nhà giàu mới ở Tân Bình lâm vào cảnh hốt hoảng như bị cài bom khủng bố khi phát hiện người giúp việc đi chợ đem về cho một đống trái quýt không hột của Trung Quốc.
Về chuyện hàng tiêu dùng, nhất là các mặt hàng thực phẩm xuất xứ từ Trung Quốc có những chất gây độc hại thì chỉ cần lấy chuyện sữa bột có chứa melamin là đủ kinh tởm. Riêng về chuyện trái cây Trung Quốc, từ những diễn đàn thông tin tự do cho biết, Hàn Quốc đã phát hiện rau và trái cây nhập từ Trung Quốc có chứa melamin. Ðài Loan cũng cấm nấm, cà chua, cần tây và nhiều loại rau khác từ Trung Quốc. Ðài Loan nghi ngờ trong rau có nitrit natri, một chất gây ung thư cho người dùng. Tại Thái Lan, Bộ Y Tế nước này phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu ở mức nguy hiểm được tìm thấy trong nhiều mặt hàng rau quả Trung Quốc v.v...
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Công Thương, danh mục trái cây nhập cảng từ Trung Quốc rất đa dạng. Vào thời điểm gần Tết, các chợ lớn, nhỏ ở Sài Gòn và khắp các tỉnh thành từ Bắc tới Nam, nhiều loại trái cây Trung Quốc đang vào mùa bày bán la liệt. “Trái cây Trung Quốc về nhiều nhất là quýt, lựu, nho, cam đỏ, hồng... Một bà bán trái cây ở Chợ Lớn cho biết. Trái cây Trung Quốc có ưu thế, chất lượng, hình thức đẹp. Mấy năm trước lúc hàng mới nhập, dân còn tin, bán giá cao tiền lời đếm sướng tay, từ ngày có tin đồn hàng Trung Quốc ăn vào phá hủy nội tạng giá quýt chỉ còn một nửa mà cũng ít người mua. “Tôi bán mà tôi không dám rớ thì ai dám ăn, chỉ có điều hàng nhập về ào ào phải lấy bán, chỉ thấy tội nghiệp dân nghèo.” Chị H, thương lái chợ đầu mối nông sản Thủ Ðức cho biết, vừa nhập về khoảng 10 tấn trái cây, trong đó hơn 70% là hàng Trung Quốc. Một số tiểu thương khác thừa nhận, “Chúng tôi biết trái cây Trung Quốc có chất làm ngọt, chất bảo quản độc hại... nhưng không biết rõ cụ thể là chất gì, độc hại đến mức nào nên vẫn bán.”

Trở lại tin trái cây Trung Quốc có chất phá hủy nội tạng, dư luận trong nước khá bất ngờ khi người phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam vội cải chính là, “Ðại sứ Quán Việt Nam ở Trung Quốc không đưa ra bất cứ thông tin nào về việc trái cây Trung Quốc có chất phá hủy nội tạng.”
Khác với chuyện nói dối để nhượng đất, dâng biển và khiếp nhược trước chuyện ngư dân bị bắt, bị giết, lần này Bộ Ngoại Giao có “điểm mới” là phản ứng mau trước tin truyền khắp nước về chuyện trái cây Trung Quốc.
Chuyện chế độ phản ứng mau lẹ chẳng qua là vì sợ “thiên triều” la mắng, sợ bị cộng sản đàn anh nâng quan điểm cho rằng dám kích động dân chúng tẩy chay hàng Trung Quốc... Ngày nay dư luận tự do trong nước đã trưởng thành nhiều, thế nên một lần nữa người ta xác tín rằng trái cây Trung Quốc là có độc và xa hơn nữa mọi thứ đến từ Trung Cộng đều có nguy cơ khôn lường.
Từ chuyện trái cây có chất độc phá hủy nội tạng của Trung Quốc, ngay trong những ngày đầu tiên của năm 2010 và xa hơn là những thập niên mới, người tiêu dùng Việt Nam sẽ phải đối diện với những sản phẩm tinh thần và vật chất đến từ Trung Quốc mang nhiều hiểm họa khác. Gần đây, nhiều người Việt Nam càng thấy bất an khi biết tin hiệp định thương mại Asean-Trung Quốc đã có hiệu lực.
Theo hiệp định trên, từ ngày 1 Tháng Giêng, 2010 thì hàng hóa trao đổi giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ đi theo lộ trình “nô lệ” là, hàng hóa “thập cẩm” của Trung Quốc trong vòng 5 năm khi đưa vào VN sẽ được cắt giảm thuế quan xuống mức bằng 0%.
Ý kiến về vấn đề này, một chủ nhập hàng trái cây từ Trung Quốc nói, “Nói chi đến chuyện kiểm tra chất lượng, từ lâu hơn, ba phần tư hàng Trung Quốc vào Việt Nam có thuế má gì đâu, hàng lậu hoặc hàng nhờ hối lộ mà lọt qua biên giới cả. Phải biết như vậy mới hiểu là tại sao hàng Trung Quốc rẻ mạt và độc hại.”
Một ý kiến khác về chuyện bao giờ thì Trung Quốc chiếm Việt Nam, một trí thức nói, “Tiếp theo đây từ năm 2010, cứ nhìn vô từng miếng ăn, từng món đồ xài, từn

No comments: