Wednesday, May 30, 2012

HOA KỲ, VIỆT NAM & BIỂN ĐÔNG


Obama kêu gọi rút « bài học » Việt Nam nhân ngày Chiến sĩ trận vong

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và phu nhân, cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta, Quốc vụ khanh phụ trách cựu chiến binh Eric Shiseko tại Đài tưởng niệm những người lính hy sinh trong chiến tranh Việt Nam, 28/05/2012
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và phu nhân, cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta, Quốc vụ khanh phụ trách cựu chiến binh Eric Shiseko tại Đài tưởng niệm những người lính hy sinh trong chiến tranh Việt Nam, 28/05/2012
REUTERS/Jonathan Ernst

Tú Anh
Sau 50 năm tính từ ngày Hoa Kỳ dấn thân vào cuộc chiến tại Việt Nam, Tổng thống Barack Obama vinh danh những người lính đã tham gia vào cuộc chiến và nhấn mạnh rằng, khi gửi quân chiến đấu ở nước ngoài, chính phủ phải định nghĩa rõ mục tiêu và nhiệm vụ. Người lính chiến phải được yểm trợ đầy đủ và không bị hắt hủi khi trở về với sứ mệnh bất thành.

Hôm qua, nhân ngày Chiến sĩ trận vong 28/05/2012 được tổ chức trọng thể tại Washington, trước tượng đài ghi tên 58 000 quân nhân Mỹ hy sinh trong chiến tranh Việt Nam, Tổng thống Barack Obama khẳng định: « Cuộc chiến tranh này là một trang sử đau buồn nhất của Hoa Kỳ ».
Trong ngày đất nước Mỹ ghi ơn binh sĩ trận vong của mình, Tổng thống Hoa Kỳ không trực tiếp nhắc lại những nguyên nhân làm cho giới lãnh đạo thời thập niên 1960 đã gửi quân sang Việt Nam. Nhưng trước mặt các cựu chiến binh, ông phê phán thái độ của nước Mỹ đón tiếp và đối xử tệ bạc với người lính từ Việt Nam trở về là một « điều sỉ nhục quốc gia ». Tổng thống Obama nhận định: « Quý vị thường xuyên bị chỉ trích vì tham gia vào một cuộc chiến không do quý vị phát động. Lẽ ra, quý vị phải được phải được tuyên dương vì đã phụng sự đất nước mình trong vinh dự ».
Tổng thống Mỹ cho rằng: « Điều sỉ nhục này lẽ ra không được xảy ra » và ông cam kết sẽ làm mọi cách « để không bao giờ tái diễn ».
Trong diễn văn, Tổng thống Obama nhắc lại là các « cố vấn » Hoa Kỳ đã có mặt tại Nam Việt Nam từ thập niên 1950, nhưng năm 1962 ghi dấu bước ngoặc leo thang chiến tranh, qua các cuộc hành quân chống lại du kích cộng sản. Chiến tranh này, theo lời Tổng thống Obama, đã trở thành tâm điểm của phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ trong thập niên 1960, gây « chia rẽ » trong nội bộ nước Mỹ.
Theo AFP, từ những yếu tố này, Tổng thống Mỹ đưa ra nhận định là phải rút tỉa bài học Việt Nam, trong bối cảnh nước Mỹ vừa « kết thúc » chiến tranh Irak, và chuẩn bị « chấm dứt » cuộc chiến 10 năm tại Afghanistan. Ông nói: « Nhân ngày tưởng niệm này, phải nhắc lại những yếu tố đoàn kết người dân Mỹ, trong đó có việc vinh danh cựu chiến binh phục vụ tại Việt Nam và không quên bài học này. Ông Obama cam kết « một khi Hoa Kỳ gửi con dân của mình đối đầu với nguy hiểm, chúng ta phải giao cho họ một nhiệm vụ rõ ràng, một chiến lược chắc chắn, những phương tiện cần thiết để hoàn thành sứ mệnh ».

Những lời tuyên bố trên hoàn toàn phù hợp với nhận định của ông cách nay 10 năm. Năm 2002, trong bối cảnh Tổng thống George Bush chuẩn bị đưa quân sang đánh nhà độc tài Saddam Hussein của Irak, bài diễn văn sắc bén lên án « chiến tranh do xúc động nhất thời » đã đưa chính khách Obama từ bóng tối lên vũ đài chính trị nước Mỹ. Trong bối cảnh tranh cử nhiệm kỳ hai, Tổng thống Obama bày tỏ nguyện vọng, từ nay về sau, lãnh đạo Hoa Kỳ phải nói thật về những hiểm nguy và những tiến triển, cũng như phải có một chiến lược đem quân trở về trong danh dự.
Thừa kế từ chính quyền đảng Cộng hòa hai cuộc chiến tranh Irak và Afghanistan, Tổng thống Obama đã có thể tuyên bố với quốc dân và cử tri là « sau hai thập niên khói lửa, Hoa Kỳ có thể thấy ánh sáng mới từ chân trời ». Người lính Mỹ cuối cùng đã rời Irak từ tháng 12 năm 2011, và lực lượng tác chiến tại Afghanistan sẽ hồi hương vào cuối năm 2014.
Tổng tư lệnh tối cao của quân đội hùng mạnh nhất địa cầu cũng không quên gián tiếp nhắc nhở công luận thế giới, bản thân mình cũng là khôi nguyên Nobel Hòa bình 2009.
Tuy vinh danh công lao và sự hy sinh của chiến binh, ông mượn lời tuyên bố của người tiền nhiệm xa xưa, Franklin Roosevelt: « Chúng ta căm ghét chiến tranh » để kết thúc thông điệp ngày « vị quốc vong thân ».

Mỹ "đề cao cảnh giác" trước đà vươn lên về quân sự của Trung Quốc

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta (AFP)
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta (AFP)

Trọng Nghĩa
Một hôm trước khi lên đường công du ba nước Singapore, Việt Nam và Ấn Độ, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự hiện diện hải quân hùng hậu của Mỹ tại châu Á. Hôm qua 29/05/2012 tại Học viện Hải quân Mỹ, ông nhắc lại quyết tâm của Hoa Kỳ là duy trì tiềm lực hùng mạnh ở  Thái Bình Dương và “đề cao cảnh giác” trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Phát biểu nhân buổi lễ trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên Học viện Hải quân Mỹ tại Annapolis, gần Washington, ông Leon Panetta xác định : “Hoa Kỳ là một cường quốc hàng hải, và ngày nay, chúng ta đang quay về cội nguồn hàng hải của chúng ta”. Vì vậy, theo bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Hoa Kỳ cần phải duy trì và tăng cường uy lực của mình trên toàn bộ các vùng biển Châu Á Thái Bình Dương rộng lớn.

Phản ánh mối quan ngại hiện nay của nước Mỹ trước đà vươn lên về quân sự của Trung Quốc, cũng như thái độ ngày càng quyết đoán, hung hăng của Bắc Kinh tại Biển Đông, Tổng thống Barack Obama gần đây đã thay đổi chiến lược, chuyển trọng tâm về châu Á sau khi kết thúc sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Irak và chuẩn bị rút quân khỏi Afghanistan.

Về đối sách với Trung Quốc, ông Panetta vào hôm qua đã khuyến khích các tân sĩ quan hải quân Mỹ thắt chặt thêm quan hệ an ninh với Trung Quốc, nhưng ông đồng thời kêu gọi mọi người đừng nên lơ là cảnh giác.

“Chúng tôi cần tới các bạn để tăng cường quan hệ quốc phòng với Trung Quốc. Quân đội của Trung Quốc đang phát triển và hiện đại hóa. (Nhưng) chúng ta phải cảnh giác. Chúng ta phải hùng mạnh. Chúng ta phải được chuẩn bị để đối đầu với mọi thách thức”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ còn kêu gọi các tân sĩ quan củng cố liên minh có từ lâu với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Philippines, đồng thời cũng xây dựng “quan hệ đối tác mạnh mẽ” với các nước như Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Singapore và Ấn Độ.

 

VN lo 'xung đột quân sự' ở Biển Đông

Cập nhật: 06:36 GMT - thứ tư, 30 tháng 5, 2012
Đại tướng Phùng Quang Thanh
Việt Nam là một trong các quốc gia chủ chốt trong việc thúc đẩy diễn đàn ADMM
Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Asean (ADMM-6) ở Phnom Penh, Đại tướng Phùng Quang Thanh cảnh báo nguy cơ xung đột quân sự ở Biển Đông nếu các bên không kiềm chế.
Hội nghị lần 6 của các bộ trưởng quốc phòng trong khối diễn ra hôm thứ Ba 29/5 ở thủ đô Campuchia, nước chủ tịch Asean năm 2012.
Phản ánh quan ngại của các nước trực tiếp liên quan tranh chấp ở Biển Đông, ông Phùng Quang Thanh nói trong bài phát biểu được báo Quân đội Nhân dân thuật lại, rằng "tình hình tranh chấp biên giới lãnh thổ ở khu vực và chủ quyền trên Biển Đông đang diễn biến khá phức tạp và có thể gây ra xung đột quân sự nếu các bên không nỗ lực kiềm chế"
“Vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông là một thực tế mà chúng ta không cần né tránh vì nó xảy ra trong khu vực Đông Nam Á, tranh chấp giữa các nước Asean với nhau và giữa một số nước Asean với quốc gia ở ngoài Asean”.

Ông Thanh không nói rõ 'quốc gia ở ngoài Asean' là nước nào, nhưng trong tranh chấp Biển Đông ngoại trừ Đài Loan mà đa số các nước Asean không công nhận là quốc gia độc lậ̣p, chỉ có Trung Quốc là không nằm trong khối Asean.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt hiện cũng đang có chuyến thăm đầu tiên tới Campuchia. Ông Lương đã có cuộc gặp tham vấn kéo dài 45 phút với các bộ trưởng quốc phòng Asean vào tối thứ Ba.

Asean phải giữ vai trò chủ đạo

"Vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông là một thực tế mà chúng ta không cần né tránh vì nó xảy ra trong khu vực Đông Nam Á, tranh chấp giữa các nước Asean với nhau và giữa một số nước Asean với quốc gia ở ngoài Asean."
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh
Phát biểu tại hội nghị vài tiếng trước đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam kêu gọi khối Asean thể hiện rõ quyết tâm "duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, để xây dựng Cộng đồng chính trị -an ninh vào năm 2015"
Ông Thanh cũng nhấn mạnh, "khi tăng cường hợp tác với các đối tác ngoài khu vực, Asean phải giữ được vai trò chủ đạo".
Gần đây, Biển Đông đang dần dần trở thành một trong các vấn đề gây chia rẽ lớn trong khối Asean, một phần bị cho là vì một số quốc gia không liên quan trực tiếp đã không tích cực trong việc đi tìm giải pháp.

Bắc Kinh cũng nhiều lần cáo buộc một số nước Asean vì quyền lợi của mình mà "lôi kéo" các nước khác để đối chọi với Trung Quốc.
Trung Quốc và Asean đang tìm kiếm một bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) thay cho Tuyên bố chung về Ứng xử của các nước ở Biển Đông (DOC) mà hai bên đã ký từ 2002 nhưng không có hiệu quả trong kiềm chế tranh chấp.
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh kêu gọi các bên bình tĩnh, "hết sức kiềm chế, tiến hành đàm phán hòa bình để giải quyết các tranh chấp trên biển bằng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982)".
Ônh nhắc lại chủ trương của Việt Nam: “Trong quá trình đàm phán hòa bình, tranh chấp song phương thì hai nước đàm phán với nhau để giải quyết".
"Còn những tranh chấp đa phương, giữa nhiều nước, nhiều bên, phải giải quyết đa phương, nỗ lực tìm kiếm giải pháp mà các bên có thể chấp nhận được”.

Chỉ còn vấn đề Biển Đông

Bộ trưởng Thanh thừa nhận: "Tranh chấp trên biển là vấn đề duy nhất còn tồn tại trong quan hệ Việt - Trung hiện nay".
"Tranh chấp trên biển là vấn đề duy nhất còn tồn tại trong quan hệ Việt - Trung hiện nay."
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh
Ông cũng nói giữa Việt Nam và Trung Quốc đã "có những lúc có tranh chấp trên biển khá phức tạp", nhưng chủ trương của Việt Nam là giữ quan hệ hợp tác-giao lưu về quốc phòng và quân sự.
"Lãnh đạo Quân đội hai nước gặp nhau trao đổi thẳng thắn, chân tình và thống nhất quân đội hai nước phải kiềm chế không để xảy ra xung đột quân sự trên biển."
Ông bộ trưởng kêu gọi chính phủ hai bên chú ý quản lý các phương tiện truyền thông, "không để các cơ quan báo chí đăng tải những bài viết có tính chất kích động, chia rẽ quan hệ hai nước, làm phức tạp thêm tình hình".
Kết thúc hội nghị ADMM-6, các bộ trưởng quốc phòng Asean đã ký kết Tuyên bố chung, trong đó tái khẳng định cam kết của Asean về việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, hướng tới việc thông qua COC.
Tuyên bố này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải ở Biển Đông "theo đúng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế".
Cuối tuần này, ông Phùng Quang Thanh sẽ tới Singapore để tham dự Diễn đàn an ninh Shangri-La (1/6-3/6).
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/05/120530_phungquangthanh_admm.shtml

KÝ BÙI MỸ DƯƠNG




Nghĩ về ngày hội
         
          Với chúng tôi những ngày họp mặt đông đủ của đám bạn bè đều gọi là “ ngày hội”, vì ở đó chúng tôi vui cười, ăn nói thỏa thích như ngày còn thơ,  tuổi “xuân thì”
            Hiểu được nhu cầu nên ngoài những ngày hộp-họp của trường xưa, lớp cũ, chúng tôi cố tạo dịp đặc biệt riêng tư, cá nhân để cùng nhau gặp gỡ: Kỷ niệm ngày cưới, sinh nhật v..v..
                                    
                                    Kỷ niệm 41 năm ngày cưới tại Houston
Như đã nói mọi lý do nêu lên chỉ là cớ để cùng nhau vui tuổi về chiều. Không định kỳ hễ thèm gặp con cháu và bạn bè là chúng tôi tạo niềm vui: 25 năm, 31 năm, 39 năm ngày cưới tại California và 41 năm tại Houston.
            Trong lời chào mừng quan khách tham dự buổi tiệc kỷ niệm 39 năm ngày cưới của Bố Mẹ các cháu đã mở đầu:
            “Lý do họp mặt không ngoài gì hơn là thắt chặt tình bạn hữu, tình gia-đình, cái quí nhất còn lại là tình người…..Tình người thì tự nhiên đã đẹp mà có lẽ còn đẹp hơn khi đã trải qua bao nhiêu năm tháng. Cái thước thời gian chỉ làm tăng thêm vẻ đẹp… Cụ Nguyễn Khuyến đã nói: “rượu ngon phải có bạn hiền..”
Vâng bạn bè đã tụ-hội góp niềm vui với gia-đình chúng tôi, để đời thêm ấm áp, ý nghĩa và chân tình. Nhà tôi nhấn mạnh buổi họp mặt như nhớ lại kỷ-niệm của thời xa xưa:
“  những  quấy phá, nghịch ngợm của tuổi học trò, ngày tháng sinh-viên với bao mộng ước tất cả đã thành kỷ-niệm đẹp, nay đem kể lại cho nhau cùng nghe…..”
Thêm niềm vui,  văn nghệ đóng góp cho cuộc họp mặt, trước hết chọn ca sĩ, lựa nhạc phù hợp với chủ đề. Nữ ca sĩ Mai-Hương, giọng ca trong, ngọt ngào hợp với nhạc “tình, tiền chiến”, cặp Nga-My, Lãng-Minh ngâm thơ và hát tân nhạc rất hay  “thơ nhạc giao duyên” khiến quan khách như trở về chương trình” Tao Đàn” thuở nào.??
            Các bạn đến với gia đình chúng tôi mang niềm vui cho những ngày thương yêu đó. Các thân hữu lên phát biểu cảm tưởng, đồng thời tặng thơ qua tài diễn ngâm “ tài tử” của bạn Nguyễn đình Cường, đại học sư phạm năm xưa. Sự việc đã qua sẽ không bao giờ trở lại, nếu có cơ hội hãy nắm lấy sau khỏi hối tiếc. Những hình ảnh của quí vị trong ngày vui sẽ giữ lại mãi vì thời gian nhiều đổi thay, bao người đã không còn hiện diện trên thế gian,  nhìn lại để tưởng nhớ để vui với cảnh đoàn tụ đẹp.
            Cụ Nguyễn bá Triệu từ Canada đã cho một bài thơ cổ bằng chữ Hán với nét bút thật đẹp.
                         Nhâm-Ngọ niên trọng Thu
                       
Kim điệp tao-khang tứ thập niên
                        Mãn đường hạnh-phúc tử tôn hiền
                        Cổ-lai hi hữu song khang kiện
                        Thừa Tiên Tổ đức hưởng thiên duyên.
            Quí-vi trong nhóm giáo chức miền nam California: gia-đình ông bà Lưu trung Khảo, Trần ngọc Vân, Nghiêm xuân Khuyến, Phạm quân Hồng, Nguyễn trọng Ân tặng mấy vần thơ:
                        Tâm trạng anh chị Chương & Dương
                        Bốn mươi năm một cuộc tình
                        Vầng trăng thuở ấy có mình có ta
                        Bốn mươi năm, ngỡ hôm qua.
                        Bách niên hẹn ước có Ta có Mình.
            Anh bạn Võ văn Trưng đồng môn tại trường Đại học sư-phạm Sài Gòn (62-65)..                                      Chia vui
                        Hạnh-phúc Trời cho bạn Mỹ-Dương
                        Giai-tế Thầy Me chọn Như-Chương
                        Phu xướng, phụ tùy bền gia-đạo
                        Tu, tề phụ mẫu đẹp đoàn-viên.
                        Dạy con, trông cháu, niềm hoan-lạc,
                        Rể thảo dâu hiền bởi thiên duyên.
                        Chia vui thành đạt, đời viễn xứ…
                        Tô điểm nhân-gian Đạo Thánh Hiền.
Anh chị Hoàng xuân Hào đồng hương Trình Phố Thái Bình có thơ gửi
                        Hăm chín tháng chín năm Sáu Ba.
                        Anh-tài, thục-nữ rộn hoan ca
                        Ngày cưới Chương-Dương, ngày hội lớn;
                        Tin Yêu hạnh-phúc dệt đôi ta!
Thi hữu Bùi văn Sớm cho bài thơ lục bát
                        Thuyền tình neo bến Chương-Dương
                        Trăm năm duyên thắm, trên đường thủy chung
                        Mùa thu trên đất tạm dung
                        Nhớ về kỷ niệm tuổi hồng năm xưa
                        Ái ân chiu chắt từng giờ
                        Xuân ba mươi chín, giấc mơ vẫn nồng.

                       
                                       nhị hỷ                1963
            Bạn Hà Thanh đồng song Trưng-Vương cảm khái:
                        Thời gian phai nhạt nét thơ ngây
                        Tuổi trẻ năm xưa vẫn nhớ ngày
                        Hương cũ đượm đầy trên mái tóc
                        Hồn xuân vương vấn ở đâu đây
                        Họp mặt vui mừng tay năm tay
                        Nhờ ai ta có buổi hôm nay
                        Chương Dương thuở trước thơm trang sử
                        Ghi lại trong ta vẫn nhớ ngày
                        Công nghiệp Tổ Tiên phúc đức dầy
                        Đông-Đoài Nam-Bắc-Hội-rồng-Mây
                        Cháu con thành-đạt ơn Trời Phật
                        Hoa lá bốn mùa hương phấn bay
                        Trưng-Vương bằng hữu tụ về đây
                        Thù tạc cùng nhau một chén đầy
                        Chúc bạn năm nào xanh mái tóc
                        Lòng còn xanh mãi tuổi đời vui.
Cô bạn thân Trịnh thúy Nga đồng song, đồng môn gửi mừng:
                        Bốn mươi năm trái tim vàng vẫn đẹp
                        Cám ơn Trời cho vẹn  nghĩa thủy-chung
                        Tình càng già, càng dẻo lại càng tăng
                        Nền phúc trạch, cháu con đều vững tiến
                        Quốc phá, gia vong tình bất biến
                        Phu hòa, phụ thuận, nghĩa nan nghì
                        Lời chúc lành gửi bạn cố tri
                        Xin giữ mãi, mối chân tình thắm thiết.

                        
                        Kỷ niệm 40 năm ngày cưới tại California 2001
 Rể Phan gia Quang với vần thơ lục bát
                                    Tơ Duyên
                        Đời người được mấy chuyện vui
                        Như mây gặp gió, lá xuôi theo dòng
                        Phù du duyên kiếp long đong
                        May thay gặp được, tâm đồng bạn thân
                        Bốn mươi năm, nợ duyên phần
                        Nhờ ơn tơ buộc, bao lần tận hoan
                        Sắc không hằng chuyển ngoại quan
                        Tình xưa, nghĩa cũ vạn toàn chưa phai
                        Gẫm duy nào tuyệt trần ai
                        Này thôi nguyệt lão, khoan khai tơ hồng
Con trai Nguyễn anh Hoàng làm một bài hát nói tặng bố mẹ
                                     Tình ngọc đá
                        Bốn mươi năm đâu có dễ
                        Chuyện nhân-duyên xin kể cuộc tình này
                        Từ ngày sánh bước cầm tay
                        Dù khơi bể cũng chung vui tát cạn
                        Cơn sóng gió bền lòng đôi bạn
                        Cảnh an-nhàn ấm-phúc bốn con
                        Dù tuổi đời nay chẳng còn son
                        Lời nguyện-ước thề non còn thắm-thiết
                        Nhớ lại thuở trắng tay sự nghiệp
                        Đã bao lần mà quyết có nhau
                        Cuộc đổi đời, cảnh bể dâu
                        Dù đất Việt hay Mỹ châu đều vững dạ
                        Ngày kỷ-niệm bốn mươi tình ngọc đá
                        Thời gian tô thêm rực-rỡ đóa hoa này
                        Sáu mươi năm nữa vui vầy !  
                                    Bài thơ tặng mẹ
                        À ơi con ngủ cho ngoan
                        Lời ru thuở trước nay còn bên tai
                        Nhớ xưa mẹ thúc đêm dài
                        Vì con tóc mẹ đã hai sắc mầu
                        Vì con mẹ phải dãi-dầu
                        Vì con mẹ phải tâm sầu, lệ tuôn
                        Đêm khi gió lạnh, mưa nguồn
                        Lời xưa văng-vẳng, câu buồn mẹ ca
                        Câu thương êm ái, mặn mà
                        Câu yêu, yêu nước, yêu nhà Việt-Nam
                        Yêu đời chi quản lầm-than
                        Yêu chồng chi quản gian-nan mấy lần
                        Yêu con lòng tựa thác ngàn
                        Tuôn giòng nước trắng tràng-giang một mầu
                        Ví như đỉnh núi, bể sâu
                        Bao la, bát ngát mà đâu sánh bằng
                        Mẹ yêu tựa ánh trăng rằm
                        Mẹ thương trọn vẹn như vầng thái-dương
                        Ru con mẹ thức đêm trường
                        Điệu ru như tỏ tình thương ngút trời
                        Ru con khôn lớn hình hài
                        Ru con cho sớm sánh vai với đời
                        Ru con cho được nên người
                        Ru sao cho nở nụ cười thắm môi
                        Cho dù năm tháng nổi trôi
                        Cho dù sao đổi vật rời còn ru
                        Trưa nắng hạ, buổi chiều thu
                        Sao hôm, gió bắc trăng lu mưa dầm
                        Mẹ ngồi với tiếng vang ngâm
                        Ru con trọn kiếp, một thân mẹ hiền.
                               Sinh-nhật 70 ( cổ lai hy)
          Lý do nêu lên cho cuộc họp mặt bạn bè vào tháng tám: Xa quê hương trên một phần ba thế-kỷ tình họ hàng bạn bè ở tuổi chúng ta chắc không còn nhiều thời gian. Những buổi họp mặt gặp gỡ là cần thiết để trao nhau những ánh mắt, nụ cười, những mẩu chuyện đường đời đã trải qua, những ân-tình, những kỷ-niệm, những thành công và thất bại…

                                  
                                                     70 tuổi (1940-2010)
            Nói là ngày hội thì hơi quá cho một buổi họp mặt cùng các bạn cũ, trường xưa, nhu cầu đám bạn già muốn cùng nhau gặp-gỡ. Các bạn tôi chờ đợi, rủ nhau cùng đi cho đông,  từ chối nhiều cuộc hội họp khác Trưng-Vương Houston, Trưng-Vương Nam California.
 Các bạn Trưng-Vương dễ thương thuở thiếu thời (53-60) ở nhiều nơi trên nước Mỹ như Washington DC, Washington state mưa giăng, New Jesey vườn xanh, Florida nắng đẹp, Texas nóng cháy, Bắc và nam California. Một số bà con họ hàng, bạn chồng và thân hữu. Số tham dự lên đến 230 người, nhưng bạn Trưng-Vương chiếm quá nửa, thật vui vì tới tuổi này mà chúng tôi còn nghĩ tới nhau!
            Nước Mỹ rộng lớn, các bạn tuổi cao, tất cả  là những “cụ” thất thập di chuyển xa xôi diệu vợi rất ngại nhưng vì thèm bạn, thèm nói, thèm gặp mặt nhau. 
Hiểu được ý của mẹ và các bạn mẹ, thời gian này  (2010) rất đẹp, và thích hợp chứ vài ba năm nữa có còn sức khỏe, minh mẫn và đam mê để đi gặp nhau hay không. Chính vì tầm quan trọng đó nên buổi gặp gỡ đám bạn già của mẹ thật đặc biệt, cho bõ dậm trường rong ruổi: bỏ chồng, bỏ con, bỏ cháu ra đi đàn đúm. Trước hết địa điểm, nhà hàng dễ tìm, đủ tiện nghi thích hợp cho buổi  nhạc thính-phòng, chọn ban nhạc hòa âm không lấn át lời ca, bài bản hợp chủ đề và tâm trạng người thưởng ngoạn. Khách mời nói như nghệ-sĩ Trần Lãng Minh là những ‘Tao nhân, sành điệu”. Để trân trọng khách quí, chúng tôi đã phải tìm chuốc: Trần thái Hòa nam ca-sĩ nổi danh đương thời, giọng trầm ấm chuyên hát tình ca và tiền chiến. Bích-Vân giỏi nhạc lý, tốt nghiệp đại-học Mỹ, ca và diễn xuất theo nội-dung bản nhạc, lôi cuốn người thưởng ngoạn. Phi-Khanh ca-sĩ thành danh, vững vàng, kiêu-sa. cháu Đan-Vy tuy còn nhỏ nhưng giọng ca trong và mạnh, Cặp Nga-My, Lãng-Minh luôn được tán thưởng với lối ngâm thơ, hát quan họ Bắc-Ninh và tân-nhạc. Ban nhạc Trung Nghĩa, người nổi danh mười ngón tay vàng.
            Kính nhớ Cha, thương mến Mẹ là chủ đề của buổi Thơ Nhạc nên những bài hát diễn tả thể hiện bàng bạc vui buồn trong 70 năm đời sống của Bố-Mẹ.
Chương trình thích hợp với các bạn cùng lứa tuổi,  trước hết là tình yêu quê hương,  ai mà không nhớ quê cha đất Tổ đã ngàn trung xa cách: “Tình hoài hương”,  con trâu cầy, con đê ngăn lũ lụt, tiếng sáo diều, ruộng lúa xanh bát ngát.  “ Tình ca” (Phạm Duy) yêu tiếng Việt từ khi mới ra đời, tiếng mẹ ru từ lúc nằm nôi. Chạy giặc xa quê hương đất nước mong ngày trở lại quê hương dấu yêu qua các ca khúc: “ Giấc mơ hồi hương” (Vũ Thành) “Hải ngoại thương ca” “Trở về mái nhà xưa”( Nguyễn văn Đông). 
 Nhắc nhở một vài địa danh nơi chốn cũ : hồ Thuyền Quang, 36 phố phường : Hàng Bạc, Hàng Đào, cơn mưa phùn, tiếng guốc khua trên vỉa hè, khơi lại âm thanh và hình ảnh đẹp với “ Hà Nội ngày tháng cũ” (Song Ngọc) .  Ôi! quê hương yêu dấu, chân chất với áo the, guốc mộc, lúa, ngô, khoai “ Về đây nghe em”  (Trần quang Lộc). Tình yêu của các con đối với cha qua bài thơ “Tình cha” ( Linh-Khương) , nhắc nhở con có cha như nhà có nóc, như cây cổ thụ che chở nắng mưa cuộc đời, dưỡng dục bảo bọc cho tới khôn lớn thành người. 
Tình mẹ với “Bông hồng cài áo” ( Phạm thế Mỹ), “Mẹ yêu”  ( Trúc Hồ) lời nhạc nức nở kể tiến trình vào đời: khi ấu thơ đến lúc trưởng thành, thương con rồi thương cháu. Diễn tiến đời của cha mẹ theo lời thơ,  tiếng nhạc, khởi đầu tình yêu lãng mạn qua các ca khúc “ Thuở ban đầu” ( phạm đình Chương) những e ấp nhẹ nhàng, mong đợi  “ Mùa thu cho em” ( Ngô thụy Miên)  những ngày có nhau, lãng mạn, “ Mộng dưới hoa” ( Đinh Hùng) “Dư âm”. (Nguyễn văn Tý) “Nỗi lòng” ( Nguyễn văn Khánh) khẳng định yêu cả một đời “ Suối tóc” (Văn Phụng) tình yêu thăng hoa.
 Bây giờ tháng mấy ( Từ công Phụng) dâng hiến “ Nếu vắng anh” (Anh Bằng), “ Cần thiết” (Nguyên Sa) đã gói ghém mộng ước, hạnh phúc toàn hảo nếu thiếu vắng là hụt hẫng.???Đức Phật đã nói : “Đời là bể khổ” con người sẽ nổi trôi theo giòng đời biết đâu mà lường  bài “ Che sera sera”  nhạc ngoại quốc trả lơi : Biết ra sao ngày sau ??? Chiến tranh kéo dài rồi những chia phôi, mong đợi của người hậu phương và tiền tuyến  “Em gắng chờ” ( Huỳnh Anh) khẳng định tình yêu không phai nhạt, cách mặt xa lòng, “ Mãi mãi bên em”  (Từ công Phụng) tình yêu vĩnh cửu. Đất nước tang thương hủy hoại hết, hai bàn tay trắng làm lại cuộc đời ( năm 1975)  “Trăng sáng vườn chè” ( Văn Phụng) bên anh đọc sách bên nàng quay tơ cùng vợ cùng chồng xây dựng cuộc đời mới cho các con.
 Tình yêu chung thủy đến già, nhưng rồi luật con Tạo cũng phải chia ly chấm rứt bằng những đau đớn tột cùng. Bây giờ chỉ còn qua cơn mơ thấy nhau “ Trở về bến mơ” ( Ngọc bích), “ Nhạt nhòa” ( Tuấn Khanh). Hết thật rồi  phải chờ kiếp khác “ Chờ một kiếp mai” ( Xuân Tiên), Mãi mãi xa nhau cả không gian và thời gian “ Nghìn trùng xa cách” ( Phạm duy),  buồng không , gối lạnh không bao giờ còn thấy mặt người thương,  câu gọi thân mật âu yếm “ Mình ơi” ( Diệu Hương) làm sao còn nghe ??“  thương yêu nhớ nhung trong lòng khôn nguôi “ Hoài cảm” ( Cung Tiến). 
            Chương trình nhạc được quí bạn thương yêu dự khán đến phút cuối vì cùng lứa tuổi cùng cảm nghĩ,  cuộc đời dàn trải tuy không đúng hẳn 100% nhưng cũng phản ảnh phần lớn. Bài thơ về cha chắc các anh hài lòng vì đã nói lên những thương yêu, mong ước với đàn con,  các chị đắc ý vì những bài hát ca tụng mẹ quá đúng với sự hy sinh lớn lao. Nhiều bản nhạc đưa các bạn trở về thuở mới quen nhau, yêu thương chiều chuộng, hạnh phúc. Những chia cách của cuộc chiến chắc các bạn cũng gặp phải vì thời loạn mấy ai không là quân nhân, cuộc chiến kéo dài, những đổ vỡ tan nát từ tinh thần lẫn vật chất?? Cuộc đổi đời bao gian khổ các bạn cũng đảm đang như bà Tú-Xương “ quanh năm buôn bán ở mom sông” hay “ con cò lặn lội bờ ao”. Khi về già kẻ trước người sau mấy ai tránh khỏi góa bụa, lẻ loi, đơn côi, đau buồn! Có nhiều bạn rơi nước mắt và hỏi: ngày sinh nhật phải vui, sao chọn những bản nhạc buồn ?? Làm sao trả lời đây ?? vì giờ này còn gì khi mà người yêu thương, gắn bó đời nhau đã rời xa.
                        “ Khi vắng anh, em vô cùng hối tiếc
                        Quá khứ qua rồi,như giấc mộng thôi.
Hoặc
                        “ Hạnh-phúc chung đôi nay đã mất rồi
                        Em đau khổ trên đường đời cô độc”
Xin lược những bài thơ nhận được trong tháng 8 vừa qua: trước hết
Con trai thứ Nguyễn anh Hoàng làm đôi câu đối tóm tắt cuộc đời:
                            Tình nhà, nghĩa bạn
                        Năm Canh-Thìn, tỉnh Thái-Bình, làng Trình-Phố
                        Kể từ đấy, lúc Bắc Nam, lúc ngược xuôi
                        Xong di-tản đến di-cư há sợ đâu
                        Bên chồng chỉ hai bàn tay trắng
                        Tuổi bẩy mươi khi quận Cam, đất Mỹ
                        Tính tới nay khi chật-vật, khi nhàn-nhã
                        Nhóm Trưng-Vương, đoàn giáo-chức cũng vui thay
                        Cạnh cháu con hưởng một tuổi vàng
                       
                             Mừng thượng thọ mẹ
                        Thượng-thọ mẹ già tuổi bẩy mươi
                        Chúng con nguyện ước có đôi lời
                        Quạt nồng ấp lạnh ơn Tiên Tổ
                        Góp cảnh gieo vui phúc Phật Trời
                        Bạn hữu quây quần tâm khỏe mạnh
                        Cháu con quấn quít trí yên vui
                        “Tình nhà nghĩa ban”. con xin chúc
                        Mẹ của chúng con đẹp nụ cười.
                       
Cô bạn Chân-Như đã làm bài thơ tặng và anh Tiếp trịnh trọng nhờ họa-sĩ viết như “Phượng múa, rồng bay”
                         Mừng sinh-nhật Mỹ-Dương
                        Trời Ca-li hôm nay nắng đẹp
                        Muôn hoa cười mừng tuổi Mỹ Dương
                        Cùng bạn cũ Trưng-Vương họp mặt
                        Đem tình thân làm ấm tha-phương
                        Thời gian đã đổi mầu mái tóc
                        Càng làm tăng duyên-dáng dễ thương
                        Nuôi dạy các con nên Bác-sĩ
                        Làm vinh danh người Việt viễn-phương
                        Chúc Mỹ-Dương bạn xưa có mặt
                        Cùng gia-đình, hạnh-phúc vĩnh trường.
Bạn Nguyễn anh Vân ( xã xệ từ San Francisco) chung lớp chung trường bao năm nay gặp lại đặc biệt hai vợ chồng có tài thơ phú ( xuất khẩu thành thơ) đã tặng “ Chúc mừng thượng tho” nghe ghê quá các bạn ơi! Thế ra mình đã già thật rồi đấy:
                             Chúc mừng thượng thọ
                        Thượng thọ năm nay, mấy mươi rồi
                        Biết bao từng trải, bao nổi trôi
                        Gia-đình hạnh-phúc, con thành đạt
                        Cháu chắt yên vui, đẹp rạng ngời
                        Tóc vẫn còn xanh, mắt vẫn tinh
                        Bạn bè thân thiết biết bao tình
                        Vui ngày chúc thọ về xum họp
                        Tíu tít bên nhau..chuyện chúng mình.
Bạn Hoài-An Chu thị Hồng ( từ San Jose) đồng môn cho một bài thơ mừng ngày lên Lão
                                    Mừng bạn
                        Họ Bùi đệm Mỹ tên Dương
                        Nàng là người đẹp Trưng-Vương một thời
                        Văn-chương cũng rất tuyệt-vời
                        Ý, tình phong-phú, lời lời ngọc châu
                        Bạn bè ai cũng mến yêu
                        Gia-đình hạnh-phúc, mọi điều hanh-thông
                        Vợ chồng tâm-đắc thủy-chung
                        Cháu con dâu rể một lòng kính yêu
                        Ngày vui bè bạn rất nhiều
                        Cùng nhau dự buổi tiệc chiều thật vui
                        Một ngày kỷ-niệm để đời
                        Gia-đình con cháu bao lời yêu thương
                        Bạn bè chúc tụng tán dương
                        Tiệc tùng thịnh-soạn, nhạc mừng quá hay
                        Vui nào bằng vui hôm nay
                        Ra về ai cũng nhớ “ Ngày Mỹ-Dương”
                        Với lòng quí-mến thân thương
                        Mình xin chúc bạn mọi đường an-vui
                        Từ nay đến suốt cuộc đời
                        Toàn là gặp mọi điều vui, an-bình
                        Bài thơ mộc mạc chân tình
                        Mình xin tặng bạn để dành đọc chơi
                        Gọi là một kỷ-niệm vui
                        Cũng là ghi dấu tuổi đời chúng ta.
Bác sĩ Nguyễn tam Thanh bạn chồng cũng có lời mừng bằng bài thơ lục bát có chút ngậm ngùi, khôi hài
                        Chuyện tình Chương & Dương
                        Có duyên mới nên vợ chồng
                        Cô giáo, bác sĩ tình nồng lứa đôi!
                        Gia-đình ấm cúng đời đời…
                        Trai có, gái có, ôi thôi phúc đầy!
                        Bỗng dưng Trời cất ông thầy
                        Căn nhà mất nóc, phủ đầy tang thương!
                        Góa-phụ trầm lặng giữ cương,
                        Một tay dựng tiếp trải đường con đi…
Đàn con cháu bầy tỏ lòng thương yêu với Mẹ, tuần tự trưởng nam Quốc-Anh, con gái Mỹ-Trinh, rể Phan Gia Quang, trai thứ Anh-Hoàng, vợ chồng út Hoàng-Việt & Bão-Hương. Các cháu nội ngoại như Quỳn-An đàn dương cầm bài “Lòng Mẹ”, Thành-VũAnh-Thư song ca bài của nhạc sĩ Lê văn Khoa rất ý nghĩa: nhắc  nhở nguồn gốc là người Việt-Nam.
Cám ơn các con và các cháu,  đã cho mẹ một ngày họp mặt thật vui.
Bùi mỹ Trang với lời văn dí dỏm, giãi bầy kể lại “cuộc đời tình ái và sự nghiệp của chị”. Ôi to tát quá, tất cả dù đẹp dù xấu đều là kỷ niệm mà kỷ niệm bao giờ cũng đáng trân quí! Cám ơn cô em gái nhé.
Cậu em út Bùi bảo Đồng & Hồng-Vân và cháu Bảo-Đan từ Canada sang, cám ơn các em đã luôn tham dự vào những dịp vui cũng như ngày buồn của gia-đình tôi.
Bạn Trương-Vương niên khoá (53-60) đã cho tôi nhiều ưu ái thứ nhất là sự hiện diện của quí bạn, lời chung vui trên báo, cử đại diện Châu-Hà đọc bài lược kể chặng đường đã qua với niềm vui, nỗi buồn, Kim-Long quàng vòng hoa yêu thương nhắc nhở luôn có bạn bè chia sẻ , Kim-Dung trao món quà tinh thần: một áo thung tên trường yêu quí, đặc san của nhóm, một DVD gồm hình ảnh sinh hoạt của thời tươi đẹp nhất.
 Đặc biệt vợ chồng bạn Tâm & Quỳnh đã  mất công, mất của làm cho cuốn đặc san, tôi viết cho gia-đình và bạn bè để kỷ niệm ngày sinh nhật 70, ngày được lên “Lão”
Cám ơn tất cả  các em, các con cháu, họ hàng, bạn bè, học trò cũ , ca-sĩ, đã làm cho buổi họp mặt vui, đẹp, đáng nhớ và ý nghĩa
                                                Mùa thu 2010 Bùi mỹ Dương

                                                                          Vui là vui gượng kẻo là !!!  
           

QUYỂN VÀNG (KIM SÁCH) HOÀNG GIA VIỆT NAM


Eloge de l'Art par Alain Truong


Un cadeau pour la belle du roi

L’ouvrage est daté du règne du roi Thiêu Tri (1841-1847), le 3e des 13 souverains de la dynastie Nguyên (1802-1945), la dernière dynastie impériale vietnamienne. Ce livre impérial, avec ses cinq feuilles en argent recouvertes d’or, affiche 7 kilos sur la balance malgré son format au demeurant modeste (14 cm x 23 cm). Il est composé de trois doubles pages et de deux couvertures reliées par quatre anneaux. La première et la quatrième de couverture sont ornées de gravures de dragons s’amusant dans les nuages au-dessus des flots, le tout encadré par une frise géométrique. Les pages sont incisées de 186 caractères Hán (écritures chinoises) sur 5 faces.

Les inscriptions précisent la vie de la dame Vu Thi Viên, louent sa vertu, son honnêteté et ses contributions aux affaires de la Cour, ainsi que la raison pour laquelle le roi Thiêu Tri a décidé de l’élever du statut de 2e concubine (Luong tân) à celui de première (Luong phi)
Les pages sont reliées par 4 anneaux aux aussi en argent recouvert d'or.
Photo : CTV/CVN
                  Itinéraire de retour au Vietnam

Le collectionneur Cao Xuân Truong raconte qu’il a passé de longues années à «chasser» ce livre rédigé il y a plus de 160 ans. Avant d’être entre ses mains, l’ouvrage avait été amené en France par un général de l’armée colonialiste, où il était depuis conservé. Il y a 10 ans, lorsqu’il apprend que ce livre centenaire est gardé par une famille en France, il essaye de le racheter, en vain, essuyant plusieurs refus de cette dernière.

«J’ai dû faire la navette entre la France et le Canada une dizaine de fois pour tenter de racheter ce livre. Mais cette famille comprenait qu’elle avait là quelque chose de grande valeur, sur le plan matériel comme immatériel. La conclusion était toujours la même : non», rappelle-t-il. 
 
La photo du livre et ses explications présentées lors d’une vente aux enchères à Paris en 2010. Photo : CTV/CVN

C’est en octobre 2010, alors qu’il se prépare à quitter le Canada pour Hanoi que le collectionneur est informé que le livre sera mise en vente à la Maison de vente aux enchères Sotheby’s à Paris. En moins de temps qu’il ne le faut pour l’écrire, notre homme qui voue une passion sans borne pour les valeurs culturelles du pays natal décide de modifier son trajet. Il prend un vol pour Paris et cherche par tous les moyens à participer à cette vente aux enchères. Sotheby’s fixe le prix initial à 30.000 euros. Après des négociations tendues, les enchères montent : 45.000 euros, 55.000 euros, puis 70.000 euros. À 72.750 euros enfin, l’objet est attribué à ce client venu du Canada.

M. Truong se dit chanceux, même si peu de gens savent que pour obtenir ce livre, il a dû vendre sa propre maison au Canada pour gagner 20.000 euros. «Une maison, je peux racheter une. Mais pour ce livre, la chance ne se serait certainement pas présentée une deuxième fois !», confie-t-il.

Le collectionneur affirme qu’il n’a pas l’intention de le revendre. Il pourrait en revanche l’offrir à un musée au Vietnam. Il est aussi prêt à fournir toutes les informations dont il dispose sur ce livre aux scientifiques ou aux gens intéressés.