Tuesday, August 28, 2012

HOÀNG NGUYÊN NHUẬN * TRẦN HỒNG CHÂU

 TRẦN HỒNG CHÂU NGƯỜI
Thi Triển Túy Quyền Trên Bục Giản

Vào đề - Bài này được viết ra như một lời cám ơn khi Hoàng tôi nhận được tác phẩm Dăm Ba Ðiều Nghĩ Về Văn Học Nghệ Thuậtcủa Thầy tôi gửi cho. Hoàng tôi vừa được tin Thầy đã giã biệt cõi tạm. Xin mừng Thầy đã chuyển nghiệp, xin thành kính phân ưu cùng tang quyến, môn đồ và bằng hữu của Thầy.
Trại Ðỗ Quyên 11 giờ trưa ngày 13 tháng 12 năm 2003.
* *
ng năm ngày Tết chúng tôi có lệ lôi ra một tập thơ mình ưa thích ra để bói... Kiều. Năm nay, chúng tôi dùng Hạnh Phúc Ðến Từng Phút Giây (Văn Học, California 1999) của Trần hồng Châu, vốn là... Thầy Hoạch ngày xưa của cả hai đứa. Nn đó, Hoàng tôi cũng hứa với Lệ Hằng sẽ viết một vài cảm nghĩ về tập thơ này. Rủi cho tôi, lúc đó cũng là thời gian Lệ Hằng nhảy choi choi như gà mắc đẻ vì bao nhiêu chuyện điên đầu lỉnh kỉnh quanh việc di tản từ Phong Trang trên Blue Mountains u nhã về Trại Ðỗ Quyên phồn hoa bụi bặm. Bà ấy động tâm tán loạn làm tôi cũng lắc lư ‘điên’ theo, thế nên lời hứa với đàn bà có khi trầm trọng chí tử mà có khi cũng dễ theo gió bay đi? Trong khi tôi lửng lơ chưa giữ lời hứa thì lại nhận thêm cho quyển DBÐNVVHNT (Trần Hồng Châu - Dăm Ba Ðiều Nghĩ Về Văn Học Nghệ Thuật - Văn Nghệ, California 2001).
Lệ Hằng lại đi Mỹ, phần chính cũng vì trắc ẩn đối với một con nợ văn bi thảm tội nghiệp của Bà ấy. Nhà vắng cuối tuần, không lý cứ lơ mơ quanh quẩn rồi than dài như Trịnh công Sơn /thừa đôi tay dư làn môi/ hay /bạn bè rời xa chăn chiếu/ ô hay mình vẫn cô liêu/ nên Hoàng tôi tôi tự cho mình cấm trại mấy ngày để đọc một mạch cho xong DBÐNVVNNT. Ðọc lần đầu, đã hẳn. Bởi những điều Trần hồng Châu viết - kể cả thơ, không phải là những gì để chỉ đọc một lần rồi thôi.
Chẳng hiểu sao mỗi lần nghĩ đến Trần hồng Châu, tôi lại liên tưởng đến Thế Kỷ 20, xuất hiện rồi tuyệt tích trên n đàn Miền Nam đồng thời với ng Tạo bộ mới Hiện Ðại.Tôi đã quên hầu hết nội dung của Thế Kỷ 20số ra mắt, trừ bài đầu, nhất là mấy chữ đầu của câu đầu: ‘Như một lẵng hoa...’, câu trực khởi rất Tây hấp dẫn tôi như phù chú. (Trong bài này, tất cả những câu, những chữ trong ngoặc đơn đều là từ DBÐNVVHNT). Sao có liên tưởng đó? Có phải vì thuở ấy, tôi có điều khát khao cần được giải tỏa và trông đợi tìm thấy chìa khóa nơi Thế Kỷ 20 nng Thế Kỷ 20 yễu tử khiến tôi thất vọng? Có phải vì bài chủ lực của Thế Kỷ 20số ra mắt là một trong những bài văn luận bằng tiếng mẹ đẻ hay và... hậu hiện đại nhất tôi được đọc thời đó? Ðó cũng là thời, vì mê bài tựa truyện Kiều của Chu mạnh Trinh, Hoàng tôi đã ước ao thực hiện một tuyển tập gồm những bài tựa, bài giới thiệu, bài bạt... hay nhất cả bằng chữ Hán, chữ Nôm và ‘quốc ngữ’. Ước vọng đó cho đến nay vẫn n dang dở.
Năm 1997, khi ghi lại một vài cảm nghĩ về Trần hồng Châu, tôi có nhắc đến tạp chí Thế Kỷ 20 rằng: ‘Tôi đón nhận Thế Kỷ 20của ông như đồ đệ vô danh đón nhận ‘lẵng hoa đầu xuân’ thầy mình gởi cho. Lẵng hoa đó không tươi mãi được bởi ông không muốn trồng hoa... nylon hay chơi hoa vải trong khi hoàn cảnh lịch sử quê hương không cho phép những người không chịu sắp hàng được thong dong làm văn học theo sở nguyện. Thế Kỷ 20biến mất và những đồ đệ nam nữ của ông lục tục đứa vào quân trường, đứa đi nếm mùi lao lý, đôi đứa phải chạy qua bên kia dù không muốn sắp hàng nng chẳng còn cách nào khác hơn vì lũ chúng tôi chỉ có hai đường để lựa chọn hoặc vất vưỡng trong đống rác của tư bản rừng rú hoặc chết ngộp trong chiếc lồng đầy hoa vô sản quốc tế... Tôi đã chọn đường vẫy vùng giải hoặc và lạc mất ông từ dạo đó cho đến khi có duyên may đọc lại văn thơ của ông nơi chốn lưu đày...’ (Hoàng Nguyên Nhuận - Một Góc Trần Hồng Châu). Ðó cũng là cảm nghĩ của tôi về Trần hồng Châu hơn 30 năm trước. Thật vậy, trên nguyệt san Vấn Ðềcủa Vũ Khắc Khoan số 50 tháng 9.1971, tôi có viết: ‘Sự rã tan của nhóm Quan Ðiểm đã gây ra một thứ trống không văn hóa góp phần thành công cho nhóm ng Tạo, nơi phát sinh một số cây bút có thế giá trong nhiều năm sau này. Nng ng Tạo, rồi Thế Kỷ 20... chỉ sống được một thời gian ngắn nội dung lạc lỏng, vì cố gắng tạo một sinh khí mới nng chẳng biết để làm gì’. (Tùy Anh - Cuộc Khủng Hoảng Trí Thức Việt Nam).Tôi ghi xuống những cảm nghĩ ấy trong liên tưởng về dòng dẫn nhập của Trần hồng Châu trong Thế Kỷ 20số ra mắt. Dòng dẫn nhập ấy nguyên n: ‘Như một lẵng hoa xuân trong mùa lửa hạ vô cùng tận của miền Nam đất nước’. Mùa lửa hạ vô cùng tận... mấy chữ dường như báo trước định phận của đứa con tinh thần của Trần hồng Châu. Miền Nam đang triền miên tắm gội bằng Napalm, B.40, chất Da Cam và những ý thức hệ ngoại lai xung đối nên bó hoa xuân của Trần hồng Châu và thân hữu muốn hiến cho đời chớp mắt đã bị thiêu rụi. Bài dẫn nhập này đã được in lại trong DBÐNVVHNT hôm nay, vẫn long lanh như một hạt ngọc.
Các đại học miền Nam trước 1975 không thiếu gì những ‘ông thầy Văn Khoa’. Nng theo tôi, thực sự dạy văn - đặc biệt là Việt văn - với tất cả những nghiêm cẩn say mê nghiệp dĩ không phải là nhiều. Sài Gòn có Thầy Nguyễn khắc Hoạch, Huế có Thầy Lê Tuyên. Trong khi các thầy khác chỉ loanh quanh giảng giải – expliquer, thì Thầy Hoạch, Thầy Tuyên vi vút huê dạng với tài triển khai – expliciter, rất chi là Hiện Tượng luận. Chỉ khác một điểm. Thầy Tuyên n lớp phải có giấy, như một thợ cắt kim cương lành nghề, tài hoa nng chuẩn xác, không thiếu một câu không thừa một chữ. Thầy Hoạch thì tay không, như kẻ nn du bát phố, như một nn vật võ lâm đang thi triển... Tuý quyền. Trên bục giảng, Thầy Tuyên nghiến ngầm như kẻ xướng hịch, Thầy Hoạch ung dung như một kẻ cầm chầu Hát Nói. Phải chăng vì vậy mà đa số những tác phẩm trình đời của Thầy Tuyên là văn luận thì của Thầy Hoạch lại là thơ? DBÐNVVNNT là đứa em... áp út chào đời sau một đàn anh tùy bút (Thành Phố Trong Hồi Tưởng- An Tiêm, California 1991), và ba đàn chị thơ (Nửa Khuya Giấy Trắng - Thanh Văn, California 1992; Nhớ Ðất Thương Trời- Thế Kỷ, California 1995 và Hạnh Phúc Ðến Từng Phút Giây ). Nghĩ như Trần hồng Châu rằng: ‘Sống những giờ phút yêu đương, thể hiện yêu đương trong cuộc đời chắc có thể thú vị hơn viết vài pho sách mổ xẻ tình yêu!’ thì tránh sao khỏi móng vuốt của kiều nữ Ly Tao?! Trong câu này, ‘thú vị’ nhất có lẽ là ba chữ ‘chắc có thể’. Ðã chắclại còn có thể, đã có thểlại còn chắc... Chỉ có tiếng Việt và những người chủ động tiếng Việt bản nh như Trần hồng Châu mới biết lúc nào cần ghép ba chữ đó lại với nhau một cách... Thin vị như thế. Có phải vì bản tâm Trần hồng Châu dịu dàng hòa ái, hay vì không muốn cọ xát với hồng trần phồn hoa, nên Trần hồng Châu chọn con đường thơ vì dù ‘... thơ ít có liên quan với thực tại và thực tiễn!’ nng chính thơ mới đủ sức ‘đưa ta thẳng vào tận trung tâm sự vật, để vươn tới xứ sở của Chân Thin Mỹ’?
Một điểm hấp dẫn nữa của DBÐNVVHNT là tiếp sau phần ‘giảng bài’- kể cả bài điểm quyển hồi ký của Giáo sư Nguyễn đình Hòa vốn là đồng nghiệp của Trần hồng Châu và bài tiểu luận về ‘vận nước nổi trôi’ của Bác sĩ Hoàng văn Ðức tiếp sau các phần kiến giải về tư tưởng Xuân Thu và nghệ thuật thịnh Ðường, về tình yêu trong truyện Nôm, về Nguyễn ng Trứ, về Albert Camus - là phần châu phê những học trò xuất sắc - hay như chính lời Trần hồng Châu, những học trò siêng năng, gần gũi của ông thầy Văn Khoa’. Trong phần châu phê này, Trần hồng Châu thư thái biểu diễn những cách ‘nghĩ về văn học nghệ thuật’ của ông cũng như chiều hướng và khả năng sáng tạo ông muốn truyền thụ cho họ thực hành, trong khi ân cần chỉ cho họ thấy rõ hơn và tự tin n vào những sở trường cần triển khai nơi chính họ. Thủ thuật này hiển lộ qua cách Trần hồng Châu đặt tiểu đề cho toàn bộ tác phẩm hay riêng một tác phẩm mà ông giới thiệu. Trần hồng Châu phê Phạm xuân Ðài của Nội Trong Mắt Tôilà ‘con người yêu chân, thin, mỹ quay đầu nn về quê hương khổ đau’. Bụi và Rác của Nguyễn xuân Hoàng là ‘nỗi đau của tất cả chúng ta hôm nay’. Nghề Làm Vua của Lệ Hằng là ‘bản cáo trạng nhắm thẳng vào cường quyền trong suốt chiều dài lịch sử’. Tiểu luận của Hồ đình Chữ về Tản Ðà và Tình Yêu là ‘đường vào tình sử’. Sử Cacủa Nguyễn xuân Thiệp là ‘thơ và huyền thoại trên thượng nguồn ng sông lịch sử’. Tập n Luậncủa Lưu Nguyễn Ðạt là tấm gương phản ánh ‘một người ‘phải lòng’ tiếng Việt’. Từ Ðiển tiếng Huếcủa Bùi minh Ðức là ‘cuốn từ điển phương ngữ viết bằng trái tim’. Hồng khắc Kim Mai qua hai tập thơ Mắt Màu NâuEm Cho Ta Tình Thơlà hình ảnh của ‘Bạch Tuyết, một mình giữa bão lốc thời đại’. Trong Mê Cung của Nguyễn trung Hối là ‘vũ trụ hư cấu của kẻ đào thoát khỏi bản ngã và kỷ niệm’. Ðỗ quý Toàn là kẻ ‘đi vào mê hồn trận của thơ và tiếng nói’ trong Tìm Thơ Trong Tiếng Nói... Lối châu phê tài tình bay bướm này nhắc Hoàng tôi nhớ đến một vị Thầy quý mến hồi Ðệ Tứ. Thầy Cao hữu Triêm, một dị nn kiệt xuất trong giới nhà giáo Huế. Thay vì trừng trị Hoàng tôi ham... trốn học lang thang hay đi trễ về sớm, Thầy Triêm chỉ phê đại để... Học khá, nng xuất hiện phi thường!Tôi chỉ khổ vì phải giải thích cho gia đình tôi mấy chữ đó trong học bạ có nghĩa gì.
Cho đến bây giờ hình như chưa nghe ai than là bị ‘ông thầy Văn Khoa’ phê oan, do đó cũng không nghe ai khiếu nại là thầy thương không đều cả. Chính qua phần châu phê này mà người ta thấy rõ cái trăn trở và can trường trí thức, cái tài lăng ba vi bộ của một kẻ đứng giữa lằn ranh mong manh của một bên là ‘nghề’ văn khoa phải bám sát các lý thuyết mỹ học và phê bình văn học, một bên là cố gắng vươn n, cố gắng đóng ngoặc những lý thuyết đó vì nghiệp dĩ sáng tạo.
DBÐNVVHNT là một thủ bản có thế giá về phê bình và lý luận n học nghệ thuật. Vốn là một sản phẩm sáng giá của Sorbonne quyền quý tao nhã, dĩ nhiên cái nn của Trần hồng Châu nng Tây Âu hơn là Anglo-saxon. Ðó là một điều may cho người đọc. Bởi trong thế giới hiện đại, phê bình và lý luận n học n nếp chững chạc nng rất người vẫn là của Tây Âu, nhất là Pháp. Hay nói như Trần hồng Châu: ‘người Pháp, người Ý, có lẽ khôn ngoan, hồn nhiên, đi sâu vào nghệ thuật sống hơn người Mỹ, người Anh’.
Phong cách suy tưởng của Trần hồng Châu ‘nng’ Tây Âu nng Trần hồng Châu không hề tỏ ra xu phụ hay thần phục, ngay cả chạy dọi theo đuôi những nn vật đầu đàn trong nnh phê bình và lý luận mỹ học của Tây Âu như một số chuyên gia phê bình lý luận n học - hải ngoại cũng như trong nước, đã và đang làm. Từ sau những đợt đánh phủ đầu của thực dân Pháp, một số trí trức Việt Nam - hữu cũng như tả - trở nên lòa mắt khớp mấy ông thần bà thánh triết lý, tôn giáo, văn học, nghệ thuật của Tây phương, cũng thuần thành như cácx bậc trưởng thượng của họ ngày xưa thuần thành với lề lối suy tư Tử viết hay /đạo thầy thứ nhất là Nho/ hay giáo chủ này phán rằng, giáo chủ kia dạy rằng. Trần hồng Châu là một trong những biệt lệ, học Tây phương nng lại không hành xử n những học trò của Tây phương. Trần hồng Châu đan cử những tư tưởng, liệt kê những tên tuổi bậc thầy của Tây phương không phải n những á thánh, những tín điều hay những định đề, nng chỉ như là những ví dụ, hiển chứng hay trang hoàng cho điều Trần hồng Châu muốn nói. Trần hồng Châu có sự tự trọng và tự ái của một kẻ tự mình biết thế nào là phải và trái, toàn cầu và tổ quốc, dân tộc và nn loại. Trong cuộc phỏng vấn năm 1995 của nguyệt san n Học, Trần hồng Châu thú nhận: ‘Tôi thường thấy mệt mỏi với lý thuyết văn nghệ’. Một năm sau, khi trả lời nguyệt san Khởi Hành, Trần hồng Châu lại nhắc: ‘Tôi ít để ý đến lý thuyết, trường phái, mới cũ hay Ðông Tây’ chỉ làm cho người ta ‘sa lầy trong những tranh luận lý thuyết trừu tượng và không tưởng’. Hai năm sau, trong bài phỏng vấn trên đài RFI tháng 3.1998, Trần hồng Châu lại nói: ‘Dần dần tôi cảm thấy mệt mỏi, bảo hòa’ (với những quan điểm và lý thuyết sáng tạo). Mệt mỏi bảo hòa vì những lý thuyết đó chỉ là ‘màu xám của lý trí trừu tượng, xa rời cái sống động, nóng hổi và xanh tốt của nn sinh’ trong khi những lý thuyết mới như Tân tiểu thuyết, Tân phê bình, Cơ cấu luận, chủ trương Hủy tạo lại ‘xa rời nn sinh, phản n nghệ và không phát triển được’. Lý thú hơn nữa là, như một thin sư dùng thét và gậy khai tâm cho môn đồ, Trần hồng Châu ‘quại’ luôn người phỏng vấn vốn là kẻ đang... e lệ ngập ngừng đi vào thế giới phê bình văn học dưới ánh sáng của cơ cấu luận và hủy tạo!
Qua DBÐNVVHNT, bằng phong thái và bút pháp của một ‘trí thức sáng tạo’ tự tín khiêm cung và lịch lãm, Trần hồng Châu kiến giải những vấn đề gai góc của văn học nghệ thuật một cách bình dị, không rườm rà khúc mắc, không kinh viện nng nề, không dung tục trịch thượng và cũng không nn nhặn tự ty. Trần hồng Châu biết mình nói gì, những gì cần nói và nói như thế nào, bằng một nn từ lịch sự khoan hòa trong bóng. DBÐNVVHNT là một thứ bí kíp, một bài ‘Hiệp Khách Hành’ để lại cho ‘văn lâm’ của miền Nam Việt Nam trước 1975 và lưu vong hôm nay - mà theo Trần hồng Châu có cùng một bản chất, một ý hướng và một định phận. Qua DBÐNVVHNT, Trần hồng Châu rành mạch kiến giải những vấn đề như sáng tạo văn học nghệ thuật, và riêng văn học nghệ thuật Việt Nam trong bối cảnh văn học nghệ thuật thế giới, vấn đề văn học nghệ thuật Miền Nam trước 1975 và lưu vong hiện nay đứng ở đâu và đi về đâu...
Trần hồng Châu thú nhận nh là kẻ ‘tha thiết hướng về Chân Thin Mỹ’, chân thành, tự hào và tam ‘độc’ - độc nhất, độc lập, độc đáo. Trần hồng Châu đề cao ‘Tâm Thin’ khi sáng tạo, trong khi có kẻ ồn ào sửa lưng Nguyễn Du sai khi bảo chữ Tâm bằng ba chữ Tài. Sai! vì chỉ có tài mới là động năng đẩy người sáng tạo theo mới, theo ‘tân’, mới đủ sức làm ‘phá thể’, ‘hủy tạo’, ‘tân tiểu thuyết’, ‘tân phê bình’.
Trần hồng Châu không dựa vào phe này để chơi phe kia, không lấy lý thuyết chọi lý thuyết, không lấy ý thức hệ dập ý thức hệ bởi vì, trong khi sinh hoạt văn học nghệ thuật chỉ huy tuột dốc vào hố thẳm ‘U mê, cuồng tín, ác độc và lòng tham không đáy’, thì nn n học nghệ thuật tự do dân chủ lại dậm chân tại chỗ trong ‘những lớp bụi bậm của lý trí lạnh lẽo, ‘mốt’ thời thượng, phấn son làm dáng, ấu trĩ tầm thường, khuôn n bảo thủ ù lì hay cái ‘mới’ a dua, giả tạo, hung hăng...’.
Trần hồng Châu cảnh giác về hiện tượng tiếng Việt như một chủng loại trên đà tận diệt: ‘Trong hoàn cảnh hiện tại, ở hải ngoại, ta còn có thể cầm cự trong một vài thập nn nữa, cho tới khi không còn người ‘sản xuất’ cũng n người ‘tiêu thụ’ văn nghệ...’. Trần hồng Châu nghiêm cẩn nhắc đến hai chứng bệnh đang tiếp tay cho sự tàn phai đó. Ðó là ‘cái a dua thời thượng, cái giả tạo đôi lúc ồn ào quá mức... và cái ‘hội chứng phe nhóm’. Ðồng thời Trần hồng Châu cũng vạch ra đường sống và con đường tiến tới của văn học nghệ thuật hải ngoại đó là ‘phải vươn tới cái khối hơn bẩy mươi triệu dân Việt ở trong nước, loại độc giả đang thèm khát những luồng gió mới’. Ðây là một gợi ý nghiêm túc, thiết thực. Và can đảm nữa. Can đảm vì đi ngược với cái ‘a dua thời thượng’ và ‘giả tạo ồn ào’ của văn học nghệ thuật lưu vong vốn có khuynh hướng nn Việt Nam như một bế tắc tuyệt vọng. Khuynh hướng này đòi hỏi người làm văn học nghệ thuật phải tỏ ra tiếc hận, bi phẫn, hay ít ra cũng hờ hững xa cách, hoài nghi hay trịch thượng khi nói về hay viết về bất cứ gì của Việt Nam. Nếu không thì có thể bị tố là lội ngược dòng, là không thời thượng, không chính thống, không thuần túy, không dứt khoát.
Thuần thành và dứt khoát tôn trọng cái tự do của người sáng tạo như một tâm nguyện thiêng liêng, Trần hồng Châu cũng cố gắng níu sáng tạo văn học nghệ thuật ở lại với trần gian, không phải là một trần gian mơ hồ vô xứ, nng là một trần gian có tên Quê Hương. Tìm được cán n quân bằng giữa toàn cầu và địa phương, giữa nn loại và dân tộc là một trong những bận tâm của Trần hồng Châu. Ðó là một điều rất khó - mà hình như cũng là rất dễ, với những kẻ vì nghiệp dĩ lịch sử phải sống đời lưu vong để rồi phải luôn luôn xao xuyến trằn trọc giữa lưu đày và quê nnhư lối nói của Camus. Cho nên, trong khi đa số đang lặp đi lặp lại hai chữ ‘toàn cầu’ ‘quốc tế’ như bùa chú, trong khi một số người chỉ muốn nghĩ đến chuyện lìa xa tổ quốc, chôn chặt bản lai diện mục ‘Mít’ của mình, Trần hồng Châu lại chủ trương tuy phải ‘vượt ra ngoài biên giới địa phương mỗi khi suy luận về văn nghệ. Nng khi sáng tạo thì cần hòa hợp nhiều yếu tố trong đó yếu tố quê hương vẫn chiếm phần quan trọng. Vì, chỉ khi chúng ta hoàn toàn là chúng ta, là quê hương chúng ta, chúng ta mới đạt tới cái khái quát, cái toàn diện của con người, của nn loại... Trên con đường dài, giữa cảnh núi rừng bao la, nhiều khi người thám hiểm cũng cảm thấy cô đơn hay mỏi mệt, đôi lúc thấy phải dừng chân về thăm hay tưởng nhớ lại quê cũ và truyền thống xưa, để tìm ở đấy những điểm tựa, những niềm an ủi, những lý do tin tưởng, hầu mong vững lòng tiến xa hơn nữa’.
Một tình yêu quê hương đậm đà, một phong thái bay bướm nn nhã, đó là hai bản sắc của Trần hồng Châu mà Hoàng tôi cố theo, cố học. ‘Phải dừng chân về thăm hay tưởng nhớ lại quê cũ và truyền thống xưa, để tìm ở đấy những điểm tựa, những niềm an ủi, những lý do tin tưởng...’ Ðó chính là bí kíp sáng tạo của Trần hồng Châu - một người từng ăn pâté chaud của Pháp và hot dog Mỹ đến n ng, một người biết Pháp biết Mỹ đến độ... thập thành - chứ không phải chỉ biết sơ sơ ba rọi. Ðọc những vần thơ cổ kính của Trần hồng Châu mới thấy được cái cảm thức /cử đầu vọng minh nguyệt/ đê đầu tư cố hương/ hay /bao năm cúc nở riêng sầu/ của ông sâu đậm và quay quắt đến mức nào.
Nhận được quyển DBÐNVVHNT, liếc nn tựa sách, tôi mĩm cười và tưởng tượng mình đang hầu chuyện với ông Thầy mình cách xa vạn dặm: ‘Thưa Thầy, sao lại dăm ba điềumà không phải dăm điều, ba điều hay ít nữa cũng lànhững điều hay đôi điều’?! Hỏi thì hỏi, tôi thừa biết, một nhà mô phạm thường ‘không lý giải, không lý luận như Thầy, Thầy sẽ không hơi đâu dài dòng, Thầy sẽ trả lời tôi bằng một câu hỏi: ‘Tại sao cậu hỏi vậy’? Cho nên tôi lại mườn tượng nghe tiếng mình: ‘Vì, thưa Thầy, Thầy dạy con hỏi chứ không dạy con nhắm mắt nhận những câu trả lời sẵn có’. Nn từ nếu không giải phóng tâm tư thì cũng không thể là cùm xích trói buộc con người. Des mots, des maux mà! Vị thầy lý tưởng là kẻ có cách bắt học trò tự thắp đuốc lên mà đi, phải tra hỏi rồi tự tìm lấy câu trả lời.
Nghiệp dĩ của đứa học trò của Thầy là hành động, hắn thường cần những công thức để quyết định và ra tay, nên hắn ham hỏi.Với hắn, dăm là dăm, balà ba. Nng bản chất của Thầy hắn là một nhà mô phạm, một nhà thơ. Tiêu ngữ của nhà mô phạm là ‘giáo đa thành oán’. Tiêu ngữ của nhà thơ là vần điệu. Cho nên Thầy không quyết dăm mà cũng chẳng chọn ba, chẳng phải vì Thầy sợ bị lâm vào cảnh phải nhận lời trách móc kiểu Hồ xuân Hương: /Sao nói rằng năm lại có ba/ mà chỉ vì Thầy thấy dăm ba, vừa nhẹ, vừa thư thái, vừa... thơ nữa? Với Thầy, thơ mới là đáng kể.
Nói đến thơ, Hoàng tôi lại liên tưởng đến ng tạo. Tôi thường nghe nói đại khái có một khác biệt văn hóa, một khác biệt theo miền, trong hai đường lối sáng tạo của Tây phương và Ðông phương. Sự khác biệt này sâu đậm đến đâu, tôi không biết. Ðiều chắc chắn là tôi không thể nào trừu tượng hay bỏ quên sự khác biệt đó để chỉ nn thấy điều được gọi là phổ biến hay toàn cầu trong hành động sáng tạo. Cho nên, dù Thầy ‘ít để ý đến lý thuyết, trường phái, mới cũ hay Ðông Tây’, Hoàng tôi vẫn mong có cơ duyên trình Thầy: ‘Thưa Thầy, Thầy dạy tụi con ng tạo, nng Thầy không chịu nói rõ cho tụi con chút nữa sáng tạo là gì? Làm thơ là gì?’
Người ta thường nói Tây phương sáng tạo kiểu từ không ra có, ex nihilo, biến cái thông thường thành cái lạ lùng, cái chưa từng có. Sáng tạo là đem nn cách nghệ sĩ áp đặt vào nghệ phẩm. Trong khi Ðông phương sáng tạo thường là thích ứng nn cách đặc thù của cá nn nghệ sĩ với đối tượng, nhập thân với đối tượng, là khám phá cái phổ biến trong cái đặc thù, là biến cái ‘kho trời chung’ thành cái ‘vô tận của mình riêng’ Tranh thủy mạc chẳng hạn. Ðó là những đại cảnh không phải từ ngoài nn vào hay từ trên nn xuống như không ảnh. Tranh thủy mạc được vẽ từ trong ra, hài hòa và gần gũi. Hay Nguyễn Du chẳng hạn. Cả quyển truyện Kiều không có một câu, một chữ nào nhắc đến Việt Nam dù là gián tiếp, thế nng không có một người Việt nào không thấy một chút gì của mình trong đó. Chung chung là như thế. Nng đó chỉ mới trả lời câu hỏi sáng tạo như thế nào, chứ không phải sáng tạo là gì?
Trần hồng Châu nói: ‘Chung cuộc chỉ còn lại dăm ba điều nghĩ, một vài xúc cảm và ấn tượng, hoàn toàn gắn bó với thẩm quan nhiệt tình của một cá nn ng tạo văn nghệ, thân mật đi bên những người đồng điệu, giữa một vườn hoa nhiều màu sắc. Với cả tấm lòng tha thiết hướng về Chân Thin Mỹ. Với phong thái rộng mở của con người không muốn bị ràng buộc bởi bối cảnh, thiên kiến, nhóm phái hay ý thức hệ nào cả. Một con người mong mỏi được hoàn toàn thoải mái, đuổi theo và ghi lại mọi vẻ đẹp rơi rớt trên giải đất trần gian mến yêu của tất cả chúng ta’. Như vậy, sáng tạo là đuổi theo và ghi lại. Phút giây đó Trần hồng Châu mượn lời Hồ Dzếnh để gọi là ‘phút linh’. Trần hồng Châu và Hồ Dzếnh đợi thơ, nng thơ có thể đến và phút linh đó cũng có khi không đến. Có phải van Gogh chờ mãi phút linh đó không đến nên nổi nóng tự hớt mất vành tai? Hay Nguyễn tất Nhiên chịu đựng không nổi những phút giây đó dồn dập ùa tới nên đành từ giã cõi đời trong sân chùa một đêm giá lạnh? Cũng như có những nhà thơ, không đủ kiên trì chờ thơ đến, không đủ tài năng đón nhận thơ nên đành phải làm như thể nàng thơ đã đến, bằng những quái thai đẻ non của mình gọi là... thơ tự do, bất cần người đọc, bất cần vần điệu, bất cần chữ nghĩa. Nng đã tự do mút chỉ như thế rồi thì thích ghi gì xuống giấy - hay trên n computer, cứ ghi, thích viết kiểu nào cứ viết, thích nguệch ngoạc cứ nguệch ngoạc, sao lại còn ng buộc mình vào một thể sáng tạo gọi là thơ?! Nói như thế, không có nghĩa Hoàng tôi đã biết rõ thơ là gì vì thực ra Hoàng tôi chỉ nghĩ rằng khi đã gọi là thơ tự do thì nhà thơ phải biết mình nói thơ tự do chứ không phải thơ niêm luật, không phải văn, không phải câu đối, không phải vè, không phải hô bài chòi.
Phút linh đó là tiếng réo gọi âm thầm khi người sáng tạo đối diện với quản bút và tờ giấy. Là phút giây người sáng tạo cảm thấy cần ‘ghi lại’ và có thể ‘ghi lại’. Nng nếu theo quan điểm của Công tôn Long chỉ có trắng là trắng, ngựa là ngựa chứ không có ngựa trắng thì ghi lại cái gì? Ghi lại ‘sự vật’ đã thấy, hay ghi lại ‘cái đẹp’ nơi sự vật đã thấy? Bức La Jocondechẳng hạn. Leonardo da Vinci ghi lại người thiếu phụ? hay ghi lại người thiếu phụ đẹp? hay ghi lại vẻ đẹp của người thiếu phụ?
Ghi lại sự vật hay ghi lại cái đẹp của sự vật, đàng nào cũng phải có ‘phút linh’, phải chờ phút linh và nhờ phút linh. Mà chờ phút linh là phải ‘đóng ngoặc’ cuộc đời, đóng ngoặc đối tượng chứ không phải bám sát hay chạy trốn cuộc đời hay đối tượng. Hiện thực chủ nghĩa, nếu không phải là một thứ ngụy tín thì cũng là một chủ nghĩa còn cực đoan n chủ nghĩa duy tâm. Ðóng ngoặc cuộc đời hay đóng ngoặc đối tượng để thấy được rằng: /Giả diệc chân thời chân diệc giả/Vô vi hữu xứ hữu diệc vô./ như một nn vật trong trong Hồng Lâu Mộng đã thấy. Sáng tạo là ghi lại cái thật không phải là thật, cái giả không phải là giả, cái có như là không, cái không như là có. Hoa hướng dương của Van Gogh không phải là hoa hướng dương thật mà thật là hoa hướng dương. Chân là Mỹ, Mỹ cũng là Thin, Thin ng là Chân. Phải chăng vì vậy mà Trần hồng Châu không buộc nghệ thuật phải vị nghệ thuật hay đòi nghệ thuật phải vị nn sinh mà để cho nghệ thuật phải vị cả hai, hay đúng ra chẳng cần thiên vị một cái gì cả? Nói thế khác, Trần hồng Châu không hoài công với chuyện duy tâm - duy vật, trừu tượng - hiện thực... trong sáng tạo.
Nng điều khó khăn cho người sáng tạo là phút linh qua rồi nhường chỗ cho phút trần lụy. Người nghệ sĩ chỉ đóng ngoặc cuộc đời, đóng ngoặc đối tượng trong phút giây sáng tác, khi chờ phút linh. Phút linh đến, sáng tác xong bài thơ, bài nhạc, bức tranh, bài văn thì phải mở ngoặc, phải trở lại cuộc đời, phải sống, phải lựa chọn. Bi kịch và bế tắc chính là chỗ đó. Và đây có thể là một bế tắc nữa mà Trần hồng Châu thấy chưa cần nói đến?
Thật vậy, khi đóng ngoặc cuộc đời để sáng tạo, người ta muốn vị gì cũng được, hay nghĩ rằng mình tha hồ muốn vị gì thì vị. Nng cuộc đời lại chỉ vị ‘bối cảnh, thiên kiến, nhóm phái, ý thức hệ’. Bế tắc và bi kịch chính là ở chỗ nhảy qua rồi quên nhảy về, đóng ngoặc rồi quên mở ngoặc. Chiến tranh, hận thù, chém giết cũng thế. Ở nơi trận tiền, nếu ai cũng tránh không vơ đũa cả nắm, hay nói như Sartre ai cũng nghĩ ‘il a volé, il n’est pas donc voleur’ thì làm sao hươi đao múa kiếm hay bóp cò? Muốn giết, muốn bỏ tù, muốn trấn áp thì phải đóng ngoặc đối phương, phải giản lược đối phương để chỉ thấy ‘hắn’ là kẻ ác ôn đơn giản có tên ngụy, là cộng sản, là vô sản khát máu hay tư bản rừng rú, chứ không thể nghĩ rằng tên ác ôn đó còn là cha, là chồng, là anh em, là đồng bào, đồng loại, là nhà tu, nhà thơ, nhà văn... Qua cơn chém giết hận thù thì phải mở ngoặc, phải trở lại cuộc đời với ‘mọi vẻ đẹp rơi rớt trên giải đất trần gian mến yêu của tất cả chúng ta’ như Trần hồng Châu nói. Ðã giã từ vũ khí thì không thể di tản cả chiến trận về trong phòng ngủ hay phòng khách nhà mình. Trên bờ vực thẳm cheo leo của cuộc đổi đời, người làm văn học nghệ thuật không thể đi tới, chưa thể nhảy vào tương lai của đại khối ‘hơn bẩy mươi triệu dân Việt ở trong nước’ chỉ vì họ không thoát được cái gông cùm quá khứ. Phải chăng đây là cái bế tắc thứ ba?
Và phải chăng bi kịch thứ ba của nn n học nghệ thuật lưu vong cũng chính là bi kịch của nn n học nghệ thuật miền Bắc chưa rũ bỏ được ám ảnh khủng bố trắng của những nghị quyết chính trị như cái vòng kim cô trên đầu Tôn Ngộ Không? Hoàng tôi chợt phân n như thế khi Trần hồng Châu bảo: ‘Còn n học miền Bắc ngày hôm nay, chỉ là một dòng phụ, tuyệt đối lệ thuộc vào chính trị, nên không được đề cập tới ở đây. Ðó là một thực thể hoàn toàn khác biệt... đến từ một hành tinh xa lạ’. Phải chăng vì muốn kiến giải hay triển khai một nn n học nghệ thuật mà bản chất có thể là ‘u mê, cuồng tín nô lệ chính trị thì phải có một nn lý luận phê bình kinh viện độc thin khép kín là điều Trần hồng Châu không muốn nên Trần hồng Châu đành nhắm mắt đóng ngoặc dòng văn học nghệ thuật miền Bắc trong DBÐNVVHNT?
Lịch sử văn học nghệ thuật cho thấy không phải lúc nào độc tài cũng giết chết được quyết tâm đóng ngoặc cuộc đời để sáng tạo. Ðộc tài phong kiến sản xuất ra Cao Bá Quát. Ðộc tài thực dân vẫn để lọt Tú Xương, Tú Mỡ, Ðôi Bạn, Ðoạn Tuyệt, Nửa Bồ Xương Khô, Bộ Áo Cà Sa Nhuộm Máu...Ðộc tài nn vị đâu nn nổi Vũ Hoàng Chương viết Lửa Từ Bi, đâu nn được Nguyễn đăng Thục lăng ba vi bộ với... tư tưởng Việt Nam và triết lý Ðông phương. Vô sản chuyên chính đâu nn nổi Bùi Giáng làm thơ và dân chúng chơi chữ, ‘nói lái’. Một người anh em của Hoàng tôi kể chuyện là sau 1975, trong thời kỳ cãi tạo xã hội bằng cách sắp hàng mua nhu yếu phẩm kể cả thuốt hút, ngoài thuốc lá hiệu Vàm Cỏ, Nông Nghiệp, N Nước cho ra đời thêm một loại mới tên là BTC. Mấy tháng sau thì hiệu thuốc mới này biến mất, có lẽ vì tiếng cười dí dõm của dân chúng khi đọc ba vần BTC thành: Bộ Chính Trị - Bảo Chúng Ta - Bỏ Công Tác - Bán Chợ Trời đến tai Ban n Hóa Tư Tưởng trung ương? Hồi ở chung với Hoàng anh Tuấn tại T.4 Phan đang Lưu, Hoàng tôi đã có lần nghe Ông Thần Nước Ngọt này chơi chữ bằng cách rút gọn n các nhà lãnh đạo đương quyền là Lê Duẫn, Phạm văn Ðồng, Trường Chinh, Nguyễn lương Bằng, Tôn đức Thắng thành một câu rất đơn giản Ba đồng chinh bằng tôn!Ngày xưa, Thầy Pháp văn tếu một cách thâm trầm của Hoàng tôi là Cao hữu Hoành thường cười khoái trá mỗi khi nói đến Lettres Persannescủa Montesquieu hay cụm từ ‘les deux moitiés inégales’ của Voltaire. Hôm nay, nếu Thầy Cao hữu Hoàng còn sống, Thầy liệu có còn cười hô hố khoái chí trước lối chơi chữ đó không?
Mặt khác, tự do không hẳn là điều kiện ắt có và đủ để sáng tạo. Nguyễn chí Thin làm được mấy trăm câu vè thời còn lận đận bầm dập với những kẻ ông ấy xỉa xói là ác ôn n đồ. Ðến Tây phương cực lạc tha hồ tự do rồi ông ấy làm thêm được bao nhiêu câu vè đáng kể nữa? Solzhenitsyn được giải Nobel văn chương năm 1970, được làm công dân Mỹ năm 1974. Mãi sáu năm sau ông mới cho ra đời một quyển tự truyện rồi tịnh khẩu gác bút, ngay cả khi Bức Tường Bá Linh và chế độ Nga sô-viết ầm ầm sụp đổ quanh ông.
Lại nữa, chế độ độc tài - bất cứ hình thức độc tài nào - không hẳn đã giết chết khả năng sáng tạo. Một số bài nhạc xuất sắc để đời của Phạm Duy được viết ra trong lúc ông thật lòng tin vào kháng chiến chống Pháp nBà Mẹ Gio Linh, Ngày Trở Về. Một số khác chào đời sau khi ông dinh Tề theo Phan n Giáo nnh Ca, khi ông nhập Ðàm Trường Viễn Kiến của Nguyễn đức Quỳnh nViệt Nam! Việt Nam, Nửa Hồn Thương Ðau, Chiều Về Trên ng, khi ông tin vào cuộc cách mạng 1.11.63 nCon Ðường Cái Quan, Giọt Mưa Trên Lá, khi ông tin Mỹ sẽ Bắc phạt và trọn đời bảo bọc Miền Nam nng Ca Một Người Mang Tên Quốc, Thà Như Giọt Mưa, Ngày Xưa Hoàng Thị, Kỷ Vật Cho Em. Hoàng tôi vẫn n nhớ như in nh ảnh Phạm Duy tần ngần mơ màng trước hàng trúc của Phong Trang hay lẩm bẩm ‘Ðâu bằng núi đồi Tây Bắc của mình!’ khi nn dãy Blue Mountains xanh rì nhấp nhô xa tắp. Chưa kể những tác phẩm được gọi là của những thành phần đối kháng, chưa kể một số tác phẩm của Phùng Quán, Trần Dần viết trong thời chuyên chính vô sản. Cho nên, dù ‘văn nghệ luôn luôn gắn bó với tự do và cần tự do’ nng không phải là không có những lúc thiên tài nghệ thuật và lựa chọn chính trị vận nh như hai đường tàu song song. Bởi lý, độc tài tư tưởng, độc tài ý thức hệ - với bất cứ màu sắc nào, bất quá chỉ là những nhát đao chém nước. Và như vậy thì có nên lặp lại cái sai lầm bất công của việc biến n học nghệ thuật thành con trâu kéo cày ý thức hệ trên mảnh đất nứt nẻ vì hạn n nh người không?
DBÐNVVHNT của Trần hồng Châu chưa phải là chiếc giày của Empédocle. Ðã hẳn. Vì Trần hồng Châu vẫn ‘hy vọng sẽ viết tiếp về những gì đã xảy ra trong thế giới văn nghệ và học thuật, từ 1950 đến nay, trong một bài nghiên cứu chi tiết và đầy đủ. Hiện nay chỉ xin đưa ra vài nét sơ lược’.
Hoàng tôi rất mừng khi Lệ Hằng cho biết đã hầu thăm Thầy, rằng đã vượt bức tường thất thập cổ lai hy nng Thầy vẫn linh hoạt sắc bén. Như vậy thì hy vọng của Hoàng tôi được Trần hồng Châu khai tâm về một nn n học nghệ thuật Việt Nam không Nam không Bắc, không trước này sau nọ, không dưới chế độ này trên chế độ kia, khi mà Hoàng tôi có thể thong dong dùng mấy chữ Việt Nam của Tôilàm đề sách chứ không phải ngậm ngùi vì mấy tiếng cố quốc, chắc hẳn không phải là hy vọng xa xôi.
Trại Ðỗ Quyên, 20.8.2002.
Hoàng Nguyên Nhuận

No comments: