Saturday, August 11, 2012

NGUYỄN AN NINH


 
Nguyễn An Ninh
Tên
Nguyễn An Ninh
Quê quán
Bình Định
Thời kỳ
Nhà Nguyễn
Năm sinh
Canh Tý - 1900
Năm mất
Quý Mùi - 1943
Mục lục
  [Ẩn]


Tiểu sử
 Nhà yêu nước, nhà văn, nhà báo

Nguyễn An Ninh là con chí sĩ Nguyễn An Khương (còn gọi là Nguyễn An Khang), cháu Nguyễn An Cư, nguyên quán Bình Định, sinh ngày 6-9-1900 tại làng Long Thượng, tổng Phước Điền thượng, tỉnh Chợ Lớn, sau ngụ tại ấp Mỹ Hòa, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định (nay là huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh).


Năm 1916, ông học ở Sài Gòn, sau du học Pháp và đỗ Cử nhân Luật tại Pháp lúc mới 20 tuổi. Cũng trong thời gian này, ông tham gia Nhóm ngũ long (gồm có Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Tất Thành và Nguyễn An Ninh). Trong nhóm, ông được Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường rất tin cậy, quý mến. Ông là bạn và là người cộng sự đắc lực của Nguyễn Ái Quốc, cùng tham gia sáng lập Hội Liên hiệp Các dân tộc thuộc địa, cùng viết bài và quảng bá cho báo Le Paria (Người cùng khổ). Ngoài ra, Nguyễn An Ninh còn dành thời gian nghiên cứu các học thuyết cách mạng trên thế giới. Ông cũng kết giao rộng rãi với các nhà hoạt động cánh tả, cộng sản ở Pháp và một số nước khác ở châu Âu.

Năm 1922, ông về nước hoạt động cách mạng. Bài diễn thuyết “Cao vọng thanh niên” của ông đọc tại Hội Khuyến học Nam Kỳ ở Sài Gòn vang vọng như một bản tuyên ngôn, kêu gọi thanh niên và giới trí thức ý thức thân phận người dân mất nước mà hành động. Thống đốc Cognacq nhiều lần gọi ông đến đe dọa. Ông âm thầm phản ứng bằng cách cho ra tờ báo Pháp văn La Cloche fêlée (Cái chuông rè) làm cơ quan ngôn luận chống thực dân Pháp. Không những ông tự chăm sóc tờ báo về mọi mặt, lại tự ôm báo đi bán để dễ tiếp thu dư luận độc giả và quần chúng lao động.


Tháng 3-1926, ông bị bắt, kết án 18 tháng tù, bị giam 10 tháng rồi được ân xá. Sau khi ra tù, ông đã sáng lập ra Thanh niên Cao vọng Đảng, một tổ chức yêu nước hoạt động theo nguyên tắc hội kín ở Nam Kỳ. Ông còn phối hợp với các cán bộ của Hội Việt Nam Kách mệnh Thanh niên trong vận động quần chúng và phát triển tổ chức của Hội. Cuối năm 1928 ông lại bị bắt, kết án 3 năm tù với tội lập Hội kín Nguyễn An Ninh.

Cuối năm 1931 ra tù, ông vẫn đấu tranh chống thực dân Pháp, rồi lại bị bắt trong tháng 9-1936. Ông tuyệt thực phản đối được quần chúng nhiệt liệt ủng hộ. Thực dân buộc lòng phải trả tự do cho ông trong tháng 11 năm ấy, nhưng đến tháng 9-1937 chúng lại bắt giam ông cho đến tháng 2-1939. Rồi ngày 4-10-1939 ông lại bị bắt kết án 5 năm tù lưu đày Côn Đảo. Như vậy ông bị Pháp bắt bỏ tù tất cả 5 lần (1926-1927), (1928-1931), (1936), (1937-1939), (1939-1943).

Trên đảo, ông bị kiệt sức vì bị cai ngục hành hạ, mất trong tù vào ngày 14-8 năm Quý Mùi (1943) trong ngục ở Côn Đảo, hưởng dương 43 tuổi.

Tác phẩm
Ngoài những bài diễn thuyết, bài báo cả tiếng Việt lẫn tiếng Pháp đều nổi tiếng và gây nên một tiếng vang lớn trong giới tiến bộ. Ngoài ra, ông còn soạn các sách:
Nước Pháp ở Đông Dương (La France en Indochine)
Tôn giáo
Hai Bà Trưng
Phê bình Phật giáo
Dân ước (dịch những đoạn chính trong quyển Contrat social của Rousseau.)

Hai người bạn thân thiết trong đời ông cũng là chí sĩ: Mai Văn Ngọc ở Mỹ Tho (con rể nữ sĩ Sương Nguyệt Anh) và Phan Văn Hùm ở Thủ Dầu Một (con rể Mai Văn Ngọc, vợ là nữ sĩ Mai Huỳnh Hoa tức cháu ngoại Sương Nguyệt Anh) đều là những nhà văn có tâm huyết.

Nhà thơ Bút Trà tên thật là Nguyễn Đức Nhuận khóc ông:
Chống thực nung sôi giọt máu hồng,
Bốn mươi bốn tuổi trải gan trung.
Nhân dân còn mắc vòng nô lệ,
Khoa giáp chi màng miếng đỉnh chung.
Một thác Côn Sơn bia vạn cổ,
Bao lần Chuông bể dội non sông.
Dân quyền đánh thức hồn dân tộc,
Trước có Lư Thoa sau có ông.


Nhận xét

Nguyễn Văn Linh, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam viết: "Nguyễn An Ninh là nhà yêu nước vĩ đại, là một trí thức tầm cỡ."
Phạm Văn Đồng, nguyên Thủ tướng Chính phủ viết: "Tôi khẳng định rằng Nguyễn An Ninh là một nhà yêu nước, một chiến sĩ cách mạng kiên cường, kiên quyết đấu tranh vì Tổ quốc và dân tộc, cho đến hơi thở cuối cùng. Nguyễn An Ninh có tầm vóc một nhà lãnh đạo một cuộc cách mạng, cho nên chúng ta phải ghi nhớ những cống hiến quan trọng của một nhân vật có tầm vóc lịch sử".
Hà Huy Giáp, một trong những nhà hoạt động cách mạng viết: "Nguyễn An Ninh là một chiến sĩ cách mạng rất năng động, nhạy bén với thời cuộc. Cả cuộc đời của anh là một cuộc đời đầy hy sinh, gian khổ, bị tù đày 5 lần cho đến chết trong địa ngục Côn Đảo, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giải phóng con người. Trước khi có Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là những năm 1925 - 1926, nhân dân Nam Bộ coi anh như một lãnh tụ cách mạng, hơn nữa, họ sùng bái anh như một thần tượng."
Trần Văn Giàu nhận xét: “Điều tôi muốn nói là nhân cách của anh trong quan hệ với bạn bè đồng chí, với gia đình vợ con, anh khiêm nhường, hiền từ và nhân hậu. Anh san sẻ bát cơm manh áo, dốc cạn đồng xu cuối cùng cho người khổ hơn anh. Anh nhường từng lon nước, chỗ nằm cho bạn tù. Anh đem cả tình thương, tri thức dìu dắt cho những ai còn lầm lỡ, bất hạnh, kém may mắn hơn anh. Ai đã gặp anh một lần đều yêu kính anh, một nhân cách lớn lắm, một tấm gương sáng ngời cho thời đại này. Tự thân cuộc đời anh đã đẹp, không cần chúng ta phải tô điểm gì thêm. Một con người như vậy không dễ có đâu, bình dị nhưng vĩ đại lắm”.


Mai Bạch NgọcNguyễn An KhươngVõ Văn TầnMai Huỳnh HoaLê Văn Thử http://www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?key=Nguy%E1%BB%85n+An+Ninh&type=A0

 Nguyễn An Ninh - Ước mơ làm “cơn gió thổi” Kỳ 1: Thần tượng của đồng bào Nam bộ

TRẦN TUY AN

Thứ Tư, 01 Tháng tám 2012, 15:08 GMT+7

Học sinh Trường TH Nguyễn An Ninh (Hóc Môn) dâng hương trong lễ khánh thành tượng đài cụ Nguyễn An Ninh
“Tự thân cuộc đời anh đã đẹp, không cần chúng ta phải tô điểm gì thêm. Một con người như vậy không dễ có đâu, bình dị nhưng vĩ đại lắm…” - cố GS. Trần Văn Giàu nhận xét về Nguyễn An Ninh như thế.
Tiếng chuông đánh thức
Nguyễn An Ninh, một nhà cách mạng yêu nước. Một chiến sĩ cách mạng kiên cường. Một nhà trí thức tầm cỡ. Một học giả uyên thâm… Không còn từ ngữ nào hay hơn nữa để nói về thần tượng của đồng bào Nam bộ một thời. Trong phạm vi loạt bài viết về nhân vật lịch sử Nguyễn An Ninh, tôi xin mượn ý trong câu nói của ông với bà Nguyễn Thị Minh Khai vào năm 1939: “Tôi chỉ làm cơn gió thổi” để đặt tựa. Nguyễn An Ninh nguyện cả đời mình chỉ làm “cơn gió thổi” làm bùng lên ngọn lửa yêu nước, kêu gọi thanh niên đừng mê ngủ đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ.
Trong quyển Nguyễn An Ninh tác phẩm do Trung tâm Nghiên cứu Quốc học và NXB Văn học xuất bản năm 2009, có lời tựa của cố GS. Trần Văn Giàu: “Ở Nam bộ những năm trước 1930, có một người đã có công đánh thức cả một thế hệ thanh niên còn mê ngủ”. Người mà GS. Giàu muốn nói là Nguyễn An Ninh. Nguyễn An Ninh đã đánh thức cả một thế hệ thanh niên đi làm cách mạng khi ông mới 23 tuổi, cái tuổi tràn đầy ước mơ, mà theo ông phải là ước mơ cao đẹp. Ở Pháp về, ông đã từ bỏ quyền cao chức trọng, từ bỏ cuộc sống vương giả để dấn thân thực hiện ước mơ của mình là giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ. Vì vậy mà ông đã được đồng bào Nam bộ thời ấy nể phục, ông đi đến đâu là bà con ùn ùn kéo đến để xem mặt, để nghe ông nói. Khi ông bị bắt, đồng bào lên tiếng đòi thả ông, học sinh bãi khóa, thợ thuyền bãi công, bạn hàng bãi chợ, nông dân bỏ ruộng kéo lên biểu tình chật trước Khám lớn Sài Gòn.
Ông đánh thức thanh niên bằng bài diễn thuyết Lý tưởng thanh niên An Nam mà ông gọi là cao vọng của thanh niên An Nam vào cuối năm 1923 (tức mới 23 tuổi), lúc ông mới ở Pháp về. Ông ra tờ báo Tiếng chuông rè tự nguyện hiến dâng đời mình làm tiếng chuông đánh thức đồng bào giữa đêm đen mất nước. Ông đi khắp Nam kỳ với chiếc xe đạp cũ kỹ để tổ chức thanh niên yêu nước không phân biệt giai cấp, tôn giáo, cùng nhau đoàn kết chung sức lại để góp phần đấu tranh đòi quyền tự do, đòi sự công bằng, đòi thay đổi thể chế chính trị bần cùng ngu dân. Cuộc đời của ông thật ngắn ngủi, ông hy sinh ở tuổi 43 nơi địa ngục trần gian Côn Đảo do 5 lần vào tù, chế độ lao tù đã bào mòn sức lực của ông. Nhưng ông cũng để lại cho đời hàng ngàn trang viết, một di sản quý giá, đã từng đánh thức cả thế hệ thanh niên trước kia và cũng đầy tính giáo dục cho thế hệ thanh niên ngày nay.
“Tự thân cuộc đời anh đã đẹp”
Đánh giá về nhân cách của ông, cố GS. Trần Văn Giàu đã viết: “Anh là một nhà Tây học, một trí thức lớn, một học giả uyên thâm đã đi nhiều nước, giao du với nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới. Anh thừa sức có một cuộc sống nhung lụa nếu muốn nhưng anh đã không màng tới điều đó. Từ Paris trở về, anh đã gắn cuộc đời mình với vận mạng của dân tộc, vì vậy mà mọi tầng lớp nhân dân yêu kính anh. Con người giàu nhiệt huyết và năng động đó cũng lãng mạn, nhiều suy tư, thích làm thơ, sống lạc quan dù nhiều lần ra tù vào khám, lắm khi phải lặn lội nắng mưa, ngủ đình, ngủ chợ, bán báo, bán dầu cù là để đi vào quần chúng. Hơn 20 năm, anh hiến dâng đời mình cho Tổ quốc thì quá nửa sống trong lao tù thực dân. Con người đó dữ dội với bọn thống trị Tây tà, khiến chúng mất ăn mất ngủ, đấu tranh hết sức kiên cường, dám tuyệt thực dài ngày đến cận kề cái chết. Anh đã kiên quyết từ chối, không khoan nhượng đầu hàng khi bọn phát xít Nhật cho người ra Côn Đảo thuyết phục, nếu anh chịu hợp tác lập chính phủ thân Nhật thì chúng sẽ đưa anh về đất liền chữa trị trong lúc bệnh tình của anh đã bước sang giai đoạn trầm trọng… Anh san sẻ từng bát cơm, manh áo, dốc cạn đồng xu cho người khốn khổ hơn anh. Anh nhường từng lon nước, chỗ nằm cho bạn tù. Anh đem cả tình thương, tri thức dìu dắt cho những ai còn lầm lỡ, bất hạnh kém may mắn hơn anh. Ai đã gặp một lần đều kính anh, một nhân cách lớn lắm, một tấm gương sáng ngời cho thời đại này. Anh là một con người hầu như không có cá nhân chủ nghĩa, không có toan tính cho mình, lúc nào cũng sẵn sàng hy sinh cái riêng vì dân, vì anh em bạn bè vì gia đình vợ con. Tự thân cuộc đời anh đã đẹp,không cần chúng ta phải tô điểm gì thêm. Một con người như vậy không dễ có đâu, bình dị nhưng vĩ đại lắm…”. 
Trên Báo Sài Gòn giải phóng số ra ngày 14-8-1993, nhân kỷ niệm 50 năm ngày mất của Nguyễn An Ninh, đồng chí Phạm Văn Đồng có viết: “Nguyễn An Ninh là một nhà cách mạng yêu nước, một chiến sĩ cách mạng kiên cường, kiên quyết đấu tranh vì Tổ quốc và dân tộc, cho đến hơi thở cuối cùng. Nguyễn An Ninh có tầm vóc một nhà lãnh đạo cách mạng, cho nên chúng ta phải ghi nhớ những cống hiến quan trọng của một nhân vật có tầm vóc lịch sử”. Cũng trên số báo này, đồng chí Nguyễn Văn Linh, nguyên Tổng bí thư đã hết lời ca ngợi: “Nguyễn An Ninh là một nhà yêu nước vĩ đại, là một trí thức tầm cỡ, nếu chịu khuất phục bọn đế quốc, chắc chắn ông sẽ giàu có và sống vương giả. Nhưng vì yêu nước thương dân, ông đã đi vào quần chúng lao khổ, vận động họ chống lại đế quốc và tay sai”.
Bài, ảnh: Trần Tuy An
LTS: Loạt bài về cụ Nguyễn An Ninh, tác giả không đề cập nhiều đến cuộc đời hoạt động cách mạng của ông ở trong nước cũng như trên đất Pháp mà chỉ phác họa lại chân dung của nhà trí thức yêu nước từ thuở thiếu niên đến khi trưởng thành là nhà cách mạng. Đây là tư liệu quý mà tác giả có được thông qua những người con của ông.

 

 Nguyễn An Ninh - Ước mơ làm “cơn gió thổi” Kỳ 2: Dòng dõi có tâm với nghề dạy học

Thứ Sáu, 03 Tháng tám 2012, 15:08 GMT+7


Bà Minh lần giở những trang tư liệu về người cha kính yêu của mình
Nguyễn An Ninh thuộc dòng tộc họ Đoàn ở miền Bắc. Thời Trịnh Nguyễn phân tranh, vì chống lại triều đình mà dòng dõi bị tội xử chém rồi trôi dạt vào Nam, đổi thành họ Nguyễn.
Vào Nam khai hoang lập làng
Để tìm hiểu cội nguồn của cụ Nguyễn An Ninh, tôi đã tìm gặp được bà Nguyễn Thị Minh, con gái thứ 5 của ông hiện đang sống ở khu nhà 357A, đường Nguyễn Trọng Tuyển, P.1, Q.Tân Bình TP.HCM. Bà Minh nay đã 77 tuổi nhưng nhanh nhạy, hoạt bát và đặc biệt là rất minh mẫn. Bà Minh kể lại: “Ông nội của ba tôi sinh năm 1824, tên Nguyễn An Nghi. Gốc tổ của ông Nguyễn An Nghi ở miền Bắc. Thời Trịnh Nguyễn phân tranh, do chống lại triều đình mà các ông bị tội xử chém”. Sau đó họ trôi dạt vào Bình Định. Từ gốc gác họ Đoàn đổi thành họ Nguyễn. Ông cố của Nguyễn An Ninh tên Đoàn Công Hòa, cháu gọi bà Đoàn Thị Điểm bằng cô ruột. Đoàn Công Hòa là em út của 4 anh em trai, họ chiêu tập nghĩa binh chống lại chúa Trịnh. Đoàn Công Hòa vào Nam đổi là Nguyễn Chuẩn Trực. Ông Nghi sinh tại Bình Định, làm Lý trưởng phủ An Nhơn khi đã có vợ và 3 con. Mặc dù không màng đến chức quyền, danh lợi nhưng ông Nghi làm Lý trưởng theo yêu cầu của dòng họ trong làng. Ông Nghi nổi tiếng giỏi Hán học, võ nghệ và y học cổ truyền. Y học là nghề của dòng họ nhiều đời.
Dưới thời vua Tự Đức, dân Nam Kỳ được phép lập đồn điền (lúc Pháp chưa chiếm Nam Kỳ). Đó là lý do thôi thúc ông Nghi vào vùng Phước Lý (địa phương nằm giữa Chợ Đệm và Tân An), thuộc tỉnh Chợ Lớn sinh sống và gầy dựng sự nghiệp. Tại đây ông lập gia đình với bà Dương Thị Tiền. Ông Nghi chí thú làm ăn với mong ước tạo lập đồn điền. Chỉ một thời gian ngắn định cư thì Pháp đánh chiếm Nam Kỳ, ông Nghi tham gia nghĩa binh của Tướng quân Trương Định. Tướng quân hy sinh, nghĩa quân cũng tan rã nên ông Nghi dắt díu vợ con về Phước Quảng (nay thuộc huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An). Phước Quảng là nơi mà dòng họ của bà Dương Thị Tiền đến lập nghiệp trước đó.
Ông Nghi mất năm 1886, để lại 3 người con là Nguyễn Thị Xuyên (sinh năm 1856), Nguyễn An Khương (sinh năm 1860) và con út Nguyễn An Cư (1864). Bà Xuyên là con gái đầu nhưng lại là con thứ 5 của ông Nghi và bà Tiền (khi còn ở Bình Định, ông Nghi đã có vợ và 3 người con). Trước khi mất, ông Nghi truyền nghề y cho hai con trai nhưng tin tưởng ở Nguyễn An Khương hơn nên truyền tất cả bí quyết về các bài thuốc hiếm, giải độc khi cần kíp. Ông Nghi mất, con trai Nguyễn An Khương dẫn dắt gia đình về Tân An sau thời gian tìm hiểu về địa thế. Ông Khương sáng dạ, có tâm với nghề dạy học. Mục đích về Tân An là vì nơi này dân cư đông, tiện việc mở trường dạy học. Theo lời dặn của cha ngày trước, ông Khương vừa dạy học vừa bốc thuốc chữa bệnh không lấy tiền. Thừa hưởng gen di truyền từ cha, ông Khương thông minh, giỏi chữ Hán. Ông đã dịch bộ sách đầu tiên ra chữ quốc ngữ là Tam quốc diễn nghĩa. Bộ sách này có sự đóng góp của chị Xuyên và em trai là ông Cư. Ông dịch sách, tự biên soạn các gương hiếu nghĩa, hiếu học của con trẻ thành một tập sách để dạy học. Ông đặt tên tập sách là Mong học thê giai, có nghĩa là từng bậc thang cho trẻ leo lên kiến thức. Ông quan niệm dạy học là người kiến trúc những nấc thang về kiến thức cho trẻ làm theo. Ông đã dành nhiều tâm sức để hoàn thành và cho in tập sách này.
Khách sạn Chiêu Nam Lầu
Thời gian sinh sống ở Tân An, bà con cảm kích tấm lòng thơm thảo, tài đức vẹn toàn của thầy Khương và gia đình. Ông Hội đồng Trương Dương Lợi ở Cần Giuộc cho người đến mời Nguyễn An Khương về nhà, ý muốn gả con gái tên Trương Thị Ngự (sinh 1837, tức nhỏ hơn ông Khương đến 13 tuổi) cho Nguyễn An Khương. Ông Hội đồng Trương Dương Lợi, sinh 1840, là một thợ bạc. Sau nhiều năm tích lũy, ông Lợi mua hơn trăm mẫu ruộng tại làng Long Thượng, tổng Phước Điền, tỉnh Chợ Lớn (nay là xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An). Ông Lợi đưa gia đình về đây, thôi làm nghề thợ bạc, xây chợ, cất nhà cho thuê và được tước hiệu Hội đồng. Theo bà Minh, cháu gọi ông Nguyễn An Khương bằng nội thì bà Ngự không đẹp nhưng được cái nết na, làm lụng giỏi giang. Lúc về làm dâu, bà Ngự vừa tròn 18 tuổi. Ông Khương và bà Ngự có với nhau 4 người con nhưng đã mất 3 (con đầu Nguyễn An Thái (1892-1905); con kế Nguyễn An Thường mất lúc chưa tròn tuổi, con thứ ba Nguyễn Thị Năng mất từ nhỏ). Còn lại người con duy nhất là Nguyễn An Ninh (1900-1943).
Năm 1896, ông Nguyễn An Khương rời Long Thượng cùng vợ và con trai đầu Nguyễn An Thái lên Sài Gòn làm ăn để tiện bề lo cho con ăn học. Tuy nhiên, mục đích chính lên Sài Gòn của ông bà Khương là để tìm cách giúp thanh niên yêu nước xuất dương sang Nhật học. Ông Khương thuê hai căn nhà mặt phố ở đường Kênh Lấp (nay là Nguyễn Huệ) để mở tiệm may và làm khách sạn cho thuê. Bà Minh kể: “Về sau, ba má tôi quen với ông Diệp Văn Kỳ (chủ nhà in báo) và nghe ông nói lại: “Nghe tiếng bà Khương may vá khéo nên vua Thành Thái trước khi đi đày sang đảo Réunion đã đến may cả chục áo dài gấm””. Chẳng lâu sau, tiệm may của ông bà Khương được nhiều người biết đến. Để khuếch trương làm ăn, ông bà lại mở thêm tiệm cơm và mở rộng khách sạn lấy tên Chiêu Nam Lầu. Hoạt động của Chiêu Nam Lầu không vì mục đích kinh doanh mà vì mục đích giúp cho thanh niên yêu nước muốn xuất dương sang Nhật học (trong phong trào Đông Du) để giúp nước. Chiêu Nam Lầu là địa chỉ gặp gỡ, tá túc của những nhà yêu nước mọi miền. Từ ngày thành lập Chiêu Nam Lầu, ông Khương kết thân với nhiều thương gia và điền chủ. Ông thân với Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Thần Hiến, Nguyễn Chánh Sắt và là bạn của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Sinh Huy… Vừa chú tâm cho hoạt động của Chiêu Nam Lầu, ông Khương còn tuyên truyền cho phong trào Duy Tân và truyền bá tài liệu của Đông Kinh Nghĩa Thục.
Bài, ảnh: Trần Tuy An
Kỳ 3: “Thủ lĩnh” nhí
Về đầu trangGởi cho bạn bèIn trang
http://giaoduc.edu.vn/news/xa-hoi-659/nguyen-an-ninh-uoc-mo-lam-con-gio-thoi-ky-1-than-tuong-cua-dong-bao-nam-bo-190673.aspx

Nguyễn An Ninh - Ước mơ làm “cơn gió thổi” Kỳ 3: “Thủ lĩnh” nhí

Thứ Hai, 06 Tháng tám 2012, 15:08 GMT+7


Nhà tưởng niệm ba mẹ của Nguyễn An Ninh
Nguyễn An Ninh thông minh, lanh lợi nhưng nghịch ngợm thuộc hạng… ưu. Hầu hết những trò tinh nghịch của đám con nít trong gia đình bên ngoại ở Long Thượng đều do Nguyễn An Ninh làm “thủ lĩnh”.
Nghịch để người lớn thương
Khi ông bà Nguyễn An Khương lên Sài Gòn khuếch trương làm ăn và thành lập Chiêu Nam Lầu, Nguyễn An Ninh sống với ông bà ngoại. Qua lời kể của mẹ với con gái Nguyễn Thị Minh thì: “Ba tụi bây không đẹp cũng không xấu, nhưng gặp rồi cứ nhớ hoài, một mẫu người khiến mình mơ ước. Từ lúc mới gặp đến sau này, ba bây vẫn không có gì thay đổi về cách sống, ứng xử với vợ con và bè bạn hết sức mẫu mực. Chỉ có mái tóc lúc thì để dài tới mang tai, khi thì cạo trọc”.
Tuy là cháu ngoại của ông Hội đồng Lợi nhưng Nguyễn An Ninh chỉ nhỏ hơn dì và cậu út một, hai tuổi. Ninh nổi tiếng nghịch ngợm. Đám con cháu (trong đó có cả dì và cậu) mỗi lần vui quá trớn, đánh nhau chí mạng hay những “vụ án” lớn đều do Ninh làm “thủ lĩnh”.
Mỗi lần đám con cháu cũng như dì, cậu cùng lứa tuổi với Ninh nghịch phá làm hư hỏng đồ đạc, vật dụng bị người lớn la mắng thì Ninh đều can đảm đứng ra nhận tội. Dù còn nhỏ tuổi nhưng Nguyễn An Ninh biết pha trò, chọc cười mỗi khi người khác buồn bực chuyện chi đó. Lần ông ngoại của Ninh ngồi trước hiên nhà, mắt đăm chiêu, Ninh bước nhẹ đến trước mặt ngoại rút một cánh tay ra khỏi áo cho vào túi quần sau cựa quậy, tay còn lại xỏ vào tay áo rỗng rồi quàng lên đầu. Ninh cố tình đi qua đi lại trước mặt ông nội nhiều lần. Ông ngoại đã bực càng bực hơn, quát lớn: “Thằng Ninh, làm cái gì vậy cà?”. Ninh lém lĩnh: “Ông ơi. Con gì chui vô quần con đây này, hai tay con lại bị… kẹt không thể làm được gì”. Ông ngoại biết rõ thằng cháu nghịch ngợm liền kéo áo Ninh lại, chụp cánh tay sau túi quần rồi nắm tay đang quàng trên đầu xuống. Nét mặt ngoại thôi nghiêm nghị: “Con không qua mặt được ngoại đâu”. Ninh cười, nhảy nhót như chú chim non rồi hỏi: “Thế ông hết bực mình rồi phải không?”. Ông cười, xoa đầu cháu.
Chuyện nghịch ngợm của Nguyễn An Ninh thì nhiều vô kể nhưng sau những gì mà Ninh gây ra, ông bà lại yêu thương cháu hơn. Lần khác, nhân dịp Tết, các vị hương chức đến chúc Tết ông với bức hoành phi có dòng chữ mạ vàng “Dân chi phụ mẫu” (nghĩa Cha mẹ của dân). Ông ngoại cứ trầm trồ mãi vì món quà đẹp, có ý nghĩa rồi sai người treo trang trọng ở gian nhà trên. Vốn không thích, Ninh bày trò cho đám con nít trong nhà tháo nó xuống. Chuyện tày đình như thế chẳng ai dám nghe theo. Ninh lại giục: “Cứ tháo xuống đi, ông có mắng thì nói Ninh làm”. Đứa nào đứa nấy tin lời Ninh răm rắp, liền tìm cách tháo bức hoành phi xuống. Tháo xong, Ninh còn “vẽ đường” cho cả bọn chạy trốn. Ông về phát hiện. Trong đầu ông lúc này nghĩ ngay đến thằng Ninh. Chuyện tày trời này chỉ có thằng Ninh mới dám làm. Ông đùng đùng nổi giận. Dì Út thấy vậy lo lắng cho Ninh, chạy đi báo tin chẳng lành. Trời tối, không thể trốn đi đâu được nữa. Ninh lệnh: “Thôi đành về nhà, Ninh sẽ nhận tội một mình”. Về đến nhà, Ninh kính cẩn thưa: “Thưa ông, con không thích dòng chữ ấy”. Ông ngồi đó chẳng thèm nói một câu. Ông phạt cả đám nhịn cơm tối. Còn với Ninh, ông phạt bằng cách xích chân lại. Đến nước này mà Ninh còn mồm mép: “Ngoại ơi, ngoại xích con bằng sợi xích dài dài để con còn nhảy nhót”.
Làm thơ khi bị xiềng xích
Ông ngoại thương Ninh nhất nhà nhưng không thể không buồn lo vì tính tình bướng bỉnh, nghịch ngợm không biết mai này sẽ thế nào? Ông lo lắng cũng phải vì ông muốn hướng con cháu học hành đến nơi đến chốn, đem tri thức giúp nước mà Ninh lại gây ra nhiều chuyện buồn phiền như thế. Dù mới chỉ là chuyện nhỏ nhưng chuyện nhỏ làm được thì chuyện lớn cũng sẽ làm được. Ông lo rằng Ninh sẽ hư hỏng. Ông ngoại bỏ lên nhà trên ngồi ở bộ trường kỷ. Bỗng ông nghe Ninh đọc 4 câu thơ: “Xích xiềng rèn đúc tự bên Tây/ Cớ sao đem tới nước Nam này/ Để ta phải chịu chân cùm trói/ Chừng nào tháo được xích xiềng đây?”. Ông ngoại nghe cháu ngân nga thơ, bao nhiêu buồn bực tan biến. Ông xuống nhà dưới, khóe mắt ông ươn ướt. Ông gọi đầy tớ mở xích cho Ninh. “Ai dạy con vậy?, ông ngoại hỏi. Ninh cười tươi, đáp: “Con tự làm đó. Ông thấy hay không?” Ông khen nức nở. Đám con nít đang thút thít ở nhà dưới lại quậy tưng lên vì Ninh được trả “tự do””.
10 tuổi, ông ngoại đưa Ninh lên Chiêu Nam Lầu ở với cha để đi học. Thời gian này Chiêu Nam Lầu đang ăn nên làm ra. Cả nhà phấn khởi vì kế hoạch tài chính chuẩn bị cho phong trào Đông Du thành công bước đầu. Đùng một cái, tin dữ đến với gia đình. Anh hai Nguyễn An Thái của Ninh sau khi học xong tiểu học ở Trường dòng Taberd, đậu vào Trường Trung học Mỹ Tho. Học đến năm thứ 2 thì mắc bệnh tiêu chảy. Hay tin trường báo, ông bà Khương tất tả đến thì không còn kịp. Ông bà Khương đưa xác con về, cả nhà như chết lặng. Thái mất năm 13 tuổi. Chỉ thời gian ngắn sau, bà Dương Thị Tiền, tức bà nội của Nguyễn An Ninh qua đời vì trọng bệnh. Mất 2 người thân liên tiếp, ông Nguyễn An Khương buồn bã, suy nghĩ nhiều, kiệt sức nên bị bệnh tai biến nhẹ. Bà Khương dù cứng rắn cũng lâm bệnh vì mất con nhưng bà cố giấu ông.
Nguyễn An Ninh lên Sài Gòn ở Chiêu Nam Lầu được một năm thì mẹ mất. Ông ngoại đưa về chôn cất ở Long Thượng. Ông Khương buồn, chuyển về Hóc Môn sinh sống. Ông mua đất cất nhà ở một mình, dịch sách và dạy học cho dân trong làng. Thời đó, người dân ở đây gọi ông Khương là thầy Sáu (ông Khương thứ sáu, tiếp theo các con trước của cha Nguyễn An Nghi ở Bình Định). Bao nhiêu tiền kiếm được từ kinh doanh ở Chiêu Nam Lầu ông Khương dành phần lớn để mua đất. Ông Khương tốt bụng, mua đất xong nhưng vẫn cho chủ cũ trồng trọt, không phải nộp tô thuế.
Bài, ảnh: Trần Tuy An 
Kỳ 4: Xuống tàu sang Pháp bằng ghế hạng bét


 

No comments: