Wednesday, August 29, 2012

CAO THẾ DUNG * NGÔ ĐÌNH DIỆM

NĂM MƯƠI NĂM NHÌN LẠI1963 – 2013Tuyển tập 112 bài viết của 91 tác giả
và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân
về chế độ Ngô Đình Diệm
Chương Bốn
BẢY MỐI TỘI ĐẦU
Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng

Ông Diệm dung dưỡng gián điệp Việt Cộng nhưng lại triệt hạ ba lực lượng chống CộngCao Thế Dung
… Bộ Quốc Phòng do Trần Trung Dung, Bộ trưởng Phụ Tá, chủ trương tổ chức "đốt lon Pháp" là một sai lầm, một hành động " trẻ con ". Hậu quả là đã gây nên một "tai họa ngoại giao" : Pháp đoạn tuyệt mọi liên hệ về tình  báo với chính phủ VNCH. Hàng trăm cán bộ tình báo của Cộng sản xâm nhập vào cả An Ninh Quân Đội, Báo Chí, Cảnh Sát Công An và kể cả đảng Cần Lao do hậu quả Pháp đã đem tất cả hồ sơ mật về nước.
Điển hình như nhóm Đông Nam Á Vụ của Cộng sản về đấu thú Pháp ở Hà Nội năm 1952. Pháp dùng làm gián điệp đôi; năm 1955 nhóm này đã len lỏi vào nhiều lãnh vực hoạt động ở Miền Nam, vào cả ngành an ninh tình báo của chính phủ Ngô Đình Diệm. Điển hình như nhóm Ca Dao, nhóm Phan Nghị ( Ký giả ) và nhiều nhóm khác trong đó có Phạm Xuân Ẩn- lúc ấy còn là một cán bộ cấp thấp nhưng đã là nhân viên tình báo 2 mang làm cho Phòng Nhì Pháp từ năm 1950.
Cử Nguyễn Ngọc Lễ làm Tổng Giám Đốc Công An là một sai lầm khác tai hại nghiêm trọng. Lễ xuất thân hạ sĩ quan Binh đoàn Pháp, bản chất võ biền và lỗ mãng. Lễ không biết gì về tình báo. Lúc Lễ về tiếp nhận Tổng Nha thì bao nhiêu  hồ sơ mật đã biến mất, một trong mấy tay lành nghề tình báo thì Lễ không dùng, Bùi văn Nhu vốn là " con cưng " của Mật Thám và Phòng Nhì Pháp, Nhu được Cộng Sản khéo léo móc nối từ năm 1956 dưới thời Nguyễn Ngọc Lễ. Những  tay giỏi nghề từ Miền Bắc vào Nam thì bị đẩy đi tỉnh xa hoặc không được dùng. Một lỗ hổng lớn trong ngành an ninh tình báo từ lúc Lễ làm Tổng Giám Đốc kéo dài cho đến thời Phạm Xuân Chiểu, một tướng lãnh duy nhất người Bắc thuộc Quốc Dân Đảng, có học, con cháu lớp Văn Thân Cách Mạng, nhưng ông tướng  này không chuyên nghề trong lúc mặt trận tình báo phải là ưu tiên hàng đầu.
 Tình báo Cộng sản xâm nhập từ lỗ hổng to lớn trong suốt 3, 4 năm. Đầu não  của Ngân Hàng Việt Nam lại là một ổ tình báo Cộng sản, một tay kế toán thân tín của Nguyễn Cao Thăng là tình báo Cộng sản, 2 tên "nội dịch" trong văn phòng  "Cố Vấn chỉ đạoMiền Trung Ngô Đình Cẩn”  lại là tình báo sau được đồng hóa làm  trung sĩ Địa Phương Quân rồi biệt phái làm cho tướng Lê Văn Nghiêm lúc ông
Nghiêm làm Tư lệnh Quân Khu I.

Hệ thống phát hành sách báo trước Genève 54, Phòng Nhì Pháp kiểm soát khá chặt chẽ nhờ " nghệ thuật " phóng tài hóa thu nhân tâm nhưng đầu năm 1955, những tay Cộng sản làm " chỉ điểm 2 mang " cho Pháp, được rảnh tay và họ  thực sự nắm ngành phát hành cũng như ngành cải lương, từ soạn giả đến anh kéo màn sân khấu.
Mặt trận tình báo đã mở ra từ sau Genève 54, chính phủ Ngô Đình Diệm đã bất  lực mặt trận này cho đến 2,3 năm sau. Chính vì vậy, chính quyền đã không biết  rõ những ai với cái đuôi dài sau nhóm Nguyễn Hữu Thọ, Mã thị Chu, Huỳnh Tấn Phát và Nguyễn văn Hiếu. lẽ tự nhiên cái đuôi sau mấy tay mặt nổi này mới quan trọng.
Huỳnh văn Trọng trước hết là một đảng viên Việt Nam Quớc Dân Đảng gia nhập Đảng năm 1945 tại Hà Nội, sau bỏ Đảng và làm cho Phòng Phản Gián Pháp từ năm 1950. Cuối năm 1954, Trọng ở lại Sài Gòn, Cộng sản móc nối với Trọng vào thời gian này cũng như Đinh văn Đệ, Trần Ngọc Châu, Phạm Ngọc Thảo,  đều là dân tình báo được Cộng sản cài vào chính quyền Miền Nam một cách tinh vi.
Theo giới tình báo, sau Genève 54, Cộng sản đã để lại ở Sài Gòn 50 triệu ( hối suất lúc ấy là 35 đồng ăn một Mỹ kim ) để tiếp tục gây dựng cơ sở kinh tài để kinh tài nuôi tình báo. Vì sai lầm của Việt Nam Cộng Hòa đã không thu dụng  được giới chỉ điểm 2 mang và chuyên viên tình báo của Phòng Nhì Pháp nên  Cộng sản nhờ sẳn tiền đã kết nạp được giới này. Cộng sản không kết nạp vào Đảng mà đem vào các cơ sở kinh doanh của tư nhân và Đảng qua " tư nhân " góp vốn như hãng tàu chuyên chở Nguyễn văn Bửu và kể cả OPV của Nguyễn Cao Thăng sau này, nhất là cơ sở kinh doanh của nhóm Nguyễn Trung Thành và Ngân Hàng Việt Nam mà Nguyễn văn Diệp là điển hình. Diệp đã từng cộng  tác với Pháp trước 1954 đồng thời hoạt động cho Cộng sản .

Một sai lầm khác nghiêm trọng của chính quyền Ngô Đình Diệm là làm mất đi 3 tiềm lực chống Cộng vô giá : Ở Miền Trung, Việt Nam Quốc Dân Đảng cầm  súng chống lại chính quyền; ở Miền Nam, Cao Đài một phần bất hợp tác rút ra  bưng trong hoàn cảnh bất đắc dĩ phải hợp tác với Cộng sản, một phần quan  trọng khác, chủ lực là lực lượng Cao Đài Liên Minh Trình Minh Thế tuy đã về  hợp tác với chính quyền nhưng từ đầu năm 1956, lực lượng này bị phân tán và  đem ra Miền Trung, cuối cùng tan rã cả một binh đoàn thiện chiến về lối đánh  du kích, đã quen với vùng rừng núi Tây Ninh ;  ở miền Tây, lực lượng Hòa Hảo  Lê Quang Vinh bị quân chính phủ đánh tan. ngày 13.4.1956, Liên Đoàn Bảo An Trần Quốc Tuấn bắt được Ba Cụt, được thưởng 1 triệu đồng; gần ba tháng sau,  ngày 6.7.1956 toàn lên án tử hình Ba Cụt . Vị tướng 32 tuổi đầy mưu trí và yêu  nước này đã bị hành quyết vào ngày 13.7.1956, gây nên sự căm phẩn sâu  xa trong tập thể gần 3 triệu tín đồ Hòa Hảo ở Miền Tây.

Tướng Lê Quang Vinh (Ba Cụt) bị xử án tử hình

Chính quyền có thể loại Trần văn Soái, Lâm Thành Nguyên, nhưng loại lực  lượng Hòa Hảo Lê Quang Vinh không những là sai lầm nghiêm trọng mà  còn là một tội đối với lịch sử. Riêng lực lượng Hòa Hảo Nguyễn Giác Ngộ được  coi là một lực lượng quốc gia thuần túy chống cả Pháp lẫn Cộng, có kỷ luật nghiêm  minh, với trên 2000 quân đã quen với địa hình địa vật Miền Tây và lối đánh du kích
và chống du kích thì cũng như lực lượng Trình Minh Thế, bị phân tán đem ra Miền  Trung, cuối cùng bị tan rã. Nếu chính quyền duy trì được hai lực lượng này thì  tình trạng ở Miền Tây và Miền Đông đã không bị du kích Cộng sản tái hoạt động  làm ung thối ngay giữa năm 1957 là năm cực thịnh của chế độ Ngô Đình Diệm.
Mất lực lượng võ trang Trình Minh Thế là một thiệt hại to lớn; với trên  2500 quân, năm 1952, lực lượng yêu nước này đã mở rộng địa bàn hoạt  động khắp Miền Đông và lan tới Miền Tây, phát triển lối đánh du kích và  đặc công. Lúc nghe tin tướng Thế bị bắn chết tại trận, theo Lansdale , người đang  ngồi nói chuyện với ông Diệm , thì ông Thủ tướng bàng hoàng và chảy nước mắt.
Lansdale nói với Shaplen : " Đây là lần duy nhất mà tôi thấy ông bộc lộ tình cảm ". 
Nhưng chỉ một năm sau, lực lượng của tướng Thế bị chia cắt, đẩy ra khỏi  Miền Đông và đưa lên Cao nguyên hoặc ra giới tuyến.

Miền Trung đen tối hơn, lực lượng Đại Việt võ trang ly khai ở Ba lòng .  Quảng Nam, Quảng Ngãi là hai tỉnh với trên 2000 đảng viên Việt Nam Quốc  Dân Đảng võ trang lại ly khai, lập chiến khu chống lại chính quyền. Năm  1956, Việt Nam Quốc Dân Đảng trở về hợp tác, tuy nhiên, chỉ một thời gian
ngắn lại bị chính quyền đàn áp. Qua phong trào nhân dân tố Cộng, chính đảng  viên Việt Nam Quốc Dân Đảng lại bị phong trào này chụp mũ là Cộng sản.
Thật vậy, phong trào tố Cộng từ năm 1956 đã trở thành đen tối ở Miền Trung.  Hàng vạn người bị bắt nhưng đa số là lương dân vô tội, hoặc đảng viên Việt  Nam Quốc Dân Đảng hoặc bị trả thù cá nhân.
Phong trào tố Cộng trở thành cơn bảo tố ở nông thôn nhất là từ Phú Yên trở ra. Sau 10 tháng phát động phong trào, chính quyền Ngô Đình Diệm tuyên bố là đã đưa về với chính nghĩa Quốc Gia được 100 ngàn cựu cán bộ Việt Minh và đã tiêu diệt được ảnh hưởng của Cộng sản trong 9 năm trước.
Thực tế không phải vậy. Cán bộ Cộng sản đã len lỏi vào phong trào và  xâm nhập ngay từ văn phòng Bộ trưởng Thông Tin Trần Chánh Thành  để lèo lái phong trào tố Cộng, mô phỏng y như cách thức Cộng sản tố  địa chủ và trí phú ở Miền Bắc.
Tổng thư ký Bộ Thông Tin là cán bộ Cộng sản nằm vùng, tức Trần Thúc Linh, sau này với cái dù thẩm phán, Trần Thúc Linh tiếp tục hoạt động cho Cộng sản cho đến năm 1975. Do đó, phong trào tố Cộng với kết quả trái ngược hẳn lại, chỉ đẩy lương dân về phía Cộng sản, giới Quốc Gia thì trở thành thù địch của chính quyền. Điển hình như ở Phú Yên, hàng trăm người thuộc Đại Việt Quốc Dân Đảng đã bị bắt bị tra tấn và giam cầm, các em và cháu của lãnh tụ Trương Tử Anh đã bị đánh đập tàn tệ, bị bỏ tù chung với Cộng sản đến sau năm 1963.

Năm 1957, Cộng sản vẫn còn yếu, nên dù nổ lực thế nào Cộng sản vẫn không  gây được một phong trào nhân dân đứng lên đòi Tổng tuyển cử sau khi Ngô Đình Diệm bác bỏ. Trước đây nông thôn chỉ biết có Hồ Chí Minh, nay thì Ngô Đình Diệm thay thế và triệt để chống Cộng. Háng trăm ngàn cán bộ Việt Minh đã thực tâm hồi chánh và cộng tác với chính quyền song từ phong trào chống  Cộng lại loại bỏ các thành phần đảng phái Quốc Gia, Cao Đài, Hòa Hảo.

Chính quyền Ngô Đình Diệm mất quần chúng ở cả nông thôn lẫn thành thị. Hàng trăm đảng viên Đại Việt, Duy Dân, Việt Nam Quốc Dân Đảng đã bị đem nhốt chung với Cộng sản, hồ sơ cá nhân biến thành hồ sơ Cộng sản trong khi một số cán bộ Cộng sản trá hình đầu thú lại được trọng  dụng và chính thành phần này đã " chỉ điểm " cho chính quyền bắt lương dân hay giới quốc gia chống Cộng mà chúng chụp mũ cho là Cộng sản.
Từ năm 1957,  những Phạm Ngọc Thảo, Phạm Xuân Ẩn, Cao Dao đã  thành cong trong công tác nằm vùng  trong ngành tình báo của chính quyền Ngô Đình Diệm từ cơ sở thượng tầng đến tỉnh và quận.
Sai lần nghiêm trọng khác của chính quyền Ngô Đình Diệm là ngày 5.10. 1955, nghe lời tướng Cao Đài Nguyễn Thành Phương, đã đem quân xâm  nhập Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh tước khí giới đạo Hộ Vệ Quân của  Hộ Pháp Phạm Công Tắc, lại cho báo chí của chính quyền và kể cả đài phát thanh bôi nhọ Phạm Công Tắc như một người dâm ô, Việt gian tay sai Pháp. Hộ Pháp Phạm Công Tắc phải lưu vong qua Nam Vang, ít nhất 3  hệ phái lớn của Cao Đài đã liên minh với Cộng sản trong giai đoạn CÙNG ĐƯỜNG mà theo Douglas Pike thì 10 trong 11 giáo phái đã theo  Cộng sản, chỉ còn một hệ phái cộng tác với chính quyền để bảo vệ Tòa Thánh Tây Ninh.
Hộ Pháp Phạm Công Tắc và đội Hộ Vệ quân tại Tòa thánh Cao Đài ở Tây Ninh

Chế độ Ngô Đình Diệm đã dùng luật pháp và Tòa án để trị dân và đặc biệt dùng Tòa án để chống Cộng sản song chính lại là cách làm cho Cộng sản tạo được cơ hội tuyên truyền và lấy lòng dân trong khi đối với các đảng phái đối lập thì Tòa án lại trở thành công cụ đàn áp " đập đổ những kẻ chống đối chế độ bất  cứ bằng hình thức nào.
Còn các cơ quan ngôn luận dù có muốn vươn mình  lên để nói tiếng nói tự do cũng không được.  Họ bị ràng buộc mọi mặt . Muốn sống thì phải chiều ý nhà cầm quyền ( Hồi ký Trần Tương ).
Muốn chống Cộng thì phải làm y như Cộng, đó là chủ trương hết sức sai lầm của Bộ Thông Tin dưới thời Trần Chánh Thành và Trần Thúc Linh. Suy tôn Ngô Tổng Thống như kiểu Cộng sản suy tôn Bác Hồ đã làm cho ông Tổng Thống trở thành hình ảnh nhàm chán.
Giai đoạn 1946-1952, nghĩa là trước vụ Cộng sản đấu tố, Hồ Chí Minh đã rất thành công khi đi vào lòng quần chúng ở mọi giới, nhất là giới trẻ. Ông Hồ đi vào quần chúng bằng hai chử " Bác Hồ ", đơn giản với đôi dép quai râu, chiếc quần nâu rộng ống, nhiều khi xắn cao qúa gối..
Ông Diệm đã không thành công khi đi vào quần chúng, nhất là quần chúng nông thôn, với một bộ đồ lớn trắng tinh, tay cầm chiếc ba-tông hoặc ngồi trong xe lướt nhanh trên đường phố trống vắng với từng đoàn xe hộ tống. Đường Công Lý có lúc phải gián đoạn 3, 4 giờ để dẹp đường chờ đoàn xe Tổng Thống từ Tân Sơn Nhất về Dinh.

Đầu năm 1957,  Cộng sản bắt đầu phản công bằng chiến dịch ám sát các viên  chức xã ấp và cựu kháng chiến trở về hợp tác với chính quyền . Con số chính  quyền qua  Bộ Thông Tin đưa ra vào dịp kỷ niệm lễ Song Thất 7.7.1954  là  42.760 người đã bị Cộng sản ám sát, thủ tiêu dưới nhiều hình thức khác sau Hiệp Định Genève, song đây là con số không có bằng cớ khả tín. Ước lượng từ một tỉnh tân lập như Kiến Phong thì con số cán bộ xã ấp và cựu kháng chiến bị Cộng sản sát hại đã lên rất cao.
Hàng trăm điệp viên hữu hạng của Cộng sản từ Bắc được gửi vào Nam sau Hiệp Định Genève. Số điệp viên này thuộc Phòng Đông Nam Á Vụ và Phản Gián, hầu hết đã có kinh nghiệm hoạt động nội thành, chia nhau xâm nhập qua nhiều đường giây thuộc nhiều lãnh vực. Phan Nghị thì hành nghề ký giả sau len lỏi vào làm cho  tờ Ngôn LuậnChính Luận ( sau 1963 ); Vũ Ngọc Nhạ len lỏi vào Công Giáo
phía Linh Mục Hoàng Quỳnh; Nguyễn văn Lương, giáo viên tư thục ở Nam Định là kẻ đã móc nối Vũ Hânh ( 1964 ) cùng Vũ Hạnh xuất bản tạp chí Tin Văn và sau bí mật cộng tác với Thế Nguyên,  tạp chí Trình Bày . Cao Dao nối kết với  Phạm Xuân Ẩn ...
Về tình báo, cao cấp nhất cài trong chính quyền thì trao cho Phạm Ngọc Thảo với một ám số đặc biệt và luôn luôn thay đổi. Phạm Ngọc Thảo bây giờ đã về đầu thú chính quyền Ngô Đình Diệm cùng với
nhóm Kiều Công Cung và được Giám Mục Ngô Đình Thục đỡ đầu vì Thảo và  Cung là Công giáo thuộc địa phận Vĩnh Long. Thảo được đồng hóa với cấp Trung  Tá và làm việc trực tiếp với văn phòng Cố Vấn Chính Trị Ngô Đình Nhu...

Vào giữa năm 1958, Xứ ủy Nam Bộ quyết định thành lập Bộ Tư Lệnh Miền Đông,  khởi đầu với 4 đại đội, một đại đội đặc công với 75 đội viên; Liên đại đội C-1000 hoạt động tại Tây Ninh, nơi không còn bóng dáng Cao Đài nên lực lượng Miền "tự tung tự tác ". Bộ Tư Lệnh Miền thành lập khu B tức Dương Minh Châu thuộc tỉnh Tây Ninh, chiến khu A từ Mã Đà đến Bù Cháp, Thủ Dầu Một.
Ngày 10-8-1958, Liên đại đội tỉnh Tây Ninh ( từ đây gọi là Việt Cộng ) tấn công quận Dầu Tiếng. Theo tài liệu của Việt Cộng, trận này " diệt 200 tên, bắt 30 tên, thu 200 súng tự động, sau đó đánh lui một tiểu đoàn đến tiếp viện cho Dầu Tiếng ". Theo tài liệu Việt Nam Cộng Hòa ( từ đây gọi là Nam Việt Nam ), " quận Dầu  Tiếng tuy bị đánh bất ngờ trong lúc cả nước đang thanh bình song đã chống trả  kịch liệt với quân số 67 Bảo An và Dân Vệ, Việt Cộng để lại 17 xác. Cuộc truy lùng vào mấy ngày kế tiếp, bắt được 4 cán binh Việt Cộng bị thương nằm điều trị  trong ba nhà phu đồn điền cao su.
Ngày 20-10-1958, đại đội đặc công Việt Cộng từ chiến khu D tấn công trụ sở  phái bộ Quân Sự Mỹ ( MAAG ) ở Biên Hòa, mở màn cho các trận đặc công kế tiếp. Biệt Động Đội và Đặc Công là binh chủng thuần phục của Việt Minh trước đây. ..

Cao Thế Dung
[Source: Việt Nam Ba Mươi Năm Máu Lửa, trang 480-497, 1991]
Hình và Tựa trích đoạn nầy là của GĐOL

No comments: