Wednesday, August 29, 2012

NGUYỄN THIÊN THỤ * GIÁO DỤC TỰ DO

unday, September 7, 2008

ĐƯỜNG LỐI GIÁO DỤC TỰ DO

==
Gĩữa quốc gia và cộng sản có nhiều điểm khác biệt nhau. Riêng bàn về giáo dục, chúng ta sẽ có nhiều vấn đề quan trọng, không biết phải viết bao ngàn trang giấy mới hết. Ở đây chúng tôi chỉ trình bày đôi nét sơ lược về tính tự do của nền giáo dục trong thế giới tự do.


Khi cộng sản tiếp thu miền Nam, tại đại học Văn Khoa Sài gon, một cán bộ cộng sản nhận xét rằng nền giáo dục đại học miền Nam yếu kém. Cả miền Nam không có một bộ sách giáo khoa đại học.


Thật vậy, ngoài Bắc, đảng lãnh đạo cho nên bất cứ ngành nghề nào cũng phải chịu sự kiểm soát của đảng. Người ta bảo dưới chế độ cộng sản, toàn quốc là một trại lính. Người ta mang đồng phục, đi đúng cùng một dáng điệu, miệng hô một khẩu hiệu, ăn uống giống nhau. Đảng cộng sản vạch kế hoạch năm năm, mười năm. Kết quả chủ trương nhảy vọt của Mao đã giết hàng triệu dân Trung quốc. Về giáo dục, đảng chọn sinh viên và quyết định các ngành nghề cho sinh viên. Con ông cháu cha thi vào đại học Y Dược hoặc kỹ sư, con em bá tánh bình dân thi đẩy qua sư Phạm. Trong chế độ Cộng sản, Sư Phạm là ngành bị khinh rẽ cho bên có câu ca dao bình dân:
Nhất Y, nhì Dược,
Bách Khoa tạm được,
Sư Phạm bỏ qua.



Phải thật lâu, sau 1980, đảng cộng sản mới để cho sinh viên chọn ngành nghề, và mở trường tư mặc dầu trường tư cũng là do cộng sản tổ chức, không phải do tư nhân như ở thế giới tự do. Ở các bậc tiểu học,trung học, cộng sản ra những sách giáo khoa, bắt các giáo viên phải thực hiện đúng từng câu, từng chữ và từng ngày giờ. Sách giáo khoa là pháp lệnh, không ai có quyền sửa chữa, cho dù thấy sai lầm. Vì vậy mà đề thi trong chế độ cộng sản thường là sai lầm.


Tại sao vậy? Tại vì đường lối vô sản chuyên chính. Vô sản chuyên chính nghĩa là phải giết hại, lừa dối và khủng bố, tước đoạt mọi tự do của con người, bắt con người trở thành nô lệ. Đường lối này chỉ làm khổ trí thức, hành hạ nhà giáo, làm ngu học sinh, chỉ cốt làm cho người dân luôn sống trong bất an và sợ hãi, và bọn ngu dốt trong đảng mặc sức hạnh họe với chính sách phê và tự phê và công an giáo dục, công an văn hóa. Thí dụ, khi dạy sử, nếu giáo viên nào dám đề cao Việt Nam quốc dân đảng đã có công trong việc chống Pháp, hoặc Mỹ có công lớn trong đệ nhị thế chiến là giáo viên đó sẽ bị tù về tội phản động. Vô sản chuyên chính là dùng kẻ dốt, kẻ tin cẩn hơn là tài đức. Trong chế độ quân chủ và tư bản, con cái các thành phần đều được tự do học hành và thi cử, và tiêu chuẩn chọn người là tài đức, trong khi cộng sản chủ trương “hồng hơn chuyên”.


Trong 1954, cải cách ruộng đất, họ đã giết, bỏ tù và sa thải các cán bộ thuộc giai cấp tư sản và điạ chủ từ trung ương xuống thôn xã . Rồi trong cải cách ruộng đất, họ giết một số nông dân và thương gia mà họ gán cho tội địa chủ và tư sản. Con cái địa chủ và tư sản không được học đến cấp hai, cấp ba. Chỉ con cái bần nông là vào đại học. Con cái bần nông 5, 6 điểm cũng vào được đại học, còn các thành phần khác phải đạt 16-18 điểm mới vào đại học.



Vì lấy người học kém, cho nên các bậc trí thức xã hội chủ nghĩa hầu hết là dốt. Thực ra, cách chọn người theo tiêu chuẩn “hồng hơn chuyên” và “ vô sản chuyên chính” cũïng chỉ là một cách buôn bán trong xã hội cộng sản. Thầy dốt dạy trò dốt, lưu truyền mãi thành trọng bệnh. Sau này, cộng sản muốn trí thức hóa vô sản, mở các lớp chuyên tu, bổ túc nâng một số chân tay thân tín hoặc vì hối lộ từ thợ thuyền lên kỹ sư và y tá lên bác sĩ. Kết quả là bác sĩ không viết nổi toa thuốc, hoặc cho thuốc thì chỉ quanh đi quẩn lại Vitamin B, hoặc Aspirin. Nhân dân gọi các trí thức xã hội chủ nghĩa là : “ dốt như chuyên tu, ngu như tại chức”. Sau này, tham nhũng lan tràn, gian dối phổ biến, trong giáo dục, việc thi cử gian lận, mua bán bằng cấp từ phổ thông đến tiến sĩ phổ biến trong hàng ngũ đảng. Đó là do chính sách độc tài, vô sản chuyên chính và tham nhũng. Nói tóm lại, nền giáo dục cộng sản là nền giáo dục ngu dân và tham nhũng, không có lợi cho việc phát triển văn hóa, khoa học và đạo đức.



Thời Việt Nam cộng hòa, bộ giáo dục ra chương trình, nhưng các giáo viên có khá nhiều tự do. Họ có thể dạy bài này trước, bài kia sau, chú trọng bài này mà sơ lược bài kia. Thầy gíáo có thể cho học sinh đọc thêm những tài liệu không có trong chương trình. không nhất thiết phải đúng cùng một lúc. Thí dụ về môn Văn Chương Việt Nam, chương trình lớp 11 có Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương. Các thầy có thể day Nguyễn Khuyến, Trần Tếù Xương trước, Nguyễn Du sau.



Về Nguyễn Du thì dạy Kiều, ông thấy có thể trích giảng đoạn này hay đoạn kia. Tại sao vậy? Bộ giáo dục khi tuyển sinh viên vào trường Sư Phạm, hay tuyển giáo viên vào dạy, là bộ đã chọn người giỏi, đủ khả năng dạy các cấp. Bộ giáo dục Việt Nam tin tưởng ông thầy tốt nghiệp Cao đẳng Sư Phạm là có thể dạy cấp I, cấp 2, và ông thầy tốt nghiệp đại học Sư Phạm có đủ khả năng dạy cấp 2, 3. Vả lại, trong chế độ tự do, bộ giáo dục tin tưởng khả năng và lương tâm giáo viên, và bộ để cho giáo sư và giáo viên có tự do lựa chọn, không nghi ngờ, kìm kẹp họ như trong chế độ cộng sản.Hơn nữa, trong chế độ tự do, bộ và ban giám đốc nhà trưòng không ai cho học sinh theo dõi giáo viên, và thầy giáo có quyền về việc chấm thi, còn trong chế độ cộng sản, ban tổ chức tức đảng cộng sản có quyền quyết định về số điểm và tương lai học sinh. Thí dụ, học sinh thuộc đoàn Thanh Niên cộng sản, hay con đảng viên cao cấp, thi học kỳ hay thi cuối năm chỉ 2, 3 điểm vẫn được ban tổ chức cho lên lớp mà không cần hỏi ý kiến giáo viên. Ban tổ chức trong trường mặc tình mua bán và làm giàu trong việc thi cử và bán bằng cấp.



Về đại học, các giáo sư trong xã hội quân chủ hay trong chế độ dân chủ, đa số có bẳng Tiến sĩ hay Thạc sĩ. Họ là những người đạt đỉnh cao trong chuyện môn của họ cho nên họ có quyền giảng dạy theo ý muốn của họ. Lẽ tất nhiên , các giáo sư phải nhận sự phân công tùy theo chuyên môn và nhu cầu của trường. Thí dụ, một vị tiến sĩ Sữ học tất nhiên sẽ dạy Sử học. Việc dạy sẽ tùy theo yêu cầu của trường. Vị ấy có thể dạy Thượng cổ sử hay Cận đại sử hay Việt Sử là do Phân khoa đề nghị. Trong Việt sử, giáo sư có toàn quyền quyết đinh như dạy lịch sử đời Lê hay đời Nguyễn.v. v. . .




Mỗi giáo sư có quyền giảng dạy tự do, bộ giáo dục và trường đại học không hề kiểm soát về nội dung giảng dạy của giáo sư. Mỗi giáo sư có một sách giáo khoa riêng, không cần phải có một bộ sách giáo khoa cho toàn ban hay toàn quốc như trong chế độ cộng sản. Nhờ chính sách tự do, và chọn hoc sinh và sinh viên giỏi, chúng ta đã đào tạo những thợ giỏi, kỹ sư tài ba và học giả uyên thâm. Vì chính sách chuyên chính vô sản, mà chế độ cộng sản đào tạo những ông bà bác sĩ không viết nổi toa thuốc.



Thí dụ vì ngu dốt hay vì tuyên truyền, một số thương binh cộng sản bị thương được bác sĩ cộng hòa băng bó vết thương và khâu bằng chỉ tự tiêu. Khi họ được trao trả về Bắc sau hiệp định Paris 1973, họ bị bác sĩ cộng sản mổ lại, bỏ các chỉ tự tiêu, cho rằng chỉ này là chỉ độc, bọn Mỹ ngụy ngu dốt đã lấy chỉ may áo quần để khâu vết thương. Sau 1975, sau một thời gian bị nhồi sọ, các cán bộ không dám để cho các bác sĩ cũ khám bệnh. Nhưng sau một thời gian, họ thấy được tài năng thật sự các bác sĩ quốc gia. Các cán bộ cao cấp đã tin tưỏng vào bác sĩ cũ. Một cán bộ thành ủy đã hỏi một bác sĩ cũ:
-Ông có thể đào tạo những bác sĩ giỏi như ông không?
-Có thể được nếu các ông để cho tôi chọn sinh viên giỏi.





Gần đây, bang giao giữa Mỹ và Việt Nam được cải thiện. Người Mỹ đã mời một số cán bộ cộng sản qua Mỹ tham quan hay làm việc. Người Mỹ cũng cho phép một số người Việt sang thăm Hoa Kỳ. Khi về, một số người này đã lên tiếng chỉ trích nước Mỹ hết lời. Đó là việc tất nhiên. Không ai dại mà ra mặt ca tụng Mỹ vì như vậy công trạng bao lâu và đảng tịch sẽ bị tước sạch. Mặc dầu bề ngoài Cộng sản xich lại với Mỹ để mưu lợi lộc, bề trong họ rất ghét Mỹ bởi vì tâm hồn họ đã bán cho Trung Cộng. Trong nhiều điều chỉ trich, chê bai xã hội Mỹ, có vấn đề khá bình thường, là vấn đề giáo dục các nước Aâu Mỹ.




Một vị cán bộ sau khi đi Mỹ về viết rất nhiều về chuyến Mỹ du. Sau khi nghiên cứu đủ thứ về xã hội Mỹ, ông viết về giáo dục Âu Mỹ và cho rằng xã hội Âu Mỹ không chú trọng giáo dục bởi vì các học sinh trung học Âu Mỹ không đoạt giải nào về toán quốc tế.



Đúng vậy, Việt Nam và các nước khác thường chú trọng luyện thi Toán để cho học sinh dự giải quốc tế, và Việt Nam đã đoạt nhiều giải.Và họ cho đó là một điều tự hào.( Cộng sản Việt Nam cái gì cũng tự hào!)



Sự thật thì ông cán bộ Cộng Sản đã lầm. Xã hội Âu Mỹ là xã hội tự do và phóng khoáng. Họ để cho học sinh tự do học tập, không bắt buộc nghiêm nhặt như xã hội ta trước đây. Các nhà giáo dục Âu Mỹ đã nghiên cứu tâm lý học sinh và thực tiễn giáo dục, và họ kết luận rằng để cho học sinh tự do học tập, trí tuệ tự do phát triển, thì sau này tài năng mới nẩy nở. Nếu gò ép như chuối dú non, chỉ hại mà không lợi. Tại Âu Mỹ, chương trình nhẹ nhàng, phương pháp dễ hiểu, học sinh tiểu, trung học học học thoải mái, it làm bài tập, không phải trả bài theo lối học thuộc lòng. Nhờ chính sách giáo dục tự do, nền giáo dục Âu Mỹ đã đào tạo nhiều nhân tài, trong đó có nhiều nhà bác học lừng danh thế giới.




Trái lại, học sinh, sinh viên ta từ nhỏ cho đến lớn bị bắt buộc theo khuôn khổ, học ngày, học đêm, bị cha me và thầy giáo kiểm soát nghiêm ngặt. Trong khi đó, học sinh tiểu học và trung học Tây phương rất tự do. Học sinh về nhà cũng phải làm bài tập nhưng không nhiều như học sinh Việt Nam. Vì tiểu học, trung học đã làm mòn mõi trí tuệ, thân thể bệnh hoạn, chí khí tiêu mòn, học xong đại học là đã tiêu hao tất cả, chỉ biết hưởng thụ, hoặc kiếm tiền sinh sống, nuôi gia đình, sống qua ngày tháng, ít ai sau đại học còn tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, sáng chế như người Âu Mỹ. Do đó mà xã hội lạc hậu , khoa học không tiến bộ. Nhất là trong chế độ cộng sản, từ mẫu giáo, đến đại học, học sinh, sinh viên được nhồi sọ ca tụng đảng bác, văn học chỉ biết Hồ Chí Minh và Tố Hữu, thì trí tuệ lại càng non kém hơn các thế hệ thời quốc gia và thời Pháp thuộc.



Việt Nam muốn phát triển quốc gia, phải phát triển giáo dục theo chiều hướng tự do, cởi mở, đồng thời với việc phát triển tự do và dân chủ trong văn hóa, chính trị, tôn giáo, kinh tế, xã hội. . .

No comments: