Saturday, August 11, 2012

LÀNG LŨ PHONG * QUẢNG BÌNH





Đình Làng Lũ Phong tọa lạc trên một vùng đất có địa thế đẹp, hình chữ nhật, bằng phẳng, ở trung tâm xã Quảng Phong, huyện Quảng Trạch. Phía trước đình làng là dòng sông Gianh; Kế sát phía Đông là đường liên xã, nối quốc lộ 29 với bến phà Phú Trịch. Vị trí đình làng, hướng đình tuân thủ theo luật phong thủy và quan niệm của các bậc cao niên ngày trước. Đình Lũ Phong có tiền đình hậu đình. Tiền đình có 5 gian, 4 vài. Mái đình lợp ngói, tường xây bằng đá. Giữa các gian là 4 vài gỗ. Các gian và các vài được liên kết với nhau bằng những cột kèo, xuyên, trếng, đòn tay... Trên các cột, kèo, xuyên đều có chạm trổ. Nghệ thuật chạm khắc gỗ ở đình làng Lũ Phong đạt đến độ điêu luyện, tính mỹ thuật cao. Các nghệ nhân đã đầu tư rất nhiều công sức, tài trí trong việc xây dựng đình; chính từ những mảng chạm khắc gỗ tồn tại cho đến nay để giúp chúng ta phần nào hiểu hơn về cuộc sống, con người Lũ Phong xưa và nay. Những mảng chạm khắc gỗ tạo nên những nét chấm phá, làm hoàn chỉnh không gian bên trong của ngôi đình làng. Những đường lượn, những cụm vân mây, những hoa lá cách điệu, đặc biệt là mảng chạm khắc với vật trang trí là con rồng được bố trí rất hài hòa, con to con nhỏ đan xen nhau, thân rồng, đầu rồng được bố trí hợp lý tạo thành những mảng sáng, tối làm nổi bật ý nguyện, tâm hồn của cư dân làng Lũ Phong. 
 

Đình Lũ Phong hiện nay mang đậm nét kiến trúc thời Nguyễn, tuy đã qua một số lần trùng tu sửa chữa.
Theo thần phả, đình Lũ Phong được xây dựng vào năm 1542, dưới thời Mạc Hiến Tông, niên hiệu Quảng Hòa, năm thứ 2.
Đình làng xây dựng chưa được bao lâu thì xẩy ra cuộc chiến Trịnh - Nguyễn, kéo dài hơn 2 thế kỷ lấy sông Gianh làm giới tuyến. Vì vậy, ngay từ đầu đình đã bị hủy hoại. 
Năm 1861, ông Phạm Xuân Quế - người làng Lũ Phong làm quan đến chức Hình bộ tả thị lang, tán tướng quân vụ Nam Kỳ, khi Bình Thuận điều lương cho quân đội chống giặc Pháp xâm lược bị bệnh và qua đời. Để ghi nhớ công lao của ông, Vua Tự Đức ban sắc chỉ cho dân làng Lũ Phong rước linh vị Phạm Thượng Khanh từ Huế về thờ làm Thành hoàng của làng. Đồng thời, Vua ra chỉ dụ ban cho thêm đất và nhiều tiền bạc để mở rộng qui mô đình làng. Thợ giỏi được cắt cử từ Phú Xuân ra cùng với các nghệ nhân ở địa phương trực tiếp xây dựng, hoàn thiện đình làng Lũ Phong thành liệt hạng của triều đình. Đến bây giờ đình mới có tiền đình, hậu đình, văn miếu; võ miếu, có đền thờ thủy thần Đại linh giang (sông Gianh) ở cạnh võ miếu. 
Đình thờ Thành hoàng làng Lũ Phong là ông Phạm Xuân Quế. Ngoài ra, đình còn là nơi thờ cúng, hội họp và tổ chức các sinh hoạt văn hóa của làng xã... Qua thời gian, đình làng Lũ Phong từng chứng kiến những sự kiện lịch sử qua các thời kỳ của quê hương, đất nước. 

 Trãi qua chiến tranh, đình hư hại nặng. Sau hòa bình, nhân dân làng Lũ Phong đã đóng góp công sức tu bổ, xây dựng lại đình làng.
Đến thăm đình làng Lũ Phong hôm nay du khách còn được chứng kiến nhiều lễ hội truyền thống của địa phương, như lễ hội Xuân, lễ giỗ Thành hoàng Phạm Xuân Quế... Đây là những hoạt động văn hóa hướng về tổ tiên của dân làng Lễ hội truyền thống ở Lũ Phong đã góp phần và làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. 

 Đình làng phong -một tục thờ thần kỳ lạ.
Đình làng Phong - một tục thờ thần kỳ lạ Làng Phong (nay thuộc xã Quảng Phong, huyện Quảng Trạch) có câu nói lâu đời, hiện đang còn truyền tụng: “Văn: La; Võ:”. Cụm từ này được giải thích rằng: Văn học trong huyện thì có làng La Hà; Võ bị trong huyện thì có làng Phong là tiêu biểu hơn cả. Đi sâu tìm hiểu, chúng tôi được biết đây là sự đúc kết từ thuở làng này còn mang tên làĐăng vào các đời Trần, Hồ, Lê... cho đến thời Trịnh - Nguyễn đổi tên như ngày nay, do người làng Phong vốn rất giỏi võ nghệ, có nếp sống hiên ngang, khí phách của con nhà thượng võ: “Giữa đường hễ thấy bất bằng chẳng tha”. Thời triều Nguyễn, nơi đây có cụ Nguyễn Khắc Chân đậu phó bảng võ, nhiều người đậu cử nhân võ và rất nhiều võ sĩ, lực sĩ nổi tiếng. Trước đó, trong làng có một vị quan làm đến chức Thượng thư, trả mũ áo cho triều đình, về nhà mở trường dạy học. Học trò của ông ai chịu học cả văn, cả võ ông mới chấp nhận, nếu chỉ học một môn thì ông khuyên nên tìm thầy khác. Tương truyền trong đám môn sinh của ông “quan giáo viên” này có người học trò tên là Nghiêm, nhà nghèo, đi ở với một cậu ấm con quan tên gọi là Hài, nên thường được gọi là anh Nghiêm cậu Hài. Anh Nghiêm nổi tiếng là một lực sĩ có sức mạnh phi thường, anh được cậu Hài giao cho nuôi một bầy trâu cày, người ta kể rằng, trâu anh Nghiêm không cần dây xỏ mũi, con nào “ngang ngạnh” không “vâng lời” anh, anh cứ nắm lấy sừng lôi đi. Anh Nghiêm rất hiếu học, đến xin thầy nhập môn. Thầy thương cảnh anh phải đi ở, ban ngày không học văn được, cho anh học võ ban đêm. Tuy vậy, những lúc mưa gió hay nhân các buổi trâu giao cho người cày ruộng, anh vẫn theo bạn bè đến trường học thêm văn. Anh nổi tiếng giỏi võ mà văn cũng không kém. Anh Nghiêm được thầy thương bạn mến, lại rất được nữ giới trong làng ước mơ, nhưng chẳng cô nào được lọt vào mắt anh, cho nên các cô mới có câu ca thách đố nhau, truyền mãi theo sau câu “Văn La Võ”: Đố ai đi hết giang biên Đố ai “ve” được anh Nghiêm cậu Hài Khi vua Hàm Nghi ra Tuyên Hóa, xuống hịch kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước (Cần Vương), học trò cũ còn lại của vị Thượng thư cùng cụ Phó bảng võ Nguyễn Khắc Chân theo cụ Lê Trực chống Pháp, vào đóng quân ở núi Tháp Chài (thuộc xã Trung Thuần) trong đó có cả anh Nghiêm cậu Hài. Năm vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần Vương tan rã, cụ Lê Trực bãi binh về ẩn cư ở núi Thanh Thủy quê hương cụ mà quân binh người làng Phong dưới quyền chỉ huy của cụ Nguyễn Khắc Chân cùng anh Nghiêm vẫn không về. Người trong vùng núi Tháp Chài rất mến phục khí phách ấy. Truyền thống giỏi văn giỏi võ này không những truyền đến đời triều Nguyễn mà đã có nguồn gốc từ trước. Cứ xem một gia phả họ Phạm Xuân ở làng này cũng có thể biết được: Đời vua Thiệu Trị có cụ Phạm Xuân Quế đậu phó bảng văn (1841), là vị đại khoa thứ 5 ở Quảng Bình từ khi triều Nguyễn mở khoa thi. Cụ Quế tuy xuất thân là văn quan, nhưng khi người Pháp đánh Nam Kỳ năm 1858, vua Tự Đức đã sai cụ vào giữ Biên Hòa, làm nhiệm vụ quân sự. Cụ bị tử trận, được triều đình cho đưa thi hài về mai táng ở quê nhà và được vua phong tước vị: Thành Hoàng bổn thổ, dực bảo trung hưng đôn ngưng trung đẳng thần. Đối với gia đình cụ Quế, cụ là người thứ 12 được phong quân hàm cao cấp sau 11 vị tướng lĩnh khác ở các triều đại trước, ví dụ như: Hoàng quận công Phạm Thạch, Đạt trung hầu Phạm Đốc, Thượng tướng phụ quốc Phạm Sâm, Thái bảo hoa quận công Phạm Tuấn...; nhưng được tặng là Thành Hoàng bổn thổ trung đẳng thần thì chỉ có cụ Quế. Truyền thống trọng văn, trọng võ đó còn có nguồn gốc từ việc thờ cúng của đình làng Phong, một tục lệ kỳ lạ vượt quá tục tôn thờ đa thần trong văn hóa nông nghiệp mà cũng khác lạ với nguyên tắc cơ bản của đạo Nho. Về thờ cúng, thực chất đình làng Phong không thờ thần nào, chẳng phải là Thành hoàng vì Thành hoàng có miếu riêng (miếu cụ Phạm Xuân Quế), cũng không phải là bách thần vì mỗi vị thần có sắc phong đều có miếu thờ riêng, nhưng cũng có thể nói đình làng Phong thờ 5 vị thần vô danh, không tên không tuổi mà vẫn được nhân dân tâm niệm là “thần”. Về mặt đạo Nho, như chúng ta đã biết, đạo lấy: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín làm phép tu, tề, trị, bình (tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ), còn người dânPhong lấy việc thờ thần, thờ dân, thờ văn, thờ võ, thờ lễ để làm 5 nguyên tắc đối nhân xử thế, và cao hơn nữa là 5 nguyên tắc ấy lại được tôn lên thành “thần” để cho mọi người thờ. Muốn vậy, người thời xưa ở làng Phong phải thần thánh hóa bằng cách lập ở đình làng 5 bàn thờ với 5 bài vị: bàn thờ thần, bàn thờ dân, bàn thờ văn, bàn thờ võ, bàn thờ lễ, cùng với kiểu kiến trúc đình làng năm nóc. Năm nóc ấy cũng gọi là nóc thần, nóc dân, nóc văn, nóc võ, nóc lễ. Các cụ đồ Nho cao tuổi ở đây đã giải thích cái ý nghĩa này như sau: từ thuở mới lập làng, các vị tiền bối khai canh, khai khẩn cho rằng: thờ thần là tôn kính thiên nhiên, trời đất; thờ dân là tôn kính tổ quốc vì dân là gốc của nước (quốc dĩ dân vi bản); thờ văn để trọng văn, lấy văn phát triển làng xóm vì có văn mới có văn hóa, có phong tục tốt đẹp, có trí thức để làm nghề (sĩ kiêm bách nghệ); thờ võ, chuộng võ, trọng võ để có đủ sức mạnh bảo vệ an ninh cho nhân dân, cho làng nước; và thờ lễ để làm nền móng cho con ngườiPhong... Trong đạo Nho, lễ là điều rất quan trọng, nên sách Nho có câu: “Quân tử bác học ư văn, ước chi dĩ lễ”, có nghĩa là: người quân tử lấy việc học rộng văn để tập trung vào làm việc lễ, nghĩa... Vậy là, người làng Phong ngày xưa cũng thế, mà còn rộng hơn thế nữa, đó là: không những quân tử chỉ cần bác học ư văn là đủ, mà còn phải bác học ư thần, ư dân, ư võ mới thu tóm vào lễ một cách trọn vẹn và quán xuyến được. Và, nói rộng hơn vẫn còn chưa đủ, mà còn phải cao hơn thế, vì ngườiPhong không những học rộng các “nguyên lý” ấy mà còn tôn thờ, còn sùng bái như tôn thờ thần linh, sùng bái thánh linh nữa. Bên cạnh việc tôn thờ thần, dân, văn, võ, lễ, ngườiPhong còn có truyền thuyết: làng ở trên địa thế một con rồng, gọi là đất “thanh long” và đình làng nằm ở vị trí đầu con rồng, nên ông bà đời xưa cứ dạy bảo con cháu rằng làng mình là làng rồng, nước mình cũng là nước rồng (theo truyền thuyết cha rồng mẹ tiên), làng với nước là một, không thể chia lìa nhau được. Đình làng thờ thần, dân, văn, võ, lễ, cũng vì cái lẽ làng với nước là một ấy. Có cụ còn nói thêm: tuy trong dãy bàn thờ của đình làng, chữ lễ đứng sau, nhưng sự thật là lễ đứng trước, được tôn kính trước vì lễ có nghĩa là yêu nước, là thương dân, là kính thần, là trọng văn, là trọng võ. Có biết lễ nghĩa, có thấu hết tinh hoa của lễ nghĩa mới yêu nước thương dân... Nghe chuyện thờ cúng ở đình làng Phong tưởng như cổ quá, xưa quá, không hợp thời nữa, nhưng nếu chúng ta chưa quên những cặp “từ dân gian” thường nói với nhau hằng ngày như: họ hàng, làng nước, thần dân, văn võ, hiếu trung, lễ nghĩa... thì chắc chúng ta không có gì ngạc nhiên, vì những cặp phạm trù ấy là những nét đẹp của văn hóa truyền thống tỉnh Quảng Bình và của cả Việt Nam. 

Đình làng thờ chữ

Nằm bên dòng sông Gianh, đình làng Phong (Quảng Phong, Quảng Trạch, Quảng Bình) đang được gọi là đình làng lạ nhất nước Nam. Đình không thờ thành hoàng bổn thổ mà thờ chữ từ ngày đình được khai thiết để con cháu tu dưỡng đạo đức, yêu nước thương nòi. Sách của nhà Quảng Bình học Nguyễn Tú viết thế và thôi thúc tôi một lần về ngôi đình làng này.
Từ sông Gianh nhìn vào là cánh đồng và mái đình làng Phong

Thần chữ trong đình

Nghe kể về đình làng Phong đẹp nhất vùng bắc Quảng Bình, hơn hai trăm năm trước từng một thời kẻ sĩ khắp nơi ở tận Nghệ An cũng vào chiêm bái. Bởi một lẽ, đình không thờ thành hoàng, mà người làng gọi là thờ năm vị thần vô danh, không tên tuổi nhưng vẫn được người dân phong “thần”. NgườiPhong lấy việc “thờ thần, thờ dân, thờ văn, thờ võ, thờ lễ” là nguyên tắc trọng đại cho con cháu truyền đời. Nhưng điều quan trọng nhất là những thứ tưởng chừng như bình thường ấy được người làng nâng tầm lên thành “thần”. 
Góc đình phía trong

Người già của làng, cụ Nguyễn Văn Ưu 89 tuổi nói: “Từ thuở lập đình cách đây bốn trăm sáu mươi chín năm, đình được dựng lên năm gian. Bậc khai canh các họ họp lại nhất trí dừng chữ để thờ, không thờ thành hoàng làng”. Nói đoạn cụ Ưu cho người tìm vị coi sóc đình làng đến dẫn vào đình. Ông Nguyễn Vinh (68 tuổi) sống ở thôn 4, Quảng Phong đang bận việc nhà nhưng cũng rảo bước đến theo lời cụ Ưu, bởi cụ là người cả làng ai cũng trọng vì sự hiểu biết và nhớ nhiều sự xưa của ngôi đình làng mình. Vừa đi về cửa đình ông Vinh vừa lý giải việc thờ chữ, và phong chữ thành thần là cách của dân gian làng nước dưới thời phong kiến. Các chữ Thần, Dân, Văn, Võ, Lễ được cúng bái trọng vọng. Người làng ngang qua đình đều phải cất nón, áo mão chỉnh tề cúi đầu rảo bước một cách cung kính. Cụ Vinh mở cửa, nói dày dép phải bỏ ở bậc tam cấp, vào diện kiến thần chữ cần hương khói, đó là lệ làng đặt ra mấy trăm năm nay.
Đao gỗ ngày xưa

Nén hương cung kính thần chữ thắp lên, không gian đình làng Phong vương vái thâm nghiêm. Những long ngai thờ thần chữ đặt giữa đình và hai vài hai bên được bố trí đơn giản nhưng trịnh trọng, bởi người bên sông nước sông Gianh luôn có cuộc sống giản dị. Đầu tiên là long ngai chữ Thần, sau đó long ngai chữ Dân, rồi Văn, Võ, Lễ. Thứ tự sắp đặt đã từng tồn tại từ năm 1542 đến nay. Thần chữ trong đình lần đầu được thấy, uy nghi vô cùng và cũng sang trọng vô cùng.


Niềm tôn kính gốc dân


Các tài liệu của các cụ đồ nho để lại làng giải thích từ thuở khai sinh lập làng, những vị khai canh nhấn mạnh rằng thờ thần là tôn kính thiên nhiên, trời đất; thờ dân là tôn kính Tổ quốc vì dân là gốc của nước-Quốc dĩ dân vi bản; thờ văn để trọng văn, lấy văn để phát triển làng xóm vì có văn mới có văn hoá, có phong tục tốt đẹp gia phong lề lối, có tri thức để làm nghề mưu sinh; thờ võ chuộng võ, trọng võ để có đủ sức mạnh bảo vệ dân làng, bảo vệ nước non; thờ lễ để làm nền móng cho ngườiPhong có truyền thống khí cốt lâu bền.
Chạm khắc tài hoa

Sách của Nho học xưa có câu: “Quân tử bác học ư văn, ước chi dĩ lễ”; được phiên nghĩa rằng người quân tử lấy việc học rộng văn để tập trung vào việc làm lễ nghĩa. Và người làng Phong, lại rộng hơn trong nghĩa tử Nho học, không dừng lại ở bác học ư văn mà còn phải là bác học ư thần, ư dân, ư võ mới thu tóm vào ư lễ một cách đủ đầy. Nhà Quảng Bình học Nguyễn Tú trong di cảo của mình viết: “Tuy trong cách thờ, chữ lễ đứng sau, nhưng sự thực là lễ đứng trước, được tôn kính trước, vì lễ có nghĩa là yêu nước, là thương dân, là kính thần, là trọng văn, là trọng võ. Có biết lễ nghĩa, có thấu hết tinh hoa của lễ nghĩa mới yêu nước thương dân được”.


Cụ Ưu thuyết thêm: “Lễ lồng lộng trong tâm hồn làng từ xưa đến nay, hiểu được lễ mới trọng dân, lấy dân làm gốc của làng của nước. Hiểu được lễ mới làm được việc làng có tôn ti trật tự, hiểu được lễ là đến được với dân, dân trọng, trọng dân thì làng hô hào việc gì cũng được hưởng ứng, gốc làng là vậy”.
Bên hiên mái đình

Vóc đình và thành hoàng

Cụ Ưu kể, thường thành hoàng làng là người khai khẩn, lập làng, nhưng thành hoàng làng là cụ đại khoa Phạm Xuân Quế dưới thời vua Thiệu Trị. Tuy là quan văn nhưng cụ Phạm Xuân Quế là người sức vóc vững vàng, giỏi võ, vốn gốc gác làng Phong ai cũng hiểu biết nhiều thế võ để bảo vệ làng nước. Chính vì vậy, vào thời vua Tự Đức, lúc Pháp xâm lược, cụ được cử vào đất Biên Hoà làm nhiệm vụ quân sự. Tại đây, ông tử trận trong giao chiến, được vua cho thi hài về táng ở quê nhà và được phong tước Thành Hoàng Bổn Thổ. Được người dân lập miếu thờ ngoài đình, miếu của ông ngang hàng với các vị thần linh khác của làng. Đấy là điều lạ hiếm gặp ở các làng Việt.
Ngõ vào mái đình thờ chữ

Đình làng Phong mùa cuối năm, gió cuốn bời bời. Ngôi đình năm gian xưa với các vì kèo, rui mèn, đòn tay hiện còn ở cuối vườn với lối chạm khắc tinh xảo còn đó. Nhưng hiện mái đình gỗ này đang thay thế ngôi đình mới do con dân làng khắp nơi đóng góp. Có đình mới, các long ngai thờ tự của đình cũ được rước lên, đặt vào các bức tường xây mới. Không gian đình cũ nhuốm màu xa xưa, vắng lặng. Cõi nghiêm tôn còn lại hai cây đại đao bằng gỗ mấy trăm năm không đưa lên đình mới mà để lại đình cũ thờ tự những người chức sắc nhỏ hơn.


Chuyện về ngôi đình phong chữ lên thần có nhiều ý nghĩa, và sâu xa cho cùng là nhân bản làng nước, thương dân yêu nòi. Và chính điều đó, mà đình làng Phong vận chữ suốt mấy trăm năm thờ tự.


Box:Mỗi năm ba kỳ tế tự, người làng Phong cúng bãi chữ nghĩa cung cúng một lòng. Họ lấy các ngày 18 tháng Giêng, 18 táng 6, 18 tháng 10 mổ heo tế tự. Làng đưa kiệu xuông vùng năm miếu rước chức sắc làng, trong đó có thành hoàng Phạm Xuân Quế, về đình làng để tế với thần chữ trong đình, hương khói nghi ngút, trầm mặc. Đã 469 năm nay, chưa năm nào ngơi ngớt lễ tế mỗi năm ba bận cho dù thời thế có chiến tranh, bom rơi đạn lạc. Đấy là cách ngườiPhong duy trì mạch nguồn của mình cho đến hôm nay.
Nay có đình mới bằng bê tông cốt thép, người Quảng Phong rước Thành Hoàng làng và nhiều vị thần khác của làng vào thờ trong đình.
Cu Làng Cát

No comments: