Wednesday, August 29, 2012

NGUYỄN HOÀI VĂN * TRẦN VĂN ÂN

Những hình ảnh không quên
Kỷ niệm cụ Trần Văn Ân
Nguyễn Hoài Vân
Những hình ảnh Lịch Sử: với Hoàng Đế Bảo Đại, Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân, Thủ
Tướng Trần Trọng Kim, Tướng Bảy Viễn, Thủ Tướng Trần Văn Hương, Quốc Trưởng
Phan Khắc Sửu, Cụ Dương Bá Trạc, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Đức Bà Thân Mẫu
Đức Huỳnh Giáo Chủ, ông Hồ Hữu Tường, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, Luật Sư Trần Văn
Tuyên và nhiều nhân vật khác ...
Chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc vài hình ảnh về cụ Trần Văn Ân, mà những
người quý mến cụ khó mà quên được.
Một số hình được cụ treo trên tường phòng khách, như hình chiếc ghe cụ dùng để
đi buôn gạo, lúc bị thực dân bao vây kinh tế, không thể kiếm được việc làm:
2 | T r a n g
Di ảnh Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc được treo ở một nơi trang trọng, cùng với
hình Đức Thày Huỳnh Phú Sổ, lá cờ Việt Nam của Sứ Bộ Việt Nam Cộng Hoà tại Paris
(về sau dùng một quốc kỳ nhỏ hơn), kiểu mẫu do chính cụ vẽ ra năm 1948, và hình một
số bạn bè đã quá vãng, như Nguyễn Văn Sâm, Châu Lực (Trung Hoa Quốc Dân Đảng,
tiếp đãi cụ suốt hơn 1 năm, nhân Quốc Dân Đảng Trung Hoa mời cụ sang tham dự “Đệ
Tam Thứ Toàn Quốc Đại Biểu Đại Hội, Nam Kinh, 1929), La Anh (La Quán Anh, gốc
Hoa, ký giả báo Viễn Đông) ...
Sau đây là hình với Đức Hộ Pháp (dường như là đang nói chuyện ở Việt Đoàn do
cụ thành lập năm 1949) :
Nguyễn Văn Sâm bị CS đệ tam với sự đồng loã của thực dân, bắn chết trên xe
buýt ở đường Cây Mai, ngày song thập 1947. Hai kẻ sát nhân cho biết được lệnh bắn
Sâm và Ân, nhưng hôm đó cụ Ân nán lại báo quán quán Quần Chúng làm việc. Hàng
năm ngày 10 tháng 10 cụ và phu nhân vẫn cúng giỗ nhà cách mạng Nguyễn Văn Sâm.
Sau đây là hình lễ giỗ Nguyễn Văn Sâm thời VNCH, với sự hiện diện của quý ông Trần
Văn Hương và Mai Thọ Truyền:
3 | T r a n g
Châu Lực mất trong biến loạn Trung Hoa năm 1949. Khi sang VN thăm cụ, ông mặc
khăn đóng áo dài để tỏ lòng kính trọng văn hoá Việt Nam, bức hình này đã bị mất.
La Anh mất trong tù cộng sản Việt Nam ngày 14 tháng 7 năm 1978, cụ và phu nhân cũng
hàng năm cúng giỗ. Sau đây là hình bạn gốc Hoa tổ chức tiệc mừng sinh nhật cụ, mấy
trăm người hiện diện:
La Anh đứng bên phải cách cụ một người, không đeo kính, sát cột nhà. Trong những
người đứng gần có Mã Công Triết và Trần Vinh Giai.
Hình Tạ Thu Thâu, Hồ Văn Ngà, Trần Văn Thạch, chụp chung với cụ, rất nhiều, nhưng
đều bị mất hết qua các cuộc bố ráp thời Đệ Nhất Cộng Hoà và thời CS.
4 | T r a n g
Trên tường phòng khách còn có hình Quốc Trưởng Bảo Đại, tướng Lê Văn Viễn, Thủ
Tướng Nguyễn Văn Xuân, xuống thang lầu dinh Gia Long. Cụ đi sau Tướng Xuân:
Cuộc đời hoạt động đã đưa cụ đi đến nhiều nơi, trên các nẻo đường quê hưong và trên
khắp thế giới (Bắc Âu, Bỉ, Hoà Lan, Thuỵ Sĩ, Đức, Nhật, Hoa Kỳ, Cao Miên, Thái Lan,
Singapore, Indonesia, v.v... không kể Trung Quốc và Pháp ở lại nhiều năm) xin ghi lại
vài nét qua hình ảnh.
Hình chụp với quý ông Dương Bá Trạc, Trần
Trọng Kim, Đặng Văn Ký, tại Fuji Hotel,
Singapore, khi người Nhật đưa cụ đi lánh
nạn CS và thực dân, trước nguy cơ bị sát hại
(người đáng lẽ đi cùng với cụ với tính cách
cộng sự viên là Diệp Ba, sau cụ quyết định
đem Đặng Văn Ký theo vì ông này có “vấn
đề” với mật thám Pháp - Cụ Dương Bá Trạc
sẽ từ trần ít lâu sau đó, vì bệnh phổi - cụ Ân
chăm sóc cụ Trạc như cha):
5 | T r a n g
Một vài người Nhật vẫn giữ thâm tình với cụ, như ông Micheo Kuga (Cửu Ngã), sĩ quan
liên lạc. Ngày 4 tháng 3 năm 1985 ông sang thăm cụ trước khi qua đời ngày 22 tháng 11
cùng năm, trên đường đi công tác tại Bangui, Phi Châu. Sau đây là hình chụp trong lần
hội ngộ cuối cùng, ở Rennes:
Năm 1948, với tính cách Tổng Trưởng Thông Tin cụ sang Hong Kong với sứ mạng gặp
Hoàng Đế Bảo Đại. Nhắc lại : “giải pháp Bảo Đại” được cụ quan niệm như một trong
những bước đầu hình thành “giải pháp Quốc Gia” chống lại CS. Từ trái qua : Trần Thiện
Vàng, Lưu Đức Trung, TV Ân, Phan Khắc Sửu, Trần Văn Tuyên:
6 | T r a n g
Cụ cũng được “du lịch” Côn Sơn 9 năm, với tính cách tử tội chờ ngày hành quyết, với hai
năm còng chân, sáu tháng nhốt hầm ... Sau đây là vài tấm hình lúc sắp được phóng thích :
Trong hình có: Thiếu Tá Nguyễn Văn Nghi, Trịnh Khánh Vàng, Hồ Hữu Tường (sau
lưng cụ Ân), Nguyễn Thành Phưong, Phó Tỉnh Trưởng Tăng Tư, Nguyễn Văn Hớn ...
Hình với Hồ Hữu Tường, tướng Cao Đài Nguyễn Văn Thành, và Tỉnh Trưởng Côn Sơn:
7 | T r a n g
Trên con đường tìm lại tự do với bạn tù tử tội: (cụ chống gậy ở hình dưới)
Năm 1970 , kinh lý Kiến Hoà :
8 | T r a n g
Kinh lý Mỹ Tho :
Một cuộc hành hưong quan trọng, cụ Trần Văn Ân về quê bái mộ :
9 | T r a n g
Một cuộc hành hương quan trọng khác, tại Thánh Địa Phật Giáo Hoà Hảo, nhân lễ tưởng
niệm Đức Thày thọ nạn:
Hội kiến với Đức Bà và đại diện PGHH :
10 | T r a n g
Diễn thuyết tại Nhật 1967 (“tôi nói đây với tất cả tấc lòng chân thành của một người ái
quốc đau khổ vì chiến tranh xâm lược” – I speak with my heart ...) :
Tại Hoa Kỳ năm 1985, gần nhà chị Huỳnh Mai. Thân phụ chị, ông Nguyễn Long Thành
Nam là một bạn cố tri, ý hợp tâm đầu :
11 | T r a n g
Trong chuyến đi Hoa Kỳ này có nhiều cuộc nói chuyện, gặp gỡ chí hữu, đồng hương,
hình ảnh phải hỏi nơi huynh trưởng Đỗ Tiến Đức.
Sau đây là hình chụp với ông Phạm Nam Sách, một trong nhiều thân hữu cụ Trần Văn Ân
đã gặp gỡ trong dịp này:
Biểu tình tại Paris, 30 tháng 4 năm 1979 :
12 | T r a n g
Tết Hồn Nước, Tân Dậu 1981, Pháp Quốc :
Cầu nguyện tại tư gia, nhân anh em từ xa đến:
13 | T r a n g
Dặn dò tử đệ tại tư gia :
Ngồi bên cụ là BS Phạm Văn Hạt, cựu chủ tịch Hồng Thập Tự Việt Nam, cựu Nghị Sĩ,
phó chủ tịch Thượng Viện, cựu Chỉ Huy Trưởng Nha Quân Y và Trường Quân Y. Cụ Hạt
vô cùng thân thiết với cụ Ân, như anh em ruột. Một hôm cụ Ân bị mờ mắt do cataracte,
cụ Hạt bảo: “già thì bị vậy”. Cụ Ân nói :”anh cũng già sao anh không bị ?”. Cụ Hạt trả
lời: “tôi còn thiếu 10 năm”. Cụ Hạt nhỏ hơn cụ Ân dúng 10 tuổi, mất ngày 14 tháng 9
năm 2000.
Truy điệu liệt sĩ Trần Văn Bá tại Rennes 19 tháng 1 năm 1985:
14 | T r a n g
Trong suốt những năm dài lưu vong tại Pháp, rất nhiều thân hữu từ khắp nơi trên
thế giới đã thường xuyên đến viếng thăm cụ, nơi căn nhà nghèo nàn tại Rennes, dành cho
người có lợi tức kém, tiền nhà phần lớn do trợ cấp xã hội trả giúp.
Sau đây, là một phần nhỏ của những kỷ niệm thăm viếng đầy thân tình quý mến đó:
Đại Sứ Nguyễn Triệu Đan, từ Úc đến, chụp trước nhà:
Cựu Tổng Trưởng Tài Chánh Châu Kim Nhân (thứ ba từ trái sang), ô Lê Quang Đạm, ô
Nguyễn Khương Mậu, BS Phạm Văn Hạt, và quý phu nhân:
15 | T r a n g
Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, gần như năm nào cũng đến thăm:
Hình ông bà Nguyễn Long Thành Nam tại Rennes ngày 4 tháng 10 1986. GS Thành Nam
là một lãnh tụ PGHH thân cận Đức Thày, có nhiều công nghiệp đối với Đạo Pháp và
nước nhà trong những lãnh vực đấu tranh, tổ chức, cũng như khảo cứu.
16 | T r a n g
Tướng Nguyễn Văn Chức (mang khăn choàng – Huynh Trưởng Ng Văn Trần cầm tài
liệu) :
Tướng Chức, một lần khác :
17 | T r a n g
GS Bùi Chánh Thời, Ông Phạm Đăng Sum, Sứ Thần Việt Nam tại Nhật (cạnh BS Hạt
bên trái) :
Thẩm phán Trần Văn Liêm, Tối Cao Pháp Viện:
18 | T r a n g
Nhà báo Nguyễn Ang Ca năm 1989 (mất ngày 11 tháng 2 1991 tại Bỉ - trong hình có
Trần Sĩ Hội, con út cụ Ân, cũng đã qua đời) :
Bạn Duy Dân: cụ Nguyễn Tiến Đại :
19 | T r a n g
Bạn Duy Dân, các cụ Nguyễn Văn Thưởng và Nguyễn Năng Lợi. Cụ Lợi đã tặng cho
người viết toàn bộ tài liệu biên soạn tư tưởng của Thiên Tài Lý Đông A, xin ghi lại để
nhớ ơn (hai người đứng là Sĩ Hội và Sĩ Tiến, con của cụ Ân):
Võ Sư Phạm Xuân Tòng, sáng lập môn phái Quan Khí Đạo (Quan Ki Do) (VS Tòng là
học trò cố võ sư Châu Quân Kỳ, người nước Hẹ, gốc Nga My và Đường Lang Quyền - cụ
Ân quen nhiều người nước Hẹ, nói thông thạo tiếng Hẹ)
20 | T r a n g
Nhà báo Phạm Thăng, từ Gia Nã Đại sang thăm:
Nhà văn Hồ Trường An (anh An ẵm cháu Mai, nay đã 16 tuổi, có vẻ có khiếu viết văn)
21 | T r a n g
Quý ông Trần Đức Thanh Phong và Phan Gia Ân. Cụ Ân làm bạn với thân phụ ông Trần
Đức Thanh Phong, là ông Trần Quốc Anh. Nghe nói chính ông Kuga (hình ở trước) đã
giúp đem ông Phong đi Nhật tránh biến loạn, yên ổn học hành (?)
Hình Trần Hùng Nam, cháu nội ông Trần Văn Thạch, đến thăm tại Rennes ngày 31 tháng
3 năm 1991. Ông Trần Văn Thạch, cùng với Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Phan Văn
Chánh, là bạn đấu tranh ruột thịt thân thiết của cụ Ân, và là những nhân vật lãnh đạo
của Đệ Tứ Quốc Tế ở Việt Nam. Họ đều bị CS đệ tam tàn sát cùng với hầu hết các chiến
sĩ Đệ Tứ khác. Công nghiệp và lòng ái quốc của họ trong cuộc đấu tranh chống thực dân,
đã được toàn dân ghi nhận. Lãnh tụ hiện nay của Phong Trào Đệ Tứ Việt Nam là cụ
Hoàng Khoa Khôi, hiện ở Paris.
22 | T r a n g
Đến ngày về nơi an nghỉ cuối cùng, thân phủ quốc kỳ Việt Nam:
(Thuận, Trần, Định, Thành, Vân, lúc hạ huyệt – Khi Phạm Văn Thành, Phạm Anh Dũng,
Lê Hoàn Sơn được CSVN thả sau 6 năm tù, đến nhà người viết dùng cơm, cụ Ân lúc đó
đã rất yếu, không ai dám mời, nhưng cũng nhất định lặn lội đi 45 km, đêm hôm mò tới
thăm “bạn tù”)
Tử đệ bi ai :
23 | T r a n g

No comments: