Thursday, August 23, 2012

GIA HỘI * NÔNG THÔN VIET NAM

Đời Sống Nông Thôn Dưới Chế Độ Cộng Sản

Gia Hội

Trước cải cách ruộng đất (1954), người nông dân được đảng hứa hẹn chia ruộng đất . Trong cải cách, đảng đã bắt nông dân tố cáo địa chủ . Ai tố cáo địa chủ đuợc đảng chia cho của cải ,nhà cửa và ruộng đất của địa chủ.


Mà địa chủ là ai ? Trong trí tưỏng của mọi người, địa chủ là những người có ruộng cò bay thẳng cánh hay có ít nhất cũng hai ba chục mẫu ruộng. Đảng không quy định có bao nhiêu ruộng là địa chủ. Việc qui kết hoàn toàn do đội cải cách quyết định vào giờ chót. Tuyệt đối bí mật. Cho nên nhiều trung tá,nhiều cán bộ cao cấp vẫn nghĩ rằng mình là thành phần cốt cán, không ngờ khi về đến địa phương, khi bị trói lại đem xử bắn mới biết mình và gia đình bị quy là địa chủ, là phản động! Nói chung, ai đã và đang có nhiều ruộng nhất trong làng đều là địa chủ. Nếu người giàu nhất trong làng có hai mẫu ruộng thôi,họ cũng là địa chủ. Họ có một vài sào thôi,nhưng không làm ruộng,lại giao cho người khác ,vì họ làm nghề khác như buôn bán,thầy thuốc, cũng bị quy là địa chủ vì tội không sản xuất, bóc lột nông dân. Nhiều người trước giàu, nay theo kháng chiến, bán hết ruộng nương, đem tiền của theo kháng chiến, cũng bị quy là địa chủ. Nhiều người có hai ba sào ruộng, trước được quy là trung nông, phú nông , vì nhu cầu đãu tố , vì muốn vượt chỉ tiêu, cũng được thăng là địa chủ.


Ngoài địa chủ, những ông chánh tổng, hương, lý, xã, dù đã khánh tận trong kháng chiến, cũng bị quy là cường hào, ác bá, bị đem ra xử bắn.Trong cải cách, thật là tiếng oan dậy đất ! Đâu đâu cũng vang tiếng khóc than,hờn oán!


Đó cũng là đường lối chung của quốc tế cộng sản,trong đó có Liên Xô,Trung quốc, chứ không riêng gì Việt Nam.


Có cải cách ruộng đất, CS mới cướp được tài sản nhân dân.


Có cải cách ruộng đất, CS mới thủ tiêu các thành phần chống đối, để cho CS toàn quyền thống trị . Đất nước từ đây do vô sản độc quyền chiếm lĩnh, các giai cấp khác chỉ làm nô lệ cho đảng.
Có cải cách, CS mới khủng bố người giàu lẫn ngừơi nghèo. Họ dùng cái chết của địa chủ, cường hào để khủng bố dân nghèo mặc dù dân nghèo được nưng niu,vỗ về!


Và có chiến tranh, họ mới dễ dàng cai trị, dễ dàng khủng bố nhân dân.


Như đã nói, trong cải cách,nông dân được chia ruộng đất. Nhưng đó là trò mèo vờn chuột, trò dụ khị con nít, bởi vì không bao lâu,( sáu tháng ? một năm ?), đảng thu hồi quyền tư hữu, bắt nông dân vào tập đoàn, vào Hợp tác xã!


Từ đây mọi người thực sự chấm dứt tư hữu! Cuộc đời nông dân đổi khác.


I.ĐờI sống.


*Từ đây ngưòi nông dân phải đem ruộng đất, trâu bò... vào Hợp tác xã. Không ai
dám trái lệnh!


Trong HTX, ông chủ nhiệm HTX đứng đầu, phải tuân theo lệnh của chi bộ đảng địa phương.Còn nông dân là nông nô.Con cái ông chủ nhiệm HTX, ông bí thư chi bộ đảng thì làm văn phòng,trong khi mọi nông dân đều phải ra đồng canh tác.Trước kia, nông dân làm cá thể, có người ở nhà, có người đi làm. Nay ai cũng phải ra ruộng canh tác .


Trước kia người ta dậy rất sớm, khoảng 4,5 giờ sáng đã cho trâu ra đồng, đến tối mịt (khoảng 6,7 giờ tối ) mới về. Nay thì làm việc có giờ giấc theo cơ quan nhà nước. Bảy giờ sáng mọi người tập tru ng ở HTX chờ HTX phân công tác, sau đó khoảng 8, 9 giờ mới ra đồng. Làm việc khoảng 4 giờ chiều thì về.


Khi làm việc thì không tích cực, đúng như tục ngữ cũ :


Cha chung không ai khóc !


Tục ngữ mới có câu : Xã hội chủ nghĩa, mười người khiêng một cọng rơm là thế đó.


Lúa mùa thu hoạch do HTX quản lý, họ và chi bộ đảng toàn quyền sử dụng.


Nếu cần, họ có thể nộp lên huyện, tỉnh 60% hay 80% và bỏ túi một mớ.


Khi làm việc có tính công,tính điểm. Người nông dân giỏi nhất được lãnh một ngày một ký lúa ( khoảng nủa ký gạo),không đủ cơm một ngày ,và không có cá mắm, quần áo,thuốc men.Và số lúa này,phải chờ mùa sau mới được lãnh.


Nhiều học sinh phải bỏ học để lấy công,lấy điểm.


Để tồn tại, ngưòi nông dân phải ăn cắp của HTX, phải âm thầm giết hại trâu bò để có chất tươi !
Xã hội chủ nghĩa tất yếu là phải theo HTX nhưng HTX là nơi thất bại dù trước kia dân chúng làm một năm một vụ, nay tăng lên hai vụ.Càng tăng vụ thì người mệt mỏi,năng suất kém đi, và ruộng đất thêm cằn khô. Dân chúng làm không đủ ăn, lại phải nuôi bộ đội, công an, đảng, chính quyền.. .trăm điều khốn khổ.


Để chống lại tình trạng trên, CS bày ra phương thức mỗi nhà một vườn rau.


Mỗi nhà được cấp vài thước đất trồng rau.Đó là tư hữu duy nhất trong XHCN.Ngưòi nông dân thức khuya dậy sớm chăn bón mảnh đất này.Họ tưói phân,nước, cày sâu cuốc bẫm cho nên có hoa lợi. Số đất trồng rau chiếm khoảng 5%-15% ruộng đất nhưng nó cho đến khoảng 30 - 60%tổng sản luợng. Nhờ đó mà nông dân sống được.


HTX là miễn cưỡng còn đất trồng rau mới chính là nguồn sống của nông dân.


Những con cái địa chủ không được vinh dự vào HTX và đi bộ đội. Họ phải ở riêng,sống riêng. Họ được giao cho canh tác một thửa đất nơi hoang vu, cằn cỗi nào đó trong thôn xã. Trong cái chết, họ tìm ra lối sống. Họ tích cực vun xới mảnh đất này cho nên họ có lúa nhiều, tiền nhiều, sống thoải mái. Nhờ bị truất quyền hy sinh cho tổ quốc, nên con cháu họ không ai phải chết chiến trận trong khi các gia đình khác có hai ba liệt sĩ.. .( Nhận thấy điều này có lợi cho con cháu địa chủ, sau 1975, CS bắt mọi người phải thi hành nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ lao động).


II.Phương thức canh tác.


Ta có thể nói cộng sản muốn thực hiện một số phương thức canh tác mới.


1.Sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa .


CS chê bai phưong thức canh tác xưa lạc hậu, nay muốn đưa cả nước lên sản xuất lớn XHCN. Cả nước thành đại nông trường.Mỗi vùng, mỗi huyện sẽ chuyên canh chứ không đa canh như trước. Để thực hiện nông trường lớn, nhà nước sẽ dùng cày máy. Muốn cày máy,phải san bằng bờ lề cũ, san bằng đất cao thấp, dẹp bỏ mồ mả( tập trung lại một nơi)...


2.Xây dựng hệ thống thủy lợi khắp nơi.


3.Điện khí hóa nông thôn.


Nhưng CS đã thất bại.


1.Cộng sản đã san bằng bờ lề, san bằng cao thấp khiến cho đất xấu ,cát sạn nổi lên trên, gây thất thu quan trọng.


2.Cộng sản đưa cày máy vào một vài nơi để tuyên truyền,phỉnh phờ nông dân rằng từ nay đảng đưa ta lên nền canh tác XHCN,khiến cho ta thoát kiếp trâu cày thoát cảnh con trâu đi trước, cái cày theo sau.


Nhưng chủ trương này chỉ là lừa bịp , và không thực hiện được vì :


Không có tiền mua máy cày cho đủ trong nước.
không có đồ phụ tùng thay thế.
Không có thợ sửa chửa khi cần thiết.
Cày máy qúa sâu,không thích hợp tại nhiều nơi.


Vì vậy cày máy ít lâu, người nông dân thấy một đêm kia cày máy biến mất, và họ phải cày thay trâu vì trâu đã đem thịt khi có cày máy về huyện, về xã ! Cho đến nay, người nông dân vẫn tiếp tục cảnh con trâu đi trước, cái cày theo sau mặc dù cách đây gần nửa thế kỷ, đảng đã lên tiếng khai tử nó !


3.Cộng sản đã bắt dân ngày đêm làm thủy lợi. Cộng sản tự hào về chính sách này:


Thằng trời đứng lại một bên,
Để cho thủy lợi tiến lên thay trời!


Chính sách này hại nhiều hơn lợi cho nên dân chúng gọi là thủy hại.


Ngày xưa tổ tiên ta đã đào kênh,khơi ngòi như Thoaị Ngọc hầu. Công việc rất tốt


Còn cộng sản thì ngu dốt lại muốn làm gấp để báo cáo thành tích cho nên làm đi làm lại,hao tiền,tốn sức mới xong. Một khuyết điểm chung là từ khi đào thủy lợI mùa mưa nước nhiều hơn, mùa nắng, nước ít hơn, bởi vì sẵn thủy lợi, mùa mưa nước sông, biển và các nơi tràn ngập ruộng đồng, trái lại mùa nắng, nước theo thủy lợi ra biển hết sạch !


Làm thủy lợi phải đi kèm điện khí hóa vì không điện làm sao bơm nước vào mấy trăm mẫu ? Nhưng nước và điện đều thiếu, mà đảng thì ưa kiểm soát mọi thứ một cách chặt chẽ ! Mỗi ngày HTX chỉ được mở vài giờ. Muốn có nước, HTX phải cử người lên huyện, lên xã xin ông nhà đèn mở điện, xin ông thủy lợi mở nước. Muốn mấy ổng vui vẻ, HTX phải biết điều, nghĩa là phải thi hành thủ tục đầu tiên.:


Có cầu thớt mới có cầu dao


Khi được mở nước, HTX phải cho người đi canh vì HTX trên dòng có thể trộm nước của ta. Những trận chửi bới, xô xát vì nước đã xãy ra!


Ngoài ông điện, nông dân còn phải lụy ông cày máy.Phải lo lót cho ông ,ông mới chịu cày cho,nhất là cày trước cho kịp thời vụ;


Trâu đen ăn cỏ, trâu đỏ ăn gà


HTX là một thất bại.Người nông dân mai mỉa:


Hợp tác lên to,lấy mo đựng thóc


Vì vậy sau 1975,CS bỏ HTX thay bằng chính sách khoán. Trong HTX, nông dân là nông nô, nhưng có thể trốn việc, lười biếng vì lời lỗ chủ chịu. Còn khoán là chính sách thu tô, thu tức của địa chủ ngày xưa. Ở đây, nông dân là tá điền.Nếu có lời,nông dân được hưởng, nếu thất bại, nhân dân mắc nợ,phải bán nhà mà trả nợ HTX. Nhà nào nhiều thanh niên gỉỏi thì có lợi, còn ra đa số là thua vì tô tức quá cao. Nhiều người miền Băc bỏ vào Nam để trốn nợ HTX. Tại Quảng Ngãi,Quảng Nam, khoảng 1990,dân chúng đã vùng lên chống đảng vì đảng xiết nhà cửa, trâu bò của nông dân.


Nói tóm lại, dưới chế độ CS, dân chúng rất khổ,khổ hơn thời quân chủ và thực dân.


Người nông dân VN nay là con bò già đã kiệt sức rồi ! Ta có thể cứu họ được khộng ? Và làm sao cứu họ đây ?

No comments: