Sunday, September 9, 2012

SƠN TRUNG * NGÀY TẾT

Người việt nam và Ngày tết



Con người thường mâu thuẫn nhau , nhưng cũng có những điểm tương đồng.Điểm tương đồng mang tính chất nhân loại đó là lòng yêu thích lễ hội. Cổ kim, đông tây tuy khác nhưng con người đều mong muốn sống với nhau trong vui vẻ, hạnh phúc. Người sống bán khai thường cùng nhau nhảy múa, ca hát quanh đống lửa hồng sau những cuộc săn bắn thắng lợi. Người văn minh thường tổ chức yến tiệc, có rượu thịt, xướng ca để mừng thọ, mừng sinh nhật.Có những điểm tương đồng trong nhân loại về lễ tết :

Nước nào cũng tổ chức ăn tết, cũng mừng năm mới tuy rằng mỗi nước có một năm mới khác nhau,và nghi thức khác nhau.
Trong các lễ hội trong năm, ngày tết là lễ hội lớn nhất.
Tết là ngày vui cho cá nhân, cho gia đình và cho xã hội.
Tết là một dịp để người ta chúc mừng nhau.

Cũng như các quốc gia trên thế giới, trong các lễ hội tại Việt Nam, ngày tết là lễ hội lớn nhất. Nó lớn về quy mô tổ chức : cả nhà, cả làng,cả nước đều ăn tết. Cả làng tế thành hoàng, tế thần thánh, tổ chức lễ rước thần, tổ chức cuộc vui chung như đánh cờ người, đánh đu, đánh võ, bơi thuyền, đốt pháo.. .
Nó lớn vì nhiều cuộc vui kéo dài hàng tháng:
Tháng giêng ăn tết ở nhà,
Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè. . .
Cờ bạc, hộI hè này là dư âm của ngày tết .
Nó lớn vì nó gây một xúc động lớn lao trong tâm hồn con người, từ trẻ đến già, từ trai đến gái. Náo nức nhất là đám trẻ con. Quanh năm sống gò bó, nay được mang áo mới, được tiền mừng tuổi, được đi chơi khắp nơi, được đi lượm pháo, xem múa lân, xem đua thuyền.
Các cậu con trai nay được dịp tụm năm tụm ba, tha hồ đùa giỡn với các cô thiếu nữ yếm thắm má đào trong những ngày hội xuân hay khi lên lễ chùa. Còn các cô cũng vui vẻ không kém . Họ đua nhau mớ bảy mớ ba, tíu tít cười nói với nhau, vì đây là cơ hội gặp gỡ các cậu trai làng, trai xã. . .
Còn các ông bà già cũng vui vẻ mừng xuân, vui vẻ nhìn lại những thành quả trong đời.

Tết là một ngày lễ thiêng liêng. Đó là một dịp để đoàn tụ gia đình. Dù ở nơi đâu, trong mấy ngày tết, người ta cũng phải trở về ăn tết tại quê nhà. Chỉ có những người ở quá xa, hay làm ăn thất bại, không thể trở về. . .
Vì vậy, từ xưa đến nay, những ngày gần tết là những ngày thuyền bè, xe cộ chật chội, đông đúc khách đi đường.
Trước ngày tết vài ngày, người ta phải quét dọn nhà cửa, quét vôi trắng, trang hoàng câu đối đỏ, treo tranh tết, trước cổng trồng nêu. Lúc này, các bà đã làm mứt làm củ kiệu. ..Tói hăm tám,hăm chín , người ta nấu bánh chưng để tối ba muơi có bánh cúng tổ tiên.

Đối với những người thờ cúng tổ tiên, ngày tết là ngày cúng lớn nhất, là dịp con cháu đón chào tổ tiên về ăn tết . Tối ba muơi, lễ giao thừa, chúng ta đón ông bà, tổ tiên về.. Trong ba ngày tết, chúng ta làm lễ cúng tổ tiên . Cỗ bàn tuy sang hèn khác nhau nhưng nhà nào thì cũng có rượu thịt, cơm canh ,bánh chưng, bánh tét, mứt, hoa quả...Tối ba muơi, người ta đã nghe tiếng pháo rộn ràng, tiếng heo kêu eng éc khắp nơi..Phong cảnh ngày tết rất rộn rịp, đủ màu sắc:

Thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ, bánh chưng xanh..
Tối mồng ba cúng tiễn. Có nhà mãi mồng năm, mồng muời mới cúng tiễn. Khi cúng tổ tiên, con cháu phải vào lạy ông bà. Trong dịp này, người ta cũng biếu xén lễ vật hoặc tiền bạc cho thầy học, cha mẹ, hoặc những người có ơn với mình.
Ngày tết nhất, các người rể hoạc ứng viên rể phải đến lễ tổ tiên nhà vợ và phải biếu xén bố mẹ vơ lễ vật trọng hậu . Lễ vật thường là trà rượu, bánh trái. . .
Mồng năm anh chẳng đến tết,
Mồng một anh chẳng đến lạy giường thờ,
Hiếu trung chi nữa em đợI chờ cho uổng công!
Mồng một ăn tết nhà cha,
Mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy.
Trong ba ngày tết, chúng ta phải đi lễ nhà thờ đại tông, đi lễ chùa. Có nhiều ngườI trong ngày tết đi hơn hai ba chục ngôi chùa. Tại Sài gòn, sau tết, các bà thường tổ chức đi lễ chùa, họ đi khắp Saigon, hay xuống tận Châu Đốc,hoăc ra Nha Trang...
Tại miền Nam, trước tết, chủ nhân thường phát lương tết cho thợ thuyền, tục gọi là lương tháng 13. Nhiều hãng nghỉ tết cho đến rằm tháng giêng mớI mở cửa trở lại . Có nơi nghĩ lâu hơn vì chủ nhân còn chọn ngày tốt khai trương đầu năm.

Trong thờI gian chiến tranh, cộng sản chỉ cho phép dân chúng ăn tết một ngày. Nhưng quân độI, công an, và một số công xưởng phải làm việc ngày đêm. Quân độI thì trong tết chiến đấu lập công dâng đảng và bác. Công an trong tết đề cao cảnh giác. Công nhân trong tết thi đua
tăng năng suất đạt thành tích vẻ vang. Mọi người song trong lo âu, mệt mỏi dưới ngọn đao cây giáo của cộng sản. Sau 1975, cả một nước đầy rẫy người đi tù, hoặc mất tích, hoặc thất nghiệp.
Không ai có thể vui vẻ trong hoàn cảnh này ngoại trừ kẻ chiến thắng và bọn theo voi ăn bã mía. Bọn cộng sản gộc nay trở thành tư bản đỏ, chúng có mấy biệt thự, có hàng tỷ bạc Việt Nam, hàng triệu dô la Mỹ ở ngân hàng ngoại quốc. Còn dân chúng càng ngày càng đói khổ.

Nay chúng ta kẻ trước người sau ra ngoại quốc. Chúng ta đã thành lập những cộng đồng, lớn có nhỏ có. Và mỗi khi tết đến, chúng ta cũng có mứt, bánh rượu trà cúng gia tiên. Chúng ta cũng tổ chức hộI xuân cộng đồng, cũng có văn nghệ, cũng có ăn uống , cũng có chúc tụng nhưng cái xuân ở đây dẫu sao cũng tẻ nhạt. Bởi vì chúng ta ôm nỗI quốc hận. Bởi vì chúng ta nặng lòng tư gia. Trong khi chúng ta ăn tết, thì con cháu chúng ta vẫn phải đi học, và chúng ta vẫn phải đi làm như những ngày bình thường khác. Chúng ta là những kẻ xa lạ ở nơi này. Có lẽ đầu xuân nâng chén, chúng ta chỉ nghe toàn dư vị đắng cay. . .

No comments: