Tuesday, September 11, 2012

NGUYỄN THIÊN THỤ * TRẦN ĐỨC THẢO


TRẦN ĐỨC THẢO ( 1917 - 1993)
Nguyễn Thiên Thụ

(Trần Đức Thảo thời trẻ)






Trần Đức Thäo là một triết gia Việt Nam, sinh ngày 26/9/1917 tåi Hà Nội, trong một gia đình viên chức nhỏ, quê ở xã Song Tháp, huyện Từ Sơn (Bắc Ninh). Năm 1935, 17 tuổi, đỗ tú tài loại ưu, ông theo học Trường Luật tại Hà Nội. Năm 1936 đến 1939 ông sang Pháp học tại Trường Louis-Le Grand và Henri IV. Năm 1939, ông thi đỗ vào Cao đẳng Sư Phạm phố Ulm (école Normale Supérieure de la Rue d’Ulm). Đây là trường nổi tiếng trên toàn nước Pháp và thế giới, chỉ tuyển dụng các sinh viên xuất sắc nhất từ các nước theo học. Ông là học trò cûa Maurice Merleau Ponty, ông đỗ thåc sï năm 1943 với luận án về Hiện tượng học cûa Edmund Husserl. Sau đó, ông ghi danh làm luận án tiến sĩ về Hiện tượng luận Husserl. Trong thập niên 1940, ông cho ra đời tác phẩm Hiện Tượng Học và Biện Chứng Pháp Duy Vật (Phenomenology and Dialectical Materialism ). Các tác phẩm của ông phần lớn viết bằng tiếng Pháp, liên kết Hiện tượng học với chủ nghĩa Marx và được người Pháp như Jacques Derrida và Jean-Francois Lyotard ngưỡng mộ. Trong lúc này, ông cũng tích cực chống thực dân Pháp, viết nhiều bài tố cáo thực dân tại Đông Dương trong báo Les Temps Modernes của Jean Paul Sartre và Merleau Ponty. Tháng 10 đến tháng 12, 1945, ông bị chính quyền Pháp bắt giam. Năm 1951, tác phẩm Phenomenology and Dialectical Materialism ra đời, và cùng lúc này, ông về Việt Nam phục vụ Cộng sản Việt Nam. Năm 1956, ông làm Chủ nhiệm ban Sử học trường Đại Học Văn Khoa, sau thành Đại Học Tổng Hợp Hà Nội, và làm công việc dịch thuật các bài của Trường Chinh ra tiếng Pháp. Cùng lúc này, ông tham gia Nhân Văn Giai Phẩm, và bị sa thải năm 1958, và bị lao động cải tạo cho đến 1960. Sau đó ông bị tuyệt thông như bao văn nghệ sĩ trong Nhân Văn Giai Phẩm. Con ông chết, vợ ông ôm cầm sang thuyền khác. Ông rất tây, xách va li cho vợ đưa vợ về nhà viện sĩ Nguyễn Khắc Viện. Chuyện vợ chồng bỏ nhau là chuyện thường thế gian, nhưng trong xã hội cộng sản, mang một ý nghĩa khác. Muốn tồn tại, con phải đấu cha, vợ phải tố chồng, hoặc bỏ chồng, bỏ người yêu. Trong khoảng 1965 đến 1987, ông không viết tác phẩm nào. Vai trò của ông suy giảm, ông chỉ viết được quyển Tìm Hiểu Nguồn Gốc Ngôn Ngữ và Ý Thức (Investigation into the Origin of Language and Consciousness), quyển này ra đời năm 1973 tại Pháp, viết về chủ nghĩa Marx và ý thức. Trong khoảng 1980, Việt Nam muốn lấy lòng Pháp để xin tiền, họ cho ông trở lại Pháp để chữa bệnh. Tại đây, ông gặp lại nhiều bạn cũ. Ông mất tại Paris ngày 24 tháng 4 năm 1993 , hỏa thiêu tại nghĩa trang Père-Lachaise ( 1).Tro cốt ông được đưa về Việt Nam. Phùng Quán viết:
Về đến Hà Nội, vì không gia đình vợ con và không có cơ quan nào và trường đại học nào trước đây triết gia đã từng công tác và giảng dạy nhận về để thờ hoặc quản, nên triết gia phải tạm trú dưới cái gầm cầu thang của nhà tang lễ thành phố 125 phố Phùng Hưng, Hà Nội.(2)
Nguyễn Bân viết: Tới khi người lữ hành vất vả đã đi trọn con đường của mình, lọ tro hài cốt từ bên Pháp gửi về được quản ở nhà tang lễ 125 Phùng Hưng, người vợ cũ chẳng hiểu sao bỗng nhớ tới tình xưa nghĩa cũ, khăng khăng kiến nghị đòi đưa lọ tro vào nghĩa trang Mai Dịch, chẳng hiểu do động lòng thương xót hay muốn nhân đó phủ thêm chút hào quang lên nhân cách của mình. Nhưng cái lý do đó có thể tồn tại. Muốn vào Mai Dịch, phải có Huân chương Độc lập hạng Nhất hoặc cao hơn hoặc theo tiêu chuẩn khác, Tang chế chí đã ghi rõ, trong khi đó người lữ hành vất vả chỉ được huân chương độc lập Hạng Ba. Dùng dằng hơn bốn mươi ngày lưu lại ở 125 Phùng Hưng cuối cùng lọ tro đành đưa ra khu A nghĩa trang Văn Điển.! (3)
Khi ông sống, người ta đầy đọa ông. Sau khi ông chết 7 năm, năm 2000, người ta trao giải thưởng cho ông. Đúng là: Khi sống thì chẳng cho ăn/ Đến khi chết mới làm văn tế ruồi! .
Đó là một mai mỉa cho đảng cộng sản, và cũng là một mai mỉa cho ông, một trí thức tài ba chạy theo cộng sản. Tuy nhiên ông là một kẻ sĩ chân chính vì ông có lần đã can đảm lên tiếng đòi hỏi tự do, dân chủ trong một xã hội độc tài và tàn bạo.
TÁC PHẨM Ông viết nhiều bằng Việt và Pháp. Một vài tác phẩm tiêu biểu:-Phénoménologie et matérialisme dialectique. Minh Tân, Paris 1951. English edition: ISBN 90-277-0737-5 -Triết Lý Đã Đi Đến Đâu? Où en Est-On Aujourd'hui avec la Philosophie?. Paris: Minh Tân, 1950.-Nôi Dung Xã Hội "Truyện Kiều" " - Le Contenu Social du Truy?n Kiêu ]. Tập San Đai Học Sư Phạm, số 5, 1956. tr. 11-40. -Vấn Đề Con Người và Chủ Nghĩa Lý Luận Không Có Con Người (Le Problème de l'Homme et l'Antihumanisme Théorique] (1988). In lần thứ hai có viết thêm. Saigon: Nxb TP Hồ Chí Minh, 1989.
Muốn biết đầy đủ, xin xem Phạm Trọng Luật. Thư Mục Trần Đức Thảo <http://www.viet-studies.org/TDThao/>.
A. TRIẾT HỌC. I.TRIẾT LÝ ĐÃ ĐI ĐẾN ĐÂU? Thuở đầu tiên, tại Việt Nam, người ta đã thấy và đọc quyển Triết Lý Đã Đến Đâu của ông bằng tiếng Việt. Thật đáng buồn! Về hình thức, quyển sách hay bài báo của một tiến sĩ triết học lừng danh quốc tế mà chỉ độ chục trang mỏng manh ! Hình thức đi đôi với nội dung. Một vấn đề to tát như vậy mà viết như vậy ư? Thật là hòn núi sinh con chuột nhắt ! II. HIỆN TƯỢNG LUẬN & TƯ TƯỞNG MARX Qua các quyển khác, chúng ta thấy ông quả nhiên là thiên tài và làm việc hăng say trong lãnh vực triết học. Paul Ricoeur đã tóm lược nội dung quyển Hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng (Phénoménologie et matérialisme dialectique - Minh Tân, Paris, 1951) của Trần Đức Thảo:
Quyển sách của Trần Đức Thảo là một thử nghiệm liên kết hai phương pháp cho đến nay vẫn bị xem là thù địch bởi những người chủ trương của cả đôi bên: hiện tượng học của Husserl và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Sự kết hợp này, thật ra, không phải là một cuộc hoà giải: điều mà hiện tượng học có thể mang lại cho chủ nghĩa Marx là một cách thức mô tả nghiệm sinh, có thể nói là một thứ ngôn ngữ nếu muốn; ngược lại, điều mà chủ nghĩa duy vật biện chứng có thể mang lại cho sự mô tả hiện tượng học là đường chân trời và sự hoàn tất. Như vậy là có cấp bậc, và niềm tin của Trần Đức Thảo được đặt dứt khoát nơi chủ nghĩa Marx chứ không phải trên hiện tượng học: ngay cả khi được trình bày trong sáng như trong suốt phần một của tác phẩm, hiện tượng học vẫn là bất cập; trái lại chủ nghĩa Marx thì hoàn chỉnh và chỉ nhận từ hiện tượng học một thứ thiết bị kỹ thuật. Thật ra, đây là một hành trình: hiện tượng học trao đuốc thiêng lại cho chủ nghĩa Marx cùng với loại từ vựng cho phép nó mô tả sự vận động của ý thức và những huyền thoại của Lịch Sử. (4)
Luận án tiến sï về Hiện tượng học cûa Edmund Husserl thì có thể hiểu được. Từ Hiện Tượng Học ông nhäy sang Duy Vật là hai khoäng cách, có người cho là hai thế giới mâu thuẫn nhau. Ông cố gắng nối ba vùng vật chất, tinh thần và chû nghïa Marx. Marx có ý hướng lập nên những định luật chung cho khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn, công việc của Marx rất khiên cưỡng, vì mỗi bộ môn có đối tượng, phương pháp, và có những định luật khác nhau. Marx tìm đến Hegel vì Hegel chú trọng về đấu tranh và lao động, và muốn dùng Hegel bọc ngoài trang trí cho thuyết của Marx. Thực chất Marx là gây đấu tranh giai cấp, gây xáo trộn xã hội và đe dọa hòa bình thế giới. Chû nghïa Marx không phäi là duy vật, mà là duy ý chí, dùng mưu mánh, khûng bố hay sức mạnh của bạo lực mà họ gọi một cách văn hoa là cách mạng và chuyên chính vô sản. Marx chÌ dùng Hegel, duy vật biện chứng, duy vật sử quan màu mè để tuyên truyền, thực tế Marx và hệ thống Marx chẳng quan tâm nhiều đến ý thức, vô ý thức, ngôn ngữ và vật chất. Vào năm 1946, Trần Đức Thảo đưa ra một tiểu luận in trong Revue Internationale nhan đề "Chủ nghĩa Mác và hiện tượng luận" khởi thảo việc nghiên cứu đối chiếu và phê phán, và năm 1951, trong "Hiện tượng luận và chủ nghïa duy vật biện chứng", Trần Đức Thảo xác quyết: Chủ nghïa Mác cho chúng ta giải pháp duy nhất có thể quan niệm được về những vấn đề mà chính hiện tượng luận đề ra (tr.5).Trong Chû Nghïa Hiện Sinh và Duy Vật Biện Chứng Pháp, ông ca tụng vai trò cûa vô sän trong cuộc đấu tranh giai cấp: Điều đáng để ý nữa là nhận định rằng các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học chưa bao giờ trông cậy vào loại luận cứ lý thuyết để mộ quân cho chính nghĩa của giai cấp vô sản. Người ta có thể nói rằng thế giới tư sản là một thế giới tha hoá, rằng ở đó cả nhà tư sản lẫn người vô sản đều bị huyễn hoặc, lừa phỉnh. Thứ luận cứ này chỉ có thể mang tới một sự dấn thân cửa miệng, và kinh nghiệm cho ta thấy với một sự đều đặn đáng kể, rằng nó cũng sẽ chỉ dẫn đến sự phản bội lúc phải hành động quyết liệt. Một giá trị chỉ được đảm nhận thực hiệu nếu nó nảy ra từ hoàn cảnh thực hiệu. Giai cấp vô sản sẽ được tăng cường, không phải nhờ những cuộc đàm luận trí thức, mà qua một sự kiện khách quan thiết yếu cho sự tiến hoá của xã hội tư bản : sự vô sản hoá các giai tầng trung lưu. (Phạm Trọng Luật dịch)<http://www.viet-studies.org/TDThao>.
Trong phần nghiên cứu thứ hai của tác phẩm Recherches sur l'origine du langage et de la conscience, dưới nhan đề: ngôn ngữ hỗn tạp (Le langage syncrétique), Trần Đức Thảo mở đầu từ một khái niệm của Jakobson: "Ý nghĩa của một tín hiệu là một tín hiệu khác, nhờ đó tín hiệu mới được thông diễn" và phê phán: Nếu tất cả ý nghĩa của những tín hiệu là đi từ tín hiệu này qua tín hiệu khác, chứ không bao giờ liên hệ trực tiếp với sự vật thì như vậy, một cách thực tiễn, chúng ta bị vây kín trong thế giới những tín hiệu và không thể thấy được sự vật muốn nói gì. Đó là một sai lầm nghiêm trọng vì ngay trên bình diện phân tích những tín hiệu, không thể chối bỏ sự hiện hữu của một tín hiệu cơ bản, mà ý nghïa rõ ràng xác minh "một liên hệ trực tiếp giữa từ ngữ và sự vậ: đó là tác động của dấu chỉ (le geste de l'indication), ở đó chúng ta chỉ ngón tay trên chính sự vật.. . (5).
Hiện tượng học không nghiên cứu xa xôi mà nghiên cứu sự vật trước mặt như hiện tượng đứa bé giơ tay chÌ trỏ, hoặc kêu ‘’ma ma’’.Hiện tượng học nghiên cứu bề ngoải của sự vật, hoặc sự vật hiện ra trong kinh nghiệm của chúng ta, hoặc theo cách thức mà mình kinh nghiệm. Hiện tượng học nghiên cứu những kinh nghiệm có ý thức như là kinh nghiêm của chủ thể hay quan điểm của người đầu tiên . Hiện tượng học khác biệt hoặc liên hệ tới nhiều lãnh vực triết học khác như bản thể học, nhận thức học, luận lý học và đạo đức học (Literally, phenomenology is the study of "phenomena": appearances of things, or things as they appear in our experience, or the ways we experience things, thus the meanings things have in our experience. Phenomenology studies conscious experience as experienced from the subjective or first person point of view. This field of philosophy is then to be distinguished from, and related to, the other main fields of philosophy: ontology (the study of being or what is), epistemology (the study of knowledge), logic (the study of valid reasoning), ethics (the study of right and wrong action)Trần Đức Thảo đã nghiên cứu hiện tượng, ý thức, ngôn ngữ, cử chÌ cûa người vượn, trẻ sơ sinh, tại sao ông không thấy những hiện tượng, ngôn ngữ và hành động biểu thị ý thức gì trong chû nghïa Marx và tìm một giäi thích cho ông và cho nhân loại? Những từ ngữ ‘’Đấu tranh giai cấp’’,‘’ vô sän chuyên chính’’,‘’đấu tố’’; '' trí thức không bằng cục phân'' ', ''giết lầm hơn bỏ sót'', ' trí phụ địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ'' ; hiện tượng Liên Xô chiếm đất Trung Quốc, Trung Quốc chiếm đất Việt Nam; hiện tượng Stalin giết Trostky và nhóm đệ tứ quốc tế, hiện tượng Mao giết Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kÿ, các đäng viên và nhân dân trong cách mạng văn hóa; hiện tượng Hồ Chí Minh tiêu diệt Việt Nam Quốc Dân Đảng, giết Hùynh giáo chủ , Lý Đông A và các văn nhân thi sĩ khác mang ý nghïa gì trong lịch sử và triết học? Có lë ông không quên khoäng 1950 ông là đäng viên cộng sän Pháp và bị đảng cộng sän Pháp thanh trừng làm cho ông sợ hãi? Và ông khi về Việt Nam, người ta có trao cho ông chức vụ gì quan trọng trong đảng không? Có lẽ ông chỉ là đứa con nuôi hay kẻ nô lệ, hay văn nô của chế độ, và được khoác chiếc áo giáo sư , hay người dịch thuật mà thôi. Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Tố Hữu coi họ là Marxist chính tông, còn ông chỉ là kẻ tà giáo dù họ và ông thờ một giáo chủ. Họ xem ông chẳng biết gì về Marx và không đóng góp, và hành động cụ thể như họ. Người ta phỉnh nịnh ông, lợi dụng ông, nhưng trong lòng, họ khinh bỉ ông, một cục phân tanh hôi! Ông yên lặng thì người ta để yên. Ông chống đối là cả một thế lực tàn bạo sẵn sàng chụp xuống ông những cơn sấm sét. Vì vậy mà 1958, ông bị Cộng sän Việt Nam giam hãm.Ông có thấy đó là những hành động, là những hiện tượng đặc thù trong xã hội cộng sän đã ăn sâu trong đời ông và một nửa nhân loại? Những hiện tượng đó không riệng lẻ mà mang tính toàn cầu, tạo thành một đặc thù phổ quát trong thế giới cộng sản là tệ sùng bái cá nhận, độc tài, tham ô, cửa quyền, mất dân chủ, nhất là tội diệt chủng. Tại sao ông không thấy tai hại của chủ nghĩa Marx trong triết học và thực tế xã hội và chính trị? Tại sao ông vẫn ôm ấp cái xác tan vữa của Marx mà không vứt bỏ nó đi? Ông là kẻ ''cuồng chữ'' hay là một kẻ cuồng tín? Ông cho rằng ai đó đi sai đường lối Marx mà Marx của ông vẫn là một bậc thánh mặc dầu bậc thánh này đã hiện thành yêu tinh cắn đứt tứ chi của ông! Dẫu sao, ông cũng đã nhận thấy sai lầm cûa chû nghïa Marx, nhất là chû nghïa Marx tại Việt Nam, một mô hình cûa Liên Xô, Trung Quốc: chû nghĩa Mác chỉ được hình dung trong giới hạn chật hẹp cûa tệ sùng bái cá nhân, trong đó chû nghïa duy vật biện chứng và duy vật lịch sẽ bị thu lại vài nét giän đơn không cho phép nắm được các quan hệ đặc thù trong một thời kỳ đặc thù, ít hay nhiều trừu tượng cûa sự vận động cụ thể phổ biến trong lịch sử loài người. . . sự biến dạng giáo điều mà tệ sùng bái cá nhân đả áp đặt cho chû nghĩa Mác, sự biến dạng ấy đã giữ uy thế cûa nó, lại thêm vào có sức nặng của phương pháp tư duy máy móc, ồn ào đến điếc cả óc, của cuộc cách mạng văn hóa cực tả. (Trần Đức Thäo: Lời nói đầu trong Sự hình thành cûa con người. Nhà xuất bän Đại Học Quốc gia Hà Nội, 2004).Trong cơn cuồng nhiệt ngây thơ cũng có lúc ông đã bừng tỉnh ,cuộc đời ông và tác phẩm cûa ông cũng giúp ích cho chúng ta phê phán Marx. Theo Michel Kail, sự coi trọng nghiêm túc các công trình của Thảo, hay của Lukács, chẳng hạn như Nicolas Tertulian (N. Tertulian, Georg Lukács et le stalinisme, Les Temps Modernes, tháng Sáu 1993, p. 1-45) đã chứng tỏ, hẳn có thể giúp chúng ta phát hiện chính xác những sai lầm của chủ nghĩa Marx, và do đó một trong những hình thức của tư tưởng phê phán. ( Tưởng niệm Trần Đức Thảo.Cao Việt Dũng dịch và chú thích) III. VỀ CHỦ NGHĨA VÔ NHÂN ĐẠOTác phẩm sau cùng của ông có lẽ là quyển: Vấn Đề Con Người và Chủ Nghĩa Lý Luận Không có Con Người (Le Problème de l'homme et l'antihumanisme théorique) xuất bản lần đầu năm 1988, và in lần hai, Saigon, 1989, 174 trang, có viết thêm và được tác giả dịch ra tiếng Pháp. Nhà xuất bản giới thiệu là tác phẩm ra đời do đại hội 6 (1986) của đảng cộng sản Việt Nam Vừa qua, để thực hiện nghị quyết đại hội đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 6, giáo sư Trần Đức Thảo đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận và báo cáo với trung ương đảng. Chúng tôi trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn sách Vấn Đề Con Người và Chủ Nghĩa Lý Luận Không có Con Người (tr.16). Phải chăng Nguyễn Văn Linh muốn nhờ Trần Đức Thảo làm một cái bệ Marxist cho ngai Tổng bí thư và cho cuộc đổi mới của ông?Mở đầu, theo truyền thống và nghi lễ cộng sản, ông dựa vào diễn văn của Gorbachev đọc tại hội nghị trung ương đảng Cộng sản ngày 28-2-1988 về vấn đề ''chống tha hóa giải phóng con người'' để viết tác phẩm này. Trước đây Marx cho rằng chủ nghĩa tư bản tha hóa con người, nay Trần Đức Thảo lại thêm vào một loại tha hóa thứ hai là '' sự tha hóa sinh ra trong xã hội XHCN từ những năm 1930, do cơ chế hành chánh mệnh lệnh, tệ sùng bái cá nhân, chủ nghĩa quan liêu, giáo điều. Sự tha hóa này được giải quyết trong quá trình đổi mới, cải tổ có tính cách mạng đương tiến hành từ 3 năm nay ''(tr.23).
Trần Đức Thảo định nghĩa '' sự tha hóa của con người'' nghĩa là sự phủ định con người tức là con người bị đặt trong tình trạng bất nhân '' (25).Trần Đức Thảo cho rằng Althusser và Mao Trạch Đông kết hợp với nhau tạo thành phái ''lý luận không có con người.'' (TDT,33). Althusser lập nên phái lý luân không con người vì ông theo Marx. Althusser dẫn lời Marx:-Phương pháp phân tích của tôi không phát xuất từ con người mà từ giai cấp xã hội trước mắt về phương diện kinh tế . Tư bản I, 3 (52) -xã hội không phải do những cá nhân hợp thành'' Marx,Grundrisse, tr. 176 (TDT,49). Trần Đức Thảo cho rằng Althusser là trích dẫn thiếu vì đoạn dưới Marx có câu: xã hội là biểu hiệu sự tổng hợp sự liên hệ, quan hệ trong ấy những cá nhân đứng người nọ đối với người kia'' (62) Và Trần Đức Thảo phê bình Althusser đã vận dụng quan điểm giai cấp một cách máy móc [..]. không hiểu hệ thống giai cấp xuất phát từ đâu (50).Dù bênh Marx, Trần Đức Thảo đưa ra những sai lầm trầm trọng của cộng sản hiện đại. 1. Cộng sản coi một số người là kẻ thù giai cấp, coi họ không còn là con người.Ông phê phán quan điểm giai cấp của cộng sản là lối lý luận ''không con người'' nghĩa là lối lý luận bất nhân:Quan điểm giai cấp là hoàn toàn đúng và căn bản. Nhưng nếu tuyệt đối hóa quan điểm giai cấp, tựa hồ như ngoài giai cấp thì không còn gì nữa, tức là phủ định con người theo nghĩa chung của loài, phủ định con ngừơi nói chung (122).Ông cho rằng chỉ có lối lý luận ''có con người'' hay chủ nghĩa nhân đạo mới giải phóng con người. Ông viết:Trong tình cảnh như thế thì chỉ có danh nghĩa con người, là có thể bảo đảm cho người bị quy oan một chỗ đứng tối thiểu để tự thanh minh. Bất cứ người nào cũng là một con người. Và không ai có thể tước đoạt cái định nghĩa ấy của bất kỳ ai (122)2.Trong chế độ cộng sản, chữ ''giai cấp'' hay ''kẻ thù của giai cấp'' được dùng tùy tiệnCộng sản lợi dụng từ '' giai cấp'' và dùng các danh từ '' phản động'', ''kẻ thù giai cấp'' để chụp mũ những ai mà họ không ưa thích, ngay cả đồng chí họ. Stalin giết Trotsky, Mao giết Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ, bỏ tù Đặng Tiểu Bình và gán cho họ tội đi theo tư bản chủ nghĩa, là kẻ thù của giai cấp. Trần Đức Thảo đã đưa ra một thí dụ:Ví dụ trong một cơ quan, một cán bô không đồng ý với thủ trưởng, và do một số điều kiện hay sự kiện nào đãy thì sự bất đồng phát triển thành mâu thuẫn nghiêm trọng, đối kháng gay gắt. Thế là thủ trưởng nói:'' Anh không nghe tôi, tức là anh không chịu quyền lãnh đạo của đảng. Tức là anh không cộng nhận quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân. Như thế là anh chống nhân dân [..]. Anh chống nhân dân, tức là anh là kẻ thù của nhân dân (123).3. Dân chủPhần sau, từ chương 8, ông nhấn mạnh dân chủ hóa và đấu tranh chống tiêu cực. Cũng như hồi Nhân Văn Giai Phẩm mấy chục năm trước, Trần Đức Thảo vẫn can đảm đòi tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Ông viết :Nói dân chủ hóa thì có nghĩa trước hết là bảo đảm đầy đủ quyền dân chủ cho người công dân, khắc phục cái tình trạng cô lập hóa những người bị quy oan, đưa đến chỗ mọi người sợ bị quy oan. Đấy là lý do vì sao vấn đề dân chủ hóa là gắn liền với con người theo nghĩa chung của loài người, quyền con người nói chung (123- 124)4. Dân tộcÔng đề cao chủ nghĩa dân tộc, phê phán sai lầm của chủ nghĩa giai cấp. Ông viết:Dân tộc là môt cộng đồng lịch sử (145). Quan hệ dân tộc là một hình thái mở rộng quan hệ bộ lạc trên phạm vi đất nước và cộng đồng dân tộc. Quan hệ bộ lạc là phát xuất từ lao động sản xuất và hợp tác trên một bình diện tương đối rộng. . . (147)Lý luận của Althusser và Trần Đức Thảo cho ta thấy tư tưởng Marx đã gây ra những tai hại trong tư tưởng cũng như hành động của những người cộng sản. Đó là một hệ thông phi nhân bản, không có tính người và tình người.B.VĂN HỌC
Trần Đức Thảo cũng như Trương Tửu đã dùng Marx mà phân tích văn chương Việt Nam, vẫn là đấu tranh giai cấp, là chống phong kiến. Tuy nhiên Trần Đức Thảo có quan điểm khác với những tay Marxist cực đoan. Ông cho rằng không nên khắt khe với các tác phẩm cổ điển vì những tác phẩm này ra đời trước Marx tất nhiên sẽ có quan điểm khác với Marx. Và khác với Trương Tửu, ông cho rằng Nguyễn Du cũng chống phong kiến. Mở đầu bài Nội Dung Xã Hội "Truyện Kiều" , ông viết:
Tính chất, tác dụng chống phong kiến là giá trị nhân đạo của Truyện Kiều. Nhưng tính chất và tác dụng đó bắt nguồn từ đâu, thực hiện lập trường nào và đạt được mức độ nào? Giải quyết vấn đề này là quy định thái độ thông cảm, nhận định phần đóng góp thực sự của thơ Nguyễn Du trong công cuộc đấu tranh của chúng ta bây giờ. Tính chất và tác dụng chống phong kiến căn cứ vào nội dung xã hội được diễn tả. Nội dung xã hội không phải chỉ là những sự việc được kể, nhưng là nội dung mâu thuẫn, ý nghĩa của những sự việc ấy đối với cuộc đấu tranh giai cấp đương thời, ý nghĩa đó thể hiện trong cách trình bày của tác giả, trong nghệ thuật văn chương.Và ông kết luận về truyện KIều:
Về phần lý luận, Truyện Kiều biện hộ chế độ thống trị, nhưng trong cảm hứng thi văn, Nguyễn Du lại chuyển sang phe nhân dân, phản ứng thực tế xã hội đương thời với những nét thối nát và những lực lượng tiến bộ của nó, đề cao những giá trị nhân đạo chân chính: tự do, công lý, chính nghĩa. Mà vì Truyện Kiều là một trước tác văn nghệ, không phải là một cuốn sách lý luận, phần tiến bộ phải được coi là phần chủ yếu, vì chính đấy là phần có giá trị thi văn, phần mà chúng ta thông cảm và thưởng thức.
Nói chung về văn học và lịch sử , Trần Đức Thảo có nhiều tiến bộ, không khắt khe như các tay bảo hoàng hơn vua!.
C. CHÍNH TRỊÔng viết nhiều tác phẩm, song bài Nỗ lực phát triển tự do đăng ở Nhân Văn số 3 ngày 15-10-1956 , và bài Nội Dung Xã Hội và Hình Thức Tự Do, đăng trong Giai Phẩm Mùa Đông tập 1, năm 1956 là hai bài báo có giá trị nhất của ông và của trí thức Việt Nam trong trận chiến cho tự do, dân chủ. Trong hai bài này, ông đã phê phán đảng cộng sai lầm trong cải cách ruộng đất, đòi hỏi cộng sản Việt Nam phải thực thi dân chủ.
Trước tiên, ông cho rằng cộng sản đã bóp chẹt tự do của nhân dân Việt Nam. Tiếp theo, ông chứng minh rằng cộng sản đã có những sai lầm, và đã vi phạm quyền tự do của nhân dân. Cũng như Nguyễn Mạnh Tường, ông phê phán đường lối độc tài và tàn ác của cộng sản trong Cải cách ruộng đất, và chỉnh đốn đảng. Cải cách ruộng đất là một cách cướp tài sản dân chúng và khủng bố dân chúng. Còn Chỉnh đốn đảng là một cách loại bỏ các viên chức, đảng viên, cán bộ thuộc giai cấp không phải là vô sản, mà lại được xếp vào hạng kẻ thù của nhân dân như con cái quan lại, tư sản, địa chủ. . . Họ đưa những nông dân thất học lên nắm quyền theo chủ trương vô sản chuyên chính.Họ bắt giam, giết, và cách chức hàng loạt các cán bộ, sĩ quan theo họ, và bảo là cơ sở bị địch lồng vào phá hoại. Trong bài này, ông đã nhấn mạnh 'những sai lầm nghiêm trọng phạm phải trong Cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức, kiến thiết kinh tế và văn hóa' Ông cho rằng trong những việc trên, đảng đã gây ra 'một thứ chủ nghĩa nông dân lưu manh hóa' là do những phần tử bảo thủ, lạc hậu, những ông quan liêu, những ông Sĩ diện, những Ông Bè phái... Và ông nói rằng mọi sự trở nên tồi tệ vì ta thiếu tập quán tự do, việc phê bình công khai. . .(Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc, 289- 290).Kết thúc bài này, Trần Đức Thảo đã mượn lời Đặng Tiểu Bình nhắn nhủ các lãnh đạo cộng sản Việt Nam: Đảng không có quyền vượt lên trên quần chúng nhân dân, tức là đảng không có quyền ban ơn, cưỡng bách, mệnh lệnh đối với quần chúng nhân dân. Đảng không có quyền xưng vương, xưng bá trên đầu nhân dân.

Khi thấy ông viết về Marx, và theo đảng cộng sản Pháp, rồi bỏ trốn về Việt Nam theo Hà Nội thì người ta hỡi ơi! Người mà đến thế thì thôi/ Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi! Từ Lý Trần cho đến nay ( ngoại trừ cộng sản trước đây), dân ta trọng khoa bảng. Nhưng tàn cuộc chiến chinh, người ta mới nhận thức một điều là các ông kỹ sư, luật sư, bác sĩ, tiến sĩ, kiến thức chính trị và lương tâm đạo đức có thể thua xa bà bán cá ngoài chợ! Kinh qua các hiện tượng Stalin giết Trostky, Mao Trạch Đông giết Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ, hiện tượng Cải Cách Ruộng Đất, Cải Tạo Công Thương Nghiệp và Chỉnh Đốn Đảng cùng Nhân Văn Giai Phẩm, lẽ nào ông không ý thức rằng những hiện tượng đó có ý nghĩa gì, và không thấy đó là hiện tượng của bản chất một chủ nghĩa vô nhân đạo hay sao? Thế mà ông luôn luôn theo Marx, luôn luôn xưng tụng quan điểm giai cấp là hoàn toàn đúng và căn bản.. Ông như một kẻ cuồng tín, bị người ta ruồng bỏ và ngoại tình trước mắt mà vẫn tin người ta chung thủy! Dẫu sao , trước sau ông cũng đã tranh đấu cho tự do, dân chủ, cũng xứng đáng là kẻ sĩ, một kẻ sĩ lương thiện, ngay thẳng nhưng không khôn ngoan.
CHÚ THÍCH

(1)<http://en.wikipedia.org/tranducthao>.
(2).Phùng Quán.Hành trình cuối cùng của một triết gia.(Nhớ Phùng Quán, NXB Văn học – 2004).(Phạm Trọng Luật, Thư Mục Trần Đức Thảo,
http://www.viet-studies.info/TDThao/TranDucThao_HanhTrinh_PhungQuan.htm


(3).Nguyễn Bản. Trần Đức Thảo - Sự ngơ ngác của người lữ hành vất vả.. Văn Nghệ số 44 ngày 1.11.2003
< http://www.viet-studies.info/TDThao
>
(4)Roland Barthes"Phénoménologie et matérialisme dialectique".COMBAT 11 octobre 1951, Phạm Trọng Luật dịch
< http://www.viet-studies.info/TDThao/TDThao_Barthes.htm
>
(5). Đặng Phùng Quân. Đọc lại Trần Đức Thảo. (Văn Học, 96, 98,th.4.6. 1994 CA ; Bên Kia Bờ Đại Dương Vol.5, N0 92 <http://www.%20sontrung.com/>

No comments: