Monday, September 3, 2012

GS. VŨ QUÔC THÚC

" Chớp thời cơ "!
GS Vũ Quốc Thúc



Trong khoảng thời gian 1945 - 1954 , Việt Minh thường tự hào là họ đã khôn khéo "chớp
thời cơ " , nghĩa là biết mau lẹ khai thác thời cơ thuận lợi vào tháng 8 năm 1945 sau
khi Nhật đầu hàng Mỹ , để cướp chính quyền ở Hà nội , mặc dù hãy còn thiếu thốn rất
nhiều phương tiện cần thiết về nhân sự cũng như về vật chất và tổ chức . Nhờ hành
động đúng lúc này họ đã đi trước được mọi chính đảng khác để động viên nhân dân trong
công cuộc tranh đấu giành độc lập cho dân tộc. Tất nhiên họ đã chiếm được sự chú ý của
toàn thế giới . Những đảng viên Đảng Cộng Sản Đông Dương - nòng cốt của Mặt Trận
Việt Minh - thú nhận là khi hành động như vậy họ đã theo gương của phe Bôn Sơ Vích
(bolshevik ) ở Nga , trong cuộc cách mạng tháng 11 năm 1917 , một biến cố chính trị đã
giúp cho Lê-nin cướp được chính quyền để thiết lập chế độ cộng sản toàn trị , dưới
danh nghĩa vô sản chuyên chính .
Chúng ta , những người Việt yêu nước , có thể coi đây là một bài học về chính trị thực tiễn (
realpolitik) . Kẻ cầm quyền , thời nào cũng vậy thường có xu hướng chủ quan : khi họ
thấy nhân dân vẫn sợ họ , vẫn ngoan ngoãn tuân thủ mọi luật lệ do họ ban hành , khi họ
thấy các nhân viên công lực ( công chức , quân đội , công an ) vẫn tỏ vẻ trung thành với
chế độ , thì họ cho rằng những đối thủ công khai hay tiềm tàng chẳng làm gì nổi để lật đổ
ho . Họ yên tâm theo đuổi đường lối họ đã quy hoạch : nếu cần thì chỉ thi hành một vài
biện pháp có hiệu năng " lấy lòng " những kẻ bất mãn và " che mắt thế gian" , - nhất là
đa số quan sát viên ngoại quốc thường chỉ chú trọng đến những chỉ dấu bề ngoài , mà
không hiểu rõ thực chất của sự việc . Chính vì vậy mà những tổ chức chính trị đối lập cần
phải theo sát thời cuộc : một khi thấy có cơ hội thuận lợi , chẳng hạn khi xẩy ra một biến
cố bất ngờ khiến cho kẻ cầm quyền bối rối , hoang mang chưa biết xử trí ra sao , chính
lúc đó là lúc phải " liều " , phải hành động ngay ! Nếu trù trừ , kẻ đương quyền sẽ đủ
thời giờ nắm lại tình thế ; những cuộc đảo chính như cuộc đảo chính của phe Lê-nin năm
1917 hay cuộc đảo chính của Viêt Minh ngày 19.8.1945 ở Hà nội sẽ rất khó thành công . Ở
đây , yếu tố thời cơ là chủ chốt . Câu hỏi đương nhiên đặt ra cho chúng ta : thời cơ
hiên nay ra sao?


Thời cuộc trong giai đoạn trước mắt đã làm nổi bật mấy việc sau đây .
Việc thứ nhất :Thắng lợi quân sự ngoạn mục của Hoa Kỳ ở Iraq cho thế giới thấy rõ khả
năng chiến đấu to lớn của siêu cường này : trong điều kiện hiện thời , nếu xẩy ra
một cuộc xung đột trực diện , chưa chắc có nước nào đủ sức chống lại một cuộc tấn công
ào ạt của quân đội Mỹ . Tuy nhiên , thắng lợi quân sự , mặc dù cần thiết , mặc dù vĩ đại ,
chỉ là bước đầu để thiết lập một nền trật tự hậu chiến đúng với ý muón của kẻ thắng .
Trong công cuộc này , Hoa Kỳ đang gặp nhiều khó khăn :
a) Cho tới nay , quân đội cũng như tình báo của Hoa Kỳ vẫn chưa bắt được cựu Tổng Thống
Saddam Hussein ; ngày nào nhân vật này còn tại đào, nguy cơ chiến tranh du kích vẫn
tiếp tục đe dọa những đơn vị chiếm đóng .
b) Rất nhiều thường dân Iraq có xu hướng quy trách nhiệm cho quân đội Mỹ về những nỗi
gian khổ họ đang phải chịu đựng như nạn cướp bóc , nạn khan hiếm xăng nhớt , nạn
thiếu thốn nhu yếu phẩm , vân vân ...
c) Những phần tử đối lập với chế độ Saddam Hussein cũ vẫn chưa thỏa hiệp được với
nhau để thiết lập một chính quyền Iraq mới . Hơn thế nữa , những tín đồ của Giáo phái
Shiite - chiếm đa số nhân dân Iraq - chủ trương thiết lập một cộng hòa Hối Giáo giống
như ở Iran ( Ba Tư ) . Họ công khai đòi hỏi Liên Quân Anh Mỹ đừng xen lấn vào chính trị nội bộ của Iraq khiến nhiều người nghĩ rằng Hoa Kỳ muốn tránh " vỏ dưa " Saddam Hussein
thì lại vấp phải " vỏ dừa " Shiite ! Trong hoàn cảnh này , Hoa Kỳ không còn cách nào khác
là tiếp tục quản lý mọi việc hành chính với nguy cơ " sa lầy chính trị " nếu tình trạng kéo
dài.
Để ra khỏi ngõ bí , Hoa Kỳ đã áp dụng hai giải pháp : Một mặt , mời Ba Lan tham dự việc
quản lý Iraq cùng với liên quân Anh Mỹ cho tới khi nào có thể chuyển giao quyền hành cho
một chính phủ dân sự Iraq khả tín ; Mặt khác , phục hồi vai trò của Liên Hiệp Quốc bằng
cách đưa ra Hội Đống Bảo An một dự án quyết nghị bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Iraq .
Khỏi cần nói là nếu dự án quyết nghị này được chấp thuận , thì mặc nhiên Hội Đồng
Bảo An hợp thức hóa hành động quân sự đơn phương của Hoa Kỳ cùng đồng minh ở nơi
này . Tất nhiên mọi thành viên của Hội Đồng Bảo An đều hoan nghênh thái độ " phục thiện
" của Hoa Kỳ vì sự vô hiẹu hóa Tổ chức Liên Hiệp Quốc có thể mở đường cho một cuộc
khủng hoảng chính trị quốc tế mà hậu quả chưa ai có thể lường được . Để giữ thể diện ,
các nước từng phản đối cuộc tấn công của Anh Mỹ ở Iraq , chỉ còn đòi hỏi là Liên Hiệp
Quốc phải giữ vai chính chứ không phải vai phụ trong thời kỳ hậu chiến ở Iraq! Ta thừa
biết là cuộc tranh cãi này có tính cách hình thức nhiều hơn là thực chất!
Việc thứ hai : Một số hành động ngoại giao mới đây của Hoa Kỳ cho thấy rằng siêu cường
này chưa dám hay đúng hơn chưa thể áp đặt một nền trật tự quốc tế mới theo ý riêng
của mình. Chẳng hạn : Hoa Kỳ đã lần lượt tiếp xúc với các yếu nhân như Chủ Tịch Trung
Quốc Hồ Cẩm Đào để giải quyết sự xung đột với Bắc Triều Tiên về vấn đề vũ khí hạt nhân ,
với Tổng Thống Nga Vladimir Putin và Thủ Tướng Đức Gerhart Schroder để thanh toán
những điểm bất đồng trong vụ Iraq . Đối với Pháp những tin tức gần đây khiến nhiều
người tưởng rằng có sự xích mích trầm trọng với Hoa Kỳ : nào là dân Mỹ trong một vài địa
phương tẩy chay rượu vang và phó mát của Pháp , nào là Đại sứ Pháp ở Hoa Kỳ chính thức
phản đối chính quyền Mỵ đã " mớm lời " cho một số báo chí để vu khống Pháp tiếp tay
cho Saddam Hussein , vân vân ... Chúng ta không nên quan trọng hóa những sự việc vừa
rồi . Kinh nghiệm cho biết rằng các chính quyền luôn luôn mượn lời những cơ quan
truyền thông để thăm dò dư luận , để giãi bầy quan điểm của mình , đôi khi để đưa ra
những đề nghị chưa tiện chính thức hóa ... Làm như vậy , không phải để xé to những vụ
xích mích hiện hữu mà chính là để thanh toán những vụ xích mích ấy ngõ hầu dọn đường
cho một sự cộng tác mới thân thiện hơn , hữu hiệu hơn ... Mục đích dĩ nhiên là để đạt
được sự đồng thuận trong công cuộc thiết lập nền trật tự quốc tế tương lai . Trong
chiều hướng này , ta thấy có sự khác biệt quan trọng giữa hai nhỡn quan của Hoa Kỳ và
của Pháp . Ta còn nhớ cách đây khoảng 1 tháng Tổng Thổng Pháp Jacques Chirac đã đích
thân gọi điện thoại cho Tổng Thống Hoa Kỳ Georges W. Bush và hai người đã đàm thoại
khá lâu ( 20 phút ) . Sau cuộc điện đàm đó , ta thấy Thủ Tướng Pháp Jean Pierre Raffarin
công du Bắc Kinh và đưa tận tay cho Chủ Tịch Trung Hoa Hồ Cẩm Đào bức thư của Ông
Chirac mời họ Hồ tham dự hội nghị G.8 cấp thượng đỉnh sẽ tổ chức ở thành phố Evian (
Pháp ) vào thượng tuần tháng 6 sắp tới . Mặt khác các hãng thông tấn loan tin rằng , ngoài
Trung Hoa , Pháp còn mời Thủ Tướng Ấn Độ và Tân Tổng Thống Ba Tây ( Brazil ) tham dự
Hôi nghị Evian. Cả 3 nước Trung Hoa , Ấn Độ và Ba Tây đều đã phản đối cuộc hành quân
của Hoa Kỳ ở Iraq : mặc dù vậy , Tổng Thống Georges W. Bush vẫn sẽ đích thân tham dự
Hội nghị Evian . Ta có thể nhận định rằng , lúc khởi thủy , Hội nghị G.8 chỉ quy tụ 7 nước kỹ nghệ hóa tiến bộ nhất của thế giới là : Hoa Kỳ , Anh , Pháp , Đức , Nhật , Ý và Gia nã
Đại.
Sau nhiều lần họp , nhóm cường quốc kỹ nghệ này đã mời thêm Nga : G.7 biến thành
G.8 . Nay do sáng kiến của Pháp , ta thấy 3 nước Trung Hoa, Ấn Độ và Ba Tây là những
nước chưa phải cường quốc kỹ nghệ nhưng rất đông dân , cũng được mời tham dự . Ta
có câu nói : " dễ mời khôn đưa " : rồi đây chắc chắn 3 nước này sẽ thành hội viên thực thụ
của cái " câu lạc bộ cường quốc kinh tế " ấy và G.8 sẽ biến thành G.11 . Phải chăng ,
chúng ta đang chứng kiến sự thiết lập một " chỉ đạo đoàn " ( directoire ) của hệ thống
quốc tế tương lai? Nếu biến cố này phù hợp với nhỡn quan thế giới đa cực ( monde
multipolaire) của Pháp , thì rõ ràng Hoa Kỳ chưa đồng ý .
Trong cuộc công du mới đây ở Paris Ông Richard Haas , Vụ Trưởng Vụ Chính Trị trong bộ
Ngoại Giao Hoa Kỳ đã tuyên bố với báo chí như sau : " Viễn tượng một thế giới đa cực
không phải là một điều chúng tôi mong muốn mà cũng không phải là một việc khả thi
...Chúng tôi không cần có một thế quân bình quyền hành . Cái gì chúng tôi cần , là sự
đồng tâm cộng tác để chống lại nạn khủng bố , nạn lạm chế ( các võ khí có khả năng
giết người hàng loạt ) và các đe dọa khác " ( Xem nhật báo Le Figaro ngày 16.5.2003 ) .
Căn cứ trên lời tuyên bố của nhà ngoại giao cao cấp này , ta thấy Hoa Kỳ quan niệm nền
trật tự quốc tế tương lai là một thế giới đơn cực do Hoa Kỳ chỉ đạo với sự cộng tác của
những nước theo mình . Nước nào không theo đương nhiên sẽ bị coi là đối thủ hay địch
thủ cũa Hoa Kỳ ! Có thế thôi !
Như vậy Hội nghị thượng đỉnh sắp họp ở Evian sẽ có một tầm quan trọng rất lớn . Những
gì xẩy ra trong Hội Nghị - chẳng hạn sự đồng thuận cũa toàn thể thành viên , hoặc sự bất
đồng ý kiến của một phe đối với phe khác - sớm muộn gì cũng ảnh hưởng tới nền trật tự
quốc tế tương lai . Dĩ nhiên chúng ta nóng lòng chờ đợi kết quả của Hội nghị lịch sử
này .

Trở lại trường hợp Việt Nam , điều khiến cho chúng tôi lo ngại từ nhiều tháng nay , chính
là sự yên trí của các quan sát viên quốc tế : người ta yên trí rằng nước xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đương nhiên nằm trong quỹ đạo của Bắc Kinh , không phải vì bị quân đội Trung
Cộng chiếm đóng như ở Tây Tạng, mà chính vì Đảng Cộng Sản Việt Nam muốn như vậy !
Đây là một sự phục tòng tự nguyện của những cán bộ cộng sản Việt Nam từ nhỏ chỉ được
nghe những gì các thầy Trung Cộng đã dạy họ , chỉ được đọc những văn hóa phẩm sáng
tác ở Trung Cộng hoặc dịch từ sách Trung Cộng . Mặc dù tình hình thế giới đã thay đổi
sâu xa , họ vẫn tin ở thắng lợi cuối cùng và tất yếu của kiểu mẫu xã hội chủ nghĩa Trung
Hoa . Thái độ của họ khiến chúng ta nghĩ tới những " hủ nho " hồi hậu bán thế kỷ XIX .
Trong khi đất nước bị Tây Phương xâm lăng , những hủ nho này vẫn tin là Trung Hoa văn
minh nhất thế giới! Có nhiều người Việt am hiểu tình hình không nghĩ như vậy : người ta
cho rằng bọn cán bộ một mực trung thành với Bắc Kinh chỉ là một số nhỏ . Số nhỏ này đã
bị Trung Cộng mua chuộc hoặc nắm được vì một lý do thầm kín nào đó . Nhờ ở sự yểm trợ
của Đảng Cộng Sản Trung Hoa , họ đã chiếm được chính quyền và ngày nay dùng mọi thủ
đoạn để giữ quyền hành , càng lâu càng tốt đối với họ . Dù sự thật ra sao chăng nữa , thỉ
chừng nào tình hình nội bộ của Trung Quốc vẫn ổn định , kinh tế Trung Quốc vẫn phồn
thịnh , những phe nhóm đối lập khó làm gì để loại trừ những " tay sai mặc nhiên " của Bắc
Kinh này khỏi bộ máy chính quyền ở nước ta !
Nhưng " không ai học đến chữ ngờ " ! Không ai ngờ rằng một bệnh lạ chưa từng thấy
trong lịch sử y học , bỗng nhiên xuất hiện ở Trung Quốc và ngày càng lan tràn khắp các địa
phương : đó là bệnh " sưng phổi cấp tính không điển hình " ( S.A.R.S. ) . Bệnh dịch này đã
khiến cho rất nhiều người tử vong : con số chính xác không biết rõ vì nhà cầm quyền
Trung Quốc che dấu thực trạng . Nhưng họ đã không dấu nổi những sự xáo trộn mà bệnh
dịch kỳ dị này đã gây ra trong các lĩnh vực kinh tế ,xã hội , chính trị ... Ta thấy rõ ràng là
họ bối rối : tất nhiên trong lúc này họ không thể chú trọng vào lĩnh vực ngoại giao : có lẽ
chính vì vậy mà mới đây nhà cầm quyền cộng sản ở Hà Nội đã " dám " lên tiếng công khai
khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhân dịp
Trung Cộng cấm các ngư phủ Việt Nam tới hành nghề trong hải phận các đảo này . Theo
nhiều người , đây chỉ là một phản ứng có tính cách " chiếu lệ " và chẳng làm thay đổi
thực trạng một chút nào . Dẫu sao việc này cũng chứng tỏ rằng nhóm cầm quyền ở Hà nội
đã bắt đầu ý thức rằng thái độ phục tòng của họ đối với Bắc Kinh khiến cho quốc dân vô
cùng phẫn nộ . Nếu họ thực sự hối cải , thì nhân cơ hội Trung Cộng đang bối rối vì bệnh
dịch S.A.R.S. , họ nên can đảm trả lại chính quyền cho nhân dân , can đảm thay đổi Hiến
Pháp để thiết lập một nền dân chủ đích thực , sau đó chính quyền mới sẽ chính thức gạt
bỏ " giây thòng lọng xã hội chủ nghĩa kiểu Trung Hoa " mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã
quàng lên cổ đảng Cộng Sản Việt Nam . Nếu họ không muốn làm , nếu họ vẫn ngoan
cố tham quyền cố vị ... thì đối thủ của họ có thể "chớp thời cơ " như phe Bôn Sơ Vích đã
làm năm 1917 , như Việt Minh đã làm năm 1945 ...
Tháng 5 năm 2003
Vũ Quốc Thúc

No comments: