Sunday, September 2, 2012

NGUYỄN HỮU HÙNG * VONG THÂN

Tính Vong thân của Triết lý Marx
                                                     Nguyễn Hữu Hùng

        Từ lúc Marx xuất hiện với triết lý Duy Vật Biện Chứng Pháp đã làm đảo ngược không ít về quan niệm nhân sinh và biến thế giới thành một chiến trường tang thương mà hậu quả có đến hàng chục triệu người đã bị giết hại để thực hiện giai cấp vô sản thế giới và cuối cùng Chủ Nghĩa Cộng Sản cũng chỉ là một tiếng gọi giữa hư vô mà thôi. Ngay từ đầu, thuyết Duy Vật Biện Chứng đã nói lên tính vong thân của nó vì con người là một Hữu thể, con người là con người và vật chất vẫn là vật chất nhưng triết lý này đã trở thành liều thuốc mê làm cho hàng triệu người trở thành tín đồ ngông cuồng và bạo tàn chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại.
        Marx cho rằng” xã hội cộng sản như là sự triệt phá tích cực sự tư hữu như là nguồn gốc chính sự vong thân của con người và như thế cũng là tìm lại được một cách thưcï chất tính cách của con người qua và cho con người”(1)
        Tư hữu tự nó là nguyên tính của hữu thể và không có cách gì thay đổi nó được trừ phi tiêu diệt nó đi bằng hành động cụ thể mà Marx gọi là cuộc cách mạng vô sản. Thế nhưng có tiêu diệt được hết con người trên trái đất này không để thực hiện lý tưởng cộng sản hay lý tưởng này đang rớt xuống vực thẩm và triết lý Marx đang vào con đường hư vô (2)â.
        Khi viết Duy Vật Biện Chứng Pháp, Marx đã tự vong thân  vì không bết hay đã tự chôn  cái hữu thể của mình, và ngay cả khi ông cho rằng trong xã hội tư bản, người lao động là con người bị vong thân  bởi vì mọi hàng hóa do người lao động làm ra  bao nhiêu đềù bị giới tư bản chiếm dụng hết qua thặng dư giá trị, có nghĩa là bản thân người lao động bị đánh mất, vì chỉ là người làm thuê ăn lương mà không phải là người làm chủ  sản phẩm hàng hóa làm ra của mình, nên càng làm ra bao nhiêu họ càng nghèo đi bấy nhiêu, càng làm ra nhiều, sức mạnh và giá trị tài sản càng tăng, họ càng nghèo kiệt đi, càng đánh mất bản thân trong quan hệ xã hội (3) có lẽ đây là một suy nghiệm dựa trên tính cách vật chất lý giải trong quan niệm thặng dư kinh tế mà không có liên quan gì đến con người trong xã hội tuy rằng con người sống không thể thiếu vật chất, nhưng vật chất không thể là đơn vị căn bản để đo giá trị làm người. Con người làm ra sản phẩm để tiêu dùng và sự trao đổi thông qua đơn vị tiền tệ. Người giàu hay nghèo trong xã hội tự do hay tư bản đều có tư cách như nhau và và hữu thể không có phân biệt thể tính hay giới tính và chính Parménide coi hữu thể là nền tảng của vạn vật(4).
        Thật vậy, vật chất tự nó vô nghĩa nếu nó không được tri nhận bởi một hữu thể . Cho dù không cần thuyết Duy Tâm để đã phá thuyết Duy Vật Biện Chứng nhưng một người bình thường cũng nhận thức được sự suy nghiệm hữu thể là một nền tảng của vạn vật như Permanide đã nói. Khi xác nhận hữu thể là tự thể thì thuyết Duy Vật Biện Chứng  đã bị vứt vào thùng rác rồi và nếu có Marx nào khác chăng nữa thì ông ta cũng trực ngộ được tính cách vong thân của mình.

                                                      Nguyễn Hữu Hùng-Toronto
 Sach tham khảo :
-(1) Từ Thực Tại Vũ Trụ Đến Triết Học- NXB TP-HCM- TS.LS Võ Hưng Thanh .
(2) sđd
-(3) Lịch Sử Triết Học Tây Phương- NXB Đại Nam- Lê Tôn Nghiêm.
-(4) Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ và Triết Học –NXB Đại Nam-
Phạm Công Thiện.



 

No comments: