Monday, September 3, 2012

NGUYỄN THIÊN THỤ * NHÂN VĂN GIAI PHẨM

Nhân văn và giai phẩm
NGUYỄN THIÊN THỤ


Sau khi trở về Hà Nội , một nhóm văn nghệ sĩ đoàn kết với nhau cùng chống đảng. Họ gồm có Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Hoàng Cầm, Nguyễn Tuân, Nguyễn Bính, Phùng Cung, Trần Duy, Văn Cao, Sĩ Ngọc, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo. Tạ Hữu Thiện, Hữu Loan, Chu Ngọc, Như Mai. Họ tranh đãu với mục đích xây dựng đảng, chỉ trích những sai lầm của đảng, mà quan trọng nhất là đòi dân chủ hóa trong đảng, đòi văn nghệ sĩ được tự do sáng tác.
I. NGUYÊN NHÂN
A. Những nguyên nhân xa
1.Cuộc hạ bệ Staline ( 1879- 1953)
Đại hội XX của đảng cộng sản Liên Xô đã làm cho nhân dân Xô Viết và thế giới kinh ngạc vì bản báo cáo của Khrushchev đọc đêm 24 rạng ngày 25 tháng hai năm 1956 lên án Staline vi phạm sinh hoạt dân chủ, phạm nhiều tội ác và bày ra việc tôn sùng cá nhân.
Tội ác của Staline thì rất nhiều. Bản báo cáo mật của Khrushchev cho biết:
- Năm 1934, đại hội XVII bầu ra 139 ủy viên trung ương, đến dại hội XX đã có 98 vị bị bắn và tống giam. Trong số 1.956 đại biểu dự đại hội XVII đã có 1.108 người bị kết án phản cách mạng, bi giết và bị giam, hàng vạn đảng viên khác, hàng triệu dân chúng bị tù đày và bị giết.
- Staline đã lưu đầy các dân tộc thiểu số.
- Staline đã giêt hàng ngàn sĩ quan của Hồng Quân.
- Staline đã ngu si trước hiểm họa Đức quốc, không biết điều khiển đất nước nhất là lãnh đạo chiến tranh.
Đại hội ngoài việc chống sùng bái cá nhân còn bãi bỏ luận thuyết của Staline :’cách mạng nhất thiết phải bạo động và càng tiến tới xã hội chủ nghĩa thì đãu tranh giai cấp càng quyết liệt.’
2. Phong Trào đồng khởi tại Đông Âu
Các dân tộc bị áp bức luôn luôn tìm cách vùng dậy. Nhận thấy Khrushchev dễ hơn Staline, dân chúng Đông Âu vùng lên chống độc tài.
Sau vụ Poznan ( 28-6-1956), nhân dân Ba Lan nổi lên chống đảng, tinh thần ái quốc của Ba Lan bùng lên. Đảng cộng sản Ba Lan đưa Gomulka từ nhà tù về nắm chính quyền. Liên Xô nuốt giận làm lành.
Tháng 10-1956, Hung Gia Lợi vùng lên, đưa Imre Nagy lên lãnh đạo. Nga bèn đưa quân qua đàn áp xâm chiếm.
3.Trăm Hoa Đua Nở tại Trung quốc
Từ đó phát sinh ra chủ trương xét lại trong thế giới cộng sản. Mao Trạch Đông tức giận Khrushchev vì ông đã làm mất thần tượng Staline của họ, và gây ra phong trào xét lại làm lung lay địa vị của họ. Nhưng mệnh lệnh của Liên Xô bắt Trung Quốc phải xét lại, họ phải miễn cưỡng tuân theo. Ngày 25-5-1956, Lục Định Nhất, cục trưởng cục tuyên huấn tuân lệnh Mao triệu tập các nhà khoa học, các văn nghệ sĩ đến viện Hoài Nhân Đường ở Bắc Kinh để nghe ông đọc một bài diễn văn nhan đề là Bách Hoa Tề Phóng, Bách Gia Tranh Minh ( trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng). Họ Lục bảo tám chữ trên do Mao sưu tầm văn học cổ và giao cho ông giải thích. Nói tóm gọn, Mao cho phép dân chúng phê bình đảng. Năm 1957, nhóm La Long Cơ, Hồ Phong khởi dậy chống đảng. Chịu không nổi phê bình của dân, Mao bắt nhốt những ai chống đối. Độc tài đảng trị laĩ hoàn đảng trị độc tài.

B. những nguyên nhân gần
1.Việt Nam
Năm 1956, Liên Xô cử Mikoyan sang Việt Nam giải thích về đường lối xét lại của cộng đảng Liên Xô. Ông Hồ tìm cách thoái thác bảo rằng cuộc cải cách ruộng đất đang dở, nếu tuân theo ‘tân chính sách’ của Liên Xô thì hỏng hết. Do đó, đến tháng 8 năm 1956, đảng cộng sản Việt Nam mới phổ biến tân chính sách của đại hội cộng đảng XX của Liên Xô. Khi công việc cải cách ruộng đất đã xong, đã giết được những ai muốn giết, đã cướp được những tài sản muốn cướp, Hồ Chí Minh mới bắt đầu đóng vở tuồng khóc lóc xin lỗi đồng bào, và ra lệnh sửa sai. Lợi dụng chính sách sửa sai, ông Hồ dùng một ná bắn hai chim, vừa lấy lòng đồng bào, vừa trừ Trường Chinh, một Khruschev thứ hai có thể hạ ông trong hiện tại hay trong tương lai khi ông nhắm mắt. Do đó ông quy tội cho Trường Chinh về cải cách ruộng đất và bãi chức Tổng bí thư của ông. Một mặt ông thả 12 ngàn đảng viên bị tù, vì quy sai, trả lại danh tiết cho các đảng viên bị xử tử, nhưng ruộng đất của nông dân thì không trả lại, và bần cố nông vẫn nắm quyền hành ở các nơi từ địa phương cho đến trung ương. Từ đây, các thủ hạ của Trường Chinh từ Hồ Viết Thắng trở xuống thì bi khai trừ hoặc bị giết, bị giam. Việc này cũng xảy ra cho Võ Nguyên Giáp sau này ở thời Lê Duẩn. Các công nhân Nam bộ tập kết nổi loạn tại bót cảnh sát Bờ Hồ, Hà Nội để giải thoát cho một số tập kết bị giam nơi đây. Uy tín của đảng bị sứt mẻ, quần chúng căm giận nổi lên như vụ Quỳnh Lưu (11-1956) khiến đảng phải đưa xe tăng đến để đàn áp.
2.Vật chất thiếu thốn
Việt Nam chịu ảnh hưởng Trung quốc rất nặng. Trung quốc Mao Trạch Đông cũng là một loại phong kiến và thực dân. Cán bộ, sĩ quan của họ rất phân biệt nào là áo bốn túi, áo hai túi, cơm đại tái, tiểu táo. Từ 1950, cố vấn Trung cộng sang VIệt Nam, từ đây Việt Nam theo quy chế Trung Quốc. Bề ngoài là dân chủ, bình đẳng, nhưng bên trong đã hình thành một giai cấp mới, và đã có sự phân biệt giai cấp. Đây là một tính quốc tế cộng sản chứ không riêng gì Việt Nam. Trong chiến khu, cấp trung ương và cấp tướng, tá ở riêng, dân chúng và cán bộ không đuợc thấy, nhưng về Hà Nội thì mọi sự đều phô bày ra ánh sáng.
Vũ Thư Hiên viết về sự hưởng thụ của cng sản ngay từ ngày đầu về Hà Nội:
Kỳ cục nhất, buồn cười nhất là chuyện quy định về sử dụng xe cộ. Cấp cục,vụ được đi chung xe Mốt- Cô-Vích ( Moskovich). Cấp thứ, bộ trưởng được đi xe Pobeda (Pobeda), đi riêng, với rèm che hai kính hông. Cấp ủy viên trung ương đi xe có che thêm rèm ở kính hậu. Còn các ủy viên bộ chính trị, ban Bí thư đi xe Von- ga(Volga), thêm rèm ở hai hai kính cửa trước. Lãnh tụ tối cao, Tổng bí thư sang hơn nữa, có Chai-ka (Tsaika). Khi tiếp khách hoặc trong dịp khánh tiết thì dùng xe Din(Zil) bọc thép có kính chống đạn.
Vừa về tới Hà Ni, mỗi vị lãnh tụ đã chiếm một dinh thự khang trang của tây hoặc của các nhà giàu bỏ chạy vào Nam, mỗi nhà là một hành dinh với đầy đủ các bộ phận phục vụ, thư ký, lái xe, bảo vệ, cần vụ, cấp dưỡng. Các vị làm việc tại nhà, các thư ký, giao thông viên chạy như đèn cù giữa các hành dinh để các vị liên lạc với nhau (DGBN, 64-65).
Trong khi cán bộ sống sung sướng như thế, nhân dân và các văn nghệ sĩ sống rất thiếu thốn, cực khổ. Khi về Hà Nội, đưọc bạn bè đãi tiệc, cầm đũa chỉ vào dĩa thịt gà, Phan Khôi nói đùa:
''Chín năm nay tao mới lại gặp mày''
3. Tinh thần căng thẳng
Năm 1950, lòng người còn tin kháng chiến. Lúc này tại khu bốn, tướng Nguyễn Sơn rất tôn trọng các văn nghệ sĩ, đối đãi văn nghệ sĩ rất tốt. Nhưng sau 1950, Nguyễn Sơn bị đuổi về Trung quốc vì tội chống Võ Nguyên Giáp. Các người kế nhiệm khinh bỉ, coi thường văn nghệ sĩ cho nên họ không cộng tác. Nhất là sau 1950 trở đi, việc chỉnh huấn, cải tạo tư tưởng đã làm văn nghệ sĩ mất cảm hứng sáng tác, và mất cảm tình với đảng. Cuộc sống vật chất đã làm cho văn nghệ sĩ lo âu, cuộc sống tinh thần càng làm cho họ đau khổ. Thân thể đọa đầy, tương lai của họ rất đen tối vì có thể bị tù đày bất cứ lúc nào vì nạn văn minh chính ủy.
4. Bất công xã hội
Trong khi đại đa số quần chúng văn nghệ sĩ sốn thiếu thốn thì các lãnh tụ đảng và lãnh tụ văn nghê như Tố Hữu, Hoài Thanh, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Đình Thi, Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân v.v.. có một đời sống vật chất cao sang chẳng khác những ông hoàng ngày xưa. Phan Khôi đã gọi những nhà văn trên là'' giai cấp lãnh đạo'', còn các văn thi sĩ nghèo và cô thế là ''quần chúng văn nghệ''. Nhiều người khác gọi trắng ra là '‘cai văn nghệ'’ và ‘' cu ly văn nghệ'’. Hai từ sau mới thật đúng. Một nhà văn Đông Âu đã gọi các lãnh đạo cộng sản là một giai cấp mới. Nay về Hà Nội, người ta mới thấy rõ bộ mặt thực của giai cấp mới. Nhưng thực tế, hiện tượng này đã có trong kháng chiến chống Pháp mà ít người biết. Trong khi bộ đội phải ăn uống kham khổ, nhiều người phải nhờ gia đình tiếp tế. Cán bộ đảng vẩn ăn uống bình thường như mọi người nhưng buổi trưa, buổi tối, họ viện cớ đi hội ý, hội báo, tới địa điểm riêng, không ai đưọc bén mảng, để ăn uống thức ngon vật lạ với nhau.
II. PHONG Trào phản kháng
Khi về Hà Nội, cộng sản đã phát động ngay chiến dịch ca tụng đảng, bác. Nhưng đa số đồng bào thờ ơ. Khi về Hà Nội, cộng sản còn lo việc nhà cửa, xe cộ, chưa có thì giờ để lo việc kiểm soát văn hóa. Hơn nữa, mới về Hà Nội, họ chưa muốn thi hành chánh sách tàn ác ra vội, cho nên trong mấy năm đầu tư nhân vẫn có quyền ra báo và xuất bản sách. Vì hòan cảnh tự do này, một số báo chí tư nhân đã ra đời.
1.Thời Mới
Đây là một tờ báo tư nhân còn sót lại, xưa nay vẫn phục tùng đảng, bỗng nhiên họ đặt vấn đề: ''Yêu nhau có cần tiêu chuẩn hay không''? Ý bộ cao cấp (phi bốn túi bất thành phu phụ). Bài này không chỉ trích cán bộ nhưng đã làm cho uy tín đảng sứt mẻ. Sau Nhân Văn, Giai Phẩm công khai chống đảng Thời Mới cũng như Nhân Dân, Học Tập cũng công kích đảng.
2. Giai Phẩm ( Giai Phẩm 1956, Giai Phẩm Mùa Xuân, Giai Phẩm Mùa Thu, Giai Phẩm Mùa Đông)
Tháng 2- 1956, sau khi Khrushchev hạ bệ Staline, một số văn nghệ sĩ bấy lâu nay bất mãn, nghe tin này rất phấn khởi. Họ thấy đây là cơ hội vùng lên chống đối. Tháng 3-1956, nhà xuất bản Minh Đức từ chiến khu về, cho xuất bản tập Giai Phẩm 1956, trong cuốn này có nhiều bài nêu lên sự thối nát của chế độ như bài Ông Bình Vôi chỉ trích các lãnh tụ già. Tiếp theo đó là cuốn Giai Phẩm Mùa Xuân, cũng có tư tưởng phê bình đảng. Trần Dần bị bắt vì viết bài Nhất Định Thắng bôi đen chế độ, và tờ Giai Phẩm Mùa Xuân bị tịch thu. Ít lâu sau, Moscou sai Mikoyan sang Hà Nỗi, buộc Việt Nam sửa sai. Và lúc này, Mao tung ra chiến dịch ‘Bách Hoa Tề Khai, Bách Gia Tranh Minh’ , Việt Nam bắt buộc phải công bố chính sách mới của Khrushchev. Tiếp theo Giai Phẩm Mùa Thu ra đời ngày 29-8-1956, Phan Khôi viết bài Phê Bình Lãnh Đạo Văn Nghệ là một quả bom tạ nổ giữa thủ đô Hà Nội.
3.Nhân Văn
Tờ Nhân Văn ra đời ngày 15-9-1956 do Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần chủ trương. Tờ Nhân Văn tấn công mạnh mẽ, lan rộng đến Thời Mới và Cứu Quốc, Học Tập là hai tờ báo đảng. Lúc này, Hồ Viết Thắng, Võ Nguyên Giáp đều đứng lên nhận khuyết điểm. Hồ Chí Minh im lặng, Tố Hữu lẩn sang Bắc Kinh, bọn cai văn nghệ như Hoài Thanh, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư im hơi lặng tiếng. Nguyễn Chương và Hoàng Xuân Nhị lên tiếng bênh vực đảng. Lời qua tiếng lại ngày càng gay gắt, và uy thế đảng ngày càng xuống dốc thê thảm.
4.Đất Mới
Đây là tờ báo của sinh viên đại học. Ra được một số thi bị đóng cửa. chủ nhiệm tờ báo là sinh viên Bùi Quang Đoài bị đuổi học, sinh viênVăn Tâm cũng bị trừng phạt, giáo sư Phan Kế Hành là người có cảm tình với tờ báo sinh viên bị chuyển công tác.
5. Trăm Hoa
Tờ này của Nguyễn Bính, sau ‘trên’đem tiền bạc và phương tiện yểm trợ để chống lại Nhân Văn nhưng Nguyễn Bính ngang tàng không tuân theo lệnh mà còn chống lại. Tô Hoài viết:
''Trên có sáng kiến lấy giấy và tiền nhà xuất bản giúp Trăm Hoa. Tôi được giao thuyết phục một báo tư nhân nhưng có tiếng nói chống những luận điệu ngang ngược của báo Nhân Văn.. . .Tờ Trăm Hoa ra một vẻ khác. Không về bè với Nhân Văn, như chẳng đi với ai. Trên nhận xét từng số, từng bài cho là chưa đủ hơi sức hỗ trợ cần thiết. Tôi bàn lại với Nguyễn Bính, Nguyễn Bình cười:
''Trăm Hoa phải thế mới là Trăm Hoa của Nguyễn Bính. Nếu không thì mày làm quách cho xong'' ( Tô Hoài, Cát Bụi Chân Ai, 64).
6.Văn
Tháng 12-1956 đóng cửa Nhân Văn. Đảng chỉnh đốn hội Văn Nghệ, bầu ban chấp hành mới, loại các văn nghệ sĩ chống đối, cho ra tuần báo Văn do Nguyễn Công Hoan làm chủ bút, Nguyễn Tuân làm phó và Nguyên Hồng làm tổng thư ký. Tờ Văn không sốt sắng ca tụng đảng, một nửa số trang dịch tiểu thuyết Nga, một nửa viết về văn học Trung quốc. Thế là khôn, chỉ nói về văn học hai nước đàn anh thì tất là không va chạm ai. Nhưng quần chúng thờ ơ. và đảng lại chê họ. Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân quay ra chống đảng. Trên tờ Văn, xuất hiện Phùng Quán, Hoàng Cầm, Trần Duy, Phan Khôi. . .Tờ Văn ra được 36 số, tồn tại đến 1- 1958 với bài ''Ông Năm Chuột'' của Phan Khôi thì giao cho Nguyễn Đình Thi và đổi thành Văn Học.
III. Phương pháp tranh đãu
Thơ văn Nguyễn Chí Thiện là những cú đánh thẳng vào cộng sản. Các văn nghệ sĩ trong Nhân Văn, Giai Phẩm không dùng chiến thuật này đuợc, họ phải dùng chiến thuật khác. Họ thường dùng những chiến thuật sau đây:
- Nói bóng gió
Chế độ cộng sản dã man tàn bạo cho nên người văn nghệ sĩ phải viết kín đáo, tránh đng chạm thẳng với đối thủ để tránh thiệt haị. Phần lớn các tác phẩm trong Nhân Văn, Giai Phẩm đều viết theo lối ‘ Ông Bình Vôi’ và Tìm Ưu Điểm’.
- Nửa nạc nửa mỡ
Giả khen đảng, đứng vào lập trường đảng nhưng sự thực là công kích đảng, chống Mỹ ngụy nhưng bên trong là chống đảng, hay chống một số lãnh tụ như bài’ Cái Bụng’ của Xuân Diệu, Nhất Định Thắng của Trần Dần. Trần Dần gọi là ‘lối xôi đỗ’, nghĩa là đả kích xen ca ngợi. Đó cũng là trường hợp Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo.
- Đối thoại thẳng thắn
Đó là phương pháp nghiên cứu của các học giả, cụ thể là phương pháp của Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Phan Khôi, Sĩ Ngọc.
Phan Khôi dùng nhiều chiến thuật khác nhau. Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo đôi khi cũng dùng phương pháp thứ hai.
IV. NộI dung phản kháng
Công cuộc phản kháng có nhiều mục tiêu. Sau đây là những mục tiêu chính:
1. Chống bất công xã hội:
Trước đây, bất công xã hội là một đề tài được cộng sản chú trọng khai thác để gây căm thù giàu nghèo và sách động quần chúng đi theo đảng chống thực dân, chống địa chủ và chống tư sản. Và đa số con người xua nay vẫn nghĩ rằng cộng sản tàn bạo nhưng công bằng vì tất cả bọn nhà giàu đã bị tiêu diệt. Không ngờ sau khi về Hà Nội, mọi người mới thấy được sự thực trần truồng: xã hi cng sản không có công bằng, vẫn vua quan, vẫn tồn tại giai cấp cai trị và giai cấp bị trị. Những lãnh đạo đảng trở thành những chủ nhân ông, những tên tư sản mới, ăn xài phung phí, chúng được hưởng thụ bao tiện nghi trong khi nhân dân khố khổ lại bị cùm kẹp khốn khổ hơn thời phong kiến và thực dân. Ngày xưa thơ văn cách mạng, thơ văn hiện thực là do bọn con nhà giàu ăn no rững mỡ, xót thương những người cùng khổ nên viết để tranh đãu cho người cùng khổ. Thơ văn của Nhân Văn, Giai Phẩm là nói chính nỗi khổ của họ và nỗi khổ của nhân dân lao động.
Hoàng Huế viết:
Ai cũng biết đời sống của chúng ta thiếu thốn quá. Đây là một sự thật đáng buồn vẫn hàng ngay đập vào mặt chúng ta làm cho những kẻ đơn giản nhất cũng phải suy nghĩ.
Chúng ta không thắc mắc cảnh sống trong kháng chiến. Nhưng trở về Hà Nội, giữa những phố xá đầy nhung lụa, tủ kính và ánh đèn xanh đỏ, có lẽ chưa bao giờ người nghệ sĩ cảm thấy cay đắng như lúc này. Cần phải nói thẳng rằng ở một tòa soạn báo Văn Nghệ, trong số 8 biên tập viên có vợ, thì 6 người đã thất nghiệp hay bán thất nghiệp. Những trang giấy trắng đáng lẽ chỉ dùng để chép thơ cũng đã bao lần biến thành đơn xin việc. Những lá đơn ấy gửi đi rồi im lặng không nghe mt tiếng trả lời.
Sự thật đã có những nhà văn viết đem, không có một tách cà phê để uống. Đã có những thi sĩ không thể nào mua đuợc dăm điếu thuốc lá trong cơn nghiện, và đã có một kịch sĩ bán chiếc đồng hồ đeo tay của mình để bồi dưỡng viết cho xong cuốn sách, nhưng in ra không đủ tiền để chuộc chiếc đồng hồ. Hữu Loan có thể nói cho chúng ta biết tình cảnh của anh. Nằm trong bóng tối của một gian nhà nhỏ ở ngoạo ô Hà Nội, khi không có tiếng vơ con kêu khóc, Hữu Loan chỉ mơ ước có một ngọn đèn dầu để thức mà viết. Văn Ký cũng có thể nói cho chúng ta biết tình cảnh của anh. Buổi sớm mai không có củ khoai luộc cho con ăn, nghe tiếng con khóc mà đứt ruột. ( Trăm Hoa Đua Nở, 11-12).
Bài Chống Tham Ô Lãng Phí của Phùng Quán là một bản cáo trạng về sự phung phí của giai cấp cai trị trong khi quần chúng thiếu thốn, nghèo khổ. Bài thơ này rất hiện thực và rất thành thực. Mỗi câu, mỗi chữ là một nhát roi quất vào mặt các lãnh tụ và đảng viên cộng sản:
Chống Tham Ô Lãng Phí
Ta đã đi qua,
Những xóm làng chiến tranh vừa chấm dứt;
Tôi đã gặp,
Những bà mẹ già quấn dẻ rách.
Da đen như củi cháy giữa rừng.
Kéo dây thép gai tay máu chảy ròng,
Bới đồn giặc trồng ngô tỉa lúa.
Tôi đã gặp,
Những cô gái trồng bông
Hai mươi? Ba mươi?
Tôi không nhìn ra nữa.
Mồ hôi sôi trên lưng,
Mặt trời như mỏ hàn xì lửa
Đốt đôi vai cháy hồng
Tôi đã đi qua
Nhiều xóm làng Kiến An, Hồng Quảng,
Nước biển dâng lên ướp muối các cánh đồng.
Hai mùa lúa không có mt bông.
Phân người toàn vỏ khoai tím đỏ.
Tôi đã gặp,
Những đứa em còm cõi,
Lên năm, lên sáu tủi đầu
Cơm thòm thèm đn cám và rau
Mới tháng ba đã ngóng mong đến tết
Để được ăn cơm no có thịt
Một bữa một ngày. . .
Tôi đã đi giữa Hà Nội
Giữa những đêm mưa lất phất
Đường mùa đông nước nhọn tựa dao găm
Tôi đã gặp
Chị em công nhân đổ thùng
Yếm rách chân trần
Quần xăn quá gối
Run lẩy bẩy chui vào hầm xia tối
Vác những thùng phân
Ta thuê một vạn một thùng
Có người không dám vác.
Các chị suốt đêm quần quật
Sáng ngày vừa đủ nuôi con
Một triệu bài thơ không nói hết nhọc nhằn
Của quần chúng anh hùng lao động
Đang buộc bụng thắt lưng để sống
Để dựng xây kiến thiết nước nhà
Để yêu thương nuôi nấng chúng ta
Vì lẽ đó
Tôi quyết tâm rời bỏ
Những vườn thơ đầy bướm,đầy hoa
Những vần thơ xanh đỏ sáng lòa
Như giấy trang kim
Dán lên quân trang
Đẫm mồ hôi và máu tươi cách mạng
Như công nhân
Tôi muốn đúc thơ thành đạn
Bắn vào con tim những kẻ làm càn
Những con người tiêu máu của dân
Như tiêu giấy bạc giả!
Các đồng chí ơi!
Tôi không nói quá
Về Nam Định mà xem
Đài xem lễ , họ cao hứng dựng lên
Nửa chừng thiếu tiền bỏ dở
Mười một triệu đồng dầm mưa dãi gió
Mồ hôi màu đỏ mốc rêu
Những con chó sói quan liêu
Nhe răng cắn thịt da cách mạng
Nghe gió mùa đông thâu đêm suốt sáng
Nhớ ‘đài xem lễ’ tôi xót bao nhiêu
Đất nước chúng ta không đếm hết người nghèo
Đêm nay thiếu cơm, thiếu áo.
Những tên quan liêu Đảng đã phê bình trên báo
Và bao tên chưa ai biết ai hay
Lớn, bé, nhỏ to, cao,thấo, bép, gầy
Khắp mặt đất như ruồi như nhặng
Ở đâu cũng có
Đảng muốn phê bình tất cả
Phải một nghìn số báo Nhân Dân!
Tôi đã đến thăm nhiều hố xí cầu tiêu
Giấy trắng nửa mặt xé ngang chùi đít
Những người này không bao giờ biết
Ở làng quê con cái nhân dân ta
Rọc lá chuối non đóng vở học i tờ!
Tôi đã đến dự những phiên tòa
Họp suốt ngày luận bàn xử tội
Những con chuột mắc áo quần bộ đội
Đục cơm khoét áo chúng ta
Ăn cắp máu dân đổi lấy đồng hồ
Kim phút kim giờ lép gầy như bụng đói
Những mẹ già, em trai, chị gái
Còng lưng rỏ máu lấn vành đai!
Trung ương Đảng ơi!
Lũ chuột mặt người chưa hết
Đảng lập đi trừ diệt
- Có tôi!
đi trong hàng ngũ tiền phong!
(THDN, 117-119)
Những bài thơ này đã lột mặt nạ cộng sản tuyên truyền về một xã hội công bằng và cơm no áo ấm. Nhưng thực tế, trong chế độ cộng sản nhân dân càng khổ hơn, nhất là giới văn nghệ sĩ.
6. Chỉ trích lãnh tụ già nua bất tài nhưng độc ác
Các lãnh tụ cộng sản bắt dân chúng và văn nghệ sĩ suy tôn chúng nhưng dứơi mắt các văn nghệ sĩ yêu nuớc, họ chỉ là những kẻ bất tài, chỉ làm hại nhân dân. Bài thơ của Lê Đạt đã đánh vào các lãnh tụ cao cấp cộng sản, trong đó ông Hồ là người già nhất:
ÔNG BÌNH VÔI
Những kiếp người sống lâu trăm tuổi,
Y như một cái bình vôi
Càng sống càng tồi
Càng sống càng bé lâi
Phan Khôi cũng viết bài Ông Bình Vôi để giải thích bài thơ của Lê Đạt, và cũng có mục đích tố cáo các lãnh tụ:
.'' . . Cái bình vôi sao lại gọi bằng ông? Đọc từ đầu đến đây, bạn đọc đã biết. Ở vùng quê chúng tôi, mà có lẽ cả nước Việt Nam cũng vậy, vật gì nó có thể làm haị mình được thì gọi bằng ‘ông’, vật gì nó to hay sống lâu năm cũng gọi bằng ‘ông’.
Con cọp ăn thịt mình đuợc, gọi bằng ‘Ông Cọp’, con khỉ phá hoa màu mình được, gọi bằng’ Ông Trưởng’, con chuột cắn quần áo mình đuợc, gọi bằng ‘Ông Tí’. Cái đầu rau, dùng năm mười năm mới thay cái khác, gọi bằng ‘Ông Núc’, cái che , to, đường kính của nó có khi gần đến một mét, gọi bằng’ Ông Che’. Người Việt Nam từ sau thế nào chưa biết, chứ về trước, hễ vật gì làm hại được hoặc lớn hơn,,hoặc nhỏ, vật gì sống lâu và to xác thì gọi bằng ‘Ông’ để tỏ lòng tôn kính, sùng bái.'' (THDN, 75)
7. Chỉ trích nịnh hót
Cộng sản hô hào san bằng giai cấp, phá bỏ biên giới quốc gia nhưng người cọng sản lại có óc bè phái, óc cục bộ nặng nhất. Sự thực con người phần nhiều thích nịnh hót. Bên cạnh vua chúa ngày xưa thường có nịnh thần, nhưng cũng có trung thần. Bọn cộng sản bắt dân hoan hô, lâu ngày chúng sinh ra kiêu căng, độc tài và bệnh tôn sùng cá nhân. Bên cạnh lãnh đạo toàn là một lũ nịnh thần. Cộng sản luôn bắt nhân dân hoan hô đảng và tôn sùng lãnh tụ. Ai xu nịnh thì được hưởng quyền lợi, địa vị. Ai không chịu uốn lưng thì bị đày đọa.
Hữu Loan viết:
Một điều đau xót
Trong chế độ chúng ta
Trong chế độ '‘Dân Chủ Cng Hòa'’
Những thằng nịnh hót còn thênh thang đất sống.
Không quần chùng áo thụng
Không thang đàn bà
Nhưng còn
thang lưng,
thang lưỡi,
Những mồm
không tanh tưởi
Ngậm vòi đu đủ
Trợn mắt
Phùng mang
Thổi vào rốn cấp trên:
‘Dạ, dạ, thưa anh. . .
Dạ, dạ, em, em’
Gải cổ
Gải tai:
‘. . . anh quên ngủ
quên ăn
nhiều quá!’
Anh vì nước
vì dân
hơn tất cả
từ trước đến nay
(THDN, 17)
8. Chống bè phái
Cộng sản luôn nói tranh đãu cho công bằng, cho dân chủ nhưng đó là những lời tuyên truyền. Óc bè phái và thiên vị là một điều phổ biến trong chế động sản. Bài Tìm Ưu Điểm của Phan Khôi là một phê phán về các ‘ông trời’ trong xã hội cộng sản.
9. Đòi tự do dân chủ, dân chủ
Nhóm Nhân Văn và Giai Phẩm một lần tranh đãu cho cả hai sự tự do. Một là tự do dân chủ cho toàn dân và một tự do dân chủ cho văn nghệ sĩ. Nhân dân Việt Nam dưới ách độc tài cộng sản mất hết mọi thứ tự do. Trần Duy viết bài Thành Thật Đấu Tranh cho Tự Do Dân Chủ, đăng trên Nhân Văn số 4 ngày 5-11-1956, phần mở đầu như sau:
''Hội nghị lần thứ 10 của ban Chấp hành trung ương đảng Lao Đng Việt Nam có nhận định ở miền bắc chúng ta chưa thực hiện dầy đủ các quyền tự do dân chủ của nhân dân và đã thảo luận những biện pháp bổ khuyếtt cần thiết để đề nghị với chính phủ và quốc hội.
Chúng tôi hoan nghênh những nhận định ấy, và hy vọng những biện pháp bổ khuyết cần thiết trên sẽ mang lại cho báo chí, văn nghệ đời sống miền bắc một luồng gió mới. . . luồng gió tự do, dân chủ''.
Bắo Nhân Văn đãu tranh cho tự do dân chủ cũng không ngoài ý muốn nào khác là tự nguyện làm một tên lính tiền phong cùng đảng và nhân dân chiến đãu cho mt mục đích chung'' (THDN, 233).
Trần Đức Thảo, một triết gia đã nghe lời dụ dỗ của cng sản mà bị giam hãm trong ngục tù. Ông đã tranh đãu cho tự do, dân chủ trong bài ''Nội Dung Xã Hội và Hình Thức Tự Do'', đăng trong Giai Phẩm Mùa Đông tập 1, năm 1956. Mở đầu, ông viết:
''Tự do của quảng đại quần chúng, đãy là một nội dung chân chính mà chế độ ta thực hiện về mặt căn bản và có điều kiện để phát triển không ngừng. Nhưng đây tổ chức của chúng ta, tuy xét về nội dung là dân chủ thực sự, nhưng lại bị lũng đoạn bởi những bệnh nặng nặng nề: quan liêu, mệnh lệnh, giáo điều, bè phái, sùng bái cá nhân'' ( THDN, 289).
Người làm văn học nghệ thuật ở chế độ cộng sản bị khổ sở trăm bề. Họ bị kiểm duyệt, bị kiểm thảo phê bình, bị phạt, bị tù.. . nếu họ lỡ lời, lộ ý chống đảng. Người nghệ sĩ luôn bị bọn kiểm duyệt, bọn chính ủy lên lớp về lập trường , về chủ trương chính sách. Nguyễn Chí Thanh là một ông tướng võ biền cũng tỏ ra là một tay lý luân Mác xít. Những người này đã làm khổ văn nghệ sĩ. Nay, văn nghệ sĩ trong Giai Phẩm và Nhân Văn quyết tâm tranh đãu cho tự do sáng tác. Đó là mục tiêu chính của cuộc phản kháng. Phan Khôi đã viết ''Phê Bình Lãnh Đạo Văn Nghệ''
của ông đã đặt ra vấn đề tự do sáng tác. Ông viết:
''Phải nói rằng văn nghệ sĩ muốn được tự do, nhưng họ chỉ yêu cầu được tự do trong nghệ thuật'' (THDN, 64).
Ông cho rằng các cán bộ đảng cũng ‘ có thái độ kị húy trong văn chương của thời phong kiến’ và ‘ hai năm nay lãnh đạo văn nghệ đã đi quá trớn’ (THDN, 64).
Trên Nhân Văn, Nguyễn Hữu Đang viết về văn nghệ hiện thực:
''Hiện thực xã hội chủ nghĩa tức là con đường đi lên trong văn học nghệ thuật. Nghĩa là văn nghệ chỉ đuợc nói đến xã hội thiên đường vô cùng đẹp chưa có, chưa bị cướp áp bức, bóc lột đang diễn ra trước mắt. Rất hiếm những bí thư, chủ nhiệm,thủ kho cửa hàng tốt, phải nói hầu hết là ăn cắp nhưng văn học không được nói thật mà phải dựng lên toàn là những người lý tưởng''
Sĩ Ngọc có thái độ thẳng thắn hơn. Ông đòi hỏi cán bộ phải có vốn liếng chuyên môn. Số đông cán bộ cao cấp như Trường Chinh dốt mà vẫn lớn tiếng phê bình văn nghệ, nay ra chỉ thị này, mai ra chỉ thị kia. Ông viết bài ''Làm Cho Hoa Nở Bốn Mùa'' trên Giai Phẩm Mùa Đông có đoạn:
''Muốn lãnh đạo cái gì cần phải biết cái đó. Đó là tác phong lãnh đạo cách mạng. Phải hiểu biết nông thôn mới lãnh đạo được nông nghirệp, phải hiểu biết thành thị mới lãnh đạo được công nghiệp, phải hiểu nghệ thuật mới lãnh đạo được văn nghệ. Quan điểm ‘thành phần chủ nghĩa’ đã làm cho một số đông tưởng lầm rằng cứ là thành phần công nông thì cái gì cũng làm được. Họ đã đánh giá sai sự giác ngộ chính trị của người nghệ sĩ và không biết thực tế của nghệ thuật Việt Nam như thế nào'' (THDN, 260).
Đào Duy Anh trong bài ''Muốn Phát Triển Học Thuật'', đăng Giai Phẩm Mùa Thu tập 3 năm 1956 đã kết ti đảng đã làm suy yếu việc phát triển học thuật vì dảng đã đem chính trị vào văn học:
''Theo tôi thiết nghĩ thì công tác chuyên môn căn bản phải do những nhà chuyên môn phụ trách.. . . Trong địa hạt khoa học tụ nhiên, sự xâm phạm của những cán bộ chính trị vào địa hạt chuyên môn như thế cố nhiên là rất trở ngại cho công tác chuyên môn. Trong địa hạt khoa học xã hội,
Thì mối tệ cũng không kém... thái dộ lũng đoạn học thuật do quan niệm hẹp hòi về lập trường gây nên, có thể tạo thành cái tác phong nghiên cứu hờI hợt, thiếu nghiêm túc và chính xác, rất có hại cho công cuộc nghiên cứu chân chính.. .. .Cái điều kiện cuối cùng mà không thể thiếu được, để cho học thuật tiến triển là tự do tư tưởng, tự do thảo luận''( THDN, 286).
Một thi sĩ vô danh đã đăng thơ lên báo Văn Nghệ số 24 ngày 10-10-1957 để chế riễu các‘mẹ chồng cay nghiệt’ của đảng:
Ông ‘Vỗ Ngực’
Học thuật, văn chương chửa sạch nghề,
Tập toè lên lên lớp cũng khen chê.
Giáo điều khó nuốt lèn thô bạo,
Lý luận không tiêu, kéo nặng nề.
Tình cảm khô khan như củi gc,
Phê bình nồng nặc tựa cơm khê.
Anh em vặn lại cùng kỳ lý,
Vỗ ngực, ông giơ đảng chực lòe (THDN, 13)
10. Phê bình các chính sách của Đảng
Các văn nghệ sĩ đã chú trọng đến việc phê bình chính sách của đảng. Cải cách ruộng đất là một trong những vấn đề hàng đầu. Những nhà trí thức bậc nhất của Việt Nam là Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo đã kết án cuộc Cải Cách Ruộng Đất.
Trần Đức Thảo trong bài ''Nội Dung Xã Hội và Hình Thức Tự Do'', đăng trong Giai Phẩm Mùa Đông tập 1, năm 1956 đã nhấn mạnh ‘những sai lầm nghiêm trọng phạm phải trong Cải cách rung đất, chỉnh đốn tổ chức, kiến thiết kinh tế và văn hóa’ Ông cho rằng trong những việc trên, đảng đã gây ra ‘một thứ chủ nghĩa nông dân lưu manh hóa’ là do những phần tử bảo thủ, lạc hậu, những ông quan liêu, những ông Sĩ diện, những Ông Bè phái... Và ông nói rằng mọi sự trở nên tồi tệ vì ta thiếu tập quán tự do, việc phê bình công khai. . .'' (THDN, 289- 290)
Kết thúc bài này, Trần Đức Thảo đã mượn lời Đặng Tiểu Bình nhắn nhủ các lãnh đạo cộng sản Việt Nam:
''Đảng không có quyền vượt lên trên quần chúng nhân dân, tức là đảng không có quyền ban ơn, cưỡng bách, mệnh lệnh đối vớI quần chúng nhân dân. Đảng không có quyền xưng vương, xưng bá trên đầu nhân dân ''( THDN, 291).
Nguyễn Mạnh Tường là một luật gia, ý kiến của ông rất xác đáng. Trong bài ''Qua Những Sai Lầm Trong Cải Cách Ruộng Đất'' đọc tại Mặt Trận Tồ Quốc Hà Nội ngày 30-10-1956, với tư cách đại diện trí thức Hà nội. Bài này được đăng trên Nhân Văn số 4 ngày 5-11- 1956. Nguyễn Mạnh Tường đứng trên quan điểm pháp luật nhận định về chính sách Cải Cách Ruộng Đất của đảng. Bài này gồm những điểm chính như sau :
- Lệnh Trường Chinh giết oan mười hơn bỏ sót một là quá tả và vô lý.
- Không được trừng phạt một tội đã phạm quá lâu.
- Trừng phạt một cá nhân phạm tội, không được trừng phạt vợ con.
-Muốn kết tội một người phải có bằng chứng.
- Phải điều tra, phải bảo đảm quyền lợi người bị tố.
Tiếp theo, ông nói đến những nguyên nhân đưa đến sai lầm.
- Quan điểm ta địch, bạn thù rất mơ hồ
- Hành động bất chấp pháp luật, lấy chính trị lấn áp pháp lý.
- Bất chấp chuyên môn.
Nguyễn Mạnh Tường còn nói rằng ‘chính trị đàn áp chuyên môn như thế nào; xua đuổi người trí thức ra ngoài con đường cách mạng ra sao, lịch sử kháng chiến đã cho ta kinh nghiệm đau đớn.. . Và ông kết luận chính quyền ta thiếu dân chủ (THDN, 305)
Nguyễn Mạnh Tường đã phê bình khía cạnh pháp ký trong cải cách ruộng đất và trong sinh hoạt quốc gia. Nguyễn Hữu Đang cũng chỉ trích tòa án xã hội chủ nghĩa. Ông viết:
''Toà án là một tòa án , tha hồ tùy tiện còn hơn tôn giáo pháp đình của giáo hội trung cổ. Muốn bắt ai thì bắt, muốn xử ai thì xử, bịa ra luật nặng nhẹ tha hồ mà xử'' ( Nguyễn Văn Trấn, 274).
Hoàng Cầm đã viết bài thơ Em bé Lên Sáu Tuổi đã thương xót một em bé con nhà điạ chủ không cha mẹ, ( cha đã bị đảng giết, mẹ chạy trốn vào Nam) đi lang thang khắp nơi. Bài này rõ ràng là không có lập trường giai cấp. Tác giả đã không căm thù giai cấp lột mà còn đứng về phe địch:
Em bé lên sáu tuổi
Lủi thủi tìm miếng ăn
Bố cường hào nợ máu
Đã trả trước nông dân
. . . . . . . . . .
Có cụ già đói khổ
Lập cập đi mò cua
Bố mẹ nó không còn
Đứa bé này gầy còm
Bỗng thương tình côi cút
Cụ nhường cho miếng cơm
. . . . . . . . .
Chị bần nông cốt cán
Ứa nước mắt quay đi
- Nó là con địa chủ
Bé bỏng đã biết gì
Hôm em cho bát cháo
Chịu ba ngày hỏi truy .
Chị đi bỗng lùi lại
Nhìn đứa bé mồ côi
Cố tìm vết thù địch
Chỉ thấy một con người
Chị phải đình công tác
Vì câu chuyện trên kia
Buồng tối lạnh đem khuya
Thắp đèn lên kiểm thảo
Cà hai chị cán b này đã bị đảng trừng phạt vì tội cho đứa bé miếng ăn và tội mất lập trường. Cuối bài, Hoàng Cầm quy cho đảng về chính sách độc ác và con người không tim:
Do cái lưỡi không xương
Nên nhiều đường lắt léo
Do con mắt bé tẻo
Chẳng nhìn xa chân trời
Do b óc chảy lười
Chỉ mt màu sắt rỉ
Đã lâu năm ngủ kỹ
Trên trang sách im lìm
Do mấy con người máy,
Đầy gân thiếu trái tim ( THDN, 237- 238).
Bài thơ này có giá trị nhân bản vì tình yêu nhân loại của tác giả. Đồng thời bài thơ cũng phản ánh một điều. Chính sách đảng sai lầm nhưng lòng dân sáng suốt, chính sách đảng độc ác nhưng lòng dân nhân từ. Đề tài người máy không tim là một đề tài được Minh Hoàng trong Đống Máy và Như Mai với Thi Sĩ Máy sử dụng làm ẩn dụ.
9. Đề cao tinh thần bất khuất
Trong bài Lời Mẹ Dặn, Phùng Quán kêu gọi văn nghệ sĩ hãy can đảm chiến đãu, nêu cao truyền thống bất khuất của tiền nhân:
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu (THDN 121)
Một số quần chúng lúc này đã bị cộng sản làm cho mất ý chí và tình cảm.. Đảng bắt trung với đảng, tôn thờ lãnh tụ. Đảng bắt đãu cha, tố mẹ, đấu chồng, tố bạn và một số đã tuân theo. Họ không biết yêu, biết ghét. Họ trở thành cái máy, hay con vật theo lệnh đảng. Cùng một ý nghĩ như Phùng Quán, trong bài ''Tôi Tìm Em,'' Tạ Hữu Thiện viết:
Trên tất cả thành phần lý lịch
Trên cao sang, trên sắc đẹp diễm kiều
Em, trọn đời tôi kiếm gặp
Chỉ là người biết ghét, biết yêu
(THDN, 124)
10. Kêu gọi đứng dậy
Một phần quan trọng trong các thơ văn của Nhân Văn, Giai Phẩm là kêu gọi toàn dân đứng dậy.
Trần Dần kêu gọi:
Hãy đi mãi ! -
Dù khi cần thiết
người ta cần đói khát
vượt bình xa
Ta bỗng có thể nhịn lâu
hơn cả lạc đà
đi
đến tận những kinh thành no ấm
Hãy đi mãi!
Dù có phen chót ngã
Hãy bó đôi chân lầm lỡ
mà đi
Hãy tin chắc
rồi ta
xứng đáng
mt vòng hoa đỏ nhất
phủ quan tài
( Hãy Đi Mãi, THDN, 114)
Cuối bài Nhất Định Thắng, Trần Dần hô hào:
Tất cả!
Ra đường!
Đi!
hàng đoàn!
hàng đoàn!
Đòi lấy tương lai!
(THDN, 112)
IV. Kết cuộc
Nhân Văn, Giai Phẩm đã làm cho giai cấp thống trị miền Bắc điên cuồng. Chúng áp dụng chính sách khủng bố ngầm rồi khủng bố công khai.
- Họ không bán giấy in. Không mua được giấy mậu dịch, Nhân Văn chấp nhận mua giấy chợ đen.
- Họ khủng bố người phát hành. Kế này không thành, các văn nghệ sĩ và sinh viên đi bán báo.
- Khủng bố người đọc. Cán bộ đảng đến từng nhà vận đng tẩy chay Nhân Văn, song nhân dân thích đọc Nhân Văn.
- Vận động thợ in. Công nhân vẫn ủng hộ Nhân Văn.
Họ đã thi hành mọi thủ đoạn mà không thành công. Họ cho các tay chân viết bài vu khống Nhân Văn đủ thứ tội, trong đó có tội gián điệp. Họ vận đng 304 văn nghệ sĩ ký tên dâng kiến nghị trừng trị Nhân Văn, Giai Phẩm. Trong số này, có tên Thế Lữ, Tú Mỡ (Vũ Thư Hiên, 425). Báo Nhân Văn vẫn hăng hái chống trả, cho nên tháng ngày 15- 12-1956, Hồ Chí Minh ký một sắc lệnh tước đoạt tự do ngôn luận của báo chí, bắt họ phải phục tùng đảng. Sắc lệnh trừng phạt từ 5 năm đến khổ sai chung thân, tịch thu một phần hay toàn bộ gia sản. Đó chính là lúc họ đóng cửa Nhân Văn, Giai Phẩm, Trăm Hoa, Đất Mới. Nguyên Hồng thuộc thành phần vô sản nên được tha thứ. Tờ Văn đổi thành Văn Học do Nguyễn Đình Thi điều khiển. Tháng 12- 1957 đóng cửa Nhân Văn, Giai Phẩm, các văn nghệ sĩ rút lui vào bóng tối. Phan Khôi, Phùng Quán, Hoàng Cầm, Trần Duy lại xuất hiện trên tờ Văn. Tờ Văn tồn tại với 36 số đến 1- 1958 vì bài Ông Năm Chut của Phan Khôi thì đổi chủ, giao cho Nguyễn Đình Thi chủ nhiệm và đổi thành Văn Học. Chính lúc này, nhóm Nhân Văn, Giai Phẩm bị khủng bố tập thể. Không những các văn nghệ sĩ liên quan đến Nhân Văn, Giai Phẩm bị đàn áp mà những người liên quan với các văn nghệ sĩ cũng bị vạ lây. Người đầu tiên bị đảng ra tay là Trần Dần, ông bị đưa vào Cải Hối thất. Trần Dần phẫn uất cắt cổ tự tử nhưng may cứu được, sau vẫn còn nguyên vết. Sau NGuyễn Sáng vẽ hình Trần Dần trên Văn với vết thẹo ở cổ. Cộng sản bắt 304 văn nghệ sĩ đi chỉnh huấn. Như đã trình bày ở trên, chỉnh huấn là bắt các văn nghệ sĩ đầu hàng đảng, thú nhận mọi ti lỗi. Phan Khôi, Trương Tửu, Thụy An và Nguyễn Hữu Đang không đi chỉnh huấn. Họ bắt Thụy An và Nguyễn Hữu Đang vào nhà giam Hỏa Lò, Trương Tửu mất chức giáo sư đại học, Cụ Phan Khôi vì tuổi già được để yên vì có ‘quý tử’ là Phan Thao canh giữ thay đảng. Trần Đức Thảo biết cuc đời mình đã bế mạc cho nên đã tiễn đưa vợ về nhà bạn thân là viện sĩ Nguyễn Khắc Viện!
Lúc này Nguyên Hồng cũng bị khốn đốn vì Văn. Trên tờ Văn do Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân phụ trách lại có Phùng Quán, Hoàng Cầm, Trần Duy, Phan Khôi xuất hiện. Người ta đã ghét mấy người này lắm rồi, ngay cả Nguyên Hồng người ta cũng thấy ngứa mắt. Nguyên Hồng đã viết về truyện mt con hổ, họ nghi Nguyên Hồng ám chỉ họ. Tô Hoài biết rõ Nguyên Hồng và việc này, ông viết:
''Phường săn kia bắt được trong rừng mt con hổ bé tí tẹo. Con hổ đuợc đem về nuôi trong nhà. đến khi hổ to đùng. Hổ hiền lành bè bạn với con cún, con mèo, con gà. Nguyên Hồng đã kể cho tôi về nguồn gốc sáng tạo truyện này. Mẹ Nguyên Hồng đã ‘chấp bút’ đãy. Có lẽ cụ đã thấy từ thuở trẻ đến giờ, người con trai độc dinh của cụ quanh năm viết các truyện rồi đem bán được tiền, dễ quá. . . Một hôm cụ kể cho các cháu chép lại câu chuyện tại sao con hổ hóa ra con chó vàng nằm hiền lành trong xó cửa. Hổ đã như con chó rồi nhưng cả xóm ai cũng vẫn sợ. Bởi vì nó là con hổ chứ không phải con chó.Thế là các ông phường săn đem hổ thả lên rừng. Nhớ nhà, hổ lại lẩn th6ản về nhà, lại phải đem thả. Cụ đưa cái chuyện các cháu đã chép như thế cho Nguyên Hồng. Nguyên Hồng cặm cụi viết lại, đăng trang cuối báo Văn. Câu chuyện nguồn gốc con hổ, tức cười và thực bắt đầu như thế. Nhưng với cách đọc soi mói gạch bút chì đỏ thì lại không thấy thế. Đời nào mà người ta lại nuôi hổ như nuôi vịt, dễ hơn nuôi vịt. Ông này muốn nói cái gì. Nói ai? Xỏ xiên thế nào đây, không hiểu. Không hiểu tức là có vấn đề'' (86).
Họ làm tình làm tội ông. Tô Hoài tả lại cảnh Nguyên Hồng bị đãu tố:
''Nhiều cuộc phê bình Nguyên Hồng, tôi không thể đếm xiết lần nào cụ thể. Chỉ nhớ báo Văn đã hữu khuynh, bị lũng đoạn. Ở đâu họp tổ hay liên tổ hay liên hội trường, Nguyên Hồng từ từ, cẩn thận, trịnh trọng đặt tập báo trước mặt. Nguyên Hồng nói:
Tôi làm báo không kể giờ giấc, không quản thức đêm, thức hôm.. .
Như người ốp đồng, không biết đương còn tỉnh hay đã mê. Nguyên Hồng, một tay để lên chồng báo, to giọng đến bật khóc, vừa mếu máo vừa nói tiếp.. ''.(95)
Tôi ngồi cạnh Nguyên Hồng. Kiểm điểm Nguyên Hồng một buổi chưa xong. Một chồng báo Văn, như mọi hôm. Cả tổ với nhiều người tổ khác đến viện trợ cũng không hỏi thêm Nguyên Hồng một câu nào nữa. Bây giờ mà đụng đến, lại phân tích, lại bổ sung, lại ‘tôi xin góp’ thì chắc chắn lại như hôm qua, hôm kia,trông trước kia kìa Nguyên Hòng xoè bàn taylên chồng báo, vuốt vuốt mếu máo nói, nước mắt như trút. . tôi thức đêm thức hôm.. .tôi bỏ hết sáng tác. . .ngày đêm tôi chỉ nghĩ đến tờ báo. . . Rồi chẳng mấy chốc, Nguyên Hồng lại khóc hu hu'' (123).
Sau đó Nguyên Hồng tức giận xin hưu non và bỏ đi Nhã Nam, nhưng trước khi đi, ông đã mời Tô Hoài uống chén biệt ly. Trong bữa chén, Tô Hoài đưa cho Nguyên Hồng tờ Nhân Dân ngày 12-3-1958 có đăng bài Tô Hoài tự kiểm. Tô Hoài cũng vì viết hai bài ‘ Tổ Chức Phát Triển Lực Lượng Sáng Tác Truớc Nhất và bài ''Góp Ý Kiến Về Con Người Mới'' đăng trên Văn mà ni dung cũng nói về tự do ngôn luận và sự can thiệp của đảng trong văn học nghệ thuật nên bị kiểm thảo. Tô Hoài phải tự chửi rủa mình nên họ mới nương tay. Tô Hoài viết như sau:
Sai lầm của tôi đã gây nhiều tác hại. Lẽ dĩ nhiên nhiệm vụ của Hội Nhà Văn là phải tìm mọi cách phát triển sáng tác, nhưng vấn đề là phát triển sáng tác nào, theo phưong hướng tư tưởng nào? Không thể phát triển loại sáng tác mang những tư tưởng xấu, chống lại chủ nghĩa xã hội..'' .(129).
Đọc xong, Nguyên Hồng chửi Tô Hoài:
''Tiên sư mày, thằng Câu Tiễn! Ông thì không, Nguyên Hồng thì không!''(133)

Đảng phát đng khủng bố, đàn áp. Trần Độ nhảy ra tố Nhân Văn, Giai Phẩm. Tố Hữu, Hoài Thanh cùng đồng thanh. Nhờ công trạng này, Trần Độ, Tố Hữu lên như diều gặp gió. Một số văn nghệ sĩ không tham gia như Thế Lữ, Tú Mỡ. . .có lẽ hai người này biết thân phận.
Nguyễn Hữu Đang vốn là linh hồn của hội Truyền Bá Quốc Ngữ, cùng với Nguyễn Văn Tố hoạt động cho Mặt trận Văn Hóa Cứu quốc. Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi đều do Nguyễn Hữu Đang tổ chức. Sau ông làm Tổng Thanh tra Bình dân hoc vụ. Năm 1954 ông duợc mời làm bộ trưởng và vào đảng nhưng ông từ chối. Ông nói : nội bộ thiếu dân chủ trầm trọng, mình bây giờ chỉ một mình một đảng. Ông cộng tác với nhà xuất bản Minh Đức, trình bày cho báo Văn Nghệ rồi ra làm tờ Nhân Văn. Ông không cộng tác với họ, không chịu vào đảng, ông lại chỉ trích họ cho nên họ thẳng tay trả thù ông! Họ kết tội ông 17 năm đuợc 7 năm thì hội Nhân Quyền Quốc Tế can thiệp, ông được tha. Ra tù, ông đi lượm bao thuốc lá để đổi lấy cóc nhái của đám trẻ con. Hữu Loan đi làm chú thắc( Chợ Đệm gọi những người đi thiến heo). Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường sống cuộc sống bị bạc đãi, bị tuyệt thông ( Nguyễn Văn Trấn, 278-282)
Vũ Thư Hiên chú thích rằng Nguyễn Hữu Đang sinh năm 1913, tham gia chống Pháp 1929, năm 1930 bị bắt, ra tòa 1931, nhưng vì nhỏ tuổi nên chỉ bị quản thúc. Tham gia Mặt Trận Dân chủ Đông Dương, viết báo Ngày Mới, Thời Báo và các báo Tin Tức, Đời Nay của cộng sản, tham gia hội Truyền Bá Quốc Ngữ với Nguyễn Văn Tố, Võ Nguyên Giáp, Đặng Thai Mai, đảng viên cộng sản từ 1943, năm 1945 là thứ trưởng bộ Thanh Niên, năm 1956 bị kết án 15 năm tù. Mãn hạn còn bị quản thúc 20 năm (117).
Trong cuộc chỉnh huấn, bọn văn nô hết sức tố các văn nghệ sĩ đối kháng. Họ xui nguyên dục bị, xuyên tạc và gây chia rẽ khiến cho người này nghi ngờ kẻ khác. Vũ Thư Hiên viết về chỉnh huấn như sau:
. . ''. những nhà lãnh dạo của ta rất gỉỏi xui nguyên dục bị. Sau trận đánh, hàng ngũ văn nghệ sĩ tan tác, người nọ sợ người kia, người này hận người khác, mọi người nói xấu nhau.. . . Trong không khí chỉnh huấn, con người có thể bị biến đổi do tự kỷ ám thị trong mt tập thể tự kỷ ám thị như trong cuc lên đồng ''( 116-117).
Hữu Loan cương quyết chống lại sự khủng bố và bắt bớ của cộng sản, ông cho rằng đảng và nước gian ngoan xảo trá:
''Khẩu hiệu ‘nói thẳng, nói thật, nói hết’ để xây dựng đảng không những nói mồm mà còn viết lên các báo. Không những viết lên các báo nhà nước mà còn khuyến khích mở báo tư nhân để viết. Vì thế mới có Nhân Văn, Giai Phẩm của chúng tôi và Trăm Hoa của Nguyễn Bính
( Nguyễn Văn Trấn, 273).
Đây là đoạn đầu trong bản kiểm điểm của Nguyễn Tuân đã được đăng trên Văn Nghệ số 12, tháng 5-1958.
''Trước cách mạng tháng tám và trước ngày kháng chiến, tôi sống tuyệt đối bằng tình cảm. chỉ dựa hoàn toàn vào những cảm xúc bản năng và phản ứng tình cảm để đánh giá cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác. Tôi nghĩ rằng thời kỳ ấy, tôi đã là người của thuyết hư vô, và nhiều lúc đã quan niệm một cách nguy hiểm rằng người trí thức chân chính là phải hoài nghi tất cả. Đối với vấn đề đảng phái và hoạt động đảng phái kể cả đảng ta, lúc ấy, tôi hết sức tránh, nghĩ sai rằng nghệ thuật là ngoài chính trị, và còn ở cả trên mọi chính trị, mọi hoạt động chính trị. Về những vấn đề lớn thuc về vận mệnh dân tộc, tôi nghĩ rằng cái biểu hiệu yêu nước của tôi ở tôi, tôi chỉ xin khung nó gọn vào vấn đề xây dựng tiếng nói dân tộc mà bản thân mình sẽ cố công đóng góp vào ít nhiều, qua những tìm tòi sáng tác văn học của bản thân mình. Trước mọi biểu tượng và mọi tương quan với cuộc sống chung quanh, tôi tự cho tôi là một đơn vị. Đối với chủ nghĩa cộng sản, con người duy tâm và tự do vô chính phủ của tôi đã là người tán thành cái thuyết viễn vông được làm người cng sản mà không ở trong tổ chức đảng.. .
. . . Có thể nói rằng tôi vẫn còn kéo dài cái sống phiêu lưu ngay cả sau thời kỳ cách mạng tháng tám đã thành công rồi, và sự cải tạo tư tưởng của tôi mới chỉ bắt đầu có từ ngày kháng chiến. Cuc đãu tranh võ trang khắp nước đã cho tôi những điều kiện khách quan và chủ quan để dần dần uốn nắn lại các nhân sinh quan đồi bại ở trong tôi, cụ thể là giải quyết bước đầu cho tôi về các mặt tư tưởng hoài nghi. Trong những năm kháng chiến, công tác và sáng tác của tôi tuy chưa có là bao nhiêu, nhưng đếu chứng minh cái kết quả bước đầu của cuc cải tạo đó. Và tôi thấy cần phải nói thêm rằng có được cái kết quả ấy, cũng là nhờ ở phần khách quan nhiều hơn là phần chủ quan., và nhất là nhờ cái phần đảng dìu dắt cho..'' .
Những người ngoan ngoản sau cuộc chỉnh huấn thì được thả về. Cũng có người phải ‘đi thực tế’ tức là về nông thôn hay vùng núi lao động để ‘giác ngộ cách mạng’ một thời gian ngắn . Những người tội nặng hoặc bướng bỉnh thì bị bách lao động trong những trại tập trung. Những văn nghệ sĩ bị giam một nơi đồng khô cỏ cháy, hoang vắng, không cây, không cỏ giống như những người tù. Họ phải cày bừa, giãi nắng dầm mưa như mt nông dân chính cống.
Trên báo Văn Học số 9 ngày 15-8-1958, Yến Lan , một người bị liên quan đến Nhân Văn, Giai Phẩm kể lại những tháng ngày lao động cưỡng bách như sau:
''Đây là môt vùng đồi trọc. . .không một quán, cũng không một mái chùa, một cây đa cổ thụ. Nhà dựng ở chân đồi, lúp xúp mt kiểu.. . .Huyện lỵ trông bề ngoài thực nghèo khổ. Toàn là nhà tranh, lèo tèo, ngắn ngủn.. . Huyện lỵ cách thôn chúng mình hơn ba trụ số. Đi vào ngang qua những cánh đồng rìa theo triền đồi và vượt qua sườn đồi.,. . Lúc mới về hỏi tình hình sinh hoạt , thấy thừa người lớn, vắng trẻ con ( ở đây đẻ nhiều, nuôi được tí), nhiều người chân phềnh ra như chân voi'' (THDN, 38).
Ở Việt Nam có nhiều hình thức tù. Là trại giam, trại vừa học vừa làm, trại cải tạo, trại cưỡng bách lao động, hình thức khác nhau tùy tội nặng nhẹ nhưng tất cả phải làm nô lệ như thời trung cổ. Ta hãy nghe lời kể của một trại viên trại cưỡng bách lao động để hiểu thân phận các trí thức chống đảng. Đây là truyện kể của Hoàng Chương, một cán b văn công khu V đi tập kết đã có dịp sống tại trại cưỡng bách lao động. Bài viết cũng đuợc đang trên số báo kể trên:
.'' . . Từ nhà đến đồng Cống xa chừng ba cây số. Chúng tôi dậy thật sớm tranh thủ gánh phân để tránh bớt nắng trưa. Tôi nhớ năm nào tiếp tế bộ đội ở chiến trường, gánh lúa bốn mươi cân leo dốc nhờ vui mà thích mau gặp bộ đội nên quên mệt. Cô Thu, người Hà Nội , trước chưa quen gánh, hôm nay cũng cố được hai mươi cân. Nhìn Hùng cởi trần gánh thoăn thoắt ai biết đó là một sinh viên Hà Nội'' (THDN, 38).

Sau khi ra tù, cuộc đời họ khốn khổ lắm. Họ là một loại người sống ngoài lề xã hội. Nguyễn Bính đã bị Thiết Vũ , cán bộ Sở Báo Chí, thượng cẳng chân, hạ cẳng tay đánh cho suýt chết vì tội dám chửi xỏ đảng. Nguyễn Bính về Nam Định sống lây lất. Không tiền bạc, không cơm áo, Nguyễn Bính bị bệnh, không ai dám lui tới thăm ông. Trước khi chết, ông bế con ra phố, cho không một người qua đường. Nguyễn Hữu Đang, Thụy An, Phan Tại, Hoàng Công Khanh, Phùng Cung, Trần Dần bị tù. Nguyễn Hữu Đang bị tù 15 năm, mãn hạn bị quản thúc 20 năm. Phùng Cung bảy năm tù, Duy Lân vì cho Nguyễn Hữu Đang cái áo len mà bị 7 năm. Thanh Châu trước cộng tác với Tiểu Thuyết Thứ Bảy, không viết cho Nhân Văn, Giai Phẩm nhưng có quan hệ với nhóm này bị treo bút. Khi đuợc phép viết lại thì ông đã già rồi ( Vũ Thư Hiên, 73) Phùng Quán suốt ngày chơi với con bú dù. Bạn bè hỏi tại sao. Ông đáp: Chơi với người chán lắm rồi, thành thử phải chơi với bú dù! Trần Dần bị đánh trở thành ít nói. Văn Cao tìm quên trong men rượu.
Cộng sản đã đày ải những người con yêu của tổ quốc, đã gây cho lòng người nghi kị nhau và một số sợ hãi. Nguyễn Tuân nói rằng ở dưới chế độ cộng sản phải học thuộc lòng cách chia vec bờ ''sợ''. . .Thuộc hết thì sống mới dể ( Vũ Thư Hiên 245). Chính vì sự khủng bố này làm cho văn nghệ sĩ phải im lặng, bất đắc dĩ phải viết một hai quyển lấy lệ cho có mặt, vì im lặng là tỏ thái độ chống đối.
Kiểm điểm lại những việc đã xảy ra, Văn Cao cho rằng hồi đó các văn nghệ sĩ tin đảng, nhiệt tình với đảng, và họ nghĩ rằng đảng sai lầm thì phải thành thật phê bình xây dựng, chứ không có mục đích lật đổ lãnh tụ. Theo Văn Cao, không phải do ông Hồ, do Tố Hữu mà do Trường Chinh đứng sau chủ trương khủng bố và đàn áp Nhân Văn, Giai Phẩm để chạy tội về Cải Cách Rung Đất . Chính Trường Chinh đã gọi Văn Cao và Nguyễn Tuân đến để chiêu hàng (Vũ Thư Hiên, 540-541).
Vũ Đình Huỳnh thì bảo rằng đảng giải quyết vụ Nhân Văn, Giai Phẩm trấn áp và hạ nhục nhiều trí thức và văn nghệ sĩ là những người có tâm huyết với đất nước. . .Đó là một vụ bày đặt. Nguyễn Hữu Đang đâu có ý định chống đảng. Anh ta chỉ muốn cách mạng tốt hơn. Vu oan giá họa cho người là không quân tử ''( Vũ Thư Hiên, 224).
Nguyễn Văn Trấn viết:
''Trần Dần chính là hậu thân của những người đã viết Vạn Ngôn Thư, Thất Trảm Thư. .. Cái tai họa lớn nhất hiện giờ vẫn là khuyến khích tô hồng, đề cao con người giả, việc giả, hàng giả. Những người thấy trước tai họa muốn ngăn chận tệ nạn tô hồng thì bị gán ngay cho cái ti bôi đen. Đáng lẽ những người như Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần phải được một giải thưởng quốc gia, một cái giải vinh quang là đã đưa ra được giải pháp cứu nguy cho dân tộc. Nhưng trái lại, họ bị vu oan giá họa, đặt lên đầu họ cái án gọi là cái án Nhân Văn. Thực ra Nhân Văn hưởng ứng lời Đảng gọi nói thật, nói thẳng, nói hết’ để xây dựng đảng, và chỉ đãu tranh cho tự do báo chí , tự do ngôn luận, mong thực hiện tự do bầu cử vào quốc hi, vào chính phủ, chỉ cần thực hiện thực sự dân chủ nI dung của hiến pháp tađã là lý tưởng rồi '' ( Nguyễn Văn Trấn, 277).
Những văn nghệ sĩ trừ Phan Khôi, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo là lớp già, còn đa số là thanh niên. Lớp trẻ thành thật tin đảng, yêu đảng mà phê bình. Nhưng mt số thanh niên và những người lón tuổi có lẽ đã quá bất bình về sự độc tài, xảo quyệt và ngu dốt của cng sản nên đã phải lên tiếng. Việc cộng sản bỏ tù, rút ‘phép thông công’ , bắt họ phải sống trong đau khổ, tủi nhục là một hành động tất yếu trong xã hội cộng sản. Trước đây hơn mười năm, chỉ vì một câu ca dao:
Trời làm mt trận gió trăng,
Ông trở xuống thằng, thằng trở nên ông.
mà có người bị giết. Những người vô tình mậc áo xanh đỏ cũng bị giết vì bị nghi là gián điệp của Pháp. Cộng sản luôn luôn ca tụng mình. Công sản luôn luôn tự hào, tự phụ. Cộng sản bao giờ cũng thích nghe người ta ca tụng mình và thù ghét những ai chỉ trích mình. Đó là tâm lý của những người ít hiểu biết, tâm hồn khép kín, bần tiện ,độc ác, và độc tài.Thành thử cộng sản rất căm thù những ai công kích họ dù là nói xa xôi, bóng bảy. Không phải riêng lãnh tụ căm thù mà cả bọn chân tay cũng căm thù vì chúng thấy thần tượng của họ đã bị bôi nhọ hay bêu xấu! Hơn nữa, đây là mt dịp để chúng nịnh hót, tâng công với lãnh tụ.Vả lại bản thân chúng cũng rất căm thù vì Nhân Văn, Giai Phẩm đã chỉ trích chúng như bài Cũng Những Thằng Nịnh Hót của Hữu Loan. Nói tóm lại, cả lãnh tụ như ông Hồ Chí Minh, Trường Chinh.. .và bọn chân tay đều không tha thứ những kẻ đã viết bài Ông Bình Vôi, Nhất Định Thắng, Chống Tham Ô Lãng Phí, Con Ngựa Già của Chúa Trịnh, Cũng Những Thằng Nịnh Hót . . Không phải chỉ riêng Trường Chinh chủ trương tiêu diệt những văn nghệ sĩ trung trực, yêu nước, thương dân. Rất nhiều người, cả một hệ thống quốc tế đều dã man như thế từ Liên Xô qua Trung quốc, Bắc Hàn , Việt Nam, Cu Ba...
Vũ Thư Hiên cho rằng Mao Trạch Đông gài bẫy ‘ Bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh’ để ‘cỏ dại’, ‘tiếng lạ’ lộ hình. Cuc vận đng này mở đầu cho cuc tấn công nhằm vào những người muốn thay đổi trật tự xã hi Trung quốc, gọI bất cứ ai không ưa Mao và không được Mao ưa là phần tử hữu khuynh chống đảng chống chủ nghĩa xã hội'' (105).
Nhờ có việc Khrushchev hạ bệ Stanine, các văn nghệ sĩ Việt Nam đã vùng lên tranh đãu chống đc tài. Công cuộc tranh đấu hoạt đng chưa đầy một năm thì bị khủng bố. Lại một trang sử vẻ vang đuợc viết bằng máu và nước mắt của những ngườI con yêu của tổ quốc. Phan Khôi và Nguyễn Hữu Đang bị cộng sản kết tội nặng nhất. Văn Cao, Hoàng Cầm, Trần Dần, Trần Duy, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Bính . . . là những kẻ bị đày đọa nhất.
Nhưng lịch sử Việt Nam sẽ ghi tên Giai Phẩm, Nhân Văn, Trăm Hoa, Thời Mới, Đất Mới, Văn vào lịch sử quốc gia và lịch sử văn học.
Sau Cần vương, Văn thân, Đông Kinh Nghĩa Thục, lần nữa người trí thức đã anh dũng đứng lên tranh đãu cho tự do dân chủ, chống bất công, bóc lột và chống cường quyền. Cộng sản đã nhiều lần tàn sát và khủng bố nhưng tinh thần dân chúng , nhất là tinh thần các nhà trí thức và văn nghệ sĩ chân chính vẫn cương quyết tranh đãu cho tự do, dân chủ. Họ phải lui bước khi địch mạnh nhưng khi có cơ hi thuận tiện, họ vùng lên tranh đấu. Cứ như thế mãi. Lớp này ngã xuống, lớp khác lại tiến lên cho đến khi thành công.
Những người liên quan đến Nhân Văn, Giai Phẩm, Đất Mới mà bị tù, bị trả thù thì nhiều. Quyển Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc là một sưu tầm các bài báo của những tờ báo trên, nhưng sự sưu tầm này chưa đầy đủ. Chúng tôi dùng tài liệu này thử tạm làm một thư tịch Nhân Văn, Giai Phẩm để trình bày rõ thành tích của những văn nghệ sĩ đã đem xương máu tranh đãu cho tự do:

1. Phan Khôi. Phê bình lãnh đạo văn nghệ( Nghị Luận).GPMT,1.
2. ________. Tìm Ưu điểm ( Truyện). GPMD
3. ________ Ông bình vôi( Truyện).GPMT,1.
4 . _______ Ông Năm Chut( Truyện).Văn 36. 10-1-1958.
6.________. Nắng chiều( Truyện). Viết xong tháng 12-1957.Chưa xuất bản.
7. Trần Dần. Nhất định thắng( thơ). GPMX, 1-1956.
8.________ Hãy đi mãi (thơ). Văn.15-11-1957.
9. bút hiệu khác của Trần Dần. Nói thật ( Thơ)
10. ______ Nhân Văn làm lớn con người (thơ)
11._______ Mt bài thơ chưa có đề(thơ)
12._______ Chú bé làm văn ( Truyện)
13._______ Mâu thuẫn với cả nước( Truyện)
14._______ Lão Rồng( Truyện)
15._______ Anh Cò Lắm ( Truyện)
16. Phùng Quán. Chống tham ô lãng phí (thơ).GPMT,2,10-1956.
17.________ Lời mẹ dặn (thơ) Văn, 21. 27-9-57.
18. Tạ Hữu Thiện. Tôi tìm em. ( thơ). Trăm Hoa, 6-1-1957.
19. Bùi Quang Đoài. Mt câu truyện tình ( Truyện), Đất Mới, 1
20._______ . Chủ nghĩa nhân văn của ông Hoàng Xuân Nhị ( nghị luận) NV4)
21. Minh Hoàng. Đống máy( Truyện,) Văn, 34,27.12.57
22. Phùng Cung. Con ngựa già của chúa Trịnh (Truyện) NV4.
23. Trần Lê Văn. Bức thư gửi mt người bạn cũ. GPMT 1
24. Hoàng Tích Linh. Xem mặt vợ (kịch) NV
25. __________ . Cơm mới (kịch) Văn 16, 17 ngày 13, 30-8-1957.
26 .Nguyễn Tuân. Phở ( tùy bút). Văn, 1&2,10-5& 17-5-57.
27._________ . Phê bình nhất định là khó.Văn,23,14-10-57.
28. Văn Cao. Anh có nghe không (thơ), GPMX,8-10-56
29. _______. Những ngày báo hiệu mùa xuân(thơ). GPMT, 2,10-1956.
30. Trần Duy. Những người khổng lồ( Truyện). GPMT, 2,1956.
31. ______ Thành thật đãu tranh cho tự do dân chủ. NV,4.5-11-56.
32. Hoàng Cầm. Em bé lên sáu tuổi.(thơ). GPMT
33. ________. Tiếng hát ( kịch thơ), Văn, 24,18-10-57.
34. Hữu Loan. Cũng những thằng nịnh hót (thơ), GPMT,2.
35.________. Ln sòng ( Truyện), GPMĐ,I. 12-1956.
36. Sĩ Ngọc. Làm cho hoa nở bốn mùa(nghị luận),GPMD.
37._______ . Bất mãn (Nghị luận). Nhân văn.
38. Chu Ngọc. Chúng ta gắng nuôi con.(kịch), GPMT,3,1956.
39. Như Mai. Thi sĩ máy. ( Truyện). NV, 5,20-11-56.
40. Đào Duy Anh. Muốn phát triển học thuật (nghị luận),GPMT,3,56.
41.Trần Đức Thảo. Ni dung xã hi và hình thức tự do( nghị luận),
GPMD,1, 1956.
42. _______. Nỗ lực phát triển tự do dân chủ.( nghị luận). NV 3,15-10-1956.
43. Nguyễn Mạnh Tường. Qua những sai lầm trong cải cách ruộng đất xây dựng
quan diểm lãnh đạo. NV,4, 5-11-1956.
44. ________. Vừa khóc vừa cười. (tùy bút).GPMT 3, 1956.
Tổng cộng 20 tác giả với 44 tác phẩm.
Ngoài ra những bức hí họa trên các báo Nhân Văn, Giai Phẩm rất đc đáo, và rất có giá trị. Vì cng sản bắt bớ, giam cầm các nhà văn, tịch thu các báo cho nên công cuộc sưu tầm gặp nhiều khó khăn, không thể thu thập đầy đủ tài liệu. Ở đây, chúng ta không thấy có bài của Nguyễn Hữu Đang, Thụy An, Nguyễn Bính, Nguyên Hồng. . . Nếu có đủ tài liệu, công cuộc nghiên cứu của chúng ta sẽ đầy đủ hơn.
Cuộc đãu tranh này và cuộc hạ bệ Staline làm cho cộng sản Việt Nam, nhất là ông Hồ Chí Minh sợ hãi. Do đó ông đã quyết tâm đánh tan các nhà trí thức và văn nghệ sĩ, và sau đó ông tìm cách đẩy Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp ra khỏi những chức vụ quan trọng vì hai người này có thể là những Khrushchev tương lai. Cũng vì lo củng cố địa vị, Hồ Chí Minh bất chấp nguyên tắc dân chủ, tự mình đưa Lê Duẩn, một đàn em mà địa vị còn kém xa nhiều người, ra làm Tổng bí thư, không qua bầu cử hay đồng ý của trung ương đảng, hay bộ chính trị. Mười năm sau, Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ vẫn sợ phong trào xét lại làm mất quyền lợi nên đã gây ra vụ thanh trừng lớn lao, bắt giam Đặng Kim Giang, Vũ Đình Huỳnh, Hoàng Minh Chính, Vũ Thư Hiên. . .
Cộng sản có thể đóng cửa báo chí và sách vở nhưng chúng không tiêu trừ đuợc sự bất bình trong trái tim nhân dân. Cuc tranh đãu vẫn còn đó và những lớp sau sẽ kế tục.
Cuộc tranh đãu của Nhân Văn , Giai Phẩm đã làm cho nhân dân hai miền Nam Bắc thấy rõ bọ mặt thực của cộng sản và chính nghĩa quốc gia. Họ cũng làm cho thế giới hiểu tinh thần bất khuất, tinh thần tranh đãu anh dũng của nhân dân đối với cộng sản, nhất là tinh thần chống cng của những người đã theo cộng ngay trong lòng miền bắc và giữa thủ đô Hà Nội. Các văn sĩ ,thi sĩ đã cho chúng ta những vần thơ tuyệt diệu, đầy hình ảnh, và những câu truyện đầy thú vị và rất xúc đng. Còn những học giả như Đào Duy Anh, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo đã tỏ ra là những người cao cả, có khí tiết của kẻ sĩ. Những bài viết của họ rất thẳng thắn, đầy đủ và trong sáng. Đây là văn chương của trái tim, nối dòng văn chương yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Phan Bội Châu, phong trào Duy Tân, và Đông Kinh Nghĩa Thục, khác xa với văn chương tuyên truyền gượng ép, giả dối của cộng sản.
Cuộc tranh đãu đã cho ta những tác phẩm vô cùng quý giá đã được sáng tạo bằng những tài hoa tuyệt vời và những trái tim bốc lửa cùng với máu và nước mắt.

Trích LICH SỬ VĂN HOC VIÊT NAM
sẽ ấn hành.
  

No comments: