Monday, September 3, 2012

NGUYỄN THIÊN THỤ * NGUYỄN VĂN TRẤN

nguyỄn vĂn trẤn (1914 - 1998 )
Nguyễn Thiên ThỤ

 
Nguyễn Văn Trấn sinh ngày 21 - 3- 1914 quê ở Chợ Đệm, Long An, ngoại hiệu là Bảy Trấn. Năm 1931, ông tốt nghiệp chương trình trung học Pháp sau ra làm báo, năm 1936 theo đảng Cộng sản Đông Dương, trải qua nhiều chức vụ như Bí thư khu bộ miền Nam (1944),

Chỉ huy trưởng Tự Vệ Cuộc (1945). Sau 1954, ông ra tập kết ngoài Bắc, dạy trường Đại Học Nhân Dân Hà Nội (1954), trưởng ban Văn Hóa Giáo Dục đảng (1956), làm việc dưới quyền Tố Hữu và phục vụ nhiều nơi. Ông là nhà chính trị, nhà báo, nhà giáo và cũng là nhà văn, đã viết khoảng 30 quyển sách về văn học và chính trị. Sau 1975, ông trở về Nam, cùng Nguyễn Hộ tuyên bố ra khỏi đảng và chống cộng sản độc tài. Kết cuộc, hai ông bị cộng sản khủng bố. Khoảng 1994, ông âm thầm viết quyển Gửi Cho Mẹ và Quốc Hội , quyển này bị cấm ở trong nuớc, sau của ông được truyền ra hải ngoại, do Văn Nghệ, California xuất bản 1995, dày gần 400 trang, được đồng bào khen ngợi. Đây là một thiên hồi ký chính trị của tác giả mà trong đó ông đề cập đến nhiều vấn đề.Năm 1997, công an đột nhập lấy trộm các bản thảo của ông. Ông mất ngày 1-5-1998 tại Sàigòn, thọ 85 tuổi.
Trong khoảng trăm trang đầu, tác giả viết về tác giả và các người đương thời từng hoạt động trong tháng 8-1945. Trong những trang này, chúng ta thấy ông rất tự hào về thành tích cộng sản của ông. Những trang sau, tác giả trình bày về xã hội miền bắc sau 1954 và những biến cố tại đây. Gửi Cho Mẹ và Quốc Hội là một thiên hồi ký của tác giả, đồng thời là những trang lịch sử sống động của Việt Nam dưới ách cộng sản miền bắc. Tác giả thuật lại những điều tai nghe mắt thấy tại miền bắc, nhất là tại triều đình vua quan nhà Hồ. Trong những sự kiện đó, biến cố đó, chúng ta thấy có những biến cố quan trọng nhất, đó là:
- cải cách ruộng đất
- Nhân Văn Giai Phẩm
- Lê Đức Thọ lấn áp ông Hồ.
- chính sách bần cùng hóa miền nam
- vụ chia chác núi rừng Việt Nam,

1. Cải cách ruộng đất
Đây là một vấn đề quan trọng khiến cho nhiều tài liệu đề cập đến. Nguyễn Văn Trấn cho biết cải cách ruộng đất là một sự sao chép chính sách của Mao Trạch Đông. Một xã có chừng này bần cố thì theo kinh nghiệm Trung Quốc nhất định phải có bằng này địa chủ ( 167). Theo Nguyễn Văn Trấn, Nguyễn Văn Châu, cán bộ khu 5 đã đi học Bắc Kinh về nói: Đấu tố như vậy rốt cuộc được cái gì! Được cái nát tan tình nghĩa làng xóm (169). Bùi Công Trừng nhận định về cải cách ruộng đất như sau:
Cải cách ruộng đất đem lại cho người nông dân Bắc bộ một khoảnh đất con chó nằm còn ló đuôi ra ngoài ( 229).
Nói tóm lại, Nguyễn Văn Trấn cho ta thấy cải cách ruộng đất là một tai họa, một sự phỉnh phờ, nông dân không được ích lợi gì về vật chất và tinh thần, muôn đời họ vẫn phải sống nghèo khổ của đời nô lệ.

2. Nhân Văn Giai Phẩm:
Trước tiên ông luận về đường lối văn học nghệ thuật miền bắc. Những nhận xét của ông sắc bén chưa từng thấy. Ông cho rằng miền bắc theo đường lối ‘hiện thực xã hội chủ nghĩa’, là một thứ văn học dối trá, bắt văn nghệ sĩ phải tô hồng chuốt lục cho chế độ, ai can đảm nói lên sự thật thì bị khủng bố, trừng phạt. Ông viết:
Hiện thực xã hội chủ nghĩa tức là con đường đi lên trong văn học, nghệ thuật. Nghĩa là văn nghệ chỉ được nói lên xã hi thiên đàng vô cùng đẹp, chưa có, chưa bị cướp, áp bức, bóc lột đang diễn ra trước mắt. Rất hiếm những bí thư, chủ nhiệm, thủ kho, cửa hàng tốt, phải nói hầu hết là ăn cắp, thi nhanh ăn cắp, nhưng văn học không được nói thật mà phải dựng lên toàn là những người lý tưởng (275).
Tiếp theo, ông trình bày việc cộng sản đàn áp Nhân Văn, Giai Phẩm và tình hình văn nghệ tại miền bắc. Trong những văn nghệ sĩ và chính trị gia xã hội chủ nghĩa, kể những kẻ đã ra ngoại quốc, chưa ai lên tiếng bênh vực Nhân Văn Giai Phẩm mạnh mẽ và chí tình như ông. Ông cho rằng tình hình thế giới đã ảnh hưởng đến Việt Nam, nhất là những biến cố quan trọng trong thế giới cộng sản lúc này như là Khrutsow tố cáo Staline, Mao đưa ra chiến dịch bách gia tranh minh, cho nên Việt Nam đã nổi dậy chống nhiều thứ trong đó có chống sùng bái cá nhân, chống bất công, chống tham nhũng và chống đàn áp, kìm kẹp. Luật gia Nguyễn Mạnh Tường tố giác cộng sản độc tài:
Từ trước đến nay, ta có thể ví đảng Lao Động như mt cây rất to, lá rườm rà che hết ánh sáng của mặt trời khiến ngay một ngọn cỏ cũng không thể mọc dưới chân nó được (311).
Trên báo Nhân Văn, Nguyễn Hữu Đang đã kêu gọi đảng và nhà nuớc phải chú trọng đến vấn đề pháp trị, và ông phê phán tòa án cộng sản bằng những lời thẳng thắn:
Tòa án là một tòa án tha hồ tùy tiện còn hơn tôn giáo pháp đình của giáo hội Trung cổ. Muốn bắt ai thì bắt, muốn xử ai thì xử, bịa ra luật nặng nhẹ tha hồ để xử (274).
Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm ra đời 1955, nhưng mãi đến 1956, Mao Trạch Đông mới phát động ‘ bách hoa tề phong, bách gia tranh minh’. Tuy ra sau nhưng nó có tác dụng trở lại đối với Việt Nam,và Việt Nam bắt chước Trung Quốc triệt hạ Nhân Văn Giai Phẩm năm 1957
Ông hóm hỉnh thuật lại câu chuyện Trường Chinh tiếp xúc báo chí. Một nhà báo hỏi Trường Chinh:
- Như vậy là cách mạng đã cấm tự do ngôn luận?
Ông Trường Chinh sửng sốt:
- Anh nói sao? Các anh được tha hồ tự do chửi đế quốc đó thôi! (275)
Nguyễn Văn Trấn đã viết về các nhân vật trong Nhân Văn, Giai Phẩm khá đầy đủ. Ông viết về Nguyễn Hữu Đang như sau:
Nguyễn Hữu Đang linh hồn của hội Truyền Bá Quốc Ngữ cùng với Nguyễn Văn Tố hoạt động cho Mặt trận Văn Hóa Cứu Quốc. Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi đều do Đang tổ chức. Đang là trưởng ban tổ chức lễ tuyên ngôn độc lập, bộ trưởng Thanh niên khi rút khỏi Hà Nội. Vào Thanh Hóa, Tổng Thanh Tra Bình Dân Học vụ 1954, mời nhận bộ trưởng, sinh hoạt đảng nhưng từ chối. Đang nói: Nội bộ thiếu dân chủ trầm trọng, mình bây giờ chỉ một mình một đảng (278).
Nguyễn Hữu Đang khước từ vinh hoa phú quý do cộng sản chiêu dụ, ông sống bằng bàn tay lao động của ông như là trình bày bìa cho tờ Văn Nghệ, rồi ra làm tờ Nhân Văn. Kết thúc Nhân Văn, ông bị tuyên án 17 năm tù nhưng được bảy năm thì hội Quốc Tế Nhân Quyền can thiệp nên ông được thả ra. Phùng Cung bị giam bảy năm vì bài Con ngựa già Chúa Trịnh. Vũ Duy Lân cho Hữu Đang chiếc áo len cũng bị tù bảy năm. Trần Dần bị tù, Hữu Đang đi lượm bao thuốc lá để đổi lấy cóc nhái của đám con nít. Hữu Loan đi thiến heo, Trân Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường sống cuộc sống bị bạc đãi, bị tuyệt thông (280- 282).
Nguyễn Văn Trấn ca ngợi Trần Dần và Nguyễn Hữu Đang bằng những lời chân thành :
Trần Dần chỉ là hậu thân của của những ngườI đã viết Vạn Ngôn thư, Thất Trảm thư,. . . cũng như vấn đề pháp trị của Nguyễn Hữu Đang. Vấn đề văn học mà Trần Dần đòi xét lại cách đây hơn 30 năm hiện giờ vẫn đang rất là thời sự. Cái tai họa lớn nhất hiện giờ vẫn là khuyến khích tô hồng,đề cao con người giả, việc giả, hàng giả. . . . Những người thấy trước tai họa muốn ngăn chận tệ nạn tô hồng thì bị gán ngay cho cái tội bôi đen.
Đáng lẽ những người như Nguyễn Hữu Đang và Trần Dần phải được một giải thưởng quốc gia, một cái giải vinh quang là đã đưa ra được giải pháp cứu nguy cho dân tc. Nhưng trái lại, họ bị vu oan giá họa, đặt lên đầu họ cái án gọi là án Nhân Văn ( 277).
Bàn về sự ra đời của Nhân Văn, Giai Phẩm, Nguyễn Văn Trấn nói rằng họ không chống đối chính phủ, họ theo lời kêu gọi của đảng ‘nót thật, nói thẳng, nói hết’. . Ông cho rằng chính đảng đã khuyến khích các văn nghệ sĩ phê bình xây dựng. (Nguyễn Văn Linh sau này cũng bắt chước Hồ Chí Minh kêu gọi ‘nói thẳng, nói thật, nói hết’ . Ông dẫn lời Hữu Loan:
‘Khẩu hiệu nói thẳng, nói thật, nói hết ’để xây dựng đảng, không những nói mồm mà còn viết lên các báo. Không những viết lên các báo nhà nuớc mà còn khuyến khích mở báo tư nhân để viết. Vì vậy mới có Nhân Văn Giai Phẩm của chúng tôi và Trăm Hoa của Nguyễn Bính (273)
Nguyễn Văn Trấn viết:
Thực ra Nhân Văn hưởng ứng lời đảng gọi ‘ nói thật, nói thẳng, nói hết’ để xây dựng đảng và chỉ đãu tranh cho tự do báo chí, tự do ngôn luận mong thực hiện tự do bầu cử và quốc hội, vào chính phủ, chỉ cần thực hiện thật sự dân chủ nội dung cũng đã là lý tưỏng rồi (277).
Ngày nay, đảng cộng sản Việt Nam vẫn đàn áp tự do ngôn luận tuy rằng họ đã bớt khắt khe hơn trước. Nguyễn Văn Trấn viết về tình hình văn nghệ thời Nhân Văn Giai Phẩm và ngày nay như sau:
Hiện nay báo Văn Nghệ cũng đang làm các việc như Nhân Văn ngày xưa làm, cũng do được kêu gọi, được giao trách nhiệm, Nguyên Ngọc mới dám làm, và báo Văn Nghệ cũng đang bị khép tội là mắc những lệch lạc quan trọng.
Có điều khác là Nhân Văn ngày xưa đơn độc, khi bị đánh không ai dám bênh, cứ ngậm miệng, cúi đầu mà mang án. Còn bây giờ thì hoàn cảnh trong nước và ngoài nước đã khác, không thể đóng cửa mãi mãi trên những sai lầm vô định. Khi Nguyên Ngọc bị đánh, đã có báo chí khắp nơi lên tiếng, những bản kiến nghị đang tiếp tục gủi về (277).
Đảng đã đàn áp Nhân Văn, Giai Phẩm, và đã gây ra biết bao tai họa cho dân tộc, Nguyễn Văn Trấn viết:
Một lái xe chân chết người, muốn sửa sai không được, anh phải đi tù, phải tước bằng. Anh bác sĩ chữa bệnh làm chết người cũng thế, phải tước bằng và phải đi tù. Đấy là những người làm chết ít người. Còn những người cầm vận mệnh của cả nước đã làm cho đồng bạc mất giá hàng vạn lần, làm cho hầu hết công trường, xí nghiệp phá sản, cho 90% con cái gia đình thành lưu manh, cho 50% trẻ em mất dinh dưỡng, còn giết oan bao nhiểu người có tài đức, còn phá phách bao nhiêu công trình văn hóa lịch sử. Những con dun bị đạp gào lên: sai rồi! Thì họ rất bình tĩnh trả lời: sai thì sửa! hoặc bất đắc dĩ phải sửa thì không biết sửa chân thành. Họ vẫn núp dưới lá cờ đảng để đi từ sai lầm tày trời này đến sai lầm tày trời khác (281).

3. Lê Đức Thọ lấn áp ông Hồ
Bùi công Trừng thuật lại diễn tiến của đại hi 9 của ban chấp hành trung ương đảng khóa 4 cuối 1963, trong đó ông Hồ thất thế, bị vây cánh Lê Đức Thọ kềm tỏa:
Cái thằng Lê Đức Thọ trước giờ họp nó đi đi lại lại trong phòng, như thể đội trưởng một tổ pháo đi kiểm tra đốc thúc pháo binh chuẩn bị. Nó không hút thuốc, nhưng hôm nay nó cầm lon thuốc Đại tiền môn ở tay này, tay kia cầm bật lửa thứ như chày giã gạo. Nó đi lựa mặt mà chìa lon. Nguyễn Khánh Toàn tay ăn hút thuốc lá Trung quốc như lân thấy pháo. Nó mở hộp lấy một điếu ngậm rồi chìa mồm ra. Thằng Thọ đánh bật lửa một cái ‘bang’. Đứng xa thấy thằngToàn gật đầu. Thọ đi đến chỗ thằng Huy, ce petit - thằng nhỏ này bợ hộp thuốc. Lê Đức Thọ cũng dánh bật lửa một cái ‘bang’. Thằng Huy khoát mồi lửa, chưa đốt thuốc, có lẽ nó đang còn tìm lời văn ‘ mao nhiều’. Ở một góc phòng, thằng Hà Huy Giáp đứng, Lê Đức Thọ tới, nói cái gì, thằng Giáp nghiêm sắc mặt, gật gật đầu.
Ba vị ấy được Lê Đức Thọ coi là ba tay có lý luận và mời - biểu- lên tiếng. Mà trời ơi, dưới triều đại Hồ Chí Minh ai được Lê Đức Thọ để ý, có cảm tình là má thằng đó đẻ ra nó đêm rằm tháng bảy.
T ao nói cho mày nghe nha, Bùi Công Trừng nói tiếp, về chuyện lão Hồ Chí Minh. Tao nghe thằng Thọ đang âm mưu lật đổ ông già và lấy Nguyễn Chí Thanh thay. Ông lão chỉ còn làm người chuyên nghiên cứu lý luận Mác Lê Nin. Chuyện nước giao Nguyễn Chí Thanh. Việc đảng statuque Lê Duẩn. Cái thằng tự nhiên lại muốn làm Khổng tử này, khó lật đổ nó lắm. Vì nó có công trạng ở Nam Bộ, và mấy bà má ôm nó chum chủm trong lòng. Mày coi, coi có tội nghiệp không. Đồng chí Hồ Chí Minh muôn vàn kính mến của chúng ta bận đồ lụa gụ, chủ trì hội nghị, mà quay mặt ra sân. Có lỗ tai tự nhiên phải hứng lấy những lời công kích mạt sát Liên Xô. Khi chướng tai quá quay vô, đưa tay để nói, thì thằng Thọ lễ phép bắc lại:
‘ Bác hãy để cho anh em người ta nói đã mà!’
Tao đếm lão Hồ đưa tay mấy lần, lần nào thằng Thọ cũng kịp ngăn. Cuối cùng ông già cũng cho hội nghị nghe ông nói ca dao bằng tiếng khóc:
Khi thương trái ấu cũng tròn
Khi ghét bồ hòn cũng méo.
Và ông nói xụi lơ:
Thấy lợi, người ta cho tên lửa vô, thấy bất lợi, người ta rút ra. Có chi mà!
Bùi Công Trừng nói với tôi như vậy. Còn Ung Văn Khiêm kể:
Trước khi vào hội nghị, tao có tranh thủ nói riêng với ông cụ là tao sẽ không đưa ra cái nháp bản tuyên bố chung của tao và Novotny cho ông cụ yên tâm. Vì trong bản thảo ấy, ông cụ có thêm mấy chỗ, còn nguyên từng chữ của Mr. Ho Chi Minh rành rành. Tao nghĩ bản thảo ấy đưa ra không phân bua gì cho tao mà chỉ làm thớt cho Sáu Thọ băm ông cụ.
Và mày coi, thằng thủ trưởng khoa giáo của mày ( Tố Hữu) khi tao đứng tại chỗ phát biểu ý kiến, thằng Huy đi ngang qua, nó phun nước miếng vào đoạn tao nói chủ trương hòa bình là trung thành với Lê Nin. Tao mỉn cười bụng nói: A! Thằng nhỏ, mày dám đái đầu ông Xá!’
Hội nghị 9 này có thông qua cái nghị quyết 9 và mấy anh nói là cũng trên 10 ủy viên trung ương không bỏ thăm.
Anh Khiêm lộ bí mật:
- Tao hỏi mí ông cụ có bỏ thăm không. Ông cụ làm thinh. Nghị quyết khai trừ 4 tên: Ung văn Khiêm, Nguyễn Văn Vinh, Bùi Công Trừng, Lê Liêm (329).

5. Chính sách kìm kẹp kinh tế miền nam
Nguyễn Văn Trấn tố cáo Võ Nguyên Giáp chủ trương ngăn chận đà phát triển kinh tế miền nam. Võ Nguyên Giáp không cho kinh tế miền nam lên mạnh mà miền bắc và miền trung tụt lại sau. Ông viết rằng: chính sách này dùng nhiều biện pháp làm rối loạn nền kinh tế và khiến cho nó trì trệ và làm được việc mà đàng ngoài mong ước, miền nam nghèo đi để đuổi kịp miền bắc ( 235).
5. Cộng sản phá hoại núi rừng
Nguyễn Văn Trấn là người duy nhất tố cáo bọn cộng sản đầu sõ cướp đoạt tài sản quốc gia. Chúng phá hoại núi rừng để bán gỗ cho ngoại quốc lấy tiền bỏ túi. Bùi Công Trừng đã nói với Nguyễn Văn Trấn như sau:
Chúng nó cũng mấy thằng ấy, cũng những chính sách ấy, cai trị 17 triệu dân thì dân đã nghèo sát đất, không đầy 15 năm, hai cái rừng Việt Bắc và Tây Bắc bị cạo trọc lóc. Bây giờ ở miền nam,, cũng đào kép ấy( même acteurs), hải kịch ấy (même comédie) chưa chi đã giành đất Ban Mê Thuột, của Đà Lạt và Sông Bé thì chúng nó sẽ đua với miền bắc 15 năm, miền nam chỉ cần ba năm thì cũng trơn lu như mu bà bóng cho mày coi (230).

Hồi ký của Nguyễn Văn Trấn rất có giá trị về lịch sử và văn chương. Những tài liệu ông trình bày là những tài liệu quan trọng. Có những tài liệu chưa ai nói đến mà ông là người đầu tiên đưa ra ánh sáng. Những người khác viết hồi ký là để nói về cá nhân, còn ông viết là vì tổ quốc, là để tố cáo tội ác của cộng sản trước quốc dân, đồng bào. Những lời phê phán của ông rất mạnh mẽ và rất đúng. Ngòì bút của ông rất sắc bén và lập trường của ông dứt khoát. Ông là người trung trực và can đảm. Ông tiêu biểu cho lớp trí thức miền nam ngay thẳng, thành thực và yêu nước. Nghệ thuật kể chuyện của ông rất vững vàng, lời văn tự nhiên, thuần túy văn phong miền nam, rất thú vị, và rất đáng yêu.









No comments: