Sunday, September 2, 2012

GS. NGUYỄN CAO HÁCH * SUY NGHĨ VỀ NAM HÀN

Viewing the case of South Korea, how will VN rethink its miserable position?
Prof. Hach Cao Nguyen


More than three dacades ago, the writer (former Dean of the Faculty of Law, University of Saigon) had a chance to visit South Korea. At the time, South Korea's major development plan just began to be implemented. The then Korean economy lacked everything: Materials and energies, all had to be imported. And more: they had problems with mobilizing capital for investing in equipment and plants.

Initial impediments were massive, but only after some three decades of great efforts, South Korea's development has been so successful. Annually, the U.N. publishs lots of statistical documents, of which, economic statistics are important. U.N. members are placed in a list according to their per capita income. This is an average figure to imply that income distribution is in equality. In reality, no country has such a kind of equality in income distribution.
Top of the list are many Western countries. Bottom are the tropical African states. Vietnam is close to the bottom, which is among the poorest nations in the world.
Many overseas Vietnamese made trips to Vietnam and insisted that in the big cities, luxurious cars lined up on streets. Why could we say that Vietnam is poor? That remark is interesting; but we need to remember that we are talking about average income: As Vietnam's per capita income is very low, inequality distribution makes it more disastrous for the poorest components who contain the majority of the population.
Let's return to South Korea: In the per capita income list of countries, South Korea today surpassed many European countries. That is a point we need to pay attention to.
The case of South Korea proves that a nation needs only three or four decades of development to reach to a state called self-sustained growth and prosperity. That span of time is insignificant toward the long history of a nation.
Statistics used to refer a period of 30 years to each generation.
Should a Vietnamese generation know how to make great efforts and sacrifices, to successfully adopt an optimal development strategy in the course of fierce competition globally; to restraint self-interests among the leaders and cadres; to satisfy the people's aspirations; and especially to place the nation interests above the rulers' interests... If such shoulds had been materialized, then the people of Vietnam surely wouldn't be disgraceful as we are today, when we compared ourselves with the people of South Korea.
During the time between 1953 and 2002, North Korea and South Korea never went to war. Both the two are still competing with each other, but not in arms race for war. North Korea apllied Marxist Leninist doctrine with a view that it is a key to bring the nation to glory. South Korea denied Marxist Leninism, but didn't find ways to rig the North off. On the contrary, South Korea followed the model of democratic and free market development. The first thing is the people's demands for food and clothing have to be met before a period of productivity and progress could start.
Where is capital for investment?
We have two major international sources: The World Bank and IMF. If more capital is needed, one may rely on the Asian Development Bank.The initial condition for getting a loan from those institutions is the government has to put forward a solid plan to prove the needs and the capability of the government to implement the project in a reliable and effective manner. The conditions are not quite difficult but for a corruptive and ineffective government, they become a barrier to be qualified. For those governments which always lie to the people as well as to foreigners, for the situation that international loans were not allocated adequately to the project(s), instead, fell into the pockets of the corrupt leaders. Don't think that the international finance institutions are composed of all naive officials who believe in the corrupt leaders easily; as these leaders might have thought that they were successfully cheating their own people -- the Vietnamese. If the leaders of Vietnam were all in that category, don't discuss such things as nation development.
Returning to the case of South Korea: The South Koreans today may be up to 10 times more prosperous than their last generation's living standard.
Why have they rapidly developed?
The first condition is the leaders must not consider their people in the other side as enemies and run into war for killing one another. The hatred and killing one another destroy all development plans and direct cadres' attention to killing compatriots.
The second condition is the leaders need to have good visions, which means they have to place the nation's development path in line with the advancing path of humankind, to avoid certain individuals' schemes and ambitions to obstruct the progressive wheel of history.
The third condition is the goodwill and devotion of the authorities in their positions, in addition to their capability, to ensure the foreign investors' confidence to funnel their funds to invest in various important projects. That is the necessary condition to move the economy into what is called "taking-off into self-sustained growth".
The South Korean economy has been very prosperous for years. In the meantime, North Korea has continually fallen into starvation. The President of the Republic of Korea (South Korea) put forward a move to reunify the North and the South to share the prosperity of the South with their compatriots in the North. They are advancing in that direction.
How will Vietnam think of its case?



 VNI
Trông người lại ngẫm đến ta
GS NGUYỄN CAO HÁCH
Một người thân ở VN vừa gửi cho tôi một bức ảnh chụp đền thờ Lý Bát Đế cực đẹp, và kể chuyện là một số du khách Đại Hàn đã tới làm lễ tại Đền và đã xưng là hậu duệ xa xôi của tổ tiên người Việt ngày xưa, đã di cư sang Đại Hàn ước ngàn năm trước đây, khi vua Nhà Lý thoái vị để nhường ngôi cho Nhà Trần.
Kẻ viết mấy giòng này đã may mắn được sang thăm Đại Hàn khoảng hơn ba chục năm trước đây. Lúc đó, kinh tế Đại Hàn hãy còn gắn với nông nghiệp. Một kế hoạch phát triển bắt đầu được thi hành, - nhưng vẫn còn trong thời kỳ phôi thai -, vì Đại Hàn thiếu mọi thứ nguyên liệu, và ngay nhiên liệu cũng phải nhập cảng.
Phải nhập cảng đủ thứ: nguyên liệu kỹ nghệ, nhiên liệu cần nhất là dầu hỏa. Lấy đâu ra nhiều vốn (tất nhiên phải bằng ngoại tệ mạnh) để đầu tư và nhập cảng các máy móc và trang bị cần thiết?
Khó khăn nguyên thủy thì rất nhiều, nhưng chỉ chừng ba chục năm cần cù, ngày nay xứ Đại Hàn đã tiến bộ cực mau. Liên Hiệp Quốc mỗi năm xuất bản rất nhiều tài liệu thống kê, trong đó thống kê kinh tế chiếm phần quan trọng. Các xứ hội viên được xếp hàng thứ tự theo lợi tức trung bình đồng niên của các xứ. Xin để ý rằng đó là lợi tức trung bình, tính bằng cách chia tổng số lợi tức quốc gia cho tổng số dân chúng. Lối tính đó mặc nhiên hàm ngụ một lối phân phối cực kỳ bình đẳng, mặc dù trong thực tế, không có xứ nào ngày nay lại bình đẳng tuyệt đối đến như thế.
Đứng đầu sổ là các xứ Âu Mỹ. Đứng chót sổ là các xứ nhiệt đới Phi Châu. Việt Nam gần áp chót, nghiã là dân Việt là một trong những dân nghèo khổ nhất thế giới.
Nhiều người Việt Hải Ngoại đã về du lịch VN và nhấn mạnh rằng tại các đô thị lớn, xe hơi lộng lẫy nối đuôi nhau ngoài phố. Vậy sao lại bảo là VN nghèo? Nhận xét đó rất hay, nhưng xin nhớ là chúng ta đang nói chuyện về lợi tức trung bình, - nghiã là nếu có những người ăn chơi xa xĩ (ai cũng biết phần đông là cán bộ) thì lại càng cực kỳ nhiều những người dân Việt đói rã họng (vì lợi tức đầu người trung bình của VN đã hết sức thấp rồi, - khoảng ba trăm mấy chục đô/năm - cộng thêm sự chênh lệch lợi tức cùng cực giữa kẻ có với người không).
Hãy trở lại Đại Hàn. Trong bảng xếp loại lợi tức trung bình, Đại Hàn ngày nay đã vượt xa nhiều xứ của người da trắng Âu Châu.
Đó là một điểm ta cần phải hết sức chú ý.
Vì trường hợp Đại Hàn chứng tỏ rõ ràng là chỉ cần khoảng ba chục năm phát triển là một dân tộc có thể vượt một đoạn đường xa để đến giai đoạn thịnh vượng và tự lực tự cường đối với thế giới. Mà ba chục năm thì có gì đáng kể đối với lịch sử dài dặc của cả một dân tộc?
Các thống kê thường tính mỗi thế hệ khoảng ba chục năm.
Vậy nếu một thế hệ VN biết cố gắng; biết hy sinh cho dân tộc; biết theo đúng đường lối tối hảo trong cuộc tranh đua sôi động của nhân loại; biết hạn chế lòng tự kỷ quá lớn của mình nếu hiện nay mình cầm quyền sinh sát đối với kẻ khác; biết theo ý nguyện của dân; và nhất là biết đặt quyền lợi chung của cả nước lên trên tham lam tự kỷ... Nếu biết như thế thì dân tộc VN đâu có đớn hèn hay đần độn hơn dân tộc Đại Hàn?
Trong suốt khoảng thời gian 1953 đến 2002, Bắc Hàn và Nam Hàn không hề gây chiến tranh với nhau. Hai bên vẫn thi đua, nhưng không phải là thi đua vũ khí để tàn sát.
Bắc Hàn ráng áp dụng lý thuyết Mác Lê vì tin tưởng rằng đó là một chià khóa nhiệm màu đưa dân tộc đến chổ vinh quang.
Nam Hàn không Mác Lê, nhưng cũng không tìm cách phá phách Bắc Hàn. Trái lại Nam Hàn theo đường lối phát triển dân chủ tự do. Vấn đề đầu tiên là dân phải được ăn no mặc ấm thì mới bắt đầu thời kỳ tiến bộ, có năng suất cao được.
Vốn đầu tư ở đâu ra? Nào có khó gì? Tren bình diện chung, có ít nhất hai cơ quan tài chánh hỗ trợ bằng cách cho vay nhẹ lãi: đó là Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) và Qũy Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund). Nếu hai cơ quan đó tài trợ vẫn chưa đủ thì vay Ngân Hàng Phát Triển A0Châu (Asian Development Bank).
Điều kiện chính là muốn vay nhiều vốn để đầu tư thì phải trình bày một kế hoạch đàng hoàng để chứng tỏ rằng chính phủ mình có đủ khả năng và đáng tin cậy. Các điều kiện đó đâu có gì là quá khó khăn?
Nếu một chính phủ chuyên môn đục khoét công qũy để ăn cắp về làm của riêng, - nếu một chính phủ chuyên môn đặt điều nói sai sự thực đối với dân cũng như đối với ngoại quốc, - nếu tiền vay tại các cơ quan nói trên đây lại mau chóng lọt vào túi riêng của các nhà cầm quyền bản xứ, - thì chớ quá vội tin là nhân viên các cơ quan tài trợ quốc tế toàn là một bọn ngây thơ ngốc nghếch "mình nói sao nó tin vậy", - vì ngay dân Việt mà mình cũng bịp dễ như chơi, - nếu toàn một hạng như thế cả, thì xin thôi, đừng nói chi chuyện nước non xứ sở.
Trở lại Đại Hàn, ngày nay dân họ giàu có gấp 10 lần so với mức sống trước đây một thế hệ .
Tại sao họ tiến mau qúa vậy?
Điều kiện thứ nhất là không thù ghét và chém giết lẫn nhau.
Xét riêng về mặt phát triển kinh tế, sự thù ghét và chém giết lẫn nhau cực kỳ bất lợi vì nó phá tan mọi kế hoạch và kéo sự tập trung tư tưởng và ý chí của cán bộ vào việc sát hại người đồng hương.
Điều kiện thứ hai là phải có nhỡn quang bao quát toàn diện, nghiã là đặt đường tiến của dân tộc mình vào hướng tiến của toàn thể nhân loại, tránh những mưu đồ riêng tây, nó chỉ làm trở ngại bánh xe tiến hóa của lịch sử.
Điều kiện thứ ba là người cầm quyền phải tỏ ra là người có thiện chí và tận tâmvới chức vụ, lại đủ khả năng để trông rõ những bước nào phải đi. Có thế thì tư bản ngoại quốc mới tin cậy và bỏ vốn vào đầu tư. Đó là điểm tối cần để tiến tới giai đoạn gọi là phát triển tự lực tự cường (take-off into self-sustained growth).
Bắc Hàn và Nam Hàn lý tưởng chính trị khác nhau, nhưng không phải vì thế mà họ mở chiến tranh phá hoại và giết lẫn nhau. Bắc Hàn tôn thờ chủ nghiã Mác Lê, nhưng cũng không vì thế mà đốt phá và hũy hoại mọi kế hoạch phát triển của Nam Hàn.
Ta hãy trở lại danh từ Đại Hàn để chỉ nước Nam Hàn (South Korea). Trong lúc Đại Hàn đang tưng bừng thịnh vượng thì tại Bắc Hàn nạn đói và chết vì đói đang lan tràn. Tổng Thống Đại Hàn liền hội họp với Chủ Tịch Bắc Hàn để sửa soạn con đường thống nhất quốc gia, - nghiã là Miền Nam tự nguyện chia xẻ sự giàu có với các đồng bào Bắc Hàn Mác Lê đang đói khổ. Con đường thống nhất và thịnh vượng đang mở ra cho Bắc Hàn Cộng Sản: nhiều bước đang được tiến hành (thể thao, thăm viếng du lịch, con đường xe lửa thống nhất nối liền hai bán đảo, hội nghị hai bên v.v.)
Còn Việt Nam thì sao?



No comments: