Wednesday, September 5, 2012

NGUYỄN THIÊN THỤ * AN KHÊ & TRẦN VĂN AN

an khê và trần văn ân
Nguyễn Thiên Thụ


Trong khi đa số nhà văn hải ngoại viết về nhà tù cộng sản, một số ít viết về nhà tù thời Pháp thuộc. Đó là trưòng hợp các nhà cách mạng lão thành đã bị Pháp giam giữ như An Khê và Trần Văn Ân.
An Khê sau khi sang Pháp đã viết hồi ký về những ngày tháng trong nhà tù của Pháp tại Sài gòn và Côn Đảo. Đó là cuốn Từ Khám Lớn Tới Côn Đảo do Làng Văn Canada xuất bản năm 1992. Sách dày 223 trang, chia làm hai phần. Phần đầu là hồi ký của An Khê, phần sau là hồi ký của Trần Văn Ân, nhan đề Khám Lớn Sài Gòn Trong ThờI Ngồi Tù của Trần Văn Ân (1941) viết xong ngày 10-6-1991.
Trước đây, Nguyễn An Ninh đã viết Ngồi Tù Khám Lớn , nay An Khê và Trần Văn Ân cũng viết về nhà tù này. Tác phẩm này tố cáo những hành vi tàn ác của thực dân Pháp tại Khám Lớn và tại Côn Đảo. An Khê gọi Khám Lớn ‘ là nấm mồ kín đáo bao lấp biết bao cơ man uất hận của hàng vạn con người mang thân chim lồng cá chậu, trong thời kỳ đô hộ suốt 80 năm của thực dân Pháp (36)..
Theo An Khê, nhà tù này chứa khoảng 3000, gồm thường phạm và chính trị phạm. Ngày 8-3-1953, thủ tướng Nguyễn Văn Tâm đã cầm cuốc phá viên gạch đầu tiên của Khám Lớn để ngày 3-7-1956 xây dựng thư viện quốc gia.
An Khê là một chiến sĩ thuc đảng phái cách mạng quốc gia, bị bắt năm 1941 vì tội hoạt động chống Pháp sau bị đày ra Côn Đảo, đến 1945 thì được trở về gia đình. Trước tiên, ông bị giam tại bót Catina, sau bị đưa về Khám Lớn.
Bót Catinat, nơi chuyên dùng điều tra can phạm, nơi chứa đựng tội ác của lũ cầm quyền, cũng là địa ngục.
Bị chuyển từ địa ngục này sang địa ngục khác mà chúng tôi mùng như được tái sinh. Một là vì đuợc chỗ ở rộng
rãi hơn, khỏi phải cảnh ngột ngạt, ép mắm trong những phòng giam nhỏ, đứng ngồi cả trên đồ phóng uế, nửa
đêm thỉnh thoảng lại nghe kêu ơi ới:’ Bác khám ơi, có một thằng chết rồi đây(37).
Đệ nhất hung thần là lão Bazin. An Khê tả việc Bazin đánh đập võ sĩ Tạ Bá Tòng:
Một tên lính kín cầm một khúc tầm vông, loại tre ruột gần như đặc và cứng rắn không thua gỗ, đập thẳng cánh
vào đầu nạn nhân. Đập vừa giập khúc tầm vông ấy, gã thay đổi khúc tầm vông khác.Tên cò Bazin bỉu môi, bảo:
‘ Làm cho gọn, dơ quá vậy!’ Gã lính kín càng giáng mạnh tay hơn, quát:’ Hứng vô quần, mầy!’ Nạn nhân khép
đầu vào vai, cho máu đổ tuôn xuống chiếc quần đùi đã ướt dẫm máu (41).
Tại Khám lớn, một tên lại ngục có quốc tịch Pháp là Paul Hiền nổi danh tàn ác. An Khê viết về tên này:
Paul Hiền hành hạ chúng tôi, bắt ngồi trần truồng trước gió chiều rét lạnh một lúc rồi mới điểm danh bằng lối đọc
thoáng nhanh như gió:’ Băm hai mười tám. . . băm hai mười chín. .. băm hai hăm mốt. . .Con c! ĐM. cố tổ nhà
bây coí nghe tao đọc tên không?. . . Trong nhóm thanh niên có một anh nọ còn trẻ tuổi, ốm nhom, không hiểu
tội gì, bị bắt từ bao lâu mà còn mang bịnh lậu. Paul Hiền giận cá chém thớt, bỏ chúng tôi xốc lại bên anh trai nọ,
xỉa xói:’ Đ.M.! Ở tù còn bày đặt chơi bời. Ham đ. đĩ cho mang bệnh lậu nơi đầu thằng cha mầy đây hả? Chơi dĩ
sướng lắm hả? Tao cho mày sướng luôn!’ Hắn vừa nói vừa dòm dáo dác rồi chạy lại bên thùng rác nhặt một vỏ
bao thuốc lá. Hắn cầm vỏ bao thuốc quệt vào nơi chảy mủ của anh trai tội nghiệp nọ mà trét vào hai mắt anh ta!
Hành động tàn nhẫn vô nhân đạo của tên lại ngục dân tây nọ khiến chúng tôi trông thấy mà sửng sốt và hãi hùng
(46).
An Khê cho ta thấy pháp luật đôi khi sai lầm, phạt oan, giam oan như ba cha con người thợ rèn vì rèn poignard cho lính Nhật . Mãy người lính này dùng dao đâm lộn với cảnh sát Sài gòn. Mãy anh này bị bắt, khai ra ông thợ rèn làm dao. Ba cha con ông thợ rèn bị bắt về tội chế vũ khí ám sát nhân viên công lực (65).
Trong khi tố cáo tội ác của thực dân Pháp, An Khê cũng tố cáo tội ác của cộng sản. Mặc dù cùng là tù nhân, nhưng bọn cộng sản nham hiểm bí mật hoặc công khai tiếp tay với thực dân Pháp để đày ải, hoặc giết hại những đảng phái quốc gia không theo chúng. Nói rõ hơn, cộng sản mưọn tay Pháp thủ tiêu đảng phái quốc gia để sau này chúng không còn đối thủ. tiện bề thực thi chính sách độc tài đảng trị. Ngay trong tù, thái độ của tù cộng sản và tù quốc gia, sư cộng sản và sư quốc gia khác nhau. Sư Thiện Chiếu là cộng sản được tiếp tế nhiều nhưng không bố thí cho các anh em bạn tù. Sư lại chỉ trích việc anh em tù nhặt thuốc lá. Sư Thiên Chiếu và Tâm Chiếu lập trường quốc cộng khác nhau, và tính tình cũng khác nhau. Sư Tâm Chiếu cười khẩy:
Đạo huynh không nhặt tàn thuốc lá vì đại huynh ôm kè kè bịch thuốc lá và gói quà căng tin bên người, có cho
ai chút gì đâu? Cả khám không thuốc hút, một mình đạo huynh nằm gác tréo chân hút thuốc phì phà, làm dân
ghiền ngáp trật quai hàm! Trong khám có người nứt lở mình mẩy chân tay, không ăn được đồ biển, đạo huynh
có thịt chà bông, có tóp mỡ, có đường tán. . . đạo huynh có cho ai chút nào? Đạo huynh xưng là tiến bộ, là
cộng sản, sao còn bo bo vật tư riêng? (129)
An Khê viết rất nhiều về hành vi và thủ đoạn của những người tù cộng sản. Trước kia khi ở trong Khám Lớn, bọn chúng đã bao phen ngồi liên hoan với chúng tôi. để cổ võ chiêu bài chúng đưa ra : Quốc Cộng liên minh! Ngưòi quốc gia và cộng sản phải liên kết chặt chẽ, cùng sát cánh nhau để cứu nước. Ôi tình đồng chí, đồng tù mặn nồng, thắm thiết biêt bao! Chúng phải làm thế vì ở Khám Lớn, phe cộng là thiều số. Nhưng khi ra Côn đảo, họ đông hơn, có thế lực núp bóng cai tù, nên trở mặt, bảo: Trên đảo chỉ cò màu đỏ, không màu vàng. Người quốc gia muốn yên thân trả nợ tù, phải nhum đỏ! Không cộng sản tức là kẻ thù, không có khác, cũng không được lưng chứng!. . . (141).
Chính bọn cộng sản cũng mưu hại An Khê song người Nhật đã đến kịp thời cứu ông (140-142).
Trong Khám Lớn Sài gòn Trong Thời Ngồi Tù của Trần Văn Ân(1941), Trần Văn Ân cũng nói rõ việc Cộng sản đã hành hạ , đầu độc Nguyễn An Ninh ở Côn đảo. Ông Ninh ở tù bị bọn cộng sản cô lập, không cạo tóc cho, không cho ai nói chuyện với ông, giúp đỡ ông một việc cỏn con nào. Ông Ninh bị thủng, phải nằm khám nhà thương. Chúng không cho thuốc, lại giả làm tù mới ở đất liền ra phao đồn vợ ông Ninh không còn ở phụng dưỡng cha nữa. Ông Ninh rất có hiếu với cha, nghe kể thế rất đau buồn. Chúng lại bảo bịnh ông muốn khỏi, nên ăn gan con vích sống hay uống máu vích thì chóng khỏi. Chúng đem gan vích và máu vích cho ông,ông dùng xong thì mất (165).
Ông cũng kể cho chúng ta biết cộng sản âm mưu đầu độc tù nhân quốc gia bằng cách xúi dục người ‘pha nước bẩn vào nước uống, bỏ cát, xác ruồi vào cơm và thức ăn’ (219).
Trần Văn Ân cũng nhắc đến việc Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trấn giết Bùi Quang Chiêu( bác của bà Trần Văn Văn, và cậu của Luật sư Dương Văn Giáo) khoảng tháng 9-1945 ở Tân An, và luật sư Dương Văn Giáo là mt nhà cách mạng, bạn của Nguyễn Thế Truyền, cùng lãnh tụ Cao Đài Lê Kim Ty và mấy chục lãnh tụ đệ tứ nơi sông Lòng Sông gần Phan Thiết vào năm 1946 ( 159)..
Thực dân Pháp tàn ác, song Cộng sản càng tàn ác hơn. Cộng sản bắt tù nhân trồng sắn mà ăn, không bao giờ cho ăn cơm trong khi Pháp vẫn cho ăn cơm, có thức ăn dù là khô mục với canh đậu xanh (175). Khi bắt người, Pháp tỏ ra lịch sự hơn cộng sản (146-149). Tù thời Pháp được thân nhân vào thăm nuôi bất cứ thứ bảy ,chủ nhật nào , còn cộng sản sau này mới có lệ cho thăm nuôi, và thân nhân chỉ được thăm nuôi khi có giấy phép gửi về. Tù nhân dưới chế độ Pháp thuộc biết mình tội gì và hạn tù của mình, còn tù cộng sản thì không biết mình bị ghép tội gì và ngồi tù đến khi nào.
An Khê là một nhà văn viết rất nhiều nhưng các tác phẩm của ông xuất hiện trên báo, dường như ít xuất bản thành sách. Từ Khám Lớn Tới Côn Đảo là một tác phẩm có giá trị lịch sử, có giá trị tố cáo thực dân và cộng sản. Đây là nỗi khổ đau của người quốc gia, luôn bị thực dân và cộng sản đọa đày và giết hại.