Sunday, September 2, 2012

TS. NGUYỄN XUÂN VINH * THE DEMOCRATIZATION OF VIETNAM

The success of the youth overseas and the future of the democratization of VN
Prof. NGUYEN XUAN VINH

 
The writer described the successes of the second Viet generation overseas, with such young and famous profiles as:
- Duong Nguyet Anh: the author of thermobaric bomb having been used in the 2001 war against the Taliban in Afghanistan. She was described by Journalist Robert Little of the Baltimore Sun of her task as a female scientist who helped the Naval Surface Warfare Center at Indian Head, Maryland successfully manufacture the thermobaric bomb which is very effective in destroying the enemy's troops hiding deeply inside the tunnels under a mountain.
- Engineer Doan Chinh Trung: Right now is one of the vice chairmen of Micron Corporation in Boise, Idaho. He has been recognized with 132 invention licences.
- Dr. Nghiem Dai Dao, professor at a medical university in Pennsylvania who invented a new technique of planting surgery of pancreas for Type I diabetics. He also has had published nearly 200 studies in medical research journals in North America.
- Dr. Trinh Duc Phuong, a specialist in contagious diseases, who has been in four consecutive years, got the selection from the colleagues of the branch as an excellent doctor.
- Dr. Truong Dung, a famous researcher of Parkinson disease, who conducts his research in a laboratory at Long Beach, California, has been visited for examination by numerous patients from abroad.
- Mr. Tran Nhu Hoang, a honor graduate from the American Air Forces Academy at Colorado Springs, who was reminded by President Bill Clinton in an international speech as a special example of success of Vietnamese refugees. Later, he got the Rhodes Scholarship which is a famous grant, to be trained in England before returning to the U.S. to study and graduate as a medical doctor from Harvard University.
-Miss Nguyen Thi Cam Van, second in the graduated examination of a class of 737 students of the Navy Officers Training Academy in Annapolis.
- Airforce Major Pham Hoang Thu, an instructor of the supersonic jet F-16.
- Astronaut Trinh Huu Chau (Eugene H. Trinh), a physicist who flew in a Shuttle spacecraft in 1995.
- Dr. Cai Van Khiem, Chief Division Technologist of Hugues Aircraft Company, who got many invention licences of practical manufacturing.
- Prof. Nguyen Huu Xuong - University of California in San Diego, the inventor of Xuong Machine which has been recognized by the National Institutes of Health as a national source of research.
- Madame Hoang Thuy Quan, a Vietnamese woman first appointed as financial director for the Metropolitan of Montreal, with budget to 3 billion Canadian dollars.
- Dr. Dinh Phung Viet, Law Professor at the famous Law School of Georgetown University, last year was submitted by President George W. Bush to the Congress to be appointed as Deputy Secretary of Justice...
The list is too long to continue. On my part, though I have been 72 years old, I still think of our country. Recently - together with three other Viet patriots whose names are: Pham Ngoc Luy, Phan Quang Tue, and Ngo Duc Diem - we made efforts to study the constitutions and political regimes of typical progressive nations in the world, to come up with a Declaration called "Vietnam Democracy Declaration, 2002" which will be publicly announced in the near future. The purpose of this declaration is to help turn Vietnam into a democratic nation, with Liberty and Happiness for the people.
 


Sự Thành Công của Giới Trẻ Việt Nam trên Nước Người và Một Tương Lai Dân Chủ cho Quê Hương
Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh

LTS. Chúng tôi đặc biệt giới thiệu bài nói chuyện của giáo sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh tại Đêm Không Gian Hội Ngộ ngày 28 tháng 9, năm 2002 tại Portland của Hội Không Quân VNCH Oregon và Tây Nam Washington.


Mới đây, trong một bài phỏng vấn tôi của Nguyệt San Văn Học Khởi Hành, nhà văn Viên Linh là chủ nhiệm tờ báo đã viết: "Từ năm 1975 Toàn Phong bắt đầu viết văn trở lại để đóng góp vào nền văn học Việt Nam ở hải ngoại". Từ năm 1975 tôi viết văn trở lại vì đã có người đọc. Trước đó, ngoài những tài liệu khoa học, để nghiên cứu hay giảng dậy tôi viết bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp, và có vài bài được dịch ra Nga ngữ, tôi có viết mấy bài nói về tinh thần chiến đấu anh dũng chống cộng sản của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đăng trên báo Denver Post ở Colorado, nhưng đó là những bài viết cho độc giả Hoa Kỳ. Từ dạo đó, điều tôi vẫn tha thiết viết được là viết bằng tiếng Việt mến yêu tôi đã được nghe từ khi mới ra đời, và viết cho thế hệ trẻ của chúng ta đọc.



Khi chúng ta bước vào thiên niên kỷ 2000 thì một phần tư thế kỷ cũng đã trôi qua kể từ ngày người Việt ào ạt rời nước ra đi. Một phần tư thế kỷ này cũng đã đưa lại cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại một thế hệ mới. Chúng ta ai cũng biết là giới trẻ Việt ở hải ngoại đã đạt được những thành tích xuất sắc trong mọi ngành. Nhưng có điều đáng tiếc là những tin thành công của người mình thường đến với chúng ta rất thưa thớt, và chỉ qua những bài báo tiếng Việt, phổ biến trong cộng đồng. Một đôi khi ta đọc được những tin tức này trên báo Mỹ hay được nhìn thấy trên những đài truyền hình. Cho đến nay những trường hợp như thế này cũng còn hiếm hoi và tôi nghĩ những người làm trong ngành truyền thông, nếu gặp dịp thì nên phổ biến nhanh chóng những tin tức thành công của thế hệ trẻ để gây phấn khởi trong lòng mọi người. Tin mới nhất trong năm 2002 là một bài viết của ký giả Robert Little của báo The Baltimore Sun về nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh đã giúp cho Naval Surface Warfare Center ở Indian Head, Maryland chế tạo thành công bom nổ "nhiệt áp" (thermobaric) rất công hiệu để diêït trừ địch quân ẩn sâu trong lòng núi. Bài báo đã được dịch ra tiếng Việt và phổ biến rộng rãi trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Cùng một lúc hai bản tiếng Anh và tiếng Việt cũng được tung ra trên mạng lưới điện toán toàn cầu. Từ mười năm nay, thế hệ thứ hai của những người Việt di cư đã bắt đầu đóng góp hữu hiệu vào đất nước này và những thành quả của các bạn phải được giới thiệu với mọi người, trước hết trên báo chí tiêùng Việt, và nếu có những trường hợp thật xuất sắc như với khoa học gia Dương Nguyệt Ánh thì chính người mình phải chuyển tin tới giới truyền thông Anh ngữ mới phải. Những cộng đồng Á châu khác như cộng đồng Trung Hoa họ thường làm như thế để giới thiệu sự thành công của sắc dân họ trên toàn quốc. Cũng vì vậy mà tiếng nói của họ được chính quyền lắng nghe nhiều hơn so với các cộng đồng gốc Á châu khác.

Tháng 7 năm 2000, nhân dịp Đại Hội Võ Bị Hải Ngoại kỳ thứ 12 ở Orange County, California, đoàn Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu gồm có các con và cháu của những Cựu SVSQ Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam được chính thức giới thiệu ở đại hội và trên toàn cầu. Tôi có vinh dự được anh Tổng Hội Trưởng Trần Văn Thư và cháu Trần Quốc Dũng là Tổng Đoàn Trưởng Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu mời về để ngỏ lời với thế hệ thứ hai của Võ Bị. Từ nhiều năm nay tôi đã viết về những thành công của giới trẻ Việt và cũng đã nhiều lần nói chuyện với các bạn ở khắp nơi, nhưng đây là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với một thế hệ đồng nhất mang dòng máu kiên cường và anh dũng của ông cha, những sinh viên đã theo tiếng gọi của non sông nhập ngũ để được huấn luyện thành những sĩ quan tài danh của đất nước. Các cháu mang sứ mạng nối tiếp truyền thống Võ Bị, gây tình thân ái trong đại gia đình, luyện tài năng để đóng góp hữu hiệu vào xã hội mới, nhưng cũng không quên cội nguồn, nghe theo lời phụ mẫu và huynh trưởng để gìn giữ những truyền thống cao đẹp của đất nước. Gặp các bạn trẻ ở đại hội, các cháu trẻ thì còn đang theo học ở các đại học, các anh chị lớn hơn nay đã là những công dân lỗi lạc ở mọi ngành, là các bác sĩ, kỹ sư, luật gia hay ở trong thương trường, những cháu ở trong quân đội cả ba ngành hải, lục và không quân nếu mặc quân phục tới dự tôi đã nhìn thấy thấp thoáng những cấp hiệu thiếu tá hay đôi khi là trung tá, lòng tôi thấy rộn ràng một niềm vui khôn tả. 


Bài nói chuyện tôi đã viết sẵn, nhưng đoạn khuyên các em cố gắng học hỏi ở học đường và ở trường đời cho theo kịp bằng người, tôi đã bỏ đi vì thấy là những lời khuyên này thực sự không cần thiết. Sự thành công của các cháu, như tôi đã nhìn thấy, thật đã làm vinh dự cho người đồng hương vì đã là những tấm gương sáng trên miền đất mới. Để bù lại tôi đã nói nhiều về sự cần thiết nối vòng tay lớn để xây dựng nên một cộng đồng Việt lớn mạnh ở hải ngoại vì các em đã bắt tay vào việc, đã bắt đầu tiếp nhận trách vụ lãnh đạo cộng đồng được chuyển từ ông cha tới thế hệ sau. Dù biết một số trong các cháu hiện diện có nhiều người sinh ra trên đất nước này, đã nói thông thạo Anh ngữ hơn là tiếng mẹ đẻ, nhưng tôi đã nói với các cháu bằng tiếng Việt mến yêu, và khi nhìn thấy trong hội trường những cặp mắt sáng ngời theo dõi từng chữ, từng câu tôi nói, tôi đã thực sự nhìn thấy tương lai sáng lạn của cộng đồng người Việt ở hải ngoại, và sau đây nếu các cháu làm tiếp sứ mạng còn dang giở của ông cha là tìm mọi cách để đưa lại dân chủ, tự do và phú cường cho quê hương xưa thì tôi cũng đã nhìn thấy một viễn tượng tốt đẹp cho hơn bẩy mươi triệu người còn sống trên giải đất Việt Nam.



Nếu ai nhìn vào bất kỳ một sự phát triển nào trên giải đất Hoa Kỳ cũng phải công nhận rằng có sự đóng góp của người dân gốc Việt. Lãy một thí dụ là theo Bộ Thương Mại thì có hơn 300 người Mỹ gốc Việt đã có ít ra là 3 bằng sáng chế cho mỗi người. Riêng kỹ sư Đoàn Chính Trung, hiện nay là một trong những phó chủ tịch của Micron Corporation ở tỉnh Boise, tiểu bang Idaho, đã được cấp 132 bằng sáng chế. Người Việt Nam đặc biệt là xuất sắc trong những ngành kỹ thuật và khoa học bao gồm cả y, nha và dược học. Trong số hàng trăm trường y khoa ở khắp mọi nơi, nếu chỉ kể những trường thật nổi tiếng như ở những đại học Harvard, Yale, Johns Hopkins ở miền Đông và Michigan, Chicago, Northwestern ở miền Trung Tây . . . cho tới những trường ở miền Tây như Stanford và những đại học của California ở San Francisco, Los Angeles . . . thì ở nơi nào người ta cũng thấy những sinh viên Việt Nam mặc áo trắng chuyên cần theo học những lớp ở giảng đường hay theo thầy tập sự ở các bệnh viện và nhiều người đã tốt nghiệp ở khoảng đầu lớp khi ra trường. Theo một ước lượng thật dè dặt thì hiện nay ở Hoa Kỳ cứ mỗi một ngàn người chúng ta lại có 4 bác sĩ. Nói chung cho toàn thể đất nước thì tỷ lệ này chỉ có được ở những vùng thật trù phú. Nhiều bác sĩ, ở lớp đàn em và con cháu sau này, cũng đã trở thành giáo sư y khoa ở những đại học danh tiếng như những vị thầy tiền bối khi xưa. Một trong những người nổi tiếng là bác sĩ Nghiêm Đạo Đại, giáo sư tại trường đại học y khoa ở Pennsylvania và là người đã đưa ra một phẫu thuật tân kỳ khi ghép tụy tạng cho những người mắc bệnh tiểu đường loại I. Ông cũng đã đăng gần hai trăm bài khảo cứu trên những báo y khoa ở Bắc Mỹ. Trên một tờ báo y học ở miền Hoa Thịnh Đốn, hàng năm có đăng một danh sách các bác sĩ ưu hạng do chính các bạn đồng nghiệp chọn lựa. Đọc trên tập san ta có thể thấy trong bốn năm liền tên bác sĩ Trịnh Đức Phương trong bộ môn y khoa truyền nhiễm. Một ngươì em trai của bác sĩ cũng là giáo sư y khoa ở đại Học Johns Hopkins. Ở thành phố Long Beach thuộc tiểu bang California, khi tới thăm bệnh viện và phòng khảo cứu về chứng bệnh Parkinson của hệ thần kinh của bác sĩ Trương Dũng chúng ta có thể gặp nhiều bệnh nhân đã vì nghe tiếng ông mà từ nước ngoài tới xin chữa chạy.

 

Cách đây hơn nửa thế kỷ, khi chúng ta còn sống êm đềm ở nước nhà thì ngoại trừ ở thành phố Sàigòn là một nơi đô thị rộn rịp, còn ở các tỉnh khác từ Nam chí Bắc thì chiếc xe đạp hai bánh là phương tiện di chuyển thông thường của mọi người. Vậy mà giờ đây, thế hệ trẻ Việt Nam khi gia nhập quân đội Hoa Kỳ đã không ngần ngại chấp nhận những thử thách tập luyện tân kỳ như lái những phi cơ phản lực siêu thanh. Một bạn trẻ đã được Tổng Thống Hoa Kỳ W. J. Clinton nhắc đến trong một bài diễn văn quốc tế như là một tấm gương thành công đặc sắc của người Việt di cư là anh Trần Như Hoàng, người đã tốt nghiệp thủ khoa từ Trường Võ Bị Không Quân Hoa Kỳ ỏ Colorado Springs. Sau này, anh lại được học bổng Rhodes là một học bổng thật danh tiếng để đi tu nghiệp ở Anh Quốc trước khi trở về theo học và tốt nghiệp bác sĩ y khoa tại đại học Harvard. Bây giờ anh là một bác sĩ không quân chuyên về giải phẫu vi ti, phục vụ ở San Antonio, Texas cùng với người vợ hiền cũng là một bác sĩ y khoa. Vào năm 1999, những ai coi tin tức truyền hình toàn quốc về lễ mãn khóa tại Trường Sĩ Quan Hải Quân Hoa Kỳ ở Annapolis đều được thấy một thiếu nữ Việt Nam là cô Nguyễn Thị Cẩm Vân đậu Á khoa ở một lớp có tới 737 sinh viên sĩ quan, cả nam lẫn nữ. Qua những buổi nói chuyện ở nhiều nơi, tôi đã gặp nhiều ngươì gốc Việt là những sĩ quan cao cấp trong quân đội, có người là bác sĩ đại tá quân y chỉ huy một hệ thống bệnh viện ở cả một vùng rộng lớn. Thế hệ trẻ hơn có người đã lên tới cấp bậc trung tá và cũng đã có nhiều người từng tham dự chiến cuộc Vùng Vịnh ở Trung Đông. Một trong những sĩ quan trẻ tôi đã gặp và hỏi chuyện là thiếu tá không quân Phạm Hoàng Thư, một huấn luyện viên trên phản lực cơ siêu thanh F-16. Cũng như tôi đã từng đào tạo nhiều kỹ sư chế tạo phi cơ, anh đã là người huấn luyện những phi công xử dụng và như thế cả hai thế hệ chúng tôi đều đã đóng góp hữu hiêïu vào sự phát triển của đất nước tạm dung này. Cộng đồng người Việt cũng đã có người đại diện trong hàng ngũ những phi hành gia không gian. Đó là tiến sĩ Trịnh Hữu Châu, tên Mỹ là Eugene H. Trinh , một nhà vật lý học lỗi lạc ở tuổi năm mươi, và là người đã được bay vào không gian bao la trên con thuyền con thoi vào đầu tháng bẩy năm 1995. Ở các hãng kỹ nghệ tư cũng có nhiều người đạt được những thành tích đặc sắc. Chúng ta có thể kể trường hợp của tiến sĩ Cai Văn Khiêm. Với nhiều bằng phát minh thực dụng, anh đã là kỹ sư trẻ nhất đạt tới điạ vị là Chief Division Technologist của Hugues Aircraft Company .

Những thành công của người Việt không phải chỉ được biết đến trong giới hạn cộng đồng chúng ta mà thôi, mà tuy rằng còn thưa thớt, đôi khi cũng đã được giới thiệu đến đại chúng Hoa Kỳ qua những cơ quan truyền thông quốc gia. Ở Đại Học California ở San Diego, một chiếc máy do giáo sư Nguyễn Hữu Xương chế tạo đã được National Institutes of Health (NIH) công nhận là một nguồn khảo cứu quốc gia. Với sự tài trợ để duy trì và điều hành của NIH, chiếc máy mà các nhà khảo cứu sinh hóa học, phải ghi tên để đợi đến lượt được xử dụng, gọi là Xương Machine, đã giúp rất nhiều cho sự nghiên cứu các tế bào liên hệ đến ung thư. Ở Gia Nã Đại, bà Hoàng Thiếu Quân đã là người phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm làm Giám Đốc Tài Chánh cho Thành Phố Montréal, với ngân sách hàng năm lên tới ba tỷ Gia kim. Một tin tức nữa mà tôi đã được đọc trong một đặc san kỷ niệm lễ về hưu trí của giáo sư Lê Thành Trai của Đại Học Notre Dame ở South Bend, Indiana, là bà đã là phụ nữ đầu tiên được vào chính ngạch tại Trường Luật Khoa. Trong suốt hai mươi năm, cho tới ngày giáo sư Trai nghỉ hưu vào năm 1997, bà đã là người độc nhất phụ trách dậy môn Luật Thương Mại, ngoài những phần chuyên môn khác, và như vậy tất cả các sinh viên luật tốt nghiệp trong khoảng thời gian đó đều đã thụ huấn bà. Trong ngành luật pháp, nhiều người gốc Việt, cả phái nam lẫn phái nữ, đã được bổ nhiệm vào chức vụ thẩm phán. Một vị chánh án trẻ tuổi là ông Thắng Nguyễn Barrett cũng đã tới Portland năm ngoái để làm diễn giả danh dự trong ngày Lễ Phát Thưởng của Hội Khuyến Học Việt Nam của Oregon. Nhưng người lỗi lạc nhất phải là tiến sĩ Đinh Phụng Việt, là giáo sư ở trường luật khoa danh tiếng của đại học Georgetown, và cách đây hơn một năm, khi mới ba mươi hai tuổi mà ông đã được Tổng Thống George W. Bush đề nghị với Quốc Hội Hoa Kỳ để được bổ nhiệm giữ chức vụ thứ trưởng Bộ Tư Pháp. Mới tuần lễ trước đây, vào ngày 18 tháng 9, năm 2002, độc giả tiếng Anh có thể đọc được trên nhật báo Los Angeles Times bài viết của ký giả Eric Lichtblau nhiệt liệt ca tụng ông Đinh Việt là người đã dựa vào hiếùn pháp Hoa Kỳ để viết tài liệu cho Bộ Tư Pháp có thể chứng quyết và cho phép những cơ quan công quyền được những quyền hạn rộng rãi để lưu giữ và thẩm vấn những người tình nghi làm lũng đoạn nền an ninh quốc gia. Trong bài báo, tác giả đưa ra ý kiến là ông Đinh Việt có thể là người gốc Á châu đầu tiên sau này có thể được đề nghị vào trong Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ. Chúng ta có thể nói là giờ đây nếu người Mỹ khi đi phi cơ, có bớt lo âu hơn về nạn không tặc, khủng bố, chính là nhờ ở những bảng phân tách hiến pháp của thứ trưởng Đinh Việt đã giúp cho cơ quan FBI quyền hạn rộng rãi hơn để khám phá những tồ chức khủng bố đang hoạt động trên nội địa Hoa Kỳ. Sau khi nhận xét những thành công của người Việt di dân trên đất nước này, chúng ta có thể tự hào mà nói rằng, cả hai thế hệ, những người Việt Nam đi tiên phong trong cuộc di cư sang nước người, và thế hệ thứ hai, con em của chúng ta, chúng ta đều đã có những đóng góp xứng đáng vào đất nước trú ngu. Câu hỏi thường hay được đặt ra, và nhiều khi để tìm ra câu trả lời, chúng ta vẫn thấy canh cánh bên lòng là:"sau khi đã ổn định được đời sống trên nước người, chúng ta cần làm gì và phải làm thế nào để giúp cho quê hương xưa?"



* * *
 
Từ thuở còn xanh mái đầu, tôi đã nặng tình dân tộc. Tuy nửa cuộc dời sống xa quê hương mà lúc nào tôi cũng thấy như gắn bó liền với đất nước. Cũng vì vậy mà ngày nào đất nước còn lầm than, chưa được thanh bình, tự do, thì lòng tôi vẫn chưa toại nguyện. Như toàn thể qúy vị, như mọi người quốc gia, tôi mong mỏi thế hệ mình có ngày được thấy đất nước thoát được ách cộng sản, quê hương mở hội, tiếng sáo diều lại nghe êm dịu trên thôn xóm như độ nào. Nhưng nếu mộng không thành thì ý nguyện quang phục quê hương phải được thế hệ trẻ tiếp nối. Khôùi người Việt ở hải ngoại, và đặc biệt là các bạn trẻ, đời thứ hai của chúng ta, hiện nay sống ở khắp mọi nơi trên mặt địa cầu, và là công dân của những nước cư ngụ. Nhưng các bạn vẫn có thể trung thành với xứ sở trú quán của mình và cùng một lúc làm được điều hữu ích cho quê hương của ông cha khi xưa bằng cách dùng mọi cách để tranh đấu cho sự thực hiện một nền dân chủ thực sự cho Việt Nam. Không riêng gì chúng ta, mà những nhà lãnh đạo và những người làm luật pháp ở những nước tự do và dân chủ trên thế giới cũng lưu tâm tới vấn đề này. Mới cách đây 12 ngày, vào những ngày 16 và 17 tháng 9, năm 2002, Hội Nghị của những nước Âu châu về Đông Nam Á sau khi họp tại Quốc Hội Âu châu ở Bruxelles, Bỉ Quốc, đã ra quyết định chung cuộc và trong đó đã nhận định rằng Việt Nam đi theo một hệ thống độc đảng và Đảng cộng sản đã kiểm soát tuyệt đối mọi phương diện chính trị, kinh tế, và cuộc sống của mọi người, đồng thời tước đoạt những quyền căn bản của người dân. Quốc Hội Âu châu cũng đã khuyến cáo chính phủ cộng sản Việt Nam phải thay đổi và đề nghị những chính phủ thành viên của họ dùng những biện pháp thích nghi để trừng phạt nếu lời khuyên không được đáp ứng.

Từ thuở bình minh của nhân loại, dân tộc Việt đã hãnh diện góp mặt và kiên cường tồn tại với mọi dân tộc khắp năm châu. Ở tất cả mọi quốc gia, dù là Bắc hay Nam Mỹ, Âu châu hay Phi châu, ở Trung Đông hay Đông Á và Thái Bình Dương, dẫu mức độ dân chủ có khác nhau, quyền tự do cá nhân có khác biệt và nhịp độ phát triển kinh tế có không đồng đều, nhưng nói chung thì dân chủ pháp trị, tư do cá nhân và kinh tế thị trường là hướng đi chung mà nhân loại đã chọn từ hậu bán thế kỷ vừa qua và tiếp tục theo đuổi trong thiên niên kỷ mới. Vậy mà Đảng cộng sản Việt Nam đả chọn con đường ngược với hướng đi chung của thế giới, phản lại trào lưu tiến hoá của nhân loại.

Cách đây nửa thế kỳ, thế hệ thanh niên chúng tôi, những người sinh vào những năm ba mươi và bốn mươi, và nay đã vào lứa tuổi sáu mươi và bẩy mươi, chúng tôi không có người hướng dẫn, và nhiều người đã bị cộng sản Việt Nam dùng chiêu bài "Kháng chiến chống Pháp dành Độc Lập" để làm lạc hướng đi. Giờ đây, bước vào một thiên niên kỷ mới, nhìn được những gương thành công của các nước cũng bị đô hộ như chúng ta, mà nay họ đã dành đuợc độc lập, phục hưng được nền kinh tế quốc gia, chúng ta phải tránh những lầm lỗi trước đây và quyết tâm khuyến khích các con em theo con đường chính nghĩa đưa lại dân chủ và thịnh vượng cho quê hương xưa. Riêng cá nhân tôi, vì là người dân gốc Việt, và luôn luôn mong cho quê hương xưa thoát khỏi cảnh tối tăm ngục tù dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, nên dù đã tới tuổi có thể tìm lấy thú thanh nhàn cho mình, tôi cũng không thể nào rũ sạch nợ tang bồng, và từ nửa năm qua, tôi đã cùng với một nhóm thân hữu cùng chung một ước nguyện, nghiên cứu những hiến pháp và thể chế của những nước có nền văn minh hiện đại, dân chúng được vui sống trong no ấm, và thấy rằng chỉ theo con đường dân chủ mới có thể đem lại thịnh vượng trong tương lai cho quốc gia Việt Nam, và hạnh phúc cho người dân Việt. Bốn người trong nhóm chúng tôi gồm có :

1. Cụ Phạm Ngọc Lũy, năm nay 83 tuổi , là thuyền trưởng thương thuyền Trường Xuân, và khi xẩy ra thảm nạn ngày 30, tháng Tư năm 1975, đã đưa 3,628 người Việt đến bến bờ tự do. Hiện nay cụ Lũy là cố vấn cho Mạng Lưới Nhân Quyền.

2. Ông Phan Quang Tuệ, năm nay 60 tuổi. Ông chính là con trai của bác sĩ Phan Quang Đán, một người suốt đời tranh đấu cho tự do, dân chủ cho Việt Nam. Trước năm 1975, ông Tuệ là sĩ quan Quân Pháp. Sang Hoa Kỳ ông từng là Phó Biện Lý ở tiểu bang Iowa, trước khi được bổ nhiệm làm Thẩm Phán Hành Chánh ở California và nay là Thẩm Phán Toà Di trú ở San Francisco.

3. Ông Ngô Đức Diễm, năm nay 60 tuổi, trước năm 1975 là giáo sư triết học. Là một nhà làm văn hóa đã có 4 tập thơ xuất bản, trong công việc phục vụ người đồng hương, ông là Giám Đốc cơ quan VIVO, giúp người tỵ nạn huấn nghệ và ổn định cuộc sống ở Bắc California.

4. Người thứ tư là tôi, Nguyễn Xuân Vinh, năm nay 72 tuổi, có 14 năm trong quân ngũ và hơn 30 năm trong ngành giáo dục.

Sau nhiều tháng làm việc, tham khảo rộng rãi với nhiều nhân sĩ ở khắp mọi nơi, trong và ngoài nước, chúng tôi đã soạn được một bản văn đề là

Tuyên Ngôn Dân Chủ Việt Nam 2002

Đây là một đề nghị tương lai dân chủ cho đất nước, chọn những nguyên tắc sau đây làm căn bản cho việc tổ chức và điều hành chính sự trong nước:

- Một chế độ pháp trị trong đó các quyền tự do cá nhân của người dân đều được luật pháp công nhận và bảo vệ.

- Một thể chế chính trị dân chủ đa nguyên trong đó người dân thực sự làm chủ vận mệnh của đất nước.

- Một nền kinh tế thị trường đặt căn bản trên quyền tư hữu với tự do cạnh tranh và mậu dịch.

Chúng tôi đã tổ chức một "Ngày Dân Chủ Cho Việt Nam" vào ngày 20 tháng 10, năm 2002 ở San Jose với sự tham dự của nhiều người cùng chung chí hướng ở khắp mọi nơi và đã đóng góp ý kiến vào Bản Tuyên Ngôn Dân Chủ để thảøo luận và hoàn chỉnh bản văn trước khi công bố trong một buổi lễ long trọng kết thúc Ngày Dân Chủ. Bản tuyên ngôn này rồi đây sẽ được gửi đi khắp nơi bằng mọi phương tiện truyền tin. Chúng tôi hy vọng rằng, trong tương lai, lý tưởng dân chủ sẽ là mục tiêu tranh đâùu chung, sẽ là bó đuốc soi đường của những người Việt cùng mong muốn cho đất nước Việt Nam được hưng thịnh, dân chúng được tự do, no ấm, sống trong khung cảnh thanh bình.

Chúng ta đã được chứng kiến sự sập đổ của bức tường Bá Linh. Chúng ta đã nhìn thấy Liên Sô dần dần tan rã và sự tách rời để trở thành độc lập của các nước thuộc khối Đông Âu. Vì vậy chúng ta cũng có thể đoan chắc về sự tan hàng của cộng sản Việt Nam trong những năm tới. Chúng ta không muốn bị bối rối khi sự việc bất thần xẩy ra để phải tự hỏi rằng: "Sau cộng sản thì Việt Nam ra sao?". Câu trả lời tất nhiên, và đã sẵn sàng là: "Việt Nam sẽ thành một nước Dân Chủ, đưa lại hạnh phúc và ấm no cho toàn dân".

No comments: