Saturday, September 8, 2012

GS. DƯƠNG THIỆU TỐNG * GIÁO DỤC

THƯA KẾ TINH HOA
CỦA NỀN GIÁO DỤC CỔ VIỆT NAM
Giáo sư Dương Thiệu Tống


1. Những Tinh hoa của nền Giáo dục cổ Việt Nam.
Nếu xét về mặt lịch sử từ sau thời Bắc thuộc thì nền giáo dục văn tự của ta đã có một nghìn năm tuổi, tức là một thời gian phát triển giáo dục không thua kém một số quốc gia tiên tiến trong thời kỳ hiện đại. Trong một nghìn năm ấy thì 88 phần trăm thời gian nền giáo dục văn tự của ta chịu ảnh hường của Nho giáo, 7 phần trăm thời gian nền giáo dục văn tự ấy hoàn toàn bị xóa bỏ và được thay thế bằng nền giáo dục Pháp , và chỉ 5 phần trăm dành cho việc xây dựng một nền giáo dục Việt nam cho đến ngày nay. Nhưng nền giáo dục, mặc dầu được gọi là hiện đại này, lại không thừa kế được bao nhiêu các “tinh hoa” của nền giáo dục xây dựng nên trong 88 phần trăm thời gian ấy , nếu không nói rằng cả một di sản lớn lao của văn hóa Việt Nam đã dần dần bị xóa mờ trong ký ức của mọi người. Vậy tinh hoa của nền giáo dục ấy là cái gi ? Thừa kế nó như thế nào ?
Nói đến “tinh hoa” của nền giáo dục là nêu lên những “phần thuần khiết, quí báu nhất” (tinh) được thể hiện lâu dài, và vào “những phần tốt đẹp nhất” (hoa) .trong nên giáo dục cổ của ta , Với cách giới hạn đề tài như vậy, bài viết này không đề cập chi tiết đến nền giáo dục ấy ở từng nơi, từng con người và vào từng thời đại. Cũng vậy,người viết cũng không nhấn mạnh vào những khuyết điểm của nền giáo dục cổ vào từng thời kỳ vì nền giáo dục ở bất cứ nơi nào, vào bấy cứ thời kỳ nào cũng có những khuyết điểm riêng của nó. Điều cần thiết là biết nhận ra những khuyết điểm , nhưng quan trọng hơn nữa là biết học hỏi kinh nghiệm tốt và sửa chữa những thất bại. Có khá nhiều khuyết điểm của nền giáo dục cổõ mà ta không ngừng nêu ra nhưng cho đến nay vẫn không sửa chữa được mà có khi lại còn làm trầm trọng thêm lên. Một trong các khuyết điểm trầm trọng nhất của nền giáo dục cổ, có thể dùng làm bài học cho mọi thời đại, đó là tinh thần “bảo thủ, lạc hậu” không chịu đổi mới cho phù hợp với sự tiến bộ của khoa học đương thời, khiến cho Nho giáo mất vai trò lịch sử của nó. Phải chăng đó cũng là lời chỉ trích mà ta vẫn thường nghe về nền giáo dục Nho học của ta ? Liệu chúng ta có tránh được những lời chỉ trích tương tự của các con cháu chúng ta về sau này với lối học chúng được hấp thụ trong hiện tại ? Vì vậy, tôi nghĩ rằng vào lúc này ta cần phải tìm hiểu nhiều hơn nữa về các “tinh hoa” của nền giáo dục cũ, vì thực sự chúng ta chưa hiểu được nhiều lắm về chúng . Ít nhất nó cũng giúp ta nhận ra được những di sản quí báu của tiền nhân và như vậy mới có cái gì để mà yêu , để mà học.
Vậy, những “tinh hoa” ấy là gì ? Ở đây, tôi chỉ xin nêu lên một số đặc trưng căn bản được khái quát hóa từ các công trình nghiên cứu về lịch sử giáo dục Việt Nam gần đây :
1.Nền giáo dục Việt Nam bắt đầu từ thời các Vua Hùng. Đó là thời đại văn minh đạt đến một trình độ thẩm mỹ tư duy khá cao , mà trống đồng Đông sơn là biểu tượng sáng tạo của nhân dân Văn Lang Aâu Lạc .Tôi cho rằng việc mở đầu những trang sử giáo dục Việt nam bằng cách khẳng định sự hiện hữu của nền giáo dục Lạc Việt là một điều cần thiết , vì chỉ trên cơ sở đó ta mới hiểu được nền văn hóa-giáo dục Việt Nam . Điều này khác với quan niệm của một số người trước đây đã từng hô hào “đưa các Vua Hung trở về các am cỏ” hay từng cho rằng: “Thât là buồn cười khi người ta muốn tìm hiểu sự nghiệp giáo dục của ta thời tiền sử” ! Nếu nền giáo dục ấy không hiện hữu và không có sức mạnh lớn lao thì dân tôc Lạc Việt hẳn không thể là dân tộc duy nhất trong Bách Việt thoát khỏi sự đồng hóa với người Trung Hoa sau một nghìn năm đô hộ !
Vậy tìm hiểu nền giáo dục thời Vua Hùng là tìm hiểu nguyên nhân sâu xa và mạnh mẽ nhất khiến dân tộc ta tồn tại. Nóù là “tinh hoa” của giáo dục đã hình thành nên con người Việt Nam và không chỉ tồn tại vào thời Vua Hùng !
2 Nền giáo dục Việt Nam thời xưa không phải bao giờ và ở đâu cũng là giáo dục Nho giáo . Giáo dục Phật giáo cũng là “quốc học”; nó đã góp phần quan trọng vào việc hình thành nên bản sắc văn hóa Việt Nam . Nó là đối trọng của giáo dục và văn hóa Nho giáo đồng thời bổ sung cho Nho giáo . Thật vậy, bản chất của Phật giáo không phải là một tôn giáo mà là một triết lý sống, một tư tưởng giáo dục Đông phương, phù hợp với tư tường tự do, rộng rãi và đoàn kết của dân Lạc Việt mà “vết tích” cụ thể và duy nhất còn tồn tại nguyên vẹn trên mặt Trống Đồng Đông Sơn. Không nên xem trống đồng Đông sơn như là một tác phẩm nghệ thuật và kỹ thuật thuần túy, mà nó thực sự là một tài liệu triết học duy nhất còn tồn tại nguyên vẹn cho đến ngày nay mà chúng ta chưa nhận ra được vai trò xứng đáng của nó. Tư tưởng ấy chính là mảnh đất tốt đẹp khiến cho, trước hết là Lão giáo rồi đến Phật giáo, dễ dàng du nhập và nẩy nở trên đất nước ta trước cả Nho giáo, một cách âm thầm mà không hề gây sự xung đột với nền văn hóa bản địa. Vào thời Sĩ Nhiếp (từng được tôn là Nam bang Học tổ) Phật giáo đã đạt đến trình độ cao siêu về mặt học thuật khiến cho một học giả người Hán, Mâu Bác, chạy loạn sang nước ta đã phải bỏ cả Nho giáo lẫn Đạo giáo để theo đạo Phật . Đại Việt Sử Ký Tòan Thư cũng ghi rõ rằng chính Sĩ Nhiếp mỗi khi di chuyển đều phải nhờ đến các nhà sư Phật giáo “đi sát bánh xe , đốt hương trầm để tăng thêm uy tín”
Điều cần nên nhớ là dưới thời Bắc thuộc, Nho giáo dù sao cũng chỉ là một thứ “vương quan học”, dành cho một thiểu số ở Luy Lâu (trị sở của Giao chỉ) , không thể tiêu biểu cho nền giáo dục dân Việt ở các thôn xóm ,làng xa xôi vào thời bấy giờ Chính ở tại các nơi này mới xuất hiện vai trò lớn lao của các tăng lữ Phật giáo . Theo Hoàng xuân Hãn (Lý Thường Kiệt), đến thế kỷ V , vào thời Tề Cao Đế ở Trung Hoa, trong khi Phật giáo chưa tới Giang Đông (nước Tề) thì ở Luy Lâu đã xây dựng hơn 20 ngôi chùa, chọn 500 vi tăng, tụng hơn 15 quyển kinh rồi. Sang thế kỷ VI ở nước ta, phái Nam phương của dòng Thiền tông xuất hiện với vị tổ phái là Vinitaruci, trụ trì chùa Pháp vân đến 15 năm, dịch nhiều kinh Phật. Gunnar Myrdal (Asian Drama) , một nhà nghiên cứu Thụy Điển đã tìm hiểu khá cặn kẽ các vấn đề giáo dục ở Á châu, đã cho biết rằng vào đầu công nguyên, các tăng lữ Phật giáo du hành khắp nơi để truyền bá kiến thức, mở chùa chiền, tu viện , không chỉ để đào tạo tu sĩ mà còn “huấn luyện dân chúng về các vấn đề thế tục nữa” . Vì lý do ấy, các nước theo Phật giáo có tỉ lệ biết chữ cao, có sự bình đẳng giữa các đẳng cấp và giai cấp, giữa các thành phần dân chúng, hơn ở bán đảo Aán độ và ở Trung Hoa. Cũng theo Myrdal, “khi các trường học thế tục được thiết lập về sau đó, các thầy giáo cũng có được sự kính trọng và địa vị xã hội mà xưa kia dân chúng đã dành cho các vị tu sĩ Phật giáo”.Sách “thiền Uyển Tập Anh Ngự Luc (đời Trần) cũng chép rằng , vào thế kỷ VI, nhà sư Pháp Hiền (Pháp đắc Hiền) , người họ Đỗ. quê ở Chu Diên, vị tổ thứ nhất của dòng Nam phương (Thiền tông) đi giảng đạo khắp nơi ở Phong châu, Hoan châu (Nghệ an), Tràng châu (Ninh bình) và Aùi châu (Thanh hóa).
Theo tôi nghĩ, các vị tăng lữ “du hành khắp nơi” ấy chính là tiền thân của các “Thầy đồ Bắc”, “Thây đồ Nghệ”, “thầy dồ Quảng” và các lớp học tại chùa chiền, thiền viện là tiền thân của lớp học tại am Bạch Vân của Nguyễn Bỉnh Khiêm và các trường học tại gia ở các xóm làng Việt Nam thời xưa.. Nhưng quan trọng hơn thế nữa, chính sự hòa hợp và phát triển mạnh mẽ của hai nên văn hóa-giáo dục Lạc Việt và Phật giáo trong suốt thời kỳ Bắùc thuộc,như là một “đối trọng” của Nho giáo mới giải thích được lý do vì sao ngay sau một nghìn năm Bắc thuộc, và khi chính quyền đã ổn định, Phật giáo , chứ không phải là Nho giáo, chiếm địa vị ưu thế trong nền giáo dục Việt Nam từ thời nhà Đinh cho đến đời nhàø Lý. Nó là căn bản cho tư tưởng tự do, rộng rãi và khai phóng của nền giáo dục Việt Nam vào thời kỳ ấy , đồng thời cũng giải thích cho “tinh thần cởi mở, rộng rãi, thoáng đạt, độc lập suy nghĩ trong tư duy” thường được gọi là “học phong đời nhà Trần”
3. Do tinh thần rộng rãi , cởi mở nói trên, nền giáo dục Việt Nam về bản chất là một nền giáo dục tự do của dân, do dân và vì dân. Nền giáo dục ấy không phải là độc quyền của một giai cấp ưu đãi nào. Các sách xưa như Tang Thương Ngẫu Luc, Đăng Khoa Lục Sưu Giảng cho biết hầu hết những nhà khoa bảng nổi danh đều xuất thân từ những gia đình nghèo túng mà làm nên danh phận . Đành rằng nên giáo dục cổ, là “công cụ để xác lập quyền lực tập trung ,về đối nội và đối ngoại” của nhà nước phong kiến, thế nhưng nhu cầu của giai cấp thống trị phải phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân, từng gia đình thì nền giáo dục ấy mới trở thành của dân và do dân được. Đó là lý do khiến cho mọi gia đình Việt nam ,dù nghèo khổ , ít học đến đâu cũng nhận thấy việc cho con đi học là bổn phận và sẵn sàng góp tiên của để mời thầy, lập trường với mục đích cho con cái họ được “học tập làm người”.
4.. Quan niệm “học làm người” ấy làm nổi bật tính chất của nền giáo dục Việt Nam: Giáo dục thời xưa là một thứ giáo dục nhân văn.” Thế nhưng điều cần nhấn mạnh ở đây là thứ giáo dục nhân văn ấy không phải là “hệ quả tất yếu của hạt nhân trong học thuyết Nho giáo là Nhân” và chỉ nẩy sinh từ khi tiếp xúc với Nho giáo. “Nhân” là một đặc tính truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta, bắt nguồn từ mối quan hệ giữa các con Rồng cháu Tiên trong xã hội nông nghiệp thời thượng cổ khi các tổ tiên ta sống thành xã hội, gia tộc, trong đó tất cả các phần tử coi nhau như bà con thân thuộc, đồng bào, đồng chủng. Cái tinh thần tập thể , đoàn kết trong sản xuất là nguyên nhân phát sinh lòng “nhân” giữa con người và con người, giữa con người và thiên nhiên, giữa người lãnh đạo và dân chúng. Vào thời Vua Hùng, nguyên tắc lấy lòng “nhân” để trị dân giữ nước được thể hiện trong câu chuyện Vua Hùng trao ngôi báu cho Lang Liêu chỉ vì sáng kiến dâng cho vua bánh chưng, bánh dầy, tượng trưng cho Trời và Đất. Dưới thời Bắc thuộc , nhân dân ta bày tỏ lòng “nhân” ấy đối với cả những tên thái thú Tàu đã có ít nhiều công lao đối với họ, và lập đền thờ ở Giáo chỉ và Cửu chân, nhưng cũng ít lâu sau đó, một tên thái thú khác , bạo ngược tàn ác thì lại bị hai phụ nữ anh hùng đánh đuổi không còn manh giáp, chấm rứt thời kỳ đô hộ lần thứ nhất. Đến đời nhà Lý, lòng nhân của các vị vua nhà Lý đã khiến cho các sử gia Nho giáo, tuy không ưa gì Phật giáo, như Lê văn Hưu, Ngô Sĩ Liên, cũng phải hết lời ca ngợi. Đến đời nhà Trần ,lòng “nhân” đặt trên căn bản từ bi, nhân ái của các vua nhà Lý đã có sự biến đổi ,dưới con mắt của sử gia Lê văn Hưu, hướng đến con người “nhân” tiêu biểu của thời đại là Trần Hưng Đạo, con người vì đại nhân, đại nghĩa mà “ngày thì quên ăn, đêm thì quên ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa được xả thân, lột da quân giặc”. Tất cả những đức tính của con người “nhân” lịch sử ấy, được qui tụ lại và khai triển lên thành “quan niệm giáo dục nhân nhân” của Nguyễn Trãi vào đời Lê (Xem bài viết của tác giả DTT về “ Quan niệm “giáo dục Nhân Nhân của Nguyễn Trãi”, Kỷ Yếu Khoa Học Giáo Dục , Viện Nghiên Cứu Giáo Dục, Hà nội, 1982)
Vậy thì khái niệm “nhân” và quan niệm “giáo dục nhân văn”. cũng như mọi khái niệm đạo đức khác, như “nhân, nghĩa , lễ , trí, tín, không phải đều bắt nguồn từ Nho giáo, vìø các nền văn hóa lâu đời khác trên thế giới, chưa từng tiếp xúc với nền văn hóa Trung hoa, không phải là không biết đề cao các giá trị luân lý ấy theo lối hiểu riêng của mỗi dân tộc. Riêng con người Việt Nam thì không phải đến thời Tích Quang, Nhâm Diên mới được học nhân, lễ , nghĩa và từ lúc bấy giờ mới biết làm ruộng , cày bừa, như các sách sử Trung hoa và Việt Nam thời xưa đã cho ta cảm tưởng như vậy. Khái niệm “nhân” là hạt giống của nền văn hóa giáo dục Lạc Việt và là khái niệm xuyên suốt trong cả quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc. Vì vậy, theo tôi nghĩ, nó không phải là một phạm trù của học thuyết Nho giáo và do đó, về căn bản, nó không mang yếu tố giai cấp . Cũng vậy, quan niệm “giáo dục nhân văn” trong xã hội ta thời xưa không nên hiểu như là một thứ “nhân văn kinh viện” (scholastic humanism) mà là một thứ nhân văn hiện thực ( realistic humanism), theo đó các môn học về văn chương, lịch sử, triết học không phải là cứu cánh mà chỉ là những phương tiện nhằm thể hiện những giá trị của đời sống hiện thực của từng cá nhân trong phạm vi bản thân, gia đình và xã hội..
5. Do quan niệm “giáo dục nhân văn”, hiểu theo nghĩa như vậy, nổi bật lên vai trò của “kẻ sĩ” trong xã hội Việt Nam. Xã hội ta trước đây trông cậy rất nhiều vào kẻ sĩ. Phụ thế trưởng dân cũng về phần kẻ sĩ; hưng bang kiến quốc cũng về phần kẻ sĩ. Tiến làm quan, thoái làm thầy, phù nguy định lọan cũng đều là trách nhiệm của kẻ sĩ. Thế cho nên các trí thức của ta, từ Chu An , Lý Tử Tuấn, Lê Cảnh Tuân, Nguyễn Phi Khanh dưới đời Trần , Nguyễn Trãi đời Lê cho đến các nho sĩ chân chính cuối đời nhà Nguyễn, hầu hết đều là những nho sĩ tích cực, mở trường dạy học, lấy cao phong thanh tháo khích lệ lòng người, đem ngôn luận văn chương phù trì thế giáo, hưng bang kiến quốc. Như trường hợp Nguyễn Trãi, đã có ý kiến nghi ngờ không biết ông có dạy học trò hay không, nhưng qua nghiên cứu riêng của người viết bài này thì ít nhất ông đã có bốn thời kỳ làm nhà giáo : thời kỳ thứ nhất (trước năm 1400) khi chưa thi đỗ tại Nhị Khê;thời kỳ thứ hai trong khoảng 10 năm lưu lạc (từ 1407 đến 1416);thời kỳ thứ ba sau khi gặp Lê Lợi và trước khi khởi nghĩa; thời kỳ thứ tư trước khi gặp thảm họa vì vụ án Lệ Chi Viên. Như vậy ở các nhà nho xưa,ï dường như không có sự phân biệt giữa nhiệm vụ giáo dục học sinh, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, cũng không có sự mâu thuẫn giữa nhiệm vụ giáo dục, nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ quân sự. Cho nên ta không lấy làm lạ trước những sự kiện như “thây giáo” Chu An lại “dám” đệ trình “Thất trảm sớ” xin nhà vua Trần Dụ Tông chém bảy tên gian thần có quyền thế, ông Hòang giáp Nguyễn Trãi dâng Bình Ngô Sách cho Lê Lợi, ông thầy giáo Đào Duy Từ xây dựng lũy Trường Dục và Đồng Hới dưới thời Trịnh Nguyễn. Những tấm gương “ thầy giáo”, “trí thức” như vậy trong lịch sử cổ xưa của ta không bao giờ hiếm.
6. Vì vai trò và trách nhiệm của “kẻ sĩ” của xã hội ta thời xưa là như vậy nên chính sách căn bản mà bất cứ một triều đại nào trong suốt thời kỳ lịch sử cũng phải tuân theo, đó là : “cầu tài, tôn hiền, sử năng” . Những đãi ngộ vật chất, tinh thần long trọng to lớn của triều đình, làng nước đối với người thi đỗ trong xã hội ta thời xưa, phát xuất từ chính nguyên tắc căn bản ấy.
Những biện pháp nghiêm ngặt trong việc tổ chức khoa cửûû thời xưa, từ việc tuyển chọn người dự thi, việc tổ chức thi cử đến việc ban vinh dự cho người thi đỗ, tất cả đều nhằm đến việc lựa chọn những người có “thực tài” ra giúp nước. Thi đỗ chỉ là khởi đầu của một giai đọan dấn thân vào xã hội, Cái “thực tài” của người thi đỗ phải được bộc lộ trong việc làm, trong lối xử thế của họ và luôn luôn đặt dưới sự kiểm sóat của quần chúng. Các bằng cấp “Tiến sĩ”, “Trạng Nguyên” của họ phải là những “Tiến sĩ , Trạng nguyên thật” , chứ không phải là những hư danh, như quan Hiển cung Đại phu Hàn Lâm viện Thị thư Nguyễn Trọng Ý đã nhấn mạnh : “Có danh có thực há chẳng phải tốt sao ? Có danh không thực, há chẳng phải xấu sao ? Những người đăng tên vào tấm bia đá ấy, vẫn nên đem đại nghĩa sửa chữa thân mình, đem văn học dồi mài tâm tánh , làm kẻ trạng nguyên thật, làm kẻ Tiến sĩ thật, trên không phụ ơn tri ngộ của triều đình, dưới không phụ với sở học thường ngày. Nếu không được như vậy, thì lối học quấy bịp đời của gã Côn tôn, phép canh tân gạt người của chàng An Thạch chỉ làm lụy cho khoa mục mà thôi.”

Vì vậy, Phan Huy Chú đã viết về việc khoa cử trong giáo dục xưa của ta như sau : “ Khoa cửû các đời thịnh nhất là đời Hồng Đức. Cách lấy đậu rộng rãi, cách chọn người công bằng, đời sau càng không thể theo kịp.” Quả thật thế, qua danh sách các vị thi đỗ và thân thế của ho, ta nhận ra rằng , theo quan niệm của tiền nhân ta, tài năng không tùy thuộc vào giai cấp giàu nghèo, nguồn gốc sang hèn , vàø cũng không căn cứ vào tuổi tác nữa. Theo một công trình nghiên cứu của Nguyễn Thiên Thụ ï,tuổi trung bình của 211 Tiến sĩ đời Lê Thánh Tông là 30 tuổi, và hàng số là từ 15 tuổi đến 60 tuổi. Trong số 211 vị tiến sĩ ấy, có một người chỉ mới 15 tuổi (Nguyễn nhân Tiếp) , 1 người 17 tuổi (Nguyễn nhân Dư), 10 người 18 tuổi, 7 người 19 tuổi và 10 người 20 tuổi. Vị cao tuổi nhất là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ lúc 60 tuổi.
7. Việc tổ chức và giáo dục nhân tài ở bậc Đại học đã được sự quan tâm của vua nhà Lý ngay từ năm 1076 với sự thiết lập Quốc Tử Giám tại kinh đô Thăng Long . Như vậy điểm đặc sắc và cũng là điều đáng lưu ý nhất của nền giáo dục văn tự của Việt Nam là mốiï quan tâm của các nhà lãnh đạo đất nước đến việc thiết lập một nền giáo dục đại học và cao học ngay từ thuở ban đầu của thời kỳ độc lập tự chủ. Về điểm này, cần phải so với lịch sử phát triển đại học trên thế giới mới thấy rõ sự sáng suốt của tiền nhân ta về vấn đề giáo dục: Tại Âu châu, những trường đại học sớm nhất chỉ mới được thiết lập vào thế kỷ XII, XIII, như đại học Paris và Montpellier (1181) tại Pháp, dại học Oxford (1167) và Cambridge (1209) tại Anh, các đại học Salerno, Bologna (1157) và Reggio(1188) tại Ý. Ở Nhật bản, các đại học chỉ mới bắt đầu xuất hiện vào đầu thế kỷ XVIII, trước thời kỳ Minh Trị Thiên hòang, như trường đại học Shoheiko , một trung tâm gíáo dục Khổng giáo chính thống tại Tokyo, và một số các đại học khác do các bộ tộc phong kiến thiết lập như các trường đại học Mito và Satsuma, nơi phối hợp các tư tưởng Phật giáo với Thần đạo Nhật bản qua các môn học lịch sử và văn học .
8. Nền giáo dục cổ Việt Nam là một nền giáo dục được Pháp chế hóa chặt chẽ và luật giáo dục được thi hành nghiêm ngặt từ trung ương đến địa phương. Có thể nói rằng Việt Nam ta là một nước có nền pháp chế sớm sủa, chặt chẽ và tiến bộ không thua kém, hay có phần hơn, nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới vào cùng một thời kỳ.. Nó không chỉ được thể hiện qua những bô luật lớn áp dụng chung cho cả nước, như bộ luật Hồng Đức , mà còn được qui định và bổ túc bằng những hương ước mà có nơi được ghi khắc trên đồng để truyền lại lâu dài từ đời này qua đời khác. Tuy vào thời bấy giờ chưa có những bộâ luật riêng vềâ giáo dục dưới hình thức như ngày nay, nhưng hầu như tất cả những điều căn bản liên quan đến mục đích, phương hướng của giáo dục . quyền lợi và nghĩa vụ của người làm giáo dục và người đi học, cách tổ chức học hành thi cử, các biện pháp giáo dục v.v., tất cả đều được qui định trong các bô lụật lớn, các văn kiện chính thức của triều đình.,các hương ước , các tập tục và trên cả các văn bia còn để lại đến ngày nay. Ngoài ra các vị vua chúa còn có nhiệm vụ đưa ra những điều giáo huấn để giảng dạy dân chúng, chẳng hạn như 24 điều giáo huấn của vua Lê Thánh Tông. Đọc 24 điều giáo huấân này , đặc biệt là từ điều 11 đến 22, cũng như nghiên cứu Luật Hồng Đức và các luật khác về sau, ta thấy dường như mối quan tâm của các nhà làm luật thời xưa là nhấn mạnh về đạo đức của người trí thức và qui định rõ quyền lợi và trách nhiệm của họ trong cuộc sống bản thân, gia đình và xã hội.
Vấn đề pháp chế hóa giáo dục, vấn đề tôn trọng luật pháp và tập tục giáo dục , tuy là những vấn đề xưa cũ trong nền giáo dục cổ , nhưng lại là những điều rất mới , đáng để học tập, đối với nền giáo dục hiện đại vào cuối thế kỷ XX này.
2. Vấn đề Thừa kế Tinh hoa.
Trên đây là tám cái “tinh hoa” của nền giáo dục cổ Việt nam mà tôi đã khái quát hóa từ một số công trình nghiên cứu về lịch sử gíao dục Việt Nam .Chắc chắn lối rằng khái quát hóa này chưa nói lên hết những cái tinh hoa mà mỗi người trong chúng ta đều có thể nêu lên từ một nền giáo dục có hàng nghìn năm lịch sử. Nhưng ít nhất chúng cũng là một số khái niệm căn bản nói lên cái “thể” hay cái “bất biến” của nền giáo dục Việt Nam để từ đó ta tìm hiểu những cái “dụng” hay cái “vạn biến” của chúng xuyên qua các thời đại. Cái “dụng” của giáo dục luôn luôn chịu sự thay đổi tùy theo điều kiện, hòan cảnh của đất nước và con người, có khi đúng, có khi sai, có khi hay có khi dở. Chính cái “thể” của giáo dục mới thể hiện bản sắc của văn hóa dân tộc và là tiêu chuẩn mà người dân căn cứ vào đó để đánh giá nền giáo dục xuyên qua các thời kỳ lịch sử. Đó mới là cái đáng và phải kế thừa
Về vấn đề “kế thừa” này, nhiều người công nhận rằng : “ Gạt bỏ truyền thống là sai lầm. Chỉ có dựa vào truyền thống một cách khôn ngoan như Nhật, Đài Loan...truyền thống Nho giáo, truyền thống dân tộc thì mới xây dựng được giáo dục và nó mới phục vụ được cho công nghiệp hóa hiện đại hóa”. Nhưng người Nhật đã dựa vào truyền thống ‘một cách khôn ngoan” như thế nào ? Các nhà giáo dục của ta xưa kia có đặt ra vấn đề kế thừa ấy hay không ? ù Đó là những vấn đề cần phải làm sáng tỏ.

Cụ Huỳnh Thúc Kháng cũng đã từng đem nước Nhật ra để đối chiếu khi nói về những cái tệ hại của lối học Tống nho . Cụ viết :” ...người mình thiếu cái não cùng năng lực sáng tạo (đồng học văn hóa Tàu mà mình thua Nhật bản là vì thế.” Nhiều người khác cũng đối chiếu thời kỳ Minh Trị Thiên Hòang với thời kỳ Tự Đức để nêu lên sự trì trệ của nền văn hóa giáo dục Việt Nam so với Nhật bản ở vào cùng một thời đại. So sánh hai nền giáo dục Nhật và Việt Nam vào hậu bán thế kỷ XIX mà không xét đến sự khác biệt lớn lao về lịch sử, kinh tế, xã hội giữa Việt Nam và Nhật bản vào những thời đại trước đó thì thật là một vấn đề quá đơn giản . Minh Trị Thiên Hoàng là một vị vua anh minh, có công rất nhiều trong việc phục hưng nước Nhật, nhưng sự thành công của ông chính là do sư thừa kế cả một hê thống tư tưởng , hệ thống kinh tế, hệ thống giáo dục đã có sẵn và được hiện đại hóa trước đó, đồng thời cũng do tính liên tục của một dòng vua duy nhất từ năm 660 .

Về mặt tư tưởng giáo dục, trước thế kỷ XII , ta có thể so sánh nền giáo dục thời nhà Lý với nền giáo dục của nước Nhật mà không thấy có gì khác biệt lớn lao. Nền giáo dục thời kỳ này ở nước Nhật cũng đặt trên căn bản tam giáo : Thần đạo (Shintoism), Phật giáo và Nho giáo. Vào thời kỳ này, như các học giả Nhật bản vẫn thường nói , “Thần đạo là gốc rễ, Đạo Phật là thân cây Khổng giáo là hoa” Có lẽ cũng không khác bao nhiêu tư tưởng tam giáo đời nhà Lý : Tư tưởng Lạc Việt (mà các vị vua nhà Lý tôn vinh lên thành “Thần Đồng Cổ” , là cái gốc rễ, Phật giáo là thân cây, còn Nho giáo vào thời kỳ này chỉ là những đóa hoa đẹp mà thôi.” Điều này thể hiện ở kíến trúc Chùa Một Cột ở Thăng Long, với một trụ đá đặt giữa hồ nước, trên đó có đóa hoa sen nghìn cánh và ở giữa là tượng Phật vàng.
Sự khác biệt giữa nền giáo dục Việt Nam và Nhật Bản có lẽ chỉ bắt đầàu từ thời nhà Lê , khi Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Từ lúc bấy giờ cho đến cuối thế kỷ XIX ở nước ta, Nho giáo đã bỏ mất đi cái gốc và thân cây,chỉ còn là hoa mà thôi. Đã là hoa thì lúc ban đầu bao giờ cũng đẹp ,như được thể hiện vào thời Lê Thánh Tông, nhưng thiếu gốc rễ nó cũng chóng tàn. Hơn nữa, như cụ Hùynh Thúc Kháng đã nhấn mạnh : “Nho giáo chiếm độc quyền” là nói đến một học phái là Tống nho độc chiếm lưu hành ở nước ta,” chứ không phải là Nho hoc Trung quốc từ Khổng tử, trải qua ngọn lửa nhà Tần, bị sửa đổi , chú giải dưới các đời Hán, đời Đường, từ đó nẩy sinh ra nhiều học thuyết khác nhau, trong đó Tống nho chỉ là một. Ở nước Nhật thì không giống như vậy. Từ thế kỷ XII đến thế kỷ XVI, thường được gọi là thời kỳ Trung cổ của Nhật bản, thì tư tưởng Thần đạo, từng là gốc rễ của văn hóa Nhật bản, đã có một sự chuyển biến mới do sự hình thành các lãnh địa phong kiến lớn xung đột với nhau và với cả triều đình, từ đó hình thành tư tưởng “Võ sĩ đạo” (Bushido). Tư tưởng này lại bắt nguồn tử Thần đạo, Khổng giáo và Phật giáo và kế thừa được cả ba tư tưởng ấy. Ở Thần đạo , họï kế thừa ý thức trung thành đối với lãnh chúa và sư tôn kính tổ tiên. Ở Khổng giáo họ kế thừa tinh thần tôn trọng kỷ luật trong cuộc sống xã hội và một hệ thống đạo đức tinh vi . Ở Phật giáo , đặc biệt là phái Thiền học, họï thấm nhuần tinh thần bình thản trước mọi thăng trầm của định mệnh, lòng can đảm trước mọi hiểm nguy, thái độ coi thường cuộc sống vật chất , khinh thường cái chết, Con người “Samurai” là ï con người hành động; tuy họ cũng phải học tập các kinh sách Nho giáo, nhưng phần lớn là vì những mục đích trau dồi đạo đức hơn là để tìm hiểu sâu xa về mặt triết học và văn chương . Từ đầu thề kỷ XVII đến thế kỷ XIX, khi bắt đầu thời kỳ Phục hưng của Minh Trị Thiên Hòang (1868) , phong trào Khổng giáo ở Nhật bản bước sang một giai đọan biến đổi quan trọng , hình thành nên chủ nghĩa Tân Khổng giáo (Neo-Confucianism), mà ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của nó đến các thầy giáo và các nhà lãnh đạo thời Minh Trị là trường phái Mito. Trường phái Mito này phối hợp triết lý Nho giáo với tín ngưỡng Thần đạo. Như vậy trong suốt thời kỳ lịch sử Nhật bản, Thần đạo và Võ sĩ đạo luôn luôn là cái gốc rễ trên đó xây dựng nên các tư tưởng Phật giáo và Tân Khổng giáo, tất cả đều đóng góp vào sự thành công của thời Minh Trị cho đến ngày nay. Đó là sự khác biệt lớn lao giữa Nhật bản và Việt Nam từ thời Nhà Lê đến cuối nhà Nguyễn ở nước ta.
Tuy nhiên, không phải các nhà nho ở nước ta không biết đến nhu cầu kế thừa các tư tưởng truyền thống của dân tộc, Nhưng dường như sự phối hợp các tư tưởng Lạc Việt, Nho giáo, Lão gíáo, Phật giáo chỉ được thể hiện trong văn thơ của họ , chứ không tác động đến giáo dục ở trường học như ở Nhật bản. Đến cuối thời nhà Nguyễn, khi Phật giáo phần nào suy tàn do sự độc chiếm của Nho giáo, rồi đến lượt Nho giáo trở thành bất lực trước sức mạnh của văn hóa phương Tây, các nhà nho ta ở vào cuối thế kỷ XIX mới thấy mối nguy hại của sự độc tôn của Nho giáo và nhu cầu phối hợp cả ba tư tưởng Phât giáo, Nho giáo và Lão giáo trong nền văn hóa dân tộc. Mới đây (1992), tại ao chùa Liên Đàm ở tỉnh Hà Tây, người ta vớt lên được một tấm bia trên đó Dương Lâm, một nhà văn thơ, nhà giáo dục vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX đã nói lên rõ quan niệm ấy. Theo tác giả văn bia ấy, tư tưởng Phật giáo, hay Nho giáo, Lão giáo, ví như “một ngôi chùa , một khi đã bị phá hỏng thì khó mà xây dựng lại được” (Tích nhân ngôn tự phế bất tất tác). Người theo đạo Nho thì lấy đạo nho ra tranh cãi, người theo dạo Phật thì lấy đạo Phật ra tranh cãi (đối ư nho giả dữ nho tranh, đối ư Phật giả dữ Phật tranh). Người đạo Nho thì không thích đạo Phật (Ư nho tắc hà thích ư Phật đán).Phe nào cũng tự cho là đúng và bài bác lẫn nhau. Nhưng, theo Dương Lâm, học giáo nào cũng tốt cả vì tất cả đều tôn thờ chữ Thiện, Tâm, Tính, người ta được học sẽ không còn giữ điều sai trái . Chỉ có sự phối hợp của ba tôn giáo Phật, Nho , Lão thì các tư tưởng ấy mới tồn tại . Nền văn học Việt Nam ví như một cỗ xe trong đó cả ba tôn giáo thống nhất với nhau như trục và bánh xe , phải qui hợp lại một mối về Nho. Hợp quỹ đạo là gắn liền đó vậy (Thống tam giáo chi kỳ triệt, duc hợp quỹ nhi qui vu nho chi nhất đồ, hợp đạo quỹ miến trẩn nhiên hĩ.) Tôn trọng đạo Phật là tôn trọng đạo Nho . Như vậy đạo Phật không bao giờ suy , đạo Nho không bao giờ mất (Phật chi vị suy, Nho chi vị dẫn, tôn Phật tất dĩ tôn Nho) và “chùa hỏng có thể xây lại được” (tự phế hữu sở tất tác). Để làm công việc này có hiệu quả, Dương Lâm khuyên mọi người phải học chữ Hán. Thông hiểu Hán tự làm mũi nhọn, lưỡi dao ( thông Hán tự vi ngạc), là sử dụng phương tiên chuyên chở ý tưởng như chiếc buồm, con ngựa (bối tự chi phàm mã) để tìm hiểu kinh Phật, sách Nho..
3. Những việc cần phải làm trong tương lai.
Ngày nay , ai cũng thấy rõ sự nguy hại của một nền văn hóa dường như đã mất gốc rễ , mà một trong các nguyên nhân của nó là vì chữ Hán, chữ Nômï , như là những phương tiện chuyên chở tư tưởng của người xưa, đã “không lửa đốt mà biến thành tro bụi” (bất hỏa nhi thiêu chi văn tự).
Tinh hoa của nền giáo dục Việt Nam cổ xưa không chỉ nằm trong các tài liệu dịch thuật hay phiên âm, nhất là tài liệu về khoa cử, từng được phổ biến trong vòng 70 năm qua. Có lẽ phần lớn kiến thức về nền giáo dục Việt Nam cổ còn chưa được khai thác hết qua các bài văn , bài thơ của các nhân vật nổi danh về văn học và giáo dục, ,qua các tư liệu chưa được phiên dịch, đang bị phá hủy dần dần, như các văn bia, bằng sắc, các hội điển, hương ước, gia phả v.v. Thật là gánh nặng lớn lao , một trách nhiệm năng nề đặt lên vai các nhà nghiên cứu trước một kho tàng giáo dục đã có hàng nghìn năm lịch sử. Nó không thể là công việc làm của một người mà phải là góp sức của nhiều người, đúng như Hoàng Xuân Hãn đã từng góp ý với tác giả cuốn “Khoa cử và Giáo dục Việt Nam” : “...Nếu một mình không đủ thì giờ làm thì nên tìm chung sức, kẻo chẳng bao lâu nữa sẽ có người ngoài , biết chữ Hán, và có óc khảo cứu sẽ biên tập sách báo và xuất phát trước mình” Thật là một lời khuyên chí lý của một học giả đã nhìn thấy trước tầm vóc lớn lao của vấn đề nghiên cứu nền giáo dục Việt Nam cổ và có niềm tự hào dân tộc rất cao. Riêng tôi nghĩ rằng vấn đề không hẳn là ai xuất phát trước, xuất phát sau, mà quan trọng hơn cả là : ai là người sẽ tìm ra được những tinh hoa đang còn tiềm ẩn trong nền giáo dục có lịch sử hàng nghìn năm ấy ?. Hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước ta khiến cho các tinh hoa ấy nhiều khi không thể hiện minh thị trên những tài liệu rải rác may mắn còn sót lại, mà chúng tiềm ẩn trong từng nếp suy nghĩ , từng hành động, từng câu văn, tùng lời thơ của con người Việt Nam trong quá khứùù và hiện tại . Do đó , việc tìm hiểu tinh hoa của nền giáo dục Việt Nam đòi hỏi không những sự thông hiểu Hán tự và khả năng khảo cứu mà còn một yếu tố mà người nước ngoài không thể có được, đó là tâm hồn Việt Nam được nuôi dưỡng từ tuổi ấu thơ và sự thấm nhuần ngôn ngữ Việt Nam trong bối cảnh văn hóa của nó. Nhũng điều kiện ấy, theo tôi nghĩ, có thể tìm thấy ở những học giả Việt Nam, thông hiểu Hán tự , yêu thích khảo cứu, thâm cảm về quốc học, có kiến thức về khoa học giáo dục đối chiếu của thế giới đồng thời lại có cái học uyên thâm về gíao dục cổ Đông phương.. Đó không phải là công trình của một người mà của nhiều người, cũng không phải là việc làm có thể tính từng năm, từng tháng mà có lẽ của suốt cả đời người.
Chú thích:
1. Trích bài nhận xét của tác giả về đề tài :”Giáo dục Việt Nam cổ (1075-1919) và việc thừa kế tinh hoa của nó. Người thực hiện: Mai Quốc Liên”.
2. Nguyễn Thiên Thụ. Sự Thi Cử Dưới Thời Lê Thánh Tông (1460-1497). Luận thuyết Cao học Giáo dục đệ trình tại trường Đại học Sư phạm Sài gòn, tháng 5, 1974.
3. Don Adams . Education and Modernization in Asia. London, Ontario ...: Addison-Wesley Publishing Companys, 1970,s pp .19 - 65
4. Nguyễn Q. Thắng. Khoa cử và Giáo dục Việt Nam”. NXB Văn hóa Thông tin, 1993s, tr. 315
  

No comments: