Saturday, September 8, 2012

TS. NGUYỄN CAO HÁCH *ĐÔ LA TUỘT DỐC

DOLLAR TỤT GIỐC

GS NGUYỄN CAO HÁCH

Ngày nay chỉ có ba trung tâm kỹ nghệ và thương mại thịnh vượng nhất thế giới: Hoa Kỳ, Liên Hiệp Âu Châu và Nhật Bản. Mỗi vùng đó biểu hiệu bằng một chỉ tệ: Dollar, Euro và Yen. Mãi tới một niên hiệu rất gần đây, cả thế giới tin tưởng là dollar có một giá trị bất biến và trường cửu cũng như vàng. Thật vậy, kể từ thời ban hành Hiệp Ước Bretton Woods (1943), dollar được chính thức định giá là 35 dollar được đổi lấy một ounce vàng. Chính phủ Mỹ hứa là đồng dollar khả hoán (convertible). Và vì thế, khắp thế giới tin tưởng và tích trữ dollar. Lối tích trữ thông dụng nhất là mua Công Khố Phiếu của Mỹ (U.S. Treasury Bond).
Rồi tới 1970, dưới thời Tổng Thống Nixon, Bộ Công Khố (U.S. Treasury) quyết định tách rời dollar khỏi vàng.
Nhưng quyết định đó cũng không có ảnh hưởng gì sâu xa. Vì sao? Vì giá trị của một đơn vị tiền tệ thay đổi theo khả năng sản xuất và thương mại của xứ đó đối với thế giới bên ngoài. Mà kỹ nghệ của Mỹ mạnh nhất thế giới, suốt trong thời kỳ hậu chiến cho tới ngày nay (1945 - 2005).
Kỹ nghệ mạnh, ngoại thương ma.nh. Xứ nào cũng muốn xuất cảng sản phẩm và dịch vụ sang Mỹ. Số chỉ tệ thâu được, tất nhiên là bằng dollar. Mà dollar đó dùng để làm gì, nếu không phải là mua Công Khố Phiếu Hoa Kỳ.
Đó là tình trạng chung cho tới một niên hiệu rất gần đây.
Sự kiện mới là một chỉ tệ mạnh thứ hai xuất hiện: euro.
Muốn phán xét đồng euro, phải nhắc sơ lại lịch sử cận đa.i.
Nước Pháp ba lần thảm bại dưới gót sắt của quân Đức: 1870-71, 1914-18, 1939-45. Một số chính khách Pháp liền nghĩ rằng: nếu không có cách nào rữa được mối thù quá lớn, thì chỉ còn phương kế tuyệt diệu là đổi thù thành ba.n.
Vì Pháp nghĩ rằng: quân Đức quá mạnh là do kỹ nghệ Đức quá hùng hậu; mà kỹ nghệ mạnh là do khoa học và kỹ thuật của Đức tiến quá mau. Vậy nếu Pháp không theo kịp thì chỉ còn cách đổi thù thành bạn, - nghiã là lập Liên Hiệp Âu Châu (Union Européenne) để kết thân với Đức và dùng sức mạnh của Đức để thống trị các xứ Âu Châu nhược tiểu khác, - rồi dùng sức mạnh của Liên Hiệp Âu Châu để tranh thủ ngôi vị bá chủ thế giới.
Kế hoạch đầu tiên là đánh mạnh nông nghiệp của Mỹ.
Vì nông sản Mỹ xuất cảng rất nhiều, Pháp liền tung ra tin là Mỹ dùng quá nhiều chất “hóa học” nên nông nghiệp mới thịnh vượng quá như thế, - nghiã là số thâu hoạch tăng gia gấp bội, - nhưng là tăng gia nhờ những chất hóa học rất độc hại, có thể gây bệnh ung thư hoặc nhiều bệnh nguy hiểm khác nữa cho người tiêu thụ.
Liên Hiệp Âu Châu đặt trụ sở tại Brussels, kinh đô nước Bỉ (Belgique). Pháp là một hội viên mạnh thế trong E.U. (viết tắt của European Union), mà đế quốc Pháp ngày xưa lại gồm một phần lớn Phi Châu, - và đế quốc của hai hội viên khác (Tây Ban Nha - Spain, và Bồ Đào Nha - Portugal) lại gồm gần hết các xứ Mỹ La Tinh.
Chính quốc cũ (Pháp, Tây Ban Nha, Bồ) mà tuyên truyền rằng nông sản của Mỹ có thể rất nguy hại, - thì tất nhiên ngoại thương Mỹ bị đánh một đòn độc hại, vì xuất cảng tụt giốc quá mau.
Người tiêu thụ hải ngoại không cần dollar để mua nông sản của Mỹ. Xuất cảng xuống quá mau, mà nhập cảng không thay đổi, tức là cán cân mậu dịch của Mỹ tụt giốc quá nhiều. Vì không xuất cảng được tức là ngoại quốc không cần dollar để trả nợ cho Mỹ. Theo luật cung cầu, dollar phải xuống giốc.
Dollar xuống giá đối với euro (tiền Liên Hiệp Âu Châu) và yen (tiền Nhật).
Nhưng kết quả của việc dollar tụt giá đối với euro (tiền Âu) và yen (tiền Nhật) chưa chắc gì đã độc hại như nhiều chính khách Âu Châu mong đơ.i.
Vì sao? Vì mề đay nào cũng có mặt trái và mặt phải.
Đành là xuất cảng nông phẩm xuống, nhưng xuất cảng các sản phẩm kỹ nghệ và nhất là các dịch vu.la.i tăng. Vì dollar xuống giá, hàng hóa Mỹ thành rẻ, người tiêu thụ ngoại quốc sẽ mua nhiều hơn.
Trong ba năm vừa qua, dollar đã sụt khoảng 16% so sánh với các chỉ tệ mạnh (nhất là euro và yen). Theo lý thuyết kinh tế thông thường thì biến chuyển đó có lợi cho Mỹ, vì xuất cảng sẽ tăng gia, kinh tế thịnh vượng hơn, và mức nhân dụng (employment) sẽ tiến dần tới mức toàn dụng (full emplyment).
Hy vọng đó có thể quá lạc quan, vì Mỹ phải nhập cảng quá nhiều dầu hỏa, mà dollar xuống mau, giá dầu sẽ tăng mau, kỹ nghệ sẽ tới chổ tắc nghẽn.
Vả lại chiến tranh Iraq càng ngày càng độc hại hơn, - mà vẫn chưa thấy lối thoát. Nghiã là thâm thủng ngân qũy (budget deficit) sẽ càng ngày càng trầm trọng hơn. Làm thế nào để tránh nạn lạm phát (inflation)? Hãy trông gương mấy nước nhược tiểu: mới mấy năm trước đây, bắt đầu Mễ, rồi đến Thái Lan, suýt tuộït xuống vực thẳm. Các xứ đó đã đi từ thịnh vượng xuống tụt giốc chỉ vì đồng tiền mất giá quá mau. Ngay một xứ giàu có như Canada cũng đã qua một cơn ác mộng tương tự, chỉ vì đồng tiền thăng trầm quá mạnh trên thị trường quốc tế, nhiều kế hoạch nội bộ không thi hành đươ.c.
May mắn cho dân Mỹ là các triển vọng đen tối đó vẫn chưa xuất hiê.n.
Người ta thường lấy giá Công Khố Phiếu làm mực thước đo lường và tiên liệu các biến chuyển kinh tế đại cương. Trong thực tế, lãi xuất trường kỳ (long term interest rate) thay đổi rất ít. Hơn nữa, giá cổ phần (stock prices) lại tiệm tăng chứ không tiệm giảm.
Một kết luận lạc quan e quá vội vàng. Ta hãy trở lại kinh nghiệm vài chục năm trước đây. Giữa tháng 9 -1977 và tháng 10-1978, dollar tụt 16% đối với các chỉ tệ mạnh, vì giá dầu hỏa tăng quá mau, mà kinh tế nội bộ lại tăng tiến quá yếu, - và vì thế cán cân mậu dịch đối ngoại tụt giốc. Đollar xuống giá; giá hàng nhập cảng tăng mau, và lạm phát bắt đầu đe do.a. Chính phủ Carter liền dùng số dự trữ của Mỹ trong Qũy Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund) để đối phó với nạn lạm phát bắt đầu đe doạ.
Rồi ông Carter xử dụng một người nổi danh trong giới tài chánh: ông Paul Volcker, lúc đó đang làm Chủ Tịch Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang của tiểu bang New York (New York Federal Reserve Bank). Volcker được thăng chức lên làm Fed Chairman (Chairman of the Federal Reserve System), tức là Chủ Tịch Ngân Hàng Trung Ương Toàn Quốc.
Đối phó với nạn lạm phát đang đe dọa, Volcker thấy là cần phải đập mạnh: Volcker ra lệnh chặn đứng ngay khối tiền lưu hành đang tăng gia quá mau. Tránh được nạn lạm phát, nhưng phải trả bằng một giá đắt: kinh tế suy giảm (economic recession).
Ngày nay (bắt đầu năm 2005), nạn lạm phát đã tránh được, nhưng quốc dân đã phải trả liều thuốc đắng đó với giá nào?
Năm 1978, khiếm hụt ngoại thương (current account deficit) chỉ là 1% của lợi tức quốc gia (GDP). Ngày nay nó lên gần 6%, nghiã là quốc dân đã tiêu xài và đầu tư nhiều hơn tổng số lợi tức mà quốc dân đã sản xuất./. (Sẽ tiếp)

No comments: