Saturday, September 1, 2012

QUỐC GIA HÀNH CHÁNH * NHỚ THANH TÂM TUYỀN

Nhớ Nhà Thơ Thanh Tâm Tuyền
Từ Hoàng Liên Sơn, trong hang "Tuyệt Tình Cốc" chúng tôi bị lùa lên xe chở về trại tù Hồng Ca, Yên Báy; lúc khoảng 10 giờ sáng tháng 12 năm 1977. Ở đây, Quân Đội bàn giao cho Công An. Kể từ ngày "trình diện" ở trường Petrus Ký, bị lùa lên Trảng Lớn, bị đưa về Long Khánh, bị vụ nổ kho đạn tại Long Khánh rồi chuyển qua Long Giao, ngồi tàu thủy bảy ngày ra Bắc, chui vô toa xe lửa chở xi măng lên Yên Báy, qua phà Âu Lâu, chuio hang "Tuyệt Tình"... Chúng tôi đều ở dưới sự kèm kẹp của "Quân Đội Nhân Dân". Nhưng chuyến về lại Hồng Ca Yên Báy kỳ nầy thì khác. Khi xe rẽo khu đất trống thì chúng tôi thấy lố nhố toàn công an mặc đồng phục màung. Lúc ấy là mùa đông, cho nên họ trang bị quần áo mùa đông đủ bộ để trình diễn cũng như "" rất ư là "tâm lý chiến"! Chúng tôi được mở còng, xuống xe, đem hành lý trải dưới ra cho "cán bộ" khám kỹ từng thứ. Lần đầu tiên gặp "áong", có nghĩa là kể từ đây chúng tôi không còn sống với bộ đội mà đã được giao qua cho Bộ Công An quản lý. Kể từ cái ngày này, kỷ luật của áong khác với áo xanh rất nhiều. Khi ở với áo xanh, hình như cũng là dân "lính" nên đối xử với nhau cũng rất "lính". Nhưng khi áong đứng trước mặt thì... Hỡi ôi! đêm cô quạnh thảm sầu đã điểm!
Một hôm đang cuốc đất trên đồi để trồng bắp cải, xu hào cho cán bộ, tôi gặp một người trông rất quen, mà cũng là rất lạ. Trông quen vì hình như đã gặp ở đâu đó, lạ là vì anh ta không ở trong nhóm đi chung từ hang "Tuyệt Tình Cốc". Anh ta đang cúi xuống ôm cỏ choo hầm để làm "phân xanh". Anh gật đầu chào tôi, không nói, không quay lại lần thứ hai, xăm xăm bước về phía trước. Dáng gầy nghiêng nghiêng theo bó cỏ, chiếc nón lưỡi trai cũ, bên ngoài bộ áo tù màu xanh có sọc trắng là cái áo bằng bao cát, có lẽ anh mang từ trong Nam ra làm kỷ niệm. Hồi còn ở trong Nam, chúng tôi hay lấy bao cát may áo, may túi xách... Cũng nên nói qua về cái gọi là "phân xanh": Đó là tất cả cỏ, lá cây đem nhồi xuống một hầm, phủ đất lên trên, thời gian chừng ba tháng thì cỏlá cây thành phân. Người ta đào hầm phân xanh lên đem bón cây, phân màu đen xanh. Lúc chúng tôi ở Bắc, phân xanh trộn với phân Bắc (phân của tù thải ra buổi tối trong thùng, buổi sáng gánh ra đồng hòa với nước bón rau...) là độc nhất vô nhị để ta tự làmtự ăn trở lại...
Trở lại cái anh chàng vừa lạ vừa quen kia; khi chiều tối, tôi hỏi thăm mấy anh em trong lán 2, có biết anh ta là ai mà sao quen quá. Nhiều người nói thường gặp anh ta đi lao động với lán 4 nhưng ít khi nói chuyện hay chào thân mật vì anh ta thường làm thinhlánh mặt hay lảng tránh anh em tù ! Nhưng có một anh trong góc phòng lớn tiếng nói: "A! mấy anh hỏi cái ông ốm tong bên lán 4 hả! Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền chứ ai mà hỏi!" Cả lán 2 chúng tôi cùng "À" một tiếng. Có anh bên góc khác nói to: "Ủa! Sao lạ vậy cà! Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền thì tôi biết mà sao kỳ nầy thấy khác quá không nhìn ra. Tánh ông ta là vậy đó, ít nóicẩn thận lắm. Nhưng cũng có người cho là ngông. Thi sĩ có tàicó tiếng đều ngôngriêng Thanh Tâm Tuyền thì tự cao...!" Lại có tiếng nói khác: "Mầy thử lấy gương soi mặt mầy xem mầy có nhận ra mầy hay không mà biểu mình nhìn ra Thanh Tâm Tuyền sau bao nhiêu là nghiệt ngã...o trong nầy chẳng ai tin ai, thằng hay ông cũng thế! Ông ta chán đời không muốn giao thiệp thì thôi, trách làm gì!"
Mà quả là như thế! Đó là nhà thơ Thanh Tâm Tuyền. Ngày hôm sau, khi anh ta ôm cỏ vượt qua chúng tôi, cả bọn đồng thanh: "Chào nhà thơ Thanh Tâm Tuyền!". Anh ta hơi bối rối quay lại chúng tôi, mỉm cười, cái đầu gật gật: " Chào! thơ với thẩn gì nữa!" Chỉ có thế rồi không gặp lại anh lần nào nữa trong thời gian chúng tôi cùng bị nhốt ở trại tù Hồng Ca Yên Báy. Đến khi cả một nửa số tù bị lên xe, hai người một cái còng sắt (còng do thợ rèn làm) di chuyển một ngày đường núi rừng trùng điệp ngoằn ngoèo để đến trại tù Tân Lập thuộc tỉnh Vĩnh Phú thì Thanh Tâm Tuyềnchúng tôi mới được ở chung một lán. Ở phân trại K2 Tân Lập Vĩnh Phú, chúng tôi sinh hoạt với nhau lâu nhất cho đến khi anh bị lên xe chuyển trạio một đem tối trời. Thanh Tâm Tuyền là một người anh hết sức điềm đạm, cẩn thậnhay... Đa nghi, có chút tự caokiêu hãnh; nhưng là đối với cán bộ trẻ, quản giáo hay dạy đời theo bài học thuộc lòng!. Có thể nói anh là mẫu người của Tình Báo chứ không phải là tay văn chương thơ phú! Anh rất kín đáo, tâm sự có chừng có mực, khuyên bảo đàn em có tình có lý nhưng lúc nào cũng gieoo đầu đàn em mấy chữ: "Đừng tin cho đến khi thực tế!" Anh hút thuốc làocó một ống điếu cầy khắc con rồng mang từ Nam ra. Mỗi khi đến chỗ anh nằm, lấy cái điếu treo trên vách, xin anh một bi, hít một hơi dài rồi xỉn lăn... Anh cười: " Chú mày còn trẻ, hãy cẩn thận sức khỏe còn về với vợ con. Anh già rồi..." Tôi trả lời: Anh hơn em chỉ có sáu tuổi thôi mà cứ như là ông lão tám mươi! Em là Hướng Đạo Sinh. Chỗ nào em cũng vui được, em không có buồn vì cả nước đi ở tù chứ đâu phải một mình ta! Anh nên thích ứng với hoàn cảnh để còn mai kia ta về làm lại vần thơ xưa..." Anh ngó tôi cười mỉm: "Chú mày hay nhỉ! vần thơ nay có không mà tìm thơ xưa!" Hai anh em cùng cười! Anh thường "được" cho ở trại không đi lao động để viết hàng mấy trăm tờ giấy về lý lịchquá trình hoạt động của anh. Không hiểu sao anh cứ bị viết đi viết lại hoài. Ngồi một mình hút thuốc làoviết cho đến chiều tối khi anh em lao động về mới được nghỉ...Anh Thanh Tâm Tuyền ngoài mặt có vẻ khinh đời như thế nhưng ở chốn riêng tư, anh là một người anh hết sức tuyệt vời. Anh hay dặn dò những điều mà đám sĩ quan trẻ hay xửng cồ cãi nhau với "bòng". Anh nói, mình đang nằm trong rọ, hãy kiên nhẫnbắt chước Tôn Tẫn hay có khi cũng phải làm kẻ luồn trôn... Tóm lại, anh là một người anh rất mực kính quí của chúng tôi. Anh đổi trại một thời gian thì tôi được về. Trước khi cho về, họ chuyển tôi đến K5 là phân trại chỉ huy. Nơi đó tôi gặp lại Thanh Tâm Tuyền trong thiếu thốn, tiều tụy... thiếu cả thuốc lào!
Hôm trước khi nhận giấy ra trại, chúng tôi nghe anh bị một đội trưởng đội Lâm Sản tên là HĐĐ, Sĩ Quan Cảnh Sát thuộc Quận 10 Saigon, không biết lý do gì đánh anh Thanh Tâm Tuyền khi anh ta tìmo chỗ của mấy người đó xin lửa hút thuốc lào(?) Chúng tôi bèn tìm đến nơi phòng ngủ của HĐĐ hỏi tộinói là về Saigon sẽ báo cho vợ hắn biết về hành động làm chó săn, đánh anh em tù như thế nào... Nhưng khi nghe tin ấy, anh TTT tìm đến chúng tôikhẩn cầu đừng làm to chuyện. Theo anh thì trong hoàn cảnh nầy đừng nên làm cho gia đình của họ đau lòng. Vì thế nên khi về Saigon, chúng tôi đã cho vụ đó chìm xuồng!
Sau này khi vô lại Namanh được trở về với gia đình, chúng tôi không có dịp gặp lại nhau cho đến khi nghe anh qua định cư ở Minnesota. Thăm hỏi nhau mộti lần, nhưng hình như về sau nầy anh không muốn giao du hay tâm sự gì về cái quá khứ sầu đau kia nữa nên chúng tôi ít liên lạc nhau. Rồi năm vừa qua 2005, nhóm anh em tù K2 Tân Lập họp mặt bỏ túi tại nhà anh Nguyễn Quyết Thắng ở Nam Cali, chúng tôi có bàn tới anh Thanh Tâm Tuyền về cái bệnh phổi của anh. Anh em nói vì trong tù anh Thanh Tâm Tuyền hút thuốc lào quá sức nên bị phổi. Tôi phản đối vì chẳng có ai trong tù mà không hút thuốc lào cả. Không biết sau nầy anh có bỏ hút hay không thì chúng tôi có ai biết được!
Nghe tin anh đã nằm xuống với cái tuổi 70 cũng là thọ rồi! Lúco tù chỉ có 40 tuổi thôi, cái tuổi đang lên như diều của một nhà thơ nổi tiếnglà một cây bút được cả nước ưa thích... Ôi! Thôi thì, chúng tôi, những đàn em từng đồng cam cộng khổ với anh trong các trại tù từ Nam ra Bắc; xin thắp nén hương lòng thành tâm cầu chúc anh trở về với những vần thơ của chính anh! Nếu có linh thiêng, xin phò trợ cho mọi người trong những ngày còn lại được vuông tròn. Anh hãy nhắm mắt lại yên nghỉcầu cho quê hương VN ta một tương lai như anh từng mong ước trong tù...!
Đại diện anh em tù K2 Tân Lập Vĩnh Phú VN
Lê Anh Dũng
Thanh Tâm Tuyền:
Tên thật Dzư Văn Tâm (1936-2006) Sinh ngày 13 tháng 3 năm 1936 tại Vinh. Cựu sĩ quan VNCH định cư tại Minnesota Hoa Kỳ. Trước 1975, cùng Mai Thảo chủ trương tạp chí Sáng Tạo.
Tác phẩm đã xuất bản:
Tôi Không Còn Cô Độc (thơ,1955)
Liên, Đêm, Mặt Trời Tìm Thấy (thơ,1964)
Khuôn Mặt (truyện, 1964)
Bếp Lửa (truyện)
Dọc Đường (truyện, 1966)
Ba Chị Em (truyện, 1967)
Cát Lầy (truyện,1967)
Mù Khơi (truyện, 1970)
Tiếng Động (truyện,1970)
Tạp Ghi (1970)
Thơ Ở Đâu Xa (thơ, Hoa Kỳ)

No comments: