Saturday, September 1, 2012

LÊ MỘNG NGUYÊN * TÌNH TUYỆT VỌNG

Tình tuyệt vọng, nổi thảm sầu...
từ Mỵ Châu-Trọng Thủy đến
Marie Nodier-Félix Arvers
Lê Mộng Nguyên


Giáo Sư Tiến Sĩ Lê Mộng Nguyên - Viện Sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Hải Ngoại Pháp - đồng thời cũng là một nhạc sĩ trứ danh. Bản "Trăng Mờ Bên Suối" của ông - đã lừng danh từ những năm của thập niên 60. Ông hiện vẫn tiếp tục làm thơ và viết nhạc, ngoài các công trình chuyên môn.
Mỵ Châu-Trọng Thủy là một câu chuyện thê thảm dã xảy ra cách dây hon hai nghìn năm với đủ mức : tình yêu vợ chồng có mạnh hon tình yêu đất nước không? Nguồn gốc dân tộc VN phải chăng đã bắt đầu từ ngày Thục Phán (là thân phụ của Mỵ Châu) lên ngôi năm 257 trước Tây Lịch, lấy hiệu là An Duong Vuong, đóng đô ở Phong Khê, sau khi thống nhất hai nước nhà Thục và Văn Lang đổi quốc hiệu mới là Âu Lạc.
Hồi bấy giờ ở Tàu, vua Tần Thủy Hoàng một khi bình định thiên hạ, sai tướng Đồ Thư (chức là Hiệu Úy) đem quân thôn tính đất Bách Việt (gồm tỉnh Hồ Nam, Quảng Đông và Quảng Tây hiện nay), năm 214 trước Tây Lịch. Yếu thế, Thục Vương xin thần phục nhà Tần. Bách Việt và Âu Lạc do đó được chia làm ba quận: Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (Quảng Tây) và Tương Quận (Bắc Việt), đặt duới sự cai trị của Tàu. Nhà Tần trải qua một thời tráng lệ bắt đầu suy vì giặc giã trong nước. Thừa dịp, tướng Nhâm Ngao thẳng binh quận Nam Hải, trù tính dánh Âu Lạc với mục đích thành lập một nước tự chủ ở miền Nam. Nhưng ông qua đời truớc khi thực hiện mưu kế này, quyền bính để lại cho Triệu Đà được phong chức quan úy quận Nam Hải. Năm 208 trước TL, Triệu Đà xâm chiếm nước Âu Lạc, sáng tạo nước Nam Việt sau khi sáp nhập Âu La.c vào quận Nam Hải.
Tục truyền rằng năm 255 trước TL, lúc An Duong Vuong xây Loa Thành được Thần Kim Quy hiện lên cho một cái móng chân làm lẫy nõ. Nếu giặc đến, vua chỉ dùng cái nõ ấy đủ xua đuổi ngay tất cả vạn quân thù. Trước sức siêu phàm của cái nõ, Triệu Đà không làm sao đánh được Âu Lạc, đành phải dùng muu kế giải hòa Quan úy lại xin Thục Vuong cho công chúa Mỵ Châu kết hôn với con trai mình là Trọng Thủy, với ý định dò dẫm cho biết lý do những chiến thắng không ngừng của An Duong Vuong. Trọng Thủy yêu Mỵ Châu nhung không quên sứ mệnh của mình là phải tìm thấy sự thật. Mỵ Châu không đắn đo, không nghi ngờ, kể lại cho chàng biết chuyện Thần Nõ. Người chồng vội giấu giếm thay móng chân Rùa Vàng bằng một cái giả, rồi lấy cớ xa nhà đã lâu, xin An Duong Vuong cho phép trở về Nam Hải thăm gia đình. Lúc chia tay, chàng xúc động trước đôi mắt buồn của Mỵ Châu vì tình yêu và tin cậy chồng đã phản bội cha và tổ quốc mà không biết. Công chúa có linh tính một tai nạn, hứa hẹn với chàng ngày sau có gì trắc trở, nếu phải trốn chạy bỏ Loa Thành, nàng sẽ rắc lông ngỗng từ cái áo gấm của nàng để được chàng theo dấu vết.
Triệu Đà khởi binh qua đánh Âu Lạc. Cái nõ không còn hiệu nghiệm, An Duong Vuong bị thua phải bỏ kinh thành, đem Mỵ Châu ngồi sau trên mình ngựa, phi qua rặng núi hùng vĩ phía Nam, đến núi Mộ Dạ gần bờ biển mà kỵ mã quân thù vẫn theo đuổi không ngừng. Vua nhà Thục khẩn cầu Thần Kim Quy hiện lên cho biết là giặc ngồi sau lưng. Tức giận, An Duong Vuong chém Mỵ Châu một nhát gươm rồi nhảy xuống biển tự vận. Theo dấu lông ngỗng của vợ rắc trên đường, Trọng Thủy vừa đến chổ Mỵ Châu chết thì dã quá muộn. Đau đớn và hối hận đã phản bội lòng tin cậy và tình yêu của nàng Công Chúa bị chết oan, chàng dem thi hài Mỵ Châu về an táng ở Loa Thành rồi tự gieo mình nhảy xuống cái giếng mà Mỵ Châu thường hay lấy nước tắm rữa. Tục truyền rằng những con trai ăn máu của Mỵ Châu ở bờ biển đều trở thành ngọc trân châu sáng chói nếu được rữa với nước giếng là nơi Trọng Thủy đã tự vận.
Âu Lạc mất, nước Nam Việt được thành lập. Nhà Triệu làm vua đến năm đời (từ năm 208 đến năm 111 trước TL) thì bị Vu Đô nhà Hán sát hại. Từ đấy, Nam Việt đổi thành Giao Chỉ (chia ra 9 quận) đặt dưới sự đô hộ của Tàu. Thời đại Bắc Thuộc bắt đầu, kéo dài hon nghìn năm (từ năm 111 trước TL đến năm 931 sau TL) với những giai đoạn khởi nghiã của các vị anh hùng như Hai Bà Trưng, Lý Bôn, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan... cho đến lúc Ngô Quyền chiến thắng trên sông Bạch Đắng, đuổi quân Tàu Nam Hán, lấy lại tự do độc lập cho nước nhà.

Mỵ Châu-Trọng Thủy cũng là tên một bản nhạc tôi viết vào khoảng 1947, nghiã là hai năm trước bài Trăng Mờ Bên Suối, lúc vừa ra khỏi tuổi ấu thơ thường say mê đọc đi đọc lại lịch sử nước nhà mà trong dó Việt Nam Sử Lược với lối hành văn lưu loát đã làm tôi nhiều lần thích thú. Hồi ấy, muốn sáng tác một màn nhạc thuộc cổ tích hùng Việt, tôi đắn đo giữa Phù Đổng Thiên Vuong, Son Tinh-Thủy Tinh và Mỵ Châu-Trọng Thủy, cả ba chuyện toàn được học giả Trần Trọng Kim ghi chép lại rõ ràng... Song vì lý do quá hoang đường của hai câu chuyện đầu dưới thời Hồng Bàng, tôi chỉ giữ lại mối tình bất diệt giữa Trọng Thủy và Mỵ Châu duới đời Nhà Thục để làm hứng cảm cho bài hát. Hon nữa, thời ấy có thể xem như là nguồn gốc nước ta và cũng là khởi thủy một cuộc diễn tiến của dân tộc Việt Nam. Bài này tôi viết xong rồi để lại cho gia dình, bạn hữu (tùy ý xử dụng)... trước khi đi du học tại Pháp ngày 5 tháng 10 năm 1950. Hai năm sau, vào cuối hè 1952, tôi nhận được 20 bản đặc biệt gửi dành riêng cho tác giả, do nhà xuất bản Á CHÂU (Địa chỉ Nam Việt : 16, đường Barbé, Saigon) ấn hành (Giấy phép số 373/T.X.B. ngày 16 tháng 6 1952 của Nha Thông Tin Nam Việt). Trang bìa 1 có ảnh lớn của nữ ca si Huong Thủy đã từng trình bày nhiều lần bài MC-TC trên Đài Phát Thanh Huế và ở trang bìa 4 (sau) có bản liệt kê vài nhạc phẩm của tôi dã được Á Châu xuất bản như : Trăng Mờ Bên Suối, Hoàng Hoa Thôn, Nhớ Huế Trong Mỵ Châu-Trọng Thủy (viết theo cung ré mineur, nhập Tu 4/4 hay C, hành nhạc Lento espressivo), đoạn đầu diễn tả oan hồn Mỵ Châu hiện lên rất mờ ảo sau khi bị cha già chém :
Chiều dần buông trong khói suong chiều vương
Ngày tàn mơ nhắc chi thêm buồn lòng ta
Nhìn xem trang lên vạn ánh sương ngà
Chàng nơi đâu, bóng chàng đâu ? em mong chờ !
Hận một đời thôi từ nay giấc mơ xưa còn tìm dâu, bóng em phai mờ
Paroles en français (Princesse MY CHAU) :
Mon amour, c'est toi mon bonheur
Mon chagrin toujours et ma douleur
Ce soir, dans la clarté lunaire :
Où es-tu ? Où es-tu ? Dans la nuit !
Je chéris ton passé malgré ta trahison sans un adieu
Trong đoạn hai : mặc xiêm giáp cởi trên mình ngựa, Trọng Thủy theo dấu lông ngỗng của vợ rắc. Đến núi Mộ Dạ thì được tin nàng chết, chàng buồn rầu, xuống ngựa, than khóc tìm lại người xưa :
Chiều nay di theo vết nàng đâu đây
Dừng cương ta trông chim chiều xa bay
Bóng nàng đâu ? Bóng nàng đâu ? Ta mong em bao ngày, nào em đâu ?
Hàng thùy dương vương sầu đau ôm hờn, đôi ta biệt ly sầu
Mỵ Châu oi ! Bóng nàng đâu ? Bóng nàng đâu ? Ta mơ rồi!
Từ nay duới suối vàng, tình duyên thôi lìa tan !
Tình ngàn năm thôi từ nay vết dấu xưa còn tìm đâu, bóng ai phai mờ.
Paroles en français (Prince-cavalier TRONG THUY ) :
Ce soir, à ta recherche en vain
Pour un amour sans lendemain
Dans la brume, ton image me poursuit, chérie où es-tu ?
Saule pleureur lui aussi en larmes, est en deuil ici
Ô My Chau, où es-tu ? Où es-tu ? j'ai rêvé !
Et dans l'au-delà, puis au Nirvana
Je te rejoindrai pour toute une éternité, mon grand amour !
Nữ ca si Quỳnh Tu (với giọng soprano léger dã trình bày nhiều lần ở Pháp màn nhạc cảnh Mỵ Châu-Trọng Thủy của Lê Mộng Nguyên và cho vào cassette duới chủ đề Jardin ancien, Fleurs modernes trong năm 1993. Năm 1995, nàng cho ra một CD rất hoàn hảo : QUỲNH TU, Vietnam : Passions et Rêves, Anh và em, với núi với sông (une production France-Asie No RN 9411004) vào dêm 07/01/1995 tại Auditorium của Trường Quốc Gia Âm Nhạc (École Nationale de Musique) ở Fresnes (ngoại ô Paris) và nhờ tôi long trọng giới thiệu cuốn CD này trước mặt cử tọa Pháp Việt và quốc tế. Riêng về bài MC-TT (một trong 14 bài của CD), tôi đã nói tóm tắt nhu sau:
Notre Amour serait-il plus fort que notre amour pour la Patrie? Voilà la
trame de l'histoire (qui est aussi celle de notre peuple) et à travers les
méandres de laquelle s?était déroulé le drame (il y a plus de deux mille
deux cents ans) : La Princesse Mỵ Châu (Douceur de Perle) a trahi
sans le savoir le Roi An Duong Vuong en révélant à son mari Trọng
Thủy qui venait d'une famille ennemie, le secret de l'Arbalète
Surnaturelle grâce à laquelle son royal Père a jusque-là réussi à
repousser des armées étrangères qui tentèrent d'envahir le Royaume
de Âu Lạc. Dans la fuite à chreview avec son Père vaincu cette fois-ci
par les troupes de Triệu Đà et qui l'a prise en croupe, la Princesse
trahit sans le savoir - encore une seconde fois, toujours par amour - en
répandant du duvet d'oie de son manteau de brocart sur le chemin afin
que son mari Trọng Thủy (fils du général vainqueur) puisse les suivre
à la trac? Elle paya cette double trahison au prix de sa vie? Mais
Trọng Thủy, inconsolable, accablé de douleur et rongé par le remords
d'avoir trahi la confiance de la femme qu'il chérissait, se suicida en se
jetant dans la pièce d'eau où Mỵ Châu aimait se baigner...
Tôi cũng đã xin cử tọa đêm ấy chú ý và thông cảm với cách diễn tả đau khổ và thiết tha của nam nữ ca sĩ cùng sự hòa đàn điêu luyện của một ban nhạc tài tình :
C'est donc l'amour, la trahison, l'innocence et la mort dans Mỵ
Châu-Trọng Thủy de Lê M?ng Nguyên, qui ressuscite, en Prologue et
en Épilogue - à la faveur d'un remarquable travail d'arrangement et
de percussion de l'Orchestre et de l'inspiration d'un flủtiste talentueux -
les bruits de galop des chevaux tantôt s'éloignant tantôt se rapprochant
et ce jusqu'à l'apparition du fantôme de l'innocente Princesse Mỵ
Châu à travers le brouillard crépusculaire et sous une lune blafarde,
errant à la recherche de son bien-aimé, de son amour évanou? Ayant
appris la mort de sa femme, Trọng Thủy s'arrête en chemin, essaye de
se plonger dans le passé où il la recherche vainement car elle n'est plus
que l'ombre de lui-même. Il fait le serment de la rejoindre au Nirvana.

Cũng trong thời thơ ấu thích đọc Sách Hồng và Tiểu thuyết của nhóm Tự Lực Văn Đoàn mà tôi được biết qua Anh Phải Sống của Khái Hung và Nhất Linh (1936) và Hai Buổi Chiều Vàng của Nhất Linh (1937) - bài tho tuyệt tác Tình Tuyệt Vọng do Khái Hung dịch (theo thể lục bát) từ bản Sonnet d'Arvers :
Lòng ta chôn một khối tình
Tình trong giây phút mà thành thiên thâu
Tình tuyệt vọng nổi thảm sầu
Mà nguời gieo thảm như hầu không hay
Hởi ơi người đó ta đây
Sao ta thui thủi đêm ngày chiếc thân
Dầu ta đi trốn dương trần
Chuyện riêng há dám một lần hé môi
Người dù ngọc nói hoa cười
Nhìn ta như thể nhìn người không quen
Đường đời lặng lẽ bước tiên
Ngờ đâu chân đạp lên trên khối tình
Một niềm tiết liệt đoan trinh
Xem thơ nào biết có mình ở trong
Lạnh lùng lòng sợ hãi lòng :
Người đâu tỏ ở mấy dòng thơ đây

Tôi không có ý cho chuyện tình giữa Marie Nodier và Félix Arvers (nằm trong nửa phần nhất thế kỷ 19) có thể so sánh hoàn toàn với mối tình của Mỵ Châu-Trọng Thủy (cách đây hon 2200 năm), ngoài việc phẩm chất vĩnh cữu của một mối tình bi đát, âm thầm và đã vượt thời gian đến chúng ta hôm nay. Bài Sonnet của Arvers nói lên một cách đau khổ và xót xa mối tình tuyệt vọng mà nhà thơ đã từng ôm ấp, chôn cất trong lòng cho đến ngày tận thế. Người đẹp mà thi si dã yêu thầm trộm nhớ là Marie Nodier mà chàng được gặp nhiều lần trong những buổi họp bình thơ văn (Séances de critique littéraire) do thân phụ nàng là nhà văn Hàn Lâm Viện Pháp Charles Nodier (1780-1844) từ chức tại Thư viện Arsenal (hồi ấy ông làm giám quản thư viện (conservateur de bibliothèque)
và đã quy tụ nhiều thi văn nghệ sĩ lừng danh như Victor Hugo, Alfred de Vigny, Alfred de Musset, Lamartine và Félix Arvers, vân vân. Félix Arvers là một thi si đã nổi tiếng ngay thời còn học sinh bậc trung học, được Giải Thưởng Danh Dự Latin, Giãi Nhất Pháp Văn trong những cuộc thi cạnh tranh hồi bấy giờ. Ông tốt nghiệp trường Đại Học Luật Khoa và đã từng làm luật sư một thời gian ngắn rồi xin thôi để có thì giờ sáng tác cho thi ca văn nghệ. Có lẽ tài năng của Félix Arvers đã được Charles Nodier chú ý nên gửi mời nhà thơ đang lên vào làm thư ký cho ông và gia sư (précepteur) cho ái nữ Mari? Bài Sonnet d'Arvers diễn tả mối tình tuyệt vọng của Félix Arvers đối với Marie Nodier phải đi lấy chồng năm 1833 và trở thành bà Marie Mennessier-Nodier. Sau Khái Hưng và để tỏ lòng xúc động, biết ơn và ngưỡng mộ một thi hào đã từng đau khổ (một cách im lặng) vì một mối tình tuyệt vọng nay trở thành mối Tình Muôn Thuở để lại cho đời, tôi xin dịch lại một lần nữa, nhưng theo thể thất ngôn, bài thơ tuyệt tác của Félix
Arvers, trích thi tập Mes Heures Perdues (Những Giây Phút Đã Qua) và cung là đô trưởng, nhân dịp Năm Tân Tỵ và Mùa Ái Tình (Saint Valentin : 14/02/2001), những kẻ đã yêu nhau một cách âm thầm, vĩnh viễn, trong linh hồn và lý tưởng :
Đời ta ôm ấp một mối tình
Mối tình muôn thuở mới sơ sinh
Tình không hy vọng, tình ngang trái
Mang bệnh thương này ta lặng thinh
Than ôi ! trong cuộc thế thăng trầm
Bên cạnh em mà như xa xăm
Thời gian qua vẫn luôn cô quạnh
Không dám cầu xin, không nói năng
Em là thần diệu của tình si
Trong tâm lơ đãng có nghe gì
Trái tim đau khổ không hàn gắn
Âm thầm theo dấu bước em đi
Cho tròn tiết nghĩa vợ trung thành
Với chàng là phận gái đoan trinh
Xem tho ta gởi em toàn vận
Không biết là thơ nói chuyện mình

Lê Mộng Nguyên (Paris)
  

No comments: