Sunday, September 2, 2012

NGUYỄN THIÊN THỤ *NHỮNG ĐẶC TÍNH & THỦ ĐOẠN CỘNG SẢN

NHỮNG ĐẶC TÍNH & THỦ ĐOẠN CỘNG SẢN


Trong phần nhập đề, chúng tôi đã nói đến đường lối nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu lý thuyết cùng với đường lối thực hành của chủ nghĩa cộng sản. Chương này có mục đích trình bày về những đặc tính, đường lối quanh co của triết thuyết và những thủ đoạn tinh vi, tàn bạo của cộng sản để bạn đọc có thể hiểu rõ chủ nghĩa Marx một cách đầy đủ.

I. ĐẶC TÍNH

I.1. Duy Tâm, Duy Lý và Duy ý chí
Cộng sản chủ trương duy vật nhưng thực tế là duy lý, duy tâm và duy ý chí. Những dự tính, mơ tưởng của Marx về giai cấp vô sản là giai cấp tiên tiến, sẽ xây dựng một xã hội văn minh tiến bộ gấp ngàn lần tư bản, là người chôn giai cấp tư bản, và giai cấp tư bản đang dẫy chết, vô sản sẽ xây dựng một thế giới hạnh phúc và tiến bộ hơn tư bản ... Đó là không tưởng, là duy tâm. . .

Tuy tự xưng là Duy vật nhưng Marx, Lenin, Mao tin vào lý thuyết, vào sự tuyên truyền. Marx viết Tư bản luận, Tuyên Ngôn Cộng sản là chú trọng đánh vào tâm lý con người, ý thức con người. Lenên nói: "Không có lý thuyết cách mạng thì không có phong trào cách mạng" (Without revolutionary theory there can be no revolutionary movement. What Is To Be Done? http://www.marxists.org/archive/lenin/works/1901/witbd/i.htm
Vì chú trọng lý thuyết nên Lenin, Stalin, Trotsky, Mao, Hồ Chí Minh, Lê Duẩn . . . đều viết sách tuyên truyền. Trong khi đó chế độ quân chủ, tư bản ra đời mà không cần có một lý thuyết. Những lý thuyết tôn quân của Khổng tử, thuyết về quốc gia của Plato ra đời sau khi quân quyền đã thành lập. Những lý thuyết về tư bản cũng vậy.

Sau khi Lenin, Stalin vạch ra những kế hoạch kinh tế nhưng thất bại thì đã rõ họ là những người nhiều tham vọng và mơ mộng hảo huyền. Các thi văn nhạc sĩ mơ mộng làm cho đời đẹp nhưng mơ mộng và tham vọng của Marx, Lenin, Stalin , Mao, Hồ để cho bao triệu dân phải chết thảm thương trong công, nông trường và trong các trại tù. Vì duy ý chí, duy tâm và ngu dốt, Mao Trạch Đông đã cho rằng về quân sự, tinh thần binh sĩ quan trọng hơn vũ khí , và trong việc khai mương đào kênh, ông cho rằng ý chí của giai cấp công nhân và nông dân là quyết định, không cần kỹ sư, không cần bọn trí thức mà giá trị không bằng cục phân! Tuy nhiên, khi ông chết, thế hệ sau của ông chủ trương bốn hiện đại hóa trong đó khoa học kỹ thuật là then chốt!

Vì duy tâm, duy lý và duy ý chí, cộng sản bắt đảng viên, cán bộ, sinh viên, học sinh, nhân dân và tù nhân học chính trị, triết học Marx Lenin. Họ mê tín, giáo điều và họ cũng nghĩ rằng mọi người cũng sùng bái Marx như họ. Chúng thực hiện chính sách nhồi sọ nhưng những cái đó vô ích, giáo dục như vậy là phản giáo dục, phản khoa học. Sau mấy chục năm diệt tư bản, tuyên truyền chủ nghĩa Marx Lenin, đảng viên cộng sản, sinh viên học sinh, văn nghệ si và nhân dân đã lên tiếng chống đối chủ nghĩa Marx.

Hệ thống Marx đã thành duy tâm thần bí. Khắp nơi, cộng sản tuyệt đối hóa thuyết Marxit Leninist thành giáo điều như các giáo sĩ thời Trung cổ! Một số dân Trung Quốc sùng bái Quyển sách đỏ của Mao và coi nó như thánh kinh, như Khổng Minh thần quái, như Quan Âm linh xám!Ngày nay cộng sản Việt Nam còn định đưa ông Hồ vào miếu Thành hoàng , hay miếu thổ địa để kiếm tiền đồng thời tỏ lòng trung thành với đảng mà bộ bộ cao thăng!

Trần Độ đã thẳng thắn chỉ trích cộng sản duy ý chí, duy tâm:
Chủ nghĩa Mác là duy vật, nhưng hệ tư tưởng cầm quyền lại thiên về duy tâm. Hệ tư tưởng này hầu như tin vào vai trò tuyệt đối của tư tưởng, tinh thần, cho đó là yếu tố quyết định của mọi công tác, mọi thành công, hầu như tin rằng các mục tiêu kinh tế đạt được là do nêu cao các khẩu hiệu tuyên truyền và sự nhắc lại nhiều lần các khẩu hiệu đó. Ví dụ cứ nói đi nói lại nhiều lần số phần trăm của tăng trưởng kinh tế thì sẽ đạt được mục tiêu, cứ lắp khẩu hiệu "công nghiệp hóa, hiện đại hóa " vào mọi hoạt động như là nuôi lợn, nuôi gà, quét sạch đường, chợ... thì ta sẽ đạt được hiện đại hóa. Bệnh duy ý chí rất nặng một thời, nay vẫn còn. Duy ý chí thì cũng là duy tâm. Sự thần thánh hóa, linh thiêng hóa, tuyệt đối hóa lãnh tụ, cấp trên, các nghị quyết, các ý kiến lãnh đạo, thì cũng quá là duy tâm và ngược lại tinh thần của chủ nghĩa Mác. (MỘT CÁI NHÌN TRỞ LẠI II , 5)

I.2. Phi khoa học

Marx, Engels, Lenin luôn khoa khoang là triết thuyết của họ là khoa học, những lời của họ là định luật nhưng nói như vậy là tự họ đã phản khoa học. Khoa học là thuộc về lãnh vực vật chất, khách quan và thực nghiệm. Triết lý, chính trị, kinh tế, cách mạng , lịch sử thuộc về lãnh vực nhân văn, xã hội không thể đặt ngang hàng với khoa học tự nhiên về mức độ khách quan , thực tiễn và chính xác.Cho dù Marx và Engels tự cho tất cả của họ suy nghĩ đều thuộc về vật chất và danh từ của phe họ là Duy vật chủ nghĩa, nhưng tự dán nhãn hiệu là duy vật, là khoa học chưa hẳn là khoa học, và duy vật.

Tất cả những gì Marx nói là chủ quan, luôn chống đối tư bản và chống đối các phe xã hội và cộng sản khác đường lối của ông. Còn khách quan khoa học thì không có vấn đề đảng tính, giai cấp tính và lập trường. Hơn nữa, những lý thuyết của Marx chưa được kiểm nghiệm , những chương trình, kế hoạch kinh tế và kỹ nghệ của Lenin, Stalin , Mao Trạch Đông là do những tay chính trị đầy tham vọng bày ra, không được các chuyên gia kinh tế và khoa học chuẩn y, và chưa được kiểm nghiệm thì làm sao có thể cho là duy vật, là khoa học.

Lại nữa, mỗi bộ môn khoa học có một phương pháp khác nhau, định luật khác nhau, không thể có một định luật chung cho khoa học xã hội và khoa học tự nhiên trong khi Marx, Engels, Lenin cho rằng quan điểm của họ là khoa học, là định luật chung cho khoa học nhân văn và khoa học tự nhiên, là dầu Nhị thiên đường trị bá chứng! Vì quan niệm rằng thuyết của Marx và Lenin là siêu việt, là khoa học cho nên các vị giáo sĩ cộng sản giáo điều đã kết tội các nhà khoa học. Mandel cho rằng "gien" quyết định truyền thống " con vua thì lại làm vua" nhưng bị các giáo sĩ cộng sản chống đối thuyết này vì mất lập trường giai cấp! Nếu Gregor Johann Mendel (1822-1884) còn sống đến thế kỷ XX, chắc chắn ông bị đem học tập lao động ở Seberia để cải tạo tư tưởng, hoặc bị Mao cho Vệ binh đỏ bắt trói và đem đi diễu hành khắp Thượng Hải hay Bắc Kinh về tội chống đối nhân dân, và phản khoa học!

Thực tế, khoa học cũng không hoàn toàn chính xác tuyệt đối . Vật chất như lá trên rừng còn kiến thức con người về vật chất như một vài chiếc lá trong bàn tay người. vật chất tự nó không đúng, không sai, nhưng kiến thức con người hữu hạn vì các nhà khoa học đời sau thường phủ định hoàn toàn hoặc phủ định một phần công trình của những người đi trước.Tin tưởng tuyệt đối vào khoa học hay nhãn hiệu khoa học là một hành vi phản khoa học.

Những thuyết về Duy vật Biện Chứng pháp và Duy vật Lịch sử của Marx cũng sai lầm rất nhiều, đầy chủ quan và cực đoan thiếu chứng cớ. Không phải mọi mâu thuẫn đều đi đến tiêu diệt mà có thể đi đến hòa hợp như nắng và mưa, như đêm và ngày. Cộng sản xúi giục công nhân Á Phi tranh đấu nhưng công nhân Âu Mỹ thì không, trái lại tư bản và lao động cùng hợp tác. Marx cho rằng cái mới thắng cái cũ, tiêu diệt cái cũ, thay thế cái cũ.

Marx nói rằng chế độ phong kiến tiêu diệt chế độ thị tộc, rồi chế độ tư bản tiêu diệt phong kiến, và cuối cùng vô sản chôn sống tư bản nhưng sự thực không phải như vậy và có lẽ Marx cũng đã nhận thấy điều này. Từ đời thượng cổ đến nay, chế độ thị tộc vẫn tồn tại bên chế độ phong kiến và tư bản. Rõ rệt là nay cộng sản Liên Xô đã bị nhân dân Nga và Đông Âu chôn sống, và cộng sản Trung Quốc Việt Nam sống bằng đồng tiền bóc lột của tư bản và tự nguyện cho tư bản bóc lột mặc dầu họ vẫn giữ bảng hiệu búa liềm và đôi khi lớn tiếng chỉ trích Mỹ!

Sự khác biệt giữa khoa học xã hội và khoa học tự nhiên ở chỗ chính xác.Những lý thuyết, tư tưởng thuộc về khoa học xã hội nên không chính xác, mỗi người có ý kiến khác nhau. Còn khoa học chính xác thì không thế. Nước 100 độ sôi là tất yếu thì ở đâu cũng thế.Nếu hệ thống Marx là khoa học, là tất yếu tại sao Lenin sửa Marx, Stalin sửa Lenin và Mao cũng cãi lại Marx, và Đặng Tiểu Bình chống Mao? Một vấn đề cơ bản là thuyết về năm hình thái xã hội. Marx cho rằng xã hội chủ nghĩa chỉ được thành lập trên nền tảng tư bản chủ nghĩa nhưng Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam đã phát triển xã hội chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. còn các phái khác thì chủ trương đấu tranh ôn hòa ở nghị trường, và một số không theo chủ trương đấu tranh giai cấp.

Mọi còn đường đều có thành và bại, và khả hữu. Cách mạng vô sản có thể linh động, và chủ trương của Marx cũng như mọi đảng chính trị, những triết thuyết khác , nghĩa là không phải là khoa học chính xác. Như vậy, đấu tranh giai cấp, vô sản chuyên chính, cách mạng vô sản, chủ nghĩa cộng sản đâu phải là tất yếu vì trong cộng sản đã có nhiều ý kiến mâu thuẫn, chủ quan. Việc Marx và những người theo ông khoe khoang là duy vật và khoa học chỉ là lộng ngôn.Và nếu cộng sản chủ nghĩa là tất yếu thì cần gì phải tuyên truyền và chém giết?

Sở dĩ Marx, Engels nhấn mạnh duy vật và khoa học là vì lúc bấy giờ khoa học phát triển, gây ra một phong trào sùng bái khoa học. Và lúc này tư bản phát triển, giai cấp công nhân lớn mạnh, Marx và Engels cũng theo thời thượng và cho đó là nhãn hiệu tốt nhất để tuyên truyền cho ông.
Cuối cùng chính một số lãnh tụ cộng sản đã thấy thất bại trong lý thuyết và thực tế cho nên Gorbachev, Đặng Tiểu Bình đã phải thay đổi chính sách, và những người cộng sản như Triệu Tử Dương, Trần Xuân Bách, Trần Độ, Nguyễn Kiến Giang đã thay đổi tư duy hoặc đã từ bỏ đảng.

I.3. Phi dân chủ

Mặc dầu Marx và Lenin lớn tiếng khoa khoang xã hội cộng sản tự do, thịnh vượng nhưng thật ra đó là một hệ thống độc tài. Một khi đã chủ trương " vô sản chuyên chính" thì không thể nào có tự do. Chính Lenin đã cương quyết chống đối lập, tranh luận nghị trường, cấm báo chí, và sát hại, giam cầm các giáo sĩ thì dân chúng đâu có tự do tư tưởng, tư do tín ngưỡng! Quốc hội và các Hội đồng nhân dân từ Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam chỉ là trò chơi dân chủ giả mạo để đánh lừa nhân trong nước và nhân dân thế giới. Vô sản chuyên chính thì không thể có tự do, dân chủ.

I.3. Kiêu hãnh

I.3.1.Khoe khoang:
Một số người và loài vật ưa khoe khoang nhất là những người có quyền sinh sát trong tay. Tuy nhiên, các vua chúa ngày xưa và các tổng thống , thủ tướng ngày nay it ai có mãnh lực kiêu hãnh như các lãnh tụ cộng sản. Cộng sản Việt Nam tự hào là đỉnh cao trí tuệ, là bách chiến bách thắng, đánh bại bốn nước mạnh nhất thế giới là Nhật, Pháp, Mỹ và Trung Quốc trong khi họ quên thân phận nghèo hèn của họ đã van xin, quỳ lạy Nga Tàu! Người Việt Nam mở miệng là tự hào! Đó là cái bệnh do cộng sản truyền bá còn ông cha ta ngày xưa không kiêu mạn như thế.

I.3.2.Sùng bái cá nhân
Một số lãnh tụ cộng sản đã sùng bái cá nhân họ, tự họ khoe khoang. Sụ tôn thờ cá nhân này vốn do niềm kiêu hãnh, óc tự tôn, tự đại của những con người nhiều tham vọng và ưa khoe khoang. Các vua chúa thời quân chủ và tổng thống, thủ tướng tư bản it ai bắt dân treo ảnh của mình tại các tư gia và cơ quan. Họ cũng không bắt các cận thần phải xây tượng đài ở các công viên như các lãnh tụ cộng sản. Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông đều muốn mình trở thành thần tượng của đảng cộng sản và nhân dân của họ. Stalin đề cao ông là thiên tài quân sự, lý thuyết gia Marxist, và là sử gia tài ba của Sô Viết. Ông còn phong cho ông là cố vấn, là phụ tá đắc lực của Lenin. Ông Hồ đã giả danh các nhà báo Trần Dân Tiên, T.Lan để ca tụng mình. Có thể ông Hồ đã viết nhiều bài báo dưới những danh hiệu khác nhau để tự đề cao ông. Sau khi Stalin chết, Nikita Khrushchev đã tố cáo tệ sùng bái cá nhân của Stalin và vạch rõ những tội ác của Stalin, nhờ vậy mà thế giới đã hiểu rõ Stalin và chủ nghĩa cộng sản.

I.3.3. Nịnh hót
Công sản bày ra trò phê và tự phê nhưng thgâm tâm cộng sản không muôốn ai phê bình họ. Họ muốn mình tự phê và nhân dân phê phán nhau để họ chia rẽ nhân dân và tìm ra những tin tức có lợi cho họ. Quan trọng nhất là họ dùng biện pháp này như một vũ khí bắt nhân dân đầu hàng họ. Trong đảng cộng sản, các ông đầu gấu muốn thủ hạ và nhân dân ca tụng họ, và bọn thủ hạ cũng như nhân dân muốn sống thì phải ca tụng họ.

Trăm ngàn năm xưa đều vậy. Một khi có vua chúa là có nịnh thần, nhất là trong những triều đại của hôn quân và ác chúa, bọn nịnh thần càng đông. Trong các chế độ trước, có thể có những ông vua không thích nịnh hót nhưng trong thế giới cộng sản, nịnh hót, ca tụng là đều cần thiết và phổ biến, gần như đó là quy luật của XHCN. Trong trường học và xã thôn, người ta dạy trẻ ca tụng lãnh tụ và đảng CS. Sách giáo khoa và văn nghệ phải có tính đảng, tính giai cấp và tính nhân dân cho nên các thầy giáo và các văn nghệ sĩ phải nói sai sự thực. Hiện thực XHCN chính là nói láo, là ca tụng lãnh tụ và đảng dù lãnh tụ và đảng xấu xa, đồng thời mạ lỵ, vu khống kẻ thù dù kẻ thù tốt hơn cộng sản.

Năm 1953, sau khi Stalin chết, bọn nịnh thần đã ca tụng Stalin là cha già dân tộc. Và khi ông Hồ khoảng 50 tuổi, bọn cộng sản Việt Nam cũng đã tôn xưng ông là cha già dân tộc! Chính ông Hồ tự ca tụng mình dười các tên Trần Dân Tiên, T.Lan và nhiều tên khác nữa.

Trước những thất bại về kinh tế, chính trị của Stalin, Mao Trạch Đông, đã có mấy ai can đảm nói lên sự thật? Trotsky, Nikolai Ivanovich Bukharin (1888 –1938), Đặng Tiểu Bình, Triệu Tử Dương, Nhân Văn Giai phẩm, Bách Hoa Tranh Khai, Trần Độ v. v.. là những con ngưòi can đảm. Không muốn bị mất chức, không muốn bị tù đày, không muốn mang nhục nhã khi bị các đồng chí khinh khi ghét bỏ, vì vậy mà đa số cam phận con dế, con giun phải nịnh hót và nói dối.Cộng sản chủ trương phê và tự phê, nhưng đó chỉ là khẩu hiệu mà thôi. Ai chỉ trích thượng cấp, chỉ trích đảng cộng sản là tai họa đến ngay cho bản thân và gia đình. Chỉ có phê bình anh em, tố cáo bạn bè và chỉ trích kẻ thù là đúng đường lối và chính sách cộng sản.

Chính vì bị nịnh hót, các lãnh tụ tưởng là họ tài giỏi và các kế hoạch đã thành công, đại thành công cho nên ngày càng sa lầy. Tại Trung Quốc, Bước Đại Nhảy Vọt thất bại cho nên bọn thủ hạ của Mao phải dùng gian kế để lừa Mao, bịp nhân dân trong nước và nhân dân thế giới. Theo Zhang Rongmai, bọn họ đã bắt buộc dân chúng nộp nồi niêu, song, chảo để cho họ nấu thành từng chảo kim loại to lớn rồi bảo đó là những mẻ thép tốt nhất thế giới. (Mao Zedong. Wikipedia)

I.4. Gian tham
Những triết gia xã hội như đức Phật, Khổng tử, Platon là những con người có tấm lòng từ bi, còn những người như Marx, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh là những con người nhiều tham vọng. Cái tham vọng và ác tâm của Marx đã thể hiện qua những bài phê phán các tư tưởng gia trong các tác phẩm của ông. Bản Tuyên Ngôn Cộng sản của Marx và Engels cũng chứa đầy ác tâm vì họ hô hào tranh đấu bằng bạo động, bày vẽ cách thức cướp của ( bãi bỏ tư hữu và cướp tài sản các nhà tư sản), và giết người ( chuyên chính vô sản). Lenin, Stalin , Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh đã giết vô số người và cướp tài sản của nhân dân. Lenin, Stalin , Mao Trạch Đông có tham vọng phát triển kinh tế và kỹ thuật lớn mạnh hơn Mỹ để thống trị toàn cầu . Các lãnh tụ cộng sản đã ngồi lỳ cho đến chết. Tại Việt Nam sau này vì tranh chấp nội bộ nên mới có hạn tuổi về hưu. Tuy về hưu các vị này vẫn giữ một vài chức vụ và vẫn có uy quyền, chứ không về hưu thật sự như các quan lại thời quân chủ, hay các viên chức trong chế độ tư bản.

Những người theo cộng sản có thể vì bắt buộc, cũng có thể vì lòng yêu nước nhưng đa số là do lòng tham. Những dân nghèo nghĩ rằng cộng sản bênh vực vô sản, giải phóng giai cấp, chia ruộng đất, tài sản cho họ cho nên họ ủng hộ cộng sản. Một số trí thức, quan lại, nhân viên chế độ cũ vì tham mồi danh lợi mà cộng sản hứa hẹn nên phản quốc gia, theo cộng sản. Còn những tên cộng sản gộc hiểu rằng cộng sản là thâu tóm tài sản quốc gia trong tay, cộng sản là một đại tư bản và họ sẽ có nhiều quyền lợi. Tuyên ngôn cộng sản là một cái mồi, và cũng là một toan tính sâu xa của những tay cờ bạc, và những kẻ làm nghề không vốn:
Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ.

Cộng sản đã cướp tài sản nhân dân, bắt nhân dân làm nô lệ, cho nên họ có quyền hành và tài sản rất lớn. Bản chất cộng sản là gian tham chứ không phải biến chất. Những anh du kích thời chiến tranh đã chận xét dân buôn bán vùng tề và tịch thu tài sản của nhân dân mà bỏ túi. Trong Cải cách ruộng đất trong miền Bắc hay trong các cuộc đánh tư sản , đánh văn hóa đồi trụy tại miền Nam, các cán bộ đã bỏ túi vàng bạc, của cải của các nạn nhân. Hơn nữa, trong khi chiếm miền Nam, hay chiếm Kampuchia, một số cán binh cộng sản đã cướp vàng bạc, kim cương, xe cộ, nhà cửa, và phá hoại các tượng vàng của các chùa chiền. Lenin lớn tiếng chỉ trích tôn giáo, nhân danh khoa học mà tiêu diệt tôn giáo song sự thực là ông nhắm vào kho vàng bạc của các nhà thờ Chính thống giáo.

Tất cả chế độ cộng sản tại Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam là những nguồn tham nhũng, hối lộ, ăn cắp của công, mặc dầu họ đã hưởng những quy chế ưu đãi cho giai cấp mới, và đã cho họ trở thành những tư sản đỏ. Ngày về tiếp thu Hà Nội, họ chia nhau những biệt thự lớn của Pháp và từ đó những biệt thự này thuộc tài sản của họ truyền lại cho con cháu. Sau khi chiếm miền Nam, cộng sản chiếm nhà cửa, dinh thự làm của riêng, một tên cộng sản bình thường cũng có vài căn nhà, còn cán bộ cao cấp thì có nhiều biệt thự tại Sài gòn, Vũng Tàu, Đà Lạt sướng hơn vua chúa thời quân chủ.

Sau đó, chúng trắng trợn cướp công khai bằng chính sách hữu sản hóa. Nay thì cộng sản công khai cướp đất quốc gia, đất các giáo hội và nhà cửa tư nhân khiến cho dân oan đã đồng thời đứng dậy. Hồ Chí Minh giả đạo đức, đóng vai nhà tu hành, nhưng đã có một đời tình ái bí ẩn, và man rợ khi ông đã giết bà Nông thị Xuân. Mao Trạch Đông sống một đời hưởng thụ như các vua chúa Trung Quốc.

Tuy lắm bạc nhiều tiền, cộng sản vẫn còn vơ vét. Chúng lấy tiền quốc tế viện trơ cho nạn nhân bão lụt, tiền Uneso tái thiết các đền đài miếu mạo mà bỏ túi. Chúng còn vơ vét các thứ lợi khác. Trong Cát Bụi Chân Ai, Tô Hoài đã nói rõ việc đảng cộng sản lấy 200 chiếc xe đạp mà nước Đức trao tặng các nhà văn Việt Nam (đảng hay kẻ nào mượn danh đảng?): Hội Nhà Văn Đức tặng hội Nhà Văn Việt Nam 200 trăm cái xe đạp Diamant mới cứng. Nguyên Hồng được điện khẩn mời xuống công tác. Ấy là việc dắt chiếc xe đạp đứng vườn hoa cửa Nam trò chuyện với người qua đường. Vô tuyến truyền hình Việt và của Đức quay giới thiệu nhà văn với tặng phẩm hữu nghị quốc tế. Nguyên Hồng hồi ấy mới để râu, rõ ra phong thái học giả phương đông. Tuyên truyền thế thôi, cả hội chẳng được sờ vào vành bánh chiếc xe nào. Hai trăm cái xe vào cái kho bộ Thương Nghiệp. (136).

Ông cũng tố cáo đảng trấn lột một nghìn bảng Anh của ông do bà thủ tướng J. Gandhi tặng khi ông qua thăm Ấn Độ: Túi rỗng, tôi đi qua các nhà hàng không chào lại, như còn đương mãi nghĩ. Chả là tôi vừa nhận giải thưởng hội Nhà Văn Á Phi 1969, bà thủ tướng J. Gandhi trao tặng kèm một ngàn bảng Anh. Nhưng trong va li tôi chỉ có tờ chứng nhận và chiếc huy hiệu bằng đồng. Mấy chai votca các bạn nhà văn cho, ai đến mừng thì nâng cốc vui sướng. à hôm sứ quán nhận tiền tôi đưa, có làm một tiệc nem rán mời khách (312).

Người ta cũng nghe tin Nguyễn Khắc Viện được Pháp tặng giải thưởng, số tiền này ông không dám tiêu, phải đem cúng vào viện mồ côi cho yên thân! Việc Mai Chí Thọ tổ chức vượt biên bán chính thức, việc cộng sản cướp kho cổ vật của Vương Hồng Sển , việc 16 tấn vàng của miền Nam vào tay Tổng bí thư cũng là những chuyện lưu truyền trong chốn dân gian. Trong năm 1975, cộng sản đã chiếm các kho hàng, các cơ sở kỹ nghệ, thương mại, nhà cửa, vàng bạc, xe cộ của nhân dân làm của riêng. Ngày nay, cộng sản ngang nhiên chiếm đất của nhân dân và các giáo hội đã chứng tỏ chúng là bọn cướp ngày vô lương tâm và đại gian ác.

I.5.Bóc lột
Toàn bộ tác phẩm của Marx, Engels, Lenin đều chỉ trích tư bản bóc lột, nhưng người cộng sản càng bóc lột dữ dội hơn tư bản.

Giai đoạn đầu, cộng sản đã cướp tài sản các tư sản nhưng các tư sản, địa chủ ,phú nông thực ra là những nông dân nghèo, những nhà tiểu thủ công nghiệp và những người tiểu thương. Ngoài ra, cộng sản còn áp dụng thuế, hay giảm tô, giảm tức để cướp tài sản nhân dân. Lenin đã dùng tiền tệ và thuế để cướp đoạt nhân dân.[1]


Về tiền tệ, tại Việt Nam trước 1986, thỉnh thoảng vài năm cộng sản đổi tiền một lần để cướp bóc và bần cùng hóa nhân dân.
Trước và sau khi thành lập HTX, cộng sản vẫn duy trì thuế, có điều là HTX đứng nộp thuế nông và công thương nghiệp.
Muốn bóc lột và giết dân, chúng khai tăng diện tích đất (không cần đo đạc), và tăng sản lượng lúa gấp ba bốn lần. Trong thương nghiệp cũng vậy. Cộng sản cứ bình nghị chứ không theo sổ sách hoặc tình hình thị trường. Khi về Hà Nội, chúng muốn chiếm nhà dân, ban đầu chúng đánh thuế, dân chịu không nổi phải hiến nhà cho chúng để khỏi ngồi tù. Đặng Thai Mai đã nói đến tình hình thuế nông nghiệp và giảm tô giảm tức tại Nghệ An:
Thư gửi Trường Chinh ngày 19.6.1953
. . . Tôi cũng đã viết thư lên K.U.L.K.IV (Khu ủy Liên khu IV) . Nhưng cũng có những câu chuyện cũng cần báo để T.Ư (trung ương) rõ. Về vấn đề thuế 1953, thư trước tôi đã nêu một hai ý kiến. Giờ đây, sau khi đã kiểm soát tận tay, và hỏi một vài đồng chí, và một số dân chúng, tôi mong anh để ý đến vấn đề thuế biểu. Có lẽ cần phải duyệt lại mức sản lượng ở Nghệ, năm 1951, thường thường cho 4 gánh lúa gặt (cả bông) ở đồng về là 1 tạ. Năm 1952, tỉnh định mức cho huyện. Huyện chia về xã. Có xã tính 2 gánh rưỡi, phần nhiều tính 3 gánh là 1 tạ. Ở Hà Tĩnh cũng vậy. Do đó có những mẫu ruộng tính sản lượng là 32, 35 tạ. Khá nhiều ruộng nhất đẳng điền hồi xưa ít nhất phải 25, 28 tạ.

Tôi đã hỏi nhiều anh em nông dân cày lấy 1 hay 2 mẫu thì họ đều nói rằng không tài nào theo kịp sản lượng. Tôi dám nêu vấn đề ở đây là vì tôi đã theo rõi ở vùng tôi khá kỹ. Và sự thực thì năm nay tôi nghe nhân dân phàn nàn nhiều về thái độ cán bộ trong việc định sản lượng nên tôi cũng tưởng cần trình bày cùng L.K.U (Liên khu ủy) . và T.Ư. Tôi cũng đã đọc bản báo cáo của Sabourov tóm tắt “chỉ thị của Đại hội Đảng lần thứ XIX về kế hoạch 5 năm để phát triển Liên bang Soviet” thì thấy rằng: trong kế hoạch sắp tới, ở LX cũng mới trù tính việc tăng năng suất các miền ruộng có thủy lợi (terres-irriguées) cho đến mức 40-50 tạ một hectare. Như vậy là với phương tiện kỹ thuật, nhân công, tổ chức của nông nghiệp Liên Xô, mà trong 4 năm nữa người ta mới yêu cầu tới mức 20 hay 25 tạ nửa hectare, nghĩa là còn hơn một mẫu ta - mẫu ta ở Trung Kỳ = 4900 m2.. . .http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=5452&rb=0401

Sau khi lập các công, nông trường, tại Liên Xô, trong khoảng 1931, mùa màng thất bát, nông dân trong các nông trường đói khổ nhưng Stalin không phát lượng thực cho họ. Stalin cho rằng nông dân đã cất giấu thực phẩm, và ra lệnh bắn bỏ những kẻ trộm mùa màng. Kết quả vụ đói khiến cho năm triệu dân Ukraine chết. Tại Trung quốc, Bước Nhảy vọt thất bại, mùa màng kém, Mao đem lúa gạo xuất cảng, để mặc dân thiếu ăn, gây ra nạn đói lớn nhất lịch sử nhân loại, con số nạn nhân trong khoảng 1959-1962 lên đến mười triệu người. Tại Liên Xô, công nhân hưởng đồng lương chết đói.Trong tình hình như thế, mức sống của người dân không làm lãnh đạo phải bận tâm mặc dù theo Marx thì con người là nhân tố sản xuất quan trọng nhất.
Theo ông Krankshown, một đảng viên cộng đảng, thì lương 600 rub một tháng phải được coi là không đủ sống, trong khi Harrie Shvars, một nhà báo Mĩ lại cho rằng có đến 8 triệu người chỉ được nhận dưới 300 rub một tháng (Milovan Djilas, GIAI CẤP MỚI 5, 9)

Trong quyển "Điều Kiện của Giới Lao Động Anh năm 1844" (The Condition of the Working Class in England in 1844.), Engels tố cáo tư bản bóc lột, tư bản làm cho đời sống công nhân khốn khổ: nhà cửa chật chội, quần áo nữ công nhân và nam công nhân rách tả tơi , lương không đủ sống, bệnh tật không thuốc men, trẻ con sáu bảy tuổi đã phải làm việc.. ..

Cứ cho như là Engels đã nói đúng thực trạng của buổi đầu của thời tư bản phát triển. Số đông nông dân bỏ thôn quê ra thành thị kiếm sống, tất nhiên họ phải gặp nhiều khổ sở. Dẫu sao, việc họ lên thành thị, việc họ xin làm công nhân tại môt hãng xưởng nào đó là do họ tự nguyện không như nông dân, công nhân dứới chế độ cộng sản bị cưỡng bách lao động, bị đày đi Sibéria lạnh giá. Đồng lương của tư bản it ỏi nhưng tư bản không làm cho hàng triệu công nhân, nông dân phải chết đói như thời Lenin, Stalin và Mao Trạch Đông. Tại Việt Nam, trẻ con thôn quê phải bỏ học để vào HTX lao động kiếm sống. Điều kiện sinh sống và làm việc của công nhân cộng sản còn tồi tệ hơn tư bản gấp trăm lần, vì tư bản không có " đảng lãnh đạo" và " vô sản chuyên chính"!

Richard Pipes cho biết rằng Thu nhập tính trên đầu người Bắc Hàn là 900 dollar, trong khi ở Nam Hàn là 13.700 dollar.(CHU NGHĨA CỘNG SẢN VI ,3)
Tại Việt Nam, nông dân làm trong các nông trường hay Hợp Tác xã, nếu họ được xếp vào hạng giỏi, mỗi ngày sẽ được một ký lô thóc và mùa sau mới nhận được số thóc công điểm này [2]. .


Nguyễn Kiến Giang nhận định về việc này như sau:
Người ta tưởng rằng với chủ nghĩa xã hội, tất cả những tật bệnh xã hội phát sinh dưới chủ nghĩa tư bản sẽ được khắc phục, nhất là chế độ người bóc lột người. Hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa đều tuyên bố xóa bỏ xong các giai cấp bóc lột. Nhưng kết quả là thế nào? Kết quả là chủ nghĩa xã hội vẫn không tỏ rõ được ưu thế của nó đối với chủ nghĩa tư bản. (SUY TƯ 90 * III, 3).

I.6. Đa sát và tàn ác.
Chế độ nào cũng có nhà tù và chém giết nhưng tù nhân các chế độ khác thì có phòng giam rộng rãi và có thể ăn uống khá hơn. Các chế độ còn có lương tâm, tòa án xử phạt công minh. Còn cộng sản với chủ trương vô sản chuyên chính thì vô cùng kinh khủng .Lenin không ngần ngại tuyên bố " Làm chính trị thì không cần đạo đức"There are no morals in politics; there is only expedience. A scoundrel may be of use to us just because he is a scoundrel.
Lenin công khai nói rằng ông chủ trương dùng súng cai trị nhân dân (One man with a gun can control 100 without one) Và ông thẳng thắn nói rằng ông sẵn sàng tắm máu nhân dân: . "lúc cần thiết ông có thể giết hàng triệu người chứ không phải hàng ngàn người " (Politics begin where the masses are, not where there are thousands, but where there are millions, that is where serious politics begin.
http://www.brainyquote.com/quotes/quotes/v/vladimirle401021.html )

Ernest van den Haag viết về Marx và chủ nghĩa Marx rất xác đáng như sau:
Lenin chính là một tín đồ cuồng nhiệt của chủ nghĩa Marx và vì vậy ông ta đã hạ lệnh bắn giết hàng ngàn người và bỏ cho chết đói hàng triệu người khác, ông ta đã dùng tư tưởng của Marx về tính tất yếu của cách mạng để biện hộ cho những quyết định đó của mình. “Cho bọn nông dân chết đói đi”, Lenin đã nhiều lần nói như vậy. Ông ta còn nói: “Muốn hoàn thành cách mạng mà không bắn giết được ư?”

Khi tiến hành thu thập tài liệu cho cuốn sách Stalin: The Court of the Red Tsar ( Cung đình của Sa Hoàng đỏ), được làm việc với hồ sơ cá nhân của Stalin, tôi không thể hiểu được vì sao nhà độc tài Xô Viết và các cộng sự gần gũi của ông ta lại thích giết người như thế. Họ là những người điên hay là những nạn nhân của việc “tẩy não”, hay đối với họ giết người là phương tiện để tiến thân?

Nhưng sau khi đọc thư từ của họ thì tôi đã hiểu. Tôi nhận ra rằng họ đã dùng tín điều mác-xít để biện hộ cho những hành động của mình, họ sẵn sàng giết người, thậm chỉ tử hình ngay những người thân của mình vì tin tưởng tuyệt đối rằng giết chóc là để xây dựng xã hội lí tưởng, xã hội không tưởng phi giai cấp của Marx.

Giết người hàng loạt đã trở thành một loại thống kê: năm 1937, khi khởi sự vụ “đàn áp lớn” Stalin đã giao chỉ tiêu giết người cho từng tỉnh, không khác gì giao chỉ tiêu sản xuất gang thép vậy.

“Một người chết là bi kịch, hàng triệu người chết là con số thống kê”, Stalin từng nói như thế. Có thể Marx sẽ vô cùng kinh ngạc khi nghe thấy những lời như thế, nhưng chính ông là người đã hạ thấp đời sống con người xuống đến mức một mắt xích đơn giản trong quá trình “sản xuất” Chế Độ Không Tưởng.(TÍNH GIẢ KHOA HỌC CỦA CHỦ NGHĨA MARX)

Richard Pipes cũng có ý kiến về kết quả hành động diệt chủng của cộng sản:

Xã hội cộng sản đã đánh mất những công dân ưu tú nhất của mình như thế đấy, và vì vậy mà họ phải lún sâu mãi trong cảnh đói nghèo. (CHU NGHĨA CỘNG SẢN VI, 6)

Tổng Thống Nga là ông Putin đã phát biểu tương tự trong buổi tưởng niệm nạn nhân Stalin ngày 30-10-2007 tại nhà thờ Chính thống giáo ở Butovo:
Những người bị thảm sát, khủng bố nằm trong số những con người ưu tú và can đảm nhất của nước Nga và Liên Xô thời đó
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story2007/10071031_putinrussianmemorial.shtml


Giết tập thể một lần chưa đủ, theo chủ trương cách mạng thường trực, thỉnh thoảng cộng sản dấy lên những cơn khủng bố, giết và bắt giam hàng loạt người. Thất bại về các kế hoạch nông nghiệp, Stalin đổ thừa là do nông dân không tích cực, trộm cắp hoa màu và phá hoại cho nên Stalin đã giết hàng triệu nhân dân bao gồm dân Kulak, dân lười biếng và kẻ trộm nông sản. Stalin cũng đã đày các sắc dân thiểu số tới vùng Seberia canh tác. Mao Trạch Đông dấy lên "cách mạng (vô) văn hóa" và phong trào " Bách hoa tề phóng" để hại dân hại nước, đồng thời làm ô nhục, giết hại, giam cầm các đảng viên, cán bộ và trí thức. Tại Việt Nam, cộng sản đã nặng tay với Nhân Văn Giai Phẩm. Những nhà văn, nhà báo, những nhà chính trị chống Pháp cũng chỉ ở tù vài năm, không ai bị tù dài hạn và hành hạ trọn đời như các văn thi sĩ Nhân Văn Giai Phẩm.

Còn nhà tù cộng sản thì bị hạn chế khẩu phần và thiếu phương tiện. Việc chém giết thì các chế độ khác thua xa cộng sản. Việc chém giết xảy ra thời cách mạng Pháp đã bị kết án nhưng nó chỉ ra trong một thời gian ngắn còn chế độ cộng sản thì kéo dài. Bọn phát xít Đức tàn sát dã man và con số khoảng 20 triệu người, (Holocaust, Wikipedia) còn cộng sản đã giết hàng trăm triệu, riêng Liên Xô đã chiếm con số khoảng 60 triệu. (STÉPHANE COURTOISE ET AL * MẬT THƯ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN )

Cộng sản không những giết nhiều người nhất trong cuộc chiến mà giết những người vô tội, giết người không khí giới, giết đàn bà trẻ con, giết nhiều chủng tộc, giết người không cần luật pháp như Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông. Trường Chinh đã ra lệnh " giết lầm hơn bỏ sót", có thể chính Hồ Chí Minh hay ai đó ra lệnh tàn sát nhân dân Huế trong vụ mậu thân (1968) cũng chỉ là theo sách lược của Lenin và Stalin. Cái bi thảm nhất là chúng đang tâm giết những người đã theo chúng, ủng hộ chúng và đã là đảng viên cao cấp trong quân đội hay trong các cơ quan hành chánh . Tại Liên Xô, Stalin đã giết hại các tướng lãnh Hồng quân và các đại biểu Quốc hội. Mao Trạch Đông đã tra tấn và giết một phần tư Hồng Vệ binh mà con số có thể lên đến gần 200 ngàn. [3]

Cộng sản luôn tìm cách giết tập thể để khủng bố nhân dân. Và trong các cuộc tàn sát tập thể này, bộ chính trị hay lãnh tụ đảng cộng sản lạnh lùng nghĩ ra một con số tức là đặt chỉ tiêu giết người dù nạn nhân vô tội y như họ đặt chỉ tiêu cho nông nghiệp , công nghiệp.

Richard Pipes viết:
Trong giai đoạn cao trào, Bộ Chính trị còn phân bổ “hạn ngạch” cho cơ quan an ninh, trong đó ghi rõ bao nhiêu phần trăm dân số khu vực bị bắn, bao nhiêu phần trăm bị đưa vào trại giam. Thí dụ, hạn ngạch ngày 2 tháng 7 năm 1937 cho thành phố và tỉnh Moskva là 35 ngàn người, trong đó 5 ngàn bị xử bắn . Một tháng sau đó Bộ Chính trị cấp hạn ngạch cho tất cả các tỉnh: 70 ngàn người bị bắn mà không cần xét xử . Đa số nạn nhân của cuộc đại khủng bố là những người có bằng đại học, họ bị coi là thành phần bất trị và có xu hướng “phá hoại”. (CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN III,4)

Tại Việt Nam, trong Cải cách ruộng đất, Hồ Chí Minh đã cách chức, bỏ tù, sa thải hay giết các sĩ quan và cán bộ đảng viên để thay vào đó là những nông dân, công nhân.Marx và bọn cộng sản theo ông đã nghĩ rằng sau khi giết hết thù trong giặc ngoài, họ sẽ xây dựng một quốc gia thịnh vượng nhưng tất cả đều sai lầm, đống xương vô định đó không đem lại thành công cho cộng sản. Các cuộc tàn sát luôn luôn được diễn tập để làm cho các lãnh tụ cộng sản an tâm , bớt sợ hãi. Hàng triệu xác chết đó làm cho Stalin vui vẻ đi xem phim hài, và Mao Trạch Đông ngủ ngon hơn sau những đêm khiêu vũ với những nữ vũ công trẻ đẹp của đế quốc Trung Hoa. Những cuộc thảm sát đó cũng chỉ mang một ý nghĩa giản dị: Chúng nó chết hết rồi, không còn ai chống đối ta nữa!

Những người cộng sản không là quỷ thì cũng là những kẻ có trái tim bằng đá như Stalin đã tuyên bố:
Khi một người chết là một bi kịch. Khi triệu người chết là một thống kê.
Cái chết giải quyết mọi vấn đề. Không còn con người thì không còn vấn đề. [4]
II. CÁC THỦ ĐOẠN CỦA CỘNG SẢN

Cộng sản bao giờ cũng dùng thủ đoạn dù là những thủ đoạn bỉ ổi nhất, tàn ác nhất. Cộng sản có rất nhiều thủ đoạn mà ở đây người viết chỉ nêu lên một số tiêu biểu.

II.1. Văn từ và ngôn ngữ
Cộng sản nói là theo duy vật nhưng họ rất chú trọng xảo thuật ngôn ngữ để làm lung lay tinh thần và trí tuệ con người.

Trong các lời kêu gọi và ngôn ngữ hằng ngày, cộng sản đã dùng những lời rất đẹp để khoa khoang, trang trí cho bản chất tàn ác của cộng sản. Họ ưa dùng từ " cách mạng "để nói về các cuộc nổi loạn và cướp chính quyền của họ. Cách mạng đúng nghĩa là thay đổi chế độ cũ bằng chế độ mới tốt đẹp hơn. Cuộc cướp chính quyền tháng 10 Nga không phải là cách mạng vì cuộc cướp chính quyền này lập một chính quyền cộng sản tàn ác hơn chế độ Nga hoàng., và mở đầu một trang sử máu cho nước Nga và một nửa nhân loại. Cuộc đại hủy diệt văn hóa do Mao thúc đẩy Hồng Vệ binh không phải là "cách mạng văn hóa "như Mao đặt danh hiệu .Họ gọi những tên sát nhân trong đảng cộng sản là " nhà cách mạng". Rất nhiều danh từ đã biến thể trong chế độ cộng sản như tự do, dân chủ, bình đẳng, độc lập .

Một số mang danh từ rất đẹp nhưng là nội dung trái ngược với cuộc đời như học tập, trại cải tạo có nghĩa là bị tù đày, là trại tù. ..Họ dùng những từ ngữ đẹp để che đậy những thực tại rách nát. Họ thổi phòng mọi sự việc đề tuyên truyền. Marx dùng từ ngữ "đấu tranh giai cấp" là để cướp tài sản nhân dân. Marx dùng từ " vô sản chuyên chính" để bỏ tù và giết người. Lenin dùng từ Bolchesinh (đa số) và gọi phe Martov là Menchevish ( thiểu số) mặc dù phe Martov đa số. Mao dùng thiếu niên để phá hoại văn hóa và khủng bố nhân dân bằng mỹ hiệu " Cách mạng văn hóa". Mao giết và bỏ tù trí thức bằng cái tên rất đầy ấn tượng " "bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh" .

Cộng sản đề cao các lãnh tụ của họ như thần thánh trong khi họ vu khống những người chống họ hay không theo họ bằng các danh từ như phản động, phong kiến, tư sản, tiểu tư sản, tay sai thực dân, đế quốc, ngụy quân, ngụy quyền. . .Trong CCRĐ, cộng sản muốn khủng bố nhân dân bằng cách giết một số nông dận nghèo mà họ gọi là địa chủ, tư sản, phong kiến. Họ cướp tài sản nông dân mà gọi là trưng mua ( Có ai bán mà mua? mua sao lại không trả tiền?). Cộng sản đàn áp nhân dân, bóc lột công nhân nhưng lúc nào cũng nói vì nhân dân, vì giai cấp vô sản. Thật ra họ chỉ dùng nhãn hiệu nhân dân và vô sản (ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân, tòa án nhân dân - -nhưng ngân hàng nhà nước, - đảng lao động, giai cấp tính) để lừa bịp nhân dân trong nước và nhân dân trên thế giới.
Nói như thế, không phải lúc nào cộng sản cũng hoa mĩ. Có nhiều lúc họ dùng ngôn ngữ thô bạo và thiếu văn hóa như xưởng đẻ, nhà ỉa trai, nhà ỉa gái. . .


Cộng sản chú trọng dùng ngoa ngôn xảo ngữ để tuyên truyền, lừa bịp. Ngày xưa, kháng chiến chống Pháp, cộng sản chưa lộ rõ bộ mặt gian ác. Chúng ăn nói tử tế, xưng mẹ mẹ con con ngọt xớt để được dân nuôi ăn, bảo bọc. Sau khi thành công, chúng quát nạt nhân dân, bắt nhân dân gọi chúng bằng "cán bộ" và phải xưng con. Ngày nay, thái đô hách dịch đã thể hiện rõ rệt ở các cửa hàng nhà nước, các cơ quan. . .Có những tên công an đã mày tao chi tớ với những cụ già đáng ông bà nó.
Cộng sản tàn ác, thô bạo không cần che đậy như vụ công an bịt miệng linh mục Nguyễn Văn Lý trước tòa. Việc này chứng tỏ cộng sản coi thường nhân dân trong nước và dư luận quốc tê.

Trong các tác phẩm của Marx, Lenin, Stalin, Mao, Hồ có nhiều từ ngữ nhưng khác biệt với thế giới tự do. Như tự do, dân chủ, hòa bình. Lenin bảo tự do của cộng sản tốt đẹp gấp triệu lần tư bản, khác với tự do tư sản!Dân chủ của cộng sản là dân chủ tập trung quý hơn dân chủ của tư bản. Đó là những lời trống rỗng

Marx, Engels , Lenin, Mao, Hồ chuyên dùng ngoa ngôn xảo ngữ để lừa thiên hạ.
+Marx bảo sau khi cướp được chính quyền và tịch thu tất cả tư liệu sản xuất, triệt tiêu giai cấp tư bản bóc lột, công nhân làm chủ thì không còn bóc lột, nhân dân được tự do. Nếu nhân dân được tự do thì sao lại còn dùng Vô sản chuyên chính? Đã độc tài thì không thể nói tự do, đã tự do thì không thể có độc tài.

Hai tính chất này mâu thuẫn nhau không thể cùng tồn tại một lúc.
+Cộng sản Việt Nam chủ trương " đảng lãnh đạo, chính phủ quản lý, nhân dân làm chủ" nghe ra thì ai cũng bình đẳng nhưng một khi đảng lãnh đạo, nhà nước cũng là người của đảng, nhân dân không có quyền ứng cử, quốc hội cũng là người của đảng thì nhân dân làm chủ hay làm đầy tớ?
+ Marx xướng lên đấu tranh giai cấp, và vô sản chuyên chính thì bọn tư sản, tiểu tư sản và giai cấp trung lưu, cùng tôn giáo, phản động bị giết, bị đày thì lời Marx nói mạng người quý báu thì có ý nghĩa gì? Lenin, Stalin, Mao bắt dân lao động trong cảnh đói rét khiến chục triệu người chết; cộng sản Việt Nam và bọn Khmer đỏ bắt thiếu niên đi lính, xích lính vào xe tăng, Hồ Chí Minh giết nông dân nghèo và gán cho họ tội địa chủ bóc lột, phong kiến, phản động thị họ đâu coi con người là vốn quý?

+Lenin nói chế độ cộng sản tự do, dân chủ gấp vạn, triệu lần tư bản! Ông bảo dân lao động Nga được tự do viết báo, và hội họp trong lâu đài của Nga hoàng, sau khi tịch thu báo chí Nga và Quốc hội Nga. Sự thật chỉ có người cộng sản có quyền này mà thôi, nhân dân làm sao mà đến các lâu đài này và viết báo bày tỏ tư tưởng của họ? Chính Lenin không cho tư nhân làm báo, không cho dân hội họp . Theo Vũ Thư Hiên trong Đêm Giữa Ban Ngày, Trường Chinh thì bảo báo chí: Các anh có tự do chửi tư bản, chửi đế quốc.

Đó là những lời nói lấy đươc, mang nhiều gian dối.Tự do, dân chủ không phải là lời nói suông. Nước Pháp và Liên Hiệp quốc đã có bản Tuyên ngôn nhân quyền quy định về quyền tự do của con người trong đó có tự do hội họp, tư do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, tự do đi lại, tự do làm việc. Nhưng trong xã hội cộng sản, những thứ tự do này đều không có thì làm sao mà đến tự do, dân chủ?


Trần Độ đã nêu lên những mâu thuẫn trong ngôn từ của các văn kiện đảng:
Có mâu thuẫn lớn trong đường lối là: cần “đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng đất nước”, nhưng lại nêu “đấu tranh giai cấp”. Mà đấu tranh giai cấp thì trong dân tộc đấu tranh làm gì có đoàn kết.
• Hô hào dân chủ và phê phán tình trạng mất dân chủ nhưng lại kiên trì “Đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện”, đã kiên trì cái thứ ấy là phản dân chủ rồi. (TRẦN ĐỘ * NHẬT KÝ RỒNG RẮN IV, 1)

II.2. Nói và làm khác nhau

Tất cả triết lý, pháp luật, văn kiện, tác phẩm văn học nghệ thuật cộng sản đều rất đẹp nhưng đó chỉ là nói mà thôi, còn làm thì khác xa. Thí dụ tết mậu thân, cộng sản hứa hẹn ngưng bắn nhưng chính họ lại tấn công. Stalin cũng như Marx hô hào giai cấp vô sản đoàn kết nhưng vừa bắt tay với Hitler, Stalin tấn công Ba Lan để chiếm đất. Mao Trạch Đông và cộng sản Trung Quốc tuyên bố giúp Việt Nam vô điều kiện và vô vị lợi nhưng họ bí mật bắt Việt Nam ký nhượng biển, dâng đất. Ngoài ra Liên Xô, Trung Quốc cũng xâm chiếm các nước lân cận, thực hiện đường lối xâm lăng của đế quốc.

Khi chưa cướp được chính quyền, Lenin chỉ trích nhà nước Nga và các nước khác dùng quân đội, cảnh sát và nhân viên các cấp là không cần thiết. Ông tuyên bố bỏ cảnh sát, quân đội và nhân viên hành chánh, và trả lương cho họ bằng lương công nhân trung bình.
Abolition of the police, the army and the bureaucracy. The salaries of all officials, all of whom are elective and displaceable at any time, not to exceed the average wage of a competent worker. Lenin, April Theses (1917)

Nhưng dần dần, Lenin, Stalin tuyển mộ công an, quân đội và nhân viên hành chánh rất nhiều.để đàn áp nhân dân. Giai cấp mới hình thành, được hưởng lương bổng cao và nhiều đặc quyền đặc lợi trong khi công nhân, nông dân lãnh đồng lương chết đói.

Cộng sản nói tranh đấu cho giai cấp vô sản , xóa bỏ giai cấp nhưng chính họ bóc lột giai cấp công nông, tạo ra một giai cấp mới là bọn tư sản đỏ, trong khi họ để cho công nông chết đói hoặc sống trong nghèo khổ. Hồ Chí Minh khi ở Pháp tranh đấu cho báo chí và tự do chính trị tại Việt Nam nhưng khi cầm quyền, ông cấm tự do ngôn luận và tự do báo chí. Ông Hồ Chí Minh khi về nước kêu gọi đoàn kết toàn dân nhưng thực tế ông sát hại các đảng phái , tôn giáo và các nhân sĩ không theo ông, nhất là ông theo lệnh Stalin truy sát nhóm đệ tứ quốc tế.

Nói tóm lại, cộng sản là dối trá.Những lời tuyên bố của đảng và nhà nước cộng sản, những sách báo, luật lệ, hiệp ước. luật lệ của cộng sản chỉ là giả dối, lừa bịp.

II.3.Dụ dỗ, mua chuộc, ép buộc
Cộng sản đã dùng tiền bạc, quyền lợi để hối lộ, mua chuộc, dụ dỗ như ông Hồ đã hối lộ tướng Lư Hán. Trong CCRĐ, Hồ Chí Minh đã dụ dỗ và ép buộc nông dân tố địa chủ, bắt con tố cha, vợ tố chồng, anh em bè bạn tố cáo nhau.

Molivan Djilas đã nói lên thực trạng các văn nghệ sĩ cộng sản:
Truy bức, bôi nhọ, buộc phải tự thú một cách nhục nhã (tự phê bình) những văn nghệ sĩ chân chính, đồng thời lôi kéo những kẻ dễ bảo bằng nhuận bút cao, phần thưởng lớn, nhà lầu, xe hơi, cho các chức vụ khác nhau... - bằng các chế độ ưu tiên như thế, hệ thống cộng sản đã lựa chọn được sự tầm thường, được những người chỉ biết phục tùng và không có khả năng sáng tạo.Không có gì phải ngạc nhiên khi các văn nghệ sĩ lớn bị đặt trước sự lựa chọn giữa một cuộc sống đói khát (còn bị đe doạ suốt đời nữa) và “ân sủng” của các ông chủ, đã mất phương hướng và cùng với nó là niềm tin và sức mạnh vốn có của mình. Tự sát, tuyệt vọng, chạy trốn vào rượu chè, mất sự ổn định nội tâm, mất sự toàn vẹn của cá tính là kết quả của quá trình lừa dối và tự lừa dối - đấy là số phận của những người thực sự muốn và có thể tạo ra cái mới. (GIAI CẤP MỚI 6, 6)

II.4. Khủng bố, đàn áp
Đi đôi với dụ dỗ là khủng bố và tiêu diệt. Những ai không theo họ thì bị giết hại. Khi dân chúng nổi lên, hoặc ai có ý chống đối hoặc nghi ngờ phản kháng là bị cộng sản sẽ tiêu diệt như Stalin đã giết dân Kulaks, giết và đày các tín đồ và giáo sĩ Chính thống giáo và các tướng lãnh Hồng quân và các đại biểu nhân dân.Sự tàn sát như vậy cộng sản cho là thắng lợi nhưng chính đó là mầm hủy diệt chế độ cộng sản vì họ gây căm thù trong lòng dân và tiêu diệt nhân tài của đất nước họ. Chính sách vô sản chuyên chính chỉ sinh ra dòi bọ và vi trùng.


Richard Pipes đã nhận định về tội ác của Stalin:

Những người sống sót cũng phải gánh chịu nhiều mất mát. Nhằm tạo ra cho được sự đồng nhất các chế độ cộng sản đã bỏ tù, bắt lưu đầy và bịt miệng tất cả những người không chấp nhận cái thể chế áp đặt đó, mà đây lại thường là những người có năng lực và tháo vát nhất. Kết quả là đã diễn ra một cuộc tiến hoá giật lùi: những kẻ không thể tự lực, những kẻ chỉ biết vâng lời lại có xác suất sống còn cao nhất. Trong khi những người tháo vát, trung thực và có suy tư về xã hội thì bị giết hại. Xã hội cộng sản đã đánh mất những công dân ưu tú nhất của mình như thế đấy, và vì vậy mà họ phải lún sâu mãi trong cảnh đói nghèo. (CHU NGHĨA CỘNG SẢN VI, 6)


Stalin, Mao Trạch Đông con ếch muốn to bằng con bò, muốn vựợt Mỹ, Anh đã bắt công nhân làm việc quá sức lại bỏ đói họ, kết quả các kế hoạch năm năm, mười năm và "Bước nhảy vọt" đã khiến mấy triệu người chết đói. Đặng Tiểu Bình dùng xe tăng giết sinh viên trong vụ Thiên An môn, và Hồ Chí Minh giết các đảng viên quốc gia và cộng sản đệ tứ, cướp của giết người trong CCRĐ, đọa đày văn nghệ sĩ trong vụ Nhân Văn Giai phẩm. Pol Pot giết hai triệu dân gồm trí thức, phụ nữ và trẻ con Kampuchia bằng những vũ khí thô sơ.

Nói tóm lại, Cộng sản nhắm khủng bố tinh thần & hành hạ thể xác nhân dân bằng nhiều biện pháp:
+Tù đày
+chém giết
+Rút phép thông công
+Chính sách hộ khẩu và lương thực
+Bắt học tập chính trị, viết kiểm điểm
+Ép buộc nạn nhận tự thú, bắt bạn bè, anh em tố cáo nạn nhân khiến nạn nhân phải bịa tội mà nhận tội để tránh bị hành hạ dài hạn. Thủ đoạn này, Stalin đã dùng cho các đồng chí ông, các tướng của Hồng quân Liên Xô, các đại biểu và các bộ trưởng trong chính phủ. Khi họ phải nhận những tội mà họ không làm là tạo lý do cho Stalin xử tử họ. Chính sách khủng bố, tra tấn của Vệ binh đỏ của Mao Trạch Đông đã làm cho số đông nguời nhảy lầu hay bị đánh chết rối xô xuống lầu tại Thượng Hải trong đó có con trai Đặng Tiểu Bình!

Cộng sản Việt Nam đã dùng ban ám sát để giết hại các đảng viên quốc gia. Chúng áp dụng luật giang hồ của các bang hội Trung Quốc thủ tiêu các đảng viên của họ như việc Tôn Đức Thắng giết Lê Văn Phát, đảng viên cộng sản thuộc Xứ Ủy Nam Kỳ ngay thời hoạt động bí mật. [5]

II.5. Lừa đảo, dối trá

Cộng sản sống bằng các thủ đoạn dối trá.Lịch sử đã chứng minh rằng cộng sản bao giờ cũng gian trá.Triết lý, đường lối thông tin tuyên truyền, giáo dục, văn học nghệ thuật của cộng sản là gian trá.Chính Marx, Lenin, Mao, Hồ mượn danh tranh đấu cho vô sản để bắt vô sản và toàn dân làm nô lệ cho cộng sản.Cộng sản cho rằng Liên Xô đã chiến thắng phát xít mà không nói đến công lao của Mỹ trong việc đánh phát xít và viện trợ nhất là viện trợ lúa mì cho Liên Xô. Cộng sản Việt Nam chỉ nói đến công lao của cộng sản mà bỏ qua công lao của các đảng phái quốc gia chống Pháp.

Khmer đỏ hứa hẹn với dân chúng là sẽ thực hiện hòa hợp, hòa giải, không trả thù những người quốc gia nhưng khi vào Pnom Penh, Miên cộng liền hạ lệnh đuổi dân ra khỏi thành phố và giết già trẻ trai gái.


Cộng sản Việt Nam cũng có lắm trò gian manh, dối trá. Ông Hồ Chí Minh đã lừa bán Phan Bội Châu, lừa nhân dân Việt Nam trong những ngày đầu tiên với chiêu bài toàn dân đoàn kết chống Pháp. Ông đã lộ bộ mặt gian giảo, phản bội khi giết hại các đảng phái, sát hại nhân dân và đảng viên trong CCRD, Cải tạo công thương nghiệp và Chỉnh Đốn đảng. Cụ thể là bọn Giải Phóng Miền Nam nghe lời cộng sản dụ dỗ kết cuộc là bị đánh đuổi, một số quy hàng, một số chạy ra ngoại quốc như Châu Tâm Luân, Trương Như Tảng, Đoàn Văn Toại v. .Thích Nhất Hạnh theo cộng sản nhưng kết cuộc bị cướp sạch.

Cộng sản lừa đối nhân dân. Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh gian ác thì bọn cộng sản Nga, Tàu và Viễt Nam tôn xưng là lãnh tụ anh minh, đạo đức cách mạng. Trong sử sách, báo chí, đài phát thanh, truyền hình, trong học đường chúng che giấu sự thật. Chúng đề cao Liên Xô đánh thắng Phát xit mà không đề cập đến Mỹ. Trong lịch sử Trung Quốc, bọn cộng sản cho rằng Việt Nam và một số nước khác thuộc đất Trung Quốc. Trong sử sách Việt Nam, cộng sản chỉ nói đến công lao cộng sản mà không đề cập đến các đảng phái quốc gia và người quốc gia chống Pháp. Cộng sản Việt Nam nhồi sọ sinh viên học sinh bằng văn thơ Hồ Chí Minh và Tố Hữu mà không đề cập hoặc đề cập sơ sài các phong trào, và các tác giả khác.
Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam tuyên bố tình hữu nghị, viện trợ vô vụ lợi nhưng chính họ cướp đất và biển Việt Nam, và chính Hồ Chí Minh đã bán nước để mong Nga Hoa viện trợ. Cho đến sau này, sau khi Trung Cộng chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, xâm lấn Bản Giốc, Nam Quan, một số người mới biết việc Hồ Chí Minh và đảng cộng sản bán nước hại dân. Lịch sử cộng sản là lịch sử của dối trá và tàn sát.

Richard Pipes viết về Gorbachev và Yelsin như sau:
Chuyến thăm Mĩ vào năm 1989 cũng gây ấn tượng tương tự như thế đối với Boris Yeltsin, đối thủ tương lai của Gorbachev và Tổng thống dân cử đầu tiên của nước Nga độc lập. Chuyến thăm là “một loạt những sự đổ vỡ” các quan niệm cổ lỗ, sáo mòn. Khi thăm siêu thị ở Houston ông ta đã phải thốt lên: “Chúng còn lừa đồng bào tôi đến bao giờ nữa!”. Người đồng hành với Yeltsin nghĩ rằng những điều mắt thấy tai nghe đã đập tan niềm tin cộng sản còn sót lại của ông ta.. (CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN III,9)


III. CÁC CÔNG CỤ CHUYÊN CHÍNH

III.1. Lực lượng công an và vũ trang
Nước nào cũng có quân đội và công an nhưng quân đội và công an cộng sản tàn bạo và dã man nhất thế giới.Cộng sản chỉ trích chế độ quân chủ Pháp vàNga tốn nhiều tiền bạc để tổ chức quân đội và cảnh sát nhưng chính cộng sản lại có nhiều công an và cảnh sát. Tại các khu phố, mỗi công an theo dõi năm hoặc 10 hộ nhân dân. Bất cứ chỗ nào cũng có công an chìm dày đặc. Nhà trường, chợ búa, phố xá, co quan, nhà chùa, nhà thờ, bến xe. .. đều có công an theo dõi. Công an vận y phục tu sĩ đóng chốt trong các tu viện.

Richard Pipes cho biết lực lượng công an Liên Xô rất mạnh:
Người ta đã tính được rằng vào cuối những năm 1980, KGB có tổng cộng 480.000 nhân viên, trong đó khoảng 250.000 người và hàng chục triệu chỉ điểm viên chuyên làm công tác phản gián và theo dõi các công dân trong nước. (CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN III, 9)

Công an bắt người không cần lý do, họ muốn giết ai là tùy thich, không cần bằng chứng, không cần tòa án và không cần giấu giếm hành vi man rơ.Trần Độ chú trọng phân tích về công an cộng sản Việt Nam như sau:Nó được trang bị tất cả những công cụ khủng bố hiện đại và phong phú hơn cả các lực lượng bảo vệ chế độ cũ (phong kiến và thực dân) như dùi cui, súng, vòi rồng phun nước, hơi cay, khiên và côn, xe phân khối lớn, chó nghiệp vụ v.v... Nó có một hệ thống trụ sở, đồn, nhà giam và nhà tù và đều là những chỗ đáng sợ, ít ai vui vẻ muốn tới đó. Trình độ nghiệp vụ của nó rất cao: thẩm vấn, hỏi cung, theo dõi, điều tra, phong tỏa thư tín, nghe trộm điện thoại v.v... yêu cầu dân và tìm người đưa tin chỉ điểm.

Hỏi cung thì mớm cung, gài bẫy, tạo chứng cớ, bắt nọn và hành hạ người bị hỏi cung rất kịch liệt và dài ngày. Tất cả những điều nói trên đều là những điều mà khi ta chưa có chính quyền thì ta nguyền rủa, chống đối, khinh bỉ. Lúc đó những chữ mật thám, tay sai, chỉ điểm được nhắc đến như những gì xấu xa và lý tưởng của ta là quét sạch nó như quét sạch những rác rưởi ở chợ. Mà ngày nay ta lại sử dụng nó tích cực và ca ngợi, bênh vực nó ghê gớm. (MỘT CÁI NHÌN TRỞ LẠI 2 ,3)

Trần Độ là nạn nhân của chế độ do ông xây dựng. Ông đã nói lên sự thực:
Tôi cũng cho rằng, cần phải truất bỏ ngay những thủ đoạn của các cơ quan Công an như:
Quản chế khi không đủ lý lẽ và chứng cớ để kết tội (Hà Sỹ Phu, Mai Thái Lĩnh)• Bắt giam người vô tội vạ (Nguyễn Thanh Giang trước đây). Đón bắt dọc đường như bắt cóc (gần đây: Vũ Cao Quận- Hải Phòng)
• Cho công an, những chú nhỏ đáng tuổi cháu nội, cháu ngoại đến nhà hạch sách, đòi gọi các cụ nhiều lần (Lê Hồng Hà, Hoàng Minh Chính).
• Khám nhà lấy tài liệu, cả khi vắng mặt (Vũ Cao Quận), và giữa đêm hôm (Lê Hồng Hà).
• Theo dõi, nghe trộm điện thoại, phá rối điện thoại, ngăn chặn điện thoại một cách tuỳ tiện, xâm phạm quyền thông tin và thư tín. (Hoàng Minh Chính, Trần Độ)
v. v…v. v…
Những hành vi đó không chỉ mất dân chủ, phi luật pháp, xâm phạm quyền tự do công dân, mà còn là những hành vi man rợ, vô văn hoá, bất lịch sự, rất đáng lên án và phỉ nhổ. (TRẦN ĐỘ * NHẬT KÝ RỒNG RẮN V, 7)

III.2.Tòa án
Milovan Djilas phân tích rất kỹ về tòa án và pháp luật cộng sản:
Luật pháp được soạn thảo do nhu cầu và quyền lợi của đảng, của giai cấp mới. Về mặt hình thức pháp luật bảo vệ quyền lợi của tất cả công dân nhưng trên thực tế nó chỉ bảo vệ quyền lợi của những người không bị coi là “kẻ thù của chủ nghĩa xã hội”(. . .) . Như vậy là các vụ án chính trị trong chế độ cộng sản chỉ là những cuộc trình diễn, nghĩa là toà án được giao nhiệm vụ chứng minh “tội lỗi” của bị cáo phù hợp với yêu cầu của những kẻ đương quyền. Nói các khác, toà án có trách nhiệm đưa những kết luận chính trị đã được chuẩn bị trước vào trong khung pháp luật hiện hành.

Trong cách xử này việc thú nhận của bị cáo đóng một vai trò quan trọng (có thể là quan trọng nhất). Bị cáo phải tự nhận là kẻ thù. Không cần chứng cớ gì hết, chứng cớ được thay bằng lời thú tội của chính bị cáo.
Cái gọi là “Những vụ án Moskva” chỉ là những thí dụ lố bịch và đẫm máu nhất của trò hề về pháp luật trong chế độ cộng sản mà thôi. Các vụ việc cụ thể cũng như mức án chỉ đóng vai trò thứ yếu.

Các vụ án chính trị được bày đặt như thế nào?
Đầu tiên cảnh sát mật, theo “gợi ý” của cán bộ đảng, “phát hiện” được một người nào đó là kẻ thù của chế độ, là cái gai của chính quyền vì anh ta công khai bảo vệ một quan điểm nào đó hoặc anh thảo luận quan điểm đó với bạn bè của mình. Nếu việc “phát hiện” thành công thì sẽ đến giai đoạn hai, giai đoạn đưa nạn nhân vào bẫy. Người ta sẽ sử dụng một kẻ khiêu khích để thu thập những “bằng chứng có tính chất phá hoại” hoặc doạ dẫm một kẻ nào đó và bắt phải kí những tài liệu vu khống mà cảnh sát đưa cho. Đa số các tổ chức bí mật là do chính cảnh sát lập ra để bẫy các phần tử bất đồng ý kiến. Chế độ cộng sản không tìm cách ngăn chặn mà ngược lại còn cố tình đẩy các công dân “không đáng” tin đến những hành động sai trái và tội lỗi khác nhau để trừng phạt họ.

Stalin đã làm như vậy, có cả tra tấn và không cần toà án. Ngay cả trong trường hợp có toà án và không tra tấn thì thực chất cũng vẫn thế: cộng sản thanh toán những người chống đối mình không phải vì họ vi phạm pháp luật mà chỉ vì họ là những phần tử chống đối. Vì vậy có thể nói rằng: đa số tù nhân chính trị thực chất là những người chống đối chế độ, nhưng theo quan điểm của luật pháp thì họ không phải là tội phạm. Nhưng người cộng sản lại cho rằng họ đáng bị trừng phạt dù không có cơ sở pháp lí để làm chuyện đó. (GIAI CẤP MỚI 5, 1)

III.3. Phương tiện truyền thông

Cộng sản duy vật nhưng họ chú trọng về tinh thần và tâm lý con người. Cán bộ cộng sản tuyên truyền xảo trá, luôn thổi phồng bịa đặt, tạo ra những huyền thoại như Lê Văn Tám, Kim Đồng. Ông Hồ đã giả danh Trần Dân Tiên, T. Lan để đề cao ông. Trong các bản tin, ông sản luôn kết luận ta thắng địch thua. Cộng sản thổi phồng thành tích như năng suất năm tấn lúa ở Thái Bình.

Trần Độ nhận định về bộ thông tin tuyên truyền cộng sản như sau:
Một là Bộ máy văn hoá thông tin rất hùng hậu với 600-700 tờ báo viết và hàng trăm đài phát thanh truyền hình, một hệ thống trường học hùng hậu để nhồi sọ chính trị, hàng nghìn báo cáo viên với những “lưỡi gỗ”, “nói lấy được”, để ngu hoá và mê hoặc nhân dân. Bộ máy này được trang bị hiện đại và đầy đủ, có quyền lực và tha hồ nói láo. (TRẦN ĐỘ * NHẬT KÝ RỒNG RẮN IV,3)

III.4. Giáo dục
Cộng sản duy vật nhưng lại chú trọng giáo dục. Lenin nói:
-Cho tôi bốn năm để dạy trẻ, và những hạt tôi gieo trồng sẽ không bị tróc gốc"
-Để tôi huấn luyện trẻ con trong 8 năm thì chúng sẽ trở thành những người cộng sản [ 6]
Lenin chú trọng giáo dục nhưng với mục đích khác.Quân chủ và tư bản coi giáo dục là đào tạo nhân tài cho đất nước , dù cho những người đó ở giai cấp nào, để phục vụ quốc gia, trong khi cộng sản chỉ nhắm đào tạo thanh thiếu niên thành những người cộng sản, nghĩa là thành những ngưởi nuôi hận thù, tranh đấu, giết chóc, và tham nhũng. Mục đích của Lenin là bảo vệ ngai vàng của ông nhưng chế độ cộng sản của ông cũng chung số phận của triều đại Tần Thủy hoàng không thể trường sinh bất tử và lưu truyền vạn thế.

Nếu quân chủ không đào tạo thành những người tài đức song toàn thì họ cũng đào tạo được những người có học vấn, có văn chương, có chuyên môn, nhưng cộng sản với chính sách ngu dân chỉ đào tạo đa số những người ngu dốt, hống hách, gian tham và bóc lột, trộm cướp. Vì mục đich đào tạo lưc lượng cộng sản, cho nên họ nâng đỡ giai cấp vô sản, chọn người vô sản cho nên giáo dục càng xuống cấp, không đào tạo những kỹ sư, bác sĩ giỏi., mà tạo những bác sĩ chỉ cho aspirin, Vitamin B,C, và viết không nổi toa thuốc.

Đó là do chính sách hồng hơn chuyên .Chuyên tu, tại chức, trí thức hoá vô sản chỉ tạo ra một nền giáo dục hình thức. Việc đảng ủy cướp quyền của giáo sư , tự ý cho đỗ hoặc đánh rớt là một việc , sai lầm, bất công đưa đến tê nạn sinh viên học sinh kém, và mua bán bằng giả phổ biến từ trung học cho đến cấp tiến sĩ . Việc đem văn chương để tuyên truyền chính trị chỉ làm cho nhân dân chán văn chương, nghệ thuật.

Giáo dục của cộng sản còn mang ý nghĩa khác. Giáo dục, cải tạo nghĩa là dùng các thủ đoạn, phương pháp để bắt người sợ hãi mà quy phục, hoặc bưng tai, che mắt, tạo thành những tập quán cộng sản, tù đày, bắt sinh viên trí thức đi lao động thục tế, tẩy não, học tập chính trí, tuyên truyền lừa dối, bắt trẻ con mang khăn đỏ, ca tụng lãnh đạo, nhồi nét chính trị Marxist. Ngoài ra,
cộng sản bắt chước Nga, dùng kỹ thuật tâm lý để khủng bố nhân dân. Lenin đã áp dụng nghệ thuật tuyên truyền lừa dối để mong lộng giả thành chân. Lenin nói: Một điều dối trá được nhắc lại nhiều lần sẽ biến thành sự thực. [7] Cộng sản áp dụng kỹ thuật của Pavlov (1849-1936) về phản ứng có điều kiện để tuyên truyền và hành hạ nhân dân.

Lenin tin rằng sự tuyên truyền nhồi sọ là hữu ích cho quyền lợi công sản. Cộng sản muốn bãi bỏ gia đình vì vợ con là tư hữu mà họ nghĩ là cần phải bãi bỏ. Ngoài mục đích cộng sản hóa, diệt trừ tư hữu, cộng sản còn muốn cướp con cái nhân dân biến thành tôi tớ của đảng, biến chúng thành những cộng sản ngoan ngoản mù quáng hết lòng tôn thờ Marx, Lenin, Stalin và Mao Trạch Đông. . . Giáo dục của cộng sản là tuyên truyền, nhồi sọ, làm ngu dân cho nên không đào tạo trí thức tài ba như Âu Mỹ.Cộng sản ban đầu khinh bỉ, thù hận trí thức nên Nga đã giết, tống xuất các trí thức để sau phải thuê chuyên viên tư bản trong kỹ nghệ. Mao coi khinh trí thức như cục phân, đề cao lao động chân tay, thù hận máy móc như Đặng Tiểu Bình lại chủ trương bốn hiện đại hóa trong đó khoia học, kỹ thuật là then chốt.


Cộng sản Việt Nam coi khinh khoa bảng. Những ai sống trong chế độ cộng sản lấy lý lịch bần nông làm bậc thang danh vọng nhưng khoảng 2000, cộng sản đi đó đi đây, thấy lãnh đạo nước người, ai cũng cử nhân, tiến sĩ cho nên bây giờ họ phong cho nhau hàng loạt tiến sĩ ma.
Cộng sản lấy chính trị làm mục tiêu cho nên thất bại trong kinh tế, giáo dục và văn hóa. Họ thái quá cho nên bất cập. Họ cũng có nhiều quan niệm sai lầm về giáo dục.

Đời nào cũng cần giáo dục nhưng giáo dục chỉ có một phần ảnh hưởng chứ không phải là tất cả. Tôn giáo nào cũng dạy điều lành mà có mấy ai làm lành? Ngay cả những tu sĩ cũng có nhiều kẻ bất lương! Nhưng tất cả những điều trên chỉ thành công rất hạn chế ở một số người tinh thần yếu và kiến thức kém. Những việc tẩy não, dạy chính trị, triết lý Marx -Lenin là việc vô ích. Dân chúng phải cúi đầu, những tù nhân phải câm nín vì họ phải nuốt uất hận chứ không phải họ thật tâm hàng phục. Cộng sản nói đạo đức c ách mạng nhưng mấy ai có đạo đức. Ông Hồ bán Phan Bội Châu, giết Nông thị Xuân và bán nước thì làm sao mà bọn đàn em có đạo đức? Ông Gorbachev, Yeltsin, Đặng Tiểu Bình, Triệu Tử Dương, Trần Xuân Bách, Nguyễn Kiến Giang há đã được đào tạo trong lò cộng sản nhưng sao họ chống Stalin, Mao Trạch Đông và đường lối Marx-Lenin?

Những văn nghệ sĩ một số bên ngoài ngoan ngoản theo đảng nhưng bên trong họ đã phản khảng như Hồ Dzếnh, Chế Lan Viên, Nguyễn Khải, Tô Hải .Chỉ có việc truyền dạy cái ác là dễ vì lên dốc khó mà xuống dốc rất dễ. Cộng sản đã thành công khi tuyên truyền, giáo dục thù hận, và dạy kỹ thuật cướp của giết người nhưng cộng sản không dạy văn minh và từ bi, bác ái. Cộng sản bắt chước Đức Quốc xã đào tạo thiếu nhi thành đồ tể. Cộng sản bắt chước Trung Hoa tru di tam tộc, điều tra lý lịch ba đời, và kết tội phong kiến , tư bản hoặc liên hệ ngoại quốc nhưng họ đã lầm vì giáo dục, gia đình, xã hội không có ảnh hưởng nhiều đến cá nhân. Trong khi dân Pháp chống Đức thì thống chế Petain theo Đức.

Trong khi vua Trần kháng chiến chống Nguyên thì Trần Ích Tắc theo Mông Cổ. Những thanh niên Việt Nam theo học Pháp thì có kẻ theo Pháp như Trương Vĩnh Ký, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh những vẫn có những kẻ chống Pháp như Bùi Quang Chiêu, Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu. Marx và Engels con nhà tư bản lại chống tư bản là tại sao? Điều này cho thấy giáo dục chỉ có tác dụng một phần.

Tóm lại chủ nghĩa cộng sản là một chủ nghĩa đệ nhất gian manh ,tàn ác trong lịch sử nhân loại.
____

[1].+The best way to destroy the capitalist system is to debauch the currency
+The way to crush the bourgeoisie is to grind them between the millstones of taxation and inflation. http://www.brainyquote.com/quotes/authors/v/vladimir_ilyich_lenin.html
(The Economic Consequences of the Peace.J.M.Keynes, 1919.Chapter6, Europe After the Treaty.books.google.ca/books?isbn=1905641850...

[2].Một ký thóc sau khi xay giã thì còn hơn nửa ký gạo, được khoảng hai lon sữa bò . Người nông dân chỉ ăn được một bữa, người thành thị ăn được hai bữa.Còn công nhân viên cộng sản, lương một tháng chỉ đủ tiêu trong mười ngày hay hai tuần.Trong khi đó, thời chiến tranh, tại miền Nam, học bổng sinh viên Đai học Sư Phạm 1500. lương công chức hạng thấp nhất 3000-4000, tô phở ba đồng, vàng 3000-5000đồng một lượng, tạ gạo khoảng 150- 200 đồng.
[3].Mao, the real Mao.Short, Philip (2001). Mao: A Life. Owl Books. p. 279. ISBN 0805066381. http://books.google.com/books?id=4y6mACbLWGsC&pg=PA279& mao+a+life+%27tens+of+thousands%27+died&ei=atxASrCwG5HIyASswqVE.Jean-Luc Domenach. Chine: L'archipel oublie. (China: The Forgotten Archipelago.) Fayard, 1992. ISBN 2-213-02581-9 pg 47 (Wikipedia)
[4].When one dies, it is a tragedy. When a million die, it is a statistic.
Death solves all problems — no man, no problem. http://en.wikiquote.org/wiki/Joseph_Stalin
[5]. Oscar Chapuis, 14;Vụ án mạng đường Bacbiê Sài Gòn [Archive] - DatViet.com) Trong đêm 8 rạng ngày 9 tháng 12 năm 1928, một vụ ám sát quá cổ hủ thô bạo .... Theo tờ An Nam Hướng Truyền (Echo Annamite), Tôn Đức Thắng... tuyên bố như sau:

Trong đêm 8 rạng ngày 9 tháng 12 năm 1928, một vụ ám sát quá cổ hủ thô bạo đã diễn ra trong giữa phân bộ Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội(*) ở Nam Kỳ. Lê Văn Phát (bí danh Mỹ, Lang) bị đồng chí kết án tử hình vì tội phản bội, theo điều lệ của đảng, vì anh ta "ve vãn người chị em của chúng ta là Thị Nhứt". Tội của Phát là "không gạt bỏ tình riêng để toàn tâm toàn ý phục vụ cách mạng". Ba người trong số các đồng chí trẻ nhất của Phát (23, 24 và 26 tuổi) phải thi hành án quyết đã được tòa án cách mạng chuẩn y. Tôn Đức Thắng chủ trì tòa án, lúc đó 40 tuổi, đứng đầu kỳ bộ. Vì đâu, (vì tự ái, vì ghen tương?) án quyết thủ tiêu một đồng chí không tương xứng với "lỗi lầm", bí mật ấy vẫn âm u trong bóng tối.

Một vụ sát nhân chính thức, ba nạn nhân cùng một lúc, đáp lại vụ ám sát trên: Tòa đại hình Sài Gòn ngày 15 tháng 7 năm 1930 kết án tử hình ba người thi hành án quyết trên kia. Tòa chỉ tuyên phạt Tôn Đức Thắng (người sau này kế vị chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1969) 20 năm tù khổ sai, và Phạm Văn Đồng (về sau là thủ tướng của chính phủ Hồ Chí Minh) 10 năm tù cấm cố. Hai mươi ba người khác trong phân bộ phải chịu án tù tổng cộng 100 năm. Phân bộ Thanh Niên Nam Kỳ hoàn toàn tan vỡ.

Hai năm năm tháng sau vụ ám sát, trong hoàn cảnh phong trào nông dân thoái trào và thời kỳ khủng bố trắng, bọn cầm quyền bí mật chuẩn bị hành quyết những người bị kết án tử trong đêm 20 rạng ngày 21 tháng 5 năm 1931.

Máy chém dựng sồ sộ trước cổng Khám Lớn Sài Gòn, lính cảnh sát xếp hàng dày đặc ngăn đón các con đường, chánh sở mật thám có mặt tại đó, tay lăm lăm khẩu súng lục. Vào lúc bốn giờ sáng, ba cái đầu người cách mạng trẻ tuổi rơi xuống sau tiếng hô cuối cùng "Đả đảo đế quốc Pháp".

Trong giờ liền theo đó trong Khám Lớn, tù chính trị - kể cả tù đàn bà - nổi lên phản đối: "Đả đảo khủng bố trắng! Đả đảo đế quốc Pháp!", rùm lên náo động cả châu thành. Nước vòi rồng chữa lữa tưới ngộp những người tù phản kháng, bọn ngục tốt táo bạo đánh đập họ, cùm chân họ vào khoen sắt.

Sử chính thức cùng truyện ký về lãnh tụ không bao giờ nhắc lại vụ sát nhân thô bỉ. Nó có thể làm lu mờ hình ảnh "người anh hùng Hắc Hải", Tôn Đức Thắng được phong danh hiệu như vậy để kỷ niệm cuộc nổi dậy tháng 4 năm 1919 trên chiến hạm Pháp mà người dân thuộc địa là Tôn Đức Thắng được đội thủy thủ Pháp chỉ định kéo lá cờ đỏ thượng lên.

Nếu ai muốn biết rõ hơn, thì đây:

Sáng ngày 9 tháng 12 năm 1928, mật thám phát hiện trong sân đàng sau căn phố số 5 đường Bacbiê, Sài Gòn, một xác người đàn ông đã bị biến dạng, mặt và tóc cháy xém, tay bị trói quặt sau lưng, họng bị cắt, ngực bị đâm hai chỗ.

Sau này người ta được biết người bị ám sát là Lê Văn Phát, đã từng là đại biểu đi dự Đại Hội lâm thời của Thanh Niên ở Hương Cảng. Sinh tại tỉnh Bến Tre, Phát làm thầy thuốc và cũng là hương lễ, một hương chức trông coi việc tế tự ở làng. Khi trở về Sài Gòn vào tháng 6 với danh nghĩa đại diện của Tổng Bộ bên cạnh Kỳ bộ Nam Kỳ - Kỳ bộ từ trước đến giờ do Tôn Đức Thắng chỉ huy. Thắng là người lớn tuổi hơn hết trong nhóm. Phát bị tòa án cách mạng do Tôn Đức Thắng chủ trì, xét xử bí mật và kết án tử hình vắng mặt. Người ta kết tội Phát "lạm dụng quyền hành do chức vụ đảng giao phó để hãm hiếp một nữ đồng chí."

Dù cho có những hình phạt nghiêm khắc theo như điều lệ qui định - mà Nguyễn Đình Tú phải nhớ kỹ khi gia nhập Thanh Niên năm 1926 - thì một hành vi không trong sáng (như uống rượu, cờ bạc, hay lui tới nhà điếm, cưới xin ngoài đảng, khước từ hoạt động chiến đấu do lãnh đạo giao phó) sẽ có thể dẫn tới bị khai trừ, chứ không phải tử hình như kẻ phản đảng (trốn sang trại địch, tự động hành động không có chỉ thị làm cho các đồng chí mất an toàn, chậm trễ thi hành chỉ thị, làm lộ bí mật của đảng, âm mưu phá đảng).

Kỳ bộ thành lập một tòa án vào đêm 29 tháng 11 gồm các đảng viên của Kỳ bộ Nam Kỳ và Tỉnh bộ Bến Tre tại nhà Bùi Văn Thêm, số 79 phố Pôlơ Bơlănsy. Trong số các thẩm phán đột xuất này có ba người là Trần Trương, Đặng Văn Sâm, Bùi Văn Thêm đã từng là thợ trong xưởng Kropff, nơi mà Tôn Đức Thắng làm cập rằng; Trần Trương và Nguyễn Tôn Nguyệt là bà con họ hàng với vợ Tôn Đức Thắng. Do đó uy tín của Thắng không phải chỉ vì có tuổi. Trước tiên ba thẩm phán trong phiên tòa đó bỏ phiếu chống tử hình. Nhưng áp lực của đa số là 5 thẩm phán kia làm xiêu lòng 3 người, họ tự lấn áp "tình cảm cá nhân" của mình đúng theo giáo lý (le catéchisme) do Quảng Châu đặt ra.

Trong số các đồng chí của Phát, ai sẽ là người thi hành án? Với nhiệm vụ khủng khiếp này, ba đồng chí trẻ tuổi nhất rút trúng thăm. Đó là Ngô Thiêm, bí thư Kỳ bộ, người Nghệ An; Nguyễn Văn Thinh, bí thư của Lê Văn Phát và là chủ bút tờ Công Nông Binh, sinh ở Gò Công; và Trần Thương, người Mỹ Tho. Họ còn phải đốt mặt Phát làm biến dạng xác chết theo sáng kiến của Thắng.

Sau đó Ngô Thiêm sang ngay Quảng Châu để báo cáo với Tổng bộ, mang theo biên bản của tòa án cách mạng. Tổng bộ phê phán bản án là "không tương xứng với lỗi lầm" rồi tuyên bố giải tán Kỳ bộ Nam Kỳ.

Mười sáu ngày sau vụ ám sát, sở mật thám nhận được tin tức do nhân viên "mật vụ ở nước ngoài" gửi về, nói đến tờ biên bản trên. Từ tháng 2 Tôn Đức Thắng đã bị bắt, rồi trong mùa hè, hơn hai chục chiến sĩ, dù có hay không dính líu tới vụ ám sát, lọt vào tay mật thám.

Một khi phát hiện xác chết, mật thám mở đầu tung mạng lưới bủa giăng vây bắt các tổ chức bí mật. Vì thế không chỉ 8 người mà là 45 người bị cáo phải đồng lượt ra trước tòa đại hình Sài Gòn, người thì bị khép tội "giết người có chủ ý trước", người thì bị cáo "âm mưu phá rối trị an nhà nước". Các trạng sư đề nghị xử riêng hai vụ việc nhưng bị bác bỏ. Tòa chỉ nhượng bộ ở một điểm là: hai vụ việc được xem xét lần lượt, và mỗi phạm nhân sẽ chỉ bị hỏi về những tội trạng mà mình có dính líu thôi. Nhưng dù sao xử án cùng một phiên tòa hai vụ việc hoàn toàn khác nhau cũng có một cái gì đó có tính chất gán ghép xáo trộn cốt để ảnh hưởng dư luận theo chiều hướng chính quyền.

Một năm rưỡi sau vụ ám sát mới đem xét xử, vào ngày 15 tới 19 tháng 7 năm 1930. Bầu không khí xã hội lúc đó đang hừng hực. Phong trào nông dân sôi động ở Nam Kỳ, còn ở Bắc Kỳ, 13 cái đầu của Việt Nam Quốc Dân Đảng bị rụng dưới máy chém ngày 17 tháng 6 ở Yên Bái.

Theo tờ An Nam Hướng Truyền (Echo Annamite), Tôn Đức Thắng tuyên bố như sau. . .
Xem toàn bài:
http://ddcnd.org/forum/index.php?topic=218.0.
web.datviet.com/blogs/forums//archive/.../t-171342.html -
http://www.x-cafevn.org/forum/archive/index.php/f-21-p-3.html

[6].(Give me four years to teach the children and the seed I have sown will never be uprooted.
[(Give us the child for 8 years and it will be a Bolshevik forever).
http://thinkexist.com/quotes/vladimir_lenin/
[7].“A lie told often enough becomes truth” http://thinkexist.com/quotes/vladimir_lenin/

No comments: