Sunday, September 2, 2012

NGUYỄN CAO QUYỀN * CHINA THE EXPECTED CHANGES

China: the expected changes
China has entered into the 21st century with both cheer and anxiety . In the past two years, Chinás international prestige has been higher. Sanghai was a place of the APEC Summit in 2001, China won the hosting of the 2008 Olympics, and it was admitted to the WTO.
Efforts have been made by Chinás current leadership group to have a transfer of power to the 4th generation in a peaceful and most effective manner. The two men who have good chance to replace the positions of Jiang Zemin and Zhu RongJi are Hu Jintao and Wen Jiabao. A third person who is also cited as an emerging star is Zeng Qinghong (Chief of the Organizing Committee of the CPC).. Hu was a member of the prestigious Quin Hua University, Chairman of
the China Communist Youth League and Director of the Party Central School (since 1993). Both the three are institutions which train leaders for the state. Hús personalities include such good qualities as humbleness, prudence, never showing off. Hús deficiencies include little relationship with the military world, lack of health and little administrative experience at the provincial and national levels.
While Hús future looks guaranteed, Wen and Zeng are also bright stars, and no one of the trio can eliminate the other. They surely have to work together and share power.
What can people expect from the new generation of leaders of communist China? The new leaders will surely aim at two major objectives: The CPC continues to rule China (they expect not to repeat the case of the Russian Communist Party which lost its power in 1991) and Chinahas to integrate into the new world, with its greatest challenge being to meet the demands of a
member of the WTO.


TRUNG QUỐC :
NHỮNG CHUYỂN BIẾN MONG ĐỢI
Nguyễn Cao Quyền  

Trung Quốc tiến vào thế kỷ 21 với tâm trạng vừa vui mừng vừa lo sợ. Vui mừng vì từ hai năm nay uy tín quốc tế của xứ này có chiều hướng đi lên . Việc Hoa Lục được tuyển chọn làm nơi tranh tài cho Thế Vận Hội 2008, việc Thượng Hải đứng đăng cai cho cho cuộc họp thượng đỉnh của APEC ( Asia-Pacific Economic Cooperation ) vừa qua, việc Trung Quốc được thâu nhận vào Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới ( WTO) là những dấu hiệu tích cực của một cố gắng hội nhập được tán thưởng rộng rãi. Tuy nhiên, những nỗi vui mừng này không làm vơi được một tâm trạng thường xuyên lo sợ.
Lo sợ phát xuất từ thực trạng kinh tế phát triển quá mau lẹ. Phản ứng phụ
 
 Lo sợ phát xuất từ thực trạng kinh tế phát triển quá mau lẹ. Phản ứng phụ (side effect ) nguy hiểm nhất của tốc độ phát triển nhanh, trong một xã hội có nền chính trị độc tài và có đồng lương không đủ sống, là sự xuất hiện càng ngày càng trầm trọng của hố cách biệt giàu nghèo giữa thành thị
và nông thôn, cũng như của tệ nạn tham nhũng đe dọa sự sống còn của chế độ. Ngoài hai nguy cơ bùng nổ này, việc gia nhập WTO chắc chắn rồi đây cũng sẽ tạo nên một nguy cơ bùng nổ thứ ba. Dự đoán cho biết sẽ có khoảng 170 triệu nông dân thất nghiệp trong thời gian trước mắt. Đây là một áp lực chính trị khủng khiếp, cho nên chế độ chưa biết sụp đổ lúc nào.


Những người lãnh đạo Trung Quốc ý thức đầy đủ mối nguy hiểm nói trên
và đang tìm cách hóa giải. Cơ hội hóa giải tốt nhất sẽ đến trong vòng 1
năm khi Đại Hội Đảng lần thứ 16 và Đại Hội Toàn Dân lần thứ 10 được
triệu tập. Mục tiêu chủ yếu của hai đại hội đó là để giải quyết vấn đề
nhân sự, vì hiện nay 50% các chức sắc cao cấp nhất của chế độ đã tới
tuổi hồi hưu. Người dân Trung Quốc hy vọng là với thế hệ lãnh đạo thứ tư
( ba thế hệ trước do Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân
đại diện ) Trung Nam Hải sẽ có không gian chính trị rộng rãi hơn để có thể
dân chủ hóa chế độ một cách tiệm tiến, hầu tránh một cuộc nổi dậy
của quần chúng. Họ nghĩ rằng các lãnh tụ của thế hệ mới, ra đời vào
thập niên 1940 và ít ràng buộc với dĩ vãng cách mạng, sẽ có một tầm
nhìn chính xác và linh động hơn về những việc phải làm cho tương lai của
đất nước.

I- Những đặc tính chung của thế hệ thứ tư
Tại Trung Quốc mỗi thế hệ lãnh đạo thường phải đối diện với một biến
cố lịch sử trọng đại, chẳng hạn như cuộc Vạn Lý Trường Chinh, chiến tranh
Trung-Nhật, Phong Trào Xây Dựng Xã Hội Chủ Nghĩa hay cuộc Cách MạngVăn Hóa. Thế hệ lãnh đạo thứ tư gồm những người sinh ra và lớn lên
trong cuộc cách mạng này. Phần đông họ đã là những Hồng Vệ Binh của
Mao Trạch Đông. Lúc còn trẻ họ được huấn luyện và nhồi sọ là phải hy
sinh tất cả cho cách mạng và cho chủ nghĩa xã hội. Nhưng dần dà với thời
gian, ước mơ của họ bị đổ vỡ nên tin tưởng của họ bị sói mòn. Về mặt ý
thức hệ, họ bị hai lần thất vọng. Lần thứ nhất bởi chủ nghĩa Marx, lần thứ
hai bởi chủ thuyết Mao. Giờ đây, thấy sựï dấn thân của mình bị phản bội,
họ có thái độ rấât cẩn trọng trong việc tìm hiểu những chủ thuyết mới. Họ
phân tích và mổ xẻ rất kỹ lưỡng chứ không vội vã tin tưởng và chấp
nhận ngay như trong mấy chục năm về trước.
Họ là những con người đã được đảng CSTQ tôi luyện trong thử thách. Hồ
Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, hai nhân vật được cảm nhận thay thế Giang Trạch Dân và Chu Dung Cơ, đã được phái từ Thượng Hải đi Gansu ( một vùng đất nghèo nàn thuộc Tây Tạng ) trong một thời gian khá dài, để phấn đấu và
giải quyết những khó khăn của vùng này. Tại đây, phải đối diện với tình
hình chính trị phức tạp của địa phương, họ được rèn luyện khả năng thích
ứng, khả năng chịu đựng và khả năng biến báo để khắc phục mọi khó
khăn và ổn định tình hình tại chỗ mà không cần đến sự can thiệp hoặc trợ
giúp của Trung Ương.
Các lãnh tụ thuộc thế hệ thứ tư thuộc thành phần có học ở trong nước.
Thành phần này, trước kia, là những kỹ sư được huấn luyện tại Liên Sô
nhưng trong thời gian gần đây rất nhiều người đã thụ huấn tại Hoa Kỳ. Hiện
nay đa số các du sinh Trung Quốc sang Mỹ, được chỉ định theo học trong nhữngbộ môn kinh tế, chính trị, tài chánh và luật. Luật là một ngành mà từ
lâu Hoa Lục thiếu thốn trầm trọng. Vậy mà phải đợi tới thập niên cuối
cùng của thế kỷ vừa qua người ta mới ghi nhận một vài dấu hiệu khắc
phục rụt rè. Năm 1980, cả nước Tầu, với hơn 1 tỷ dân, chỉ có 3000 luật
gia. Con số này, ngày nay, đã lên tới 150.000 người. Hàng năm sĩ số ghi
danh học luật tại Trung Quốc, tuy vẫn còn khiêm tốn, cũng đã ỏ vào
khoảng 27.000 người cho năm 2002. Sự kiện này được giải thích như một cố
gắng nghiêm túc của Bắc Kinh trong nỗ lực phát huy và củng cố các định
chế pháp lý yếu kém trong nước để tự trang bị cho mình một khả năng hội
nhập nhịp nhàng và nhanh chóng hơn vào cộng đồng thế giới văn minh.
II - Những đặc tính cá nhân của các ngôi sao chính trị đang lên.
Hồ Cẩm Đào, đương kim phó chủ tịch nhà nước Trung Quốc, Ôn Gia Bảo,
đương kim phó thủ tướng và Tăng Khánh Hồng, đương kim chủ tịch Cơ Quan
Tổ Chức Đảng, là những khuôn mặt sáng của tương lai. Tuy không có
thành tích cách mạng thâm hậu như những lãnh tụ tiền bối, nhưng họ là
những nguời tháo vát trong chính trị và có khả năng quản lý công việc
của đất nước theo những tiêu chuẩn hiện đại. Với khả năng này, họ được
xem như những nhân vật hợp thời để léo lái con thuyền quốc gia vào lúc
"chính sự " của Trung Quốc di chuyển từ tay một người ( như dưới thời Mao,
Đặng ) sang tay một tập thể như đang được thử nghiệm dưới thời Giang Trạch Dân. Người ta hy vọng rằng khi các lãnh tụ của thế hệ thứ tư lên thay thế thì quyền hành sẽ được chia sẻ một cách dân chủ hơn trong tập thể lãnh
đạo và trách nhiệm điềâu khiển quốc gia sẽ dựa trên thương lượng và tham
khảo để đi tới đồng thuận.

Hồ Cẩm Đào sẽ được chỉ định để thay thế Giang Trạch Dân. Hồ không
phải là người của họ Giang mà là nhân vật được Đặng Tiểu Bình tuyển
lựa. Sự kiện này giúp Hồ có nhiều chính danh hơn các nhân vật khác khi
bước vào phương vị mới. Ngoài ra trong suốt quãng đời chính trị quá khứ
của mình Hồ đã trông xa nhìn rộng và thiết lập được nhiều quan hệ tốt.
Hồ là thành viên được nể trọng của Nhóm Đại Học Quin Hua, chủ tịch Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Trung Quốc và giám đốc Trường Đảng Trung Ương từ năm 1993. Cả 3 định chế này đều là những nơi cung cấp lãnh tụ cho chế độ. Như vậy thế hậu thuẫn cần thiết cho Hồ khi lên nắêm chính quyền,
được coi như rất khả quan và người ta dự đoán sự chuyển quyền sẽ xẩy ra
êm thắm.
Đặc biệt, Hồ Cẩm Đào lúc nào cũng tỏ ra khiêm tốn, không ồn ào và
cũng không bao giờ "chơi nổi ". Hồ hiểu rõ rằng khi Giang Trạch Dân chưa
chính thức rời bỏ chính trường thì vai trò cũa Hồ cần được che đậy càng
nhiều càng tồt. Lý do khác là Hồ rất sợ các cơ quan truyền thông của
Tây Phương.Trong vị thế chính trị hiện nay, Hồ ý thức rất rõ là những bình
luận của Tây Phương có hại nhiều hơn là có lợi. Lúc này, Hồ chỉ tập trung
vào việc xây dựng cho mình một nhãn hiệu " ái quốc ". Khi sứ quán Trung
Quốc tại Nam Tư bị ném bom nhầm, Hồ là người đầu tiên đã xuất hiện
trên truyền hình để lên án Hoa Kỳ.Với phản ứng này Hồ được giới trẻ
hoan hô và cả hai phe ( bảo thủ và đổi mới ) trong đảng công khai ủng
hộ.
Tất cả những sự cẩn trọng và toan tính nói trên là những mặt mạnh của
Hồ Cẩm Đào trong việc thay thế Giang Trạch Dân. Tuy nhiên Hồ không phải là toàn hảo mà trái lại, vẫn còn nhiều mặt yếu. Thứ nhất, Hồ có ít quan
hệ với giới quân nhân. Thứ hai, Hồ chưa có nhiều kinh nghiệm hành chánh
tại cấp tỉnh cũng như tại cấp quốc gia. Thứ ba, khả năng của Hồ về các
lãnh vực kinh tế và ngoại giao cũng chưa được xác nhận. Ngoài ra, sức khoẻ của Hồ rất mong manh. Chính vì lý do này mà Hồ đã vắng mặt trong nhiềubuổi họp quan trọng liên quan đến tình hình đất nước.
Nhân vật thứ hai cần lưu tâm là Ôn Gia Bảo. Ôn là một lãnh tụ khá nổi
tiếng và được cảm nhận gần như chắc chắn sẽ thay thế thủ tướng Chu
Dung Cơ vào năm 2003. Ôn có những thành tích chính trị hiếm thấy. Ôn đã
từng là tham mưu trưởng của các lãnh tụ lớn như Hồ Diệu Bang, Triệu Tử
Dương và Giang Trạch Dân. Hai trong số ba người này đã bị đảng khai trừ
nhưng Ôn vẫn tồn tại. Ôn cũng dính líu vào nhiều biến cố trọng đại khác
như vụ Thiên An Môn năm 1989, những vụ chuyển quyền giữa các lãnh tụ
và vụ cứu lụt năm 1998 ( vụ này làm Ôn nổi tiếng giống như thị trưởng
New York Giuliani trong vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 ).
Ôn được dư luận đánh giá như là một người rất thông minh, học nhanh, biết
rộng và đã tự tạo cho mình những kiến thức về kinh tế, tài chánh, ngân
hàng một cách tài tình. Khả năng quản lý và thành tích kết hợp của Ôn
đã trở thành huyền thoại và giúp Ôn tránh khỏi nhiều cơn nguy khốn.
Trong thập niên 1990, Ôn là người quán xuyến các vấn đề nông nghiệp,
tài chánh và cải tổ hệ thống ngân hàng của Trung Quốc. Ôn được sự
nâng đỡ của Chu Dung Cơ và sự hậu thuẫn của cả Giang Trạch Dân lẫn Hồ
Cẩm Đào.Tuy nhiên, ở nhân vật này người ta cũng ghi nhận vài nhược
điểm. Thứ nhất, cũng như Hồ Cẩm Đào, Ôn không có quan hệ mật thiết
với giới quân nhân. Thứ hai, Ôn chưa được trắc nghiệm về khả năng lãnh
đạo ở cấp tỉnh và thành phố. Sau cùng, Ôn chưa thủ đắc được một cơ sở
quyền hành vững chắc.
Nhân vật thứ ba cần theo dõi là Tăng Khánh Hồng, một người có bản
lãnh chính trị khá xuất sắc. Tăng có viễn kiến , linh hoạt và khôn khéo.
Trong dĩ vãng Tăng đã có một vài hành động khác người, được đánh giá
như những thành tích tiên liệu sáng suốt. Vào thời điểm của thập niên
1980, trong khi những người có quyền thế của chế độ thi nhau vận động để
tranh thủ những chức vụ có nhiều bổng lộc trong ngành ngoại thương thì
Tăng đã từ bỏ ghế Phó Giám Đốc Ngoại Thương thuộc Bộ Công Nghiệp
Dầu Lửa. Cũng trong thời gian này, khi đảm nhiệm trách vụ Tổ Chức Đảng
ở Thượng Hải, Tăng đã tuyển chọn 5 sinh viên xuất sắc và gửi họ sang Mỹ
học về khoa chính trị thay vì học những bộ môn thông thường khác. Khác
với suy nghĩ sai lầm của những lớp lãnh đạo đàn anh, Tăng cho rằng tương
lai của Trung Quốc phụ thuộc vào lớp người có kiến thức sâu rộng về
luật pháp và chính trị. Gần đây, Tăng không được bầu vào Bộ Chính Trị
mà vẫn ở lại với Cơ Quan Tổ Chức Đảng. Nhiều người nghĩ rằng đây là
một dấu hiệu của sự thất sủng, nhưng giới thân cận với Tăng thì cho rằng
đây là một nước cờ cao. Ở lại Cơ Quan Tổ Chức Đảng, Tăng có điều kiện
thuận lợi để đặt người vào các địa vị chủ yếu, không những tại các tỉnh,
bộ, mà còn cả tại các cơ cấu quyền lực trung ương. Việc đặt người sẽ cần
thiết cho tương lai chính trị của Tăng sau này hơn là việc được vào ngồi trong Bộ Chính Trị lúc này.
Dư luận chỉ chê Tăng là quá thân mật với Giang Trạch Dân và đã giúp
Giang đắc lực trong việc hình thành "Nhóm Thượng Hải" (Shangai Gang) để
âm mưu đưa nhóm này vào các chức vụ lãnh đạo quốc gia. Những toan tính
chính trị của Nhóm Thượng Hải, hiện đang bị Quốc Hội Trung Quốc và NghịHội Đảng ngăn chặn bằng lá phiếu để không cho xâm nhập vào các thế
đứng chủ chốt trong chính quyền.
Cả ba tên tuổi nói trên đều là những nhân vật có trọng lượng chính trị
lớn nếu xét về khả năng được lựa chọn để lãnh đạo đất nước. Đặc biệt,
không có nhân vật nào có ưu thế để loại bỏ hai nhân vật kia. Chắc chắn
họ sẽ phải chia sẻ quyền hành và hành động theo tinh thần đồng đội.
III- Sứ mạng của thành phần lãnh đạo mới
Mối quan tâm của nguời nước ngoài đối với tương lai chính trị của Trung
Quốc nằm trong câu hỏi sau đây : " Liệu trong Đại Hội Đảng lần thứ 16
sắp tới, Giang Trạch Dân có tự dành cho mình chức vụ Chủ Tịch Quân Ủy
Trung Ương để đóng vai trò Thái Thượng Hoàng như Đặng Tiểu Bình đã từng làm trong dĩ vãng hay không ? ". Dư luận không tin là Giang sẽ hành động
như vậy vì uy tín của Giang thua kém uy tín của Đặng xa. Thêm nữa, đảng
CSTQ gần đây đã quyết định tuổi về hưu cho mọi đảng viên. Sau cùng, cả
ba nhân vật mới này đều không có quan hệ mật thiết với giới quân
nhân. Hiện tại, trên chính trường Trung Quốc, không thấy bóng dáng một
người hùng quân đội nào xuất hiện, nên người ta tin rằng sự chuyển
quyền trong tương lai sẽ là một sự chuyển quyền trong êm ả, một bước
tiến đáng kể cho nền chính trị của Trung Quốc trong quá trình hội nhập vào
cộng đồng dân chủ của thế giới.
Sứ mạng của thành phần lãnh đạo mới là tạo điều kiện và giữ cho Trung
Quốc có những bước phát triển tốt đẹp về các mặt chính trị quốc nội và
quốc tế. Về mặt quốc nội, không được để xảy ra tình trạng giống như ở
Liên Sô cách đây hơn mười năm, nghĩa là đảng CSTQ bị loại khỏi vị thế
lãnh đạo. Về mặt quốc tế, phải bảo đảm cho sự hội nhập vào cộng đồng
thế giới được tiến hành xuông sẻ để lấy về cho Trung Quốc uy tín của
một đại cường chia sẻ trách nhiệm chung của nhân loại.
Từ những lời tuyên bố của các nhân vật sẽ thay thế nhóm lãnh đạo già
nua người ta chờ đợi một số cải cách sau đây : 1/ Dân chủ hóa sinh hoạt
nội bộ của đảng CSTQ, 2/ Cải thiện hệ thống pháp trị trong nước, 3/ Phân
định rõ rệt quyền hạn và trách nhiệm giữa đảng và nhà nước, 4/ Thiết
lập một Ủy Ban An Ninh Quốc Gia đứng trên cả đảng lẫn quân đội.
Có thể là Bắc Kinh sẽ chưa chính thức chấp nhận cho một đảng đối lập
hoạt động công khai nhưng chắc chắn những người lãnh đạo mới sẽ để cho
dân chúng có nhiều quyền công dân hơn thời gian trước. Kinh tế cũng sẽ
được hoạch định để mọi khu vực trên lãnh thổ đều có thể phát triển cùng
mức độ. Đồng thời, tiếng nói của quần chúng tại những vùng nghèo khó
cũng sẽ được lắng nghe và chú trọng nhiều hơn. Báo chí cũng sẽ được tự do
hơn và sự kiện AOL-Time Warner và Fox News được phép hoạt động tại HoaLục là một điềm báo trước rất thuận lợi.
Các quan sát viên quốc tế tin rằng tất cả những dự đoán nói trên sẽ
phải xảy ra để giảm áp lực đè nặng lên số phận của chế độ. Đó là
một chiều hướng dân chủ hóa được nhiều người mong đợi và chiều hướng
này sẽ xảy ra trong một môi trường chính trị quốc tế không còn những
dấu hiệu đe dọa đối với nền an ninh của Trung Quốc.
Thật vậy, biến cố 11 tháng 9 năm 2001 đã là một biến cố làm thay đổi
hoàn toàn quan hệ chính trị Trung Mỹ. Nếu biến cố này không xảy ra thì
người Mỹ vẫn coi Trung Quốc là mội đe dọa chính. Giờ đây thực trạng đã
thay đổi và hai chuyến công du liên tiếp của tổng thống Bush sang Bắc Kinh
đã chứng minh điều đó. Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện nay có rất nhiều vấn
đề cùng quan tâm để chia sẻ và hợp tác giải quyết.
Ngoài ra, với không khí chính trị của thế giới vào lúc này và với thực tế
của hai nước Trung Hoa, vấn đề Đài Loan cũng dịu dần. Giải pháp quân sự
để thống nhất đất nước không còn cần thiết vì ai cũng biết Đài Loan càng
ngày càng phụ thuộc vào Hoa Lục về mặt kinh tế. Hơn 300.000 người Đài
Loan đã về định cư tại Thượng Hải và Jang Su để hoạt động thương mại, và
xu hướng này đang trên đà tăng trưởng. Thế Vận 2008 cũng sẽ làm cho hai
nước sát lại gần nhau hơn vì cả hai đều có nhu cầu đề cao một bản sắc
chung : bản sắc Trung Hoa. Quan trọng hơn cả là những lá bài dân chủ mà
những người lãnh đạo mới ở Bắc Kinh sẽ chơi như đã nói ở trên, chắc
chắn sẽ chiếm đoạt trái tim và khối óc của những người dân ngoài đảo.
Hòa bình và sự phồn vinh của nhân loại trong thế kỷ 21 đòi hỏi một Trung
Hoa có thái độ hợp tác và có tinh thần trách nhiệm nghiêm chỉnh. Người
ta hy vọng là nhóm lãnh đạo mới của Bắc Kinh sẽ đáp ứng được đòi hỏi
nói trên và sẽ hoàn tất được sứ mạng giao phó vì họ thuộc một thế hệ
đã trải qua quá nhiều kinh nghiệm đau thương gây ra bởi những giáo điều
không tưởng để rứt khoát quyết tâm từ bỏ những mơ ước hão huyền. /
NCQ (7-2002).


No comments: