Saturday, September 8, 2012

SƠN TRUNG * KENNEDY VÀ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM

CHÍNH QUYỀN KENNEDY
VÀ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
Sơn Trung



Đây là một đề tài quan trọng trong lịch sử Việt Nam Và đây là một đề tài quan trọng, có thể viết thành một quyển sách , nhưng ở đây trong mấy trang tạp chí,chúng tôi chỉ trình bày sơ lược.

I.HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954
Trong đệ nhị thế chiến, Mỹ đã tích cực giúp hai phe Quốc Cộng tại Trung Hoa để chống phát xít. Năm 1945, Mỹ bỏ rơi Tưởng Giới Thạch vì họ Tưởng tham nhũng, thối nát. Đó là một điều rất đúng. Quân đội Tưởng tham nhũng, và Quốc Dân đảng Trung Quốc đã không còn lý tưởng khi một số lớn cao cấp tham nhũng đã nhận vàng của Hồ CHí Minh mà để cho họ HỒ thao túng. Nhìn đám quân Tưởng đói rách mà nhân dân dân ta gọi là ‘’Tàu phù’’ thì ta có thể thấy rõ tình hình quân đội và tướng lãnh Tưởng bệ rạc và thối nát biết là dường nào! Người Mỹ bỏ rơi là phải, vì Mỹ còn giúp Tưởng thì chỉ nuôi béo tham nhũng. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng Mỹ phải bỏ rơi Trung Hoa quốc gia, dùng Mao làm con ngáo ộp khủng bố châu Á, có thế, châu Á mới chạy theo Mỹ. Thật vậy, vì sợ Trung cộng, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Thái Lan, Việt Nam. . . đã ngả theo Mỹ. Năm 1949, Mao Trạch Đông chiếm lục địa. Mao giúp quân đội và vũ khí cho quân cộng sản tấn công biên giới Hoa Việt. Kết quả Pháp thất trận Hòa Bình, Lạng Sơn và dưới sự lãnh đạo của các tướng Trung cộng như Trần Canh,Lã Quý Ba, Pháp mất Điện Biên Phủ phải đầu hàng nhục nhã. Mỹ từ lâu đứng sau lưng Pháp ủng hộ Pháp nhưng không tiếp cứu Pháp vì họ muốn Pháp thất trận, rút lui khỏi Việt Nam để họ nhảy vào Việt Nam.
Pháp và Cộng sản Việt Nam đã ký hiệp định Genève vào mùa hè 1954 mà Mỹ không ký, vì lúc này Mỹ không dính líu tới Việt Nam, tội gì mà phải đặt bút ký.Hơn nữa, Mỹ không muốn thực hiện việc bầu cử thống nhất năm 1956 vì bầu cử thì mắc gian kế của cộng sản.
Mỹ chuẩn bị vào Việt Nam cho nên đã chuẩn bị nhân sự. Nhân tuyển quan trọng mà Mỹ và Vatican đưa ra là Ngô Đình Diệm bởi vì Ngô Đình Diệm là Thiên Chúa giáo, mà Thiên Chúa giáo, theo tin tưởng của Mỹ phải là người chống cộng! Mỹ không dùng Bảo Đại vì người Mỹ ghét quân chủ. Mỹ ghét quân chủ nên đã giúp đỡ các phe dân chủ ở Trung Đông và nhiều nơi trên thế giới lật đổ quân chủ trong đó có các nhà ‘’cách mạng’’ Cu Ba,Iran, Iraq. . .mà những người này trước sau đều chống Mỹ một cách mạnh bạo nhất! Một trường hợp duy nhất thoát khỏi sự hủy bỏ của Mỹ là Nhật hoàng là vì tướng Mac Arthur hết sức bênh vực Nhật hoàng và can ngăn Mỹ.Người MỸ đã đưa cho Bảo Đại một số tiền mà Bảo Đại phải nhận vì đó là một lời cảnh cáo. Sau 1945, Pháp đã đưa Duy Tân về Việt Nam nhưng nửa đường bị nổ máy bay mà chết vì trước đó người Anh đã đưa cho ông một số tiền và khuyên ông nên bỏ ý định về Việt Nam. Duy Tân không nhận tiền tức là nhận cái chết vì người Anh không muốn trao trả các thuộc địa như người Pháp sẽ làm nếu vua Duy Tân trở về làm vua và đặt Việt Nam độc lập trong Liên Hiệp Pháp.
Ngô Đình Diệm sau 1945 đã sang Mỹ. Ôâng ở dưới trướng hồng y Mỹ Spellman và lân la làm quen với các người MỸ cao cấp như Kennedy, và thường tuyên bố ông ghét cộng sản và Pháp, ông khoe khoang là có thể thống nhất Việt Nam nếu người Pháp rút lui. Một số người Mỹ không ưa thích ông nhưng Kennedy ủng hộ ông vì Kennedy cũng như Diệm theo Thiên Chúa giáo thuộc hệ thống La Mã.
Vua Bảo Đại lúc bấy giờ bị nhiều áp lực từ nhiều phía. Pháp bỏ rơi. Mỹ và Vatican thúc dục ông chấp thuận Ngô Đình Diệm làm thủ tướng. Bà Nam Phương vâng lệnh các cha cố thuyết phục Bảo Đại chấp nhận Ngô Đình Diệm. Từ đầu, Thiên Chúa giáo và Pháp cài Nam Phương sập bẫy Bảo Đại để đặt tai mắt của mình bên cạnh triều đình Việt Nam. Nay là lúc gián điệp Nam Phương ra tay thi hành mệnh lệnh Tòa Thánh ban xuống. Bảo Đại không tin tưỡng Ngô Đình Diệm nên chống đối, cuối cùng phải bằng lòng, song ngài bắt Ngô Đình Diệm đặt tay lên thánh kinh mà thề, nhưng ‘’ thề, cá trê chui ống’’! Sau này, Ngô Đình Diệm theo kế của Edward Lansdale bày trờ bầu cử ‘’xạo’’ (1) cướp ngội vua mà tự xưng tổng thống. Bảo Đại trách bà Nam Phương đã ủng hộ Ngô Đình Diệm! Bà cũng như Mỵ Châu dễ tin bị người lừa gạt mà kẻ thì hại cha, người hại chồng. Rốt cuộc, vua Bảo Đại và bà Nam Phương mỗi ngườimỗi ngả!
II. CHIẾN TRANH VIỆT NAM
Hiệp định Geneve qui định sẽ tổ chức bầu cử thống nhất toàn quốc năm 1956. Mỹ và những người chống cộng tại Nam Việt Nam không muốn miền Nam rơi vào tay cộng sản. Ngoại trưởng John Foster Dulles và tổng thống Dwight D. Eisenhower quyết định ủng hộ lực lượng chống cộng miền Nam Việt Nam và cùng lúc này, tổ chức SEATO ( Southeast Asia Treaty Organisation) ra đời. Tổng thống De Gaule lên mặt dạy đời gửi thư khuyên Mỹ đừng lính líu đến vấn đề Việt Nam.
Lúc này, tại Mỹ, Kennedy lên làm tổng thống. Oâng chủ trương bảo vệ hoà bình thế giới. Năm 1961, ông gửi tiển bạc và tổ chức đạo binh hòa bình ( Peace Corps) gồm những người Mỹ thiện nguyện sang giùp các nước nghèo đói. Ôâng chủ trương một chính sách ngoại giao mới,liên lạc với Liên Bang Sô Viết để giải quyết một cách hòa bình về các điểm nóng quốc tế như Đức, Cu Ba, và Đông Dương.
Được Mỹ ủng hộ, Ngô Đình Diệm giết và bỏ tù các nhân viên quốc gia không theo ông, tiêu diệt đảng phái và tôn giáo. Oâng đã bỏ tù 100 ngàn người trong đó có các cán bộ cộng sản (2) . Cũng theo tài liệu trên, Ngô Đình Diệm ban ân huệ cho Thiên Chúa giáo mặc dầu Thiên Chúa giáo chỉ chiếm 10%, và đàn áp Phật giáo. Sự đàn áp công khai là vụ cảnh sát Diệm đốt các Phật tử vào ngày 8-5-1963 tại đài Phát thanh Huế trong lễ Phật đản, đồng bào tụ tập như thường lệ để nghe nhạc và chào đón các chương trình Phật đản. Và lúc này chính quyền Kennedy coi như tổng thống Ngô Đình Diệm và tập đoàn của ông đã thất bại.
Bị Ngô Đình Diệm chống cuộc bầu cử thống nhất toàn quốc vào năm 1956, đảng Cộng sản Việt Nam trong tháng 5 năm 1959 rồi tháng 9-1960 quyết định xâm chiếm miền Nam bằng võ lực. Vào ngày 20 tháng chạp năm 1960, cộng sản Bắc Việt dựng lên Mặt Trận Giải Phóng miền Nam do Nguyễn Hữu Thọ làm bù nhìn để dối gạt quốc tế và quốc nội.
Tổng thống Kennedy là vị tổng thống thứ ba ủng hộ chính sách chống cộng tại Việt Nam, và là vị tổng thống thứ nhất đã mở rộng và nâng cao chiến tranh tại Việt Nam. Năém 1961, Tổng thống Kennedy đã viện trợ quân sự 65 triệu đô la Mỹ, và viện trợ kinh tế136 triệu mỹ kim , và cuối năm gửi 3,200 nhân viên quân sự qua Việt Nam.
.Từ 1962 đến 1963, ôâng tăng số cố vấn quân sự lên đến 16.000 người. Lúc này, Mỹ bất bình vì sự bất lực và tham nhũng, việc ăn cắp viện trợ Mỹ của tập đoàn Ngô Đình Diệm. Người Mỹ tỏ ý Ngô Đình Nhu phải đi khỏi nước. Ngô Đình Diệm phản đối việc đưa quân Mỹ vào Việt Nam, vi ông sợ quân Mỹ vào sẽ lật đổ ông.(Thời tổng thống Lyndon Baines Johson chiến tranh leo thang trong đó có tàu Madox tại vịnh Bắc Việt, rồi Mỹ oanh tạc Bắc Việt và nâng số quân đội Mỹ lên 200,000 vào cuối 1965, rồi 540,000 vào cuối năm 1968).

Theo Robert K. Brigham, giáo sư trường Vassar College, trong bài BattlefieldVietnam, năm 1961, tổng thống Kennedy gửi một phái đoàn sang Việt Nam điều tra tình hình để viện trợ cho Nam Việt Nam. Bản báo cáo này được gọi là ‘’Bạch Thư tháng chạp năm 1961’’( December 1961 White Paper). Một số cố vần của tổng thống khuyên tổng thống Kennedy nên rút lui khỏi Việt Nam và gọi Việt Nam là một thung lủng chết (dead-end valley).
Tổng thống Kennedy chọn con đường trung dung. Ông không viện trợ ồ ạt, mà cũng không rút lui.Mỹ giúp kế hoạch ‘’Aáp Chiến lược’’ để cô lập Việt Cộng ra khỏi nông thôn.
Cùng lúc này, tổng bí thư đảng cộng sản Liên Bang Sô Viết là Nikita Khrushchev. Ông này chĩ trích chính sách độc tài tàn bạo của Stalin và chủ trương sống chung hòa bình với tư bản. Khác với Truman và Eisenhower cứng rắn chống cộng, Kennedy tin tưởng có thể dùng đàm phán để giải quyết xung đột thế giới.Nhất là ông tin tưởng vào lý thuyết sống chung hòa bình của Khrushchev là một cơ hội tốt để đàm phán cho hòa bình thế giớøi! Nhưng ông thất vọng. Mặc dù Khrushchev chủ trương sống chung hòa bình, thế lực của ông rất yếu, bị phe diều hậu trong đảng chống đối, nên ông không thể theo con đường hòa bình, trái lại phải theo chính sách ‘’giải phóng thế giới’’ của đảng Cộng sản, và đến năm 1964, ông mất chức và bị quản thúc tại gia. Tại hội nghi Vienne năm 1961, Kennedy và Nikita Khrushchev gặp nhau, Kennedy muốn giải quyết hòa bình nhưng Khrushchev lại coi đó là một dấu hiệu Mỹ yếu kém nên không chấp thuận. Kết quả chíến tranh lạnh vẫn tiếp tục, và Kennedy vẫn phải tiếp tục chính sách của các bậc tiền nhiệm, trong đó có việc ủng hộ Nam Việt Nam. Tuy vậy, tổng thống Kennedy vẫn tiếp trục tìm kiếm hòa bình, Kennedy giao cho đại sứ Mỹ John Kenneth Galbraith tại Aán Độ, thực hiện việc liên lạc với Bắc Việt vào tháng 4, năm 1962 qua trung gian ngoại giao Ấn Độ ( Kennedy, relying on his ambassador to India , John Kenneth Galbraith , planned to reach out to the North Vietnamese in April 1962 through a senior Indian diplomat, according to a secret State Department cable that was never dispatched ). Và theo sự hối thúc của Nerhu, Galbraith gặp ngoại trưởng Ba Lan Adam Rapacki tại New Delhi ngày 21-tháng 1- 1963, và tại đây đại sứ John Kenneth Galbraith đã trình bày ý định của tổng thống Kennedy là ngưng chíến tại Việt Nam và tổ chức bầu cử mới tại miền Nam, nhưng việc không thành (At the urging of Nehru, Galbraith met with the Polish foreign minister, Adam Rapacki , in New Delhi on Jan. 21, 1963, where Galbraith expressed Kennedy's likely interest in a Polish proposal for a cease-fire and new elections in South Vietnam . There is no evidence of further discussions between the two diplomats. Rapacki returned to Warsaw a day later. Galbraith wrote in his memoirs that it was not followed up. ) ( 3)
Năm 1962, Kennedy bổ nhiệm Mac Manara làm bộ trưởng Quốc Phòng và định 1965, Mỹ sẽ rút lui khỏi Việt Nam (He had Secretary of Defense McNamara in 1962 to lay out plans for American withdrawal by 1965.)(4)
Và ngày 11tháng 10 năm 1963, Kennedy ký lệnh hồi hương 100,000 binh sĩ Mỹ vào cuối năm 1963 và khởi sự mật đàm. Sau nay, công cuộc mật đàm vẫn tiếp tục (5).
Tại sao Mỹ muốn đàm phán và rút lui khỏi Việt Nam?
1. Có lẽ Kennedy nhận thấy hòa bình và đàm phán hòa bình là giải pháp tốt cho nhân loại thoát hiểm họa nguyên tử.
2. Sau vụ vịnh Con Heo, Mỹ bị Liên Sô uy hiếp phải rút lui có lẽ tinh thần chiến đấu không còn.
3. Liên Sô thắng thế về khoa học vì họ đã lên không gian trước. Về quân sự, họ đã đặt hỏa tiển khắp nơi.
4. Chính quyền Diệm tham nhũng, ăn cắp viện trợ, mất lòng dân chúng.
5. Mỹ không muốn vì những nước nhỏ như Việt Nam, Cu Ba, Triều Tiên mà đương đầu với Nga Hoa, và gây ra trận đại chiến thứ ba.
Chính quyền Ngô Đình Diệm đã làm cho nước Mỹ chia rẽ. Người chống Diêm,kẻ ủng hộ Diệm làm Kennedy điên đầu. Kennedy than thở với Charles Barlett:
Trời ơi! Chính phủ tôi bị chia năm xẻ bảy!
Robert Kennedy thì nói: Lần độc nhất trong ba năm nay, chính phủ tách làm đội! Diệm là một lãnh đạo xấu xa! (6)

Phật giáo biểu tình mạnh me,õ kết cuộc đưa đến đảo chính Diệm Nhu.Nhiều người theo phe Diệm Nhu, kết tội các tướng lãnh và Phật giáo đã đảo chánh và giết Diệm Nhu.Theo Robert K. Brigham, Mỹ giải quyết tình hình bằng cách chấp thuận cuộc đảo chánh của các tướng lãnh Việt Nam cộng hòa.Thế là cuộc đảo chánh Diệm được tiến hành ngày 1-11-1963 và hai anh em Diệm Nhu chết. Theo giáo sư John Prados, CIA đã chi 42, 000 đô la Mỹ cho cuộc đảo chánh. õTheo tin Washington D.C.,ngày 5 tháng 11 năm 2003 – một cuốn băng của tòa Bạch Ốc cho biết Kennedy và các nhân viên cao cấp đã chấp thuận kế hoạch lật đổ Diệm vào ngàý-11-1963 (7).
Theo John Prados, thì ông Roger Hilsman bật đèn xanh cho các tướng lãnh đảo chánh.
Về cái chết của Diệm Nhu có nhiều ý kiến mâu thuẫn.Lẽ dĩ nhiên, những phần tử thân Diệm Nhu hay đảng Cần Lao kết tội Phật giáo , quân đội Cộng Hòa, và một số thù hận Kennedy. Một số tài liệu chỉ nói chính quyền Kennedy chủ trương lật đỏ Diệm mà không nói là giết hai anh em Diệm Nhu. Tuy nhiên, một số tài liệu cho rằng do thủ tiêu Diệm Nhu, chính quyền Kennedy biến chiến tranh Việt Nam thành chiến tranh của người Mỹ(By participating in the removal of South Vietnam's President, Kennedy had made the United States directly responsible for the fate of South Vietnam. What had been Vietnam's war became America's war) (8)
Một số tài liệu nói rằng chính quyền Kennedy giết Diệm Nhu. Nhưng chính quyền Kennedy là ai? Phải chăng tổng thống Kennedy? Không có tài liệu nào chứng tỏ rõ rệt tổng thống Kennedy hạ lệnh giết Diệm Nhu. Năm 1975, một ủy ban điều tra của Tòa Thánh về cái chết của hai ông Diệm Nhu. Kết quả một số cho rằng tổng thống Kennedy không liên can đến việc giết Diệm Nhu, nhưng một số kết tộiKennedy . Kết luận của Giáo Hội là Washington không chủ tâm sát hại Diệm Nhu (9)
Nhiều tài liệu cho rằng Kennedy không muốn giết hai anh em Diệm Nhu. Đại tướng Maxwell Taylor viết rằng ‘’khi nghe tin Diệm Nhu bị giết, Kennendy nhảy chồm ra khỏi phòng với cái nhìn xúc động và tái mét mặt ‘’. Còn Jack Kennedy thì thóa mạ CIA là đồ hèn nhát (10). Theo Schlesinger, tổng thống nghe tin Diệm Nhu chết thì mặt tối sầm và rung rẩy.Sau vụ vịnh Con Heo, tôi chưa bao giờ thấy tổng thống bị rối loạn như thế! (11)
Tuy nhiên, theo tàiliệu khác, nhiều lần các nhân viên cao cấp Mỹ định đảo chánh Ngô Đình Diệm nhưng Kennedy hạ lệnh cho CIA và lính Mỹ bao vệ Ngô Đình Diệm (12). Theo John Prados trong bài JFK and the Diem Coup (13),sau khi hai ông Diệm Nhu chết, tổng thống Kennedy hạ lệnh cho ông Wlliam R. Corson mở cuộc điều tra. Kết quả cho biết là do Averell Harriman ra lệnh, và Henry Cabot Lodge thi hành (Ngo Dinh Diem, Demopedia). Theo Corson, Harriman tự ý làm, không hỏi tổng thống hoặc các luật gia. Lúc 4 giờ 30 ngày 1-11-1963, tổng thống Diệm gọi điện thoại cho đại sứ Cabot Lodge, và đại sứ cho biết là Mỹ không bảo đảm tánh mạng cho anh em ông Diệm.
Những tài liệu trên cho ta biết nhiều vấn đề:
1.Từ 1961, tổng thống Kennedy đã nghĩ đến giải quyết hòa bình thế giới bằng đàm phán.
2.Cũng từ lúc này, chính phủ Mỹ đã muốn rút lui khỏi Việt Nam chứ không phải do sinh viên biểu tình hay chính sách thay đổi hoặc vì Mỹ thất trận.
3. Vì Mỹ thẳng thắn,mở miệng cầu hòa trước cho nên phe cộng sản nghĩ rằng Mỹ kém ý chí chiến đấu. Trong chiến tranh, kẻ nào thiếu ý chì thì sớm muộn cũng tháo chạy cho nên họ không thèm đàm phán mà tăng cường chiến tranh, áp dụng chiến thuật lấy quân sự bảo đảm cho đàm phán thắng lợi. Họ chỉ bằng lòng vào bàn hội nghị sau khi họ đã chiếm nhiều thắng lợi quân sự.
4. Họ không thèm đàm phán vì họ đã nắm được tập đoàn Ngô Đình Diệm.
5.Và Mỹ cũng muốn bảo đảm đàm phán thắng lợi, không muốn miền Nam sụp đổ trước khi đàm phán nên buộc họ phải đem quân qua Việt Nam. Và như vậy, Mỹ đem quân qua Việt Nam là theo chính sách thăng bằng lực lượng để giữ hòa bình, và không phải Mỹ xâm lược Việt Nam. Và cũng vì thế, Mỹ không muốn thắng lợi quân sự, nghĩa là không muốn đánh thắng mà chỉ muốn đánh cầm chừng cho đàm phán. Đàm phán xong là rút quân.

Sau 1975, chúng tôi còn ở Việt Nam, được một đại tá họ Nguyễn đã làm phó tỉnh trưởng nói rằng trong khoảng 1961-1962, tổng thống Ngô Đình Diệm được hồng y Spellman cho biết Mỹ đang thương thuyết với Nga và Trung cộng về hòa bình Việt Nam. Vì vậy, tổng thống Ngô Đình Diệm đã tính việc qua mặt Mỹ, bắt tay với cộng sản. Việc này được nhiều tác giả khác đã đề cập đến như Đỗ Mậu, Trần Văn Đôn, Nguyễn Văn Châu và nhiều tài liêu khác(14). . .
Vị đại tá trên cũng cho biết trong thời gian này, ông Diệm thường mượn cớ đi kinh lý các nơi mà bàn bạc chuyện bí mật với đàn em vì không dám bàn trong dinh Độc Lập sợ CIA biết được. Và ông cũng cho hay việc họp mật với cộng sản đã xảy ra nhiều lần. Một vị sĩ quan khác cho biết trong lúc hành quân xe tăng, đại bác kéo vào rừng, chưa chi đã có lệnh bỏ lại hết và rút lui. Một sĩ quan khác cho biết trong mật khu Việt cộng thứ gì cũng có. Thuốc tây của Trang Hai, La Thành và các nhà dược phòng máu mặt chân tay Diệm Nhu chất cả đống như núi! Nguyễn Chánh Thi đã cho biết giám mục Ngô Đình Thục bắt tay với cộng sản. Và dân Việt Nam đã biết việc Ngô Đình Cẩn bán gạo cho cộng sản. Như vậy, ta có thể nói gia đình họ Ngô bắt tay vời cộng sản từ lâu.
Sau 1975,tại trường Đại Học Văn Khoa, chúng tôi được một cán bộ cộng sản phát biểu Ngô Đình Diệm là người yêu nước. Tôi ngạc nhiên hết sức. Sau này đọc nhiều tài liệu mới hiểu ông Diệm được xếp loại yêu nước vì ông cũng như ‘’trí thức yêu nước’’, ‘’Việt kiều yêu nước’’ nghĩa là những người thân cộng hay đầu hàng cộng sản.Nhân dân Việt Nam và Mỹ đã lầm Ngô Đình Diệm là người chống cộng.
Có người như Nguyễn Văn Châu cho rằng Ngô Đình Diệm bắt tay với cộng sản là vì hòa bình Việt Nam. Mỹ phải trăm cay ngàn đắng mới đàm phán với cộng sản. Riêng cái bàn tròn, bàn vuông cũng đã mất hai năm! Oâng Diệm làm sao mà đương đầu với cộng sản!. Oâng thương thuyết là mắc mưu cộng sản. Thương thuyết là đầu hàng cộng sản. Thương thuyết là chỉ mong cộng sản ban cho gia đình ông và tập đoàn ông một vài ân huệ. Sự thực thì gia đình họ Ngô đã bắt tay với cộng sản từ lâu, rõ nhất là vụ Ngô Đình Cẩn bán gạo cho cộng sản, thứ đến là vụ Ngô Đình Thục kinh doanh gỗ, và thứ ba là việc các cha cố đưa cộng sản vào dinh Độc lập. Trước 1975, một số cha cố và trí thức như linh mục Trần Hữu Thanh, Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Lý Chánh Trung chửi Thiệu tham nhũng, hoặc Nguyễn Văn Châu sau này sang Pháp bắt tay với cộng sãn là vì họ theo Ngô Đình Diệm trở cờ. Người Mỹ phải thanh toán nhà Ngô gấp vì sợ họ đầu hàng cộng sản, treo cờ đỏ sao vàng ở dinh Độc lập rồi tuyên bố đuổi Mỹ ra khỏi Việt Nam. Mỹ đàm phán chưa thành mà Ngô Đình Diệm bắt tay với cộng sản thì tiền bạc, vũ khí và tánh mạng của mấy chục ngàn binh sĩ Mỹ coi như vô ích, và làm trò cười cho thiên hạ!Và cho đến nay vẫn chưa thấy tài liệu nào của Mỹ đề cập đến việc Ngô Đình Diệm bắt tay với cộng sản vì họ sợ ‘’ xấu chàng hổ ai’’. Thật là mất mặt nước Mỹ đã tốn tiền của ủng hộ một chính phủ đầu hàng cộng sản!Và nhục nhã cho CIA tai mắt khắp nơi mà không biết người người ta đã phản bội mình! Nhiều người trách các tướng lãnh phản chủ nhưng tại sao họ không trách Ngô Đình Diệm phản chủ? Trái lại họ đã sung sướng khi Ngô Đình Diệm phản chủ! Vì trung thành với đất nước Việt Nam,khi Ngô Đinh Diệm và bè lũ phản bội dân tộc Viễt Nam, các tướng lãnh và quân độiï phải ra tay càn quét bọn bất trung bất nghĩa đã phản bội chính nghĩa quốc gia.Ngô Đình Diệm chết là do lòng tham của ông. Người giết ông Diệm là lòng gian tham của ông, gia đình ông và tập đoàn của ông, không phải ai hết! Không phải Dương Văn Minh, Đỗ Mậu, Mai Hữu Xuân hay đại úy Nhung. Cũng không phải Kennedy, Cabot Lodge, không phải Phật giáo mà đó là luật chính trị, luật giang hồ và quả báo. Phản quồc, bộâi chủ và gian tham tàn ác thì khó vẹn toàn!
Chỉ tiếc rằng giải quyết tập đoàn Ngô Đình Diệm là chuyện nhỏ, ‘’giết gà cần gì phải dùng dao mổ trâu’’?. Nước Việt Nam đã bị thực dân Pháp cài vào cái thế tôn giáo tranh chấp để có lợi cho cuộc xâm lược của thực dânï. Vết thương chưa lành thì người Mỹ lại dùng Phật giáo để mổ cái ung nhọt của họ, khiến cho nhiều người từng thọ ơn Nhu Diệm nay vẫn hậm hực với Phật giáo!Và một điều khó hiểu là tại sao những người được Mỹ huấn luyện, được Mỹ tin dùng hầu hết đều quay trở lại chống Mỹ? Phải chăng Mỹ dùng người chỉ chú trọng ở thực dụng mà coi nhẹ đạo đức?

Trong thời gian ở lại tại Việt Nam, tôi đã đem việc Mỹ năm 1961-1962 mật đàm với cộng sản và dự định rút lui khỏi Việt Nam. Các bạn tôi đều phản đối, cho rằng năm 1963, Mỹ mới đem quân vào Việt Nam. Chưa vào sao đã ra? Đó là chuyện phi lý.
Thật vậy, con người hiểu biết là do ngũ quan và do lý luận. Nhưng lý luận không đủ. Cần phải có thực tế chứng minh. Mặt khác, có nhiều loại lý luận. Thí dụ;ở toán pháp bậc tiểu học thì 5 – 8 không thể được, nhưng trong đại số học bậc trung học, 5-8 vẫn được. Và trong cuộc sống, làm 5 đồng, tiêu 8 đồng là chuyện thường. Cũng vậy, một bà trung tá cảnh sát cộng hòa cho biết hồi trước nghe nói ngoài bắc phải xếp hàng mua rau muống, bà cười ngất, cho là xạo, vì rau muống là thứ hạ cấp, quý hiếm gì mà phải xếp hàng! Sau 1975,bà mới thấy đó là sự thật! Sau 1955, nghe đồng bào di cư nói ngoài bắc chỉ có vài mẫu ruộng là bị kết tội địa chủ, hoặc ngoài bắc dân chúng bị kềm kẹp, đồng bào trong Nam không tin. Ba mẫu ruộng sao gọi là địa chủ? Các nhà cách mạng như bác Hồ, Lê Duẩn, Trường Chinh lẽ nào lại làm hại nhân dân và tước đoạt mọi thứ tự do của nhân dân? Vậy mà những cái vô lý đó lại là sự thực!
Thật vậy, năm 1961-1962, tổng thống Kennedy đã dự trù rút lui quân sĩ Mỹ ra khỏi chiến tranh Việt Nam. Các vị tổng thống sau Kennedy cũng chỉ thi hành đường lối của vị tiền nhiệm mà thôi! Độc hổ nan địch quần hồ! Mỹ rút lui, một mình Việt Nam tự do sao có thể chống lại Nga Hoa? Quốc sách của một cường quốc cũng phải đợi lâu lắm mới hoàn thành.Kế hoạch của Kennedy từ 1961- 1962 phải đến 1972 mới đi đến hội nghị Paris để Mỹ rút luikhỏi Việt Nam! Cái thất bại của miền nam đã quyết định từ lâu!
SƠN TRUNG
CHÚ THÍCH
1.Anh em ông Diệm là quan lại và trí thức lại chơi trò gian manh bần tiện.
Họ cho chân tay loan truyền trong dân dân ‘’giấy xanh bỏ giỏ, giấy đỏ bỏ bì’’ nghĩa là phiếu xanh ( Bảo Đại ) thì bỏ giỏ rác, còn phiếu đỏ ( Ngô Đình Diệm) thì bỏ vào bì thư. Ôâng Diệm chơi trò độc diễn, được Mỹ là nước dân chủ ủng hộ,chân tay Diệm kiểm phiếu và loan báo kết quả thì nhất định là thắng lợi 99,90%. Cái dân chủ gỉả hiệu và đạo đức giả cầy của họ Ngô đã lộ rõ qua hành động này!Họ cũng như cộng sản bất chấp thủ đoạn!
2.<>.
3.
4 John Pike .
5.Sau khi Kennedy chết, các vị kế nhiệm vẫn tiếp tục chính sách của Kennedy, tiếp tục tìm kiếm giải pháp hòa bình. Năm 1966, đại sứ Mỹ Henry Byrobe gặp lãnh sự Vũ Hữu Bình tại Ngưỡng Quang ( Miến Điện) nhưng thất bại. Mỹ lại nhờ nhà ngoại giao Canada là Chester Ronning, rồi Janusz Lewandoski, thành viên Ba Lan trong Uỷ Hội Giám sát Quốc Tế, và đại sứ Ý là Giovanni D’ Orland làm trung gian ( NguyÍn đÙc PhÜƯng, Nh»ng trỈn Çánh lỴch sº trong chi‰n tranh ViŒt Nam 1963-1975,.đåi Nam ,USA,1993,tr.34. ).
6. Michael Beschloss, The Crisis Years, p. 653.
7.
8. <>
9.John Prados, JFK and the Diem coup. Posted - November 5, 2003.

10. Herbert Parmet, JFK: the Presidency of John F. Kennedy, p. 335.
11. Arthur Schlesinger, A Thousand Days, p. 997
12. >
13.
14.Son Trung. Dân tộc Việt Nam hai lần bị lường gạt. Bên Kia Bờ Đại Dương, số
43, tháng4-2002
.
TÀI LIỆU
1. Robert K. Brigham. Battlefield Vietnam: A History. <>
2.<>
3.
4.again.html>
5.
6.< http://www.csulb.edu/~sberk/JFKetc.htm >
7.) >
8.John Prados < . gwu.edu/~nsarchiv/NSAEBB/NSAEBB101/>
9.index.php/Ngo_Dinh_Diem>
10.NguyÍn đÙc PhÜƯng, Nh»ng trỈn Çánh lỴch sº trong chi‰n tranh ViŒt Nam 1963-1975,.đåi Nam ,USA,1993,tr.34. ).

No comments: