Monday, September 3, 2012

HOÀ THƯỢNG THICH CHÁNH LẠC * ĐAI TẠNG KINH





MỘT VÀI ĐIỂM GHI NHẬN VỀ
"PHẬT GIÁO ĐẠI TẠNG KINH"
do Hòa ThượngTHÍCH CHÁNH LẠC phiên dịch



Hiếm có công trình dịch thuật kinh điển đại tạng nào quy mô và công phu như cuốn
"PHẬT GIÁO ĐẠI TẠNG KINH" do HT THÍCH CHÁNH LẠC phiên dịch. Để biết khởi
nguyên của nó là gì, ta hãy trích dẫn đoạn quan trọng sau đây từ quyển "PHẬT GIÁO
ĐẠI TẠNG KINH" (trang 72-77):
"Sau khi tịch diệt niết bàn, đức Phật đã để lại cho nhân loại một kho tàng văn hiến
đồ sộ. Kho tàng này đã trải qua 4 kỳ chỉnh trang, kết tập (tại thành Vương Xá, ngay
trong năm Đức Phật viên tịch; tại thành Tỳ Xá Ly, sau khi Đức Phật qua đời khoảng
100 năm; tại Ba Tra Lợi Phất, sau khi Phật tịch diệt khoảng 235 năm; và tại Ca Thấp Di
La, khoảng 400 năm sau khi Phật qua đời).
Chính nhờ vào thần lực của kho tàng vô giá (Tam Tạng Kinh) ấy nên Đạo Phật đã dễ
dàng bành trướng khắp nơi, nhất là Á Châu. Cứ theo hai cuốn sách Pali Samanta
Pasadika và Arattha Dippano chép: "Vua A Dục (Asoka) sai 5 vị tỉ khưu sang 5 xứ ở Trung
Hoa để truyền bá Phật Pháp từ thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch". Từ thế kỷ thứ 2 tới
thứ 4 hay thứ 5, Phật Pháp du nhập vào các quốc gia như: Việt Nam, Taiwan, Tây Tạng,
Mông Cổ, Yarkan, Bokhara, Afghanistan v.v. Trên đây là nói về Bắc truyền Phật Giáo
hay Đại Thừa...
Ý NGHIÃ TAM TẠNG KINH:
Sau khi thành đạo, Đức Phật đã dành suốt cuộc đời của mình cho việc truyền rao chân
lý; khi thì trên cung trời, lúc lại ở nhân gian hoặc long cung hay góc biển, đâu đâu
cũng in dấu chân thuyết pháp giáo hóa của Đức Phật.
Rồi khi nhân duyên hóa độ đã tròn đầy, Phật Đà trở về tịnh độ Tịch Quang; đệ tử
Ngài mới đem tất cả những giáo pháp mà thầy mình đã từng nói, biên chép (kết
tập) thành sách để bảo trì và lưu truyền. Đó tức là PHẬT GIÁO ĐẠI TẠNG KINH hay
thường gọi là TAM TẠNG KINH.
Giáo pháp do Đức Phật giảng dạy suốt đời Ngài và những trứ tác của các vị Tổ Sư
giải thích về lời Phật dạy, tùy tính chất, có thể chia làm ba bộ phận: KINH, LUẬT,
LUẬN. Trong tam tạng, giáo pháp do chính Đức Phật giảng dạy gọi là KINH, các qui tác
sống do Đức Phật chế định gọi là LUẬT, những trứ thuật về sau do các vị đệ tử, học
giả viết để diễn dịch, giải thích kinh và luật gọi là LUẬN. Song có nhiều thuyết chủ
trương rằng tất cả các điển tích Phật Giáo có liên hệ ít nhiều với lời giảng dạy của
Đức Phật, đều có thể gọi chung là kinh. Do đó tam tạng lại gọi là Tạng kinh, Đại Tạng
Kinh hay Nhất Thiết Kinh.
Vấn đề tập thành Tam Tạng Phật Giáo cũng giống như sự soạn tập Tứ Bộ (Kinh, Sử,
Tử và Tập) của Nho Gia. Tứ Bộ là yếu tịch của nhà Nho. Tam tạng là cốt tủy của
Phật Giáo, là điển tịch căn bản cho những ai muốn nghiên cứu Phật học... Đó là
chià khóa vàng cho bất cứ ai muốn đi sâu vào kho tàng vô tận của nền văn hiến
Phật Giáo..."
Quyển "PHẬT GIÁO ĐẠI TẠNG KINH" do HT THÍCH CHÁNH LẠC phiên dịch dài 1012 trang,
do Tổng Vụ Hoằng Pháp Văn Phòng II Viện Hóa Đạo Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại tại
Hoa Kỳ bảo trợ và Nhà Xuất Bản Phú Lâu Na phụ trách ấùn tống. Sách thuộc Phú
Lâu na tùng thư số 58, mới ra đời gần đây.
Đây là KINH ẤN TỐNG được phát không miễn phí. Phật Tử hoặc bất cứ người nào
muốn nghiên cứu về Phật pháp có thể liên lạc về HT THÍCH CHÁNH LẠC để được
biếu đại tác phẩm hàng đầu của Phật Giáo này. Xin liên lạc: (303) 936-4630 (Tel &
Fax).
ĐÔI GIÒNG VỀ DỊCH GIẢ:
HT THÍCH CHÁNH LẠC sinh ngày 8-1-1931 tại Quảng Trị. Tục danh Lê Kim Cương.
Hòa Thương là đệ tử của Đại Lão Hòa Thượng Hải Đức Thích Phước Huệ.
Tốt nghiệp Cử Nhân Giáo Khoa Việt Hán tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn (1963-1964)
Cao Học Đại Học Sư Phạm Đài Loan (1971-1972)
Tiến Sĩ Văn Chương và Triết Học tại Đại Học nói trên (1979-1980)
Từng là:
- TTK Ban Tổ Chức Đại Hội Thống Nhất PGVN (1963-1964)
- TTK Tổng Vụ Giáo Dục GHPGVNTN (1966-1969)
- Giảng Sư Phân Khoa Phật Học VĐH Vạn Hạnh.
Hiện là:
- Phó Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHN Hoa Kỳ
- Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp
- Giám Đốc Nhà XB Phú Lâu Na

No comments: