Sunday, September 2, 2012

VŨ QUỐC THÚ * ĐẤU TRANH DÂN CHỦ

Vấn đề đẩy mạnh công cuộc đấu tranh cho dân chủ ở quốc nội
GS VŨ QUỐC THÚC

Phát Ngôn Viên của HI�N CHƯƠNG 2000 tại Tây Âu đặc trách vận động trí thức Quốc Nội
Ghi chú của Diễn Đa`n Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN : GS Vũ Quốc Thúc là Trưởng Ban Tổ Chức Đại Hội Paris công bố HI�N CHƯƠNG 2000 ra thế giới, vào các ngày 25 và 26-11-2000. Với cương vị Trưởng Ban Tổ Chức Paris - địa phương đã đăng cai Đại Hội, GS Thúc đã là người nắm vững hơn ai hết nội dung, ý kiến, các điều bàn cải nội bộ của các phái đoàn tham dự Đại Hội, cũng như dư luận của truyền thông quốc tế và quần chúng đấu tranh. Có rất nhiều người từ các nơi xa xăm - không phải là thành viên các phái đoàn - đã đến với Đại Hội, từ Đức, Ý, Hòa Lan, Mỹ, Canada v.v. Sống ngay tại trung tâm Paris mà các luồng dư luận và tin tức từ Việt nam thường đến đây sớm nhất so với các lục địa khác, GS Thúc đã nghe ngóng, thẩm định, đánh giá về những gì Hiến Chương 2000 đã đem lại được cho công cuộc tranh đấu cho nền Dân Chủ Việt Nam trong suốt hai năm qua .
Sắp tới đây, nhân dịp kỷ niệm Đệ Nhị Chu Niên HI�N CHƯƠNG 2000 - công trình tập thể có giá trị như một tuyên ngôn của những người dân chủ Việt Nam đối với chế độ Cộng Sản và một mô hình cứu nước và dựng nước; GS VŨ QUỐC THÚC - Phát Ngôn Viên của HI�N CHƯƠNG 2000 tại Tây Âu đặc trách vận động trí thức Quốc Nội sẽ trình bày dưới đây đề tài "đẩy mạnh công cuộc đấu tranh cho dân chủ ở Quốc Nội", một chủ đề quan trọng bậc nhất trong cuộc tranh đấu hiện nay.
GS VŨ QUỐC THÚC từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các chánh phủ Quốc Gia từ thập niên 50 đến 1975, như là Bộ Trưởng Giáo Dục thời Chính Phủ Bửu Lộc (1953-1954), Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia, Cố Vấn cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Khoa Trưởng Đại Học Luật Khoa Sài Gòn, Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Tái Thiết Hậu Chiến, và là đồng tác giả của các phúc trình nổi tiếng như Phúc Trình Staley - Vũ Quốc Thúc (1961), Phúc Trình Lilienthal - Vũ Quốc Thúc (1968) về kế hoạch tái thiết kinh tế hậu chiến VNCH, được nhà xuất bản danh tiếng Praeger, NY xuất bản (Lilienthal, D.E. & Vu, Quoc Thuc: The Postwar Development of the Republic of Vietnam: Policies and Programs, New York: Praeger, 1970).
Sang Pháp năm 1978, ngụ tại Nanterre, ông trở thành Giáo Sư Thực Thụ Đại Học Paris cho đến ngày nghĩ hưu vào năm 1988.
Óng góp phần quan trọng trong công trình thảo hoạch và chuyển ngữ HI�N CHƯƠNG 2000 và cùng với TS LÊ ĐÌNH THÔNG, trách nhiệm đăng cai Đại Hội Công Bố Hiến Chương 2000 tại Paris ngày 25-26 tháng 11 năm 2000.
* * *
Nhân dịp kỷ niệm đệ nhị chu niên Hiến Chương 2000 ta cần xét xem trong 2 năm vừa qua, công cuộc đấu tranh cho dân chủ ở quốc nội đã diễn tiến ra sao , có đạt được kết quả gì không, đã gặp những trở lực nào và trong thời kỳ trước mắt nên làm gì để đẩy mạnh công cuộc tranh đấu.
1) Trước tháng 11 năm 2000 là thời điểm công bố Hiến Chương 2000 , ở quốc nội có nhiều cuộc vận động chống sưu cao thuế nặng cũng như những hành động sai trái của các cán bộ , nổi bật nhất là vụ Thái Bình và vụ Xuân Lộc . Ngay trong tháng 11 năm 2000 , cũng có những vụ tranh đấu đòi quyền tự do tôn giáo ở Trung và Nam Việt . Việc dân chúng Hà Nội và Sài Gòn tự động đón tiếp Tổng Thống Hoa Kỳ Bill Clinton một cách nồng nhiệt bất ngờ , cho thấy là Đảng Cộng Sản Việt Nam không còn nắm được nhân dân chặt chẽ như trước nữa . Trước tình trạng này , chúng tôi đã hy vọng rằng sự công bố Hiến Chương 2000 có thể gây nên một kích động tâm lý thuận lợi cho công cuộc đấu tranh dân chủ ở quốc nội . Nếu chỉ căn cứ trên những phản ứng có thể nhận thấy từ ngoài - vì làm sao ta có thể đi sâu vào nội tâm của người khác ?- thì kích động ấy đã không xẩy ra . Khỏi cần chứng minh , ai cũng biết là nhà cầm quyền cng sản kiểm soát mọi phương tiện truyền thông đại chúng như đài phát thanh , đài truyền hình , báo chí ... Dĩ nhiên mọi tin tức và bình luận về Hiến Chương 2000 đều bị dấu kín : chỉ một số người có phương tiện liên lạc với cộng đồng người Việt hải ngoại mới biết rõ vụ này thôi , do đó quảng đại quần chúng và ngay cả giới thanh niên trí thức cũng không hay biết kịp thời . Tuy nhiên chính quyền không thể bịt mắt bưng tai những người có thế lực trong bộ máy Đảng và Nhà nước : những người này đã biết rõ sự thật về Hiến Chương 2000 . Trong thâm tâm họ dần dần nổi lên ý thức trách nhiệm lịch sử cũng như khả năng ( của họ) để thay đổi chế độ hiện hành . Những sự việc xẩy ra trong hai năm vừa qua đã minh họa sự biến chuyển tâm lý này : khi một đảng viên lão thành , có nhiều công trạng với Đảng và Nhà nước như cựu Trung Tướng Trần Độ , bỗng dưng lên tiếng đòi dân chủ hóa chế độ , đó không phải là một sự ngẫu nhiên . Trần Độ nay đã qua đời nhưng một số nhân vật tên tuổi khác ( 21 người ) đồng chí hướng với ông ta như : cựu đại tá Phạm Quế Dương , học giả Trần Khuê , nhà văn Hoàng Tiến , học giả Hoàng Minh Chính , tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang , tiến sĩ Hà Sĩ Phu , nhà thơ Chu Thành , nhà văn Vũ Cao Quận , ký giả Nguyễn Vũ Bình v.v.. đã không ngần ngại công khai thành lập Nhóm Dân Chủ - một nhóm đối lập thực sự chứ không phải đối lập " cuội " như một số tổ chức chính trị khác do Đảng Cộng Sản ngụy tạo . Đồng thời , có những phần tử trẻ tuổi như luật sư Lê Chí Quang , 32 tuổi , can đảm cảnh giác nhà cầm quyền về hiểm họa Bắc thuộc , như Phạm Hồng Sơn , 34 tuổi , hăng hái dịch ra tiếng Việt một tài liệu của Toà Đại Sứ Hoa Kỳ nhan đề : "Thế nào là dân chủ ?" Cả hai người đều biết trước là sẽ bị nhà cầm quyền làm khó dễ , nhưng họ đã không sợ . Những sự việc này đáng lẽ phải làm cho Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước tỉnh ngộ , thì trái lại chỉ khiến cho họ trở nên ngoan cố hơn nữa.
Hai nhân vật trên đã bị công an bắt giữ để điều tra vì những lý do mơ hồ như : âm mưu lật đổ Nhà nước xã hội chủ nghĩa , phát tán tài liệu chống chính quyền , làm gián điệp cho Mỹ ( trường hợp Phạm Hồng Sơn ) . Ta cũng còn nhớ vụ án Linh mục Nguyễn Văn Lý trong đó cơ quan tư pháp đã dẫm nát cả những nguyên tắc sơ đẳng của một nền pháp lý chân chính . Cách xử sự của nhà cầm quyền gây cho ta ấn tượng nặng nề là họ bất chấp dư luận quốc tế cũng như quốc nội : chẳng hạn trong vụ lén lút phê chuẩn các bản hiệp định về biên giới đất liền giữa Trung Quốc và Việt Nam , về sự phân chia lãnh hải trong vịnh Bắc Việt . Sau khi vụ này bị tiết lộ thì đại diện chính quyền đã tìm cách biện minh , giải thích lúng túng , giấu đầu hở đuôi , rút cục chỉ làm trò cười cho các quan sát viên quốc tế. Đó là chưa kể những thủ đoạn tiểu sảo , gần như lưu manh , mà cơ quan công an địa phương đã áp dụng để ngăn chặn không cho ai tới thăm các hoà thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ ...
2) Nếu làm một bản kết toán tạm thời về kết quả của cuộc đấu tranh cho dân chủ ở quốc nội trong hai năm vừa qua , ta có thể vững lòng tin tưởng ở thắng lợi cuối cùng của dân chủ . Cần nhớ rằng chế độ dân chủ không phải chỉ là những hình thức , những thủ tục , những quy tắc do các chính trị gia mường tượng ra ; đó cũng không phải là một kiểu mẫu lý tưởng có thể du nhập nguyên vẹn từ quốc ngoại. Lịch sử các nước dân chủ cho ta thấy rằng , chế độ dân chủ là kết quả một cuộc tranh đấu lâu dài và kiên nhẫn của quảng đại quần chúng bị trị để giành lại những quyền do một người , một gia đình hay một thiểu số lãnh đạo đã tước đoạt của dân . Chính kinh nghiệm đấu tranh gian khổ này đã bồi dưỡng tinh thần dân chủ và tạo nên những thói quen , những cách nhìn , những cách xử sự ... mà ta có thể gọi chung là truyền thống dân chủ . Khỏi cần chứng minh là dân ta chưa có những truyền thống dân chủ kiểu tây phương ấy : chính vì thế mà khi ta muốn cổ động mọi tầng lớp nhân dân vùng lên đòi hưởng quyền tự do công dân như ở các nước tây phương , ta vấp phải một trở lực lớn rộng , đó là sự thờ ơ của quảng đại quần chúng . Thông thường mỗi tầng lớp xã hội chỉ ý thức rõ ràng những quyền tự do cụ thể của mình mà thôi : chẳng hạn nông dân muốn được tự do canh tác và hưởng thụ hoa lợi do công khó nhọc của họ tạo ra , thương gia muốn được tự do mua bán , tự do chuyển dịch ; nhà văn nhà báo muốn được tự do viết lách , tự do xuất bản ; các tín đồ tôn giáo muốn được tự do tín ngưỡng , tự do lễ bái .
Y thức dân chủ kiểu tây phương thường chỉ tìm thấy ở những người chuyên làm chính trị , hành chính hay tư pháp . Một khi hầu hết những người này đều xuất thân từ những trường hay những lớp do Đảng Cộng Sản lập ra để đào tạo cán bộ phục vụ Đảng , thì làm sao có thể tìm thấy ý thức dân chủ kiểu tây phương ở những thành phần này ? Khi Hiến Chương 2000 được công bố, , chúng tôi chỉ dám mong mỏi rằng với những kỹ thuật và phương tiện truyền thông hiện đại, ta có thể tác động trên tâm lý của lớp người đương quyền , khiến cho họ dần dần bị thuyết phục , để trở thành những người dân chủ . Những kết quả thâu lượm được trong hai năm vừa qua , tuy khiêm tốn nhưng đáng coi là rất khích lệ . Hạt giống dân chủ đã nẩy mầm và rồi đây sẽ lan rộng ra khắp tầng lớp đương quyền ấy . Phản ứng ngoan cố tìm mọi cách trấn áp của nhà cầm quyền cộng sản trước cuộc vận động dân chủ ở quốc nội chứng tỏ rằng phong trào dân chủ đang lớn mạnh.
3) Những trở lực vừa phân tích có tính cách nội tại . Ta cần phải để ý tới một loại trở lực ngoại lai không nên coi thường : đó là những âm mưu và những luận điệu của ngoại bang hay ngoại nhân cố ý hay vô tình bảo vệ chế độ đảng trị hiện thời ở Việt Nam.
Trở lực thứ nhất là sự chống đối của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa đối với xu hướng dân chủ hóa ở các nước trên bán đảo Đông Dương . Học giả Stephen Young đã đưa ra nhận định này trong một bài xã luận mới đây được phổ biến trên mạng lưới Internet ( China holds the key ) . Tại sao Trung Hoa lại có thái độ này ? Rất có thể là vì Bắc Kinh có tham vọng bành trướng bá quyền trên toàn vùng Đông Nam Á mà bán đảo Đông Dương nằm trên con đường Nam tiến của mình . Cũng rất có thể là Bắc Kinh chưa bỏ được mặc cảm lịch sử là các cường quốc Âu Mỹ luôn luôn muốn nắm được thị trường khổng lồ Trung Quốc . Dù sao Bắc Kinh cho rằng họ phải kiểm soát con đường chiến lược xâm nhập Trung Quốc từ miền Nam , tức là bán đảo Đông Dương ( ta nên nhớ lại các cuộc thám hiểm của Doudart de Lagrée và Jean Dupuis hồi hậu bán thế kỷ XIX ) . Để tự vệ , tất nhiên Bắc Kinh muốn rằng các nước Đông Dương phải có một chính quyền do họ kiểm soát hoặc ít nhất cũng phải thân họ . Trong tình trạng hiện thời , khỏi cần nói đó là một chính quyền cộng sản : Bắc Kinh chỉ cần nắm được đảng cộng sản địa phương là nắm được tất cả . Nếu các nước Đông Dương dân chủ hóa theo kiểu tây phương , chắc gì chính đảng lên cầm quyền sau một cuộc tổng tuyển cử trung thực sẽ thân Bắc Kinh như chính quyền cộng sản Việt Nam hiện thời ?
Trở lực thứ hai là chủ trương nông nổi của một số chính khách Hoa Kỳ theo đó chỉ cần tăng cường quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Việt Nam : các luồng tư tưởng tự do , dân chủ của Hoa Kỳ sẽ xâm nhập đầu óc dân Việt . Đó là thuyết diễn biến hoà bình . Trong nhiều năm qua , có những lãnh tụ cộng sản Việt Nam đã coi đó như một hiểm họa khiến các chính khách Hoa Kỳ tưởng rằng đó là phương pháp hữu hiệu nhất để giải thể chế độ Cộng sản . Tôi không suy luận đơn giản như vậy . Căn cứ trên những gì đã xẩy ra ở Liên Xô cũ và Đông Âu , cũng như đang xẩy ra ở Việt Nam , tôi e rằng phương pháp diễn biến hòa bình chỉ đưa tới sự thành hình của một chế độ " mafia " , độc đoán không khác gì chế độ cộng sản mà lại còn tham nhũng hơn nữa . Chỉ nhân dân bị thiệt : các doanh gia và xí nghiệp ngoại quốc có thiệt gì đâu ? Mại bản cộng sản hay mại bản tư bản , tựu chung vẫn chỉ là mại bản !
Hai trở lực vừa phân tích có thể làm trì hoãn tiến trình dân chủ hóa ở nước ta . Chính vì thế mà tôi cho rằng những người Việt tha thiết với lý tưởng dân chủ cần phải kiếm cách khắc phục các khó khăn đó .
4) Nên làm gì trong giai đoạn trước mắt ? Ở cương vị người Việt hải ngoại ta khó làm gì hơn là cố gắng phổ biến rộng rãi những tư tưởng và kiến thức dân chủ để đồng bào quốc nội có một sự hiểu biết rõ ràng hơn về những cái hay của nền dân chủ kiểu tây phương . Tất nhiên ta cũng phải vạch rõ những khuyết điểm để đi tới nhận định là kiểu mẫu dân chủ tây phương hơn hẳn kiểu mẫu cộng sản . Thay vì dùng hết tâm trí để tố cáo những cái dở của chế độ cộng sản ( việc này vẫn nên làm ) ta cần đặt trọng tâm công tác trên sự giải thích các định chế và truyền thống dân chủ tây phương để người ta ưa chuộng nền dân chủ ấy.
Ở đây , tôi chỉ muốn nhắc lại một quy luật quen thuộc trong chính trị học :Một chế độ sụp đổ không phải vì bị tấn công mà chỉ vì không ai muốn bảo vệ nữa .
Paris tháng 10 năm 2002

No comments: