Monday, October 17, 2016

CUỘC CHIẾN 1979 - TẾT - VIỆT CỘNG

Sunday, February 17, 2013

NGUYỄN HÙNG * CUỘC CHIẾN 1979

Trang Chủ

Bài viết mới nhất

Cuộc chiến 1979 và mạng xã hội

Nguyễn Hùng
bbcvietnamese.com
Cập nhật: 16:19 GMT – chủ nhật, 17 tháng 2, 2013
Một bảo vệ toan gỡ dòng chữ tưởng niệm những người ngã xuống trong cuộc chiến biên giới hôm 17/2/2013 
 
Một bảo vệ toan tháo các dòng chữ tưởng niệm đã bị quay phim và đưa lên mạng xã hội
“Dân ta phải học sử ta, nếu mà không học thì tra google,” là câu được truyền miệng từ vài năm nay khi Việt Nam ngày càng kết nối chặt chẽ vào mạng toàn cầu.
Số người Việt dùng internet được cho là đã lên tới hơn 30 triệu, chiếm một phần ba dân số, và họ có thể tiếp cận những thông tin hiếm thấy trên không gian chính thống.
Đợt kỷ niệm 34 năm ngày Trung Quốc đưa hàng vạn quân tràn qua sáu tỉnh biên giới gây thương vong cho hàng vạn người ở cả hai phía càng cho thấy khả năng thông tin có thể lan tỏa qua mạng xã hội và mạng toàn cầu nói chung.
Ít nhất ba video đã xuất hiện trên YouTube trong ngày 17/2 về chuyện các cựu quan chức và trí thức không được vào đặt vòng hoa để đánh dấu ngày này tại đài tưởng niệm ở trung tâm Hà Nội và ở Gò Đống Đa.
Vài giờ sau đã có hàng trăm người xem các video này trong khi nhiều video về chủ đề cuộc chiến 1979 được hàng vạn người xem.
Viếng liệt sĩ chống Trung Quốc xâm lược cũng bị ngăn chặn 17-02-2013
http://www.youtube.com/watch?v=_NkuoyYJ-ik&feature=player_embedded
Công an đang đến đòi phá vòng hoa tưởng niệm 17/2
http://www.youtube.com/watch?v=_NkuoyYJ-ik&feature=player_embedded
Bảo vệ Gò Đống Đa đòi gỡ vòng hoa yêu nước!
http://www.youtube.com/watch?v=_h_m6G-AfGo&feature=player_embedded
Trên mạng xã hội Facebook, trang Bấm Hoa Sim Ngày 17-2 vừa được lập ra để tưởng nhớ những người đã ngã xuống cũng được sự hưởng ứng của hơn 100 người.
Khi dùng từ khóa ‘cuộc chiến biên giới 1979′ trên trang google.com, trang đầu tiên trong danh sách kết quả là Bấm trang viết trên Wikipedia về cuộc xung đột với những thông tin khái quát.
Cũng trong trang đầu của các kết quả tìm kiếm là sự tái hiện lực lượng hùng hậu của phía Trung Quốc với hàng loạt xe tăng, trọng pháo và số đông quân tham chiến qua một video có thuyết minh bằng tiếng Đức.
‘Thiếu sót lớn’
Ngoài ra một diễn đàn về cuộc chiến biên giới với Bấm gần 60 trang thông tin bắt đầu từ hồi năm 2008 có mặt tại vị trí số sáu trong các kết quả.
Các bài viết trên trang của Bấm BBC, Bấm VOABấm RFA đều nằm ở trang đầu tiên của hơn một triệu kết quả mà Google đưa lại.
Sự góp mặt duy nhất của truyền thông trong nước trong trang kết quả tìm kiếm đầu tiên là bài ‘ Bấm Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979‘ của báo Thanh Niên được đăng vào sáng sớm ngày 17/2/2013.
Báo này phỏng vấn Tướng Lê Văn Cương, người nói rằng việc nhà nước không kỷ niệm sự kiện này trong nhiều năm qua là một “thiếu sót lớn” và nói thêm:
“Trong khi chúng ta im lặng thì những dịp đó chúng tôi đã thống kê hệ thống phát thanh, truyền hình báo chí của TQ tung ra trung bình từ 600-800 tin, bài với những cái tít gần như có nội dung giống nhau về cái mà họ gọi là “cuộc chiến tranh đánh trả tự vệ trước VN”.
“Có thông tin cho rằng hiện tại có tới trên 90% người dân TQ vẫn quan niệm rằng năm 1979 Quân đội VN đã vượt biên giới sang tấn công TQ và bắt buộc TQ phải tự vệ đánh trả.”
‘Chịu lép vế’
Mặc dù truyền thông chính thống ít có những cố gắng để ghi lại cuộc chiến đẫm máu cách đây 34 năm và các trận đánh lớn nhỏ trong suốt 10 năm sau đó, nhiều công dân mạng đã có những nỗ lực của riêng họ.
Một số blogger đã có những cố gắng để tìm lại những người đã trực tiếp chống lại quân Trung Quốc và đưa lên Bấm blog cũng như YouTube.
Trong một video, Tướng Lê Duy Mật, một trong các tư lệnh của các trận đánh lớn trong những năm giữa thập niên 1980, cáo buộc chính quyền Hà Nội bị Trung Quốc “áp đảo” và đã “chịu lép vế” (ở phút thứ 4 trong video).
Trong số kết quả tìm kiếm cũng có Bấm video phỏng vấn Đại tá Quách Hải Lượng, người nói rằng Tổng Bí thư Lê Duẩn đã nói với một số sỹ quan Việt Nam về chuyện sẽ phải đối phó với quân đội Trung Quốc từ tháng 8/1978.
Vị Đại tá cũng đưa ra thông tin rằng Bộ trưởng Quốc phòng Văn Tiến Dũng trong khi đó có vẻ vẫn tin vào chuyện Trung Quốc “sẽ tốt” với Việt Nam.
Những video phi chính thống này cũng đã bị một số người chỉ trích nói rằng các nhân vật được phỏng vấn “bất mãn” với chế độ hay một số thông tin có liên quan không chính xác.
Nhưng trong môi trường thông tin chính thống trống vắng, những thông tin phi chính thống đã trở thành các nguồn gần như độc nhất cho các công dân mạng muốn tìm hiểu về lịch sử Việt Nam đương đại.
*****
Nguồn:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/02/130217_chien_tranh_bien_gioi_va_internet.shtml

TIN TỨC GẦN XA

 Trao đổi thư tín với thính giả

2013-02-14
Tôi ở Chợ Mới, An Giang. Cảm ơn quý vị đã mang đến cho chúng tôi những bản tin nhanh chóng và kịp thời. Ở trong nước chúng tôi không thể nào tìm được.
AFP photo
Múa lân kỷ niệm 224 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Hà Nội hôm 14/2/2013.

Mục “Trả lời Thư tín” tuần này xin được mở đầu với một vài tin nhắn trong số những tin nhắn chúc Tết gửi đến ban Việt ngữ:
“Xin chúc mừng năm mới. Năm Quý Tỵ đến rồi, chúc các anh chị trong đài một năm mới an khang thịnh vượng, nhiều sức khỏe để làm việc nhiều hơn và mang những tin rất chính xác cho cộng đồng Việt Nam mình cũng như cho những người bên quê nhà. Cảm ơn hết lòng cho những công việc các anh chị đã làm, sẽ làm cũng như đang làm nhé. Cảm ơn nhiều. Chúc mừng năm mới”.
“Tôi là Lê Hữu Phước ở Chợ Mới, An Giang. Nhân dịp đầu năm mới, kính chúc ban biên tập Việt ngữ đài ACTD được dồi dào sức khỏe, hạnh phúc. Cảm ơn quý vị đã mang đến cho chúng tôi những bản tin nhanh chóng và kịp thời. Ở trong nước chúng tôi không thể nào tìm được. Cảm ơn rất nhiều”.
“Xin nhắn lời đến quý đài RFA chúc một năm mới, ban Việt ngữ RFA sức khỏe. Tôi là một người rất ngưỡng mộ đài ACTD”.


“Em tên Hoàng ở Seattle, nghe đài online cũng mười mấy năm nay rồi. Có nghe chương trình của chị Hòa Ái và chú Nam Nguyên nói về các bác nông dân. Năm mới, kính chúc các anh chị trong toàn ban một năm mới sức khỏe dồi dào, vạn sự như ý. Mong có nhiều tin tức cập nhật mỗi ngày của đất nước mình để bà con hải ngoại có thể theo dõi ngày nhiều hơn. Cảm ơn quý đài nhiều”.
Và sau đây, Hòa Ái trích đăng lời chúc Tết từ email của thính giả Tran Van Vu:
“Nhân dịp đầu xuân tôi không biết nói lời gì hơn là xin kính chúc đến toàn ban Việt ngữ RFA năm mới với những sứ mệnh thiêng liêng đóng góp tiếng nói lớn cho dân tộc Việt Nam thân yêu của chúng ta! Xin trân trọng và quý mến kính chào”.

000_Hkg8239671.-250.jpg
Mô hình cá chép trong ngày 23 tháng chạp, ngày đưa ông Táo về Trời theo tục tệ của người Việt Nam. AFP photo 
 
Thay mặt ban Việt ngữ, Hòa Ái kính lời cảm ơn đến tất cả quý khán thính giả cùng độc giả đã dành thời gian gọi vào đài cũng như gửi email và những tấm thiệp xuân cùng với những lời chúc đầy ý nghĩa đến ban Việt ngữ trong dịp năm mới Quý Tỵ. Tấm lòng yêu mến của quý vị dành cho ban Việt ngữ là sự khích lệ lớn lao cho chúng tôi cố gắng nhiều hơn nữa để gửi đến quý thính giả của đài các chương trình được hay hơn, tốt hơn và nhanh chóng hơn.
 Tiếp tục chương trình hôm nay, Hòa Ái xin được trả lời thắc mắc của các thính giả vì sao không nghe được phần âm thanh trực tuyến khi truy cập vào trang web của đài.
Xin quý đài cho tôi biết là tôi vào trang web của đài khi bấm vào phần nghe trực thuyến thì lại không nghe được. Xin quý đài cho biết nguyên nhân vì sao. Cảm ơn”.
Ban kỹ thuật đã kiểm tra và chức năng của phần nghe trực tuyến vẫn hoạt động bình thường. Quý vị có thể truy cập trực tiếp qua trang web RFATiengviet.net để nghe phần trực tuyến được dễ dàng hơn. Trong tình huống vẫn không nghe được phần âm thanh trực tuyến, quý vị vui lòng download xuống để nghe lại.

Liên quan đến bài Đời Sống Người Việt Khắp Nơi do Thanh Trúc thực hiện tuần trước, một thính giả từ Saigon, cô Dung, nêu thắc mắc với RFA là "Xin phép hỏi hoa hậu Olivia Culpo của Mỹ năm nào, và hoa hậu Cung Hoàng Kim, cũng của Mỹ, năm nào?"
Xin được trả lời cùng cô Dung: Hoa Hậu Cung Hoàng Kim thắng giải với danh hiệu Hoa Hậu Toàn Quốc Hoa Kỳ 2012-2013 (National American Miss 2012- 2013) vào Tháng 11, 2012, từ tổ chức National American Miss (viết tắt là NAM). Cô Olivia Culpo (Miss USA 2012) thắng giải Hoa Hậu Hoàn Vũ 2012 (Miss Universe 2012) vào Tháng 12, năm 2012. Đây là hai danh hiệu khác nhau của hai cô Hoa Hậu (2 different titles) từ hai tổ chức Hoa Hậu khác nhau (from 2 different pageant systems) dù cùng ở trên đất Mỹ. Kính.
Hòa Ái cũng xin phép trích đăng trong một tin nhắn của thính giả Minh, bị khiếm thị, bán vé số thường hay gọi về đài:

“Tôi tên là Minh, số điện thoại của tôi hết tiền. Bây giờ tôi lấy một cái sim số mới. Xin kể câu chuyện…”
Hòa Ái mong rằng thính giả Minh đang nghe chương trình hôm nay. Và Hòa Ái cũng muốn chia sẻ cùng với quý thính giả là quý vị có thể gọi vào hộp thư thoại, nhắn lại tên và số điện thoại, Hòa Ái sẽ liên lạc lại cùng với quý vị.
“Xin quý đài liên lạc với tôi qua số điện thoại này. Tôi là Thanh ở VN. Nghe đài cũng lâu rồi, có một số điều thắc mắc muốn hỏi quý đài. Quý đài liên lạc qua số này. Cảm ơn”.
Khi gọi vào hộp thư thoại của đài tại số 202-530-7775, quý thính giả làm ơn nhớ để lại tên và số điện thoại khi quý vị muốn Hòa Ái liên lạc lại. Nếu quý vị nói là “liên lạc qua số điện thoại này” hoặc “liên lạc qua số điện thoại của tôi hiện trên máy”…Hòa Ái xin thưa cùng quý thính giả vì đa số là các cuộc gọi quốc tế nên những số hiển thị trên máy không đúng với số điện thoại thật của quý vị. Trong khi đó, cũng có rất nhiều cuộc gọi hiển thị là “ẩn danh” nên Hòa Ái không thể liên lạc lại cùng quý vị được.
Trong tình huống trái lại, có thính giả nói rằng số điện thoại liên lạc của đài 202-530-7775 mà Hòa Ái loan là không đúng vì khi Hòa Ái liên lạc với quý thính giả, số điện thoại của đài hiển thị trên máy quý vị không phải là số 202-530-7775.
034_99198-250.jpg
Nông dân miền bắc gánh gương sen bán cho phiên chợ tết. AFP photo
Một lần nữa, Hòa Ái xin nhắc lại cùng quý khán thính giả, độc giả của đài khi quý vị muốn liên lạc với ban Việt ngữ, quý vị gọi vào hộp thư thoại tại số 202-530-7775. Nếu gọi từ VN, quý vị làm ơn bấm số 001 trước dãy số 202-530-7775. Sau khi nghe tiếng “bíp”, quý vị vui lòng nói lại những điều mình muốn chia sẻ. Quý vị nào muốn Hòa Ái liên lạc lại, quý vị vui lòng để lại tên và số điện thoại của quý vị nhé! Kính mong lời giải thích của Hòa Ái được rõ ràng cùng quý vị. Quý khán thính giả, độc giả của đài cũng có thể liên lạc với ban Việt ngữ qua địa chỉ email: vietweb@rfa.org và cũng có thể email trực tiếp cho Hòa Ái tại địa chỉ hoaai@rfa.org. Thưa quý thính giả, vào những ngày đầu năm mới, người ta thường gửi những lời chúc lành đến với nhau cũng như hy vọng một năm mới quê hương mình được ấm no, được bình an, hạnh phúc. Thế nhưng, ban Việt ngữ lại nhận được một tin nhắn của người dân gửi đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong những ngày xuân với sự thất vọng.
“Tôi là bà Sáu ở Sài Gòn đây. Tôi nói Ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bây giờ phải gọi là ông “bạo tướng” hay ông “loạn tướng” mới được nghe. Quá sức rồi”.
Ban Việt ngữ cũng nhận được bài thơ chúc xuân cho VN của một thính giả. Hòa Ái xin trích đăng một phần bài thơ chúc xuân này:
“Nhân dịp xuân về tôi có câu
Mừng xuân Quý Tỵ khắp năm châu
Nhưng riêng châu Á thì lại khác
Khác chỗ dân ta vẫn phải nghèo
Nghèo vì giặc nội còn tham nhũng
Cấu xé dân lành chẳng nương tay
Cướp nhà cướp đất không thương tiếc
Từ nam chí bắc dân than vãn
Biết đến bao giờ Tết mới vui
Vậy tôi vẫn có câu chúc Tết
Ráng hết xuân này vọng nước mây…”

Hòa Ái cũng xin cảm ơn bài hát của bác nông dân ở đồng bằng Sông Cửu Long chuyển đến đài. Rất tiếc là Hòa Ái không thể phát bài hát trong chương hôm nay. Hy vọng rằng bài hát này sẽ được phát trong một chương trình thích hợp hơn. Kính mong bác nông dân thông cảm cùng Hòa Ái.
Cảm ơn tất cả quý khán thính giả cùng độc giả đón nhận chương trình phát thanh cùng những bài viết, những video tin tức, phóng sự trên trang web của đài trong năm Nhâm Thìn. Ban Việt ngữ đài ACTD kính mong quý vị vẫn tiếp tục nhiệt tình đón nhận chương trình của đài trong năm Quý Tỵ. Và ban Việt ngữ cũng mong nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, đóng góp trên tinh thần xây dựng để đài ACTD gửi đến quý vị những chương trình tốt hơn về sau.

Hôm nay là mùng 7 Tết, cũng là thời điểm khép lại những ngày vui xuân cùng gia đình, người thân. Hòa Ái kính chúc những quý vị trong các chuyến đi trở lại với công việc thường nhật được thượng lộ bình an. Và kính chúc một năm mới công việc được hanh thông, thuận lợi, phát tài phát lộc.
Chân thành cảm ơn sự quan tâm và đóng góp của quý khán thính giả cùng độc giả dành cho đài ACTD. Và cảm ơn thời gian lắng nghe mục Trả lời Thư Tín của quý thính giả cùng Hòa Ái.


2013-02-16
Kỹ sư Nguyễn Trung Lĩnh là một trong những người được nêu tên trong phúc trình Bloggers Và Cư Dân Mạng Bị Cầm Tù của Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) và Liên Đoàn Quốc Tế Nhân Quyền (FIDH) thực hiện hôm 13 tháng Hai ở Paris.

Photo courtesy of xuongduong.blogspot
Kỹ sư Nguyễn Trung Lĩnh

Vi phạm Điều 88

Vì những bài viết về dân chủ và đa nguyên phổ biến trên mạng, kỹ sư Nguyễn Trung Lĩnh, bị bắt năm 2011 và bị chuyển về Trại Giám Định Tâm Thần Trung Ương trước khi được thả hôm 17 tháng Mười Hai năm 2012, chia sẻ cảm nghĩ của ông về điều gọi là xu hướng phát triển đương nhiên của con người, và của truyền thông Việt Nam trước trào lưu dân chủ tự do trên thế giới.
KS Nguyễn Trung Lĩnh: Trước kia tôi học ở Cộng Hòa Czech, sau đó sang Cộng Hòa Liên bang Đức gần sáu năm, về Việt Nam từ năm 1997.
Tôi hay quan tâm và lên tiếng rất nhiều về các vấn đề chính trị xã hội, rất mong muốn xã hội Việt Nam ngày càng có dân chủ, tự do, đa đảng phái chính trị và được bầu cử tự do minh bạch. Năm 1998 tôi bị công an bắt tạm giam tại trại B14 ở Thanh Trì, Hà Nội, vì tôi đã viết một bài 15 điểm phê phán Bộ Chính Trị và hệ thống chính trị ở Việt Nam, gởi cho các Ủy Ban Nhân Dân ở 63 tỉnh thành Việt Nam.
Năm 2011 họ bắt tôi lần thứ hai, từ ngày 22 tháng Mười Hai năm 2011 đến ngày 17 tháng Mười Hai năm 2012 vừa rồi. Những vấn đề tôi nêu lên mười mấy năm nay thông qua những bài viết là những vấn đề ở các nước phương Tây văn minh và phát triển người ta đã làm cách đây một hai trăm năm rồi, những vấn đề mà xã hội Việt Nam đang tồn đọng. Tôi nghĩ mình nêu ra tất cả là cái tốt thôi, cho mọi người dân và cho đất nước, không xuyên tạc, mà giả sử có giải quyết được thì có lợi cho người dân và cho đất nước thôi. Thế mà họ lại bắt tôi.
Tôi nghĩ mình nêu ra tất cả là cái tốt thôi, cho mọi người dân và cho đất nước, không xuyên tạc, mà giả sử có giải quyết được thì có lợi cho người dân và cho đất nước thôi. Thế mà họ lại bắt tôi.
KS Nguyễn Trung Lĩnh
Thanh Trúc: Lý do họ nêu ra để bắt ông và họ gán cho ông tội gì?
KS Nguyễn Trung Lĩnh: Họ bảo tôi vi phạm Điều 88 Bộ Luật Hình Sự, tuyên truyền chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Họ bắt và giam trong  trại tạm giam số Một của Hà Nội tức là nhà tù Hỏa Lò ở dưới Cầu Diễn độ năm tháng. Họ phỏng vấn rất là nhiều, sau đó họ gởi tôi xuống Viện Giám Định Pháp Y Tâm Thần Trung Ương, họ giam giữ và giám định tôi ở đấy ba tháng. Sau ba tháng họ lại chuyển về Hỏa Lò mười bảy ngày, rồi lại chuyển xuống Viện Giám Định Pháp Y Tâm Thần Trung Ương thêm bốn tháng nữa.
Thanh Trúc: Ông được trả tự do tháng Mười Hai năm 2012, ông có tiên liệu mình được trả tự do vào lúc đó không vì thông thường, tội gọi là vi phạm điều 88 Bộ Luật Hình Sự thì mức án tù là 3 tới 5 năm hoặc nhiều hơn?
KS Nguyễn Trung Lĩnh: Tôi biết thừa cái chuyện ở Việt Nam họ thích cho nặng tội thì nặng tội và cho nhẹ tội thì nhẹ mà. Tôi nghĩ chắc tôi chỉ bị giam vài ba tháng là về thôi, không ngờ họ giam đến một năm. Cái việc giám định tại Viện Giám Định Pháp Y Tâm Thần Trung Ương là tôi cũng không ngờ được. Ngay trong trại giam Hỏa Lò thì những bác sĩ kiểm tra tôi bốn lần và kết luận trí nhớ của tôi cực kỳ tốt. Tôi hiểu mình bị bắt giam và bị cách ly, không có điện thoại không liên lạc được gì với ai cả thì mình nằm trong tay họ thôi, họ thích đưa đi đâu thì đưa, thích chuyển đi đâu thì chuyển và thích thả lúc nào thì thả thôi.
Qua điều tra thì người ta hỏi về hoạt động dân chủ 2005, rồi việc thành lập nhóm Việt Nam Yêu Nước 2006-2007, rồi những bài viết liên quan đến đối lập. Tôi nói suy cho cùng thì tôi vẫn chưa vi phạm pháp luật Việt Nam, bởi vì bài trên mạng chứ chưa có triển khai gì trên thực tế thì sao có thể bảo là tôi vi phạm Điều Luật 88? Từ ngày còn ở Đông Âu đến khi về nước tôi thấy có lý thì tôi làm thôi.

Hù dọa, bôi nhọ

bloggers-250.jpg
Trang bìa của bản Phúc Trình "Bloggers and netizens behind bars" . RFA photo.
Thanh Trúc:Đang từ một con người tỉnh táo mà lại bị đưa vào Viện Giám Định Tâm Thần Trung Ương vì cho rằng có vấn đề tâm thần tức là người điên, lúc đó cảm giác của ông như thế nào?
KS Nguyễn Trung Lĩnh: Cảm giác rất đau khổ rất đau đớn, vì tôi nghĩ cái danh dự của tôi quan trọng hơn chuyện ngồi tù. Ngay ở trại tam giam Hỏa Lò các ông quản giáo bảo là "giam anh chẳng qua là thử thách". Thế rồi vào Viện Giám Định Pháp Y Tâm Thần Trung Ương thì các bác sĩ ở đó họ bảo "chẳng qua họ đàn áp anh thôi", còn các y tá họ bảo là "anh bệnh gì đâu mà chữa" . Tôi thì chỉ lo ngại cái danh dự của tôi thôi, họ làm thế để bôi nhọ và dìm tôi xuống.
Qua rất nhiều người thì tôi được biết là xưa nay những người trái chính kiến, hay phê phán đảng cộng sản, phê phán cái hệ thống chính trị trong xã hội Việt Nam thì họ gán cho nào là tâm thần, nào là thần kinh các thứ. Đấy là công cụ để họ hù dọa, trấn áp, tiêu diệt những cá nhân nào có những tư tưởng mong muốn chế độ đa đảng ở Việt Nam. Đụng chạm đến cái vị trí độc tôn của đảng cộng sản thì họ gán cho những cái như thế.
Ngay ở trại tam giam Hỏa Lò các ông quản giáo bảo là "giam anh chẳng qua là thử thách". Thế rồi vào Viện Giám Định Pháp Y Tâm Thần Trung Ương thì các bác sĩ ở đó họ bảo "chẳng qua họ đàn áp anh thôi", còn các y tá họ bảo là "anh bệnh gì đâu mà chữa" .
KS Nguyễn Trung Lĩnh
Nhưng mà hiện nay tình hình những người bất đồng chính kiến, những người mong muốn đa nguyên đa đảng ở Việt Nam thì rất là nhiều. Thí dụ hiện đang có phong trào và thời gian để đóng góp ý kiến về việc sửa đổi Hiến Pháp, và vừa rồi là các trí thức nòng cốt ở Việt Nam, một lực lượng rất lớn, đề nghị thay đổi Hiến Pháp và sửa Điều IV Hiến Pháp. Đó là chuyện đa đảng cạnh tranh lành mạnh, và xã hội Việt Nam ngày càng mở ra là hướng đi rất đúng.
Cũng như vừa rồi, trong bài chúc mừng năm mới của ông Trương Tấn Sang thì ông không nhắc gì đến chuyện đảng phái cả, chỉ nói đến vấn đề dân và nước thôi. Đấy là những tiến bộ rất tốt cho xã hội Việt Nam.
Thế còn truyền hình ở Việt Nam thì người ta cũng nói đến bầu cử tự do, tỉ như bầu cử tổng thống ở Mỹ cũng được trình bày rất kỹ. Rồi những báo VietnamNet hay VNExpress cũng trình bày về những chiến dịch bầu cử tự do ở Mỹ, và các nước trên thế giới sẽ càng ngày càng ảnh hưởng và làm cho dân Việt Nam quen dần với chuyện bầu cử tự do cũng như đa đảng. Đấy là mong muốn của rất nhiều người đấu tranh và mong muốn của nhân dân Việt Nam.
Thanh Trúc: Vừa rồi bản phúc trình về các bloggers và công dân mạng bị giam cầm ở Việt Nam, do Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc Tế Nhân Quyền thực hiện, trong đó có nêu tên kỹ sư Nguyễn Trung Lĩnh. Ông nghĩ thế nào về chuyện này?
KS Nguyễn Trung Lĩnh: Cộng đồng người Việt ở hải ngoại và các tổ chức quốc tế góp sức tranh đấu cho nhân quyền của người Việt Nam ở trong nước là một điều rất tốt, rất cần thiết.
Thanh Trúc: Xin cảm ơn kỹ sư Nguyễn Trung Lĩnh.
 

 Lễ hội chùa Hương 2013 chính thức khai hội
Lễ hội chùa Bái Đính, ngôi chùa lớn nhất Việt Nam và lễ hội chùa Hương chính thức khai hội vào ngày hôm nay, mùng 6 Tết Âm lịch.
Dulich/ivivu.com
Bến đò chùa Hương đông nghẹt vào ngày lễ hội
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh trống khai hội tại chùa Bái Đính, ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Hàng ngàn tăng ni, phật tử hành hương về ngôi chùa lớn nhất Việt Nam này để cầu nguyện cho một năm mới an vui.
Người sáng lập ngôi chùa Bái Đính là ông Nguyễn Minh Không, được coi là ông tổ của nghề đúc đồng Việt Nam. Nơi đây từng là căn cứ quan trọng trong thời nhà Đinh và thời Trần. Nơi đây cũng là nơi vua Quang Trung xuất quân trong trận đánh tiêu diệt 29 vạn quân Thanh mùa xuân năm Kỉ Dậu (1789).
Bên cạnh đó, lễ hội chùa Hương cũng chính thức khai hội tại huyện Mỹ Đức, TP. Hà nội với chủ đề “Nét đẹp truyền thống văn hóa”. Phó chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức cho biết có khoảng 1,5 triệu khách viếng thăm chùa Hương trong 3 tháng lễ hội, tăng khoảng 8% so với năm ngoái.
Dù lực lượng an ninh trật tự gần 200 người nhưng vẫn còn tình trạng có nhiều chuyến đò chở quá tải, các quầy bán động vật hoang dã…
 

Diễn viên Kiều Chinh với Tết cổ truyền nơi xứ người

2013-02-08
Nữ diễn viên điện ảnh Kiều Chinh trong những ngày giáp năm chia sẻ cảm nghĩ của bà về những cái Tết tại hải ngoại, nơi bà và gia đình hơn ba mươi năm đã quen sống trong nếp văn hóa tuyền thống Việt Nam qua những ngày tết.
RFA photo
Chợ hoa đào tết tại Hà Nội hôm 07/02/2013

Không đâu bằng tết quê nhà

Mặc Lâm : Thưa chị Kiều Chinh, vậy là thêm một cái tết nữa ở bên ngoài Việt Nam mà gia đình chị cũng như hàng triệu người Việt tha huơng khác vui hưởng trong hoàn cảnh tha hương theo đúng nghĩa của từ này…Chị có th cho biết cảm nghĩ của một người xa quê quá lâu như chị, bắt đầu rời Hà Nội, vào Sài Gòn , rồi sang tới Mỹ….tâm tình chị ra sao trong những ngày cuối năm này, thưa chị?
Kiều Chinh : Thưa anh Mặc Lâm, thật ra thì mỗi lần Tết đến mình lại thêm một tuổi nữa rồi. Nhưng thêm một tuổi thì lại càng nhớ tới thời hãy còn  nhỏ, và nhớ nhất là thời hãy còn ở lại với đại gia đình tức là gia đình bố mẹ mình ở Hà Nội. Bởi vì không có cái Tết nào giống như cái Tết thuở nhỏ khi mà còn ở trong gia đình ở Hà Nội cả. Cái không khí Hà Nội mùa lạnh vào dịp Tết với phong tục cổ truyền nó đẹp lắm và sau này mình không còn nữa.
Trở lại với câu hỏi của anh là khi đã sang tới Hoa Kỳ rồi, khi mình đã trở thành con người lưu vong rồi thì cái Tết ở những năm đầu tại đây chỉ cố để mà giữ lại không khí cổ truyền của gia đình của mình mà thôi. Để cho con cháu chúng nó còn nhớ đến cái nào là Tết, cái nào là giỗ tổ tiên – ông bà – bố mẹ. Dần dần sau này, thưa anh, cộng đồng Việt Nam càng ngày càng đông và khi người ta dần dà ổn định rồi thì cộng đồng cũng có những khu phố, những hội chợ, những cửa hàng, v…v… nó mang lại không khí Tết đó anh ơi!
Cũng có cành đào, cũng có bánh tét, bánh chưng, cũng có mứt, cũng cóTết lắm. Nhưng mà dầu sao đi chăng nữa thì cũng không thể nào Tết như mình đã nói ở trên, tức là dù sao cũng không thể nào Tết như hồi mình hãy còn ở bên quê nhà cả.


Mặc Lâm : Dạ. Như chị nói, những kỷ niệm từ Hà Nội chị nhớ nhiều lắm, nhưng từ Hà Nội chị vào trong Nam một thời gian rất lâu, ở tại Sài Gòn, dầu muốn hay không vẫn còn trên đất nước Việt Nam nó cũng khác nhiều với cái Tết hải ngoại này, phải không thưa chị?
Kiều Chinh : Dạ thưa anh, vâng, dĩ nhiên! Thời ở Sài Gòn thì đối với tôi cũng không bằng thời tôi còn ở Hà Nội, đối với riêng cá nhân tôi. Cái thời gian nó lạ lắm anh ạ. Quảng đời mình nó chia làm ba giai đoạn, một giai đoạn ở Hà Nội, một giai đoạn ở Sài Gòn, và một giai đoạn ở bên Mỹ. Thật sự tính ra thì thời gian mình ở bên Mỹ nó dài hơn thời gian mình ở Sài Gòn, và thời gian mình ở Sài Gòn nó dài hơn thời gian mình ở Hà Nội, nhưng không hiểu sao mình vẫn nghĩ Hà Nội là đẹp nhất.
Nhưng mà dầu sao đi chăng nữa thì cũng không thể nào Tết như mình đã nói ở trên, tức là dù sao cũng không thể nào Tết như hồi mình hãy còn ở bên quê nhà cả.  
Kiều Chinh
Có lẽ tại lúc đó mình hãy còn trẻ, hãy còn ở với bố mẹ, và cái không khí lúc đó nó khác. Bây giờ trở lại với Tết thời ở Sài Gòn thì cũng đẹp lắm, thưa anh. Lúc đó mình đã có gia đình riêng rồi, mình ở chung với gia đình của chính mình, tức là cái gia đình mà lúc bấy giờ mình đã lấy chồng, gia đình bố mẹ chồng, rồi sau này mình có con, thì lúc đó Tết cũng còn rất Việt Nam, thưa anh.
Mặc Lâm : Tôi có dịp về Little Saigon vài lần vào dịp Tết, thưa chị, không khí bên ngoài cũng pháo, cũng hoa, bánh chưng, bánh tét, đại khái bề ngoài cũng có vẻ Tết, nhưng tôi thấy sao trong lòng có cái gì lạt lẻo và cảm nhận của mình đối với không khí đó nó không được như quê hương của mình, tuy rằng quê hương mình nghèo nàn, khốn khổ hơn nhiều lắm. Chị có chia sẻ với cảm giác này hay không, thưa chị. Và mỗi năm đến mình càng buồn thêm khi mà nghĩ những cái Tết như vậy.
Kiều Chinh : Dạ, thưa anh, có anh ạ. Trở lại câu hỏi của anh về Tết ở Sài Gòn đó, thì lúc đó nó vẫn còn không khí Tết, nhưng mà đối với riêng tôi thì nó không giống như hồi tôi ở Hà Nội, bởi vì có lẽ thời tôi ở Hà Nội thì tôi được hưởng trọn vẹn Tết thời còn nhỏ, còn bố mẹ ông bà. Thời gian mình vào Sài Gòn thì mình đã có gia đình riêng của mình, mình trở thành người chủ gia đình, mình có con, có  bổn phận với bố mẹ gia đình nhà chồng thì cái không khí nó khác đi.
Và bây giờ sang tới bên Mỹ, mình trở thành người sống lưu vong bên Mỹ, dù rằng bây giờ đã trên ba mươi năm thì nó đã có khu phố Little Saigon và cũng có rất nhiều gian hàng, chợ búa cũng như là chùa chiền, cũng có đốt pháo đủ thứ nhưng riêng gia đình tôi, cá nhân tôi không còn ăn Tết như hồi xưa ở Việt Nam nữa. Bây giờ tôi chỉ còn có cúng ngày Ông Công Ông Táo, cúng Đêm Giao Thừa, đón rước tổ tiên về ăn Tết.
Rồi ngày Mùng Một cúng để cho các con các cháu tới. Rồi ngày Mùng Hai, Mùng Ba các con các cháu chúng trở lại đi làm, mình không còn cúng đủ lễ như là ở Việt Nam  nữa. Chỉ còn chờ đến Mùng Bốn lại cúng hóa vàng thôi. Khi ở Việt Nam thì ngày nào cũng cúng, ngày Mùng Một cũng cúng, ngày Mùng Hai cúng, ngày Mùng Ba cúng, ngày Mùng Bốn cũng cúng để tiếp ông bà tổ tiên về ăn Tết với mình. Bây giờ thì chỉ có ngày Mùng Một có con cháu chúng nó về, rồi ngày Mùng Hai, Mùng Ba thì chỉ còn có mình mình thắp nhang, trà nước mời các cụ thôi. Tới ngày Mùng Bốn thì cúng hóa vàng. Nếu ngày Mùng Bốn rơi vào weekend – ngày nghỉ thì các con các cháu chúng nó còn về. Còn nếu không thì lại chỉ còn có mỗi mình thì thắp nhang  thôi. Thành thử cái không khí không thể nào như Tết hồi xưa nữa.
Đồng thời ở trong nhà thì năm nào cũng vậy tôi phải làm cơm cúng, ví dụ như những món mà hồi xưa hồi mình còn nhỏ ở với bố mẹ thì có những món Miền Bắc hay nấu đó anh, chẳng hạn như măng hầm, măng hầm chân giò phải có, thịt đông dưa chua phải có, dưa cải muối, toàn là ở nhà làm cả. Còn bây giờ sang đây, thứ nhất là bánh chưng các thứ này kia mình đâu có làm lấy nữa, mà đều đi mua cả. Rồi thịt đông cũng chẳng nấu nữa, bánh chưng thì đi mua, nhưng mà cũng còn cố giữ lại một chút hương vị cho các con các cháu nó biết, tức là năm nào cũng phải có măng hầm, cũng phải có thịt kho, cũng phải có cá kho, nghĩa là mình cũng cố thôi, cố giữ lại một chút hương vị vậy thôi.

Gìn giữ phong tục Tết xưa

cho-hoa-ngay-tet_250.jpg
Một phụ nữ miền Bắc mặc áo dài đi mua hoa đào tại Hà Nội hôm 07/02/2013. RFA photo
Mặc Lâm : Vâng. Phong tục tập quán của mình là Mùng Một Tết Cha, Mùng Ba Tết Thầy, các con nó về ngày Mùng Một, điều đó quan trọng với tinh thần Tết để mình cảm thấy gia đình sum họp, thưa chị. Chị là một người thành công từ trong nước ra và khi qua bên Mỹ thì chị hội nhập liền, chị không có giai đoạn nào bị trở ngại với văn hóa Mỹ, có nghĩa là chị không hề bị lệ thuộc các con. Chị nuôi con, chị giáo dục con trong nền văn hóa vừa Mỹ vừa Việt rất đàng hoàng. Thế nhưng trong giai đoạn 30 năm vừa qua khi các con của chị trở về trong ngày Tết như chị vừa nói, thì các con của chị trở về thăm chị trong ngày Tết có trong tâm trạng tự nguyện, trong tinh thần của Việt Nam về thăm cha mẹ trong niềm vui, trong niềm hạnh phúc, hay là nó chỉ làm theo như một quán tính, một thói quen được chị giáo dục mà bên ngoài xã hội thì không có ai hết, chỉ có mỗi gia đình của chị không thôi, chị có thấy điều đó không? Kiều Chinh : Dạ thưa anh, riêng đối với gia đình tôi thì các cháu vẫn còn giữ phong tục Việt Nam lắm anh ạ, có lẽ tại vì gia đình các cháu lớn lên ở trong cái không khí đó. Tôi hãy còn giữ ngày giỗ, các ngày giỗ bên nội bên ngoại chẳng hạn, thì các con nó cũng hiểu ra được điều đó quan trọng như thế nào.
Rồi Tết cũng giữ đầy đủ như vậy. Các con tôi khi chúng có gia đình, chúng có con của chúng, thì chúng cũng tiếp tục làm như vậy, cho tới bây giờ, năm nay, anh có biết không, năm nay tôi có nói rằng là “Năm nay mẹ hy vọng rằng là chính các con sẽ là người làm Tết và mẹ là người được tới dự”. Tôi nói như vậy mà không biết các cháu có làm nổi hay không. Thế nhưng mà mình cũng cố gắng giữ được cái phong tục đó càng lâu bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, thưa anh.
Mặc Lâm : Gia đình chị tuy rằng giữ được phong tục tốt như vậy nhưng mà dầu muốn hay không thì đó chỉ là cá nhân, chỉ là một gia đình đơn lẻ giữa cộng đồng. Chị nhìn thấy cộng đồng Cali, đại khái những người chung quanh chị, có được bao nhiêu gia đình như gia đình của chị?
Kiều Chinh : Tôi thấy cũng nhiều lắm chứ. Nói về tất cả, toàn diện thì tôi không dám nói, nhưng mà nói về một số gia đình bạn bè, những người mà tôi quen biết, hoăc là mình thấy sinh hoạt ngoài cộng đồng, ở ngoài đường ngoài phố, chùa chiền, thì mình thấy có anh ạ. Cũng nhiều người người ta ăn Tết lớn lắm, họ cũng làm linh đình lắm, không giống như tôi vì tôi chỉ làm nhỏ thôi, chỉ giữ nền nếp phong tục thôi. Nhiều người họ ăn uống linh đình lắm. Cũng quần áo mới, cũng lì xì, cũng đánh bài, cũng đi chơi này kia. Tôi thì lại không, tôi chỉ làm Tết nho nhỏ thôi, trong nhà thôi.
Chúng tôi chỉ là những người tham dự thôi. Còn thật sự bây giờ người tổ chức lại là thế hệ trẻ, cái đó cho mình niềm hy vọng cho tương lai nhiều lắm.
Kiều Chinh
Mặc Lâm : Và chị có tin rằng truyền thống này sẽ  kéo dài, sẽ lập được một thói quen mới trong cộng đồng hải ngoại hay không, thưa chị?

Kiều Chinh : Tôi hy vọng như vậy, anh ạ. Tôi hy vọng như vậy bởi vì có sự chứng tỏ rằng một số bạn trẻ bây giờ họ tham gia rất mạnh vào những phong trào gìn giữ văn hóa phong tục. Bằng chứng là hội chợ Tết bây giờ là do chính các hiệp hội của sinh viên tổ chức, như vậy chứng tỏ rằng chính các sinh viên, những thế hệ trẻ là những người đang đứng ra để làm những công việc gìn giữ văn hóa, chứ không phài là những người như chúng tôi nữa. Chúng tôi chỉ là những người tham dự thôi. Còn thật sự bây giờ người tổ chức lại là thế hệ trẻ, cái đó cho mình niềm hy vọng cho tương lai nhiều lắm.
Mặc Lâm : Thưa chị Kiều Chinh, thật là thú vị khi được chia sẻ với chị những suy nghĩ và kinh nghiệm của chị đối với cái Tết Việt Nam ở xứ người. Xin chúc chị và gia đình một Năm Mới vui vẻ, hạnh phúc và bình an.
Kiều Chinh : Thưa, cảm ơn anh. Tôi cũng xin chúc anh và toàn thể đại gia đình Đài Á Châu Tự Do một Năm Mới được mọi sự bình yên. Và nhân đây tôi cũng xin gửi lời chúc toàn thể tất cả những người Việt Nam, tất cả những gia đình Việt Nam ở bất cứ nơi đâu trên thế giới đều có Năm Mới được nhiều sức khỏe, được mọi sự bình an.

 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/actress-kc-sharing-ab-tet-in-us-ml-02082013165045.html



HOÀNG HẢI THỦY * CĂN NHÀ KHÔNG CÓ MÙA XUÂN

CĂN NHÀ KHÔNG CÓ MÙA XUÂN

Hoàng Hải Thủy


Thời tôi son trẻ, trước năm tôi 20 tuổi, tôi mê xem xi-nê một cây, một cây không phải là cây thường mà là một cây xanh rờn. Sau 4 năm xa thành phố, từ vùng kháng chiến bên kia Sông Ðuống Phúc Yên- Bắc Ninh-Bắc Giang trở về Hà Nội năm 1950, tôi đi xem xi-nê lia chia. Gần như ngày nào tôi cũng xem cxi-ne nếu tôi xoay dược tiền mua vé. Tôi đến những rạp xi-nê Eden, Majestic, Philharmoniquc Bờ Hồ, Olympia Hàng Da, Modern Hàng Ðàn, Porte d’Or trong nhà Ðông Hưng Viên Hàng Buồm, Trung Quốc Hàng Bạc, Ciro’s Tràng Thi..vv..vv nhiều hơn tôi đến những trường học, thời gian tôi sống trong những rạp xi-nê Hà Nội nhiều hơn thời gian tôi ngồi trên ghế nhà trường.


Thời xưa ấy Hà Nội còn có hai rạp xi-nê nhỏ là Majestic Studio và Eden Studio. Tôi nhớ rạp Eden Hà Nội có những thân cột bằng đá trắng, to cao, những cây cột đá của rạp làm tôi có cảm giác như vào một ngôi đền cổ. Rạp Eden Hà Nội khác hẳn rạp Eden Sài Gòn. Eden Hà Nội không có balcon, Eden Sài Gòn có 2 balcon: balcon thứ hai ở cao tít, nhìn xuống màn ảnh thấy nhỏ như cái chiếu, khán giả chóng mặt. Năm xưa tôi từng ngồi ở balcon thứ hai của rạp Eden Sài Gòn. Rạp Majestic Hà Nội, rạp Majestic Sài Gòn không có balcon. Trên đường Catinat những năm trước năm 1956, ngoài hai rạp Eden, Majestic, còn có rạp Cinéma Catinat; rạp này chuyên chiếu phim permanent. Rạp nằm trong hành lang từ đường Catinat sang được Charner. Vé vô cửa đồng hạng của rạp cinema permanent thứ nhất Ðông Dương này là 10 đồng; rạp bán nột tập 10 vé vô cửa với giá 80 đồng.

Trên màn ảnh rạp Olympia Hàng Da, Hà Nội. tôi xem phim The Three Musketeers – Ba Chàng Lính Ngự Lâm – Gene Kelly trong vai D’Artagnan, Lana Turner vai Milady, Angela Lansbury vai Hoàng Hậu Marie Antoinette, Van Helflin vai Athos, June Allyson vai Constance Bonacieux. Phim mầu, Technicolor. Năm 1990Hollywood làm phim The Three Musketeers mới nhưng không hay bằng phim năm 1950. Năm 2000 Nữ diễn viên Angela Lansbury, người thủ vai Hoàng Hậu trong Ba Người Lính Ngư Lâm 1950, còn đóng vai chính trong loạt phim TiVi Murder She Wrote.
Trên màn ảnh rạp Philharmoniquc Bờ Hồ Hà Nội tôi xem phim L’Odisseé du Dr Wassell. Phim Mỹ, Gary Cooper vai chính, đạo diễn Cecil B. DeMille, tên phim bằng tiếng Pháp nhưng phim vẫn nói tiếng Anh, phụ đề chữ Pháp. Phim mầu, thuật lại chuyến đi có thật khi Quân y sĩ Wassell đưa một toán thương bệnh binh Mỹ từ một quân y viện ở biên giới Trung Hoa – Miến Ðiện về Hoa Kỳ. Chuyện xẩy ra khi quân Nhật mở cuộc tấn công xâm lăng những nước Ðông Nam Á trong những ngày đầu cuộc Thế Chiến Thứ Hai. Quân y sĩ Wassell là người thật. Cảnh đẹp và thơ mộng nhất của phim là cảnh chia ly ở một ga xe lửa Miến Ðiện. Có thể là ga xe lửa Rangoon. Cô đào Larraine Day đóng vai người yêu của Y sĩ Wassell. Cô là ái nữ của ông Ðại Sứ Hoa Kỳ ở Miến Ðiện. Cô đến ga xe lửa tiễn biệt Y sĩ Wassell đưa toán thương bệnh binh Mỹ về Hoa Kỳ. Tầu chuyển bánh, Y sĩ Wassell đứng ở cuối tầu nhìn người yêu xa dần, mờ dần ở cuối đường tầu.
Ôi.. Cảnh biệt ly sao mà buồn vậy..! Chiều nay 60 năm sau, ở xứ người, viết chuyện phim xưa, tôi thấy mơ màng hình ảnh Larraine Day xa dần ở cuối đường tầu.
Rồi tôi theo gia đình tôi vào Sài Gòn năm 1951, năm 1952 tôi gửi truyện ngắn dự thi Cuộc Thi Truyện Ngắn Năm 1952 của nhật báo Tiếng Dội, rồi giữa năm tôi vào làm phóng viên nhật báo Ánh Sáng, tòa soạn ở đường Bonard, trung tâm Sài Gòn. Thời ấy chỉ có tòa soạn nhật báo Ánh Sáng ở đường Bonard, chỗ gần tiệm ăn Kim Hoa và Rạp Xi-nê Casino. Ngay cạnh Restaurant Kim Hoa, tiệm cơm Tây, chủ Tầu, năm xưa ấy có một nhà in chủ nhân là người Pháp. Sau năm 1956 nhà in này bị dẹp đi, thay vào đó là Tiệm Kem Kim Ðiệp, rồi Nhà Sách Lê Phan. Năm 2005, dường như Restaurant Kim Hoa vẫn ở chỗ cũ.
Khi làm phóng viên nhà báo, có lương tháng, tôi đi xem xi-nê bằng tiền của tôi, trước đó tôi cơm cha, áo mẹ, tôi chuyên bầy đặt chuyện học, chuyện mua sách để nã tiền mẹ tôi, có thể nói đến 8 phần 10 tiền mẹ tôi cho tôi chi vào việc học, tôi chi vào việc mua vé xem xi-nê.


Nhưng với tôi việc tôi xem xi-nê không phải là việc vô ích. Nhờ xem phim, tôi có được một “hiểu biết” về Phim Ảnh – cái tôi gọi là “hiểu biết” đây là một thứ “hiểu biết hạng bét”: tôi biết những truyện phim hay, tên tuổi những đào kép xi-nê đóng vai chính trong những phim ấy, phim ấy là phim Mỹ hay phim Pháp, phim ấy chiếu ở Sài Gòn, Hà Nội năm nào, rồi tôi đọc những Tạp chí Pháp Ciné-Revue, Cinémonde chuyên về xi-nê, tôi biết về đời tư – văn huê là về “cuộc đời ái tình và sự nghiệp” – của những Nữ Minh Tinh Nhà Táng Mỹ, Pháp, Ý. Ðại khái là những chuyện như cô đào Rita Hayworth bao nhiêu tuổi, đến Hollywood năm nào, Rita Hayworth đóng phim Gilda, bộ phim làm nàng nổi danh khắp thế giới, với nam diễn viên nào, Nữ Hoàng Ðiện Ảnh Rita Hayworth có mấy đời chồng.. vv..vv..!


Năm 1951 không nhớ do nguyên nhân nào, do ai giới thiệu, tôi đươcï gặp anh Lê Tràng Kiều. Trước 1945 tôi nghe danh Nhà Văn Lê Tràng Kiều, tác giả truyện ngắn “Tôi đã gặp người đàn bà ấy.” Những năm 1941, 1942 ở Hà Ðông tôi đọc “Tôi đã gặp người đàn bà ấy.” Năm 1951 ở Sài Gòn khi được gặp tác giả tôi không nhớ chút gì về truyện. Tôi tìm gặp anh Lê Tràng Kiều để mong được anh giúp bằng cách giới thiệu tôi viết cho tờ báo nào đó. Dường như Nhà Văn Lê Tràng Kiều đưa gia đình vào Sài Gòn từ những năm 1940. Sau năm 1945 Nhà Văn Lê Tràng Kiều không sáng tác nữa, anh có cái danh văn nghệ sĩ tiền chiến của anh, anh qua đời khoảng năm 1964, 1965 ở Sàì Gòn.


Anh Lê Tràng Kiều giới thiệu tôi viết Trang Ðiện Ảnh cho 2 tờ tuần báo mới ra, những bài báo đầu tiên của tôi viết về xi-nê được đăng nhưng tôi không được lãnh tiền nhuận bút của một tờ báo nào cả, vì cả 2 tờ báo đều ra được mấy số là tự đình bản, vì bán không được. Qua đi một thời gian 5 năm, đến năm 1956 tôi viết phóng sự tiểu thuyết Vũ Nữ Sài Gòn trên Tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong, tôi giữ Trang Ðiện Ảnh Văn Nghệ Tiền Phong, Trang Ðiện Ảnh Nhật báo Ngôn Luận, khi làm nhân viên tòa soạn Nhật báo Sàigònmới, tôi giữ Trang Ðiện Ảnh Sàigònmới. Những khoản tiền tôi chi vào việc đi xem xi-nê năm xưa giúp tôi có cái tôi gọi là “hiểu biết” để viết về xi-nê trên báo, viết đăng báo,được trả tiền bài, tôi lấy lại gấp bội số tiền tôi đã chi ra.


o O o


Mùa xuân 2013 là mùa xuân thứ 18 vợ chồng tôi sống trên đất Hoa Kỳ.
Tôi mời quí vị đọc vài đoạn văn tôi đã viết, đã đăng báo trong 10 năm qua. Ðến Kỳ Hoa, gặp lại Nguyên Sa sau 20 năm xa cách, tôi nói với anh:
“Tao định viết một loạt bài lấy tên là “Viết ở Rừng Phong.” Mày có cái tên nào hay hơn cho tao không?”
Nguyên Sa trả lời:
“Mày “Viết ở Rừng Phong” là hay quá rồi. Còn phải tìm cái tên nào nữa.”
Trong 3 năm đầu ở Kỳ Hoa – 1995 – 1998 – tôi viết bằng máy chữ, nên những bài tôi viết trong 3 năm ấy tôi không giữ được.


Tôi thường viết “Công Tử Hà Ðông Viết ở Rừng Phong, Xứ Tình Nhân, Kỳ Hoa Ðất Trích.” Nhiều vị théc méc về tiếng “Ðất Trích” Xin thưa “đất trích” xuất từ tiếng “trích địa” của người Tầu. Ngày xưa những ông quan làm việc ở triều đình, ở những đô thị lớn, khi phạm lỗi, khi bị thất sủng, bị giáng chức, bị cho đến làm việc ở những vùng xa xôi, rừng núi, hoang liêu khỉ ho, cò gáy, chó ăn đá, gà ăn muối. Những ông quan bị tống đi xa kinh đô như thế gọi là “bị trích”, những nơi hoang sơn, cùng cốc, góc biển, chân trời họ phải đến là “trích địa: đất trích.”
Tỳ Bà Hành. Bạch Cư Dị;
Tầm Dương giang đầu, dạ tống khách,
Phong diệp, địch hoa, thu sắt sắt.
.. .. ..
Ðồng thị thiên nhai luân lạc nhân,
Tương phùng hà tất tằng tương thức.
Ngã tòng khứ niên từ Ðế kinh,
Trích cư ngọa bệnh Tầm Dương thành.
Tầm Dương địa tịch vô âm nhạc,
Chung tuế bất văn Tỳ Bà thanh.
Trú cận Bồn thành địa đê thấp,
Hồng lô, khổ trúc nhiễu trạch sinh..

Thơ dịch Phan Huy Vịnh:
Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách,
Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu.
.. .. ..
Cùng một lứa bên trời lận đận,
Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau.
Từ xa kinh khuyết bấy lâu,
Tầm Dương đất trích gối sầu hôm mai.
Chốn cùng tịch lấy ai vui thích,
Tai chẳng nghe đàn địch cả năm.
Sông Bồn gần chốn cát lầm,
Lau vàng, trúc võ nẩy mầm quanh hiên.

Thơ Công Tử Hà Ðông tặng HO Vũ Thế Quang, người anh em cùng vợ với HO Quang Dù:
Cùng một lứa bên trời lận đận
Gặp lại nhau càng thấy thương nhau.
Từ xa Quê Mẹ bấy lâu,
Kỳ Hoa Ðất Trích gối sầu hôm mai.

Rừng Phong xuất từ Thơ Kiều “Rừng phong thu đã nhuộm mầu quan san.” Xứ Tình Nhân từ câuVirginia is for Lovers.
o O o
Tóc Em có úa nắng hè..! Viết ở Rừng Phong Tháng 8, 2005
Sài Gòn nhớ, Sài Gòn thương,
Tịch dương nền cũ, mê đường ngựa xe!
Bô-na Em đến Sạc-ne,
Tóc Em có úa nắng hè không Em!



Ðêm đông, xứ người, phòng ấm, đèn vàng, tôi nhắm mắt thả hồn trở về thành phố xưa, thành phố tôi đã sống trong thời son trẻ của tôi, thành phố đã thương yêu tôi, đã chiều đãi tôi, đã cho tôi gặp Tình Yêu, trong thành phố đó tôi đã yêu và được yêu, thành phố tôi đã để mất, thành phố nay tôi phải xa và nay tôi nhớ, tôi thương.
Tôi trở lại là chàng thanh niên hai mươi tuổi, một buổi tối đến rạp xi-nê Bonard xem phim Tóc Em Chưa Úa Nắng Hè.. Tôi nhớ mái tóc của Nàng năm ấy. Trong tim tôi, sáu mươi năm rồi tóc nàng vẫn xanh. Xanh như ngày xưa.


Bẩy Bó Tuổi Ðời, Xứ Người, tôi làm Thơ:
Sài Gòn Anh nhớ, Anh thương..Thuyền Anh lạc bến Ðoạn Trường Biển Mê.
Em ơi..
Anh nhớ Bô-na, Anh nhớ Sạc-ne.
Tóc Em
Có bao giờ úa
nắng hè
đâu Em!
Bonard: Lê Lợi, Charner: Nguyễn Huệ, Catinat: Tự Do. Galliéni: Trần Hưng Ðạo, Colonel Boudonnet: Lê Lai, Colonel Grimaud: Phạm Ngũ Lão, Paul Blanchy: Hai Bà Trưng, Dixmude: Ðề Thám, Jaccareo: Tản Ðà, Taberd: Nguyễn Du, Lacoste: Phạm Hồng Thái, Mayer: Hiền Vương, Massige: Mạc Ðĩnh Chi, Général Lizé: Phan Thanh Giản, Richaud: Phan Ðình Phùng.. vv ..
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
.
o O o
Mò trên Internet, tình cờ tôi tìm được 2 bộ phim Hollywood thực hiện lấy tên Saigon làm tên phim.
Phim “Saigon Belle,” tên phim chữ Pháp là “La Belle de Saigon.” Diễn viên Clark Gable, Jean Harlow.Hollywood làm phim này khoảng năm 1935. Họ chỉ lấy cái tên “Saigon Belle: Người Ðẹp Sài Gòn” làm tên phim. Phim được thực hiện trong phim trường Hollywood. Chuyện phim không dính dáng gì đến người Sài Gòn, cảnh Sài Gòn.
Trong dòng chữ “La Belle de Saigon,” chữ Saigon có dấu I Trema. Chữ Pháp ngày xưa có dấu trema, như trong chữ “Noel.” Hai chấm trên chữ “e”. Từ sau năm 1950 người Pháp không dùng dấu trema nữa.
Phim Hollywood thứ hai lấy tên “Saigon” do Alan Ladd và Veronicka Lake đồng diễn. Chuyện phim xẩy ra trong một trại tù được coi là ở Ðông Dương. Phim thực hiện khoảng năm 1940. Chỉ những Khưá Lão tuổi đời năm nay Bẩy Bó, Tám Bó mới biết Alan Ladd và Veronika Lake.
Trước khi tình cờ tìm thấy hai phim “Saigon” trên Internet, tôi không biết gì về hai phim này. Tôi không biết là Sài Gòn đã được Hollywood lấy làm tên phim từ những năm trước năm 1940. Tôi chắc nhiều người Việt cũng không biết chuyện ấy như tôi.
o O o
CĂN NHÀ KHÔNG CÓ MÙA XUÂN
Ngày xưa tôi đọc thơ người lạ
Bài thơ sầu muộn một tình buồn
Tôi nhớ ý thơ, không nhớ cả
Bài thơ tôi đọc một mùa xuân
Mùa xuân xưa lắm, tôi còn trẻ
Chưa biết đau thương, biết nợ nần
Ðời chỉ có hoa và mật ngọt
Da thịt thơm mùi phấn ái ân
Tôi đã buồn vương, đã cảm thương
Lời thơ sầu mộng ý như sương
Người yêu một tối rời nhân thế
Thi sĩ đau mê chuyện đá vàng
Ðóng cửa nhà xưa, quên gió nắng
Ðàn xưa để mặc nhện tơ dăng
Năm mòn, tháng mỏi, thời gian vắng
Trong căn nhà không có mùa xuân
Ở giữa căn nhà u tịch ấy
Ðời sống buồn trôi với tối tăm
Cho đến một chiều nghe pháo nổ
Người sống bừng cơn mộng cuối năm
Tay gầy vén bức màn cô quạnh
Nhìn ra thiên hạ đón xuân sang
Mới biết từ đêm tình tuyệt mệnh
Căn nhà mình không có mùa xuân

Cửa đóng, màn che vội mở tung
Bình hoa cắm vội một đôi bông
Rồi rượu mừng xuân, rồi pháo đỏ
Sắp sẵn lòng vui để đợi trông

Nhưng chờ đợi mãi xuân không đến
Nhà vẫn buồn tênh, vẫn tối tăm
Mới biết một khi tình tuyệt mệnh
Căn nhà mình không có mùa xuân

Từ đấy hoa tàn và khói lạnh
Bóng tối trùm lên lưới nhện dăng
Vĩnh viễn mùa xuân không trở lại
Trong căn nhà không có mùa xuân

Năm nay mái tóc không xanh nữa
Tôi đã đau thương, đã nợ nần
Một tối rùng mình tôi cũng thấy
Sao nhà mình không có mùa xuân?

Sao nhà tôi không có mùa xuân?
Bạn ơi người bạn mới qua đường
Xin dừng chân lại cho tôi hỏi:
– Sao nhà tôi không có mùa xuân?

Thơ làm ở Nhà Số 16 A Cư Xá Quân Cụ, Ðường Trần Quốc Toản, Sài Gòn Xuân 1976

HUY LÂM * XUÂN

Thành phố tôi ở, mùa xuân

- Huy Lâm

Buổi sáng vừa thức giấc, tôi nghe tiếng chim hót ngoài vườn. Những tiếng chim hót nghe thật lạ. À, những chú chim trốn tuyết vừa trở về sau những ngày dài phiêu du phương nam. Nhìn ra bên ngoài khung cửa, những búp xanh non đang đua nhau đâm chồi trên những cành cây. Vườn sau nhà, những hoa đào, hoa mận, hoa lê cũng bắt đầu nở nụ. Mùa xuân đã về lại nơi thành phố.


Mười tám tuổi, tôi đến thành phố này rồi ở lại. Nơi đây, tôi đã học làm người lớn, cả cái tốt lẫn cái xấu. Những điếu thuốc ngập ngừng trên môi trong những lần đầu tập tành hít vào rồi thở ra những vòng khói xanh mơ mộng. Những ly cà phê đậm, những cốc rượu mềm môi và những tối lang thang cùng bạn bè. Cũng ở nơi đây, tôi đã biết yêu, biết tương tư, biết thế nào là hờn giận và đã biết buồn. Những nỗi buồn của tuổi mới lớn, nhè nhẹ nhưng mang chút ray rứt như cố tình làm tôi lớn mau hơn chút nữa, kéo tôi xa hơn chút nữa cái thế giới của hồn nhiên vô tư. Và tôi đã sống cùng những thay đổi của thành phố qua năm tháng. Người về mỗi ngày một đông hơn. Nhà cửa mỗi ngày một nhiều hơn. Những rừng cây biến mất nhường chỗ cho những phố xá mọc lên, rộng lớn hơn, mới mẻ hơn. Những rừng cây hiền lành tôi đã nhìn thấy bốn mùa đi, về nơi ấy. Người đến và cây đổ. Để xây dựng một cái đẹp này, con người đã phải phá đi một cái đẹp khác. Tôi mang nỗi buồn phiền của con thú mất rừng.
Có những ngày mưa phủ thành phố, bầu trời ảm đạm và nỗi buồn vắng lê thê bất tận như cái khoảng thời gian chờ đợi từng giọt cà phê chậm rãi rớt xuống đáy cốc. Và những lần cơn bão rớt qua. Tôi đứng nhìn thành phố xơ xác, run rẩy, tê tái. Nhưng rồi có những ngày khô ráo và đẹp. Khoảng trời trong xanh cao vút, những giọt nắng vàng tươi nhảy múa tung tăng trên đường phố hồn nhiên và hạnh phúc.
Có điều lạ là tôi sống với thành phố này đã lâu nhưng lại ít khi nghĩ về nó, gần như với thái độ dửng dưng. Có lẽ một phần vì sự liên hệ giữa tôi và thành phố gần gũi quá như thể hai là một nên tôi đã không nhận thức rõ sự hiện diện của nó. Tôi nghĩ, đôi khi người ta cần có một khoảng cách không gian và thời gian cần thiết để có thể quan sát kỹ hơn một sự vật hay một con người. Và tôi cũng thế, tôi cũng cần một khoảng cách vừa để tôi có thể nhìn ngắm thành phố của tôi say sưa như đã hơn một lần tôi nhìn si mê một người con gái, để tôi có thể nhìn được hết những nét đáng yêu của nó và thầm cảm ơn tạo hóa và định mệnh nào đã đưa những bước chân lạc lối của tôi về nơi đây.
Hôm nay, tôi ngồi nghĩ về thành phố nơi tôi ở và tôi muốn viết về nó với tấm lòng của một kẻ đã sống gần gũi với nó nhiều năm. Hơn thế nữa, như một sự trả ơn.
Và, anh muốn viết về em. Vì, nếu không có hình ảnh của em thì sợi dây liên hệ giữa anh và thành phố này sẽ không toàn vẹn. Chúng ta đã có với nhau thật nhiều kỷ niệm ở những cuộc hò hẹn, nơi những góc phố, dưới bóng rợp của những hàng cây sồi lá xanh quanh năm. Anh đã thấy hạnh phúc biết bao khi ngồi chờ người yêu nơi một quán nước. Có những lần em trễ hẹn và anh muốn thế. Anh mong em đến thật trễ để anh ngồi đong hạnh phúc. Mỗi phút giây trôi qua là những giọt hạnh phúc âm thầm rỏ xuống trái tim anh. Những giọt hạnh phúc theo máu lang thang khắp cùng cơ thể, râm ran từng tế bào. Da thịt anh nổi gai, thứ gai hạnh phúc tuổi trẻ có nguy cơ bùng lên thành cơn bão lòng thổi phăng đi những thành quách luân lý và những ràng buộc. 
Anh ngồi nhìn phố xá và những bóng người qua lại và anh mường tượng ra khuôn mặt em lúc ấy. Vạt tóc che khuất một phần khuôn mặt làm cho khuôn mặt em mang một vẻ bí ẩn và thu hút lạ thường. Và anh bỗng thấy thành phố của chúng ta mang lấy khuôn mặt em. Hình ảnh đó đã in đậm trong trí nhớ anh và mãi đến bây giờ, mỗi khi anh nghĩ về thành phố, anh lại nhìn ra khuôn mặt em năm xưa. Hình ảnh khuôn mặt em đã làm cho thành phố thêm thân thiết, gần gũi với anh.
Một buổi tối mùa xuân, sau cơn mưa vào buổi chiều, những con đường còn đẫm nước. Anh cầm tay kéo em ra khỏi cuộc vui, thoát khỏi đám đông. Chúng ta bỏ lại đằng sau bạn bè và tiếng ồn ào. Bước đi trên con phố vắng, dưới những tàn cây phủ đầy bóng tối. Anh nắm tay em nhón bước qua những vũng nước đọng in mờ hình bóng của hai chúng ta và ánh điện thành phố. Ánh điện vàng heo hút trong đêm và hai chiếc bóng hạnh phúc đổ dài trên mặt đường. Gió và hơi nước làm cho không gian đêm ẩm và lạnh. Đôi vai em so lại làm anh lo lắng.
“Em lạnh?”
Em gật đầu nhưng mỉm cười nhìn anh.
Cái nhìn đắm đuối và nụ cười nhẹ ấm như hơi thở.
“Đêm nay em thấy mình thật hạnh phúc. Em thích được lạnh như thế để nhớ mãi cảm giác này. Bỗng dưng em ghét ngày mai và em ước sao đêm nay cứ dài mãi...”
Chúng ta lại im lặng và để tâm hồn tự do bồng bềnh với những suy nghĩ riêng tư.
Những giọt nước mưa còn đọng trên tàn lá lúc này bị gió thổi tung lên, hắt vào mặt anh và em. Anh nhìn thấy những giọt nước long lanh lăn trên gò má em mát lạnh và em cười sung sướng thành tiếng. Chúng ta tiếp tục bước trên con đường lát đá. Gót giày gõ lên mặt đường tạo thành những âm thanh khô ấm, vang xa rồi tan loãng vào trong đêm tối.
Chúng ta đi bên nhau gần hết một đêm lang thang. Rồi chúng ta kéo nhau vào quán rượu. Quán ấm và tối. Hơi nước bên ngoài bám vào cửa kính tạo thành một lớp sương mỏng mờ đục. Quán khuya nên thưa thớt. Người ca sĩ có khuôn mặt buồn xa vắng và đôi mắt xanh sâu thẳm dưới ánh đèn sân khấu. Tiếng hát khô, rã rời, níu gọi.

Close your eyes and dream
And you can be with me
'Neath the waves
Through the caves of ours
Long forgotten now
We're all alone
We're all alone (1)

Âm thanh như quyện lấy hai chúng ta. Em nhẹ ngả đầu vào vai anh. Hương thơm từ chân tóc phà nhẹ vào mũi anh làm hồn anh chơi vơi. Giữa bóng tối vây quanh, dường như tất cả đã bị lãng quên. Chỉ còn riêng hai chúng ta. Và, lần đầu tiên chúng ta uống với nhau những ly rượu đầy. Vị rượu ngọt mềm. Hơi rượu thơm quyến rũ. Đêm ấy, chúng ta đã say bởi rượu hay tiếng nhạc? Hay cả hai?


Khi rời quán thì đêm đã khuya. Bước chân hụt hẫng trong cơn say còn váng vất. Từng cơn gió lạnh thổi thốc vào mặt làm tan dần hơi men. Em chưa muốn về nhà. Em nói thế. Em còn muốn lang thang cùng anh cho hết đêm ấy. Trời khuya trở lạnh nên anh đưa em vào một tiệm cà phê nhỏ, mùi cà phê phảng phất trong không gian làm cho khách khi vừa bước vào là đã cảm thấy như được sưởi thêm chút ấm. Chúng ta kiếm một góc khuất và gọi hai tách cà phê. Thứ cà phê Columbia loại trung bình nhưng hương thơm đủ để gây cảm giác thích thú. Và chúng ta ngồi đó chờ sáng. Anh và em đã sống hết một đêm hạnh phúc. Có mấy khi chúng ta được sống hết một đêm đã đời như thế nên anh nhớ mãi. Hạnh phúc như cơn mưa đầu xuân tưới mát tuổi trẻ anh.


Có những niềm hạnh phúc đến thật tình cờ. Vì không chuẩn bị nên nó làm ta ngỡ ngàng. Nhưng ta sung sướng. Em là một tình cờ. Em mang tình yêu đến cho anh. Anh chẳng cần tìm kiếm. Anh chẳng phải lo toan. Anh chỉ biết đón nhận. Em có biết bao nhiêu những chọn lựa mà em lại chọn một anh chàng cù lần bậc nhất. Có lẽ vì cù lần nên em cảm thấy an tâm chăng? Và, em đã khôn khéo biết bao. Chẳng bao giờ tìm cách vượt anh. Khi nào cũng nhường anh nửa bước. Luôn luôn là ngôi thứ hai trong sự hiện hữu của chúng ta để anh được tự tin và cảm thấy mình là một người đàn ông đúng nghĩa, là phiến đá, là chỗ dựa vững vàng cho em. Cuộc tình của chúng ta không có tiếng khóc. Đôi khi cũng có những giọt lệ giận hờn, nhưng tuyệt nhiên chưa một lần phải nức nở. Và anh thầm cảm ơn em vì những điều ấy.
Từ trên đồi cao tôi nhìn xuống phía dưới, thành phố tôi ở, buổi chiều nắng tắt. Bầu trời lúc này tím thẫm và một màu xám nhạt bảng lảng khắp không gian. Mùa xuân nhưng trời về chiều còn chút hơi lạnh của những ngày tàn đông. Con đường xa lộ dài và thẳng tắp chạy ngang qua thành phố. Xe cộ tiếp nhau. Những ngọn đèn xe nối dài thành những đường thẳng tắp màu vàng, đỏ hai bên kéo đến vô tận. Phía xa xa là hồ nước ẩn hiện sau rừng cây. Ở nơi đó, có những lần chúng tôi đến nghe thông reo vào buổi chiều. Có những chiều hoang vắng. Không gian là hai chúng tôi, rừng cây và hồ nước. Thật yên lặng, chúng tôi lắng nghe tiếng thông reo vi vu. Bên kia bờ hồ, nhà máy điện đứng cô đơn, lẻ loi trong chiều. Hai cột khói thẳng chầm chậm nhả những mảng khói trắng mỏng lên nền trời thẫm. Những mảng khói trắng như những đám mây lặng lẽ in bóng trên mặt hồ nước mờ nhạt và ánh điện của những ngôi nhà trên triền đồi gần đó vừa thắp sáng. Bóng đêm đã lần tới, tiếng gió thông đã ngưng hẳn nhưng nỗi niềm hạnh phúc còn vương vất đâu đây.
Con đường mùa xuân hôm nay mang một màu xanh mới. Con đường thân quen mà chiếc xe lăn bánh đi, về mỗi ngày từ bao lâu. Bây giờ thì đã không còn những giờ phút thảnh thơi để thả bộ trên ấy. Bây giờ cuộc sống là những bận rộn mới, tất cả đã không còn là của riêng mình. Bây giờ là tự ràng buộc mình và sống có trách nhiệm đối với những người thân bên cạnh. Bây giờ, ở một khoảnh khắc nào đó bất chợt nhớ về ngày cũ. Cuộc sống và những mơ ước của ngày xưa ấy là hoài niệm hôm nay. Và may mắn thay khi thấy mình vẫn còn có những ngày tháng đẹp đẽ để nhớ về.
Và, vui sướng biết bao về một nơi chốn mà ta đã trải tuổi trẻ và đã để lại nơi đó biết bao nhiêu kỷ niệm để rồi chẳng phải ngẫu nhiên hôm nay ngồi đây viết về nó mà lòng cảm thấy tràn ngập hạnh phúc.
Thành phố tôi ở, mùa xuân. Và em.
---------------
(1) We’re all alone – Boz Scaggs

ĐOÀN DỰ * CHUYỆN BÊN NHÀ

Những chuyện đáng trách...



- Đoàn Dựghi chép
I. Chuyện ở huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
Xác chết dưới dạ cầu

Khoảng 17 giờ ngày 8-1-2013, ông T (người dân ấp Tân Thành, xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) nghe mùi hôi bốc lên từ phía dạ cầu con kênh Mồng 1 Tháng 5. Tò mò, ông xuống dưới chân cầu coi xem sao. Trên giòng kênh, một xác chết đã trương phình, nổi lờ đờ trên mặt nước.
Nạn nhân mặc áo thun, quần xà-lỏn, cổ bị siết bằng một sợi dây dù, hai chân bị quấn bằng hai chiếc võng.

Phía ngoài xác chết có hai chiếc bao tải màu vàng còn tốt, loại dùng để đựng phân hóa học của nhà nông. Trên mình nạn nhân không có thương tích. Công an cho rằng nạn nhân đã bị siết cổ bằng sợi dây dù cho đến chết rồi bị đem ra bờ sông, chỗ có đống đá dăm hồi trước xây cầu còn dư, bỏ đá vào trong bao, cột bao vô mình xác chết rồi bỏ xuống sông ở dưới dạ cầu cho chìm để phi tang.

Do nút cột miệng bao không chắc, đá rớt xuống sông gần hết nên xác nổi lên. Họ kết luận, hung thủ phải là người ở gần đây nên mới biết ở dưới dạ cầu có đống đá dăm. Tuy nhiên, nạn nhân mặc áo thun, quần xà-lỏn, trong mình không có giấy tờ gì cả, nên chưa biết được tên tuổi và nơi cư ngụ.
Xác chết trên giòng kênh khiến dư luận dân chúng rất xôn xao. Đến 3 giờ chiều ngày hôm sau, 9-1-2013, có một phụ nữ đến công an huyện Mỹ Tú trình báo về việc chồng chị bị mất tích. Chị cho biết chị tên Văn Thị Thủy, 32 tuổi (sinh năm 1981), ngụ tại ấp Mỹ Ninh, xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng (xã này cùng tên với huyện). Chị Thủy nước mắt giàn gụa, cho biết đã ba ngày hôm nay chị đôn đáo đi tìm chồng tên là Trần Văn Nhân, 38 tuổi (sinh năm 1975, hơn chị Thủy 6 tuổi) nhưng không biết anh Nhân đi đâu.
Theo lời chị Thủy, cách đó 4 hôm, tức ngày 5-1-2013, anh Nhân đi dự đám cưới ở nhà người quen trong ấp, chị Thủy đưa cho chồng 2.6 triệu đồng. Đến 9 giờ tối, anh quay về, thay đồ rồi bảo vợ xuống xuồng máy với mình, đi mở cái cống trên con kênh để lấy nước vô ruộng. Khoảng 1 giờ sáng, xong công việc, anh chở vợ về, đem hai chiếc võng bỏ xuống xuồng rồi dặn vợ là anh đi chơi vài ngày. Nhưng đã ba hôm nay liên lạc điện thoại với chồng không được, chị đến các nhà quen hỏi thăm cũng không ai biết.
Các tình tiết hơi lạ
Chị Thủy được yêu cầu nhận diện cái xác dưới cầu, và xác định người chết là anh Trần Văn Nhân. Lúc cho nhận diện xác chồng, chị Thủy gục xuống, khóc lóc rất thảm thiết và gào lên: “Anh ơi, anh chết đi em với hai đứa con sẽ sống ra sao? Mấy hôm trước anh nói đi chơi rồi về sẽ bàn với em chuyện trồng mía. Anh hứa sao không làm mà lại chết thế này...”.

 Sự khóc lóc, vật vã và những lời kể lể của chị Thủy có điều gì đó không bình thường, dường như có vẻ hơi giả tạo. Tại sao lúc hai vợ chồng lấy nước vô ruộng xong, về, anh Nhân nói sẽ đi chơi mấy ngày mà vẫn mặc áo thun, quần xà-lỏn giống như lúc đi lấy nước ngoài đồng? Đi chơi, trong đêm khuya, anh đem hai chiếc võng đi làm gì? Một người làm ăn trong đồng ruộng có ai đi chơi mấy ngày vào lúc 1 giờ sáng và chị Thủy cũng không cho biết anh đi bằng gì, có dùng chiếc xuồng máy đó không?
Đám tang được tổ chức hết sức sơ sài. Theo chính quyền địa phương, anh Nhân là người siêng năng cần mẫn, có thể nói là làm ăn rất khá, hàng xóm láng giềng ai cũng khen ngợi. Lúc Nhân lấy vợ, bố mẹ cho 2 công ruộng, nay Nhân ăn nên làm ra, đã mua thêm được hơn 10 công để canh tác. (Mỗi công đất là 1,000 m2; 10 công là một mẫu tức 1 hécta, 10,000 m2, gần gấp 3 lần mẫu miền Bắc, 3,600 m2). Hai con trai là Trần Tuấn Duy (12 tuổi), Trần Tuấn Vinh (9 tuổi) học giỏi đã bù đắp lại công lao vất vả của anh. Đầu năm 2012, Nhân dành dụm mua được một máy tuốt lúa để kiếm thêm thu nhập nên được dân chúng rất nể, gọi đùa là “ông chủ máy tuốt lúa”.
Thời gian gần đây giữa hai vợ chồng Nhân thường hay có sự cãi cọ, Thủy tâm sự với bạn bè và hàng xóm láng giềng rằng không hiểu có phải gở miệng hay không mà anh Nhân thường nói rằng nếu tôi chết, tôi bỏ lại hai đứa con trai thì cô ráng mà nuôi.

Cháu Duy (đứa con trai lớn, 12 tuổi) khai rằng trước khi ba mất, má thường hay chuyện trò điện thoại di động rất lâu trong đêm khuya, có lần ba phát hiện, ba tát bốp vào mặt má và gắt: “Lại chuyện trò với nó hả?” nhưng má im lặng không nói gì hết.
Từ sự tiết lộ của hàng xóm và lời khai của cháu Trần Tuấn Duy, công an lại càng nghi ngờ chị Thủy hơn.
Tối 9-1-2013, sau khi đem xác anh Nhân về và khâm liệm xong, trong lúc mọi người đang đến thăm viếng, chia buồn thì chị Thủy vào bên trong uống thuốc diệt rầy tự vận. Mấy người trong ban điều tra vẫn có mặt ở đấy bèn vội vàng đem chị đến bệnh viện cứu cấp.


Nhưng các bác sĩ trong bệnh viện cho biết lượng thuốc rầy may mắn đã được chị Thủy pha loãng, rất nhẹ, chị không thể chết được và sẽ rất mau bình phục. Bà con hàng xóm láng giềng bàn tán với nhau rằng có lẽ do chị Thủy quá thương chồng nên mới uống thuồc rầy tự tử để cùng chồng sang bên kia thế giới như vậy, và họ cũng tin có lẽ do linh hồn anh Nhân linh thiêng nên đã xui khiến chị Thủy pha loãng thuốc rầy trước khi tự vẫn. Chỉ sáng hôm sau là chị Thủy được về.
Ba ngày sau, chị bị mời lên công an huyện. Kết quả không bất ngờ. Những lần chuyện trò trong điện thoại di động lâu cả tiếng đồng hồ là Chị Thủy nói chuyện với Thanh, “nó là con ông chú ruột của anh Nhân nhà em”.
Thanh, tên đầy đủ là Trần Tuấn Thanh, nhà ở ngay bên cạnh.

Cuối cùng, Thủy phải khai thật, do Nhân đã biết mối quan hệ bất chính giữa thị với Trần Tuấn Thanh, 30 tuổi, em con ông chú ruột của mình nhà ở gần đấy, nhiều lần ngăn cấm nên Thủy đã nảy ra ý định giết Nhân để tiện việc hò hẹn, ăn nằm với Thanh. Nghe Thủy bộc lộ điều này, lúc đầu Thanh có khuyên can không nên làm như vậy nhưng dần dần cũng xiêu lòng, chiều theo ý Thủy.
Ngày 5-1-2013, theo như đã bàn tính với Thủy, Thanh đến tiệm thuốc tây trong chợ Mỹ Tú mua 10 viên thuốc ngủ rồi trao cho Thủy. Có sự trùng hợp là chiều hôm đó, Nhân đi làm suốt ngày ngoài đồng về, tối bóp trán than nhức đầu. Thủy mừng thầm, sắp cơm cho chồng và các con ăn xong, rót nước trà nóng, làm bộ săn sóc chồng: “Anh uống mấy viên thuốc cảm này rồi đi ngủ sớm coi có đỡ không”. Nhân nghe lời, uống mấy viên thuốc sau đó đi nằm. Thủy báo tin cho Thanh: “Nó uống thuốc, đi ngủ rồi!”.
Không ngờ, Nhân chỉ ngủ được một lát rồi lại tỉnh dậy, nhăn nhó ôm bụng, than phiền: “Kỳ thiệt, em mua thuốc gì mà uống vô không hết nhức đầu lại thêm đau bụng”. “Thuốc cảm nhưng chắc mua lầm phải thuốc dỏm. Anh đau bụng nhiều hay ít?”. “Cũng đau sơ sơ vậy thôi, có thể chịu được”. Trên thực tế, Thủy nghĩ có lẽ Thanh mua phải thuốc dỏm thật nên Nhân mới đau bụng và tỉnh táo như vậy, tối nay chưa thể “ra tay”!
Sáng hôm sau, Nhân khỏe, lại ra đồng xem xét, dự định việc trồng mấy công mía. Thủy lập tức gọi điện thoại cho Thanh bàn tính cách khác. Chiều hôm đó (6-1-2013), Nhân ở ngoài đồng về, tắm rửa để chuẩn bị đi ăn đám cưới ở bên kia sông. Nhất quyết không bỏ qua cơ hội, Thủy gọi điện thoại lần nữa, nhắc Thanh về việc mua dây dù, thuốc ngủ loại si-rô và vài thứ khác trong kế hoạch như đã bàn tính.
Khoảng 9 giờ tối, Nhân đi ăn cưới về, thay đồ rồi kêu Thủy đi xuồng máy với mình ra ngoài kinh mở cống, lấy nước vô ruộng. Xong công việc, về tới nhà Thủy làm bộ chăm sóc chồng, giục chồng đi ngủ sớm kẻo mệt. Nhân rửa chân tay, đi ngủ. Thủy lấy chai si-rô pha cho hai đứa con uống vì hồi này trời cuối năm hơi lạnh, hai đứa con hay bị ho.


Lát sau, thấy chúng ngủ say, Nhân cũng đã ngủ, Thủy gọi điện thoại báo cho Thanh biết. Thanh qua, Thủy mở cửa sau cho Thanh vô trong nhà. Theo lời khai của Thủy, lúc đầu Thủy định đập đầu chồng bằng khúc cây đã chuẩn bị sẵn, nhưng do Thanh sợ nên cả hai đổi sang cách khác. Thanh trở về lấy thêm dây dù rồi qua, cùng Thủy rón rén cột chân tay Nhân vào thành giường. Nhân ú ớ tỉnh dậy, Thủy leo lên người chồng, bịt chặt miệng chồng bằng chiếc mền trong khi Thanh chung đôi sợi dây dù, siết thòng lọng trên cổ người anh con ông bác ruột cho đến khi anh giãy giụa rồi chết hẳn.
Văn Thị Thủy và Trần Tuấn Thanh là người trong gia đình, chị dâu em chồng con chú con bác. Rất có thể họ sẽ bị tử hình hoặc ít nhất cũng tù chung thân “không được giảm án trong bất cứ trường hợp nào”. Chỉ tội nghiệp cho hai đứa trẻ, bố chết, mẹ mang tiếng mang tăm hết sức nhục nhã, không hiểu chúng sẽ sống ra sao.
II. Tâm sự của một người đàn bà đau khổ
Đàn ông bên Mỹ hay về Việt Nam chơi. Sau đây xin mời quý bạn nghe lời kể của một người đàn bà đau khổ. Lẽ ra thì chúng tôi không đăng lại vì e quý bạn đã biết rồi, nhưng do bà nói: “Tôi không biết vi tính, không có nickname, phải nhờ con gái viết lại chuyện buồn của mình gởi tới các diễn đàn, chỉ với mong ước duy nhất là các diễn đàn phổ biến, càng nhiều càng tốt, sao cho mọi người cảnh tỉnh, đừng ai vướng phải bất hạnh như gia đình tôi”.
Bà dặn như vậy, chúng tôi hết sức tôn trọng bà và thương xót bà nên bắt buộc phải đăng. Nếu đã đọc ở diễn đàn nào đó, xin quý bạn thông cảm.
Vợ chồng tôi định cư ở Mỹ vừa đúng 30 năm. Chúng tôi rất ít về Việt Nam vì bà con chẳng còn mấy người. Nhưng đột nhiên khoảng hơn 2 năm trở lại đây, chồng tôi bỗng thường xuyên đi về Việt Nam đầy khó hiểu, lần gần nhất đã ở lại hơn 2 tháng.
Hỏi thì ông ấy bảo về để tìm cơ hội làm ăn mà chẳng nói làm ăn cái gì, nhưng lần nào đi cũng mang theo nhiều tiền mà khi về thì hết sạch. Thời gian ở nhà, ông thường lên mạng ngồi chat rất khuya và có nhiều cuộc điện thoại rất lâu, ông thường lén ra vườn nghe một mình làm tôi hết sức nghi ngờ. Sự nghi ngờ càng tăng khi ông nhạt hẳn chuyện gối chăn cùng vợ, cái nhạt nhẽo này rất khác thường so với trước, vì chúng tôi mới hơn 60 tuổi.
Tôi điện thoại về Việt Nam dò hỏi nhiều người quen thì được biết, ông cặp bồ với một phụ nữ không còn trẻ nhưng đẹp.
Tôi vội vã lấy vé máy bay về Việt Nam thì cũng là lúc chồng tôi trên đường về Mỹ.
Tôi ở lại Việt Nam gần một tháng, lân la dò hỏi thì được biết người phụ nữ kia ở trong “Nhóm “câu” Sài gòn”, tức là “câu” người trên mạng!


Tôi đã mất rất nhiều công sức và tiền bạc mới biết được nhóm này có khoảng 10 người, chuyên lên mạng sưu tầm các hình ảnh độc đáo và những thông tin hot mà nhiều người ở nước ngoài quan tâm rồi Post lên mạng và các diễn đàn. Từ việc làm đó, nhóm này có vô số người quen ở khắp nơi trên thế giới. Mỗi người trong nhóm luôn có hàng ngàn địa chỉ để giao lưu, quan hệ.
Tôi giấu không cho biết tôi từ Mỹ về, và thật may mắn, tôi được giới thiệu đồng thời kết thân với một thành viên trong nhóm. Lân la mãi, tôi được cô này cho coi cả xấp hình, trong đó có hình chồng tôi đi câu cá ở Bình Chánh, rồi đi tắm biển ở Nha Trang chung với cả nhóm. Nhờ thế, tôi biết rõ mặt người phụ nữ kia khi cô ta đang ôm chồng tôi. Cố dằn lòng, tôi vẫn tỉnh bơ như không quen biết ai trong những tấm hình đó.

Khi đã hết sức thân thiết, cô bạn gái kia mới dốc bầu tâm sự. Đại khái cô cho biết: “Chúng em là những người tử tế, có ăn có học và nhà cửa đàng hoàng, chỉ phải cái tội nghèo thôi”. Cô rất tự hào về chuyện “câu” của nhóm mình nên cao hứng bóc trần mọi thứ:
- “Chị tưởng ai cũng có thời gian suốt ngày trên net ư? Ai cũng có trình độ để sưu tầm các hình ảnh độc đáo và các tin tức “hot” hay sao? Những emails tụi em gởi là mồi câu. Cả ngàn mails gởi đi, bèo nhất cũng có vài chục emails phản hồi. Bao nhiêu năm như thế chúng em có vô số bạn hữu, từ thân ít đến thân nhiều hoặc rất thân, họ đều là những con cá cắn mồi”.

“Trong số các con cá đó, như em chẳng hạn, em sẽ lựa ra những con nào hám của lạ (nhiều lắm, đủ mọi thành phần). Và em thường dành ưu tiên cho cá “Việt kiều” nước ngoài (vì họ dễ dãi tiền bạc), đặc biệt là chú trọng đến loại vợ chết, nhất là loại cá già, càng già càng tốt và càng dễ câu. Cá già và có vợ chết là rất thú vị.
“Đầu tiên là chat, kế tiếp là gọi điện thoại và sau đó hò hẹn gặp tại Việt Nam. Em luôn thòng một câu: “Nếu anh về, em xin làm hướng dẫn viên miễn phí, mọi nơi mọi lúc”. Ít khi em chủ động gọi điện thoại lắm vì tốn tiền, chỉ cần nhá máy, “cá” sẽ gọi lại ngay”.
“Em siêng chat lắm, có lần cùng một lúc phải chat tới 4 – 5 cá nhưng vẫn khỏe re”.

Cô hào hứng kể huỵch toẹt:
“Em đang là cô em tinh thần, cô em kết nghĩa, cô cháu dễ thương của rất nhiều cá Việt kiều ở nước ngoài. Rồi là “người yêu dấu”, là “cục cưng rất nhớ thương ” của vô số con cá lờ đờ đấy chị ạ. Mỗi kỳ lễ, Tết, hay sinh nhật em, em đều có quà của cá từ các nơi. Cá luôn luôn hào phóng và rộng rãi với bọn em”.
“Cá về, em đón. Cá đi, em tiễn. Nhưng ngại nhất là vào tháng Tết, nhiều cá về lắm, em rất lúng túng khi xếp lịch gặp gỡ vì sợ các cá đụng đầu nhau. Do đó, mỗi đứa bọn em lúc nào cũng có ít nhất là 4 hoặc 5 số điện thoại, sợ cá ghen khi thấy máy bận”.
“Bọn em có đứa đã mua được nhà, mua được xe xịn, còn đi du lịch nơi này nơi kia chỉ là chuyện vặt”.

Chợt, giọng cô chùng xuống:
“Tụi em đứa lớn nhất cũng đã trên 50 tuổi rồi, trong đó có mấy đứa bị vướng HIV vì cá nước ngoài chẳng ai chịu dùng bao cao su. (Cô chỉ ngay người phụ nữ trong hình đã cặp bồ với chồng tôi 2 năm nay): Mấy đứa này đang uống thuốc nhưng cũng đang “trả thù đời” đấy. Chúng ngủ với bất cứ ai muốn chúng và nhất định không cho dùng bao cao su”.
Rồi cô cười cười, kết luận:
Nhóm “câu” Sài Gòn là tên kín đáo tụi em tự đặt ra cho vui vậy thôi, ít người biết lắm”.
“Vậy làm sao những người kia tránh được HIV?” - tôi hỏi.
Cô nói: “Không tránh được đâu. Khó biết lắm vì tụi em là người đàng hoàng, có ăn có học tử tế, lại có đứa còn là Phật tử thuần thành, siêng đi lễ bái lắm”.
Tôi tối sầm cả mắt, ù hết hai tai khi nghĩ đến chồng tôi. Không còn hơi sức đâu mà nghe tiếp nữa, tôi lảo đảo đứng dậy ra về.
Tôi trở lại Mỹ mà lòng tan nát. Ba ngày không nói với chồng một câu. Cuối cùng, chẳng thể mãi làm thinh, tôi kể hết với ông những chuyện tôi biết về “Nhóm “câu” Sài Gòn” và yêu cầu ông đi xét nghiệm máu. Mới đầu, ông nổi giận ghê gớm, quát nạt kinh khủng. Quá chán nản, tôi chẳng nói lại nửa lời. Sau đó, tôi lẳng lặng thu xếp quần áo về ở với con trai lớn, hơn một tháng trời. Trong thời gian này, ở nhà ông ấy đi xét nghiệm máu.


 Kết quả: DƯƠNG TÍNH HIV. Dù đã đoán trước nhưng tôi vẫn bàng hoàng, sụp đổ và nghĩ đến bản thân mình.
Ba tháng sau mới lấy lại được thăng bằng, tôi đi xét nghiệm và kết quả cũng như chồng tôi: DƯƠNG TÍNH HIV!
Tôi có 2 con trai và 2 con gái đều đã trưởng thành. Tôi không biết vi tính, không có nickname, phải nhờ con gái viết lại chuyện buồn của mình gởi tới các diễn đàn, chỉ với mong ước duy nhất là các diễn đàn phổ biến, càng nhiều càng tốt, sao cho mọi người cảnh tỉnh, đừng ai vướng phải bất hạnh như gia đình tôi.
Đó là tâm nguyện của tôi, xin các diễn đàn giúp tôi hoàn thành tâm nguyện cuối cùng trong cuộc đời mình.
Một người phụ nữ bất hạnh.
* Ghi chú: Chuyện này hết sức quan trọng, chúng tôi không dám có ý kiến. Ngoài ra, nếu có ý kiến chúng tôi cũng sợ bị “đàn ông” giận. - Kính mến: ĐD.

No comments: