Wednesday, October 19, 2016

PHẬT GIÁO - VIỆT CỘNG - BÙI MỸ DƯƠNG

Wednesday, April 17, 2013

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT


THÔNG CÁO BÁO CHÍ NGÀY 2.4.2013
Hòa thượng Thích Không Tánh ủng hộ Lời kêu gọi của gia đình Anh Đoàn Văn Vươn




2013-04-02 | | PTTPGQT


PARIS, ngày 2.4.2013 (PTTPGQT) - Hòa thượng Thích Viên Định, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) vừa chuyển đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế để phổ biến “Thư ủng hộ Lời Kêu Cứu của gia đình Anh Đoàn Văn Vươn” của Hòa thượng Thích Không Tánh, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Từ thiện Xã hội thuộc Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN. Sau đây là toàn văn Thư ủng hộ :


GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN HÓA ĐẠO
TỔNG VỤ TỪ THIỆN XÃ HỘI

Phật lịch 2556
Số : 01-4/TUH/TVT


Thư ủng hộ Lời Kêu Cứu
của gia đình Anh Đoàn Văn Vươn


Theo Thư kêu cứu của Cụ Bà Trần thị Mạp, mẹ của anh Đoàn Văn Vươn :

“Sau mấy chục năm các con tôi đã hi sinh tất cả sức lực, nguồn lực và tính mạng để quai đê lấn biển theo chủ trương của Nhà nước, tạo ra khu đầm nuôi tôm tại bãi bồi ngoài đê biển. Ở đó đã thấm máu và tính mạng của các con và cháu tôi.”

Đáng lý ra, gia đình anh Đoàn Văn Vươn, phải được vinh danh, khen thưởng vì sáng kiến trong cách làm kinh tế rất mới mẽ, nhưng trái lại :

“Khi đã hình thành được khu vực nuôi trồng thủy sản, sắp đến ngày thu hoạch thì đột nhiên nhiều hành động khuất tất do nhà cầm quyền Tiên Lãng, Hải Phòng thực hiện trái pháp luật và đạo lý nhằm chiếm đoạt thành quả của các con, cháu tôi. Đỉnh điểm là sáng ngày 5/1/2012, một đoàn bao gồm cán bộ, công an, bộ đội đã ập đến bao vây, bắt bớ, nổ súng và cướp phá tài sản của con cái chúng tôi. Kể cả những tài sản, nhà cửa ngoài vùng cưỡng chế.” (trích Thư Cụ Bà Trần thị Mạp)

Gia đình anh Đoàn Văn Vươn đã có hành động chính đáng cấp thiết :

“Trước tình huống bất ngờ bị cướp phá tài sản và uy hiếp tính mạng, các con, cháu tôi buộc phải tự vệ để bảo vệ tài sản và tính mạng của mình. Sự việc đã được hệ thống truyền thông loan báo rộng rãi. Chính Thủ tướng Chính phủ đã kết luận : “Đây là việc làm trái cả Pháp lý và Đạo lý”.

Việc bảo vệ thành quả kinh tế là cần thiết và chính đáng, cần tuyên dương, trân trọng, nhưng :

“Mặc dầu vậy, Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hải Phòng bằng Cáo trạng số 10/CT-P1A ngày 4-1-2013 vẫn truy tố các con tôi về tội “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ”. Phiên tòa sơ thẩm sẽ diễn ra từ ngày 2-5/4/2013 và ngày 8-10/4/2013 tại Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng…” (trích Thư kêu cứu của Cụ Bà Trần thị Mạp)

Cuối Thư, Cụ Bà Trần thị Mạp đã đưa ra lý lẽ và nhận định rất đúng đắn :

“- Trong sự việc ngày 5-1-2012, con tôi là Đoàn Văn Vươn không hề có mặt tại khu vực xảy ra sự việc. Ngay cả các con, cháu tôi đang ở trên đê cùng với bà con cũng đã bị bắt và đánh đập dã man sau đó.
- Các con, cháu tôi không hề chống người thi hành công vụ vì việc cưỡng chế trái pháp luật này không thể được gọi là “Thi hành Công vụ”.

- Việc đưa các con, cháu tôi ra Tòa xét xử về tội “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” là việc làm vô đạo đức, vô lương tâm và hoàn toàn đi ngược lại Hiến pháp và Pháp luật hiện hành. Việc này nhằm thực hiện âm mưu hợp pháp hóa các tội ác mà những người trong hệ thống công quyền Tiên Lãng, Hải Phòng đã gây ra…”
Sau năm 1975, Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã làm những việc sai lầm rất tai hại, khi quốc hữu hoá toàn bộ ruộng đất của người dân ở nông thôn đưa vào hợp tác xã ; tịch thu toàn bộ cơ xưởng, máy móc và nguyên liệu sản xuất của các doanh nghiệp ở thành thị. Sự việc sai lầm nghiêm trọng này kéo dài trong suốt 10 năm, làm cho nền kinh tế cả nước bị suy sụp, toàn dân rời vào tình trạng đói nghèo, đất nước đứng bên bờ vực thẳm.

Chính sách sai lầm, gây hậu quả đau khổ cho cả dân tộc đó :
- Do cá nhân, tổ chức, đảng phái nào gây ra ?

- Đã có toà án nào đưa ra xét xử chưa ?
Ngày nay, Nhà cầm quyền đã quay lại với nền kinh tế thị trường, khuyến khích tư nhân, doanh nghiệp, công ty sản xuất, buôn bán để phát triển kinh tế, làm giàu đất nước. Nhưng lại gây ra vụ án ở Tiên Lãng, Hải Phòng, rất phi lý, phi đạo đức, làm cho dư luận cả nước đều kinh ngạc, bất bình.

Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội Viện Hoá Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, hoàn toàn tán đồng và ủng hộ lời kêu cứu của Cụ Bà Trần thị Mạp, mẹ của Anh Đoàn Văn Vươn và cực lực lên án phiên toà bất công, phi pháp tại Hải Phòng. Đó là Phiên toà nhằm bao che, bảo vệ cho những kẻ đã cướp đoạt, cưỡng chiếm đất đai, tài sản của dân lành.

Xin kính nguyện cầu cho gia đình Anh Đoàn Văn Vươn và tất cả Đồng bào Dân oan cùng toàn dân Việt Nam sớm được hưởng mọi công lý, tự do, dân chủ, nhân quyền như các dân tộc văn minh trên thế giới.

Chùa Liên Trì-Sài gòn ngày 01 tháng 4 năm 2013
Tổng Vụ Trưởng Từ Thiện Xã Hội GHPGVNTN
(ấn ký)
Tỳ kheo Thích Không Tánh


Bản sao kính trình :
- Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN
- HT Viện Trưởng VHĐ GHPGVNTN
để “kính thẩm tường”
 

 

PARIS, ngày 4.4.2013 (UBBVQLNVN) - Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam mạnh mẽ lên án cuộc xét xử bất minh đối với ông Đoàn Văn Vươn và gia đình kể từ ngày 2 cho đến 5.4.2013 tại tỉnh Hải phòng. Ông Vươn và 5 người thân trong gia đình gồm có : các ông Đoàn Văn Qúy, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ bị truy tố tội “giết người, chống người thi hành công vụ” chiếu điều 93 khoản 1(d) của Bộ luật Hình sự có thể đưa tới 20 năm tù, chung thân hoặc tử hình, Nguyễn Thị Thương (vợ) và Phạm Thị Báu (em dâu) truy tố tội “hủy hoại tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” có thể dẫn tới 7 năm tù.

Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam bình luận rằng : “Cuộc xét xử tại tòa án Hải phòng nêu bật tính cách đạo đức giả và lừa dối trên phương diện tư pháp cũng như chính trị. Không ai có thể biện minh cho sự bạo động, tuy nhiên những nông dân nuôi cá này chỉ bảo vệ quyền đất đai của họ. Hơn nữa, chỉ tại Việt Nam người ta mới thấy việc kết án người công dân “giết người” khi chưa có ai bị giết cả !”

Trường hợp ông Đoàn Văn Vươn và gia đình đã dùng mìn và súng hoa cải để bảo vệ đất đai trước sự cưỡng chiếm đất đai của hàng trăm công an và bộ đội huyện Tiên Lãng vùng phụ cận Hả Phòng ngày 5.1.2012 biểu trưng cho sự phẫn uất tận cùng của trùng trùng người nông dân Việt Nam bị nhà nước thu chiếm đất đai truyền thống của họ. Từ năm 1993, gia đình ông Vươn khổ nhọc lấn biển tạo nên đất bãi bồi nuôi trồng thủy sản. Qua năm 2009, nhà cầm quyền muốn thu hồi đất do công khó của gia đình ông Vươn tạo dựng mà chẳng có bồi thường tương xứng. Gia đình ông đã chống trả trước sức tấn công này khiến 4 sĩ quan và 2 bộ đội bị thương. Ông Đoàn Văn Vươn cùng ba người em bị bắt giam và không được gặp gỡ gia đình từ tháng giêng 2012.

Ông Võ Văn Ái đã nêu ra những điều bất thường trong cuộc xét xử và kêu gọi trả tự do tức khắc cho ông Vươn và những người thân :

1. Ông Đoàn Văn Vươn và 3 người em có thể bị kết án tử hình vì cáo buộc tội “giết người”. Thế nhưng chẳng có ai chết trong vụ xung đột này. Hôm 2.4.2013 Báo điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết rằng Đoàn Văn Quý đã thể hiện mong muốn giết người qua lời nói: “Bắn chết mẹ chúng nó đi”. Hậu quả chết người chưa xảy ra, nằm ngoài ý muốn của các bị can. Như vậy, có đủ cơ sở xác định các bị can đã có hành vi đồng phạm tội giết người theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ luật hình sự có khung hình phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”.

2. Tháng giêng năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã họp với các quan chức Hải phòng và đưa ra kết luận trong vụ Đoàn Văn Vươn : “Các quyết định giao đất, thu hồi đất; việc thực hiện cưỡng chế sai luật”. Ông Dũng cũng chỉ đạo “Xử lý nghiêm minh” những lãnh đạo địa phương đã chỉ đạo phá nhà anh Vươn, phải thu hồi các quyết định không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng, đình chỉ những quan chức vi phạm...”

3. Ban điều tra tội phạm được giao phó cho nhà cầm quyền Hải phòng và công an là những bô phận nhà nước bị kết án cưỡng chế sai luật. Nhằm xoa dịu dư luận, ngày 23/02/2912, Thành ủy Hải Phòng đã cách chức Phó bí thư, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng của Lê Văn Hiền, kẻ đứng ra tổ chức cướp đất, cùng với người phụ tá Nguyễn Văn Khanh. Một số viên chức khác bị kỷ luật và 5 người trong họ chờ xét xử.
Do đó, ông Võ Văn Ái kêu gọi các vị thẩm phán bảo đảm cho công lý được thể hiện tại phiên tòa : “Hệ thống tư pháp không được độc lập tại Việt Nam. Tuy nhiên đây là cơ hội cho các vị thẩm phán minh chứng rằng họ không phải là công cụ của Đảng và Nhà nước. Họ có thể cư xử phù hợp với đạo đức và trách nhiệm tư pháp của họ để tuyên bố trắng án cho ông Đoàn Văn Vươn cùng các thân nhân vì gia đình ông Vươn chẳng làm chi khác hơn việc đấu tranh chống bất công và bảo vệ các quyền của họ”.

Trường hợp của ông Đoàn Văn Vươn minh chứng cho chính sách cưỡng chiếm đất đai nông dân trong những năm qua. Dưới hệ thống XHCNVN “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, thế nhưng “do Nhà nước quản lý”. Qua đó, Nhà nước cho dân thuê đất với “Giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất”. Hệ thống này thường đi đôi với nạn tham nhũng và lạm quyền đưa tới việc cướp quyền của nông dân. Đất đai cưỡng chiếm chẳng được bồi thường hoặc bồi thường không cân xứng, dùng xây các sân Gôn hay vùng nghỉ ngơi cho kẻ giàu có, bỏ rơi thành phần nông dân chiếm đến ba phần tư dân số sống trong nghèo hèn. Phụ nữ là giới nạn nhân của chính sách này, vì thường khi “Giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất” đề tên chồng. Sau nhiều năm làm lụng trên đất đai của chồng, người phụ nữ bỗng nhiên thành kẻ vô gia cư, bị trục xuất không được bồi thường khi chồng chết. Thiếu “Giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất” họ không thể vay mượn ngân hàng.

Trong những năm gần đây, đã nổ ra hàng loạt những cuộc biểu tình chống cưỡng chiếm đất đai, mà đa số là phụ nữ. Những người được gọi là Dân Oan. Hàng loạt người đến Hà Nội hay Tp Hồ Chí Minh khiếu kiện, ngủ đường hay cắm trại trước các cơ sở nhà nước hàng tháng ròng. Đã có hàng triệu đơn khiếu kiện không được nhà nước xử lý. Trái lại còn bị công an sách nhiễu, hành hung hay bắt giữ dù các cuộc biểu tình này thuần túy ôn hòa.
 
 




Quê Mẹ • B.P. 60063 • 94472 Boissy Saint Léger cedex • France • E-mail : q

BÁN NGUYỆT SAN TỰ DO NGÔN LUẬN


BÁN NGUYỆT SAN  TỰ DO NGÔN LUẬN 
SỐ 169-NGÀY 15-4-2013
MỘT CHẾ ĐÔ CÔN ĐỒ
                           Theo Từ Điển Tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học Vietlex, “Côn đồ” có hai nghĩa: 1- Kẻ chuyên gây sự, hành hung; 2- Có những hành động ngang ngược, thô bạo. Trong khi đó, theo tác giả “Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự” thì “côn đồ là người đã coi thường những quy tắc trong cuộc sống, có những hành vi ngang ngược, càn quấy, bất chấp sự can ngăn của người khác, chỉ vì những nguyên cớ nhỏ nhặt nhưng cũng cố tình gây sự…”. (x. http://phapluattp.vn). Như thế, việc gây sự hành hung cách ngang ngược, thô bạo, càn quấy với kẻ khác, bất chấp các nguyên tắc ứng xử văn minh nhân bản trong cuộc sống, có thể được thể hiện qua lời nói, hành vi bất chợt của một cá nhân, một nhóm người bình thường. Thế nhưng, tính chất hay hành động côn đồ cũng có thể xuất phát thường xuyên từ một nhóm người đang nắm quyền lực trong xã hội qua những biện pháp và chính sách/đường lối bạo lực bất chấp công lý và luật pháp chân thực.
                Cuộc tiến hóa tinh thần của nhân loại về hướng chân thiện mỹ đã đạt đến một đỉnh cao ở thế kỷ thứ 20 với việc xuất hiện cơ quan Liên hiệp quốc, Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền và hai Công ước hoàn vũ về các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Trong tổ chức và các văn kiện này, lòng tôn trọng nhân phẩm và sự thật, sự cổ vũ cho công lý và hòa bình, việc xây đắp tự do và dân chủ, việc hình thành các chế độ cai trị do sự đồng thuận của quốc dân… là những giá trị được đề cao xưng tụng. Thế nhưng, cũng chính trong thế kỷ thứ 20, chủ nghĩa, chế độ và chính đảng Cộng sản đã bẻ ngược dòng tiến hóa, khi công khai và chính thức chủ trương cướp chính quyền bằng vũ khí, dùng độc tài bạo lực (mà họ tô vẽ thành “bạo lực cách mạng”, “độc tài vô sản”) để cai trị xã hội, và coi “cứu cánh biện minh cho phương tiện” (nghĩa là sẵn sàng chà đạp sự thật và lẽ phải, luật pháp và tình thương, nhân phẩm và sinh mạng) như nguyên tắc hành xử. Từ đó nhân loại đã chứng kiến bao chế độ khủng bố, chế độ côn đồ ra đời. 
            Thí dụ đầu tiên là Lênin ở Nga. Trong cuốn “Hắc thư về chủ nghĩa Cộng sản”, đồng tác giả Nicolas Werth cho biết chỉ trong 2 tháng năm 1918, số nạn nhân bị giết của tân chế độ Lênin là từ 10,000 đến 15,000 người. Đây là những kẻ bất phục tùng mà chính Lênin đã chỉ thị phải trừng phạt, nhờ tay công an mật vụ lẫn côn đồ du đãng. Số người bị giết ở mức ước lượng tối thiểu trong chỉ 2 tháng dưới chế độ Lênin như thế đã gấp 10 lần số nạn nhân của chế độ Nga hoàng trọn năm 1906 là năm đàn áp dữ dội nhất. Theo tác giả Werth, trong gần một thế kỷ dưới chế độ Nga hoàng kể từ 1825 đến 1917, tổng số người bị giết chỉ có 6,321 nạn nhân.  Sang đến Trung Hoa, theo chứng từ của 46 ông già lịch sử ở hai thành phố Thành Đô và Trùng Khánh, “trong 30 năm đầu cầm quyền của Đảng CS từ 1949 đến 1978, các cuộc “đấu tranh giai cấp” và “vận động chính trị” do Mao Trạch Đông  phát động cứ đợt sau lại tàn khốc hơn đợt trước, khiến Trung Quốc đại lục phải trải qua mối đại họa chưa từng có, trở thành một “địa ngục trần gian”… Hầu như các giới tinh anh không sót một ai đều lần lượt bị đánh, phê và làm nhục, thậm chí còn phải xa lìa vợ  con, gia đình chết chóc tan nát. Trong vòng 30 năm, MTĐ đã tạo ra 8,3 triệu oan hồn, 30 triệu án oan, hơn 300 triệu người bị đấu tố”. Đặc biệt từ năm 1966-1976, kẻ suốt đời đầy những thủ đoạn ứng biến, rất biết cách huy động bản năng xấu xa tàn ác nơi con người này đã phát động cuộc “Cách mạng văn hóa” giết hàng triệu nhân mạng, xóa sạch văn minh nhân loại, chủ yếu nhờ bàn tay của lũ tiểu yêu côn đồ mang tên Hồng vệ binh! 
                Xứng danh học trò của hai tên đồ tể số một trên đây, Hồ Chí Minh đã phát động cuộc Cải cách ruộng đất long trời lở đất vì sự tàn ác. Cũng nhờ bàn tay của đám côn đồ trong các đội cải cách, những tên đầy tớ vô lại, du thủ du thực, cặn bã xã hội được đặt làm thẩm phán và công tố trong các tòa án nhân dân, HCM một mặt đã giết trực tiếp và gián tiếp nửa triệu đồng bào miền Bắc, một mặt cướp toàn bộ ruộng đất vào tay cộng đảng, mặt khác đã hoàn toàn phá sạch đạo đức gia phong, cơ cấu làng xã vốn đã giữ gìn xã hội VN -nhất là thôn quê- sống trong trật tự, an bình, nhân nghĩa cả ngàn năm trước đó. Từ đấy, cách ứng xử tàn ác gian manh đã nhiễm độc toàn xã hội, và quan trọng hơn, cách hành xử côn đồ vô học đã trở thành một bản năng nơi những kẻ có quyền dù lớn dù nhỏ trong chế độ.
                Tình trạng thê thảm này càng gia tăng mấy thập niên gần đây, một là sau khi nhà nước mở cửa kinh tế, đảng viên được quyền kinh doanh, công an quân đội được phép làm giàu, và cán bộ địa phương được phép “thu hồi” (thực chất là cướp đoạt) ruộng vườn nhà cửa của người dân theo nguyên tắc “đất đai là sở hữu của nhà nước”; hai là sau khi mọi tầng lớp xã hội lần lượt đứng lên vì không chịu nổi ách cai trị độc tài của hàng lãnh đạo, thói tham lam bóc lột của cán bộ chức quyền, lối hành xử côn đồ vô học của nhân viên công lực, kiểu tuyên truyền gian dối của các phương tiện truyền thông lề đảng, đà xuống dốc của một nền giáo dục chỉ gây ra băng hoại vì dung dưỡng (nếu không muốn nói cổ vũ) bạo hành và gian dối, ngu dân và nô dịch. Tất cả đã và đang đe dọa sự thống trị của đảng, và do đó, cũng khiến gia tăng tính chất côn đồ của chế độ, nghĩa là thói ngang ngược bạo hành, coi thường lẽ phải và sự thật, chà đạp lương tri và luật pháp, sẵn sàng gây sự hay đàn áp nơi những người đang bảo vệ chế độ hay được hưởng lợi từ chế độ.
                Trước hết, chúng ta thấy có những chính khách côn đồ. Đó là những kẻ từng thóa mạ các dân oan khiếu kiện tập thể, các đồng bào biểu tình yêu nước, các công dân đòi đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập, quốc gia hóa quân đội như những con người suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” và ra lệnh cho tay chân phải xử lý thật mạnh. Đó là những kẻ từng cao giọng lên án những ai góp ý về Hiến pháp sửa đổi ngoài ý đảng là truyền bá những quan điểm sai trái, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm mất lòng tin của nhân dân vào nhà nước và chế độ, rồi ra lệnh cho công an quân đội phải đấu tranh, ngăn chặn. Đó là những kẻ ra công lệnh xài cả ngàn tỷ tiền thuế của nhân dân để huy động cả đạo quân hàng vạn tuyên vận hùng hậu, đem hàng triệu bản “đảng pháp” tới từng gia đình khắp cả nước, buộc ký đồng ý với lời hăm dọa; hoặc để thành lập đội binh dư luận viên hưởng tiền lương hậu hĩ để chỉ làm mỗi việc lên internet theo dõi công dân mạng, binh vực lếu láo và dối trá cho đảng, chỉ điểm để bắt những bloggers dân chủ can trường.

        Thứ đến là những công an côn đồ. Hạng này thì đã nổi tiếng từ ngày một tay côn đồ lên làm bộ trưởng CA lâu năm là Trần Quốc Hoàn (kẻ đã dám cưỡng hiếp rồi giết chết người tình của Hồ Chí Minh). Đình đám hiện nay là “vị” đại tá từng dẫn 100 cán bộ, công an, bộ đội vũ trang đầy mình đến cướp đoạt đất, bắn phá nhà anh Đoàn Văn Vươn cách đây hơn một năm, rồi tuyên bố đó là trận đánh đẹp, nay lại ung dung an toàn. Rồi cả đám công an giao thông giết người đi đường chỉ vì không đội mũ bảo hiểm, dám cự cãi nhân viên công lực. Đám công an bảo vệ tòa án thì bịt miệng khóa tay bị cáo, hành hung nhân dân tham dự và nhà báo lấy tin, giựt điện thoại máy ảnh, thậm chí đuổi cả người vừa bị chúng đánh trọng thương gần tòa ra khỏi bệnh viện. Đám công an canh gác các nhà đối kháng thì ném chất thối vào nhà họ, chặn khách thăm viếng họ, xông vào cướp máy móc của họ, truy bức họ đến đời con đời cháu. Đám công an phục vụ cán bộ, đại gia cướp đất thì đánh vỡ mặt dân lành, dày xéo mồ mả tổ tiên họ, cày nát ruộng vườn họ, và rồi đây có thể sẽ được quyền bắn họ với lý cớ “chống người thi hành công vụ”. Đám công an canh giữ các tù nhân lương tâm thì tha hồ bóc lột tí tiền còm gởi thăm nuôi họ, đánh họ đến thương tật trong tù, bức bách họ phải nhận tội, thậm chí dùng cả bệnh viện để hành hạ họ nữa….
        Tiếp nữa là những trí thức côn đồ (loại “trí nô ký sinh” với nhiều bằng cấp, học vị, lon lá theo cách nói của Bs Ngọc). Tay của đám này thường vấy mực nhưng cũng có khi vấy máu (những tên từng giết các chiến sĩ quốc gia, tín đồ Hòa Hảo thời “Cách mạng tháng 8”, giết các trí thức chân chính thời “Nhân văn Giai phẩm”, giết các đồng bào vô tội thời Mậu Thân…). Đầu của đám này có khi đẻ ra tác phẩm, nhưng cũng có khi đẻ ra những luận điệu bênh vực cường quyền, ác đảng thối không chịu được. Nào là “Đảng với nhân dân, với nhà nước là thống nhất. Phủ nhận vai trò của Đảng tức là phủ nhận vai trò của nhân dân, phủ nhận ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phương hại đến nền độc lập tự do của Tổ quốc, phương hại đến quyền sống, quyền tự do hạnh phúc của nhân dân. Vì bảo vệ dân mà phải bảo vệ Đảng. Vì bảo vệ dân mà phải hiến định điều 4”. Nào là “Đảng có đầy đủ phẩm chất đạo đức xứng đáng làm lực lượng cầm quyền thông qua đánh giá của nhân dân và lịch sử. Sự tồn tại của Đảng là sự tồn tại hợp hiến, hợp pháp…”. Nào là Quân đội tamột quân đội kiểu mới trong lịch sử nhân loại, mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, có tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc do đảng Cộng sản lãnh đạo. Cũng xếp vào loại trí thức côn đồ này là những thẩm phán và công tố trong các phiên tòa chính trị, chỉ biết chặn họng bị cáo, bịt miệng luật sư, xem nhẹ tranh luận, coi thường luật pháp và mù quáng tuyên án theo chỉ thị, bất chấp nỗi oan khiên đau khổ của dân lành và sự tác hại trên công lý của toàn xã hội.
        Còn nữa, phải kể đến một hạng côn đồ khác mà có lẽ chỉ chế độ CS mới có, đó là nhà giáo côn đồ. Đây là sự mâu thuẫn đến cùng cực, nhưng lại quá nhan nhản sau mấy mươi năm “trồng người của đảng. Lừng danh trước hết là một hiệu trưởng tại Hà Giang từng bắt học sinh hành dâm với mình và bán dâm cho quan chức, rồi để cho các em phải vào lao ngục. Gần đây hơn là những thầy giáo chơi trò “đổi tình lấy điểm”, giao nộp học sinh cho công an thẩm vấn, những cô mẫu giáo lấy băng keo dán miệng trẻ thơ, đánh phạt thô bạo và oan ức khiến học sinh phải tự sát, như tại Lý Nhân Hà Nam, Cẩm Xuyên Hà Tĩnh…
        “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”. Tấm gương những hạng có quyền trong xã hội nói trên đang làm cho đất nước ngày càng đầy rẫy hạng côn đồ và cung cách côn đồ, khiến toàn thể cuộc sống người dân ra điêu đứng, pháp luật bị coi thường, các mối quan hệ công dân thành căng thẳng và an ninh xã hội bị vỡ nát. Tội này thuộc về ai?                                                                                                         BAN BIÊN TẬP

BÙI MỸ DƯƠNG * SINH HOẠT TRƯNG VƯƠNG HẢI NGOẠI


Đi tìm mùa Xuân.
Trái đt vn hành khí hu thay đi theo tng chu kỳ và người ta chia thi tiết ra làm bn mùa : Xuân, H, Thu, Đông.
Sau mùa đông rét mướt, cây ci trơ tri, thi khc chuyn giao gia mùa đông sang mùa Xuân, khí tri nng m cây ci đâm chi ny lc. Đt tri sinh ra quy lut t nhiên là đng h sinh hc cho muôn loài, mùa xuân đến mang theo hơi m xua tan nhng băng giá, m đm ca mùa đông. Mùa xuân, mùa ca sinh sôi ny nở, mùa đem sức sống mới cho vạn vật.
Hoa đào tượng trưng cho mùa Xuân.
Xuân đến ri kia, xuân đến ri,
Hèn nào hoa n r trong tôi….( Thế-Lữ)    

Mùa xuân hoa đào ti Washington DC


       Nhc sĩ Hoàng Nguyên t cnh hoa đào Đà Lt nơi quê xưa.
        Ai lên xứ hoa đào dng chân bên h nghe chiu rơi,
        Nghe hơi giá len vào hn người, cho xuân mây êm trôi    
          
                                                                          ***
  Ai đưa em đến vườn đào,
Hoa tươi sc thm ngt ngào đm mê.
                        Nhưng em luống mộng tình quê,
Nhớ thương cảnh cũ mong về với xuân.
Th đô Hoa thnh Đn được nước Nht tng quc hoa là hoa anh đào.  Năm 1912 tng 3000 cây, năm 1956 tng thêm 3800 cây na, hoa anh đào có ba mu trng, hng và đ, hoa được trng các công viên. Mun thy mùa xuân hoa n ngp tri hãy ti th đô Washington DC, li dng cnh đp, hi Trưng-Vương vùng Hoa thnh Đn t chc ngày hp mt ca trường vi tiêu đ:
                        Đi hi hoa anh đào Trưng-Vương Hi Ngoại

 
  Đại hội Trưng Vương   2003  (53-60)
  Vui mừng sẽ được gặp lại lũ bạn của thuở xa xưa, nếu lấy các mùa để tượng trưng cho tuổi tác thì chúng tôi đang ở mùa đông khô cằn héo úa. Đây là lần thứ hai lên thủ-đô tìm mùa xuân, mùa hoa đào, mùa của tuổi trẻ, của tuổi thanh xuân của thời kỳ trung học.
                 1-DSC03800-4.JPG
    Kim-Hân, Thúy-Nga, Mỹ-Dương, Lệ-Khanh
 
   Đệ ngũ 1956 ( hình bóng xưa)
Tiếc thay hai lần lên xem hoa anh đào mà nào có thấy hoa chỉ toàn là những hàng cây trơ trụi, xin hội TV hãy lui lại ít ngày cho hoa đào nở rộ để những người ở phương xa được một công đôi việc. Đề nghị vậy thôi chứ chúng tôi đi tham dự hội chỉ là cái cớ, nguyên nhân chính là gặp lại các bạn cũ (53-60). Càng gìa càng nhớ về dĩ vãng xa xưa mà kỷ niệm đẹp nhất là thời kỳ trung học, thật vậy những cô gái ngây thơ trong trắng, hồn nhiên chưa lấm bụi trần (ăn chưa no, lo chưa tới, tuổi teen). Lúc đi học nào có nghĩ tới ngày mai, tuổi gìa cô đơn, ngay như năm cuối của đại học chúng tôi rất sợ khi ra trường, phải đối diện cuộc sống thực tế. Nhưng rồi mọi việc phải đến: vào nghề, chồng con bao bổn phận bủa vây không còn giờ cho chính mình và bạn bè. 

 
  Mỹ-Dương , Kim-Hân (2003)


Thế rồi đất nước tan hoang những người yêu tự do phải rời bỏ đất nước quê hương, trắng tay vợ chồng làm lại đời ở sứ sở mới thật cam go vất vả. Bây giờ chuyện gia đình, chồng con hoàn tất, nhiệm vụ tạm xong thì tuổi gìa tới, thời gian làm phai mờ nhan sắc, mắt phượng mày ngài, thân thể nuột nà khỏe mạnh “ bẻ gẫy xừng trâu” còn đâu ??? Có những bạn lâu không gặp, nay khó nhận được nhau vì giờ đây là những lão bà, có đủ đặc tính: mắt mờ, chân chậm, răng long tóc bạc, tai điếc. Một số may mắn hạnh phúc còn bạn đời đi cạnh để tâm sự dựa dẫm cho bớt cô đơn, tuy các con hiếu thảo nhưng hai thế hệ làm sao chúng hiểu được  cha mẹ. Chỉ có các cô bạn thời niên thiếu tìm đến nhau như sống lại thời thanh xuân thuở nào.  Ở nhà với con cháu chúng tôi là mẹ, là bà nên cách cư sử, lời nói phải giữ gìn, nghiêm túc nhưng đến với đám bạn, nhắc lại kỷ niệm trên 60 năm thời còn nghịch ngợm, trèo tường trộm hoa, ăn quà trong lớp, chêu chọc thầy cô. Kể cho nhau nghe đêm dài thức trắng, những ly cà phê đen khi mùa thi đến. 
V ban 67.JPG
      Nguyễn anh-Vân, Bùi mỹ-Dương, Đặng vân Trang, Phạm kim-Dung, Nguyễn tú-Nhật, Đàm thị châu-Hà.

Thi ơi là thi, sinh mi làm chi ????
“ Bay” nghẹn ngào “ bám” ồn ào,
buồn vui mùa thi…    
                                         ***
                        Đây bao bộ mặt cười ra nước mắt,
                        Than câu học tài thi phận
                        Đây bao tiếng cười đắc chí khoe rằng
                        Phen này ta trượt thì ai đậu cho …   ( Đỗ kim Bảng)  .
Thế rồi bao năm tháng nổi trôi, bao gian nan vất vả, kinh-nghiệm thành-công, thất bại, bây giờ gặp nhau, ôi! những câu chuyện buồn vui của cuộc đời cũng làm cho các bà gìa cười nghiêng ngả hay những giọt nước mắt thương cảm. Ở tuổi “ cổ lai hy” thời gian giới hạn, sức khỏe giảm sút, nếu chưa qúa tệ chúng ta cố-gắng tìm đến nhau, cho nhau niềm vui nho nhỏ.
Nhà thơ Xuân Diệu, trong bài thơ giục-giã:
                        Thà một phút huy-hoàng rồi chợt tắt,
                        Còn hơn buồn le-lói xuốt trăm năm.           
                                       

Hội ngộ tại nhà Kim-Hân
                                                          
Chính vì thèm gặp lại những khuôn mặt thơ ngây của tuổi dậy thì, rồi được khuyến khích của các cô hết lòng vì bạn như Tú-Nhật, Giáng-Tuyết, Kim-Hân, nhất là Thanh-Minh sang tận nơi mời gọi, tất cả hứa sẽ “bao trọn gói”.
Hai cô Nguyễn thị Tâm và Tiêu mỹ-Lợi nhút nhát (luôn dựa hơi chồng) nay cũng quyết chí ra đi và bầu tôi làm hướng dẫn (leader) cho chuyến đi, mua vé trước cả 2 tháng để được giá rẻ, chọn giờ đi, đến cũng như chỗ ngồi tiện thoải mái.
Hai ông chồng của Tâm và Lợi chưa yên lòng, quyến luyến giặn giò mãi, cử chỉ đó làm tôi se lòng và có lời nhắn nhủ bạn nào còn đức lang quân phải trân quí nhé!

                                                                Kim Party 023-4.JPG


Thúy-Lan làm thơ
            Theo chương trình Minh sẽ đưa về nhà ăn tối “ bừa chiêu hiền, đãi sĩ” kéo dài từ
trưa đến chiều, Tú-Nhật phụ giúp đón chúng tôi. Ba con nhà quê lên thủ đô còn đang ngẩn ngơ vì phi trường Dulles tối tân, hiện đại qúa cứ lên xuống vài cầu thang, rồi xe điện mới đến nơi lấy hành lý. Đang tìm phương hướng thì anh Bảo và Tú-Nhật thật dễ thương đã chờ sẵn, hai anh chị phụ khiêng đồ nghề ra xe, Tú Nhật lái xe anh Bảo chỉ đường. Cảm động lắm với tình bạn Trưng-Vương (53-60) chút hạnh phúc, ấm lòng khi đám bạn gìa tranh nhau thù tiếp. 
Thủ đô có khác đường nào đi cũng xa mút chỉ, cuối cùng chúng tôi cũng đến được nhà Minh, căn nhà như toà lâu đài, các bạn đến trước chạy ra đón, nói cười vang cả góc phố. Nghe nói khách đến và đi lên cả trăm người, tiệc nhà Minh như tiệm ăn “all you can eat”, thức ăn nhiều món bầy la liệt nào gà, cá, tôm, vịt, bò, món khô món nước đáp ứng sở thích của mỗi người. Đặc biệt nhất là bánh cuốn thanh trì do bàn tay khéo léo của Tường-Huệ, tay đổ bột tay lấy bánh, dẻo như đang múa theo điệu nhạc của ông chồng Nhật-Bằng. Chúng tôi chỉ đứng chờ là chị Thúy-Hiên, xếp bánh, giò chả, hành xấy và giá trụng vào đĩa, rưới thêm nước mắm tỏi ớt, thật tuyệt vời có một không hai ở xứ này. Bánh cuốn nóng hổi, hành chiên thơm kích thích khẩu vị, chỉ một thoáng tất cả đã nằm trong bao tử. Ngọc Trâm khoe nồi bánh đúc riêu do chị nêm nếm, Thanh Minh cung cấp đầy đủ nguyên liệu. Để có mùi cua chị phải xay cua lột, tôm khô và nồi nước dùng thật ngọt do ninh xương gà, xương heo cả ngày trước.  
 Hơn nửa thế-kỷ nay được ăn bát bánh đúc riêu gợi nhớ làng quê xưa, cám ơn Thanh-Minh cho ăn và Ngọc-Trâm nêm nếm. Có thực rồi thì vực lại niềm vui là cùng các bạn trò chuyện nhớ lại thời “ bẻ gẫy sừng trâu”. Lũ bạn ở nhà Minh có được niền vui thoải mái ăn, nói, tụ năm túm ba, nằm ngồi ở những chỗ riêng tư nhất của gia-đình. Cám ơn bạn Minh và vợ chồng con gái Vivi, rể quí, chủ nhà vui vẻ tiếp đón, phụ nấu nướng thu dọn làm chúng tôi áy náy. Cu tý Minh-Kha đẹp trai, dễ thương cùng bà và bố mẹ đã làm cho các bà gìa quên mệt, cười vui với tuổi thiên thần của bé. Qua một đêm cùng đám bạn, chuyện xưa của thời con gái như nhắc lại bao hình ảnh đẹp đi vào giấc mộng.
  Giáng Tuyết cô bạn thân từ Hà-Nội cùng lớp cùng trường cùng khu phố, bốn đứa chúng tôi: Diệu-Vinh, Tâm, Giáng-Tuyết, Mỹ-Dương thời xa xưa rong ruổi khắp nẻo đường Hà-Nội. Chùa Trầm, chùa Trăm gian, Đền thờ Hai bà, vườn bách thảo, gò Đống Đa, đền Voi Phục, làng Láng ….đều có mặt . Cái duyên được nối tiếp khi di cư vào miền Nam, cư xá Nguyễn tri Phương là nơi định cư nên chúng tôi lại cùng đi, về, học với nhau. Bẩy năm trung học biết bao kỷ-niệm của thời đẹp nhất, thế rồi vào đời mỗi người mỗi nơi, biến cố 75 người đi kẻ ở lại. Gia đình chị đã cùng vận nước trôi nổi cả chục năm nhưng rồi hậu vận tốt, cả nhà đã đến đất hứa. Tạo cơ hội cho bạn bè cũ, vợ chồng Thuần em Tuyết đã phải đón đến căn nhà đẹp của cháu Hồng-Trang. Căn nhà to lớn của con gái, nơi tiếp đón đám bạn xưa, anh chị Thông & Tuyết và con gái tự tay nấu thức ăn quốc hồn, quốc tuý. Niềm hân hoan chia xẻ với gia đình Tuyết là vài ngày sắp tới con trai, người sau chót từ Việt Nam sang. Mừng gia-đình đoàn tụ của anh chị.
Luận về ăn uống, cụ Tản-Đà đưa ba điều tất yếu cho bữa ăn ngon: đồ ăn, chỗ ngồi và người ngồi. Đám bạn bè một lần nữa cám ơn với niềm cảm mến, trân trọng và chung vui.
Tối thứ sáu là tiền đại hội tổ chức tại nhà hàng Havest Moon, nơi đây chúng tôi gặp thêm các bạn từ xa như Canada tuyết giá có Lê kim-Dung và sư cô Chân Thùy  (Lê thị Vân). Vùng bắc California Trần Ngọc-Trâm & Hà ngọc-Bích,  Nguyễn anh-Vân & Đặng quí-Đông, quận Cam nam California: Nguyễm kim-Dung, Phan thị Quỳnh Giao, Trịnh thị thư-Huơng, Bùi mỹ-Dương, Nguyễn thị-Tâm, Tiêu mỹ-Lợi, Trịnh thúy-Nga & Dương ngọc-Dược, New jesey Nguyễn thúy-Lan ( nhà thơ trào phúng), Florida Phùng thị Khánh Ngọc, Houston Texas Phạm kim-Dung, Phạm thị Chiên, Ngọc-Ly & Trần đình-Thủy, Đàm thị châu-Hà & Phạm huy-Cường. Tennessee Hoàng lệ-Khanh & Nguyễn quang-Minh. Cô bạn thời tiểu học Nguyễn thị-Thủy & Đỗ minh-Đức từ Seattle, tiểu bang Washington. Dân Thủ-đô và vùng phụ cận gồm: Vũ tuyết-Mai, Trịnh thị-Đào, Trần kim-Hân & John, Vũ tường-Huệ, Trần thanh-Minh, Lê thị-Ngọc, Nguyễn giáng-Tuyết & Lê văn-Thông. Đặng vân-Trang & Đặng tế Thế. Nguyễn tú-Nhật & Dương nghiệp-Bảo. Trần thị-Ninh & Nguyễn thiện-Bảo. Buổi tiệc ồn ào như chợ vỡ vì người nào cũng thèm nói, ban tổ chức làm gì diễn gì chẳng cần biết vì chúng tôi tới đây để gặp bạn, thăm nhau mà thôi. 
 Hy hữu lắm mới có sự hiện diện của Phạm thị Chiên, Vũ ngọc Ly, Vũ tuyết Mai mà năm 1956 ba cô gái xinh xinh đã đóng và hát nhạc vui  bài “Chú cai” của nhạc sĩ Hoàng Giác. Nhóm bạn (53-60) yêu cầu ba người đẹp trình diễn lại, tiếc là không tìm đâu ra lời nhạc mặc dầu đã lên Google. Tác giả ở lại miền Bắc, sau vụ Nhân văn giai phẩm, văn học bị hủy hoại vì không theo đường lối của đảng.
Tối thứ bẩy là chính hội, nhưng buổi sáng Minh đã cho ba đứa tụi tôi đi dự ngày Phật-tử miền Vĩnh-Nghiêm mặc dầu ở nhà đầy khách. Không ngờ được quen lớn vì Tâm là thủ quĩ toàn quốc và Minh là trưởng nhóm miền đông, dựa hơi nên được ăn uống tiếp đón tưng bừng. Theo phép lịch sự nhờ Tâm và Minh cám ơn giúp quí Phật tử đã cho ăn, cho nói.
Ngày hội chính, chúng tôi rủ nhau mặc đồng phục, áo dài mầu xanh lam, nguyên thủy của Trưng-Vương Hà-nội ngày xưa, di cư vào nam, hai mùa mưa và nắng, trường lấy mầu xanh nhạt ( xanh da trời, cho mát). Đồng phục xanh chỉ mặc vào ngày thứ hai hay ngày lễ còn thường ngày là mầu trắng. Hội trường rộng lớn mầu xanh lam tràn ngập thật vui và hãnh diện, khoác chiếc áo dài chúng tôi như trẻ lại tung tăng tìm gọi nhau sống ngược thời gian của 50, 60 năm về trước.
Các bạn ưu ái nên sau 2 ngày ở nhà Thanh-Minh, chuyến đi chơi New York đóng tiền phải hủy bỏ, để được vui cùng các bạn thương quí. Kim-Hân nhất định đón bọn tôi tới căn nhà đẹp, dễ thương của chị, thôi thì thân chúng em không còn là tấm lụa đào mà là mảnh vải thô bay về đâu cũng được. Ông tài xế giỏi đưa đón tiếp rước chúng tôi, nàng giới thiệu là ông hàng xóm ( next door), mừng bạn.
                 2-DSC03801-6.JPG


Kim-Hân, Mỹ-Dương, Tâm, Mỹ-Lợi
Chủ nhật Kim-Hân mời tất cả các bạn 53-60 họp mặt. Tối đến nhà chị đã thấy đầy đủ món ăn cho ngày mai gồm bún thang, gỏi, bê thui, sôi vò, chè đường, tuy vậy chị cũng phải thức khuya xắp xếp tới khuya mới xong. Mới 10 giờ các bạn đã lục tục tới và mang theo ít đồ ăn phụ thêm kẻo các bạn gìa quên câu “nữ thực như miu”: Bánh cuốn, bánh khúc, bánh nậm, sơn hào hải vị bầy ra vừa ngon và mỹ thuật với món của Tú-Nhật …..
Điểm danh các bạn hiện diện cho cuộc họp tại nhà Kim-Hân gồm 18 nàng thiếu nữ (cổ lai). Ba chúng tôi đã ở sẵn : Bùi mỹ-Dương, Nguyễn thị Tâm, Tiêu mỹ-Lợi, thêm các bạn
Trịnh thư-Hương, Phan thị Quỳnh-Giao, Vũ ngọc-Quy (chị Ngọc-Ly) Nguyễn kim-Dung, Phùng khánh-Ngọc, Hoàng lệ-Khanh, Nguyễn thúy-Lan, Nguyễn anh-Vân, Nguyễn tú-Nhật, Lê thị-Ngọc, Đặng vân-Trang, Trịnh thị-Đào, Đàm châu-Hà, Trịnh thúy-Nga và chủ nhà Nguyễn kim-Hân. Một số đấng lang quân theo hầu vợ làm phó nhòm như quí anh: Dương nghiệp-Bảo, Dương ngọc-Dược, Đặng quí-Đông, Nguyễn quang-Minh và chàng John. Trong cuộc họp mặt này quí ông phải ngồi riêng không được họp bàn vì Tú-Nhật và Anh-Vân phán: chuyện kể cấm đàn ông. Tại hội bàn tròn mỗi người kể một chuyện riêng tư của mình từ thời “mài đũng quần” nói theo nhạc sĩ Lê tín Hương
“ một đời dấu kín” tạo được tiếng cười hả hê của các bạn gìa. Hết chuyện mình cả lũ hùa  nhau đùa Khánh-Ngọc vì chỉ có nàng tới bây giờ hãy còn trong trắng ngây thơ.
Thúy Lan xuất khẩu thành thơ con cóc hỏi:  
Xưa em kén cá, chọn canh,
                                    Nên em để lỡ, ngày xanh qua rồi,
                                    Mầu thời gian đã pha phôi
                                    Hỏi em có tiếc cái thời xuân xưa ???
Nàng Ngọc chỉ cười …nhất định không trả lời..
Vân Xã hay mách thuốc, dậy trang điểm cho các bạn, Thúy Lan cũng có vài câu:
                                    Vợ chồng Vân xã bạn ta
                                    Chồng thơ vợ thẩn, ba hoa chích chòe.
Châu-Hà sau cơn bệnh nay nàng đã bình phục nhưng còn nhõng nhẽo kiến anh Cường lo sợ cứ phải theo sát cũng được Thúy-Lan tặng vài câu thơ vui:
                                    Em đi nhẹ bước thong dong,
                                    Em mà ngã xuống, là lòng anh teo.
Đặng vân-Trang chị ít nói song cũng không tránh khỏi thơ của Thúy-Lan:
                                    Trời DC nắng chang chang,
                                    Nhìn ra chẳng thấy Vân-Trang mặc gì !!!
Kim-Hân vui vẻ, thương mến bạn cũng được vài câu đùa giỡn:
                                    Kim-Hân theo sát anh John
                                    Lon ton chạy đến, lại lon ton chạy về  ( vì ở gần nhà)
Bạn Minh-Công mệt, không hiện diện song Thúy-Lan mách bảo đôi điều:
                                    Bạn ta Chu thị Minh-Công
                                    Không ngồi không đứng, chổng mông kêu trời.
                                    Trời rằng chớ có lắm lời,
                                    Hãy đi gặp bạn, bệnh thời hết ngay ….
Tôi Mỹ-Dương đành chịu để Thúy-lan làm thơ, tuy hơi bậy song cũng xin viết ra để quí bạn thấy tài của nàng:
                                    Bóng ai thấp-thoáng trong vườn,
                                    Nhìn ra thì thấy Mỹ-Dương ôm quần,
                                    Nàng đang đứng đó tần ngần
                                    Biết ngồi đâu, dấu ở đâu bây giờ….
Thuý-Lan chỉ làm thơ cho bạn mà quên tả mình nên Tú-Nhật phải đáp lại.
                                    Nhà thơ sao khéo hăng say,
Tả bạn thì được lại hay quên mình .
Thuý-Lan thật lắm chuyện tình ( bạn)
Thiếu nàng như thiếu các hình bóng xưa,
Trưng-Vương từ đó đến giờ
Kể bao nhiêu chuyện vẫn chưa thoả lòng.
Một Trưng vương đàn chị dấu tên (Châu Qui) cũng nhập cuộc:
                                    Thuý-Lan tròn trịa lăng xăng,
                                    Hễ đâu có…cười là có Thuý-Lan
                                    Tiếng cười chen tiếng nhỏ to,
                                    Kể chuyện “ hà rầm” nghe rất lâm-ly
                                    Bởi trưng tên đặt cho nàng.
“ điệp viên 007” chẳng ai sánh bằng.
Những câu chuyện không chủ đề cứ liên tu bất tận đến chiều mới tan hàng, chưa hết Giáng-Tuyết quên giờ hẹn nên chiều muộn, mang theo bánh và thạch đãi thêm. Ngày mai thứ hai chúng tôi phải chia tay các bạn về nhà sống một ngày như mọi ngày. Hân nhờ ông John đưa tôi và Giao đi thăm anh chị Đào & Ngọc. Nhà Đào cũng chứa một số bạn ở xa, mặc dầu bận săn sóc chồng nhưng lúc nào chị cũng đóng góp cho việc chung của nhóm.
Cám ơn các nàng Trưng-Vương luôn là vợ hiền, đảm đang lo chồng con.
  
        

Thanh-Minh, Giáng-Tuyết, con gái, chàng rể, Kim-Hân con trai và con gái và Lệ-Khanh cũng đóng góp thêm cậu con trai, tất cả vui vẻ lo chuyên chở, đưa đón bạn của mẹ đi chơi, đi dự hội trong mấy ngày ở DC. Một lần nữa cám ơn các cháu thật nhiều những chân tình đã dành cho.  
Nghĩ sắp phải xa các bạn lòng xốn xang, tối phải dùng liều thuốc tăng; bây giờ mới thấy tình bạn gìa thắm thiết là nhường nào, nó đi vào thật nhẹ nhàng nhưng khó quên!
Ngày chia tay bạn hữu sẽ phải đến, cháu Thư con gái Hân đem xe đến tiễn các bác ra phi trường. Cách đây 10 năm cũng ngày hội TV (2003) cháu đã đưa đi xem các thắng cảnh của Thủ-đô, cô gái đẹp dễ thương, lanh lẹ và khôn khéo như mẹ. Biết cháu và Hân nhắc nhiều nên cháu tận tình săn sóc đã làm cho bác “mít ướt”. Cám ơn cháu thật nhiều chúc cháu hạnh-phúc.
Chúng tôi lên thăm các bạn, rất vui vì ở tuổi này thấy con cháu ăn nên làm ra, nhà cửa khang trang, đẹp chứng tỏ mức sống ổn định và phát triển. Điểm đặc biệt tuy giầu có nhưng vẫn giữ nếp sống đạo đức Việt-Nam, hiếu kính cha mẹ, chúng tôi và các bạn được phần nào hưởng lây.
Tường trình sự việc và cảm nghĩ khi tham dự hội hoa Anh Đào tại Thủ đô tháng 3 năm 2013.
                          Mùa Xuân Qúy-Tỵ  (Bùi Mỹ Dương)                                                                          
                               


Picture 083.jpgMỹ-Dương , Kim-Hân (2003)
1986.jpg
                  M-Dương,
                    

No comments: