Monday, October 17, 2016

QUÊ CHOA - TẾT

Wednesday, February 6, 2013

QUÊ CHOA * ĐẶNG HỮU PHÚC * HỌC VỊ

Quốc nạn loạn chức danh, học vị và danh hiệu ở Việt nam

Nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc
  b48af1a7dde34768be286ae2ae1cd315 
1.Tôi chỉ là Ashkenazy!
Tôi xin được bắt đầu bài viết này bằng một câu chuyện có thật xảy ra ở TP Hồ Chí Minh vào năm 1995. Chuyện như sau: Trong một chuyến đi bằng đường hàng không, do trục trặc, nghệ sỹ Piano lớn của thời đại chúng ta là Vladimir Ashkenazy đã phải dừng lại ở TP HCM hai ngày.
Tất nhiên một nghệ sỹ lớn như Ashkenazy khó lòng mà không bị phát hiện ra trong thế giới nhiều thông tin này. Và ông đã được mời tổ chức một buổi hoà nhạc nho nhỏ cho những người hâm mộ. Với sự khiêm tốn vốn có ở những người vĩ đại, ông chỉ muốn biểu diễn ở phòng nhỏ trong Nhạc viện TPHCM và chủ yếu dành cho một công chúng hẹp, trong giới nhà nghề .Việc này tất nhiên được nhạc viện TP chú ý ngay và họ muốn biến chuyến thăm bất đắc dĩ này quảng cáo thêm cho uy tín của nhạc viện.
Người lãnh đạo nhạc viện lúc đó là một Giáo sư, Tiến sỹ, nghệ sỹ Nhân dân đã dẫn đầu một nhóm giáo sư, tiến sỹ của nhạc viện TPHCM đón tiếp Ashkenazy.
Trong buổi tiếp, sau khi trân trọng giới thiệu với Ashkenazy từng thành viên của ta với đầy đủ chức danh, học vị, thì việc mà phía ta muốn hỏi ông ta, để đưa vào Programe (tờ in chương trình) và giới thiệu khi biểu diễn là : Ashkenazy là gì ? Thạc sỹ, tiến sỹ, giáo sư hay là gì gì hơn thế nữa ? Và câu trả lời là : Tôi chỉ là Ashkenazy.
Tưởng khách không hiểu. Chủ lại hỏi lại và gợi ý thêm cho dễ hiểu hơn : chắc một nghệ sỹ lớn như ông thì phải có tham gia giảng dạy, vậy khi đó chức danh và học vị của ông là gì? Câu trả lời vẫn không thay đổi : Tôi chỉ là Ashkenazy.
Ô hay! lạ cái ông này, cỡ như ông ta ít nhất cũng phải có một chức danh gì chứ? hay ông ta giấu? Và cuộc gặng hỏi vẫn tiếp tục. Tuy vậy, truy mãi, cuối cùng, dù đông người, ta đã phải chịu thua một mình ông, vì câu trả lời vẫn chỉ có thế, dù đã được pha thêm chút khó chịu :
 Tôi chỉ là Ashkenazy!
 2. Một cuộc chạy đua chức danh trên toàn quốc
 Ta tự hào về chế độ ưu việt Xã hội chủ nghĩa (mà hiện nay chỉ có người dân ở một số ít nước được hưởng là: Triều Tiên, Cu ba, Lào và Trung Quốc) mọi người đều bình đẳng. Nhưng thực chất thì người ta đang dựa theo chức quyền để phân chia đẳng cấp, quyền lợi, tất nhiên chức càng cao, bổng lộc càng lớn. Lúc sống đã vậy, tận tới lúc chết chôn ở đâu cũng có tiêu chuẩn dựa theo chức tước. 

Vì thế cả xã hội đều trọng chức quyền. Mà muốn có chức quyền thì cần có bằng cấp, cộng thêm danh hiệu Đảng viên, là người ta có thể tiến thân, có thể trở thành lực lượng lãnh đạo với nhiều bổng lộc mà không cần phải có thực lực. Đó là nguyên nhân sâu xa đã và đang dẫn đến việc nhiều kẻ cơ hội đổ xô đi săn bằng cấp bằng mọi giá. Đua bằng cấp, chức danh chứ không đua tài năng. Bởi đua tài năng, cuộc đua dưới ánh mặt trời, thì khó hơn nhiều, dễ lộ chân tướng và dễ bị thua. Bao nhiêu sức lực, thời gian và tiền bạc đáng ra để tập trung làm chuyên môm, làm nghề thì lại bị phung phí vào các cuộc đua tranh lấy bằng cấp. Nhìn vào con đường để trở thành thạc sỹ, tiến sỹ hiện nay ở nước ta đã bị biến chất. Nhiều người có lòng tự trọng không khỏi ngại ngùng và muốn lánh xa.
Bản thân bằng cấp và chức danh chân chính, lương thiện thì rất có ích cho xã hội. Trước kia, số giáo sư, tiến sĩ ở ta không nhiều, nhưng đó là những tên tuổi như: Đào Duy Anh, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Mạnh Tường… Còn ngày nay thì đúng là “Ta tự hào đi lên. Ôi Việt Nam” giáo sư nhiều đến mức có thể “Ra ngõ gặp giáo sư”. Với thực trạng này thì nền học thuật của nước nhà có nguy cơ trở thành Hữu danh, Vô thực.
Trong lĩnh vực biểu diễn âm nhạc chuyên nghiệp, để chơi đàn, hát, làm được concert thì khó quá, muốn thế phải rèn luyện hàng ngày, phải hy sinh rất nhiều mà lại không oai bằng rẽ ngang đi làm tiến sỹ, đơn giản hơn, chóng được thăng chức với nhiều bổng lộc hơn. Kết quả là: mục đích cuối cùng và duy nhất của âm nhạc là tiếng đàn, tiếng hát, những buổi concert và viết những tác phẩm âm nhạc chuyên nghiệp thì dần dần không còn ai làm, thay vào đó là rất nhiều Tiến sỹ âm nhạc ra đời. Có được cái bằng Tiến sỹ, phần lớn không ai chơi đàn và hát nữa. Tiền của nhân dân bỏ ra đào tạo họ để mang lại tiếng đàn tiếng hát cho đời đã trở thành vô ích vì sai mục đích. Trồng lúa thì lại thu hoạch khoai
3. Các danh hiệu, giải thưởng, câu chuyện cười ra nước mắt
 Định kỳ một hai năm gì đó, ta có những đợt phong tặng danh hiệu Nghệ sỹ ưu tú, Nghệ sỹ Nhân dân và trao tặng các giải thưởng Nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Việc này không phải do người Việt Nam ta nghĩ ra, mà do chúng ta học tập từ Liên Xô cũ. Họ phong nghệ sỹ Công Huân, nghệ sỹ Nhân dân, giải Xtalin, giải Lê nin về văn học nghệ thuật ( ví dụ Giao Hưởng số 11 của Shotstakovich được giải Xtalin năm 1953 vv…). Sau khi Liên Xô tan vỡ, họ đã bỏ thói quen đã có từ hàng chục năm này. Rất nhiều cách tổ chức dập theo kiểu Liên Xô cũ như : nền kinh tế có kế hoạch, hành chính bao cấp, phân phối theo tem phiếu v.v… ta đã bỏ. Nhưng không hiểu vì sao cái thói quen trao những danh hiệu và giải thưởng văn học nghệ thuật học từ họ thì ta lại vẫn duy trì, bởi nó là một phần đồng bộ trong tư duy cấu thành chế độ bao cấp, cơ chế xin cho??? Lịch sử dân tộc ta đã chứng minh bằng máu và nước mắt một quy luật là : những chính sách dập khuôn theo ngoại bang sớm muộn rồi cũng gây những hậu quả xấu, thậm chí là những thảm hoạ dân tộc.
Về việc phong danh hiệu nghệ sỹ, hãy để chính những nghệ sỹ, bằng tài năng, họ làm nên tên tuổi riêng của mình (như Ashkenazy) thì nó mới có giá trị thực, bền lâu và duy nhất. Không ai có thể ghen tỵ với ai được, vì không ai giống ai. Hàng ngàn nghệ sỹ tài năng, thì sẽ có hàng ngàn cái tên khác nhau, có giá trị khác nhau, giống như vườn hoa với muôn hoa, muôn màu khoe sắc, chứ không phải chỉ có 2 loại hoa Ưu tú và Nhân dân. Mà muốn được hưởng các danh hiệu này, phải làm đơn xin, cùng sự “vận động” để được phong (ban) tặng từ trên xuống. Trong hoàn cảnh đất nước ta tệ nạn xã hội tràn lan. Khó có thể tránh khỏi nhiều sự tiêu cực trong sự ban tặng danh hiệu, nếu vẫn giữ kiểu cơ chế ban phát như cũ.
Về việc trao giải thưởng Nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT, đây cũng là một kiểu cơ chế xin cho với những thành phần Ban giám khảo hoàn toàn được chỉ định từ trên, với những tiêu chí chấm giải tuỳ hứng. Người xin trao giải cũng phải làm đơn và “vận động”. Riêng trong ngành nhạc đã xảy ra những câu chuyện cười ra nước mắt xung quanh việc trao giải thưởng này. Điển hình là trong đợt đua tranh phong tặng năm 2006 (đây nên là đợt phong tặng cuối cùng) cả nước đều biết tới những chuyện “đồng nghiệp tương tàn” mà báo chí gọi là “cơn điạ chấn trong làng nhạc”. Nếu ta lại cứ tiếp tục trao giải thì không ai có thể khẳng định rằng những cơn “địa chấn” sẽ không trở thành “động đất”!
Nói tóm lại: Nhà nước ta nên bỏ lối tư duy kiểu dập theo Liên Xô cũ này!
 4.Kết
 Hãy để cho mọi người đánh giá tài năng và giá trị con người qua công việc. Dù anh có độn vào trước cái tên của anh hàng trăm danh vị đi nữa mà sản phẩm anh làm ra cho xã hội không có, hoặc tồi, hoặc có hại, thì khác nào gỗ mục được sơn son thếp vàng? Một xã hội lành mạnh và có tương lai, là một xã hội biết tôn trọng những tài năng và những giá trị thực, bất kể họ có hay không có bằng cấp danh vị cao, tiền của nhiều, chức tước lớn.
Đối với người làm nghề nhạc chuyên nghiệp, thì đó là tiếng đàn, tiếng hát của người biểu diễn và tác phẩm của người sáng tác. Anh hãy tự hào về điều đó, và hãy gắn nó với cái tên cha sinh mẹ đẻ, chứ không phải là những thứ bằng cấp, danh hiệu (mà ở nước ta hiện nay của rởm nhiều hơn thật) và chức vụ quản lý anh đang có, đó chỉ là những thứ son phấn nhất thời. Bảng giá trị tưởng như là chân lý đơn giản và hiển nhiên này lại đang bị lật ngược. Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh thành tích, cơ hội, trọng bằng cấp, trọng chức quyền. Nó đang làm tê liệt trí tuệ Việt Nam. Phải chăng nó là một trong ba loại giặc đang đe doạ sự tồn vong của dân tộc mà Hồ Chí Minh đã nói, đó là: Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm? Với tiềm năng trí tuệ thế này, rồi dân tộc Việt nam ta sẽ đi đến đâu? “Một dân tộc dốt, là một dân tộc yếu” (Hồ Chí Minh)
Là một người hoạt động trong nghề nhạc, tôi thấy cần phải viết bài này chỉ vì trách nhiệm công dân, với mong muốn nền học thuật nước nhà -nhất là âm nhạc- ngày càng trở nên lành mạnh và thực chất hơn. Tôi không nhằm vào bất cứ ai và cũng mong đừng ai giật mình bởi tôi luôn luôn kính trọng sâu sắc những Giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ chân chính. Tuy không nhiều, nhưng họ có lương tri và trình độ chuyên môn thực sự. Tôi chắc rằng những người này sẽ ủng hộ những ý kiến trên của tôi.
Vì chúng ta đã nói dối quá nhiều và quá lâu rồi, nên những lời nói tử tế bây giờ lại trở nên hài hước. Tuy vậy -dù chỉ nhỏ bé như con Dã Tràng- tôi vẫn muốn nói rằng : Đừng sợ thay đổi vì chỉ nghĩ tới quyền lợi của bản thân, hãy nghĩ tới một tương lai tốt hơn cho tất cả. Đừng sợ ánh sáng, sợ thuốc đắng và sự thật.
Để kết bài viết này tôi xin mượn một câu Kiều của : [Giáo sư, tiến sỹ] Nguyễn Du (xin tạ tội với bậc tiền nhân vì sự xúc phạm này) : “Mượn màu son phấn đánh lừa con đen”*
Tác giả
…………….
*Chữ “Con đen” ở đây được hiểu là những người dân bình thường

LITTLE SAIGÒN ĐÓN XUÂN



LITTLE SAIGÒN ĐÓN XUÂN 2013

Đón xuân năm Quý Tỵ ở Little Saigon là một truyền thống hàng năm của người Việt Nam hải ngoại. Năm nay không khí đón xuân vẫn tưng bừng như mọi năm. Dù ở trên quê hương thứ 2, nhưng tình cảm và tập quán của người Việt Nam vẫn giữ sắc màu mùa xuân thật ấm áp và tình quê hương chứa chan.


Sắc màu ngày xuân đỏ thắm, và ai ai cũng đi chợ hoa xuân để mua sắm chuẩn bị ngày Tết cho gia đình.


Gian hàng Tết năm nay phong phú và đặc sắc hơn những năm trước.


Đi chợ hoa xuân để tận hưởng được không khí Tết của người Việt Nam.


Gian hàng hoa lan, mỗi năm ngày càng có nhiều giống mới thật lạ đẹp


Một thanh niên đưa con nhỏ đi chợ xuân cùng gia đình


Gian hàng Tết của các chùa hàng năm đều có mặt ở chợ hoa xuân.


Chọn mai đẹp đem về lấy hên trong mùa Tết.


Một sân khấu ca nhạc xuân đón tiếp các ca sĩ nghiệp dư trước khu Thương xá Phước Lộc Thọ


Sắc xuân đem đến niềm vui cho cả người lớn và trẻ em


Một gia đình đang chọn hoa đón xuân


Một không gian Tết vui nhộn sinh động của Little Saigon


Gian hàng trưng bày Bonsai cũng được khá đông khách chiêm ngưỡng


Một góc xuân dễ thương chúc bà con cộng đồng “an khang thịnh vượng”.


Người và sắc màu xuân cùng khoe sắc


Không những người mua mà người bán cũng tươi như hoa xuân


Đi chợ hoa ở Little Saigon mọi năm để cùng nhau đón xuân


Người Việt Nam hải ngoại luôn nhớ truyền thống tập quán đón xuân của ông bà tổ tiên


Hạnh phúc của mọi người trong năm mới luôn vui tươi thành đạt và bình an


__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)
Recent Activity:

SƠN TRUNG * NHỮNG CUỘC RA ĐI

NHỮNG CUỘC RA ĐI 
SƠN TRUNG

Kể từ 1945, người Việt Nam đã nhiều lần bỏ nước ra đi. Khi Việt Minh nổi lên, tàn sát các nhà áí quốc và các tôn giáo thì một số đã thầm lặng ra đi như gia đình cựu hoàng Bảo Đại. Sau 1954, một số người cũng bỏ nước ra đi theo quân đội viễn chinh Pháp như Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm, Phan Văn Giáo,Nguyễn Văn Hinh.. .
 


Sau 1968, một số cũng đã ra đi. Trong khoảng 1950-1970 , một số tướng tá VNCH cho con sang Pháp học, sau đó đám này trở về Hà Nội làm tay sai cho Hà Nội.
Đến năm 1975, thì một số đông đồng bào miền Nam đã băng rừng, vượt biển đi tìm tự do.Khoảng nửa triệu đã chết dưới biển hoặc ở rừng sâu. Ở đường bộ qua Thái Lan, nữ sĩ Hồ Điệp đã bỏ mạng. Trong các cuộc băng rừng, vượt biển, vì sóng nước, vì thuyền hư, hết xăng ,hết lương thực và lạc đưòng, dân ta bị hải tặc Thái Lan và bọn Việt cộng ở Côn Đảo, Phú Quốc, Châu Đốc giả làm hải tặc cướp phá, hãm hiếp đồng bào ta.


 

Sau 1975, đồng bào miền Nam vẫn tiếp tục ra đi, sau đó nhờ sự can thiệp của quốc tế, đồng bào ta được ra đi tư do. Nhưng trong lúc này, Việt Cộng gây sự với Trung Quốc, chiếm Cao Miên và đuổi Hoa kiều ra khỏi nước. Bọn tay sai của Lê Duẩn hết lòng đánh đuổi để cướp đất, cướp nhà, cướp vàng cướp bạc. Nhưng nuốt phải thứ này chắc chắn khó trôi. Muốn trở lại làm đầy tớ Trung Cộng, bọn Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Đức Anh phải trả tài sản lại  cho đám kiều nạn này! Bao nhiêu tỷ, mấy trăm ky lô mét , mấy dặm hải đảo đây hỡi các anh hùng bách chiến bách thắng?


Gái Việt ở Malaysia
Cùng với nạn kiều, Việt cộng đưa gần một triệu người sang Kampuchia làm thực dân xâm lược. Nay Việt Cộng phải rút lui nhưng họ để lại cả triệu người thành ma đói, cờ bạc, buôn người, bán dâm ở bên đó. Họ còn đưa khoảng 30 ngàn quân đội sang giải phóng Phi Châu. Có thể  là 50 ngàn hay một trăm ngàn quân đội anh hùng được xuất khẩu, ai cầm món tiền tỷ này? Trưóc đây vài năm, tin tức báo chí cho biết quân khu Nghệ An bán lính xuất khẩu. Dịch vụ này cũng ngon lành béo bở lắm!


 Gái Việt tại Thái Lan

Nay cộng sản thành tư bản đỏ nhưng đồng bào Việt thành một lũ đói rách khốn khó mà cộng sản nhắm mắt  "sống chết mặc bay"! Ngày nay cộng sản làm ngơ nhưng những tay ăn có lấy danh nghĩa nhân đạo cứu người ở Đài Loan, Đại Hàn, Miên để kiếm lợi. Bọn này nghe nói cũng đông lắm. Sư cha, mục sư, ca sĩ, nhà báo, nhà đài....đã nhào vô ăn có. Chỗ nào có rác rưới là là ruồi muỗi! Thời buổi kinh tế khủng hoảng con người đành phải cúi mặt, vất lương tâm vào thùng rác!





Và cũng trong lúc này, các con em cán bộ cao cấp được vinh hạnh đi xuất khẩu lao dộng. Và nay, khoảng năm 2000, một số phụ nữ đã ra đi làm dâu, làm ô-xin, và làm gái ở Đại Hàn, Đài loan, Singapore... Và nay một số lớn ra đi hiên ngang dưới sự bảo trợ của đảng quang vinh.  Đó là khoảng 15 ngàn-20 ngàn du sinh mỗi năm qua Mỹ, một số con ông cháu cha du học Pháp, Úc, Canada. 

 Đây là một hiện tượng đặc biệt ở phe đại thắng mùa xuân 75. Riêng tại Mỹ, mỗi du sinh mang nửa triệu đô hay một triệu đô thì 20 ngàn du sinh mỗi năm mang bao nhiêu tỉ?Từ 1990 cho đến 2013 là bao nhiêu tỉ?
Cái tiết mục nộp tiền để nhập cư nhập tịch thì đã có từ lâu. Ở Mỹ hay Canada, cứ có khoảng 200 ngàn là được nhập cư. Số tiền này là tiền mang vào có giấy tờ đàng hoàng, nó vẫn là của chủ nhân nó,  chủ nhân số tiền này làm chủ các công ty đầu tư, nhà nước không tơ hào một xu, người Mỹ không hiên ngang bỏ túi như các đồng chí Việt Cộng. Nhà nước Mỹ, Canada cho nhập cư có điều kiện chứ không phải  bán đất, cướp đất nhân dân như Việt cộng..  
 
 


Trong năm 2013, Mỹ cho ra một điều kiện mới, đó là số tiền 500 ngàn và thẻ xanh. Trước kia với 200 hay 300 ngàn là nhập cư được, nhưng phải khoảng mười năm sau mới được thẻ xanh. Nay thì chưng tiền là có liền thẻ xanh cho cả nhà! Mỹ hơn các nước khác là ở chỗ thẻ xanh lập tức. Cái đòn chiêu dụ này rất hay.  

Cấp thẻ xanh cho những nhà đầu tư từ 500.000 đôla 
vào Hoa Kỳ
Để có thẻ xanh, các nhà đầu tư nước ngoài phải đầu tư ít nhất 500.000 đô la vào một khu vực được nhắm vào, thường là những khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao hay những khu vực nông thôn.
Chương trình Các nhà Đầu tư Di dân hay còn gọi là “EB-5” được Quốc hội Hoa Kỳ thành lập bằng Đạo luật di trú năm 1990 nhằm kích thích nền kinh tế Mỹ qua việc tạo nên công ăn việc làm và vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo một chương trình di trú thí điểm được thành lập lần đầu tiên vào năm 1992, thì để có thẻ xanh, các nhà đầu tư nước ngoài phải đầu tư ít nhất 500.000 đô la vào một khu vực được nhắm vào - thường là những khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao hay những khu vực nông thôn. 
Nạn Kiều
Theo một Chương trình thí điểm do Quốc hội Hoa Kỳ thành lập vào năm 1992 theo Đạo luật di trú năm 1990 nhằm kích thích các hoạt động kinh tế và tạo công ăn việc làm, đồng thời cho phép các người nước ngoài có cơ hội để trở thành thường trú nhân tại Hoa Kỳ, các nhà đầu tư nước ngoài phải đầu tư tối thiểu 500.000 đô la vào một dự án nằm trong một trung tâm vùng được cơ quan di trú Hoa Kỳ chấp thuận trước hay vào “một đơn vị kinh tế công hoặc tư có liên hệ đến việc giúp kinh tế tăng trưởng, gồm cả việc gia tăng xuất khẩu, cải thiện mức sản xuất trong vùng, tạo việc làm, hay giúp gia tăng vốn đầu tư nội địa.”
  Nạn Kiều
Một trong những dự án hội đủ các điều kiện này đã được thành lập tại bang Vermont, trong một dải đất rộng lớn nằm dọc biên giới Canada. Ông Bill Stenger, đồng chủ nhân một khu trượt tuyết đang làm sống lại vùng nông thôn với tỉ lệ thất nghiệp cao này bằng cách kêu gọi đầu tư nước ngoài để mở rộng khu trượt tuyết. Với số tiền thu hút được hiện nay, vào khoảng 270 triệu đô la, ông Bill Stenger và các đối tác đã xây dựng được ba khách sạn, một công viên nước trong nhà, một sân trượt băng, các trung tâm hội nghị, một số các tiệm ăn và cửa hiệu bán đủ loại hàng hóa.

 Du sinh ViệtNam
Những công trình này đã giúp cho người dân trong vùng có 
được công ăn việc làm. Một trung tâm nghiên cứu công nghệ sinh học sắp được xây dựng cùng với nhiều khách sạn và nới rộng phi trường tại vùng này. Ngoài các nhà đầu tư tại Mỹ, ông Stenger còn kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài qua chương trình EB5. Trong gần 10 năm qua khu vực này đã hưởng được lợi ích của chương trình Visa EB5 bằng vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Ông Stenger giải thích về chương trình EB5:


Cô dâu Đại Hàn



Những nhà đầu tư đủ khả năng có thể đầu tư 500.000 đô la vào những dự án mới. Kết quả là có một số đáng kể việc làm được tạo ra. Những nhà đầu tư này được cấp thẻ xanh. Vợ và các con 20 tuổi hay trẻ hơn của họ cũng được cấp thẻ xanh. Họ có thể sống và làm việc tại bất cứ nơi nào trên nước Mỹ nếu họ muốn và họ được hưởng lợi do việc đầu tư và dĩ nhiên chúng ta cũng có lợi vì có thể xây dựng được những gì chúng ta biết có giá trị kinh tế trong vùng và được chính quyền tiểu bang hỗ trợ.”
Ông Stenger cho biết là trong vòng 3 đến 5 năm tới dự án mở rộng khu trượt tuyết dự trù thu hút được 500 triệu đô la với sự đầu tư của hàng ngàn nhà đầu tư nước ngoài trên toàn thế giới nhưng đặc biệt là khu vực châu Á.


 Quảng cáo lấy vợ Việt tại Đài Loan

Có một điều lý thú là khoảng 40% các nhà đầu tư từ các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Thái Lan, Việt Nam, Đài Loan. Và một điều may mắn là chúng tôi thành công 100% trong việc xin thẻ xanh cho những nhà đầu tư này và gia đình và tạo cơ hội để họ có thể đến Hoa Kỳ.”
Theo kinh nghiệm của ông Stenger các nhà đầu tư đều thu hồi được vốn lẫn lời:
“Những nhà đầu tư này thu được từ 2 đến 4% tiền lời và cuối 5 năm chúng tôi có một chiến lược trả lại cho các nhà đầu tư tiền đầu tư của họ.”
Đối với những chỉ trích cho rằng chương trình EB5 này không có gì khác hơn là cho phép những người giàu có được thẻ xanh, ông Stenger phát biểu:

Lấy chồng Đài

 
“Chúng tôi có liên hệ sâu rộng đến chương trình phát triển kinh tế tại Vermont. Chúng tôi đầu tư vào nhiều công ty hay những việc kinh doanh khác nhau, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống của người dân trong vùng và những người đầu tư vào chương trình này đều là những người, những gia đình tuyệt vời, những người thành công và tiền đầu tư của họ đã cho phép chúng tôi tạo cơ hội làm việc và phát triển kinh tế tại một khu vực rất khó tìm được vốn. Tôi rất cám ơn vì nếu không có đầu tư của họ, chúng tôi không có khả năng làm được việc chúng tôi đang làm.”

Cảnhsát và gái Việt tại Đài Loan

Ông Stenger nói rằng càng ngày càng có nhiều nhà đầu tư từ các nước Đông Á vào bang Vermont, đặc biệt là các nhà đầu tư giàu có của Trung Quốc muốn rời khỏi Trung Quốc cũng như những người giàu Nam Triều Tiên muốn rời khỏi nước này, đặc biệt sau khi Bắc Triều Tiên phóng thành công một rốckết đưa một vệ tinh vào quỹ đạo trái đất. Ông Stenger cho biết hiện có chương trình thu hút thêm nhiều nhà đầu tư châu Á.
Gái Việt Nam đứng đường Singapore

“Chúng tôi có chương trình đi thăm châu Á vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 với Thống đốc Peter Shumlin. Chúng tôi sẽ đi thăm Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Trung Quốc và có thể Việt Nam. Chúng tôi sẽ mang theo thông điệp đến châu Á về việc làm cách nào đầu tư vào Vermont. Chúng tôi có những trang mạng và những cơ hội để vươn tới những quốc gia này với ngôn ngữ của các nước đó. Chúng tôi cũng làm việc chặt chẽ với các luật sư hiện đang làm việc tại những quốc gia này.”


Tuy nhiên theo ông Stenger số người châu Á tham dự vào chương trình này đông đảo nhất mà ông kỳ vọng lại là những sinh viên đang theo học đại học hay hậu đại học tại Hoa Kỳ và muốn ở lại nước Mỹ sau khi hoàn tất việc học. Ông Stenger giải thích:
“Những sinh viên này có thể được cha mẹ cho tiền nếu họ muốn. Chúng tôi đã có nhiều nhà đầu tư là sinh viên tốt nghiệp đại học hoặc hậu đại học được cha mẹ cho tiền để đầu tư để họ ở lại nước Mỹ và làm việc ở nơi nào họ muốn.”

Lao Động Việtnam

Theo báo New York Times số ra ngày 18 tháng 12 năm 2011 thì con số các nhà đầu tư với vốn trên 500.000 đô la đã tăng gần gấp bốn lần trong hai năm qua, với trên 3.800 người trong năm tài chính 2011. Con số các nhà đầu tư nạp đơn xin đầu tư tại Mỹ tăng nhanh chóng đến nỗi chính quyền Obama đang tìm cách cải thiện thủ tục cứu xét các đơn đầu tư loại này. Trước đó vào cuối tháng 9 năm 2012, Tổng thống Obama đã ký ban hành luật S.3245 gia hạn chương trình cấp Visa EB-5 cho các Trung tâm Vùng Thí điểm thêm 3 năm nữa sau khi Luật này được hai viện Quốc hội Hoa Kỳ thông qua vào trung tuần tháng 9
  Đài BBC cũng loan tin tương tự:
 Người giàu Trung Quốc muốn ra đi
John Sudworth
BBC News, Thượng Hải
Cập nhật: 12:40 GMT - thứ tư, 22 tháng 8, 2012 




Doanh nhân Louie Huang cho rằng gia đình mình sẽ thuận lợi hơn nếu ra nước ngoài định cư.
Có một thứ xuất khẩu từ Trung Quốc hiện đang dường như không thể cản nổi - các triệu phú.
Lái chiếc xe Porsche, sống tại Thượng Hải, Louie Huang kiếm được tiền, rất nhiều tiền, từ bất động sản.
Các bài liên quan
Anh có một khu villa gồm 200 phòng được xây dựng tại đây và sở hữu bất động sản tại ít nhất là năm thành phố khác trên toàn thế giới.
Tuy mối làm ăn chính là ở Trung Quốc nhưng anh cũng có khoản đầu tư đáng kể, đủ để đem lại cho mình quyền định cư tại Singapore.
Anh nói vì làm vậy là vì một số lý do, nhất là cơ hội cho gia đình tương lai của mình.
 
Du sinh Vietnam
Nhưng anh thừa nhận rằng với nhiều người bạn giàu có của mình thì cái cảm giác không an toàn khiến họ muốn tìm cách ra nước ngoài sinh sống.
"Hầu hết họ nghĩ rằng tôi có quá nhiều tiền ở đây, nhưng rồi một ngày chính phủ sẽ thay đổi chính sách và lấy lại hết," anh nói.
Chiếu khán lao động
Các doanh nhân, dù là nhờ có các mối quan hệ hay chỉ đơn thuần là do tham nhũng, bất kể họ làm giàu bằng cách nào thì cũng đang có những bằng chứng ngày càng nhiều cho thấy giới siêu giàu Trung Quốc nay đang tìm cách thoát đi.
Tại một cuộc hội thảo tổ chức tại một văn phòng sang trọng với tầm bao quát ra thành phố Thượng Hải rất đẹp, các doanh nhân Trung Quốc với mức dự tính chi ra ít nhất là nửa triệu đô la được khuyến khích đầu tư vào kinh tế Hoa Kỳ.

Lượng người Trung Quốc muốn đến Mỹ theo con đường đầu tư ngày càng tăng.
Chương trình chiếu khán EB-5 là chương trình đầu tư-để-định cư, cấp thẻ định cư cho các trường hợp đầu tư tạo việc làm cho ít nhất 10 lao động.
Trong năm 2006, chỉ có 63 visa loại này được cấp cho các công dân Trung Quốc. Năm ngoái, con số này nhảy vọt lên 2.408 và trong năm nay con số này đã vượt quá 3.700.
Điều đó có nghĩa là làn sóng tiền từ Trung Quốc đang đổ vào các dự án cơ sở hạ tầng tại Hoa Kỳ.
Chương trình này cho phép mọi đối tượng đệ đơn, nhưng các nhà đầu tư Trung Quốc nay chiếm tới 75% tổng số hồ sơ được nộp.
Thời bất ổn
Hệ thống chính trị cứng nhắc và trì trệ của Trung Quốc có lẽ là lý do khiến người giàu muốn ra đi, đặc biệt là trong năm nay, khi sẽ có những thay đổi diễn ra ở cấp cao nhất trong Đảng Cộng sản.
Cũng có cả những quan ngại về lối sống nữa. Giống như Louie Huang, người có tiền thường muốn sống ở nơi không khí trong lành hơn, có nền giáo dục tốt hơn cho con cái.
Thêm nữa là những lo sợ về việc sự bùng nổ kinh tế kéo dài cả thập niên tại Trung Quốc có thể sẽ xì hơi. Cho nên người ta không mấy ngạc nhiên khi giới nhà giàu Trung Quốc tìm cách ra đi.
Số liệu về EB-5 không phải là những chứng cứ duy nhất. Cuộc khảo sát hồi cuối năm ngoái, được thực hiện đối với gần 1000 triệu phú đô la Trung Quốc cho thấy 60% tính chuyện ra nước ngoài.
Trung Quốc nay là một trong các luồng di dân lớn nhất vào Úc, với số liệu công bố năm 2011 cho thấy lần đầu tiên Trung Quốc đã vượt qua Anh.
Các đại lý bất động sản tại Mỹ nói năm nay lượng người mua nhà có giá trị lớn đến từ Trung Hoa lục địa và Hong Kong tăng vọt.
Bữa tiệc của nhà giàu Trung Quốc còn lâu mới kết thúc. Louie Huang vừa mới khai trương một hộp đêm mới toanh.
Việc có những người ngồi với cả chục chai champagne trên bàn cho thấy còn khối người vẫn có thể kiếm được tiền tốt tại đây.
Nhưng trong thời kinh tế bất ổn như lúc này, những người có tiền ngày càng muốn tìm kiếm nơi nào đó an toàn hơn cho mình.
 Tùng Nguyên viết trên Dân Trí như sau:
  Trong khi phân khúc nhà cao cấp ở Trung Quốc nói riêng và Châu Á nói chung rơi vào cảnh suy thoái thì giới nhà giàu Trung Quốc đổ xô sang New York (Mỹ) mua nhà ở triệu đô.

Giới nhà giàu Trung Quốc đổ xô sang New York mua nhà ở hạng sang trong khi nhà ở cao cấp tại các TP lớn của Trung Quốc giảm giá (ảnh: Giáo dục Việt Nam)
Theo báo cáo chỉ số các thành phố lớn trên toàn cầu năm 2011 của công ty nghiên cứu Knight Frank, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang đứng đầu danh sách các thị trường trì trệ trong phân khúc nhà ở cao cấp. Giá nhà ở hạng sang trong khu vực này đang giảm nhanh nhất; mạnh nhất là ở Mumbai (Ấn Độ), giảm đến 18%.
Thị trường nhà ở cao cấp cho thuê ở hầu hết các thành phố trọng điểm như Bắc Kinh, Hồng Kông và Tokyo dự kiến cũng sẽ giảm bởi nhu cầu thuê từ người nước ngoài xuống thấp do doanh nghiệp cắt giảm chi phí và thu hẹp quy mô. Nhu cầu suy yếu và sức mua từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước có khả năng gây áp lực làm giảm doanh số bán nhà ở cao cấp tại hầu hết các thành phố lớn.



Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến giá nhà ở cao cấp giảm trong năm qua theo đánh giá của Knight Frank là chính phủ Châu Á thực hiện các biện pháp kiềm hãm mức giá để chống lạm phát, cộng với sự lo ngại cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu đã tạo nên một bầu không khí lo lắng chung.
Trước tình hình suy thoái chung ở các thị trường cao cấp tại Châu Á thì các “kinh đô của thế giới cũ” như London (Anh), New York (Mỹ) và Moscow (Nga) tình hình lại khả quan hơn. 
Theo thống kê của Knight Frank thì nguồn cầu từ nước ngoài đối với thị trường nhà ở hạng sang tại New York không chỉ ngày càng tăng mà còn bắt đầu đa dạng hoá đối tượng khách hàng. Đặc biệt, hiện nguồn cầu nhà ở hạng sang tại New York từ những cư dân có quốc tịch Trung Quốc ngày càng cao, nhất là ở phân khúc nhà giá từ 1 - 3 triệu USD.
Đánh giá chung, bộ phận nghiên cứu của Knight Frank cho rằng: “Thị trường nhà ở hạng sang hiện nay có mức tăng trưởng giá cả tuột dốc lần thứ 2 từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tháng 9/2008. Trong chu kỳ gần đây, mức độ tăng trưởng giá cả toàn cầu hàng năm đạt đỉnh ở mức 11,5% trong quý 2/2010 nhưng sau đó tốc độ này chậm dần”.
Theo Knight Frank, mặc dù mức tăng giá giảm trong nửa cuối năm 2011 nhưng các thị trường chủ chốt trên thế giới vẫn tiếp tục hoạt động sôi nổi hơn các thị trường thứ cấp, điều này đã ít nhiều đảm bảo danh tiếng "nơi đầu tư an toàn" cho các thị trường này. 
Knight Frank cũng dự báo mức tăng trưởng giá trong năm 2012 sẽ tiếp tục được củng cố nhờ dòng vốn từ những khu vực gặp khủng hoảng trên thế giới.http://dantri.com.vn/su-kien/nha-giau-trung-quoc-do-xo-sang-my-mua-nha-o-cao-cap-564674.htm
Dự Án NHà Đất cho biết rõ con số đầu tư từ Trung Quốc như sau:
 
Theo báo cáo của Hiệp hội bất động sản quốc gia gần đây, Trung Quốc và Hong Kong trở thành nhóm đầu tư bất động sản vào Mỹ lớn thứ hai trong 12 tháng tính đến tháng Ba vừa qua sau Canada với 9 tỷ USD giá trị doanh thu, tăng 23% so với con số 7,3 tỷ USD một năm trước đó và 88% so với 4,8 tỷ USD năm 2010.

Jed Smith, Giám đốc điều hành NAR cho biết, "Hiện tại Trung Quốc được xem là thị trường tiềm năng đối với bất động sản Mỹ. Việc họ chuyển hướng sang đầu tư vào Mỹ đã khiến cho doanh thu bất động sản Anh và Mexico giảm hẳn."

Doanh thu 9 tỷ USD từ người mua Trung Quốc vẫn còn rất khiêm tốn so với toàn thị trường Mỹ- 928,2 tỷ USD năm vừa qua. Tuy nhiên, với sự gia tăng nhanh chóng về giá trị doanh thu trong thời gian ngắn vừa qua thì có thể thấy triển vọng từ thị trường này là không hề nhỏ.

Pamela Liebman, giám đốc điều hành tập đoàn môi giới bất động sản Corcoran cho biết, kể từ đầu năm nay đã có một lượng lớn khách hàng giàu có Trung Quốc tìm đến bất động sản cao cấp New York. Và xu hướng sẽ tiếp tục tăng nhanh trong năm nay và những năm sắp tới.

Đối tượng mà giới giàu Trung Quốc thường để mắt tới từ những căn hộ 1 triệu USD đến những những khu đất trị giá đến 20 triệu USD.

Lý do đầu tư vào bất động sản của người Trung Quốc rất đa dạng, có người mua vì muốn di cư sang Mỹ, hay cho con cái sang du học. Có người mua vì thuận lợi về tỷ giá, hay do giá nhà đất Mỹ đang có dấu hiệu hồi phục trong khi vẫn còn rẻ hơn so với các thị trương khác như Úc, Canada. Có người đầu tư chỉ với lý do đơn giản là họ đang tìm kiếm một nơi an toàn để đổ tiền vào.

Trong thời gian vừa qua, kinh tế Trung Quốc có những dấu hiệu đi xuống. Bên cạnh đó là những lùm xùm chính trị khiến cho giới giàu lo ngại về tình trạng bất ổn tại thị trường trong nước. Đó chính là lý do ngày càng nhiều tỷ phú Trung Quốc tìm đến Mỹ để "ẩn náu".
Theo VEF
 Việt Nam Net viết như sau:
Vì sao dân châu Á thích định cư ở Mỹ?
Môi trường chính trị, giá cả sinh hoạt, dân số, tính cạnh tranh, cơ hội giáo dục, cơ hội đầu tư... là những lý do khiến ngày càng có nhiều người châu Á muốn rời quê hương để định cư tại Mỹ.
“Tôi nghĩ Hong Kong là một thành phố kinh doanh”, cô Annabelle Cheng vừa tốt nghiệp Đại học Baptist Hong Kong chuyên ngành Tôn giáo và Chính trị nói. “Nhưng chi phí sinh hoạt tại một thành phố năng động là điều khiến bạn không có không gian riêng của mình”.
Điều kiện sống tại một thành phố đông đúc và hối hả là một phần trong những lý do mà Cheng muốn chuyển tới sống ở Mỹ. “Tôi thực sự cần nhiều thời gian và không gian để suy nghĩ, tĩnh tâm và tìm cảm hứng.” Cheng đang lên kế hoạch tiết kiệm tiền và nộp đơn theo học chương trình âm nhạc dành cho bậc sau đại học ở Mỹ trong vòng hai năm.
Cheng không phải là trường hợp duy nhất. Bất chấp sự giàu lên trông thấy ở châu Á, tháng trước, Trung tâm nghiên cứu Pew đã đưa ra báo cáo trong đó chỉ rõ, người châu Á đã vượt người gốc Latin trở thành nhóm nhập cư lớn nhất vào Mỹ.Và trường đại học thường là cửa ngõ cho định cư: Gần một nửa dân nhập cư châu Á có bằng Đại học hoặc sau đại học, so với con số 13% người gốc Latin.
“Có hàng ngàn sinh viên Trung Quốc đến Mỹ theo học”, Yeung Yue-Man, Giáo sư Đại học Hong Kong Trung Hoa chuyên ngành phát triển cho biết. “Xu hướng này ngày một tăng trong hai thập kỷ qua kể từ khi người Trung Quốc bắt đầu giàu có hơn trước đây và họ có đủ khả năng chi trả mức học phí cao.”


Cũng theo một báo cáo của Hội đồng các trường Đại học, Trung Quốc dẫn đầu số lượng đơn xin học Đại học tại Mỹ, kế đó là Ấn Độ và Hàn Quôc.
Sean Luo lần đầu tiên đến Mỹ năm 2000 để theo học đại học sau khi làm việc cho một tập đoàn viễn thông nhà nước Trung Quốc. Sau khi có bằng đại học, anh quyết định ở lại. Sean Luo có thẻ định cư vào năm 2006 và giờ đang quản lý công ty viễn thông riêng của mình tại Lost Ageles. “Bất kể bạn là ai, cơ hội ở Mỹ của bạn đều bình đẳng với mọi người”, Luo nói.

 
Mặc dù có đôi lúc nghĩ về việc quay lại Trung Quốc, chi phí sinh hoạt ngày càng cao và môi trường chính trị bất ổn vẫn khiến anh muốn ở lại Mỹ. “Các nước châu Á đang ngày càng đông, cạnh tranh ngày càng cao trong khi nguồn lực ngày càng ít. Chúng tôi thấy hợp lý khi nhập cư vào những quốc gia ít người và nhiều tài nguyên”.
Một doanh nhân Trung Quốc vừa đưa cả gia đình đến Los Angeles nói rằng, anh chuyển đến Mỹ để cho con cái có cơ hội giáo dục tốt hơn.“Trung Quốc không phải là nơi tốt nhất để nuôi dạy con trẻ”, người đàn ông 40 tuổi nói, và muốn giữ kín danh tính để không ảnh hưởng đến công việc kinh doanh và gia đình anh ở Trung Quốc.


Nói về bản thân, anh rời Trung Quốc vì cảm thấy bất an trong một xã hội mà chính phủ có tiếng nói quyết định trong mọi việc. “Mọi cá nhân nên được bảo vệ bởi luật pháp và cam kết của mọi người trong việc tuân thủ luật pháp. Ở đây (Mỹ) mọi người để tâm vào việc của mình, chẳng mấy ai thích đánh giá người khác.”
Đó là lý do chung khiến tầng lớp nhà giàu Trung Quốc di cư. Một nửa số tỷ phú Trung Quốc được hỏi năm ngoái trả lời họ đang nghĩ đến việc di cư, trong đó Bắc Mỹ là lựa chọn đầu tiên.
Một lý do khác khiến người Trung Quốc di cư là việc đầu tư. “Nhờ bất động sản, nhiều người Trung Quốc giàu lên, họ muốn tìm những nơi để tiếp tục đầu tư”, Yeung nói. “Các thành phố Mỹ ngày càng trở nên hấp dẫn với nhà đầu tư Trung Quốc muốn mua bất động sản.”

 
Còn Cheng cho biết, cô có nhiều bạn bè Mỹ đến Hong Kong tìm kiếm cơ hội. “Vào lúc này, kinh tế Mỹ khá tồi tệ so với Hong Kong. Tôi cũng đang chờ đợi và tôi nghĩ trong hai năm tới, kinh tế sẽ bùng nổ trở lại.”. Tuy nhiên, Cheng vẫn tin vào triển vọng tương lai của cô sẽ khá khẩm hơn khi ở Mỹ hơn là ở Hong Kong.
Bảo Linh (Theo CNN)
 Qua các báo chí trên, gồm báo Việt Nam quốc nội và báo ngoại quốc, ta thấy các báo chí giải thích hiện tượng này như sau:

1.Người ta cho rằng nước Mỹ có tự do, dân chủ và thịnh vượng lâu dài, bền vững trong khi kinh tế Trung Quốc, Việt Nam mong manh, được một thời gian rồi bong bóng sẽ bể .

2. Ở Mỹ không khí tốt, đời sống vui vẻ, giáo dục tốt, mọi người bình đẳng trong khi Trung Quốc, Việt Nam ô nhiễm, đời sống đắt đỏ, dân nghèo khốn khổ, giáo dục, luân lý suy đồ, dân chúng luôn bị đe dọa vì trộm cướp, công an, tham nhũng.

3. Luật pháp, kinh tế ở Mỹ vững vàng, còn ở ViệtNam, Trung Quốc nạn  bè phái, luật lệ không rõ ràng, khó làm ăn.

4. Được học thành tài ở Mỹ, được làm công dân Mỹ, được sống ở Mỹ thì sướng hơn ở Trung Quốc, Việt Nam.

Ngoài ra, người ta bỏ qua hoặc nói sơ lược mà thôi. Đó là:

1. Nhà giàu Trung Quốc và Việt Nam     có bạc triệu, bạc tỷ là do tham nhũng, cướp bóc. Nay bụng đã no, nên tẩu tán tài sản ra ngoại quốc.

2. Việc di chuyển con cái và tài sản đã thực hiện từ lâu cho nên ngân hàng và kho tàng trống rỗng. Hậu quả là kinh tế suy sụp, phải chạy trước khi kinh tế suy sụp. 

3. Trung Quốc và Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi và biến loạn vì:

(1).  các phe phái đánh nhau,

(2). dân có thể nổi lên giết sạch cộng sản,

(3). Trung Quốc có thề tiến chiếm Việt Nam, 

(4).  chiến tranh thứ ba có thể xảy ra, Trung Quốc, Việt Nam nhất định sẽ  bại trận. (Vì tin rằng Mỹ sẽ thắng cho nên mới chạy qua Mỹ phải không?)
Có những đồng chí trung kiên cho rằng tin trên do bọn phản động tuyên truyền xuyên tạc, đảng ta thành đồng vách sắt đâu ngu dại gì mà đem tiền sang Mỹ và tháo chạy lẹ làng như thế. 
Trước đây  báo chí Việt Nam đưa tin có người Việt đã mua một thị trấn Mỹ. Nay nếu không tin,  xin mời qua  Mỹ mà coi . Nay 90% người đi coi nhà, mua nhà  là người Việt quốc nội, và người Hoa Đại Lục là những người từng chiến thắng chống Mỹ xâm lược đấy!


http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/07/19/16/20120719160601_Image.aspx.jpg 

Đấy là những lý do chính mà các nhà giàu Trung Quốc Việt Nam tháo chạy.   Các nhà giàu này là ai? Là các đảng viên cao cấp, là các lãnh đạo đảng. Các lãnh đạo đã tính đường chuồn, vậy ai sẽ ở lại chiến đấu hy sinh bảo vệ cho tư bản đỏ? cho các đảng cướp đang trên đường tan rã. Họ ẳm tiền, cho vợ con chạy rồi, khi có biến động họ sẽ chạy ngay. Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, NguyễnChí Vịnh, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Văn Hưởng sẽ chạy đi đâu? Những tên công an đánh dân sẽ chạy về đâu?


Chính sách xuất cảnh tự do được đảng cộng sản chấp thuận vì đó là phương tiện bảo đảm cho gia đình và tiền tài của họ xuất cảnh dễ dàng. Việc này cũng liên quan đến việc rút tiền ngân hàng, cướp tiền ngân hàng gây ra nợ xấu, gây ra ngân hàng trống rỗng, và kinh tế suy sụp. 

 Một điều buồn cười nữa là Marx, các lãnh đạo đảng, các ông trung lập hô hào chống Mỹ yêu nước, chống diễn biến hòa bình thì con em họ, gia đình họ lại chọn sống ở Mỹ là sao? Và còn một điều nữa, trăm sông lại đổ ra biển, tiền Mỹ, tiền thiên hạ lại trở vào túi Mỹ! Bất chiến tự nhiên thành. Không đánh mà thắng chính là chỗ này!

  Bây giờ người Việt Nam hai miền đều bỏ đi dù phải đi làm đầy tớ, dù bị làm nô lệ tình dục cho cả gia đình vẫn sướng hơn về Việt Nam... Thế mà sau 1975, ở miệng ông Việt Cộng tuyên truyền hay ông bà ngoại quốc nào lại muốn một đêm trở thành người Việt Nam ?Thế mà bây giờ mấy ông chống Mỹ lại muốn được vinh dự làm công dân Mỹ, sống ở Mỹ và học hành ở Mỹ ư? Ai bảo kinh tế Mỹ suy đồi? Trung Quốc sẽ làm bá chủ thế giới? Ai bảo tư bản dẫy chết? Ai bảo Mỹ đại bại? Ai cười Mỹ là cọp giấy? Ai vỗ ngực Việt Nam anh hùng, kẻ thù nào cũng đánh thắng?

Sơn Trung

No comments: