Monday, October 17, 2016

TẾT - SƠN TRUNG

Tuesday, February 5, 2013

RFA * TẾT

 

Tục đưa Ông Táo về Trời hàng năm


2013-02-05
Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người dân Việt Nam vẫn giữ phong tục đưa ông Táo về trời. Mặc Lâm tản mạn với TS Nguyễn Xuân Diện về nét đẹp này của văn hóa Việt Nam.

AFP photo
Một cuộc diễu hành nhân ngày Tiễn Ông Táo về Trời tại Hà Nội hôm 02/2/2013

Một nét đẹp văn hóa

Mặc Lâm : Thưa Tiến Sĩ, Ngày 23 Tháng Chạp mở đầu cho một chuỗi ngày hội Tết Nguyên Đán của dân tộc bằng sự lặp lại sự tích Táo Quân trong nhà bếp của mỗi gia đình. Câu chuyện thần thoại cảm động này vẫn được lặp đi lặp lại hàng năm mỗi khi Tết đến. Là người nghiên cứu Hán Nôm, xin Tiến Sĩ cho biết nội dung câu chuyện của ba vị này theo cách kể của dân gian mà người dân ở nơi này hay nơi khác lại có nội dung khác nhau. Xin bắt đầu bằng nhân vật Trọng Cao
TS Nguyễn Xuân Diện : Sự tích Táo Quân được người Việt Nam truyền khẩu, rồi ghi chép, mà có thể tóm lược nội dung như thế này:  Có một người đàn ông tên Trọng Cao, vợ tên là Nhi, và hai vợ chồng ăn ở với nhau rất lâu nhưng không có con nên sinh ra buồn phiền và hay cãi cọ nhau. Một hôm ông Trọng Cao giận quá đánh vợ, bà vợ bỏ nhà ra đi và sau đó gặp và bằng lòng lấy một người đàn ông khác là Phạm Lang  làm chồng. Khi Trọng Cao hết giận vợ mới nghĩ lại là mình có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm thì tiền bạc mang theo đều tiêu hết cho nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.
Trọng Cao tình cờ đến ăn xin ở nhà Phạm Lang thì Trọng Cao và bà Nhi nhận ra nhau và bà Nhi rước Trọng Cao vào nhà. Hai người kể lại câu chuyện xưa và bà vợ tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng. Bấy giờ ông Phạm Lang bỗng quay trở về nhà khiến bà Nhi lo sợ người chồng bắp gặp Trọng Cao nơi đây thì khó mà giải thích cho nên bà Nhi mới bảo Trọng Cao chui vào ẩn mình trong đống rơm ngoài vườn.
Phạm Lang về nhà liền đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng, còn Trọng Cao thì không dám chui ra nên bị thiêu chết. Bà vợ trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao bị chết theo sự sắp đặt của mình nên đã nhào vào đống lửa đang cháy để chết theo. Khi Phạm Lang ra vườn thấy tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết cũng không biết phải làm sao, rồi cũng nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.
Linh hồn cùa ba người được lên thượng giới và Thượng Đế cho rằng ba người đều có nghĩa cho nên sắc phong cả ba làm Táo Quân, gọi chung là Định Phúc Táo Quân nhưng mỗi người giữ một việc. Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp danh hiệu Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa danh hiệu Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa danh hiệu Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.
Tôi cho rằng tục cúng Ông Táo nếu được làm đúng cách hòa tâm lý của mình một cách trọn vẹn vào trong nghi lễ này thì lễ cúng Ông Táo là một nét đẹp rất nên duy trì.
TS Nguyễn Xuân Diện
Đây là một truyền thuyết rất lâu đời trong dân giân Việt Nam và người dân cứ đến ngày 23 tháng Chạp thì làm một lễ để tiễn Táo Quân lên Trời, bởi vì họ cho rằng đến ngày 23 tháng Chạp thì các ông bà Táo sẽ cưỡi một con cá chép lên Thiên Đình để báo cáo về việc ăn ở của gia đình nhà chủ trong vòng một năm qua.
Mặc Lâm : Vâng, xin được ngắt lời Tiến Sĩ một chút ở chỗ này. Ông vừa nói là 3 vị Táo Quân cưỡi chung một con các chép để về Trời, mà chúng ta đều biết cá chép thì không thể nào bay được, vậy tại sao người xưa lại chọn cá chép để chở ba vị Táo Quân lên chầu Thượng Đế, mà không chọn chim hạc hay chim phụng, hay bt cứ loài chim nào khác, thưa Tiến Sĩ?
TS Nguyễn Xuân Diện : Con cá chép ở đây là cá chép vàng, là một loài động vật quý sống trên Thiên Đình, nhưng vì vi phạm một lỗi nào đó cho nên bị Thượng Đế đày xuống trần gian để tu hành và chuộc lại tỗi lỗi do mình gây ra. Sau khi tu thành chánh quả thì cá chép hóa thành rồng bay lên trời. Vì vậy ông Táo do Thượng Đế phái xuống trần thế theo dõi loài người để xem ai là thiện ai là ác, cho nên khi ông Táo lên Thiên Đình để tâu với Thượng Đế về chuyện trần gian thì phải cưỡi cá chép mới có thể bay lên Thiên Đình, bởi vì con cá chép đã thông tỏ đường đi nước bước trên Thiên Đình rồi.

Những lễ vật cần có



Quan-ao-giay-tien-ong-cong-ong-tao-250.jpg

Trang phục bằng giấy cho Táo Quân có kèm cá chép để cúng vào ngày 23 tháng Chạp. RFA photo
Mặc Lâm : Xin Tiến Sĩ cho biết ông cha chúng ta khi làm lễ tiễn đưa ông Táo về Trời thì lễ vật gồm có những thứ gì và những thứ đó biểu trưng cho điều gì, thưa ông?
TS Nguyễn Xuân Diện : Các lễ vật dâng lên Ông Táo trong lễ tiễn này, thứ nhất là bộ trang phục của 3 ông bà Táo gồm 3 con cá chép vàng loại nhỏ, còn sống và để trong một bình nước đặt trên bàn thờ cúng Ông Táo. Bây giờ thì ao hồ bị san lấp nhiều quá rồi cho nên mang cá đi thả thì chẳng còn ao hồ để thả nữa, cho nên người ta mới bán 3 bộ trang phục cho Táo Quân có kèm cá chép làm bằng giấy đi chung với bộ trang phục. Khi nào cúng xong thì đem cá đó ra sông để thả. Đây là một nét đẹp phản ánh nhu cầu tâm lý là cầu phúc và phóng sinh. Ngoài ra còn có một miếng thịt lợn luộc, một món canh gì đó, một đĩa muối, và đặc biệt là phải có hoa quả và vàng mã. Và lập riêng một bàn thờ cúng Ông Táo ở khu vực nhà bếp.
Mặc Lâm : Thưa Tiến Sĩ, đối với những người lớn tuổi và những người chủ gia đình thì từ xưa tới nay vẫn nghĩ rằng tục lệ đưa Ông Táo về Trời là một phong tục tập quán rất đẹp cần duy trì. Thế nhưng, đối với lớp trẻ thì họ có những tư tưởng ngược lại. Có nhiều người cho rằng đó là một sự phung phí tiền bạc và thì giờ vì nó có vẻ mê tín dị đoan. Tiến Sĩ giải thích ra sao về những ý kiến như vậy ạ?
TS Nguyễn Xuân Diện : Tôi cho rằng tục cúng Ông Táo nếu được làm đúng cách hòa tâm lý của mình một cách trọn vẹn vào trong nghi lễ này thì lễ cúng Ông Táo là một nét đẹp rất nên duy trì. Bởi vì thứ nhất nó thể hiện một tâm lý là đến ngày 23 tháng Chạp, tức là trước Tết có 7 ngày thôi, là người ta có những giây phút để chiêm nghiệm lại một năm vừa rồi. Khi người ta nghĩ đến Ông Táo lên chầu Trời là người ta nghĩ đến một năm qua trong nhà có những việc gì, làm được những điều gì tốt, những điều gì xấu, và có công như thế nào, có tội như thế nào.
Bây giờ thì ao hồ bị san lấp nhiều quá rồi cho nên người ta mới bán 3 bộ trang phục cho Táo Quân có kèm cá chép làm bằng giấy đi chung với bộ trang phục.
TS Nguyễn Xuân Diện
Nếu chúng ta làm điều gì sai thì ông bà Táo sẽ lên tâu với Ngọc Hoàng trên Thiên Đình về những khuyết điểm đó. Chúng ta có một thời gian để chiêm nghiệm, hai nữa là nó ẩn tàng ở đây một tâm lý về vấn đề phóng sinh, tức là thả cá và đưa con cá đó trở lại nơi thường sống của nó, đó là thể hiện cái tâm lý phóng sinh.
Và ở đây đặc biệt lễ cúng Ông Táo diễn ra trong nhà bếp, ở đây người ta thấy rằng một người đàn ông nào đó ở trong gia đình mà cả năm không ngó ngàng đến bếp núc thì đến ngày cúng Ông Táo này mà thoáng một chút nghĩ đến bếp núc thì cũng nghĩ đến người vợ, người nội trợ trong gia đình đã vất vả như thế nào trong một năm qua. Và nếu người ta hiểu được sự tích Ông Táo thì càng nghĩ đến tình nghĩa vợ chồng rất đẹp của câu chuyện này.
Tôi nghĩ rằng không phải bất cứ ai khi sinh ra là có thể biết tất cả mọi chuyện thuộc về phong tục, mà phong tục là một thứ được lưu truyền từ đời này sang đời khác và muốn lưu truyền được thì người ta phải có cách dạy dỗ bằng cách chiêm nghiệm.
Mặc Lâm : Xin cảm ơn TS Nguyễn Xuân Diện đã cho chúng tôi những chi tiết thú vị về câu chuyện  ba vị Táo Quân cũng như ý nghĩa của tục lệ thờ cúng này.  Trong những ngày cuối năm xin chúc Tiến Sĩ và gia đình có được những ngày chuẩn bị Tết thật thú vị và đầy ý nghĩa của mùa xuân dân tộc.


 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/say-farewell-to-kitchen-god-ml-02052013121839.html
 

Tết tha hương

2013-02-05
Chân Như và Hòa Ái gửi đến quý thính giả sinh hoạt đón Tết của người Việt ở xa quê hương. Xin mời quý thính giả đến thăm một hội chợ Tết ở bang Virginia do các bạn trẻ tổ chức.


Courtesy Nhat Hung/VNPS
Các sinh viên Việt Nam trong một màn trình bầy áo dài ở chợ Tết 2013-NOVAL

Tải xuống - download
Chung tay giữ gìn bản sắc văn hóa
Hòa Ái: Thưa quý vị, 365 ngày của một năm đối với rất nhiều người là thời gian dài khi phải sinh sống xa quê nhà, xa người thân yêu nhưng Tết là một khoảnh khắc để chợt nhận ra rằng thời gian trôi nhanh quá, phải sắp xếp trở về nơi chôn nhau cắt rốn, nơi tổ tiên ông bà cha mẹ đang trông chờ cho kịp lúc giao thừa.
Chân Như: Trong dịp tết Quý Tỵ này, những người di cư từ Bắc vào Nam năm 1954 khi họ chỉ năm bảy tuổi đầu chia sẻ với chúng tôi là cứ mỗi khi hoa mai vàng nở rộ, trong lòng họ lại dấy lên một niềm nhớ nhung lạ kỳ về không khí Tết ở quê xa với những cành đào hồng xinh trước hiên nhà dù là một cái Tết rất nghèo.
Hòa Ái: Truyền thống ăn Tết của người Việt, dù nghèo, dù xa quê, vẫn luôn cố gắng gìn giữ cái tục ăn tết của gia đình. Không những vậy, các cộng đồng người Việt ở khắp năm châu hằng năm duy trì tổ chức những lễ hội Tết với bánh tét bánh chưng, múa lân, đốt pháo, đọc sớ Táo quân, trò chơi dân gian bầu cua cá cọp…quy tụ mọi gia đình đến cùng vui xuân và tuyền dạy cho con cháu nét văn hóa của dân tộc. Hòa Ái và Chân Như có mặt tại một hội chợ Tết ở bang Virginia do một nhóm các bạn trẻ tổ chức lần đầu tiên. Hòa Ái hỏi chuyện anh Nhật Đan, trưởng ban tổ chức về mục đích của nhóm khi tổ chức lễ hội Tết như vầy.
Nhật Đan: Mục đích của tổ chức NOVAL là để khuyến khích những người trẻ trong cộng đồng chúng ta ở đây, để tham gia vào sinh hoạt văn hóa cộng đồng nhiều hơn, để biết thêm nhiều về văn hóa của chúng ta. Cho nên tiêu chỉ gọi là ‘chung tay giữ gìn bản sắc văn hóa” (promoting leadership and preserving culture).

Các sinh viên hợp ca những bản nhạc Xuân
Tại Hội chợ Tết các sinh viên hợp ca những bản nhạc Xuân. Photo courtesy Nhat Hung/VNPS
Chân Như: Cụ Phan Vỹ, 91 tuổi, dù tuyết rơi rất lạnh, cụ vẫn đến tham dự lễ hội tết với các bạn còn rất trẻ và chia sẻ những kỷ niệm Tết xưa, tập tục ăn tết với bất kỳ ai mà cụ gặp gỡ trong lễ hội. Cụ Phan Vỹ nói với đài ACTD đó là những việc mà cụ có thể làm trong những ngày cuối đời để giữ gìn văn hóa Việt Nam.
Mục đích của tổ chức NOVAL là để khuyến khích những người trẻ trong cộng đồng chúng ta ở đây, để tham gia vào sinh hoạt văn hóa cộng đồng nhiều hơn, để biết thêm nhiều về văn hóa của chúng ta. Cho nên tiêu chỉ gọi là ‘chung tay giữ gìn bản sắc văn hóa”
Nhật Đan
Cụ Phan Vỹ: Có nhiều người không đi mà thấy mình đi lại hỏi “tại sao ham vậy?” Không phải ham mà còn sống ngày nào, họ đi thì cùng đi với người ta. Tôi hay đi lắm. Tôi mà ngồi một chổ, nhớ lại quê hương là không chịu nổi. Tôi là người đi từ Hà Nội đến Sài Gòn, chưa có chổ nào mà chưa đi cả, cho nên nhắc lại đến quê hương là khổ lắm.
Hòa Ái: Hầu hết các cô gái và những em nhỏ cùng các bạn thanh niên mặc áo dài đến tham dự hội chợ xuân. Mọi người cho biết khi mặc chiếc áo dài vào thì cảm thấy rất tự hào mình là người Việt Nam và trong những dịp Tết như thế này sẽ là những kỷ niệm thật đẹp trong cuộc đời. Các bạn trẻ cho biết sẽ duy trì bản sắc văn hóa ngày lễ Tết cổ truyền cho cộng đồng người Việt trong tương lai. Hoa hậu cộng đồng vùng DC chia sẻ:
Hoa hậu cộng đồng vùng DC: Tôi phải nói là thế hệ cha chú của chúng ta đã giữ được truyền thống này rất hay và chúng tôi là những thế hệ trẻ, bắt đầu tiếp tục vào công cuộc giữ gìn văn hóa truyền thống đó bằng những hội chợ tết như thế này. Tôi rất tự hào là đã có rất nhiều các nhóm trẻ, các sinh viên, đã cùng nhau bắt tay để tổ chức những chương trình lễ hội Tết nhằm để bảo tồn văn hóa và ngay cả việc gìn giữ ngôn ngữ tiếng Việt nữa.
Tôi rất tự hào là đã có rất nhiều các nhóm trẻ, các sinh viên, đã cùng nhau bắt tay để tổ chức những chương trình lễ hội Tết nhằm để bảo tồn văn hóa và ngay cả việc gìn giữ ngôn ngữ tiếng Việt nữa
Hoa hậu cộng đồng vùng DC
Chân Như: Bên cạnh những lễ hội Tết rộn ràng, đầm ấm của các cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Úc… thì vẫn còn đó những cái Tết lặng lẽ của những cô dâu Việt ở Hàn Quốc, Đài Loan…những cái Tết nôn nao không thể trở về nhà của các công nhân đang lao động ở Indonesia, Malaysia, hay ở Nga…và cả những cái Tết tha hương dù chỉ cách 1 ngày đường về xe từ các thành phố lớn.
Hòa Ái: Và còn có cả những cái Tết buồn thiu của của những thân phận đang tị nạn không biết đi đâu về đâu với niềm hy vọng mỏi mòn. Anh Lau Sỹ Phúc cùng với vợ con, 1 gia đình tị nạn ở Thái Lan, đón 4 cái Tết hẩm hiu cùng với lời ước nguyện:
Lau Sỹ Phúc:Gia đình Phúc đón tết bằng lời cầu nguyejn dâng lên cho Đức Mẹ. Ngoài ra không biết làm gì hơn. Không chỉ ngầu nguyện cho gia đình không mà cầu nguyện cho tất cả anh em VN đang tị nạn ở Thái và cho dân tộc VN mình cho tới một ngày không còn chế độ Cộng Sản.
Chân Như: Tết không chỉ là thời khắc đánh dấu ngày đầu tiên của năm mới theo âm lịch. Tết không chỉ là thời điểm sum họp gia đình. Tết không chỉ là là hy vọng và ước nguyện. Tết còn là một nơi chốn “trở về” trong lòng của những người con đất Việt xa quê.

Xuân về với Thương Phế Binh

2013-02-04
Trong khi mọi người vui vẻ đón Xuân về thì các Thương Phế Binh của cả hai miền Bắc và Nam, những người đã hy sinh một phần thân thể cho cuộc chiến Việt Nam sẽ ăn Tết ra sao?


Photo courtesy opf viendongdaily.com
Một thương phế binh đang bán vé số dạo mưu sinh.

Thương Phế Binh VNCH

Xuân đến với tất cả mọi người, dù có háo hức đón chào hay hững hờ chờ đợi, những ngày Tết dù muốn, dù không cũng đến gõ cửa mọi nhà để báo một năm lại sắp sửa bắt đầu, mặc những vui buồn, lo âu toan tính của mọi người trước thềm năm mới.
Phố phường Sài Gòn Hà Nội đã thay áo để mừng Xuân Quý Tỵ. Phố Hoa, Xe Hoa, Đường Hoa…ồn ào náo nhiệt báo Xuân về. Những cửa hàng rực rỡ đèn hoa để níu kéo cái nhìn của khách qua đường, thức ăn, quà cáp lộng lẫy, trưng bày hấp dẫn, những của ngon, món hiếm chen nhau trong các cửa hàng mời gọi. Tết Nguyên Đán là một cột mốc quan trọng đánh dấu một trang mới cho dòng sống, mọi người cực nhọc cả năm hầu như chỉ để có thể mua sắm cho đầy đủ lễ nghi trong 3 ngày Tết. Bên cạnh cái ồn ào náo nhiệt ấy, bên cạnh những phố hoa rực sáng ấy, vẫn âm thầm những gian nhà thấp, trong đó có những gia đình lặng lẽ nhìn mùa Xuân đi qua, hững hờ đón Tết như một người khách lạ qua đường.

Không có Tết cho người Thương Phế Binh VNCH tên Nguyễn Trọng Đạt, hai cánh tay đã để lại trên chiến trường Bình Long, mùa hè đỏ lửa của năm 1972, gãy xương quay xanh, thủy tinh thể mắt đục gần như mù, tiểu đường, cao huyết áp….chừng ấy bệnh tật đã làm cho người cựu Tiểu đoàn phó tiểu đoàn truyền tin, binh chủng nhảy dù không còn nghĩ đến Tết :
“Mất hết cả hai bàn tay rồi, không còn khả năng lao động kiếm sống hàng ngày thì làm sao mà có được nhu cầu Tết cho cảnh già, cảnh nghèo như tôi chị ơi !! Nội cái ăn cơm hàng ngày cũng là quá khó khăn rồi, không có gì để ăn Tết đâu chị ơi, nói thật như vậy !"
Những ngày cận Tết, cơn bão giá là nỗi hãi hùng cho những mảnh đời khốn khó, với hơn 100.000 ngàn đồng cho 1 cân thịt lợn, 150.000 1 ký thịt gà và gần 300.000 đồng cho 1 ký thịt bò thì bữa cơm với đầy đủ hương vị Tết chỉ là giấc mơ xa vời cho gia đình của Thương Phế Binh VNCH Phạm Ngọc Linh, 1 vợ ba con. Bị thương tháng 3 năm 1975 ở Tam Kỳ, mới 61 tuổi mà ông già đeo đét như cành củi khô, người cựu Thiếu Úy Địa Phương Quân tâm sự:
Nội cái ăn cơm hàng ngày cũng là quá khó khăn rồi, không có gì để ăn Tết đâu chị ơi, nói thật như vậy!
Thương Phế Binh Nguyễn Trọng Đạt
“Hàng năm, mình không có tiền nên chi cũng chẳng biết làm gì hết. Một ít con cá cho con ăn 3 ngày Tết, bánh kẹo…Còn chuyện mua sắm áo quần thì mình không nghĩ tới vì số tiền nó lớn quá. Không có tiền thì mình không có khả năng để mua sắm !"
Những chiếc áo mới và phong bì lì xì đỏ thắm mà đứa trẻ con nào cũng chờ đợi trong mấy ngày Tết cũng chỉ là niềm mơ ước vô vọng, lời cầu xin cho năm mới của ông chỉ là miếng bánh tét trong “mâm cỗ” đầu năm cho con mình được chút hương vị Tết:
“Đứa con gái út học lớp 11 hiện nay đòi sắm sửa áo quần, mua sắm đồ Tết, sách vở cho nó, nộp tiền học cuối năm. Cầu mong làm sao Tết nhứt có tiền để mua sắm bánh tét cho con ăn ngày Tết. Cuộc sống rất là khó khăn.”

Thương Phế Binh Bộ Đội

TPB-duoi-mai-tranh-ngheo2-nanggo-250.jpg
Một Thương Phế Binh dưới mái tranh nhà mình. Photo courtesy of nanggo
Nếu cuộc sống của các Thương phế binh VNCH  là một bức tranh điêu tàn, thì gia cảnh của những Thương Phế Binh Bộ Đội cũng chẳng sáng sủa gì hơn trong những ngày cận Tết. Ông Huỳnh Thanh Núi, từng là Chính ủy Trung đoàn của Sư đoàn 4, bị thương tại chiến trường Kam-Pu-Chia năm 1979, sau 18 năm phục vụ trong quân đội, tài sản của ông bây giờ chỉ là một mảnh nhà tơi tả: “Hoàn cảnh rất là khó khăn, nhà bây giờ thì dột, tiền sửa nhà thì không có. Chủ yếu là chữa bệnh cho con cháu chứ con ăn uống thì hạn chế lắm. Muốn sắm sửa thì phải có tiền, gia đình chủ yếu nuôi con gà, con vịt  là để cho các cháu ăn Tết thôi chị ạ.” 

Với 40 mảnh đạn còn mang theo từ chiến trường Kam-Pu-Chia, liệt một chân, một tay, đã 3 năm nay gia đình Thương Phế Binh Hoàng Xuân Long không còn biết Tết là gì, ông chia sẻ:
“Hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, Tết nhất cũng chẳng có gì cả, chỉ đi đến nhà bà con chơi. Tôi ăn uống bình thường thôi, không dám nghĩ đến ngày Tết. Đã 3 năm nay rồi, hầu như tôi chả có Tết.”
Với chính sách giúp đỡ cho người có công, người nghèo, bà Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội Phạm thị Hải Chuyền cho biết trong chương trình “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời” là : “Dù năm nay kinh tế khó khăn, ngân sách eo hẹp. Đảng và nhà nuớc vẫn có ngân sách hỗ trợ, có phần cao hơn năm ngoái. Năm ngoái là 390 tỉ đồng, năm nay ngân sách được tăng lên 393 tỉ 500 ngìn đồng. Tính ra mỗi đối tượng được 200 hoặc 400 nghìn đồng”.
Gia đình Thương Phế Binh Huỳnh Thanh Núi được lãnh 1 triệu đồng một tháng, trong gia đình lại có 3 người là nạn nhân chất độc màu da cam nên hàng năm gia đình ông được thêm 200 ngàn để ăn Tết, tuy nhiên năm nay ông cho biết là vẫn chưa nhận được phần trợ cấp từ nhà nước:
“Mỗi tháng lãnh được 1 triệu đồng để chi cho ăn uống bình thường thôi, gia đình tôi khó khăn lắm. Tôi có vợ và 4 con, trong đó có 2 con ảnh hưởng chất độc màu da cam và bản thân tôi cũng ảnh hưởng chất độc màu da cam. Hàng năm nhà nước cho thương binh, chất độc da cam mội người 200 ngàn ăn Tết. Năm nay thì chưa thấy thông báo gì cả.”
Cũng trong chế độ dành cho Thương Phế Binh đã phục vụ trong Quận đội Nhân Nhân. Gia đình ông Huỳnh Xuân Long cũng được một số trợ cấp là 4 triệu 8 để sống, ông cho biết:
“Nói thật với chị là cũng được hưởng lương, mỗi tháng cả lương vợ phục vụ là 4 triệu 8, gần 5 triệu. Phần vợ là 1 triệu tư để lo cơm nước, giặt giũ nói chung là hỗ trợ đi lại, một chân tôi bị liệt nên đi lại rất là vất vả. Chính phủ năm nào cũng cho thêm được 1 triệu, tính ra tiền đô là 50 đô.”
Tuy nhiên, để được hưởng tất cả những quy chế đó không phải là một điều đơn giản, ông Long cho biết tiếp:
Hàng năm nhà nước cho thương binh, chất độc da cam mội người 200 ngàn ăn Tết. Năm nay thì chưa thấy thông báo gì cả.
Thương Phế Binh Huỳnh Thanh Núi
“Nhưng trong nước thì chế độ chính sách bảo hiểm thì rất là vất vả, họ nói 1 đằng mà họ làm 1 nẻo. Họ cho mình 10 thì mình phải đút lót cho họ 5-7. Khó khăn lắm, cho nên mình có bệnh thì mình phải tự đi chữa thôi.”
Đó là quy chế mà bộ Lao động và Thương Binh Xã hội dành cho những quân nhân của “ Bên Thắng Cuộc” , còn những Thương Phế Binh của chế độ VNCH thì sao ? Cựu Thiếu úy Địa phương quân Phạm Ngọc Linh cho biết, bên cạnh số tiền ít ỏi nhà nước cấp cho hàng tháng, gia đình 1 vợ 3 con của ông chỉ còn biết trông đợi vào lòng thương hại của các tổ chức nhân đạo hải ngoại:
“Chính quyền địa phương cấp cho tôi mỗi tháng 180 ngàn. Vừa qua ông Hạnh ( Nguyễn Quang Hạnh, hội trưởng hội Bạn Thương Phế Binh VNCH, gọi tắt là hội Nạng Gỗ -RFA-) giúp cho tôi được 95 euro và tặng học bổng cho con gái tôi học lớp 11 được 80 đô, tiền Việt Nam là 1 triệu 7. Hiện gia đình sống cũng chụp giựt, ngày nào kiếm được đồng nào là lo ăn ngày nấy chứ con cái đi học thì có lúc đủ, có lúc thiếu. Bây giờ sắm sửa áo quyển sách vợ cho các con thì rất căng.”

Ước nguyện cho năm mới

000_Hkg8233676-200.jpg
Biểu tượng năm mới Quý Tỵ sau một gánh hàng rong trên đường phố Hà Nội. AFP photo
Đầu năm, ai cũng có một lời chúc cho mọi người và một mong ước cho riêng mình. Riêng Thương Phế Binh Hoàng Xuân Long thì chỉ có một ước nguyện duy nhất dành cho mình và cho mọi người trong năm Quý Tỵ: “Tôi có một ước nguyện làm sao cho dân Việt Nam sống trong Hoà Bình, đừng có chiến tranh, đó là điều đầu tiên và có Dân chủ. Riêng người dân nói thì các quan chức phải biết nghe. Hiện nay các quan chức làm theo ý của quan chức. Nói thật với chị hiện giờ để mà thay đổi chế độ nguyện vọng dân thì có nhiều nhưng mà khó lắm chị ạ. Đổ máu rất lớn thì mới thay đổi được chế độ còn thật sự không như cái chế độ này. Đó, nguyện vọng của tôi là như thế.”
Xuân về,mọi người hối hả lo sắm Tết, cũng là dịp họ tặng cho nhau những món quà VIP để thắt chặt mối thân tình hoặc là cơ hội để đặt nền tảng cho 1 quan hệ mới. Không ai có thì giờ  để nghĩ đến những mảng tối của các thân phận tật nguyền. Bên cạnh những ngậm ngùi ấy, người Thương Phế Binh tàn phế trên 80 % thân thể  Nguyễn Trọng Đạt vẫn bình thản chấp nhận những nghiệt ngã của thân phận, vẫn tiếp tục làm vui cuộc đời bằng hàng trăm bài thơ mà ông vẫn thường sáng tác lúc đêm về, những vần thơ bình dị, lúc vui vẻ hào sảng, lúc đắng cay chua chát . Xin gửi đến quý thính giả của đài Á Châu Tự Do mấy vần thơ chúc Tết của Thương Phế Binh Nguyễn Trọng Đạt để kết lại bài phóng sự hôm nay:
Nói thật với chị hiện giờ để mà thay đổi chế độ nguyện vọng dân thì có nhiều nhưng mà khó lắm chị ạ. Đổ máu rất lớn thì mới thay đổi được chế độ...
Thương Phế Binh Hoàng Xuân Long
“Xuân về không chỉ Việt Nam
Tết đến nhiều nước hân hoan mong chờ
Ngày tết đẹp tựa giấc mơ
Hồn Xuân phơi phới phun thơ cho đời
Quý Tị đem đến mọi người
Gia đình Hạnh phúc đẹp tươi muôn nhà
Tật nguyền tàn phế mình ta
Cuộc đời buồn tủi muốn hoà vui chung
Tai nghe tiếng Tết lùng bùng
Cơm ăn chưa đủ muốn khùng muốn điên
Căm thù đặc biệt đồng tiền
Nhìn đôi tay cụt chạy liền thật xa.”
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/newyear-w-vns-injured-veteran-ta-02042013132734.html



 

SƠN TRUNG * MỘT VÀI MẢNH VỤN CỦA LỊCH SỬ

 
MỘT VÀI MẢNH VỤN CỦA LỊCH SỬ
 SƠN TRUNG 
 
Người nhạc sĩ ấy đã nằm xuống. Trong tôi vẫn còn văng vẳng bài hát của ông. Bài hát của ông gợi cho tôi hình ảnh quá khứ, hình ảnh của lịch sử Việt Nam, hình ảnh của những ngày kháng chiến chống Pháp mà tôi đã tham dự với tư cách tuổi trẻ ngây thơ. 
Bài thứ nhất là bài Bà mẹ Gio Linh. Bà tượng trưng cho bao bà mẹ Việt Nam yêu nước. Lúc bấy giờ, khoảng 1945, lòng dân nao nức chống Pháp. Một vài người ở vùng thành thị thì theo Quốc gia, một số người ở các nơi khác thì phải bỏ làng mà vào vùng Pháp.

 
 Một số phải theo Việt Minh vì cả làng họ, ruộng đồng nằm trong vùng Việt Minh, không thể bỏ làng xómđi,  cũng không thể im lặng, không thể không tham gia kháng chiến. Thái độ này coi như là phản động theo Pháp, Việt Minh có thể đến nhà mời vào nhà tù hay đem ra đồng vắng cắt cổ vì tội Việt gian. 
Lúc bấy giờ giao thông bị cắt đứt, không ai có thể ra Bắc vào Nam. Cũng không có báo chí, radio. Người ta không biết gì về việc Võ Nguyên Giáp tàn sát Việt Quốc và Việt Cách trong vụ Ôn NHư Hầu, Hà Nội. 


Cũng không ai biết vụ Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trấn sát hại Huỳnh giáo chủ, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Bùi Quang Chiêu , Hồ Văn Ngà và các đạo hữu Cao Đài, Hòa Hảo.


Trong khi tin tức bị bit kín, Cộng sản lại ra sức tuyên truyền cho nên ảnh hưởng của Hồ Chí Minh ngày càng mạnh. Quê miền Trung và miền Bắc, đêm đêm chó sủa, sáng ngày người dân thấy một hai xác chết ở bờ sông hoc cạnh bụi tre.
Khủng bố bao trùm thôn quê.Việt Minh giết Thiên Chúa giáo, Thiên Chúa Giáo giết Cộng sản. Ai cũng có súng, ai cũng có quyền. Ở vùng Việt Minh, ai cũng phải theo kháng chiến. Bà mẹ có ba bốn người con , chúng phải gia nhập bộ đội hoặc làm dân quân. Không ai có thể sống ngoài cuộc thế.
Suốt ngày đêm vác súng, vác gươm đao đi phục kích, canh gác, việc canh tác mặc đàn bà con gái và phụ lão: 
 Mẹ già cuốc đất trồng khoai,
 Nuôi con đánh giặc đêm ngày. 
 Cho dù áo rách sờn vai... 
Mẹ mừng con đánh giặc hay
 Ra công sới vun cầy cấy 
Hò ơi ơi ới hò ! Hò ơi ơi ới hò !
 Con đi dân quân, sớm tối vác súng về 
Mẹ già một con yêu nước có kém chi 
Đêm nghe xa xa có tiếng súng lắng về 
Mẹ nguyện cầu cho con sống rất say mê. 
 Rồi một ngày kia, con bà bị giặc Pháp bắt và giết chết.  
Mẹ già tưới nước trồng rau 
Nghe tin xóm làng kêu gào
 Quân thù đã bắt được con 
Đem ra giữa chợ cắt đầu 
Hò ơi ơi ới hò ! 
Hò ơi ơi ới hò ! 
Nghẹn ngào không nói một câu 
Mang khăn gói đi lấy đầu 
Thân phận người dân quân du kích bị Cộng sản hy sinh, bị coi như tôm tép. Khi giặc Pháp ra khỏi đồn đi hành quân thì các huyện ủy, tỉnh ủy âm thầm đánh bài tẩu mã, còn bn dân quân du kích thì ôm gươm giáo, lưu đạn ra phục kích. Ông bác tôi có làm bài thơ chế diễu hành động anh hùng của các ông cộng sản  ba hoa độc lập, tự do. Bài thơ đó  nay tôi chỉ nhớ hai câu :
"Nền độc lập để tàu Pháp đậu,
Trống tự do nhắm núi khiêng lên" 

Những ông theo Việt Minh nhưng không phải là đảng viên hoặc bị nghi ngờ thì nhân Pháp hành quân, bọn cộng sản được lệnh hạ sát như trường hợp Nguyễn Văn Tố. 
 
 Gươm giáo khó đánh thắng súng đạn của Pháp nên nhiều dân quân du kích bgiặc bắt giết. Lúc bấy giờ bộ đội sống nay đây mai đó. Có khi đóng trong rừng, có khi đóng trong nhà dân. Đóng nhà dân thì có nhiều lợi. Được dân nuôi ăn, cho ở. Ông Hồ, Phạm Văn Đồng đóng ở nhà bà Nguyễn Thị Năm, Thái Nguyên, được ăn uống no đủ lại được ủng hộ vàng bạc. 

Việc bđội đóng trong làng xóm cũng có lợi khác. Nếu giặc tấn công, hai bên bắn nhau, dân chết, cộng sản lấy đó mà tuyên truyền, khơi dậy lòng căm thù. Lúc bấy giờ bộ đội rất tốt với dân ( để được ăn ở).
Nghe tin con bà chết, họ đến thăm và được bà mời ăn khoai lang: 
Bộ đội ghé đến nhà chơi 
Khơi vui bếp lửa tơi bời 
Mẹ già đi nấu nồi khoai
 Bưng lên khói hương mờ bay 
Hò ơi ơi ới hò ! Hò ơi ơi ới hò !
 Khi trông con nuôi xúm xít dưới túp nhà 
Mẹ nhìn đàn con thương nhớ đứa con xưa
 Con, con con ơi ! 
Uống hết bát nước đầy 
Ngày một ngày hai, con nhớ ghé chơi đây.
 Ngày một ngày hai, con nhớ ghé chơi đây.
 Bà được bộ đội gọi là mẹ nuôi, và họ đưọc bà gọi là con nuôi. Hai bên thắm thiết tình quân dân cá nước. Nhưng những bà mẹ nuôi này, khoảng 1954-1955 đã bị kết tội địa chủ, bị giết, bị giam bị đuổi ra khỏi nhà dù bà chỉ có vài sào ruộng, và bị quy là địa chủ, kẻ thù của nhân dân...

Đó là trường hợp bà Nguyễn Thị Năm, sau khi kháng chiến thành công, ông Hồ cho bắn bà Nguyễn Thị Năm địa chủ. Con bà là một chính trị viên tiểu đoàn đau khổ oán hận mà tự tử. Các anh em bộ đội thấy thế cũng tự tử. Miền Bắc có hàng ngàn bà Nguyễn Thị Năm và bà mẹ Gio Linh "nuôi con đánh giặc đêm ngày" (Con đây là con đẻ mà cũng là con nuôi bđội)
Chúng ta hát bài Bà mẹ Gio Linh, nghe hát bài Bà Mẹ Gio Linh nhưng không ai biết nỗi niềm bà mẹ Gio Linh sau 1956 thì bộ đội không ghé nhà, bà phải sống trong ngục tối vì nợ máu hoặc đi lang thang sống bờ sống bụi vì bị nhân dân xa lánh trong cái luật " tuyệt thông" của giáo hội cộng sản.

Và sau 1956, tôi bỏ làng vượt tuyến, không biết tình quân dân cá nước có thắm thiết như ngày xưa chăng? 


 


Nhưng lực lượng bđội chắc cũng đổi khác vì lúc này họ cũng đã học tập cải tạo tư tưởng và rèn cán chỉnh quân. Trong chiến dịch biên giới, và trận Điện Biên Phủ, Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp đã nhờ tay Pháp giết sạch giai cấp tư sản và tiểu tư sản  cho nên trung đoàn ThĐô đã bị tận diệt trong đó có Tô Ngọc Vân. Và sau chiến thắng Điện Biên Phủ, một số bđội bđào thải như  Quang Dũng.Trong CCRD, một số bđi được cho vđể trả nợ máu với gia đình hoặc bị phục viên tự nguyện hoặc bất đắc dĩ như Hữu Loan.
 Bài hát thứ hai của ông là "Nhớ Người Thương Binh". 
 " Chàng về nay đã cụt tay
 Chàng về nay đã cụt tay. 
 Chàng về, chàng về nay đã cụt tay
 Máu đào đã nhuốm trên thây bao nhiêu quân thù (u u ù) Từ ngày chinh chiến mùa Thu 
Từ ngày chinh chiến mùa Thu"
 Tôi không có tài liệu nào nói về số thương binh cộng sản và nguyên nhân bị thương của h. Nhưng thực tế trước mắt trong khoảng 1950 rất nhiều thương binh cụt tay ở trong vùng quê tôi.
Họ không phải đánh giặc mà bị thương, mà bị thương phần lớn là do tập ném lưu đạn. Cũng nghe nói là mấy anh này ném lựu đạn đánh cá mà bị thương. Đây là loại lựu đạn nội hóa, do Trần Đại Nghĩa chế tạo thì phải. Đảng ta lúc ấy có hai loại. Một loại có chốt. Trước khi ném thì phải rút chốt.Loại này vừa rút chốt thì đã nổ trên tay, làm cho số thương binh cụt tay này là do kỹ thuật của đảng ta là chính. Loại thứ hai là kim nổ. 



Loại này không có chốt, có một cái kim lớn ở đầu. Lúc ném thì đập kim châm rồi ném liền. Nhưng hạng kim châm này càng nổ nhanh hơn hạng trên. Cả hai đều tạo nên những thương binh cụt tay cho chế độ. 
Tôi nghe nói trong chiến tranh Việt Nam -Kampuchia 1977- 1978, Trung Cộng cung cấp mìn bẫy cho Miên Cộng. Loại mìn này không làm ai chết chỉ làm cụt chân. Nghe nói người đồng chí anh em của bác Hồ rất thâm hiểm. 
Họ chủ ý làm cụt chân là đủ yêu cầu. Một anh bị thương cần hai người tải, vậy là loi một thành ra loại ba bộ đội ra khỏi vòng chiến. Số thương binh này s trở thành gánh nặng cho chính phủ Việt Cộng, cho xã hội xã hội chủ nghĩa.
 Như vậy là nhất tiễn hạ tam tứ điêu. Rất thần diệu. Đấy là những chuyện nhỏ trong một góc của lịch sử ta. Nhiều người hát, nhiều người nghe hát Bà Mẹ Gio Linh, Nhớ Người Thương Binh nhưng mấy ai thấu hiểu ngọn nguồn? 
Bà Mẹ Gio Linh
 [FLASH]http://www.nhaccuatui.com/m/R5KE_-vA-r[/FLASH]
  

 Nhớ Người Thương Binh
http://www.nhaccuatui.com/m/5HHIr3OM6N[/FLASH]

No comments: